Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Declaration of Free Citizens


We, the undersigned, call upon our fellow citizens to join us in declaring: 

1. We not only want to abolish Article 4 in the Constitution, but also to have a Constitutional Congress to establish a new constitution that truly reflects the will of our people, not the will of the communist party as currently in the constitution in force. 

2. We support a pluralistic and multi-party system, and all political parties who fairly compete for the advancement of freedom, peace, and prosperity of the people of Vietnam. No political party has the right to control, and to tyrannize this nation.

3. We not only support a democratic system which upholds the independence of the executive, the legislative and the judiciary, but also wish for a government that decentralizes its power by empowering the autonomy of local levels of government, and eradicates the state-sponsored consortium, and all state-owned corporations, which misuse national budget, breed corruption, destroy the people's faith, will and the spirit of our national unity. 

4. We support for the military becoming non-partisan, free from the party affiliation. The military is to protect the people, the land, and defend national sovereignty, not to serve any political party. 

5. We assert the right to declare the above and that all our fellow Vietnamese citizens share the same right. 

We affirm that we are exercising our fundamental human rights which constitute the rights of free thoughts and free expression. These are natural rights that are inherent in every human being at birth. The Vietnamese people recognize and respect these universal rights. These rights are not granted to us by the Communist party and hence, the communist party has no right to dispossess us of them nor to judge them. We deem any judgment or accusation aimed at us an act of defamation. We believe anyone who opposes these human rights is also against our national interests and mankind's civilization. 

Let us join hands to turn this Declaration of Free Citizens into an unbreakable tie that bonds together millions of Vietnamese hearts. Let us raise our voice by signing our names at the following email address: tuyenbocongdantudo@gmail.com 

Déclaration des Citoyens libres


Nous, soussignés, appelons nos concitoyens à nous rejoindre pour déclarer ensemble que:

1. Nous voulons non seulement supprimer l'article 4 de la Constitution, mais aussi avoir un Congrès Constitutionnel pour établir une nouvelle Constitution qui reflèterait vraiment la volonté de l’ensemble des Vietnamiens, et non pas la volonté du Parti communiste comme mentionnée dans la Constitution actuelle.

2. Nous soutenons le pluralisme, le multipartisme, et tous les partis politiques qui se concurrencent honnêtement pour la liberté, la démocratie, la paix, le progrès du peuple Vietnamien. Aucun parti politique n'a le droit de manoeuvrer et totalitariser notre nation.

3. Nous soutenons non seulement un système politique de séparation des pouvoirs qui établirait l'indépendance du législatif, de l’exécutif et du judiciaire, mais nous voulons aussi un système qui répartisse verticalement les pouvoirs gouvernementaux, c’est-à-dire un système qui augmente l'autonomie des gouvernements locaux, établisse des gouvernements locaux forts, supprime le consortium soutenu par l'État et toutes les collectivités publiques qui emploient improprement le budget national, détournent les biens du peuple, détruisent la foi, la volonté et l’esprit d’union nationale.

4. Nous soutenons l’apolitisme de l'armée. L'armée a pour but de protéger le peuple, la patrie, de défendre la souveraineté nationale, et non pas de servir n’importe quel parti politique.

5. Nous affirmons que nous avons le droit de faire la déclaration ci-présente et tous les vietnamiens ont le droit de faire pareillement. Nous appliquons les droits fondamentaux de l’homme qui sont la liberté d'expression et la liberté de pensée. Ces droits, acquis par chaque être humain à la naissance, sont reconnus et respectés par le peuple vietnamien ; ces droits ne sont pas distribués par le Parti Communiste Vietnamien, par conséquent, ce dernier n'a en aucun cas le droit de nous en déposséder, ni d’en juger. De ce fait, nous considérons que tous les jugements et accusations à notre égard sont des diffamations. Et nous croyons que ceux qui s'opposent à ces droits de l'homme s’opposent aussi aux intérêts nationaux et au progrès de l'humanité.

Veuillez nous rejoindre afin de transformer cette Déclaration des Citoyens libres en un lien solide qui relie des millions de coeurs vietnamiens. Ensemble, levons notre voix en signant nos noms à l'adresse électronique suivante: tuyenbocongdantudo@gmail.com


HUỲNH KIM BÁU: CÁC BẠN HÃY TĨNH TÂM SUY NGHĨ LẠI


Các bạn hãy tĩnh tâm suy nghĩ lại

Huỳnh Kim Báu

Lúc 19h ngày 28/2 VTV1 phát hình ảnh và nội dung góp ý của sinh viên Đại học QG TP HCM về bản dự thảo hiến pháp 1992. Tôi nguyên là một thầy giáo tại miền Nam trước 1975, đã từng tham gia phong trào sinh viên, bị cầm tù dưới chế độ cũ, tôi rất thất vọng về buổi hội thảo của sinh viên Sài Gòn hiện nay, đó là tầng lớp chuẩn trí thức, tầng lớp lãnh đạo tương lai, vận mệnh quốc gia dân tộc trong tay các bạn, do đó tôi muốn đặt thẳng một số vấn đề nội dung hội thảo như sau:

1 - Các bạn đòi hỏi giữ điều 4 Hiến pháp, lý do đưa ra là công lao to lớn trời biển của đảng CS trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời gian qua. Các bạn nhớ rằng trước khi có đảng đã có dân tộc, trước khi là đảng viên thì đã là người Việt. Trong quá khứ, vai trò của đảng CS có đóng góp tích cực trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, nhưng công lao đó không phải là mãi mãi trường tồn với dân tộc, bởi lẽ khi đảng cầm quyền thì bị tha hóa, cụ thể như hiện nay các bạn đã biết từ kinh tế xã hội văn hóa giáo dục bị suy thoái nghiêm trọng. Nếu là người yêu nước tôi hỏi các bạn có chấp nhận một đảng cầm quyền như hiện nay thống trị toàn xã hội và cả các bạn trong tương lai hay không?

Lịch sử là lịch sử, công trong quá khứ không khẳng định cho tương lai như đảng cầm quyền hiện nay. Xu thế toàn cầu hiện nay là xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ xã hội trong đó toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. ViệtNamchắc chắn không đi ngoài xu thế đó được. Thế hệ trẻ trí thức sau này nếu thực sự yêu nước thì phải yêu dân, nếu ngược lại sẽ bị dân tộc đào thải.

