Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

GS. TƯƠNG LAI NÓI VỀ PHÁT BIỂU CỦA TS. NGUYỄN ĐÌNH LỘC TRÊN VTV


Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự
nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp
Ông Nguyễn Đình Lộc nói về Kiến nghị 72
Cập nhật: 06:42 GMT - thứ bảy, 23 tháng 3, 2013
Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72.
Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Nay trong một cuộc phỏng vấn ngắn phát trên Chương trình Thời sự VTV1 tối thứ Sáu 22/3/2013, ông bác bỏ vai trò đại diện của mình, nói rằng tư cách trưởng đoàn chỉ được trao cho ông vào phút chót vì "tín nhiệm".

Ông nói: "Phải nói rằng… nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra thì đến đấy mới được lên trưởng đoàn, đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn".

"Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia."

Ông Nguyễn Đình Lộc giải thích: "Vì tôi là nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho nên các đồng chí, các bạn ấy có vẻ tín nhiệm giao việc trao thôi, chứ còn tôi không tham gia vào việc xây dựng cái tờ văn bản ấy. Cho nên bây giờ mọi người cứ bảo là tôi thế này tôi thế kia".

Ông nói thêm: "Nếu mà tôi làm thì tôi nhận thôi, nhưng bởi vì tôi không làm cái đó... Hôm ấy mình chỉ là người đến đấy thì được giao làm trưởng đoàn… thế thôi!"

'Có nghiên cứu'

Tuy nhiên, ông cựu bộ trưởng thừa nhận là ông có đọc và nghiên cứu bản kiến nghị gồm bảy điểm trước khi cầm bút ký.Kiến nghị 72 này đề cập tới việc bỏ Điều 4 Hiến pháp, vốn đề cao một chiều vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với sáu điểm khác.

Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong một phát biểu hôm 25/2, dường như đã ngầm ám chỉ tới bản kiến nghị này khi gọi các quan điểm về sự lãnh đạo của Đảng CSVN, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội.... là "suy thoái đạo đức".

Ông Nguyễn Đình Lộc hãy tự sát chính trị để chuộc lại phần nào danh dự cho chính mình



Nguyễn Chí Đức - Tối qua, ngồi lai rai với một số anh em cựu biểu tình viên chống Tàu 2011-2012, bỗng nhiên chúng tôi nhìn thấy hình ảnh ông Nguyễn Đình Lộc trên bản tin truyền hình VTV. Tuy ngồi xa xa chỉ thấy hình ảnh mà không nghe rõ tiếng nhưng với dự cảm lạ, tôi đã nhận xét với anh-em rằng “kiểu này là chia để trị rồi“. Đơn giản thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông do chính quyền Cộng Sản (CS) quản lý liên tiếp đả kích, châm chọc những người ký tên trong KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (Kiến Nghị 72), cũng như đánh phá 1 số website/blog đăng tải kiến nghị này. Bỗng nhiên lại xuất hiện hình ảnh ông Lộc lù lù trên truyền hình thì tôi linh tính chuyện bất thường là điều dễ hiểu.

Quả nhiên, tối về xem lại bản tin thời sự này thì đúng như điều như tôi dự đoán.


Cho dù ông Lộc trả lời rất chỉn chu, xác nhận đúng việc Ông đã làm trong chừng mực nhưng với sắc thái trả lời lấm lét, nhất là thái độ cười khẩy vai trò “trưởng đoàn” mà 71 người nhân sĩ-trí thức đầu tiên đã kỳ vọng và trao cho Ông thì việc gây ra luồng dư luận không vui là điều dễ hiểu. Cộng đồng mạng trong đó có tôi trong buổi tối hôm qua rất bức xúc nhưng khi bình tâm lại có thể hiểu dù sao ông Lộc vẫn còn là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) và Ông phải tuân lệnh Đảng bất luận bài viết, lời nói đi ngược lại với lương tâm của chính mình, đi ngược lại niềm tin gửi gắm của hàng chục nghìn người cùng kí tên cũng như dư luận quan tâm đến chính trị. Điều này góp thêm minh họa sống động vì sao cuộc Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc năm xưa xảy ra kinh hoàng, gây vết thương lòng cho dân tộc Việt Nam và vết đen không thể tẩy xóa cho ĐCSVN. Bởi vì điều lệ Đảng, chỉ thị-nghị quyết của Đảng cấp trên là tối thượng, tuyệt đối phải thi hành bất chấp đạo lý, truyền thống dân tộc.

