Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát

Vân Anh, Thông tín viên RFA

"Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát" của tác giả Andre Hồ Cương Quyết vừa ra mắt lần đầu khán giả Việt Nam tại 4 nước Châu Âu gồm Pháp, Đức, Tiệp và Ba Lan trong 2 tháng vừa qua.
VIETNAM-CHINA-FRANCE-POLITICS-SEA-DIPLOMACY
Andre Hồ Cương Quyết tác giả bộ phim "Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát". AFP

Tác giả bộ phim đã đồng hành cùng bộ phim mỗi buổi chiếu và gặp gỡ khán giả trong chiến dịch vận động dư luận, quyên góp ủng hộ ngư dân và trao đổi trực tiếp với khán giả xem phim.  
Dưới đây là cuộc nói chuyện của thông tín viên Vân Anh với Andre Hồ Cương Quyết sau buổi chiếu cuối tại Ba Lan, đề cập tới việc đón nhận bộ phim tại Việt Nam, Châu Âu và những vấn đề mấu chốt của ngư dân Việt trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Nói lên sự thật và kêu gọi đoàn kết
Vân Anh: Ở Sài Gòn phim đã bị cản trở, và phim cũng đã gặp cản trở ở Pháp?
Andre Hồ Cương Quyết: Ở Pháp tôi đã bị cản trở ở thành phố Montpellier bởi lãnh đạo thành phố muốn có khách Trung Quốc đến mua rượu vang Nhưng không sao cả, cuối cùng chúng tôi thuê rạp phim để chiếu cho khán giả với điều kiện còn tốt hơn dự định ban đầu.
Vân Anh: Còn ở các nước khác, không có những cản trở tương tự phải không ạ?
Andre Hồ Cương Quyết: Không có.
Đợt chiếu phim này có 3 mục đích, thứ nhất là để chúng ta được nghe tiếng nói của các ngư dân miền Trung, của các bà góa. Thứ 2 là mở phong trào đoàn kết hỗ trợ ngư dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Thứ 3 là để tạo điều kiện cho dư luận vào cuộc ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh khẳng định chủ quyền của mình. Đã thành công trong 3 mục đích đó. Tôi nghĩ rằng bộ phim với tính khách quan của nó cùng những tài liệu sinh động đã đưa lại khả năng thuyết phục lớn như một vũ khí để phục vụ sự thật.
Tôi nghĩ rằng bộ phim với tính khách quan của nó cùng những tài liệu sinh động đã đưa lại khả năng thuyết phục lớn như một vũ khí để phục vụ sự thật.
clip_image002
Áp phích phim "Hoàng Sa, nỗi đau mất mát". Screen capture
Về mặt hỗ trợ, công việc quyên góp đã được thực hiện tốt với 1 ngàn euro tại Berlin, 1 ngàn euro tại Đức, 1 ngàn tại Tiệp, 3 ngàn euro tại Warszawa. Tất cả là được khoảng 7 ngàn euro. Điều đó là tuyệt vời. Về mặt đoàn kết đó là điều cực kỳ quan trọng. Tôi đã chứng kiến những dấu hiệu cho phép được lạc quan, ví dụ trong cộng đồng Việt kiều ở một số nước, trước kia chia thành 2 phe không tiếp xúc với nhau nhưng nhân dịp chiếu phim họ đã chịu đối thoại với nhau, trao đổi với nhau, quyên góp cùng nhau một cách rất xây dựng, trong tinh thần yêu nước.
Vân Anh: Và đó là điều anh khám phá được phải không ạ?
Andre Hồ Cương Quyết: Đúng vậy. Tôi có chứng kiến ở một vài nước có một số cán bộ sứ quán, đại diện nhà nước tới tham gia dù với tư cách cá nhân nhưng đã cám ơn tôi thực hiện phim này. Điều đó hoàn toàn mới.
Vân Anh: Anh ơi, các cán bộ cộng sản lẽ ra họ phải xin lỗi nhân dân. Anh có nói tới các cán bộ cộng sản mà…
Andre Hồ Cương Quyết: Xin lỗi, tôi không nói họ là cán bộ cộng sản, tôi nói họ là cán bộ của nhà nước, của Bộ Ngoại giao.
Tôi không muốn trả thù cho ai. Trong quá khứ tôi đã có sai lầm, cô chắc chắn cũng đã có sai lầm, đó không phải vấn đề. Vấn đề là làm thế nào để cùng với chính phủ đi lên để đoàn kết với nhau, để thành công cùng nhau, điều đó là chủ yếu.

clip_image003
Một cảnh trong phim: Andre Menras đang phỏng vấn vợ 1 ngư phủ tại nghĩa trang nơi nhiều ngư phủ được chôn cất.

Vân Anh: Cán bộ Bộ Ngoại giao lẽ ra phải xin lỗi nhân dân. Bây giờ họ đã công nhận bộ phim của anh là cần thiết. Vậy theo anh thì khi nào những người này đạt được mục đích là công nhận những sai lầm của mình?
Andre Hồ Cương Quyết: Mục đích của tôi không phải muốn người ta công nhận sai lầm của mình, cái đó là quá khứ rồi. Điều tôi muốn là muốn chiếu phim này ở nước ngoài mà không bị ngăn chặn, còn ở trong nước tôi muốn cuối cùng phim sẽ được chiếu rộng rãi cho dư luận trong nước biết rõ tình hình. Tôi không muốn trả thù cho ai. Trong quá khứ tôi đã có sai lầm, cô chắc chắn cũng đã có sai lầm, đó không phải vấn đề. Vấn đề là làm thế nào để cùng với chính phủ đi lên để đoàn kết với nhau, để thành công cùng nhau, điều đó là chủ yếu. Tôi rất vui thấy có gì đó đang thay đổi trong việc cấm đoán phim này, và như vậy trong nước có hy vọng.
Vân Anh: Nhưng thưa anh, phim của anh trước kia đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam thông qua và được sự ủng hộ của Nguyễn Minh Triết, phải không ạ?

Andre Hồ Cương Quyết: Đúng

Ngăn cấm chiếu phim là ủng hộ Trung Quốc
Vân Anh: Và bây giờ phim bị cấm ở Việt Nam. Vậy trong chủ đề chủ quyền Hoàng Sa và bảo vệ ngư dân Việt Nam, anh có thấy rằng có một lực cản rất lớn nằm ở phía nhà cầm quyền Việt Nam?
Andre Hồ Cương Quyết: Trách nhiệm của vấn đề là Trung Quốc, chủ yếu là Trung Quốc.
Về phía nhà cầm quyền Việt Nam, những người đã cấm chiếu phim ở Sài Gòn thì chắc chắn có một số, là những ai mình không biết, không có văn bản, không có ai dám nói là tôi đã bị cấm chiếu phim, không biết thế nào nữa. Mình không thể trách chính xác ai đã cấm chiếu phim này.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng nếu phim này được chiếu ở các nước Đức, Tiệp, Ba Lan rồi có thể ở các nước khác thì nhờ những người mà chính quyền gọi là phản động. Nếu không có những người “phản động” trong ngoặc kép như vậy thì phim không bao giờ được chiếu. Những "bọn phản động” như thế thực sự là tiến bộ. Còn những người đã cấm phim này ở Sài Gòn mới đúng là phản động. Vì việc cấm phim này không phải là phản động đâu, không phải yêu nước đâu, mà ủng hộ Trung Quốc thôi, đối với tôi đó là thái độ bất đồng với dân tộc Việt Nam.
Còn những người đã cấm phim này ở Sài Gòn mới đúng là phản động. Vì việc cấm phim này không phải là phản động đâu, không phải yêu nước đâu, mà ủng hộ Trung Quốc thôi, đối với tôi đó là thái độ bất đồng với dân tộc Việt Nam.
Vân Anh: Ngoài chiếu phim, anh còn có những trao đổi với khán giả xem phim, điều gì được khán giả quan tâm nhất?