Ông Nguyễn Văn Hưởng nghỉ hưu



Cập nhật: 02:33 GMT - thứ bảy, 2 tháng 3, 2013
Ông Nguyễn Văn Hưởng trong một cuộc tiếp xúc với quan chức ngoại giao Hoa Kỳ
Ông Nguyễn Văn Hưởng từng là Thứ trưởng Bộ Công an
Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, người từng giữ chức phái viên tư vấn cho Thủ tướng về an ninh và tôn giáo, chính thức nghỉ hưu từ 1/3.
Cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam vừa đăng tải văn bản Quyết định số 360/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc ông Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Phái viên Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về an ninh và tôn giáo, nghỉ hưu.
Quyết định do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký nói ông Hưởng "nghỉ hưu theo chế độ" từ ngày 1/3/2013.
Quyết định này được nói căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ và Quyết định của Bộ Chính trị số 690-QĐNS/TW, ngày 31/1/2013.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, 68 tuổi, nguyên là Thứ trưởng Bộ Công an trước khi chuyển sang làm Phái viên Tư vấn cho Thủ tướng về an ninh và tôn giáo.
Ông là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh, từng là Ủy viên Trung ương Đảng, và đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định xử một số nhân vật đấu tranh dân chủ hoặc vận động nhân quyền.

Tiếp xúc quan chức Mỹ

Tướng Hưởng trong một thời gian dài cũng đại diện ngành an ninh trong các tiếp xúc cấp cao với quan chức ngoại giao nước ngoài, nhất là Hoa Kỳ.
Năm 2011, ông còn nhận lời làm cố vấn an ninh cho công ty tổ chức giải bóng đá Ngoại hạng ở Việt Nam.
Cổng thông tin Chính phủ còn cho biết cùng nghỉ hưu theo chế độ từ 1/3/2013 theo quyết định của Thủ tướng còn có một loạt các lãnh đạo khác.
Đó là các ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, kiêm Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc; ông Lê Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải và ông Nguyễn Nam Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương; và ông Phạm Đông Pha, thành viên của Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam.
Một nhân vật có tiếng khác, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương mại, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cũng nhận quyết định nghỉ hưu từ 1/3.
Cùng thời điểm nghỉ hưu với các vị ở trên còn có ông Thái Phụng Nê, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, Phái viên Tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ về Thủy điện Sơn La.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

TBT Nguyễn Phú Trọng cần chín chắn, bình tĩnh hơn


Nguyễn Huy Canh
Nếu tôi là TBT, trên cương vị ấy tôi sẽ có lời cảm ơn về những ý kiến đóng góp quí báu của các tầng lớp nhân dân, trong đó đặc biệt là ý kiến của các nhân sĩ, trí thức cho những v/đ nóng và nổi cộm của đất nước. Những ý kiến đó, xin thay mặt BCHTW,tôi sẽ có ý kiến chỉ đạo ban soạn thảo sửa đổi HP nghiên cứu kĩ, tiếp thu có chọn lọc.
Trong thời gian qua, đảng, nhà nước chủ trương sửa đổi HP1992; đã có lời kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo được ban soạn thảo đưa ra với một tư tưởng quán triệt từ đầu: không có vùng cấm đối với các ý kiến, kể cả nội dung của điều 4. Ban soạn thảo, QH và đảng lắng nghe và trân trọng tiếp thu các ý kiến xây dựng đó của nhân dân.

Hiện thực đất nước có quá nhiều biến đổi, HP92 không còn phù hợp nữa, phải thay đổi nó. Đặc biệt những năm gần đây, đất nước như rơi vào nhiều trạng thái khủng hoảng: tham nhũng tràn lan với nhiều cấp độ; quan chức, và con cháu của họ cuộc sống thì xa hoa, phè phỡn, trong khi đó nhiều bộ phận nhân dân thì đói khổ; nền kinh tế tụt dốc và chao đảo. Đi tìm nguyên nhân và những giải pháp cho thực trạng đó nhằm cứu nguy cho đảng, mở con đường đi tới cho dân tộc trở thành nhu cầu rất cấp bách của lịch sử chúng ta. Tìm kiếm vận hội, cơ chế, con đường ra cho đất nước không chỉ là công việc của các nhà lãnh đạo, các nhà lí luận của đảng mà phải trở thành công việc của toàn dân, sự đóng góp của toàn dân, trong đó đặc biệt là ý kiến đóng góp của các nhân sĩ, trí thức hàng đầu đất nước.

Đóng góp ý kiến cho Dự thảo phải được hiểu, và nên được hiểu là nhu cầu, là cơ hội kép đó.

Tư tưởng về không có vùng cấm trong các ý kiến đóng góp của nhân dân thiết nghĩ là biểu hiện tập trung tư tưởng dân chủ của thời đại: cởi mở, tôn trọng, biết lắng nghe và chung sống với tất cả các ý kiến, các quam niệm khác biệt, chứ không phải là những thủ đoạn chính trị, những hình thức được che đậy như vẫn diễn ra trong lịch sử đầy oan nghiệt trước đó.

Kiến nghị 72 cùng nhiều ý kiến khác ra đời trong bối cảnh và tư tưởng dân chủ như đã trở thành dòng chủ đạo của lịch sử. Nó đã đề cập tới những v/đ nền tảng của HP và của chế độ chính trị của chúng ta: bỏ điều 4, quyền lập hiến thuộc về nhân dân, tổ chức nhà nước theo cấu trúc tam quyền, quân đội trung thành với tổ quốc…

Những v/đ trên đây của thể chế kinh tế, chính trị theo hướng xóa bỏ chuyên chế-tập quyền  nhằm mong muốn đưa đất nước vào đường ray của thế giới phát triển: đa nguyên, đa đảng đã được biết đến từ nhiều năm qua, và giờ đây những ý kiến đó như một sự tổng kết, và được sự đồng thuận của nhiều người.

