Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị ngăn không cho gặp trợ lý Ngoại trưởng Mỹ



VIỆT NAM - 
Bài đăng : Thứ bảy 13 Tháng Tư 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 13 Tháng Tư 2013

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị ngăn không cho gặp trợ lý Ngoại trưởng Mỹ

Luật sư Nguyễn Văn Đài (DR)
Luật sư Nguyễn Văn Đài (DR)

Thanh Phương
Hôm nay, 13/04/2013, tức là chỉ một ngày sau khi diễn ra đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt lần thứ 17 tại Hà Nội, Việt Nam đã ngăn không cho luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà hoạt động nhân quyền tại Hà Nội, gặp phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách nhân quyền Daniel Baer. Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại hôm nay, luật sư Nguyễn Văn Đài kể lại sự việc.

Luật sư Nguyễn Văn Đài
 
13/04/2013
 
 
Luật sư Nguyễn Văn Đài : Đầu tuần này, sứ quán Mỹ có gởi cho tôi lời mời đến khách sạn Métropole Hà Nội 3 giờ chiều ngày 13/04 để gặp ông Daniel Baer, phụ tá Ngoại trưởng Mỹ, sau khi ông tham gia đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt. Nhưng chiều hôm qua, cơ quan an ninh thông báo là tôi không được đi dự buổi đối thoại này. 
Ngay sau đó, tôi có thông báo cho sứ quán Mỹ về sự ngăn chận của cơ quan an ninh Việt Nam, thì họ nói là trong cuộc gặp với một viên tướng Bộ Công an, ông này đã nói là phụ tá Ngoại trưởng Mỹ có thể gặp bất kỳ người Việt Nam nào. Do đó, họ sẽ nêu vấn đề này trong cuộc gặp vào buổi tối với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an Việt Nam. Sáng nay, họ cho biết là Bộ Ngoại giao và Bộ Công an đã đồng ý cho tôi gặp phụ tá Ngoại trưởng Mỹ. 
Thế nhưng, thay vì cho tôi đi, an ninh Việt Nam đã huy động một lực lượng rất hùng hậu, gồm mấy chục nhân viên an ninh, cảnh sát, dân phòng, huy động rất nhiều phụ nữ trong khu vực đó, để lập thành những hàng rào trên con đường đi vào nhà tôi. Họ còn đặt nhiều biển « cấm người nước ngoài », biển « khu hạn chế », « cấm quay phim chụp ảnh ». 
Phía sứ quán Mỹ thông báo là 2 giờ chiều nay sẽ cho viên chức chính trị đến để đón tôi đi. Đúng 2 giờ chiều nay, ông này có đi ô tô đến để đón tôi tới khách sạn gặp phụ tá Ngoại trưởng Mỹ, thế nhưng, ông đã không thể vượt qua được hàng rào an ninh dày đặt trước cổng nhà tôi. 
Trước đó, bác sĩ Phạm Hồng Sơn cũng bị ngăn chận tại nhà, nhưng khi một xe khác của sứ quán Mỹ đến đón thì họ cho bác sĩ Sơn đi, nhưng riêng cá nhân tôì thì bị ngăn chận. Hai ngày trước đây, chị Hiền, vợ luật sư Lê Quốc Quân cũng bị ngăn chận tại nơi làm việc, nhưng khi xe sứ quán Mỹ cũng đã đón được chị đến gặp phụ tá Ngoại trưởng Mỹ. 
RFI : Theo luật sư biết thì đối thoại nhân quyền Mỹ Việt lần này có đạt được kết quả gì không ? 
Luật sư Nguyễn Văn Đài : Về chi tiết cuộc đối thoại nhân quyền thì họ không nói rõ, nhưng họ thông báo là đối thoại này rất tốt, rất mang tính xây dựng. Thế nhưng, những hiện tượng bên ngoài, song song với đối thoại đó cho thấy là tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam vẫn còn nặng nề. 
Thứ nhất, hôm qua, họ đã đánh vợ con mục sư Nguyễn Công Chính hết sức nặng nề. Trên đường bà và con trai đi thăm chồng, họ đã chặn xe, lục soát đồ đạt và lột hết quần áo của họ ra để khám người. Trước đó, họ cũng đã bắt anh Vũ Mạnh Hùng, nguyên là nhà giáo của trường Cao đẳng Kinh tế.
Hiện nay, anh Vũ Mạnh Hùng vẫn bị thẩm vấn và chưa biết sẽ bị khởi tố với tội danh gì. Anh Nguyễn Chí Đức, một người đấu tranh dân chủ cách đây vài ngày cũng đã bị đánh trọng thương trên đường đi làm việc. 
RFI : Xin cám ơn luật sư Nguyễn Văn Đài. 
TAGS: HOA KỲ - NHÂN QUYỀN - QUỐC TẾ - VIỆT NAM