Andre Hồ Cương Quyết: Điều khán giả quan tâm nhất là số phận đồng bào miền Trung. Số phận của họ như vậy, đi biển không có ai bảo vệ. Biên phòng, hải quan, không quân không bảo vệ. Ngư dân phải hàng ngày đương đầu với hải quân Trung Quốc. Như vậy người ta rất bức xúc, và có những người biểu tỏ nỗi giận của mình.

Vân Anh: Trong thời gian tới anh có những dự định gì với bộ phim?

Andre Hồ Cương Quyết: Sau khi giải quyết một số công việc gia đình, tôi sẽ tới Paris để chiếu phim. Sau đó anhđi Việt Nam để trao quỹ hỗ trợ cho ngư dân. Sau đó nữa, vào tháng 9, lại chiếu phim ở một số thành phố và nơi nào mời thì mình đi.

Vân Anh: Cảm ơn anh.
V.A. – H.C.Q.
Nguồn: rfa.org

Tiệm vàng sẽ đóng cửa hàng loạt

Quản lý dễ hơn khi thu hẹp thị trường nhưng Nghị định 24 (NĐ 24) của Chính phủ ban hành ngày 3.4, có hiệu lực từ 25.5 về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng đặt thị trường vàng trước nhiều nguy cơ.
Theo NĐ 24, điều kiện doanh nghiệp (DN) được kinh doanh vàng miếng là vốn điều lệ từ 100 tỉ đồng trở lên, riêng với các tổ chức tín dụng, phải có vốn điều lệ từ 3.000 tỉ đồng trở lên; có kinh nghiệm từ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở lên; có số thuế đã nộp từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế); có mạng lưới chi nhánh, điểm bán hàng từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...


Có rất ít tiệm vàng đáp ứng điều kiện kinh doanh vàng miếng theo quy định tại Nghị định 24 - Ảnh: Diệp Đức Minh

Ông Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP.HCM,  cho biết trên địa bàn TP hiện có khoảng 7.000 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực gia công sản xuất, mua bán vàng, trong đó có 2.000 tiệm vàng. Đa số các tiệm vàng này chỉ có vốn dưới 10 tỉ đồng và thực hiện nộp thuế theo dạng khoán vài triệu đồng/tháng, nên số đơn vị đáp ứng được các điều kiện kinh doanh vàng miếng như yêu cầu của NĐ chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), cũng cho rằng chủ yếu các ngân hàng và công ty lớn mới đáp ứng được các điều kiện theo NĐ 24. Trong khi đó, không ít DN kinh doanh vàng có quan hệ từ 1 - 2 ngân hàng nên có khả năng sẽ “ẩn” vào các đơn vị được phép kinh doanh vàng trong thời gian tới để "lách" NĐ.
Thêm một vấn đề nữa cần được dự liệu là thời gian giao dịch khi thu hẹp thị trường vàng miếng. Mạng lưới các tiệm vàng trải rộng khắp cả nước, hoạt động từ sáng đến tối, trong khi ngân hàng chỉ làm việc từ sáng đến 16 giờ 30 từ thứ hai đến sáng thứ bảy, nên nếu mạng lưới tiệm vàng bị xóa sổ người dân khi có nhu cầu bán vàng khẩn cấp sau thời gian này hoặc vào ngày thứ bảy, chủ nhật sẽ không có nơi giao dịch. Và cũng cần dự liệu thị trường vàng có khả năng sẽ phát sinh giao dịch “chui”, giao dịch “ngầm”.


Bỏ quên vàng tài khoản
NĐ 24 có đề cập đến hoạt động vàng tài khoản nhưng chưa nêu rõ như thế nào. Thị trường vàng miếng và vàng tài khoản sôi động hơn nhiều so với thị trường nữ trang, gia công. Đặc biệt, ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá. Việc "lơ là" với vàng tài khoản khiến NĐ chưa thật sự triệt để.

Thanh Xuân

Người Việt và quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam

Hòa Ái - Đài RFA

Đại Hội Quốc Tế Học năm 2012 với đề tài “Người Việt và Việt Nam” vừa diễn ra trong ba ngày đầu tháng tư tại San Diego, thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ.

AFP PHOTO
Linh mục Nguyễn Văn Lý tại phiên xử ở Thừa Thiên Huế hôm 30-3-2007.


Đại Hội Quốc Tế Học năm 2012 do Tổ chức International Studies Association, gọi tắt là ISA, là một tổ chức hàng đầu trong lãnh vực quốc tế học, chủ trì. Tổ chức ISA này có hơn 5000 thành viên tại hơn 30 quốc gia và là thành viên của Hội Đồng Xã Hội Học Thế Giới. ISA cũng đóng vai trò cố vấn cho Liên Hiệp Quốc. Qua đề tài “Người Việt và Việt Nam” được tổ chức năm nay, tiếng nói của người Việt và quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam sẽ như thế nào? Hòa Ái tổng hợp thông tin và trình bày trong phần sau.

Không có quyền công dân

Việt Nam, một đất nước hơn 85 triệu dân, với thể chế “độc lập-tự do-dân chủ”, nhưng thực tế cho thấy những người dân đang sống dưới thể chế này không thụ hưởng được quyền công dân có tự do dân chủ thực sự. Những suy nghĩ, ưu tư của người dân về vận mệnh đất nước không được tôn trọng. Những ý kiến đóng góp, xây dựng xã hội không được ghi nhận. Những lời kêu cứu của dân oan không được đáp trả. Những tiếng nói bất đồng chính kiến bị đàn áp. Những tố cáo về tham nhũng, sai trái của quan chức bị trù dập. Những tư tưởng đấu tranh ôn hòa bị bắt bớ, giam cầm.