Tôi có thể hiểu việc ông Lộc làm nhưng tôi không thông cảm cho ông ta. Độc giả có đồng ý điều này hay không?

Không rõ tâm trạng của ông Lộc lúc này thế nào? Cũng không rõ những người đứng sau hậu trường sắp đặt câu chuyện để ông ta lên phát biểu trên truyền hình có hả hê hay đang chờ đợi phản ứng của dư luận nhằm có biện pháp đối phó tiếp theo?

Nhưng tôi có thể đoan chắc một điều: không đợi cho việc dấy lên việc tham gia góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992 thì những người quan tâm đến chính trị, đa số những người bình dân nhất trong xã hội đã không còn tin vào chủ thuyết Cộng Sản; khát khao về dân chủ, tự do, nhân quyền thậm chí mong muốn đổi tên/giải tán ĐCSVN là có thật và đang tăng dần lên theo năm tháng. Đó là sự thật và tôi cam đoan đó là sự thật!

Ông Nguyễn Đình Lộc nói về bản ‘Kiến nghị 72’ trên VTV



CTV - Bản tin thời sự VTV lúc 19 giờ tối hôm 23/3/2013 vừa trích đăng lời phát biểu của cựu bộ trưởng bộ tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nội dung liên quan đến bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp do 72 người cùng đứng tên (Kiến nghị 72).

Đoạn video ngay sau khi lên sóng đã trở thành một chủ đề được bàn tán nhiều trên các mạng xã hội. Nhiều ý kiến bày tỏ sự thất vọng, thậm chí lên án gay gắt đối với tư cách và những lời phát ngôn của ông cựu bộ trưởng bộ tư pháp.
Bản thân ông Nguyễn Đình Lộc từng có lúc được tạo dựng như hình ảnh của cái gọi là ‘người cộng sản chân chính’. Ông Lộc là 1 trong 72 người khởi xướng và ký tên vào ‘Bản kiến nghị 72’, đồng thời được biết đến với vai trò trưởng đoàn đại diện cho nhóm ‘nhân sỹ, trí thức’ đến Văn phòng Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm 4/2/2013 để trao bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Trong đoạn video phỏng vấn ông Nguyễn Đình Lộc do VTV thực hiện, người ta thấy hình ảnh một ông cựu bộ trưởng tư pháp trong bộ dạng rụt rè, phát biểu ngập ngừng, ánh mắt thường lảng tránh nhìn vào máy quay… Ở một số đoạn, giọng nói đôi khi bất ngờ chùng xuống như không muốn ai nghe rõ, trong khi đầu vẫn cúi gập như đang sợ phải đối mặt với dư luận.
Tối 22/3, người ta thấy một Nguyễn Đình Lộc khác hẳn so với hình ảnh đạo mạo của một ông cựu bộ trưởng tư pháp trong buổi trao kiến nghị hôm 4/2.
Trên thực tế, có thể ông Nguyễn Đình Lộc đã phát biểu nhiều hơn so với những gì được trình chiếu trên VTV, nếu cho rằng nội dung bài phỏng vấn đã được biên tập và cắt xén. Tuy nhiên, có lẽ ít ai còn muốn biết rõ thêm một cách đầy đủ về thực hư sự tình, sự thay đổi về bản chất là không đáng kể.
Nỗ lực thay đổi đất nước tuyệt đối không thể bị lèo lái bởi những người còn lo sợ mất 'sổ hưu'.
Hình ảnh cựu bộ trưởng bộ tư pháp Nguyễn Đình Lộc vào tối 22/3 đã chính thức khai tử cho những ảo tưởng về cái gọi là 'người cộng sản chân chính'. Đã là 'người cộng sản' thì không thể 'chân chính', nói theo Hà Sỹ Phu "Chủ nghĩa đã không CHÂN CHÍNH thì làm sao tín đồ của nó lại CHÂN CHÍNH được?". 