Có thể phải khẳng định những ý kiến đó chưa phải tất cả đã là phù hợp theo ý nghĩa phổ biến của đời sống thực tiễn nước nhà. Nhưng dù sao nó cũng đã trở thành nguyện vọng, thành khát vọng của một bộ phận dân cư, của một lát cắt của đời sống thực tiễn sống động không thể chối bỏ được này.

Nguyên lí dân chủ trong đời sống hiện đại không cho phép có vị trí độc tôn, độc quyền của một quan điểm, một hệ qui chiếu bởi tính bất toàn, bất định của thế giới ngày nay; Mặt khác do bởi tính cởi mở và sự tôn trọng của các giá trị khác biệt trong đời sống nhân sinh ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Điều này cũng chưa tính đến sự vượt qua những lí thuyết đã lỗi thời, những lịch sử đã đi qua trong đó có chủ thuyết Marx cũng như nhiều mô hình chủ nghĩa xã hội.

Trên tinh thần đó, bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng ngày 25/2 tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ về một bộ phận suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức khi có ý kiến cho Dự thảo về những v/đ nền tảng của thể chế, và HP cùng một số sự kiện khác như biểu tình, khiếu kiện đông người…cần phải xử lí, đã gặp phải quá nhiều phản ứng gắy gắt và bức xúc chính đáng của nhân dân là điều có thể hiểu được.

Nếu tôi là TBT, trên cương vị ấy tôi sẽ có lời cảm ơn về những ý kiến đóng góp quí báu của các tầng lớp nhân dân, trong đó đặc biệt là ý kiến của các nhân sĩ, trí thức cho những v/đ nóng và nổi cộm của đất nước. Những ý kiến đó, xin thay mặt BCHTW,tôi sẽ có ý kiến chỉ đạo ban soạn thảo sửa đổi HP nghiên cứu kĩ, tiếp thu có chọn lọc. Ý kiến về đa nguyên, đa đảng, về tam quyền…chúng ta vẫn biết nó là những tư tưởng tiến bộ, là thành quả của nền văn minh nhân loại, của văn hóa chính trị…Song để vận dụng nó vào hiện thực chính trị nước nhà, không cẩn thận, không được cân nhắc nhiều chiều, thấu đáo có khi lại trở thành dập khuôn, thành giáo điều, máy móc, và có thể dẫn tới sự rối loạn…Vậy xin đồng bào cả nước cho bảo lưu những ý kiến loại này, do xét thấy chưa thật chín muồi,còn nhiều ý khác biệt, cần phải được thảo luận thêm trên tinh thần tôn trọng cái đa chiều. Thời gian trình dự thảo ra QH cũng đang đến gần, rất mong nhận được thêm nhiều ý kiến tâm huyết của đồng bào trong và ngoài nước, của các nhân sĩ -trí thức sao cho HP thực sự trở thành ýchí,thành  quyền lực và nguyện vọng của nhân dân ta.

Về những v/đ nóng hiện nay như biểu tình, khiếu kiện đông người…chúng ta phải đứng trên quan điểm lợi ích của đất nước, của người nông dân bị thu hồi đất, của chủ đầu tư để giải quyết tốt, hạn chế cao nhất những bất bình đẳng xảy ra, hay lợi ích của nông dân bị thiệt thòi…Chúng ta phải thuyết phục được người  dân trên tinh thần phải ưu tiên đến những lợi ích, nguyện vọng và đặc biệt phải biết đồng cảm với những nỗi nhọc nhằn, khốn khó của người nông dân. Là người cán bộ của dân thì phải trong sáng, tỉ mỉ, sâu sát và cụ thể…đó là cái gốc giải quyết cho mọi vấn đề…

Tôi tin chắc rằng, với tư tưởng đó, TBT sẽ tránh không nhận phải những lời trách móc nặng nề như là hồ đồ; Chắc cũng sẽ tránh không bị phản ứng dữ dội về trường hợp cho đuổi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên; cũng như những tuyên bố ngửa bài trước đó của ông Phan Trung Lí không bị coi là trò bỡn cợt cử tri… 