Truy ra đầu mối chất tạo nạc của Trung Quốc


 TT - 1,4 tấn sản phẩm bổ sung dùng trong chăn nuôi chứa chất tạo nạc của Trung Quốc đã bị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phát hiện tại kho của một công ty ở TP.HCM, từ đây phân phối đi các tỉnh.
Đoàn kiểm tra lập biên bản niêm phong và tạm giữ lô hàng dùng trong chăn nuôi có chất tạo nạc - Ảnh: C.T.V.
Ngày 6-4, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Bộ Công an (C49) cho biết vừa phát hiện 1,4 tấn sản phẩm bổ sung dùng trong chăn nuôi chứa chất tạo nạc tại kho của Công ty TNHH Hồng Triển, Khu công nghiệp Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM.
Tại thời điểm kiểm tra, trong kho của công ty có 56 thùng sản phẩm nhãn hiệu Gold Protein Peptide (SSI) do Công ty WuXi Zhengda Poultry (Trung Quốc) sản xuất, mỗi thùng chứa 25 gói, trọng lượng mỗi gói 1kg.

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

MỘT LINH MỤC BỊ GIÁO DÂN GIẾT CHẾT



Tác giả: 
 Lm Bùi Trọng Khẩn

MỘT LINH MỤC BỊ GIÁO DÂN GIẾT CHẾT

Một người linh mục là bạn rất thân của tôi đã bị những người giáo dân là chính con chiên của mình giết chết !

Giáo dân là con chiên của Ngài đã giết Ngài một cách dã man, tàn nhẫn. Họ đánh đập Ngài không nương tay. Những vết thương bầm dập và máu me chảy ra phát sợ. Vì vết thương quá nhiều nên Ngài đã qua đời rất nhanh chóng. Tôi không nghĩ rằng giáo dân của Ngài lại độc ác, tàn nhẫn đến như thế. Tôi cứ thắc mắc cùng với bao người khác….

Nguyên do từ những xích mích ban đầu giữa hai bên, ban đầu tuy rất nhỏ nhưng ngày một tăng dần lên. Ban đầu là vì mấy câu nói khó nghe, mấy việc làm gai mắt,…làm cho sự hiểu lầm nghi kỵ, hằn thù cứ thế tăng lên cao độ. Giáo dân trong giáo xứ cảm thấy bị mất lòng, tự ái. Cuối cùng, từ chức sắc tới thường dân đã quyết định lập thành một phe nhóm để giết chết cha xứ của mình. Làm được chuyện đó họ hả hê vui mừng như vừa giết được một kẻ thù số một của mình.

Khi nghe tin này, tôi bị đứng tim, dựng tóc gáy và vô cùng hoảng hốt. Đúng là sét đánh mang tai. Ban đầu tôi không thể tin nổi. Ban biên tập các trang báo nhận được tin này cũng sửng sốt, ngỡ ngàng và ngã ngửa ra. Nhưng sự thật là như thế. Thật xót xa cho người bạn của tôi. Đến nay, thỉnh thoảng nhớ đến cái chết của bạn mình, tôi lại bật khóc và buồn thương day dứt.

Chúng tôi quen biết nhau từ nhỏ. Ngài làm linh mục trước tôi. Ngài lớn tuổi hơn tôi đã chọn kết thân với tôi. Tôi không dám chọn chơi với Ngài. Nhưng vì Ngài thích tôi nên chọn tôi làm bạn. Thế là đương nhiên tôi là bạn của Ngài.
Linh mục này đang phụ trách một giáo xứ rất quan trọng. Lại là cha xứ tiên khởi nữa. Đây là một giáo xứ kỳ cựu, nổi tiếng và có một không hai trong giáo phận. Nhưng thời gian vừa rồi Ngài đã bị con chiên trong giáo xứ giết chết. Ngài chết ở tuổi rất trẻ. Ngài chết ở tuổi đời linh mục sớm hơn tôi. Ngài chết đang khi rất thành công. Một linh mục dầy dặn kinh nghiệm và có đủ mọi chuyên môn ; đặc biêt rất hiền lành, thánh thiện, chịu khó làm việc, nhất là những công việc bác ái chăm lo cho người nghèo.

Khi Ngài còn sống, lúc xa nhau chúng tôi vẫn trao đổi thư từ, điện thoại nối mạng internet. Chúng tôi vẫn thường tâm sự về công việc mục vụ hằng ngày của nhau. Ngài đi trước nên có kinh nghiêm và hay khuyên tôi : bạn ơi, cố gắng lên nhé. Cứ phục vụ cho tốt, còn việc sống chết kiểu gì chẳng biết được đâu. Tôi vẫn nhớ lời này mãi. Và cho đến nay, khi cái chết dã man xảy đến cho Ngài tôi mới gẫm lại những lời ấy khi xưa. Lời đó đã xảy đến cho Ngài trước rồi, vậy có lẽ cũng đang chờ mình đây?! Tôi cũng sợ nhỡ ra mai mốt lại đến lượt mình cũng như vậy thì sao? Không biết mình có chịu nổi không đây?
Tôi hơi lo nghĩ nhưng lại tự nhủ : không lẽ bạn mình đã sẵn sàng can đảm như thế mà mình lại thua sao? Bạn mình sống tốt làm việc hay như thế mà lại chết như thế thì số phận của mình thế nào đây? Mình làm việc không thể bằng bạn của mình được thì chắc chắn không thể được giáo dân đối xử tốt hơn, vậy thì những cú đòn mạnh hơn đang chờ mình là cái chắc! Nhiều câu hỏi khác cứ miên man trong đầu tôi. Thế là tôi lại tiếp tục kể chuyện về bạn tôi cho người khác. Câu chuyện này tôi quá quen thuộc nên mình kể dễ dàng và sống động. Tùy vào tâm lý, lứa tuổi khác nhau mà mình diễn tả khác nhau, miễn là không sai nội dung. Có nhiều người nghe đi nghe lại chuyện này nhiều lần thì họ biết là tôi rất yêu người bạn của tôi đã phải chết nhục nhã đau thương như vậy.

Dân kêu mất mộ người thân



 06/04/2012 17:36
(TNO) Một số người dân thôn Đồng Nhân (xã Hải Bối, H.Đông Anh, Hà Nội) đang đứng ngồi không yên vì lo bị xúc trộm… mồ mả tổ tiên.


