Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Trao Tuyên bố 258 cho Đại sứ quán Mỹ

 
Mạng lưới blogger Việt Nam - Vào 2h chiều ngày thứ tư, 24/7/2013, một số blogger đã có cuộc gặp với Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội để trao bản Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam, gọi tắt là Tuyên bố 258.

Có bốn blogger là Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Vũ Hiệp, Lê Dũng và Lã Việt Dũng. Phía Đại sứ quán Mỹ có hai quan chức cấp cao. (Đại sứ David Shear đang ở Mỹ để đón Chủ tịch Trương Tấn Sang).

Tại cuộc gặp, bốn blogger đã trao Tuyên bố 258 cùng danh sách hơn 100 người ký tên chung. Có thể coi bản Tuyên bố này là hành động tập thể đầu tiên của giới blogger chính trị ở Việt Nam nhằm nói lên quan điểm của mình trước việc Nhà nước Việt Nam tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016. 

Bốn blogger cho biết, họ gồm hai người làm kinh doanh và hai sinh viên hiện đang sinh sống ở Hà Nội. Họ chỉ là những công dân Việt Nam bình thường, mong muốn được góp tiếng nói vào bản Tuyên bố để từ đó vận động sự giúp đỡ, ủng hộ của Liên Hợp Quốc, của nước Mỹ và các tổ chức quốc tế, bạn bè quốc tế trong việc thúc đẩy Chính phủ Việt Nam cải thiện các quyền tự do của nhân dân. 

Phía Sứ quán nói rằng Washington hiểu tình hình nhân quyền tại Việt Nam hiện nay đang như thế nào, cũng như hiểu không khí chính trị thời điểm này rất nhạy cảm với những vấn đề Việt Nam gặp phải. Họ cũng đề cập cả tới tình trạng của blogger Điếu Cày. (Ông Điếu Cày hiện đã tuyệt thực sang tới ngày thứ 32 trong tù). Theo quan chức của Đại sứ quán, Washington từng nhiều lần đề cập tới chuyện nhân quyền khi làm việc với Việt Nam. Hai ông bày tỏ hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho Việt Nam. 

Có thể coi đây là một sự kiện rất ý nghĩa, bởi nó diễn ra đồng thời với chuyến thăm Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. 

Sau cuộc gặp hôm nay với cơ quan đại diện ngoại giao Hoa Kỳ, trong thời gian tới, mạng lưới blogger dự kiến sẽ tiếp tục đến gặp các đại sứ quán khác ở Việt Nam, cũng như các tổ chức quốc tế về nhân quyền, để trao tận tay Tuyên bố 258.
Mạng lưới blogger Việt Nam

http://tuyenbo258.blogspot.com/

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Lãnh đạo Việt Nam cấp tốc sang Mỹ sau thất bại của chuyến công du Trung Quốc

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cùng phu nhân, bà Michelle Obama chụp hình kỷ niệm với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và phu nhân, bà Mai Thị Hạnh, trước khi khai mạc thượng đỉnh APEC tại Hawaï ngày 12/11/2011.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cùng phu nhân, bà Michelle Obama chụp hình kỷ niệm với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và phu nhân, bà Mai Thị Hạnh, trước khi khai mạc thượng đỉnh APEC tại Hawaï ngày 12/11/2011.
REUTERS/Larry Downing

RFI
Vì sao Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, ngay sau chuyến công du Trung Quốc hồi trung tuần tháng Sáu, đã vội vã lên lịch đi thăm Hoa Kỳ, với một cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama dự trù ngày 25/07/2013 ? Giải thích về tính chất gấp rút đó, có nhà phân tích cho rằng chính mối đe dọa đến từ Trung Quốc – ghi nhận nhân chuyến công du Bắc Kinh của ông Trương Tấn Sang - đã thúc đẩy giới lãnh đạo Việt Nam cấp tốc cử ông qua Mỹ.