Ngày 1/3/013

THƯ NGỎ của GS Tương Lai gửi ông Nguyễn Phú Trọng


THƯ NGỎ gửi ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư BCHTƯĐCSVN

 Tương Lai
Kính thưa anh Nguyễn Phú Trọng,
Tôi dùng cách xưng hô này để tiện cho nội dung thư sẽ viết với tư cách của một người có hân hạnh được quen biết Anh. Đúng hơn là biết, chứ chưa dám nói là quen, vì tôi cũng chỉ gặp và nói chuyện với anh đôi ba lần kể từ dạo anh làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và có mặt trong buổi tôi báo cáo với Tổng bí thư Đỗ Mười và Bộ Chính trị về cuộc Khảo sát xã hội học về Cơ cấu xã hội và Phân tầng xã hội, một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Theo lời thuật lại của Chu Hảo, lúc ấy là Thứ trưởng Bộ KH và CN ngồi cạnh Anh, thì anh đã nhận xét về tôi “Tay này báo cáo với Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mà cứ nói khơi khơi như nói trước Hội đồng Khoa học của Viện không bằng !”.
Lần gặp gần đây nhất là ngày 17 tháng 1 năm 2011 tại Hội trường Hội nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Hà Nội. Có thể Anh quên vì bận nhiều việc nên tôi xin được nhắc lại : Hôm ấy, khi tôi đi đăng ký phát biểu ý kiến với Đoàn Chủ tịch Hội nghị, ngang qua chỗ Anh ngồi, Anh đã chủ động đứng dậy chào gọi và bắt tay tôi. Tôi cảm kích về cử chỉ thân thiện này, biết rằng thế là Anh vẫn nhớ tôi, nên đã bắt tay Anh rất chặt và nói “Xin chúc mừng Tân Tổng Bí thư“.
Anh cười và hỏi : “Chúc mừng cơ à?”. Tôi đoán biết và mang máng hiểu ra Anh đang nghĩ gì và định nói gì, nên cũng vui vẻ trả lời “Phải chúc mừng chứ. Hãy cứ chúc mừng đã. Và rồi tôi sẽ dõi theo công việc của Anh làm, hành động và ứng xử của Anh với tư cách Tổng Bí thư, để rồi có tiếp tục chúc mừng hay không là chuyện về sau, còn bây giờ thì phải chúc mừng đã”.  Cả Anh và tôi cùng cười. Những người đứng cạnh cũng cười vì tôi vốn nói to, mọi người đều nghe và nhìn thấy. Nhắc lại chuyện này để nói rằng, hai năm qua, dõi theo những công việc Anh làm, quả thật tôi nghĩ là phải rút lại lời chúc mừng đã đưa ra với Anh hai năm trước. Vì sao?  
Vì chưa lúc nào vận mệnh của đất nước lại bấp bênh, chao đảo như hiện nay khi mà bàn tay của Trung Quốc đã thọc quá sâu vào mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước,của đời sống đất nước ta. Chính vì thế, chưa bao giờ uy tín của Đảng xuống thấp đến vậy. Điều này liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của Tổng Bí thư. Thực trạng này được phơi bày quá rõ ràng mà chính Anh, cũng như nhiều người giữ vị trí cao trong bộ máy cầm quyền, đã nhiều lần trực tiếp hoặc gián tiếp nói ra, chứ chẳng phải do “những phần tử thù địch” nào bôi nhọ cả!
Đành rằng với nguyên tắc “lãnh đạo tập thể“, cả Bộ Chính trị, và toàn thể BCHTƯĐ phải chịu trách nhiệm, tuy nhiên, với trách nhiệm là người đứng đầu BCHTƯ, Tổng bí thư là người phải gánh vác, không thể đổ cho ai được cả.
Trong bức thư này chưa thể nói nhiều về thực trạng của đất nước mà người Tổng bí thư phải chịu trách nhiệm, xin chỉ nêu lên hai điều trực tiếp nhất và gần đây nhất đã làm trầm trọng thêm sự mất uy tín của Đảng, gây bức xúc trong lòng dân : Một là phát biểu tùy tiện của Tổng Bí thư tại Vĩnh Phúc gây phẫn nộ trong công luận, và hai là sự câm lặng của Đảng, Nhà nước và cả Hệ thống chính trị trong ngày 17 tháng 2! Cái ngày mà cách đây 34 năm, hơn nửa triệu quân Trung Quốc xâm lược theo lệnh của Đặng Tiểu Bình đã tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc, gây nên tội ác tày trời đối với đồng bào ta, hàng van chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đấu đánh trả quân xâm lược, buộc chúng phải tuyên bố rút quân.
Trong phạm vi bức thư ngắn này, tôi chỉ đề cập đến hai vấn đề nói trên để mong được Anh xem xét và cho tôi câu trả lời.
Quả thật, tôi quá sửng sốt khi nghe anh nói : “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”

Thư ngỏ của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên gửi bạn đọc

Thư ngỏ

Thưa các bạn!
Tôi viết thư này để trả lời một số câu hỏi các bạn gửi đến tôi mấy ngày qua.
Về lo lắng cho sự an nguy của tôi. Tôi hiểu, càng nhiều người quan tâm, ủng hộ tôi, sự an toàn của tôi càng bị đe dọa cao hơn, nhưng cũng có thể ngược lại. Tôi biết trong đội ngũ lãnh đạo của ĐCS VN hiện nay cũng có rất nhiều người có suy nghĩ tiến bộ.
Tôi cũng tự dặn mình, phải hết sức thận trọng trong lời nói và hành động. Tôi không muốn đẩy người khác vào hành động phi nghĩa, vì tôi hiểu nỗ lực đẩy người khác vào hành động phi nghĩa tức là đang làm một việc phi nghĩa. Dân tộc chúng ta đã có quá nhiều sự thù hằn, tức giận rồi, tôi hy vọng, bản thân và tất chúng ta sẽ không cố gắng để tạo thêm những sự thù hằn và tức giận như thế nữa.
Cụm từ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”, khiến tôi ngại ngùng khi ký vào bản “Tuyên bố Công dân Tự do”. Tôi sẽ gửi thư đề nghị các bạn khởi xướng bỏ cụm từ đó đi, để tôi được ký tên mình, cùng với hàng nghìn, triệu đồng bào. Tôi nghĩ rằng, mỗi người chúng ta không sát cánh cùng anh Kiên hay bất cứ người nào khác, chúng ta ký tên vì chính chúng ta, vì tổ tiên ngàn đời, vì con cháu tương lai. Vì thế tôi kêu gọi tất cả, không phân biệt trong hay ngoài nước, còn hay không còn quốc tịch Việt Nam, miễn là mang trong mình dòng máu Việt, ký tên vào bản tuyên bố công dân này. 
Có người chất vấn tôi về chuyện làm sao để Tha thứ và Hòa giải, đó là chất vấn xác đáng. Tuy tôi e rằng, nói điều đó ra bây giờ là sớm, nhưng vì không biết ngày mai sẽ ra sao nên cứ nói ra thì vẫn hơn. Chúng ta cứ nhìn sang Myanmar thôi, không cần nhìn đâu xa, họ làm được, tôi tin chúng ta cũng làm được, có khi còn tốt hơn. Sao không lập một Ủy ban hòa giải dân tộc, với thành viên là các nhân sỹ, trí thức trong và ngoài nước, kể cả một số lãnh đạo tiến bộ của ĐCS VN? Tôi nghĩ rất nhiều người sẵn sàng tham gia. Sao không lập một chính phủ lâm thời điều hành đất nước cho đến khi tổ chức xong Hội nghị lập Hiến, ban hành Hiến pháp mới, bầu Quốc hội mới? Tôi tin tưởng có nhiều người, kể cả trong đội ngũ lãnh đạo ĐCS VN hiện nay có thể đảm nhận tốt vị trí trong Chính phủ lâm thời để giữ vững sự thống nhất quốc gia trong giai đoạn chuyển giao.
Nhưng để làm được điều đó, trước tiên tôi nghĩ, không chỉ nhân dân, những người đấu tranh cho dân chủ tự do mà cả các vị lãnh đạo của ĐCS VN, cần vượt qua sự sợ hãi, vượt qua sự tức giận, thử một lần thôi, xin các ngài hãy đặt mình là một người Việt Nam bình thường, lắng nghe những ý kiến khác biệt.
Tôi nghĩ rằng, một điều kiện tiên quyết khác cho sự hòa giải là một điều khoản bắt buộc, trong đó, không cho phép hồi tố, truy cứu trách nhiệm những tội phạm làm tổn hại lợi ích dân tộc, quốc gia hay bất cứ hành động mang tính trả thù nào với những người ở chế độ cũ. Tôi cho rằng đây là điểm quan trọng trong việc giúp giới lãnh đạo ĐCS VN hiện nay vượt qua sự sợ hãi. Tôi cũng như tất cả các bạn đều đau xót vì những khoản tiền tỷ đô la bị thất thoát, tham nhũng, nhưng cứ thử nghĩ đến xương máu có thể đổ, thử nghĩ đến tương lai hàng trăm nghìn năm nữa của dân tộc, những khoản nợ đó chẳng phải là rất nhỏ sao? Vậy sao chúng ta không mạnh dạn xóa nó đi để bảo vệ cái toàn cục lâu dài. Hơn nữa, chúng ta có thể tha thứ cho kẻ thù ngoại bang, sao không thể tha thứ cho đồng bào, anh em ruột thịt mình?