Một góc nghĩa trang Mom Vỉ Tiền bị máy xúc khoét sâu - Ảnh: Lê Quân


Bà Hạnh rất bức xúc vì máy xúc va đập vỡ phần bia mộ của người thân gia đình bà - Ảnh: Lê Quân


Nhiều ngôi mộ chưa kịp di dời khỏi nghĩa trang Mom Vỉ Tiền đã bị đất lấp lên - Ảnh: Lê Quân


Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó chủ tịch xã Hải Bối: "Xã đã giám sát việc di chuyển mộ ở nghĩa trang Mom Vỉ Tiền rất chặt" - Ảnh: Lê Quân

(TNO) Một số người dân thôn Đồng Nhân (xã Hải Bối, H.Đông Anh, Hà Nội) đang đứng ngồi không yên vì lo bị xúc trộm… mồ mả tổ tiên.
Trong quá trình giải phóng mặt bằng của dự án thi công hồ điều hòa X1 thuộc dự án phát triển trọng điểm bắc Thăng Long - Vân Trì, nhiều người dân ở xã Hải Bối bức xúc cho rằng đơn vị thi công đã cho máy xúc xúc mất mồ mả tổ tiên.
Bà Nguyễn Thị Hạnh (58 tuổi) ở xã Hải Bối kể, 10 giờ sáng hôm 1.4, máy xúc vào giữa nghĩa trang Mom Vỉ Tiền (Hải Bối, Đông Anh). Đuôi máy va đổ vỡ một nửa bia mộ của người thân bà Hạnh.
“Vết xe xích đi vào sát mộ, làm sụt lún, đổ và vỡ bia. Sau đó xe bị đứt xích, nằm tại đó 2 ngày”, bà Hạnh cho biết.
Gia đình bà Hạnh cũng đề nghị thôn, xã đến lập biên bản vụ việc. Sau khi lập biên bản xong, chính quyền chỉ yêu cầu đơn vị giải phóng mặt bằng di dời máy xúc đi.
Thep ông Nguyễn Quốc Duệ (53 tuổi), sáng 30.3, gia đình ông đã tổ chức di chuyển 2 mộ xây, 3 mộ đất nhưng chỉ mới tiến hành được với 2 mộ. “Định di chuyển nốt các ngôi mộ còn lại, thì vướng máy xúc nằm cạnh nên không được”, ông Duệ nói.
Ngày 31.3, đến nghĩa trang, ông Duệ thấy phần đất và 3 ngôi mộ đã biến mất. “Gia đình đã trình báo lên chính quyền, yêu cầu điều tra nhưng vẫn chưa thấy có hồi âm”, ông Duệ nói thêm.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Duy Phùng, Trưởng Công an xã Hải Bối xác nhận có vụ việc như nêu trên xảy ra trên địa bàn xã và đã nhận được đơn trình báo của gia đình bà Hạnh, ông Duệ.
“Chúng tôi đã báo cáo lên cấp trên và đang tổ chức hòa giải vụ việc”, ông Phùng nói.
Tuy nhiên, theo Trưởng Công an xã Hải Bối thì việc có hay không 3 ngôi mộ của gia đình ông Duệ còn đang là nghi vấn vì các ngôi mộ đã có từ rất lâu đời, ít ai nắm rõ.
Còn theo ông Nguyễn Văn Tiến, Phó chủ tịch xã Hải Bối, khu nghĩa trang Mom Vỉ Tiền rộng hơn 2.000m2 có khoảng 350 - 450 ngôi mộ, đang trong quá trình giải tỏa để làm hồ điều hòa.
“Trong quá trình BQL dự án phát triển trọng điểm bắc Thăng Long - Vân Trì giải phóng mặt bằng khu nghĩa trang Mom Vỉ Tiền, xã đã giám sát rất chặt. Địa phương đã thông báo rộng rãi khi chưa di chuyển hết các ngôi mộ thì không được đưa máy móc thi công vào nghĩa trang”, ông Tiến cho hay.
Chiều nay 6.4, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Nam An, đại diện BQL các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội (BQL dự án trọng điểm bắc Thăng Long - Vân Trì thuộc ban này - PV) khẳng định không có chuyện ban giải phóng mặt bằng cho máy xúc đào làm mất mộ của người dân ở nghĩa trang Mom Vỉ Tiền.
Theo đại diện BQL các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, khu vực mà các hộ dân báo mất mộ, địa phương vẫn chưa bàn giao cho đơn vị thi công nên không thể có chuyện ban giải phóng mặt bằng tự ý cho máy móc vào xúc đất trong nghĩa trang Mom Vỉ Tiền.
Hà An - Lê Quân

Xem thêm:


Tri ân những hùng binh giữ biển đảo


TTO - Sáng nay 6-4, tại xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã diễn ra lễ khao lề thế lính Hoàng Sa 2012 với sự tham dự của hàng nghìn người dân đảo cùng quan khách, du khách trong nước.
Quang cảnh rước cờ, cộ từ Âm Linh Tự về đình làng An Hải - Ảnh: V.Hùng


Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa thường niên để tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân - những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã ngã mình để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc.
Ngay từ sáng sớm, đại diện của 13 tộc họ trên đảo Lý Sơn đã tổ chức lễ cúng tế tri ân các hùng binh Hoàng Sa là con em Lý Sơn đã quên mình khi đi bảo vệ, giữ đảo Hoàng Sa năm xưa. Sau đó là lễ rước cờ, cộ (hương án) là hương hồn các cai đội, lính Hoàng Sa từ nhà thờ các tộc họ trên đảo và ở Âm Linh Tự (nơi từng phối thờ âm hồn và chiến binh Hoàng Sa, mộ gió) đưa về đình làng An Vĩnh.
Sửa thuyền, bỏ muối, gạo vào thuyền hình nhân binh phu Hoàng Sa - Ảnh: V.Hùng


Tại đình làng An Vĩnh đã tổ chức lễ tế lính, cai đội trưởng Hoàng Sa năm xưa và các nghi thức cổ vũ, khích lệ những người dân đảo hôm nay mạnh dạn vươn khơi, khai thác hải sản cho gia đình và đất nước. Đồng thời buổi lễ cũng ghi ơn tạc dạ những người đã gìn giữ quần đảo Hoàng Sa năm xưa của Tổ quốc, khích lệ lòng yêu nước, yêu biển đảo và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa trên biển.

QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ GIAO THÔNG BẰNG ĐẦU ĐẤT SÉT