Đây là giả thuyết được ký giả Mỹ David Brown, nguyên là một nhà ngoại giao phục vụ tại Việt Nam, nêu lên trong bài viết Vietnam Between Rock and A Hard Place (tạm dịch : Việt Nam trên đe dưới búa) đăng ngày 18/07/2013 trên trang web YaleGlobal của Đại học Yale nổi tiếng tại Hoa Kỳ.
Mỹ muốn Việt Nam cải thiện nhân quyền, Bắc Kinh muốn Hà Nội từ bỏ chủ quyền trên Biển Đông
Bối cảnh quan hệ tay ba Việt Nam Trung Quốc và Hoa Kỳ đã được YaleGlobal nêu bật trong phần dẫn nhập :
« Việt Nam – với mục tiêu hiện đại hóa cho 92 triệu người dân của mình – đang dao động giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong quan hệ kinh tế và quân sự. Cả hai đại cường đều chờ đợi đất nước Cộng sản nhỏ này chấp thuận một số yêu cầu cụ thể : Mỹ muốn Việt Nam cải thiện nhân quyền và tự do dân chủ, trong khi Trung Quốc lại muốn Việt Nam từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình tại Biển Đông. Yêu cầu nào cũng gây nên một sự phản đối bên trong Việt Nam khiến cho một hành động cân bằng giữa hai bên không dễ dàng.
Mỹ cố không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng sự dè dặt của Mỹ trong việc phê chuẩn Hiến chương Liên Hiệp Quốc về Luật Biển không giúp giảm bớt tranh cãi giữa các nước trong khu vực về chủ quyền biển đảo. Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã đi thăm Trung Quốc vào giữa tháng Sáu và sau đó, đã dự kiến một chuyến đi Hoa Kỳ - vốn chỉ được loan báo trước một thời gian ngắn - nơi mà các cựu chiến binh thời chiến tranh Việt Nam đang phụ trách ngành ngoại giao và quốc phòng.

Điếu Cày tuyệt thực sang ngày thứ 30 liên tiếp, mạng sống chỉ còn tính từng giờ


Danlambao - Ngay trong sáng nay, 22/7/2013, chị Dương Thị Tân và con trai Nguyễn Trí Dũng sẽ trực tiếp đến trụ sở Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An để gửi đơn khẩn cấp, đồng thời chất vấn về việc tiếp nhận và giải quyết đơn thư tố cáo của blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải.

Cả tuần nay, chị Tân và các con hoang mang như ngồi trên đống lửa. Từng giờ trôi qua là những nỗi lo âu, hồi hộp. Điếu Cày đã tuyệt thực sang đến ngày thứ 30 liên tiếp trong tình trạng biệt giam kỷ luật. Đến hôm nay, 22/7, không có dấu hiệu nào cho thấy Điếu Cày ngưng tuyệt thực. Mạng sống của anh đã hết sức nguy kịch và chỉ còn tính từng giờ.

Là một người cương trực, Điếu Cày sẽ đấu tranh đến chết để đòi công lý. Trong khi đó, CA trại giam số 6 vẫn tỏ ra chây lỳ, tiếp tục dùng mọi thủ đoạn để ép bằng được Điếu Cày phải ký tên vào lá đơn 'nhận tội'.

Trước tình hình vô cùng cấp bách, chị Dương Thị Tân và gia đình sẽ đấu tranh đến cùng để yêu cầu viện kiểm sát tỉnh Nghệ An phải giải quyết nhanh chóng, bởi hiện nay tính mạng của blogger Điếu Cày như 'nghìn cân treo sợi tóc', có thể chết bất cứ lúc nào. 

Trong buổi làm việc hôm 20/7, một cán bộ trại giam tên Nguyễn Văn Diệu (cấp bậc đại úy) đã khẳng định với gia đình "Chúng tôi đã chuyển đơn của ông Hải đến Viện Kiểm sát". Tuy nhiên, cho đến nay đơn tố cáo vẫn chưa được giải quyết, nhiều khả năng các lá đơn đã bị công an trại giam ém nhẹm nhằm che dấu việc làm sai trái.
Hôm nay đã tròn 30 ngày Điếu Cày tuyệt thực, cũng là thời điểm mà phái đoàn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang chuẩn bị lên máy bay sang Mĩ. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến CA trại giam dùng mọi thủ đoạn ép buộc Điếu Cày phải nhận tội, mục đích để lừa gạt dư luận quốc tế.

THƯ GỬI CTN TRƯƠNG TẤN SANG NHÂN CHUYÊN CÔNG DU HOA KỲ SẮP TỚI

Kính gửi Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nhân chuyến công du Hoa kỳ sắp tới

Chúng tôi, những người Việt Nam trĩu nặng ưu tư về vận nước, đang băn khoăn theo dõi những diễn biến mới về thời cuộc trong nước và trên thế giới, bày tỏ với Chủ tịch Nước nhân chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới một số suy nghĩ sau đây:
1. Cuộc công du của Chủ tịch Nước lần này diễn ra trong bối cảnh của những hoạt động quốc tế dồn dập ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới, đặc biệt là cuộc hội đàm riêng giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Obama, rồi chuyến công du của Chủ tịch Nước đến Trung Quốc và k‎ý‎ kết Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc.
Những cam kết đưa ra trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc chưa ráo mực thì ngay lập tức trên Biển Đông, các tàu hải giám của Trung Quốc đã rượt đuổi và hành hung tàu cá của ngư dân ta đang hành nghề trên vùng lãnh hải của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. Hành động ngang ngược này diễn ra đồng thời với việc họ tổ chức cấp phát giấy chứng minh nhân dân và giấy cư trú đợt đầu cho người Trung Quốc ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”, mà ngay khi họ thành lập, Việt Nam đã tuyên bố rõ ràng rằng việc làm này của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hoàn toàn vô giá trị.