BBC: Việt Nam đề cập việc thay đổi quốc hiệu

Cập nhật: 13:03 GMT - thứ bảy, 13 tháng 4, 2013
Quốc hội Việt Nam
Tên nước 'Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam' đã tồn tại hơn 30 năm qua
Chính quyền Việt Nam sẽ xem xét có nên thay đổi quốc hiệu ‘Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ để trở lại quốc hiệu cũ là ‘Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’ hay không, báo chí trong nước đưa tin.
Đây là vấn đề mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp vừa đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tiếp đó sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị trung ương 7 sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp thì việc sửa đổi này là ý kiến của nhiều người dân trong đợt góp ý cho Hiến pháp hiện đang diễn ra.
Bên cạnh vấn đề quốc hiệu, trong bản báo cáo tổng hợp các góp ý cho Hiến pháp được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm thứ Sáu ngày 12/4, Ủy ban này cũng nhắc đến một loạt đề xuất khác của người dân về một số chủ đề nhạy cảm khác như sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của quân đội và thu hồi đất đai.

‘Ý kiến khác nhau’

Các vấn đề này được nhìn nhận là ‘còn nhiều ý kiến khác nhau’ nên sẽ được để ngỏ để Quốc hội và Đảng quyết định.
Theo đó, đối với từng vấn đề sẽ có hai phương án: giữ nguyên như trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi hoặc sửa lại theo góp ý của người dân.
Về Quốc hiệu được nêu trong điều 1, phương án 2 mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề xuất là:
“Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”
Đại biểu Dương Trung Quốc
Đại biểu Dương Trung Quốc nói với BBC ông mong muốn Việt Nam trở lại chế độ dân chủ, cộng hòa
Báo Dân Trí dẫn báo cáo của Ủy ban này phân tích rằng việc giữ nguyên quốc hiệu ‘xã hội chủ nghĩa’ có mặt lợi là khẳng định ‘mục tiêu phấn đấu đi lên chủ nghĩa xã hội’ đồng thời không cần phải thay đổi quốc huy và con dấu. Mặt khác, đối với người dân thì cách gọi ‘Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ đã rất quen thuộc.
Còn cách gọi ‘dân chủ cộng hòa’ phù hợp với tình hình thực tế của đất nước là ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ và có khả năng đoàn kết dân tộc cũng như thân thiện hơn với cộng đồng quốc tế, cũng theo báo cáo của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp được báo Dân Trí dẫn lại.
Với cách phân tích như vậy, có thể thấy Ủy ban này gián tiếp thừa nhận quốc hiệu ‘xã hội chủ nghĩa’ gây chia rẽ người dân Việt Nam và bị cộng đồng quốc tế ác cảm.
Trong một cuộc trao đổi gần đây với BBC, một đại biểu Quốc hội cũng lên tiếng cho biết quan điểm cá nhân của ông ủng hộ việc Việt Nam nên trở lại với chế độ "dân chủ, cộng hòa."
Đại biểu BấmDương Trung Quốc nói với BBC Việt ngữ: "Rõ ràng bản hiến pháp năm 1946 được xây dựng trên một nền tảng có một sự đồng thuận rất cao khi lựa chọn chế độ dân chủ cộng hòa.
"Còn mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội tôi nghĩ vẫn là mục tiêu có thể đặt ra, nhưng nó phải hết sức thực tiễn vì đó là mô hình chưa hề có.
"Vì thế tôi đề nghị, tôi mong muốn là ta trở lại với chế độ dân chủ, cộng hòa," đại biểu đồng thời là nhà sử học nói.
Tuy nhiên, về điều 4 khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản vốn gây tranh cãi, báo cáo của Ủy ban này cho biết ‘tuyệt đại đa số ý kiến người dân tán thành’.
Ý kiến của nhân dân về điều 4 này, có chăng, là viết gọn lại thành ‘Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’ thay vì phải diễn giải rõ về bản chất và tư tưởng của Đảng.
Ngoài ra, theo Ủy ban này, người dân cũng yêu cầu Hiến pháp viết rõ trong điều 4 này là ‘Đảng chịu sự giám sát của nhân dân’ và sự lãnh đạo của Đảng ‘chịu sự lãnh đạo của nhân dân’.
Tuy nhiên ý kiến làm rõ cơ chế chịu trách nhiệm của Đảng và cơ chế để nhân dân có thể giám sát Đảng đã bị Ủy ban này bác bỏ với lập luận rằng quy định Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật đã là điều kiện đủ để dân giám sát Đảng, cũng theo Dân Trí.