Huỳnh Ngọc Chênh
Đây là văn hóa giao thông của thành phố tự hào văn minh hiện đại nhất nước 
Từ sau năm 1975, đô thị và giao thông đô thị ở Việt Nam đã phát triển một cách hoang dã. Đó là hệ quả của một thời đưa những người không có một chút am hiểu lên quản lý đô thị và giao thông đô thị.
Nhà cửa và các khu dân cư cho xây dựng bừa bãi không theo một tiêu chí quy hoạch hợp lý nào. Xe gắn máy cho nhập về thả cửa và không hề nghĩ gì đến việc phát triển hệ thống giao thông công cộng.
Quốc lộ 1 A là xương sống giao thông Bắc Nam, là huyết mạch vận hành và phát triển kinh tế của cả nước mà đến bây giờ nhiều đoạn vẫn còn như con đường làng. Trong khi đó thì cách đây hơn 10 năm, dồn hết tiền của vào xây dựng con đường Trường Sơn đầy tốn kém để rồi bỏ không và lại tốn tiền duy tu bảo dưỡng hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Chưa nói là nhờ con đường nầy mà bọn lâm tặc, bọn kinh doanh gỗ lậu đã phá tan nát hết núi rừng Trường Sơn gây ra những trận lũ càng ngày càng dồn dập và khốc liệt cho vùng đồng bằng miền Trung.
Những tưởng sau hơn 35 năm, thế hệ những người quản lý sau nầy có học hành bài bản hơn. Nhưng những gì họ làm ra cho thấy phần lớn họ cũng chỉ là những cái đầu đất sét.
Trước hết là những con đường ven biển mà hầu như tỉnh nào có bờ biển cũng đua nhau làm để tăng quỹ đất. Những cái đầu đất sét ấy cứ đều đều cách mép biển chừng 100 mét là vẽ một con đường và cho như vậy là đẹp. Không có cái đầu nào hiểu rằng đường ven biển là con đường du lịch. Con đường đó phải có lúc ăn sát ra biển để có cảnh quan và có lúc đi sâu vào trong để tạo ra quỹ đất du lịch biển và để bảo tồn những làng ngư dân ven biển lâu đời.
Con đường từ Phan Thiết đến mũi Kê Gà là một minh chứng hùng hồn cho những cái đầu đất sét quy hoạch giao thông. Con đường ấy cứ đều đặn bò sát mép biển, chỗ nào mép đất nhô ra thì nhô ra theo, chỗ nào mép đất thụt vào thì thụt vào theo một cách ngây ngô. Con đường ấy làm cho đất phía bên biển quá hẹp không thể xây dựng công trình du lịch được, còn đất phía bên trong thì chỉ còn xây dựng nhà phố chứ không thể nào phát triển khách sạn lớn hoặc các khu resort, du lịch to đẹp đúng chuẫn được vì du khách muốn ra biển thì phải băng qua đường.(xem bản đồ đường từ Phan Thiết đi mũi Kê Gà)(hoặc xem đây).
Biển báo dưới chân cầu Thủ Thiêm, hướng đi Đại lộ Đông Tây với rất nhiều chữ khiến người đi đường khó có thể đọc hết nếu không dừng lại. Ảnh: H.C. /nguồn VNE

Một biển báo thay thế biển báo “cấm” ở trên được thành viên của một diễn đàn trên Internet đưa ra để dạy quan chức giao thông đầu đất sét.

Những thách thức đối với Đảng cộng sản Việt Nam

Hoàng Anh
Là đảng duy nhất và nắm quyền lãnh đạo tại Việt Nam, Đảng cộng sản VN đã mặc định về vị trí của mình trong toàn bộ quy trình quyền lực và ra quyết định cũng như kiểm soát hệ thống quản trị. Nhưng hiện nay Đảng cộng sản VN đang đối mặt với một số thách thức mà nếu có cái nhìn thật khách quan, sẽ dễ dàng cảm nhận ra tính nghiêm trọng hay không của nó.
Thách thức từ những xung đột lợi ích liên quan đến quyền sở hữu đất đai
Khiếu kiện đất đai không phải là vấn đề phức tạp duy nhất đối với Việt Nam, nhưng đây rõ ràng là một quả bom đối với toàn bộ cục diện. Chính quyền từ cấp cao nhất có vẻ đã không đủ sâu sắc để phân tích hết tín hiệu phát ra từ vụ nổ súng phản kháng ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, một trong khoảng trên 500 đơn vị hành chính cấp huyện trên cả nước. Trước rất lâu và ngay sau khi vụ việc được mệnh danh “Hoa cải đỏ” xảy ra, những vụ cưỡng chế tương tự đã và vẫn diễn ra theo nhiều mức độ khác nhau ở hầu như toàn bộ các huyện. Theo cách lý giải gần đây nhất từ bộ Thông tin Truyền thông trong hội nghị báo chí ngày 30/3 tại Quảng Ninh thì bản chất của vấn đề là: “Một số báo thông tin, bình luận có tính suy diễn, cho rằng, gốc của vấn đề, vụ việc là do sở hữu toàn dân về đất đai trong khi thực ra, nguyên nhân chủ yếu do nhận thức, thực hiện sai các quy định pháp luật đất đai về cho thuê đất, thu hồi đất, cưỡng chế đất cũng như do các quy định về quản lý đất đai thiếu đồng bộ, chống chéo, phức tạp” (trích Toàn văn Báo cáo Đánh giá Công tác Báo chí 2011).