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh được đề cử Giải Công dân Mạng 2013



Trà Mi (VOA) - Một trong những blogger có nhiều ảnh hưởng tại Việt Nam, ông Huỳnh Ngọc Chênh, được đề cử giải thưởng Công dân Mạng 2013.

Đây là giải thưởng quốc tế do tổ chức bảo vệ nhân quyền mang tên Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp phối hợp với đại công ty internet Google tổ chức hằng năm nhằm đánh động sự quan tâm của mọi người về nhu cầu cần phải bảo vệ quyền tự do bày tỏ quan điểm trên mạng internet qua việc vinh danh những ngòi bút mạng đã bất chấp sự đàn áp, can đảm đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền tại các nước trên thế giới.


Blogger Huỳnh Ngọc Chênh sinh năm 1952 tại Đà Nẵng, làm việc cho báo Thanh Niên từ năm 1992 đến khi về hưu vào tháng tư năm ngoái.

Ông bắt đầu viết blog từ năm 2008. Các bài blog của ông về dân chủ, nhân quyền, vấn đề Biển Đông, và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược thu hút đông đảo độc giả trong và ngoài nước.

Tôi là chủ một trang blog mà tôi viết cũng hơi nặng nề, nên cũng có thể tôi ở trong danh sách ‘tế nhị’. Vì vậy, nếu được giải thưởng đó thì vinh dự, nhưng cũng có đôi chút lo lo. Lo không phải vì sợ mình bị này khác, nhưng lo là mình không có điều kiện để được viết lách nữa...
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh.

Dù trang blog của ông thường bị nhà nước khóa chặn, nhưng hiện mỗi ngày vẫn có chừng 15.000 người đọc ghé thăm.

Từ hồi còn làm ký giả cho báo Thanh Niên, ông từng bị cảnh cáo về nội dung các bài viết mà ông đăng tải trên nhật ký điện tử cá nhân và các trang blog trước nay của ông đã nhiều lần bị buộc phải đóng cửa. 

Hội đồng Giám mục Việt Nam đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp

RFI Tiếng Việt
Nguyễn Phú Trọng : bỏ Điều 4 Hiến pháp là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Nguyễn Phú Trọng : bỏ Điều 4 Hiến pháp là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Thanh Phương
Sáng ngày 01/03/2013, Hội đồng Giám mục Việt Nam trao thư góp ý về Hiến pháp cho Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Trong thư góp ý này, Hội đồng Giám mục Việt Nam kêu gọi nên bỏ Điều 4 quy định về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Trong bản nhận định và góp ý với tư cách công dân, Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam trước hết yêu cầu là Hiến pháp mới phải nêu rõ hơn về các quyền của con người, chẳng hạn như về quyền tự do ngôn luận, phải ghi rõ thêm là « mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình ».
Về quyền tự do tôn giáo, Hội đồng Giám mục yêu cầu Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo và không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo, như đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, . . .
Đặc biệt trong phần nói về quyền làm chủ của nhân dân, các giám mục đặt lại vấn đề về Điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài nhận định và góp ý của Hội đồng Giám mục viết : « Để tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định một cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào, vì chủ thể của quyền bính chính trị chính là nhân dân. »
Các giám mục Việt Nam còn cho rằng cần phải có sự độc lập giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, để tránh tình trạng lạm quyền và lộng quyền. Theo Hội đồng Giám mục, dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn chưa có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước. Các giám mục cũng thắc mắc là bản dự thảo Hiến pháp không có chương nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền, trong khi đây là người nắm quyền hành cao nhất ở Việt Nam, chiếu theo dự thảo Hiến pháp. Do đó, Hội đồng Giám mục yêu cầu « xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào ».
Những ý kiến của Hội đồng Giám mục như vậy là có nhiều điểm tương đồng với những ý kiến của các vị nhân sĩ trí thức trong bản Kiến nghị được đưa ra ngày 19/01/2013 và nay đã thu được hơn 6000 chữ ký ủng hộ.
Trong buổi làm việc với tỉnh ủy Vĩnh Phúc ngày 25/02/2013 Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, có thể được quy là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Sau đó, phát biểu với các lãnh đạo thành phố Hà Nội ngày 27/02/2013 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã cảnh báo về việc “ lợi dụng việc lấy ý kiến về Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước ». Theo ông Hùng, hành động đó là « ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn ».

Source:http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130301-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-doi-bo-dieu-4-hien-phap

Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp



Sáng nay, 01-03-2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập – Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN.