Trung thành với ai?

Ở điều 70 quy định về sự trung thành của quân đội, báo cáo tổng hợp ý kiến của người dân cho thấy có hai luồng ý kiến tán thành và phản đối việc quy định ‘lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam’.
Giáo sư Đàm Thanh Sơn
GS Đàm Thanh Sơn cho rằng quân đội, lực lượng vũ trang phải trước hết trung thành với Tổ quốc và nhân dân
Tuy nhiên ở luồng ý kiến tán thành cũng yêu cầu sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong sự trung thành của quân đội là với Tổ quốc, nhân dân trước rồi mới đến Đảng.
Về vấn đề này, trong một trao đổi với BBC gần đây, Giáo sư BấmĐàm Thanh Sơn đang giảng dạy tại Hoa Kỳ, thành viên khởi xướng nhóm "Cùng viết hiến pháp" bên cạnh Giáo sư Ngô Bảo Châu, trong một thư góp ý của mình gửi tới Quốc hội Việt Nam cho rằng:
“Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ dân chủ, cùng toàn dân xây dựng đất nước”.
Ông không tán thành bản dự thảo hiến pháp của chính quyền nói: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân”.
Giáo sư nêu lý do: "Theo tôi, các lực lượng vũ trang của Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với đất nước và nhân dân Việt Nam, do đó quy định như trong Hiến pháp hiện hành là đủ.
"Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là một bộ phận của nhân dân Việt Nam, do đó đặt cụm từ “Đảng cộng sản Việt Nam” lên trước hai từ “Tổ quốc” và “nhân dân” như trong dự thảo là không hợp lý."
"Trưng cầu dân ý đã được nêu lên từ lâu nhưng chưa được thực thi vì chưa có luật, vì vậy hãy nhanh chóng có luật về trưng cầu dân ý và đó là công cụ để đo được quyền phúc quyết của người dân khi bản dự thảo Hiến pháp được sửa đổi xong và để lấy ý kiến của người dân"
Đại biểu Dương Trung Quốc
Về việc thu hồi đất được quy định ở điều 58, báo cáo tiếp thu ý kiến người dân cũng đề xuất không tiếp tục thu hồi đất với cả ‘dự án phát triển kinh tế-xã hội’ và bổ sung quy định ‘thu hồi phải công khai, minh bạch, công bằng và do luật định’, báo Pháp Luật TPHCM cho biết.
Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng tiếp thu ý kiến đóng góp về nguyên lý ‘vô tội’. Theo đó bị cáo ‘được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án’.
Có một thực tế ở Việt Nam là các nhân vật bất đồng chính kiến đang bị cáo buộc ‘chống Nhà nước’ mặc dù vẫn chưa ra tòa hoặc chưa bị tòa tuyên án thì đã bị các cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước khẳng định là ‘có tội’.
Một điểm đáng lưu ý nữa mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng tiếp thu là quy định ‘Hiến pháp phải được trưng cầu dân ý’ để bảo điểm quyền lập hiến của nhân dân.
Về điểm này, trong cuộc trao đổi với BBC, Đại biểu Dương Trung Quốc cũng nói:
"Phải có thời gian để chúng ta sửa đổi Hiến pháp một cách hoàn thiện hơn, và trước khi có thể sửa đổi bản Hiến pháp một cách căn bản, thì nên giải quyết một vấn đề đã được đặt ra trong các bản hiến pháp trước đây. Đó là quyền trưng cầu dân ý.
"Trưng cầu dân ý đã được nêu lên từ lâu nhưng chưa được thực thi vì chưa có luật, vì vậy hãy nhanh chóng có luật về trưng cầu dân ý và đó là công cụ để đo được quyền phúc quyết của người dân khi bản dự thảo Hiến pháp được sửa đổi xong và để lấy ý kiến của người dân.
"Thì chắc chắn bản Hiến pháp sắp tới sẽ đảm bảo tính bền vững, vì nó kế thừa nền tảng vững chắc của chế độ dân chủ, cộng hòa được xác lập từ năm 1945 và nó cũng không thay đổi định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội, nếu chúng ta còn mong muốn," ông nói với BBC.