Sau cùng, xin gửi đến bạn đọc nguyên văn đoạn phỏng vấn do trang pro&contra ghi lại theo phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên đài VTV:
Phóng viên VTV giới thiệuTừng là người đứng đầu ngành tư pháp, ông Nguyễn Đình Lộc cho rằng đợt lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã huy động được sự đóng góp rộng rãi của nhân dân cả nước. 
Ông Nguyễn Đình Lộc phát biểu khen ngợi đợt lấy ý kiến nhân dân lần này “rộng rãi”, “có những địa phương gửi đến từng hộ”, “công phu”, mặc dù “còn có thể làm tốt hơn nữa, nhưng được như thế là đáng mừng rồi”, tuy “thật ra cũng có những vấn đề cần phải rút kinh nghiệm”.
Phóng viên: Trong đợt lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban Dự thảo Hiến pháp công bố, đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia đóng góp ý kiến. Trong khi đó thì có một số người tự ý xây dựng một bản Dự thảo Hiến pháp và một bản Kiến nghị gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, rồi lấy chữ kí tán thành bản Kiến nghị đó. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông? 
Ông Nguyễn Đình Lộc: Phải nói rằng, phần tôi thật ra đóng vai trò thì cũng… nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra thì đến đấy mới được lên trưởng đoàn (cười to), đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn. Thế thành ra… sao gọi là trưởng đoàn…
Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia. Vì tôi là nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho nên các đồng chí, các bạn ấy có vẻ tín nhiệm giao việc trao thôi, chứ còn tôi không tham gia vào việc xây dựng cái tờ văn bản ấy. Cho nên bây giờ mọi người cứ bảo là tôi thế này tôi thế kia. Nếu mà tôi làm thì tôi nhận thôi, nhưng bởi vì tôi không làm cái đó. Chính anh em khác bảo làm. Hôm ấy mình chỉ là người đến đấy thì được giao làm trưởng đoàn… thế thôi.
Tất nhiên thì (cười) trước khi trao phải đọc. Tôi cũng có nghiên cứu, và bản thân tôi lúc bấy giờ cũng có muốn sửa một số chỗ. Sau các đồng chí bảo là không, vì là cái này công bố trên mạng rồi, bây giờ mình sửa thì không nên. Cho nên vẫn cứ trao. Thật ra thì đến lúc đó thì mới giao cho tôi trao. Trước đó không trao đổi kĩ. Tôi thấy là là… cũng có lúc định là người khác trao. Nhưng mà cái hôm cuối cùng, gặp nhau trước khi ấy, thì lại bảo là bác Lộc phải trao. Thì tôi trao.
Như tôi đã nói, việc viết những cái văn bản ấy, tôi không tham gia. Tất nhiên tôi có tham gia ý kiến. Nhưng tôi không phải là người biên tập. Còn cái dự thảo mà gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 thì tôi hoàn toàn không tham gia. Cũng không phải là người thành lập cái nhóm đó. Kí là kí vào cái đoạn 7 điểm thôi, chứ còn cái Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 tôi không hề biết cái đó.

ÔNG NGUYỄN ĐÌNH LỘC MỘT LẦN NỮA KHẲNG ĐỊNH CHỮ KÝ TẠI "KIẾN NGHỊ 72"


Trong chương trình Thời Sự 19h của VTV1 hôm nay (22.3.2013), Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư Pháp một lần nữa khẳng định chữ ký của mình tại Kiến Nghị Sửa đổi Hiến pháp năm 1992, do các nhân sĩ trí thức khởi xướng, được công bố trên trang BauxiteVN ngày 22 tháng 1 năm 2013:

KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dưới đây gọi tắt là Dự thảo), chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, xin trình bày với Quốc hội và Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 một số kiến nghị, đồng thời mong mỏi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Hiến pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng trong xã hội. Dự thảo chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực. Kiểm soát bên trong giữa các nhánh quyền lực nhà nước bằng các cơ chế đối trọng kiềm chế lẫn nhau, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp không thể vượt quá giới hạn được ấn định. Kiểm soát từ bên ngoài đối với công quyền được thực hiện bởi nhân dân với vai trò quan trọng của xã hội dân sự mà tiền đề là các quyền tự do về ngôn luận, báo chí, lập hội, hội họp, biểu tình,...
Hiến pháp phải mang tính chính đáng được đo bằng nhiều tiêu chí. Thứ nhất, hiến pháp phải có mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền, kiến tạo tự do, dân chủ, công bằng, hạnh phúc; đồng thời đoàn kết toàn dân, loại bỏ mọi sự chia rẽ hay áp bức, hướng đến sự phát triển bền vững của dân tộc. Thứ hai, hiến pháp phải thể hiện ý chí chung của nhân dân, thể hiện sự đồng thuận của nhân dân để lập ra các cơ quan nhà nước. Thứ ba, hiến pháp phải được xây dựng theo các nguyên tắc pháp luật phổ biến của thế giới văn minh, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Theo tinh thần đó, trước mắt chúng tôi kiến nghị 7 điểm như sau.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Đến bờ lại quay đầu

J.B Nguyễn Hữu Vinh: Trong hàng triệu người Việt ở Mỹ, Báo Nhân Dân cũng kiếm được một người tên là Tùng Trần để đăng bài viết của anh ta trên tờ báo này. Dù rằng với cái địa chỉ là Nước Mỹ, thì đến bố thằng CIA hoặc một cơ quan tình báo tài giỏi đến đâu cũng bó tay. Chỉ riêng Hà Tĩnh, một tỉnh có diện tích hơn 6.000 km2 và hơn 1,3 triệu dân thôi, thì báo Đại Đoàn Kết còn hô lên rằng có thể bịa ra hàng triệu chữ ký khống trên mạng internet. Hàng ngàn người dân Hà Tĩnh đã ký tên hưởng ứng bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của nhân sĩ trí thức Hà Nội, nhưng Đài truyền hình Việt Nam và các tờ báo nhà nước lặn lội bao công lao cũng không tìm được ra. Thậm chí có trang mạng đưa cả danh sách, hình ảnh cả trăm chữ ký, cả đoàn người ký bản Kiến Nghị, mà cả hệ thống báo chí, Mặt trận còn điều tra không ra họ ở đâu(?). Thế thì việc tìm một người có cái tên ất ơ là Tùng Trần ở nước Mỹ với diện tích gần 10 triệu km2 và hơn 300 triệu dân, thì sự mập mờ còn tăng gấp bội phần.
Nhưng tôi cứ giả sử là có một người như vậy, để bàn vài điều với tờ báo và tác giả này.
Trần Trường, một người đã “quay đầu là bờ” để rồi “Đến bờ lại quay đầu”.
Bài viết đã nêu lên một số nhân vật, với kết luận rằng “rút ra một kinh nghiệm là, hễ thấy trang Việt ngữ của BBC, VOA, RFA,… biến người nào ở trong nước thành “người hùng” rồi liên tục phỏng vấn, kêu gọi ủng hộ, là y như rằng những người đó có vấn đề đáng ngờ”. Kể ra thì kết luận này cũng không sai lắm. Ở trong một đất nước được bao cấp tư tưởng, “chỉ có đi lên CNXH là con đường duy nhất đúng, nên Yêu nước phải yêu Chủ nghĩa xã hội. Một đất nước mà “chỉ có Đảng lãnh đạo mới được làm người”, việc lãnh thổ, đất nước đang bị xâm lăng, một bộ phận lãnh thổ đang dưới gót giày quân xâm lược là chuyện của Đảng và Nhà nước lo với anh bạn 16 chữ vàng và 4 tốt… Những ai dám nêu quan điểm khác, động chạm đến sự lãnh đạo của Đảng, được ưu ái mời vào nghỉ mát trong nhà tù như Cù Huy Hà Vũ bằng cái cớ “hai bao cao su đã qua sử dụng”. Hoặc những người kêu lên Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, phản đối Trung Quốc xâm lược” thì được vào tù như Điếu Cày bằng cái tội “trốn thuế”… Vậy thì việc có những người dám phát biểu ý kiến công khai những quan điểm của mình là điều rất lạ thì không có gì phải bàn.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Mysterious Attack on a Vietnamese Blog


Hà nội đang hỗn loạn !

Sáng nay, Hà nội tổ chức cưỡng chế đất của bà con Phú Thượng, khói lửa đang ngút trời, tiếng kêu ai oán dậy đất.

Phóng viên báo chí đang có mặt tại chiến trường, các clip và ảnh về vụ việc sẽ được cập nhật trong vài phút tới.