ThuGopYSuaDoiHienPhap_P1
ThuGopYSuaDoiHienPhap_P2ThuGopYSuaDoiHienPhap_P3ThuGopYSuaDoiHienPhap_P4
Theo Website Hội Đồng Giám Mục VN

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Camp Xuyên Mộc retaliates Điếu Cày family, police continue violating human rights

VRNs (27.02.2013) – Bà Rịa Vung Tàu – beginning of the lunar year Quý Tỵ, Jail Superintendent at Xuyên Mộc caused difficulties to the family of prisoner Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày, not allowing Mrs. Duong Thi Tan to visit Mr. Hai.
Per Mrs. Tân, “On February 24, 2013, my son (Dung) and I arrived at Xuyên Mộc to visit Mr. Hải. This is the second time we arrived at Xuyên Mộc and also the first time since the lunar new year.
Lt. Col. Vu Quang Thông (officer of camp K3) has prevented me to meet Mr. Nguyễn Văn Hải, he only allowed my son to meet Mr. Hải. When I asked the Lt. Col. “why”, he simply said he was just following the orders of the camp supervisor“.
According to Mrs.Tân, the police here are afraid of information being posted onto the internet. The information from the last visit was posted on the internet and that has caused the police to encounter difficulties with superiors and the public opinion. Especially, relatives of those detained in camp Xuyên Mộc are enthusiastic, because previously they fear the police, now with internet communication, the police are afraid of people.
Mrs. Tân said: “Then he picked up the phone and called the other officers to supervise the visit. About 10 minutes later, Maj Nguyễn Ngọc Hữu came and talked to Lt. Col. Vu Quang Thông. This officer then stepped through where we were sitting and loudly told me: ' you are not allowed to visit, understood!? Last time with flexibility we allowed you to visit. However, you posted things on the internet about us and I had my behind chewed for a few days. Therefore, this time you are now allowed to visit, understood? All magazines and writing stuff must be reviewed and approved by the Superintendent. Otherwise, it will not be delivered to the prisoner, understood?
I replied: ' Excuse me! You are about as old as my son. However, you kept shouting at me “Understood! Understood!“. I'm not deaf so you should stop raising your voice at me.
Official Hữu said: '' I just explained the regulations for you“.
I interrupted him: ' Lt. Col. Vu Quang Thông explained clearly and fully for me already, I don't have any questions for you. Therefore you do not need to say or explain to me with that tone. Even if I asked for your help, you shouldn’t raised your voice at me.
Official Hữu said: “I’m telling you! last time we allowed you to visit with flex policy, only one visit per month!”
I said: ‘What are you talking about? Official Thông just explained to me regarding the policy of the new year visit. The new year visit is a special visit and it is not counted as a regular visit. So what flex policy are you talking about? The camp and you did not grant any favor at all”.
He immediately told my son to get in with the stuff we brought and not wasting time.
(The following are personal things Mr. Hải brought with him though many camps including camp Bố Lá, However, when Mr. Hải arrived at camp Xuyên Mộc, the camp Superintendent did not allow him to have them. They told his family to take them home”)
Mrs Tan said the meeting between the father and son took place as follows:
'Mr. Hai informs his son that he needs to continue fighting for the right to send articles and books on the law for him. Because so far they are holding him in an isolation cell for about a month, however, they only gave him 3 Nhân Dân newspaper.
Mr. Hải said: ' I was in several prisons throughout 5 years now and these things come with me (old newspapers, warm clothes, blankets and towels, plastic buckets and plastic ca ...) from one camp through another without any problem. But in this camp, they forcefully made my family to bring all these home and that is downright ridiculous '.
Mr. Hải adds: ' in article 15 of the prison rules, it allows inmates the right to have newspaper and pen/paper to study, listen to radio stations 2 times a day, and read magazines. When I arrived at this camp, they blatantly stripped these rights. When asked for a copy of the rules and regulations of this camp, they did not give me any. So far I have repeatedly made written petitions, however, the camp supervisor did not reply. If this condition remained the same during my time in this camp (Xuyên Mộc) I will write another petition to the higher up - Viện Kiểm Sát (the Prosecution Institute) about this violation against the laws. According to the regulations of the State and the legal text, the lower level agencies must not conduct in contrary to the provisions of the text at the higher levels. For example the Ministry of public security gave the prison benefits pursuant to the custody of the Ministry of public security. Therefore, this camp must not issue their own rules against the higher rules and take away my rights'.
Mrs Tan said: 'Mr. Hai told our son (Dung) that he needs to communicate the details of his condition with the lawyers and legal consultants and arrange for the petition to the Procurator to proceed as soon as possible. And he needs to inform the public regarding this human rights violation (International Covenant on human rights) as they (the camp police) discriminated against him in this camp.
Therefore, after the appellate court decision to sentence him with 12 years unjustly and falsely, Mr. Nguyễn Văn Hải - the prisoner of conscience still suffers blatant discrimination and unwarranted mental terrorism in detention'.
Mrs Tan also said, in response to the leak of information to the public that Mr. Hai did not get any kind of news including the news from the loudspeakers of the detention camp, then today, they put a TV in his room, but the TV only has sound and no images, and the sound is only heard twice a day, with remote control stations operated by the camp supervisors.
Exclusively for his personal belongings that they have returned home, many of which are blank notebooks and pen. This demonstrates that Mr. Hai bought notebook and pen when he moved from one camp to another. However, the camp police confiscated these materials and did not allow him to use.
H.V.
Source: http://www.vrnews.org/2013/02/camp-xuyen-moc-retaliates-ieu-cay.html


* Xem thêm:


Trại giam Xuyên Mộc đối phó với với gia đình Điếu Cày, công an tiếp tục vi phạm nhân quyền

VRNs (27.02.2013) – Bà Rịa Vũng Tàu – Đầu năm âm lịch Quý Tỵ, gia đình ông Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày bị quản giáo và giám thị trại giam Xuyên Mộc gây khó khăn, không cho bà Dương Thị Tân gặp ông Hải.  Bà Tân kể: “Ngày 24 tháng 2 năm 2013. Đó là lần thứ hai, tôi cùng cháu Dũng đi đến trại giam Xuyên Mộc để thăm gặp ông Hải và là lần đầu tiên sau tết. Trung tá Vũ Quang Thông (cán bộ tiếp dân trại K3) đã ngăn cản không cho tôi vào gặp ông Nguyễn Văn Hải mà chỉ cho một mình cháu Dũng vào thăm gặp. Khi hỏi tại sao, thì ông Thông chỉ trả lời là làm theo lệnh của giám thị trại”.