CA Gia Lai đánh đập, làm nhục vợ con mục sư Nguyễn Công Chính

CTV Danlambao - Tối ngày 12/04/2013, vợ mục sư Nguyễn Công Chính là bà Trần Thị Hồng cùng hai con nhỏ đã bị CA Gia Lai chặn đường bắt cóc và đánh đập hết sức dã man. Nghiêm trọng hơn, nhóm công an này còn tiếp tục có những hành vi xúc phạm nhân phẩm nặng nề đối với bà Hồng cùng con trai 13 tuổi bằng cách lột trần truồng cả hai mẹ con bà, rồi thay nhau khám xét.

Vụ việc xảy ra đúng 1 ngày sau khi ông TT Nguyễn Tấn Dũng đến Gia Lai thăm trung đoàn cảnh sát cơ động Tây Nguyên và ra lệnh cho lực lượng này 'sẵn sàng chiến đấu'.

Lúc 22h30 phút tối cùng ngày, trao đổi với CTV Danlambao khi vẫn chưa hết bàng hoàng và đau đớn, bà Trần Thị Hồng cho biết: Ba mẹ con bà bị bắt cóc, đánh đập và làm nhục khi đang đi xe đến trại giam thăm mục sư Nguyễn Công Chính.

Lúc 20 giờ tối ngày 12/04, khi xe vừa qua khỏi TP. Plây Ku, bất ngờ xuất hiện hàng chục công an sắc phục chặn xe, đòi khám xét mẹ con bà.  Kế hoạch trả thù đã được chuẩn bị sẵn, cho nên ngay sau khi bà Hồng từ chối hợp tác thì lập tức nhóm công an này hùng hổ lao vào nắm tóc, lôi kéo bà Hồng cùng 2 con nhỏ vào một ngôi nhà gần đó, rồi khóa kín cửa.

Tại đây, bà Hồng liên tiếp hứng chịu những đòn trả thù tàn bạo, bị đánh túi bụi vào đầu cùng những lời mạt sát của công an. Toàn bộ thức ăn, thuốc men dùng để thăm nuôi mục sư Chính trong tù bị nhóm CA này lục lọi và vứt tung tóe.

Sau khi khám xét không thu được gì, nhóm CA này tiếp tục trả thù bằng cách lột trần truồng bà Hồng cùng con trai 13 tuổi nhằm làm nhục mẹ con bà. Con gái út của bà hoảng sợ chỉ biết khóc thét.

Cuối cùng, nhóm CA này bỏ đi, để lại bà Hồng cùng hai con nhỏ lê lết về nhà trong sự đau đớn và uất nghẹn.
Bà Trần Thị Hồng, vợ mục sư Chính cùng con gái út
Mục sự Nguyễn Công Chính đang bị giam giữ tại trại giam Đồng Xoài, Bình Phước với bản án 11 năm tù giam. Được biết, đã hơn 2 tháng nay mục sư Chính không được gặp người nhà. 

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

VOA: Điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam tại trụ sở Quốc hội Mỹ

Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ
Họp báo về tình hình nhân quyền Việt Nam tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ngày 10/4/2013.
Họp báo về tình hình nhân quyền Việt Nam tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ngày 10/4/2013.
CỠ CHỮ 
Một ngày trước khi khởi sự cuộc Đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Hoa Kỳ với Việt Nam ở Hà Nội, Ủy ban đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ mở cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Một trong những người khởi xướng cuộc vận động nhân quyền lần này là Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, cũng là đồng sáng lập viên của CAMSA, liên minh bài trừ nô lệ ở Châu Á.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết cuộc điều trần hôm nay tập trung vào 3 lĩnh vực:

“Thứ nhất là đàn áp tôn giáo, thứ hai là tra tấn và bạo hành bởi công an, và thứ ba là vấn đề buôn người.”

Trong cuộc điều trần hôm nay, liên minh CAMSA đưa ra một số nhân chứng là nạn nhân, hay thân nhân các nạn nhân bị đàn áp, hoặc của nạn nhân của nạn buôn người.

Trong số những người ra làm chứng tại trụ sở quốc hội Mỹ hôm nay có cô Danh Hui, chị ruột của Huỳnh thị Bé Hương, một trong 15 nạn nhân bị buôn sang Nga và buộc hành nghề mại dâm, trước khi cô Bé Hương được Liên minh CAMSA giải cứu. Nói chuyện với Ban Việt ngữ-VOA, cô Danh Hui cho biết về mục đích khi ra làm chứng tại cuộc điều trần:

“Em sẽ trình bày, nói hết tâm nguyện của em, của bé Hương và tất cả các nạn nhân… Em đã được cứu về Việt Nam rồi và muốn cho làm sao để giải cứu cho các nạn nhân còn đang bị giam giữ ở bên Nga, sớm được trở về Việt Nam đoàn tụ với gia đình.”