Tại phố Lý Thái Tổ, dân oan Dương nội đỏ rực góc phố khiếu kiện, tại Tràng Thi, dân oan Văn Giang đứng chật trụ sở tiếp dân mặt trận Tổ quốc ...





Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

KINH HOÀNG! PHẢI CHĂNG ĐỀN HÙNG ĐÃ BỊ TÀU TRẤN YỂM ?


Hình ảnh dưới đây là hòn đá có chiều cao khoảng 1m (một ảnh mặt trước, một ảnh mặt sau), được cho là một đạo bùa trấn yểm hiện đang đặt tại ĐỀN THƯỢNG, thuộc khu Di tích Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Nhiều khách hành hương về Đất Tổ đã rất hoang mang lo lắng về hai đạo bùa này. Họ cho rằng đây là đạo bùa do người Tàu trấn yểm nhằm triệt hạ long mạch của Đất Tổ và qua đó triệt hạ cả dân tộc ta.

Khẩn cấp đề nghị: Ban Tuyên giáo, Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và Ban quản lý Di tích Đền Hùng nhanh chóng vào cuộc và sớm trả lời cho nhân dân được biết: 

- Ai là người sai đặt đạo bùa này vào Đền Hùng? Từ bao giờ?
- Đạo bùa này có liên quan gì đến một thế lực nào từ Trung Nam Hải không?

Đồng thời đề nghị khẩn cấp vô hiệu hóa đạo bùa này và di dời nó khỏi khu vực di tích Đền Hùng trước lễ hội Giỗ Tổ năm nay.

Và huy động các phương tiện thông tin đại chúng giải thích rõ để đồng bào yên lòng hành hương về chiêm bái Đất Tổ.

BBC:Bất ổn Vĩnh Yên: khởi tố, bắt bốn người


Cuộc biểu tình của hàng trăm, có tin nói hàng ngàn người, đã kéo dài trong nhiều tiếng ở thành phố Vĩnh Yên hôm 17/3 dẫn tới tắc nghẽn giao thông.
Tỉnh Vĩnh Phúc đã phải huy động lực lượng công an đông đảo và cấm đường trong thành phố Vĩnh Yên nhằm tránh một cuộc biểu tình lớn khác.
Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự Hồ Sỹ Tiến cũng đã có mặt tại Vĩnh Yên trong cố gắng hạ nhiệt vụ việc, theo VnExpress.
Báo Thanh Niên nói công an đã ra quyết định khởi tố và lệnh bắt năm nghi can trong vụ anh Nguyễn Tuấn Anh thiệt mạng trong khi Dân Trí nói hiện một nghi can đang bỏ trốn.
Theo BấmDân Trí, hai người bị bắt, cùng ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng là Nguyễn Văn Tình, sinh năm 1988 và Nguyễn Văn Định, sinh năm 1983.
Hai người khác, Phùng Đắc Tú, sinh năm 1994 và Phùng Mạnh Tuấn, sinh năm 1992 cùng ở Hợp Thịnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc.
Người bỏ trốn là Đặng Quốc Tú, có địa chỉ thường trú ở Phú Thọ.
Thanh Niên dẫn lời chị Nguyễn Thị Minh Thương, vợ nạn nhân nói thi thể của anh Tuấn Anh, sinh năm 1986, có nhiều vết bầm dập, mắt phải bị lồi, một số răng bị gãy và hai mang tai bị sưng.
Chị Thương Bấmnói anh Tuấn Anh cùng người em họ đi ăn đêm ở quán ăn Soạn Trang tại nơi cư trú ở phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc cách đây vài hôm và đã xung khắc với một nhóm thanh niên tại quán.
Người em họ đã chạy thoát trong khi anh Tuấn Anh bị "hành hung".
BấmVnExpress dẫn lời Đại tá Đỗ Văn Hoành, Phó giám đốc công an Vĩnh Phúc xác nhận có ẩu đả giữa anh Nguyễn Tuấn Anh và bạn bè với một nhóm khác đêm 14/3.
Trong khi đó trang tin của truyền hình BấmVTC dẫn lời Cục trưởng cảnh sát hình sự Hồ Sỹ Tiến nói cục đã cùng địa phương khám nghiệm lại tử thi và kiểm tra hiện trường để điều tra hôm 18/3.