Đây chính là quan điểm cuối cùng, được coi là kết luận của Đảng về vụ việc ở Tiên Lãng. Sự nhìn nhận này cho thấy sẽ không có bất cứ thay đổi hoặc tác động nào đến mối quan hệ giữa chính quyền và người dân ngay cả khi cách hành xử đáng xấu hổ của các quan chức ở Hải Phòng trong vụ tranh chấp chính là mẫu số chung trong mọi xung đột giữa hai nhóm lợi ích bất cân xứng: quan chức, doanh nhân cấu kết đối đầu với nhân dân lao động, nhất là những người nông dân có xu hướng tìm kiếm lợi ích dựa vào khai thác đất đai.
Không thể phủ nhận xung đột lợi ích là vấn đề chung đối với tất cả các xã hội có hoạt động kinh tế. Tạm cho rằng, sự xung đột lợi ích trong lĩnh vực đất đai là một mẫu xung đột có thể đại diện cho các hình thức khác, cũng giống tất cả các xã hội. Nhưng sự khác biệt lớn nhất giữa mô hình xung đột của Việt Nam với các mô hình xung đột được kiểm soát tốt khác chính là sự thiếu vắng một số yếu tố đảm bảo. Thứ nhất, các bên có lợi ích bị xung đột biết và hiểu rõ ràng về quyền lợi của mình. Thứ hai, có một thiết chế trung gian mang tính trọng tài đảm bảo quy trình thương lượng hoặc giải quyết. Và thứ ba, quan trọng nhất, là có được các nguyên tắc pháp lí chặt chẽ được đảm bảo thực thi, hay một chế độ Pháp quyền.
Hệ thống pháp luật thiếu chuẩn mực, được làm ra do tác động của các nhóm lợi ích luôn có khuynh hướng thao túng đã luôn là một đặc điểm trong quy trình làm luật ở Việt Nam. Hệ thống này trên thực tế là sự câu kết chặt chẽ giữa những doanh nhân bất lương và những quan chức trong bộ máy tham lam nhưng lại thiếu vắng hoàn toàn các tri thức và đạo đức của người làm công tác quản trị quốc gia. Sự tráo đổi lợi ích và quyền lực tạo thành một cơ chế đầu voi đuôi chuột đầy mập mờ đã biến nông dân, nhóm lợi ích có ít khả năng phản kháng nhất do thiếu tri thức và một công cụ bảo trợ đáng tin cậy trở thành con mồi để tiêu diệt. Sự đối trọng này là bất cân xứng đến mức trong một số trường hợp trở thành xung đột tiêu cực khi nhóm lợi ích nông dân phản kháng trong tình thế quẫn bách đường cùng. Việc gia đình anh nông dân Đoàn Văn Vươn phản kháng với quyết định cưỡng chế có động cơ cánh hẩu được chính quyền từ thành phố Hải Phòng, huyện Tiên Lãng đến xã Vinh Quang hậu thuẫn.
Xung đột này và cách giải quyết của chính quyền Trung ương đã cho thấy một sự nhầm lẫn đáng cảnh báo về vai trò thực sự của các bên. Một cách trực diện, có thể nhận ra ngay rằng thêm một lần nữa quán tính hành động theo mô thức “đóng cửa bảo nhau” lại được áp dụng. Nhà nước, thiết chế có vai trò trung gian đại diện đã tham gia xung đột với tư cách là một bên tranh chấp và hoàn toàn sao nhãng vai trò của mình là thiết chế bảo đảm trình tự của một quy trình chứ không phải bên tham gia các xung đột. Nó trở thành lực lượng hậu thuẫn cho đám khủng long doanh nghiệp, vốn luôn buông thả với lòng tham và các thủ đoạn của mình trên con đường tìm kiếm lợi ích. Áp lực này đã đẩy người nông dân, nói riêng, và các nhóm yếu thế khác đến bờ vực của sự khánh kiệt.
Bản chất của vụ việc Tiên Lãng hay hàng ngàn vụ “Tiên Lãng” khác ở cả khía cạnh địa lý và lĩnh vực chính là việc họ, các nhóm lợi ích, đã được giới hạn trong một khuôn khổ pháp lý hay chưa? Nói cách khác, đã đến lúc các lực lượng quản trị quốc gia, hàm nghĩa cả Đảng lãnh đạo hoặc Nhà nước thừa hành, phải lựa chọn một chỗ đứng có tính trung dung nhất: là thiết chế đại diện được ủy quyền phù hợp để điều hòa các mâu thuẫn. Điều này là sự thách thức thứ nhất của Đảng trong quy trình vận động của Việt Nam. Cách vô hiệu hóa quả bom này không phải chỉ đơn giản chỉ là lấp cát lên nó để không ai nhìn thấy.
Thách thức thứ hai là áp lực về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thông tin lan truyền theo tốc độ của sự tiến bộ về công nghệ truyền dẫn đã trang bị cho lòng yêu nước của người Việt Nam những chi tiết để soi sáng từng góc cạnh trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Dù có thể đã mai một nhiều đi trong khoảng gần một thế kỷ gần đây, nhưng không thể phủ nhận đã từng tồn tại ở Việt Nam một nền văn hóa nuôi dưỡng lòng yêu nước và một chủ nghĩa dân tộc rất bản lĩnh.
Trong khi các cấp lãnh đạo từ thượng tầng có vẻ như đã quay lưng lại với những tiếng nói yêu cầu một thái độ dứt khoát trong vấn đề chủ quyền biển đảo, thì trong môi trường hạ tầng, những tiếng thủ thỉ than oán về cách hành xử quá nhũn và nhu nhược của chính quyền đang nuôi dưỡng những căm giận. Thậm chí, nhiều cách đặt vấn đề đã được nêu ra mà tâm điểm chính là việc theo hay bỏ Trung Quốc với ý nghĩa là một mối quan hệ thuần phục liên quan đến việc còn Đảng hay mất Nước. Mâu thuẫn đã được nhận diện là, liệu Đảng có mâu thuẫn không khi chấp nhận mọi sự áp đặt ngày càng ít điều kiện từ phía Trung Quốc về mọi vấn đề mà quên đi rằng động cơ tồn tại của nước Việt Nam từ thời lập quốc luôn có một yếu tố cố định là thoát ra khỏi sự phong tỏa của gã hàng xóm tham lam và luôn nung nấu dã tâm đã thành thâm căn cố đế.
Đôi lúc, cách hành xử của nhà quản trị sẽ là định hướng cho các lực lượng đi theo khi họ nhận thức được rằng điều đó là thuận chiều với tư duy chung của tất cả. Nhưng không phải lúc nào người Việt Nam cũng tán thành cách cư xử của các nhà lãnh đạo trước áp lực của Trung Quốc. Thách thức của vấn đề này chính là chưa bao giờ người dân Việt Nam chấp nhận vị thế nô lệ của bất cứ một kẻ ngoại bang nào khác. Điều đó cho họ năng lực để theo dõi và đánh giá từng việc làm của Chính quyền Trung ương. Dù thơ ngây hay không thơ ngây khi các nhà cai trị ở thượng tầng làm ngơ trước việc Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Nam Việt Nam cũng là một tội lỗi không thể tha thứ. Quan hệ giữa chính quyền phía Bắc với chính quyền phía Nam có lẽ đã không tốt đẹp khi mỗi bên đại diện cho một ý thức hệ. Nhưng có điều gì đó để các nhà lãnh đạo miền Bắc quên đi một nguyên tắc của sự tồn vong cho một quốc gia như Việt Nam là: Khi bất cứ kẻ cướp nước nào xâm phạm phần lãnh thổ của mình dù chỉ là một cái chạm đầu tiên của mũi giày chúng, tất cả sẽ phải là người Việt Nam.
(Quan hệ giữa Trung Hoa lục địa và Đài Loan trong mối tương quan tranh chấp chủ quyền biển Nam Trung Hoa là một bài học tinh tế. Có thể Đài Bắc và Bắc Kinh đối lập với nhau về nhiều điểm liên quan đến kinh tế, văn hóa, thương mại… Nhưng họ hầu như không bao giờ lên tiếng phủ nhận khi bên kia tuyên bố chủ quyền trên các đảo trong khu vực tranh chấp).
Năm 2011, bất chấp sức ép từ Bắc Kinh lên bộ máy chính quyền Hà Nội, 11 cuộc biểu tình vẫn diễn ra liên tiếp nhằm thể hiện khát vọng được cất tiếng nói với thái độ cương quyết về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trước khi nó bị dập tắt bởi vô số mánh khóe của an ninh trong nước, một sự thức tỉnh mạnh mẽ cùng với nhiều thông tin đã được truyền đến người dân theo những lớp lang khá cụ thể. Gần đây nhất, khi các nỗ lực nhằm vinh danh và tưởng nhớ những anh hùng đã hy sinh trong cuộc chiến chớp nhoáng năm 1988 đều bị chính quyền ngăn chặn, làn sóng yêu nước vẫn ngấm ngầm tồn tại trên không gian Internet. Hiệu ứng và quy mô của chúng có lẽ đã lớn đến mức tất cả đều có thể nhận ra sẽ là một lời thách thức từ chính các nhà lãnh đạo đối với nhân dân của mình khi họ lựa chọn làm hài lòng Bắc Kinh và tiếp tục đàn áp những tiếng nói yêu nước chân chính của nhân dân.
Vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa chắc chắn sẽ không bị xóa đi theo cách nhân viên nghành an ninh trong nước bắt bớ, nạt nộ nhân dân để họ thôi đi biểu tình hoặc đấu tranh theo những phương pháp hòa bình. Ngay cả khi các chuyên gia an ninh dùng thủ đoạn xấu xa nào nhằm ngăn cản một cuộc gặp mặt của những người biểu tình hay một trận đá bóng giữa họ, mọi chuyện cũng sẽ chỉ làm tăng mối nghi ngờ về tác dụng của miếng bả mà Bắc Kinh đã ma lanh trộn vào. Xem ra, thách thức thứ hai cũng đã quá rõ. Việc quả bom nổ hay không nổ dĩ nhiên không phụ thuộc vào việc anh đặt đầu của nó quay về hướng Bắc hay hướng Tây.