Về ý nghĩa cuộc điều trần, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng phát biểu:

“Ý nghĩa và mục đích quan trọng nhất vào ngày 12 tháng Tư của cuộc điều trần là Quốc hội muốn tìm hiểu, cập nhật về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam để rồi dựa vào đó sẽ có những hành động về lập pháp, nghĩa là đưa ra luật, để thúc đẩy Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền. Bên cạnh đó, quốc hội Hoa Kỳ cũng muốn tạo áp lực lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bởi vì trong tuần này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có một phái đoàn về Việt Nam để có cuộc đối thoại về nhân quyền với chính quyền Việt Nam. Và ý nghĩa thứ 3 cũng rất là quan trọng, tập trung vào vai trò của các tổ chức tôn giáo, các giáo hội trong vấn đề đưa đến dân chủ và nhân quyền cho đất nước Việt Nam trong bối cảnh hiện nay ở trong nước đang có một chiến dịch kêu gọi người dân đồng loạt lên tiếng để mà đòi hỏi những sự sửa đổi về hiến pháp. Trong bối cảnh đó, chúng tôi đã làm việc với Quốc hội Hoa Kỳ để có cuộc điều trần ngày thứ Năm.”  

Liên Minh CAMSA tố cáo tòa đại sứ Việt Nam ở Moscow đã bao che cho những kẻ buôn người và nói rằng các nhân chứng có mặt tại cuộc điều trần sẽ chứng minh điều đó với các nhà lập pháp Mỹ quan tâm về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nói: “Cô Danh Hui sẽ là nhân chứng để giải thích cho quốc hội biết rằng Việt Nam, đặc biệt là tòa đại sứ Việt Nam ở Moscova, đã toa rập và bao che cho kẻ buôn người, thay vì bảo vệ cho nạn nhân.”

RFA: Dân biểu Mỹ chỉ trích Việt Nam gia tăng vi phạm nhân quyền


Phóng viên Vũ Hoàng phỏng vấn DB Chris Smith trước Quốc Hội Hoa Kỳ sáng 10/4/2013 - RFA Photo
Trong tuần này, nhiều tổ chức tôn giáo và đoàn thể người Việt hải ngoại từ mọi nơi về thủ đô Washington DC để vận động với hành pháp và điều trần trước Quốc hội về tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Vũ Hoàng phỏng vấn dân biểu Chris Smith, đồng thời cũng là tác giả của dự luật Nhân quyền cho Việt Nam.
Vũ Hoàng: Trước hết xin ông đánh giá chung về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam được không?
Christopher Smith: Thật là đáng tiếc và cũng thật đáng buồn là tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngày càng đi xuống. Đã có lúc người ta hi vọng khi hiệp định song phương được ký kết, thương mại tăng lên thì nhân quyền phải được cải thiện, nhưng thực tế thì nó lại trở nên xấu hơn, đặc biệt là dưới góc độ tự do tôn giáo, nạn buôn người và của các nhà hoạt động, những người muốn Việt Nam đi theo chiều hướng khác thì họ lại bị áp bức và bỏ tù. Ở đây, tôi cũng muốn nói đến cả vấn đề tự do internet, những ai lên mạng post các bài viết ủng hộ dân chủ, thì họ cũng dễ dàng bị bỏ tù, thậm chí là cả những mức án dài hạn.
Vũ Hoàng: Vậy theo ông, cần những biện pháp gì để cải thiện tình trạng nhân quyền cũng như các vấn đề mà ông vừa đề cập ạ?
Christopher Smith: Trước hết, chính quyền của Tổng thống Obama cần phải sử dụng đến luật pháp, chẳng hạn đạo luật về bảo vệ trước nạn buôn người hay đạo luật về tự do tôn giáo quốc tế, cần phải có những hành động nghiêm khắc ngay khi Việt Nam vi phạm luật về nạn buôn người hay tự do tôn giáo. Trong cả hai trường hợp này, hồ sơ cho thấy rõ là Việt Nam cần phải bị xếp vào danh sách những nước loại 3 về tình trạng buôn người và là quốc gia cần phải được đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo.
Đây là lần thứ 3 bản thân tôi ủng hộ việc đưa Đạo luật về Nhân quyền ra Quốc hội, đạo luật này đã 2 lần được Hạ viện thông qua, nhưng sau đó, không được thông qua tại Thượng viện. Vì thế, chúng tôi thúc ép sao cho để đưa đạo luật về nhân quyền tại Việt Nam vào luật, vì tình hình này đang ngày càng không được nhìn nhận đúng cách.
Vũ Hoàng: Ông vừa nhắc đến Đạo luật nhân quyền Việt Nam, vậy theo ông trong bao lâu nữa đạo luật này sẽ được mang ra Quốc hội?
Christopher Smith: Chúng tôi sẽ làm càng sớm càng tốt, chúng tôi sẽ giới thiệu đạo luật muộn nhất là vào tuần tới, hoặc cũng có thể là trong tuần này, chúng tôi còn đang chỉnh sửa một chút cho những bước cuối cùng. Nhưng ở đây, tôi muốn nhắc lại một lần nữa, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam là tội tệ, chẳng hạn như việc cưỡng chế đất đai, đàn áp tự do tín ngưỡng. Chúng tôi luôn ở bên những người bị đàn áp, chúng tôi lên tiếng cho họ, vì thế phía chính quyền Hà Nội cần phải có những thay đổi.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối cùng là trong lần góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 này, ông thấy vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo… đã được đặt một vị trí như thế nào?
Christopher Smith: Đối với tôi, hệ thống pháp trị hết sức quan trọng, tất cả những điều hứa hẹn trên giấy tờ không phải là những gì chắc chắn và tồn tại làm cơ sở, nếu người ta không muốn thi hành những luật lệ đó, thì người ta sẽ không làm. Nhà nước Việt Nam không có một hệ thống pháp luật để công dân có thể dựa vào đó thảo luận hay khiếu nại  về những luật lệ hiện hành. Không có hệ thống kiểm soát lẫn nhau trong một chế độ độc đảng và như thế là độc tài.