Đây là một hành động có tính toán thể hiện rõ âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt của giới cầm quyền Bắc Kinh, cho nên không thể trông mong vào điều mà người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ta tuyên bố “khi đường dây nóng đi vào hoạt động, hai bên sẽ có thể nhanh chóng, kịp thời trao đổi thông tin và biện pháp xử lý các vụ việc phát sinh đột xuất liên quan đến nghề cá”. Làm sao có thể tin vào giới cầm quyền Trung Quốc khi họ nói một đằng, làm một nẻo? Vì vậy, tuyệt đối không thể để cho những “cam kết”, những “tuyên bố” với Trung Quốc trong thời gian vừa qua phủ bóng và ảnh hưởng xấu tới cuộc công du của Chủ tịch Nước đến Hoa Kỳ lần này.
Chừng nào các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn lướng vướng trong vòng kiềm tỏa của “mười sáu chữ”, “bốn tốt” nhằm che đậy thủ đoạn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, chừng ấy Việt Nam vẫn bị đẩy vào quỹ đạo Trung Quốc, đất nước sẽ vẫn còn trầm luân. Nếu lại chỉ dựa vào những giải pháp như kiểu “đường dây nóng” thì e chỉ có thể dẫn tới việc trói tay trói chân người yêu nước đang quyết liệt đấu tranh vạch mặt mưu đồ đen tối của kẻ xâm lược, khác nào những thỏa thuận ngầm nhằm làm suy giảm ý chí quật cường bất khuất của toàn dân Việt Nam, đang phẫn nộ vạch trần những thủ đoạn xấu xa, lừa mị.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Lý do blogger Điếu Cày tuyệt thực

Cập nhật: 07:30 GMT - chủ nhật, 21 tháng 7, 2013
Con trai blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải, nói ông tuyệt thực để đòi chính quyền giải quyết đơn khiếu nại về quyết định biệt giam.
Ông Nguyễn Văn Hải hiện đã tuyệt thực sang ngày thứ 29 và ở trong tình trạng 'rất yếu'.
Con trai ông Hải, anh Nguyễn Trí Dũng, vừa có cuộc tiếp xúc kéo dài chưa đầy 5 phút với cha mình hôm thứ Bảy 20/7 tại trại giam số 6, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Anh cho BBC hay ông Hải tuyệt thực là để phản đối việc Viện Kiểm sát Nhân dân Nghệ An không giải quyết đơn khiếu nại của ông. Lý do khiếu nại là ông Nguyễn Văn Hải bị 'quản lý trại giam ép ký vào một bản nhận tội và khi ông không ký thì bị quyết định biệt giam ba tháng".
"Quyết định như vậy là hoàn toàn trái pháp luật," anh Nguyễn Trí Dũng nói.
Theo anh, chỉ có thể biệt giam nếu tù nhân bị tâm thần, bị bệnh truyền nhiễm hay vi phạm kỷ luật nhiều lần; mà cả ba lý do đó ông Hải đều không phạm phải.
Con trai ông cho biết ông Hải sẽ chỉ ngừng tuyệt thực khi chính quyền giải quyết đơn khiếu nại của ông.

Chờ đợi lâu

Anh Nguyễn Trí Dũng nói với BBC từ Sài Gòn rằng sau một thời gian chờ đợi rất lâu anh và mẹ anh, bà Dương Thị Tân, mới đước phép vào trại thăm ông.
"Thế nhưng chỉ em được gặp cha, còn mẹ em bị tách riêng ra."
Anh Dũng mô tả cha mình rất yếu, không đứng dậy vẫy tay chào con như mọi lần, mà phải chống tay lên bàn mới ngẩng đầu lên nói chuyện được.
"Trí óc cha em vẫn rất minh mẫn, có điều sức yếu nên không nói dõng dạc được."
"Da cha em cũng rất xanh, ngả sang màu tím, chứng tỏ sức khỏe rất đáng lo ngại."
Hồi tháng 9/2012, ông Nguyễn Văn Hải bị xử 12 năm tù giam vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Phiên phúc thẩm tháng 12/2012 giữ nguyên bản án này.
Trước đây, ông đã phải chịu án 30 tháng tù vì tội Trốn thuế và vẫn bị giam từ khi mãn hạn tháng 10/2010.
Chính phủ một số nước phương Tây và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã bày tỏ quan ngại trước bản án đối với ông Nguyễn Văn Hải cũng như những nhà hoạt động ở Việt Nam vốn chỉ bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa.

Bài đăng phổ biến