Chính Đảng nào sẽ lãnh đạo đất nước trong tương lai?

Lê Nguyên Bình (ĐVDVN) Trong tiến trình đấu tranh giải trừ nạn độc tài, tham ô và bất công ở nước ta, thắc mắc thường thấy của khá nhiều người là tổ chức chính đảng nào sẽ đạt được thành công và có đủ khả năng lãnh đạo đất nước trong tương lai. Trong thực tế, tuy diễn biến Việt Nam tuỳ thuộc vào vô số yếu tố khác nhau song đất nước sẽ được thay đổi bởi công sức của nhiều tập thể, thành phần xã hội chứ không riêng từ tổ chức nào. Mặt khác, với thể chế dân chủ pháp quyền, chính phủ mới sẽ được lãnh đạo bởi nhân tài từ các chính đảng được đồng bào tín nhiệm nhiều nhất qua lá phiếu dân chủ; chứ không phải là một đảng nào đó sẽ độc quyền thay thế đảng CSVN.
Kể từ tháng 5/1975, một số chính đảng và tổ chức đấu tranh tân lập đã được thành hình ở trong nước, kể cả một số tổ chức tuy không xưng danh "đảng" song có cơ cấu và chủ trương hoạt động như một chính đảng. Dù là công khai hay bí mật, và dù đã được công luận biết đến nhiều hay chưa, hoạt động của các chính đảng, tổ chức, phong trào đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đấu tranh đối kháng với chế độ độc tài toàn trị.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, sự đóng góp của nhiều vị trí thức, nhân sĩ đã thành hình một hàng ngũ đối kháng mới hoạt động song hành với các chính đảng, tổ chức. Vai trò của cộng đồng Bloggers cũng đã có nhiều đóng góp to lớn cho công cuộc dân chủ hóa đất nước. Một số người có triển vọng trở thành nhân tố cho hàng ngũ lãnh đạo quốc gia trong tương lai, dù tất nhiên sẽ phải trải qua vô số thử thách thực tế trên con đường đấu tranh chính trị đầy cam go và phức tạp. Bởi lẽ, học vị, địa vị, tài hùng biện... là những yếu tố thuận lợi song khả năng tổ chức, điều hành, lãnh đạo... là những yếu tố không thể thiếu để đóng các vai trò mang tầm vóc quốc gia. Tham gia các chính đảng hiện hữu, hay tự thành lập những tổ chức chính trị mới, sẽ là sự chọn lựa phải có của những nhân tài này.
Nhưng dù các thành phần sinh hoạt chính trị có thay đổi ra sao, vai trò của các chính đảng vẫn không thay đổi. Ở hiện tại, với nhu cầu bảo toàn an ninh cho các cơ sở ở nội địa, vai trò mặt nổi của các tổ chức chính trị đối kháng với CSVN đang có khá nhiều giới hạn. Tuy nhiên, một khi điều kiện hoạt động ở trong nước không còn quá khó khăn như hiện nay, các chính đảng sẽ xuất hiện và hoạt động như ở các nước đang phát triển khác. Hoàn cảnh hiện tại có thể giới hạn hoạt động song vai trò và trách nhiệm của các tổ chức chính đảng vẫn luôn là nhu cầu.
Tính quan trọng của các chính đảng đấu tranh có thể nhìn thấy qua thái độ và phản ứng của nhà cầm quyền CSVN đối với những tổ chức chính đảng đang có hoạt động mạnh ở trong nước. Những bản án nặng nề áp đặt lên thành viên các chính đảng cho thấy chế độ rất sợ sự hoạt động của các tổ chức chính đảng.

Liệu Việt Nam sẽ thay đổi theo Miến Điện?


2012-04-05
Câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có thể đi theo con đường của Miến Điện để thay đổi?
RFA PHOTO
Bà Aung San Suu Kyi nói chuyện với người ủng hộ tại trụ sở NLD ở Rangoon, hôm 02 Tháng 4 năm 2012.



Việc bà Aung San Suu Kyi và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ vừa thắng trong cuộc bầu cử bổ sung và sắp sửa chính thức bước vào hệ thống lãnh đạo Miến Điện đã mở ra nhiều hy vọng thay đổi chính trị, dân sự cho các nước khác, bao gồm Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có thể đi theo con đường của Miến Điện để thay đổi? Quỳnh Chi tìm hiểu và tường trình.

Đường dẫn của sự thay đổi?

Lần đầu tiên sau khoảng 5 thập kỷ nước này bị thống trị bởi quân đội, lá phiếu của người dân Miến Điện mang đúng ý nghĩa. Chiến thắng này cùng với những thay đổi gần đây của Miến Điện hứa hẹn sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho nước này, đặc biệt là vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền. 
Nói về sự thay đổi thì những nhà lãnh đạo Miến Điện thấy rằng sự thay đổi là có lợi cho nước họ và cho họ. Và có một số điều kiện khiến cho họ thay đổi được. 
Nguyễn Mạnh Hùng
Mặc dù chính phủ Việt Nam luôn khẳng định quyền con người được bảo đảm trong Hiến pháp và thực tế, những lời kêu gọi cải thiện nhân quyền của các nhà lập pháp Hoa Kỳ, từ EU, và các tổ chức bênh vực nhân quyền trên thế giới cùng tình trạng đàn áp các tiếng nói đối lập tại Việt Nam phần nào cho thấy cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam còn chưa kết thúc. 
Con đường tiến đến dân chủ của Miến Điện được đánh giá là đang chỉ ở bước sơ khởi và còn khá nhiều ý kiến dè dặt bằng chứng là cấm vận từ phương Tây vẫn chưa được bãi bỏ. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề nhiều người Việt Nam đang đặt trọng tâm thắc mắc mà là liệu con đường dẫn đến sự thay đổi tại Miến Điện sẽ là một con đường dẫn đến sự thay đổi tại Việt nam?

Các nhân sĩ trí thức đề nghị đối thoại với chính quyền Hà Nội


Việt Hà (RFA) - Sáng ngày 5 tháng 4 vừa qua, một nhóm 25 nhân sĩ trí thức yêu nước đã gửi một văn bản đề nghị đối thoại với đại biểu quốc hội, Bí thư thành ủy Hà nội Phạm Quang Nghị về việc thực thi các quyền cơ bản của công dân tại địa bàn Hà Nội. Phóng viên Việt Hà từ Bangkok gửi về bài tường trình.

25 nhân sĩ trí thức yêu nước vừa ký tên vào một bản đề nghị đối thoại với Bí thư thành ủy Hà nội, Phạm Quang Nghị vào ngày 3 tháng 4 vừa qua, yêu cầu chính quyền Hà nội gặp gỡ và trao đổi với người dân về việc thực hiện những quyền tự do cơ bản tại địa bàn Hà Nội. 