BBC: Chuẩn bị điều trần nhân quyền VN

    
Hạ viện Hoa Kỳ
Điều trần về nhân quyền Việt Nam sẽ diễn ra ngày 11/4 tại Hạ viện Mỹ
Trước buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam tại Hạ viện Mỹ, có kêu gọi đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước gây quan ngại (CPC).
Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có đối thoại nhân quyền lần thứ 17 vào ngày 12/4 này ở Hà Nội. Buổi điều trần tại Hạ viện được tổ chức trước đó một ngày, vào thứ Năm 11/4.
Dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, nói cần đưa Việt Nam quay lại danh sách CPC, trong khi truyền thông trong nước có bài lên tiếng đả kích.
Trả lời trong buổi phỏng vấn với đài Talk Radio news ngày 10/4 trước thềm buổi điều trần, ông Smith nói ông và các đồng nghiệp đang tìm kiếm một phản hồi mạnh mẽ hơn từ chính phủ Hoa Kỳ trước tình hình nhân quyền tại Việt Nam:
“Chúng tôi đang gây sức ép tối đa để có đươc sự phản hồi từ chính phủ, đặc biệt là chính quyền Tổng thống Obama về vấn đề nhân quyền ngày một xấu đi ở tất cả mọi mặt tại Việt Nam,” ông Smith nói.
Ông Smith gọi các cuộc đàn áp tôn giáo tại Việt Nam là có tính “hệ thống”, dẫn đến những trường hợp “đánh đập, tra tấn và tống giam” đối với những người theo Phật giáo, Công giáo hay các tín ngưỡng khác.

'Thiếu hiệu quả'

Vị dân biểu này cho rằng những cuộc đối thoại về nhân quyền lâu nay giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là thiếu hiệu quả, đồng thời nói cần có những bước đi cụ thể hơn nhằm trừng phạt tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
“Đã có những buổi đối thoại về nhân quyền giữa đại diện Hoa Kỳ và Việt Nam. Mặc dù có một vài tác động nhất định, hầu hết thời gian đây chỉ là “nói cho vui”, để rồi sau đó cả hai bước đi với lời bình luận rằng chúng tôi đã có đối thoại, thế là hết.”
Cùng ngày 10/4, Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) cũng ra thông cáo kêu gọi chính phủ Việt Nam tận dụng cuộc đối thoại sắp tới để tiến tới những bước cải thiện cụ thể về nhân quyền mà cụ thể là “trả tự do cho các tù nhân chính trị, chấm dứt việc khủng bố các blogger, những người khiếu kiện đất đai và các nhà hoạt động ôn hoà khác.”
“Chính phủ Việt Nam đã liên tiếp tiến hành những phiên toà chính trị trong bối cảnh nước này tìm cách che đậy sự bất đồng ngày càng lên cao,” ông Brad Adams, giám đốc chi nhánh Châu Á của HRW bình luận.