Vĩnh Yên biểu tình bước sang ngày thứ 2 liên tiếp, CA bắt giam 4 nghi phạm

 
CTV - Như bản tin đã đưa trên Danlambao hôm qua về cuộc biểu tình lớn tại Vĩnh Phúc sau nghi án con rể chủ tịch Vĩnh Phúc giết người, ném xác nạn nhân xuống cống nước. Vào sáng hôm nay, 18/3/2013, gia đình nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh cùng đông đảo nhân dân tiếp tục tập trung mang quan tài nạn nhân đi đòi công lý. Cuộc biểu tình bước sang ngày thứ 2 liên tiếp, với sự tham gia của hàng ngàn người dân phẫn uất, bên cạnh là sự xuất hiện của hơn 2000 công an sắc phục đủ loại.

Theo tin từ nhà báo Trần Quang Thành gửi đến Danlambao cho biết: Đến 13 giờ hôm nay, thứ hai, 18/3/2013, hàng người dân tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có có người thân của nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh vẫn đang tập trung đấu tranh với nhà cầm quyền nhằm yêu cầu làm sáng tỏ cái chết của người dân vô tội.
Đông đảo mọi người tập trung trên một bãi rộng phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên. Hàng ngàn công an cũng đã được huy động để bao vây và ngăn chặn người dân đến tham dự đám tang.

Gia đình nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh và người dân không chấp nhận kết luận của pháp y vì thiếu khách quan, nhiều mâu thuẫn, không chính xác. Người dân khẳng định vụ án có dấu hiệu bị bao che, để lọt tội kẻ chủ mưu. Nghi phạm cầm đầu cũng được xác định là con rể và con gái chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc.
Được biết, nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh năm nay 27 tuổi, đã có vợ và một bé gái 2 tuổi. Hiện nay, vợ anh Nguyễn Tuấn Anh đang mai thai bé thứ 2, sắp đến ngày sinh thì chồng bị sát hại.

RFA : Biểu tình lớn ở Vĩnh Phúc phản đối con quan đánh chết người




Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Vĩnh Phúc: Biểu tình lớn vì con rể chủ tịch tỉnh giết người, vứt xác xuống cống?


CTV Danlambao - Hôm nay, 17/3/2013, hàng ngàn người dân Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã mang quan tài kéo về trụ sở Ủy ban Nhân dân Tỉnh biểu tình đòi công lý. Được biết, cuộc biểu tình bùng nổ sau cái chết của một người dân địa phương, thủ phạm gây án nghi là người nhà của chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Phùng Quang Hùng.

Một số hình ảnh loan tải trên facebook và các mạng xã hội cho thấy hàng ngàn người dân mang theo quan tài đang đổ về bao vây Trụ sở Ủy ban tỉnh. Xen kẽ trong đám đông là lực lượng công an sắc phục, cảnh sát chống bạo động đủ loại được trang bị kỹ càng. Phía trước trụ sở tỉnh, rất đông công an mang theo dùi cui, khiên đã giàn hàng ngang đề phòng người dân tràn vào.



Thời báo Ba Lan ‘xếp hạng’ Hồ Chí Minh

 

Tờ Polska Times tức Thời báo Ba Lan hôm 5/3 vừa đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20, trong đó có Hồ Chí Minh. Theo đó, Hồ Chí Minh qua 24 năm cầm quyền của mình đã gây ra cái chết của 1,7 triệu người Việt qua cuộc chiến tranh đẫm máu.
Hồ Chí Minh- Ảnh trên tờ Polska Times
Cũng như nhiều sự bình chọn trước đó của các trang mạng khác, các nhà độc tài thuộc 3 thể chế chính trị: Phát xít, Cộng sản và Quân phiệt.

Những nhân vật của Polska Time như sau: 

* 1 – Ismail Enver, Thổ Nhĩ Kỳ, cầm quyền 1913-1918, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,1 đến 2,5 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng người Armenia



* 2 – Kim Nhật Thành, Bắc Triều Tiên, cầm quyền 1948-1994, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,6 triệu người; tội ác lớn nhất: chiến tranh Triều Tiên

Bài đăng phổ biến