Người dân bị đối xử tệ

Bản kiến nghị lần này quy tụ những tên tuổi lão thành cách mạng, những người đã phục vụ chính quyền nhiều năm như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, bà Lê Hiền Đức, giáo sư Chu Hảo, những trí thức yêu nước như tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Ngô Đức Thọ, tiến sĩ Nguyễn Quang A. 

Bà Lê Hiền Đức, người đã tham gia ký tên vào bản đề nghị này cho biết:

Bà Lê Hiền Đức: tôi có ký tên vào thư đề nghị đối thoại với đại biểu quốc hội, đồng thời là bí thư thành ủy Hà Nội, Phạm Quang Nghị. Đây là một việc làm rất bình thường bởi như Bác Hồ đã nói là cán bộ là đầy tớ của nhân dân, và vì thế dân yêu cầu thì đầy tớ phải đáp ứng. Nếu được gặp, chúng tôi sẽ chất vấn ông bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị về chính quyền Hà Nội đã đối xử rất tệ với công dân yêu nước.

Vợ con của 21 ngư dân Lý Sơn bị Trung Quốc bắt giữ ngoài Hoàng Sa mỏi mắt trông chồng, cha. Ảnh: Văn Mịnh. Laodong.com

Văn bản đề nghị đã đề cập trực tiếp đến trường hợp chị Bùi Minh Hằng, người đã bị chính quyền bắt giam vì tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc vào giữa năm ngoái. Cũng theo văn bản này, chính quyền Hà Nội đã không có trả lời theo quy định của pháp luật đối với đơn khiếu nại đến chủ tịch UBND Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo, của chị Bùi Hằng đề ngày 18 tháng 12 năm 2011. Những người làm đơn cho rằng những gì đang diễn ra tại Hà Nội là rất hệ trọng vì nó có liên quan đến những quyền căn bản của người dân đã được quy định trong hiến pháp Việt Nam.

Các nhân sĩ trí thức đề nghị chính quyền thành phố Hà Nội bố trí cuộc gặp với đại diện nhân sĩ trí thức vào trung tuần tháng 4 này.

Nếu đề nghị của các nhân sĩ trí thức được chính quyền Hà Nội nhìn nhận nghiêm túc, thì có nghĩa đây là lần thứ hai chính quyền Hà Nội phải đối thoại với 25 nhân sĩ trí thức yêu nước.

Vào ngày 27 tháng 8 năm ngoái đại diện của 25 nhân sĩ trí thức đã gặp các lãnh đạo thành phố Hà Nội, sau khi nhóm nhân sĩ trí thức này đưa ra một bản kiến nghị vào ngày 18 tháng 8 phản đối thông báo trái pháp luật của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấm người dân Hà Nội biểu tình phản đối Trung Quốc.

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Trung Quốc công khai tuyên bố có kế hoạch du lịch ra Hoàng Sa


Quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông, nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông, nơi tranh chấp
 chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Ảnh RFI
Đức TâmHôm qua, 04/04/2012, lần đầu tiên, một quan chức của tỉnh Hải Nam Trung Quốc công khai tuyên bố là tỉnh này có kế hoạch đưa du khách tới quần đảo Hoàng Sa, ở Biển Đông, trong năm nay.
Theo Reuters, trên đài phát thanh Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Cương, phó giám đốc sở Du lịch tỉnh Hải Nam nói: « Kế hoạch tổng thể đang được soạn thảo và một kế hoạch cụ thể cũng đang được tiến hành; chúng tôi hy vọng là trong năm nay, chúng tôi có thể mở du lịch đường biển tới quần đảo Hoàng Sa ».
Phát biểu trên đây của ông Đặng đã được nhiều cơ quan truyền thông của Trung Quốc đăng lại, kể cả Trung Quốc Tân Văn Xã, hãng thông tấn lớn thứ hai, sau Tân Hoa Xã.
Báo chí Trung Quốc cho biết là trong tháng Ba vừa qua, một quan chức cấp cao, ông Vương Chí Phát, thứ trưởng, phó chủ nhiệm Cơ quan Du lịch Quốc gia Trung Quốc cũng đã tuyên bố: «Phát triển du lịch quần đảo Hoàng Sa sẽ giúp chúng ta bảo vệ biên giới và chứng tỏ sự hiện hữu về chủ quyền của chúng ta ở đây ».
Theo giới phân tích, sự kiện Trung Quốc có ý định mở du lịch tới quần đảo Hoàng Sa sẽ gây căng thẳng trong quan hệ với Việt Nam và các nước láng giềng khác.
Tranh chấp về chủ quyền tại Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc có từ lâu. Tháng Giêng năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực tấn công, chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, lúc đó đang do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý.

TRUNG QUỐC KÊU GỌI VIỆT NAM "XỬ LÝ ỔN THỎA" BIỂN ĐÔNG



Các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông được đưa vào nghị trình Hội đảm Trung - Việt tại hội nghị Bác Ngao, 2012.
TQ kêu gọi VN 'xử lý ổn thỏa' Biển Đông
BBC - Một Phó Thủ tướng Trung Quốc vừa kêu gọi Việt Nam cùng nước này "xử lý ổn thoả" tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Nam Hải, theo trang web của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc - CRI.
người đồng nhiệm TQ  Lý Khắc Cường tại Hội nghị 
Bác Ngao 2012


Phát biểu trên của ông Lý Khắc Cường được đưa ra hôm 31 tháng Ba tại hội nghị thường niên năm 2012 Diễn đàn châu Á Bác Ngao, tổ chức ở Hải Nam, Trung Quốc, khi ông hội kiến với người đồng nhiệm Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Ông Lý, người cùng giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc được Đài CRI trích thuật hối thúc "Trung-Việt xử lý ổn thoả vấn đề Nam Hải, giữ gìn quan hệ hai nước phát triển lành mạnh ổn định."

"Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng cùng nỗ lực với Việt Nam, tăng cường các chuyến đi thăm cấp cao, thúc đẩy sự hợp tác thiết thực, thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển về phía trước."
Hôm 28/3, vẫn Đài CRI của Trung Quốc dẫn lời quan chức Cục ngư chính biển Nam Hải (Biển Đông) thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đề cập một diễn biến gần đây, trong đó chính quyền Trung Quốc bắt giữ một số ngư dân của Việt Nam tại vùng biển tranh chấp ở khu vực Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.

"21 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ do xâm nhập lãnh hải Trung Quốc và tác nghiệp đánh bắt cá bằng thuốc nổ luôn nhận được sự quan tâm nhân đạo của Trung Quốc, trong đó có một ngư dân Việt Nam bị ốm đã được điều trị kịp thời," CRI trích lời Phó Cục trưởng Lưu Thiêm Vinh nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 27/3. 

Bài đăng phổ biến