"Nhân quyền tại Việt Nam" - Một mơ ước xa vời ?



Nguyên Anh (Danlambao) - “Nhân quyền” một khái niệm đã bị đánh cắp lâu nay tại Việt Nam! Nhà cầm quyền cư xử với dân chúng theo cách cai trị độc tài toàn trị gần như trong mọi lĩnh vực. Đội ngũ công an hành pháp muốn đánh ai là đánh, bắt ai là bắt. Và họ nhận được sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo chỉ duy cần một yếu tố:

Trung thành với chế độ. Chắc không cần phải dẫn ra những người đang ở tù oan ức vì ai cũng biết. Trong lĩnh vực tôn giáo nhà cầm quyền không thích những tôn giáo không quản lý được, những mục sư Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, ngay cả Phật giáo chính thống cũng luôn nằm trong tầm ngắm. Đơn giản vì họ không tham gia các hội đoàn nhà nước cộng sản lập ra, và họ sợ những người có tiếng nói dễ dàng quy tụ đám đông như phong trào Phật giáo xuống đường năm 1963 lật đổ nền Đệ Nhất cộng hòa tại miền Nam Việt Nam. Trong đó có nhiều nhân vật hiện nay bị cục 2 quản thúc tại chùa Già Lam, Thanh Minh thiền viện và tại tư gia.

Trong một xã hội tự do, các nhà truyền giáo không cần phải tham gia vào hội đoàn nào cả, nhiệm vụ của họ là chăn dắt con chiên, tín đồ của mình đến sự Chân, Thiện, Mỹ và không ai, chính quyền nào có quyền ngăn cản.

Về kinh tế nhà cầm quyền thể hiện sự độc quyền trong kinh doanh trong đó chia ra các Cty nhà nước và tư nhân sau đó dành sự ưu tiên cho cánh quốc doanh. Các Cty nhà nước luôn có đặc quyền đặc lợi, đơn cử họ có thể làm ảnh hưởng cả xã hội khi lên giá điện, xăng, dầu, vàng, ngoại tệ,… mặc cho giá cả thế giới đang xuống. Đó cũng là một cách xem thường nhân quyền và tiếng nói người dân.

Có gì khác & giống nhau khi đưa tin của VTV ?

Tối nay tôi cũng chăm chú nghe thời sự để xem TA HP tuyên án thế nào về vụ xử tội danh “ phá hoại tài sản công dân “ ở Tiên lãng, nghe chưa thủng lắm , tối khuya xem đi xem lại trích đoạn Clip của Phạm Vũ Nguyên lấy  từ CT thời sự của VTV1.


Thực ra  không còn muốn xem ai làm gì, nói gì, vì chán quá rồi, nhân moi người bàn thảo mình đành gõ mấy chữ mong góp một tiếng nói để thấy cách đưa tin của báo đài chính thống thời nay :

Để rút ngắn từ ngữ , xin gọi tắt  vụ xử ‘giết người & chống người thi hành công vụ"  là  VụTL1 " ; Vụ “ Phá hoại TS công dân “ là "VụTL2."
Thử ngẫm nghĩ dẫn tìm xem cách đưa tin giữa 2 vụ án có gì khác & giống nhau khg nhé. Cứ lần theo nội dung họ đưa, mình thấy: có sự giống và khác nhau  mấy điểm như thế này đây:

Khác biệt thứ nhất:

- Vụ TL1  có nhiều phóng viên các đài báo đến dự, cả phóng viên nước ngoài nhưng khg thấy đưa tin số lượng nhà báo đến dự bao nhiêu. có ai cản trở nhà báo tác nghiệp hay khg... và còn cả bà con, anh em từ các nới đổ về bên ngoài TA HP đã bị CA HP đối xử ra sao ,khg hề thấy bản tin nhắc đến.
- Vụ TL 2 : Nhà báo  dõng dac công bố ngay tại sân Tòa án HP: có 50 báo đài đến đưa tin vụ án TL2 .( ý gì )

Khác biệt thứ hai:

- Vụ TL1: Rất nhiều đơn từ với  vài ngàn chữ ký của công dân ủng hộ ủng hộ gia đình a Vươn, kiến  nghi TAHP  xử vô tội cho họ vì lý do..... tin này khg thấy báo đài nào nêu lên.
_ Vụ TL2:  Tòa án dõng dạc cống bố trong khi tuyên án là : có tới 28 đoàn thể với hàng ngàn chữ ký của nhân dân xã Vinh Quang Tiên Lãng đề nghị giảm án cho các bị cáo nên Tòa dã xem xét trong lúc định án...
Thế thì đơn kiến nghị của vài ngàn con người lẫn lời thỉnh cầu của những người Công giáo VN khg đáng được để ý hay sao ?