Bà Tân cho biết, các viên công an ở đây rất sợ thông tin lên mạng. Kỳ thăm trước tết về, mọi thông tin đều được bố cáo cho mọi người biết, đã gây ra cho họ gặp không ít khó khăn với cấp trên và dư luận, nhất là thân nhân của những người bị giam tại trại Xuyên Mộc đã thấy hả lòng hả dạ, vì trước đây chỉ có dân sợ công an, bây giờ với thông tin internet thì công an phải sợ dân. 

Bà Tân kể: “Sau đó ông Thông nhấc điện thoại lên gọi cho một cán bộ khác đến để giám sát thăm gặp. Khoảng 10 phút sau, thiếu tá Nguyễn Ngọc Hữu đến và người này nói chuyện với ông Thông. Rồi cán bộ Hữu này bước qua chỗ hai mẹ tôi đang ngồi và lớn tiếng nói với tôi như sau: ‘chị thuộc diện không được thăm gặp, rõ chưa!? Lần trước chúng tôi đã linh động cho thăm gặp mà chị còn về nói này nọ làm tôi bị chửi mấy hôm nay. Lần này thì chị không được thăm gặp nữa, rõ chưa!? Những cái đồ như sách báo bút viết nếu ban giám thị chưa duyệt đơn thì không được gửi, rõ chưa!?’ 

Tôi trả lời: ‘Tôi xin lỗi chú, chú chỉ đáng tuổi con tôi thôi. Mà chú nói chuyện một điều rõ chưa, hai điều rõ chưa. Tôi không điếc nên chú bỏ ngay cách nói chuyện như vậy đi’. 

Cán bộ Hữu lại nói: ‘Tôi giải thích cho chị rõ quy định’. 

Tôi ngắt lời: ‘Từ nãy đến giờ ông Vũ Quang Thông đã giải thích rõ và đầy đủ, tôi không có thắc mắc gì thì chú cũng không cần phải nói lại hay giải thích lại với tôi cái giọng đó’. 

Cán bộ Hữu nói: ‘Tôi nói cho chị biết, lần thăm gặp trước (trong tháng 2) chúng tôi đã linh động cho chị thăm gặp, một tháng chỉ thăm gặp một lần thôi’. 

Tôi nói lại: ‘Chú nói thế nào chứ? Cán bộ Thông vừa giải thích với tôi về việc thăm gặp trong những ngày tết là theo quy định của nhà nước và của trại giam được thăm gặp đại trà nên không được tính như thăm gặp hằng tháng bình thường. Giờ chú lại bảo là linh động là linh động kiểu gì? Trại giam và cán bộ có cho thêm cho bớt tôi một lần gặp nào đâu?’ 

Tay cán bộ này vội kêu cháu Dũng xách đồ vào trong để thăm gặp mặt chứ không đứng nấn ná lại lâu hơn”. 

(Dưới đây là những vật dụng đã theo ông Hải qua các trại tạm giam đến trại giam Bố Lá, nhưng đến trại Xuyên Mộc thì quản giáo và giám thị không cho mang vào, mà bắt thân nhân phải mang về nhà”. 





Bà Tân cho biết cuộc gặp giữa cháu Dũng và ông Điếu Cày diễn ra như sau: 

“Ông Hải thông báo cho cháu Dũng biết rằng cần phải tiếp tục đấu tranh để gửi báo chí và sách luật vào cho bố. Vì hiện tại họ đang biệt giam ông một mình một khu trại giam và cho đến nay đã 1 tháng ở Xuyên Mộc mà họ chỉ phát cho ông 3 tờ báo Nhân Dân. 

Ông Hải nói: ‘Tôi ở trong nhiều trại giam trong suốt 5 năm nay và những đồ vật đi theo tôi (báo cũ, quần áo ấm, chăn và khăn, ca nhựa và xô nhựa...) từ trại này qua trại khác không trại nào không cho mang cả. Nhưng ở trại này lại gom tất cả lại bắt trả về gia đình là điều hết sức vô lý’. 

Ông Hải cho biết thêm: ‘Trong 15 điều nội quy trại giam có những điều cho phép người tù có quyền có sách vở giấy bút để học tập, nghe đài 2 lần một ngày, và đọc sách báo tạp chí. Khi bố vào trại giam này thì họ ngang nhiên tước bỏ quyền lợi đó, khi được yêu cầu đưa cho bản quy định trại giam thì họ không hề đưa cho tôi bất kỳ quy định nào. Cho đến nay đã nhiều lần làm đơn nhưng giám thị không phúc đáp. Nếu trong thời gian trại giam (Xuyên Mộc) vẫn giữ nguyên tình trạng này thì tôi sẽ làm đơn lên Viện Kiểm Sát vì đã vi phạm quy định về việc ban hành văn bản quy phạp pháp luật. Theo quy định của nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp thấp hơn không được phép trái với quy định của các văn bản ở cấp cao hơn. Ví dụ như bộ công an đã cho người tù những quyền lợi theo quy định giam giữ của bộ công an. Thì ở trại giam này không được phép ra quy định riêng của trại trái lại với điều đó để tước đi quyền lợi của tôi”. 

Bà Tân nói: “Ông Hải dặn cháu Dũng cần phải liên lạc cụ thể với Luật sư và nhờ LS tư vấn luật pháp cụ thể để có thể tiến hành làm đơn lên Viện kiểm sát trong thời gian sớm nhất. Và thông tin cho công luận biết về việc Việt Nam đã vi phạm Công Ước Quốc Tế Về Quyền Con Người khi họ (công an trại giam) có hành động phân biệt đối xử với ông Hải trong trại giam. 

Như vậy sau khi phiên xử phúc thẩm y án 12 năm vô cớ và oan ức thì tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải vẫn bị phân biệt đối xử và khủng bố tinh thần trong trại giam một cách ngang nhiên và tùy tiện”. 

Bà Tân còn cho biết, để đối phó với thông tin loan tải trước đây, là ông Hải không được biết thông tin gì, kể cả thông tin từ loa phóng thanh của trại giam, thì hôm nay, trong phòng ông Hải có một cái ti vi, nhưng không có hình, còn âm thanh thì chỉ được nghe một ngày hai lần, với kênh đài do giám thị và quản giáo trại giam điều khiển từ xa. 