Khác biệt thứ ba:

- VụTL1:  vừa  kết thúc xử vào buổi chiều 5/4 thì đến  19 h tối  đó đã có ngay cảnh quay tại xã Vinh quang mọi việc vẫn bình thường, sx vẫn như cũ… ( ngầm ý nói người dân ở đây có ý kiến gì đâu, có ai ủng hộ nhà Vươn đâu.)
- Nhưng vụTL2  thì như thế này: lúc 19h28" 10/4/13  đã kịp phát  03 phỏng vấn  :
- Ông nhà báo  báoTuổi trẻ Quang Huy (với những lời nó khiến nhiều ngưỡi bực mình.)
- Ông Đỗ anh Giống người quận Hải An Hải phòng .
- Bà Vũ Thị Quả  một người dân xã  Vinh Quang Tiên Lãng. 
Ba vị này nói gì chả cần nhắc lại ; nhà báo non nghề chấp làm chi, kẻ già nghề tránh mặt hết  rồi.

Còn ông Giống , khg biết ông có phút giây nào ngồi nghe trực tiếp quan toà xử, nghe luật sư và bị hại tranh biện khg nhỉ? 
Riêng bà Quả có lẽ là  người cùng quê với mấy vị Hoan , Liêm , Vươn…nên bà ý phát biểu : Vụ TL1 xử như vậy đã được khoan hồng; Vụ TL2 xử đúng người đúng tội . Chị Dậu thời nay nói năng khá trôi trảy, Đất VQ Tiên lãng vừa xuất hiện một người  đàn bà mộc mạc như thế  mà ăn nói trơn tru ra phết, có lẽ nên đặc cách bà ấy làm thẩm phán xử phiên tòa này có hay khg ?
- Điều lạ nữa là  ở xã Vinh quang nơi có Cống Rộc có đến 28 đoàn thể viết đơn xin giảm án cho mấy ông tham quan này nữa  nè. 
Cứ tính đốt ngón tay kê ra: đoàn thể ở các địa phương gồm : Đảng ủy, các chi bộ thôn, MTTQ , HDND xã, Hội Cựu chiến binh, Hội PN , Hội người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ , Đoàn TNCS và có thể  thêm  mấy Hội nuôi tôm, nuôi cá,  Hội sóc đĩa ,hội tổ tôm, Hội cờ bạc  nữa chăng ?( hài vãi) liệu có đủ con số 28 ?
Đấy là những điểm khác nhau cơ bản, nói lên nền truyền thông nước nhà đang ở thời kỳ nào.

Còn lại sự giống nhau giữa 2 phiên tòa này là :

Người tường thuật của Vờ tờ vờ 1 vưỡn là nhà báo  Nguyễn Sơn người đã tham gia cả 2 lần đưa tin Vụ TL1 & Vụ TL2 ; người đã tận tâm về tận  xã Vinh Quang phỏng vấn, đưa tin , phát hình... vậy người được " khen' có phải là ông Nguyễn Sơn hay nhà báo trẻ Q.Huy nhỉ ?

Cũng may có điểm sáng cuối đường hầm là nhà báo , nhà đài đã đưa ra một thông điệp chung:Luật đất đâi hiện hành quá phức tạp, đã gây nhiều khó khăn khi thi hành, mong rằng QH nhanh chóng ban hành luật đất đai sửa đổi mới .

Thế cũng là may lắm cho mấy người "Cắm mặt xuống đất, chổng mông lên trời " rồi nhé . Từ nay trở đi chớ có mà phản kháng kiểu anh hùng Lương sơn bạc nhé. Mình với Ba Tàu khg chơi với nhau rồi , Văn hóa  của nó bỏ sọt rác nhá ,  ha, ha. Quả là Trời đổ mưa đá 5 lần liền trong 1 tuần cũng có nhẽ.

Nguồn Facebook Bà Còng

Bài đăng phổ biến