Journalist Nguyen Dac Kien Fired For Questioning Party Secretary


During a national televised program shown on February 25, 2013, Vietnamese Communist Party’s general secretary, Nguyen Phu Trong, stated that those who want to abolish article 4 of the constitution, which guarantees the political dominance of the party, are portraying a “political, ideological and ethical deterioration” and need to be stopped.  Nguyen Dac Kien, a journalist from The Family and Society newspaper, immediately took to his blog and wrote: “you are the general secretary of the Communist Party of Vietnam. If you want to use the word deterioration, you can only use it in relation to Communist Party members. You can’t say that about Vietnamese people.”  He also mentioned that having a multi-party system is good for the country and that embezzlement and corruption by government officials is the more serious issue.  His post went viral quickly and attracted much attention from the online community.  Unfortunately, the attention eventually caused him to be fired from his job at the newspaper.  In an explanation for his termination, the newspaper stated that it Kien was fired for “violating the operating rules of the newspaper and his labor contract,” and that he is solely “accountable before the law for his behavior.”
In a phone interview, Kien said “I knew that there would be consequences.  I have always expected bad things to happen to me. The struggle for freedom and democracy is very long and I want to go to the end of that road, and I hope I can.”  He also posted on his facebook that “whatever happens, I just want you to understand that I don’t want to be a hero, I don’t want to be an idol. I just think that once our country has freedom and democracy, you will find out that my articles are very normal, really normal, and nothing big.”

Ép Đảng tự khỏa thân


Đồng Phụng Việt 
27-02-2013

Cách nay vài tuần, sau khi đọc “Hiến pháp, những ‘trò khỉ’ và chuyện góp ý hay không” (1), một người bạn vong niên của mình dự đoán: Nếu số người ủng hộ “Kiến nghị 72” vượt qua mức 50.000, Đảng sẽ “tự khỏa thân”.



Mình thưa, mình cũng tin Đảng sẽ “tự khỏa thân” nhưng với những gì mình đã biết về Đảng, mình tin chỉ cần 20.000 cá nhân tuyên bố ủng hộ “Kiến nghị 72” là đủ để Đảng tự nhảy lên sàn, biểu diễn “thoát y vũ” rồi.
Hóa ra cả mình lẫn bạn mình đều sai!
Tuần này, khi số người tuyên bố ủng hộ “Kiến nghị 72” chỉ mới tròm trèm 6.000, thời gian thu thập ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp vẫn còn tới một tháng nhưng cả bác Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư, lẫn bác Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội đã toan “lột” nốt cái “quần đùi”.
1.
Mình đoán, lúc tính tới trò “sửa đổi Hiến pháp”, Đảng vẫn nghĩ qua trò đó, Đảng có thể vớt vát được một chút niềm tin, qươ quào được một chút uy tín để mua thêm thời gian, tìm cơ hội xoay chuyển hiện tình chính trị vốn đang càng ngày càng tồi tệ, nguy hiểm cho Đảng.
Đảng không nghĩ như vậy thì không có chuyện cuối năm ngoái, riêng trong ngày 28 tháng 12, bác Nguyễn Phú Trọng – lấy tư cách Tổng Bí thư – ban hành Chỉ thị 22 CT/TW, còn bác Nguyễn Sinh Hùng – nhân danh Quốc hội – ký Nghị quyết 38/2012/QH13, cùng yêu cầu tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho việc “sửa đổi Hiến pháp” trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, kể cả ý kiến của người Việt định cư ở nước ngoài.

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Hoàng Xuân Phú: Là thực thi quyền hiến định ông Trọng ạ!

Hoàng Xuân Phú
Chương trình thời sự buổi 19h ngày 25/02/2013 của VTV1 đã tường thuật buổi làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng B­­­­í thư Đảng Cộng sản Việt Nam – với Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Tại đó, ông Trọng đã nói rằng:
“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”
Đã có nhiều bài viết và ý kiến phản đối phát biểu kể trên của ông Trọng. Bản thân tôi đã trao đổi một số ý trong bài Hai tử huyệt của chế độ, nên ở đây không muốn bàn thêm về “Điều 4 Hiến pháp” và các vấn đề liên quan, mà chỉ đề cập đến một ý… mới mẻ đến không ngờ. Vâng, nó nằm trong câu:
“Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì?”
Câu hỏi “thì nó là cái gì?” mang vẻ miệt thị. Đặc biệt, chữ “gì…ì” được ông Trọng dằn giọng kéo dài, như thể đay nghiến. Không hiểu, điều đó biểu lộ sự khó chịu, hay thể hiện rằng ông ấy thực sự không hiểu “khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … là cái gì?” Bất luận vì lý do nào, thì việc người đứng đầu đảng cầm quyền đặt ra một câu hỏi như vậy cũng là một điều trầm trọng. Vì sao?
Trước hết, “biểu tình” là một quyền hiến định, ông Trọng ạ! Nếu ông không tin, thì cứ tìm trong Hiến pháp 1992, ắt sẽ thấy. Hiến pháp hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một chương về “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, trong đó Điều 69 viết rằng:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”
Như đã trao đổi trong bài “Quyền biểu tình của công dân”, do Quốc hội không (hoặc chưa) ban hành luật nào liên quan tới hoạt động biểu tình, nên mệnh đề “theo quy định của pháp luật” không (hoặc chưa) có tác dụng hạn chế quyền biểu tình. Nghĩa là, theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành, thì công dân luôn luôn có quyền biểu tình ôn hòa, và quyền ấy không bị hạn chế bởi pháp luật.
Chính quyền thường viện dẫn Nghị định Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng số 38/2005/NĐ-CP vàThông tư số 09/2005/TT-BCA để ngăn cản và đàn áp biểu tình. Nhưng bài Lực cản Nhà nước pháp quyền đã chỉ ra rằng: 
-       Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
-       Hiến pháp 1992 không trao cho Chính phủ quyền ban hành nghị định để hạn chế quyền công dân. 
-       Dù bỏ qua hai khía cạnh vừa kể, thì lời văn của hai văn bản ấy cũng không cho phép áp dụng chúng để cản trở biểu tình yêu nước, như những cuộc biểu tình ôn hòa đã diễn ra ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm 2011 và 2012. 

Bài đăng phổ biến