Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Bài báo lạ trên Tạp chí Cộng sản về Sở hữu đất đai, đã bốc hơi.

"Khái niệm sở hữu toàn dân không phải là khái niệm pháp lý, cũng không phải là khái niệm kinh tế, mà là khái niệm mang tính chính trị...Công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai là phù hợp với xu hướng của thời đại" - PGS, TS. Trần Thị Cúc

Về quyền sở hữu đất đai trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Cập nhật lúc 09:59, Thứ Năm, 07/03/2013 (GMT+7)
Trong quá trình đưa Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ra thảo luận và lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, vấn đề sở hữu đất đai là một nội dung quan trọng, được người dân đặc biệt quan tâm.

Về khái niệm sở hữu


Sở hữu là một phạm trù kinh tế - chính trị cơ bản, chỉ mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải. Nó đồng thời là một hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải và được luật hóa thành quyền sở hữu, được thực hiện theo một cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu. Quyền sở hữu bao gồm ba quyền sau: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Ba quyền này có thể do chủ sở hữu thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Người ủy quyền và người được ủy quyền phải thống nhất ý chí với nhau, nếu vượt quyền thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận.

Trong quá trình thảo luận toàn dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, vấn đề sở hữu đất đai là một nội dung quan trọng, được người dân quan tâm. Bởi vì, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng của người nông dân, là đầu vào của quá trình sản xuất và dịch vụ. Chế định đất đai luôn được ghi nhận trong các bản hiến pháp của nước ta. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lịch sử, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định chủ thể, khách thể, nội dung của quyền sở hữu đất đai khác nhau.

Quyền sở hữu đất đai qua các bản hiến pháp Việt Nam

Điều 12 Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. Tài sản được quan niệm gồm động sản và bất động sản. Như vậy, quyền tư hữu về tài sản như một quyền tự nhiên của con người, được Nhà nước công nhận và bảo vệ bằng Hiến pháp.

Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 quy định: “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất của nông dân”. Và chỉ có “đất hoang” mới coi là sở hữu toàn dân (Điều 14 Hiến pháp năm 1959).

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

“Vinh danh” hay tiếp tay cho cái xấu ?

 ” … một số “giải thưởng quốc tế”, do một số tổ chức nước ngoài trao cho một số người có hành vi vi phạm pháp luật, … đó là trường hợp của những người như Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi.” 
“Riêng với Huỳnh Ngọc Chênh, nhân vật này tỏ ra rất hí hửng và đắc thắng với “vinh dự” của mình, nên đã đi quá xa khi phát biểu tại lễ trao giải “Công dân mạng 2013″, đã lớn tiếng vu cáo Nhà nước Việt Nam cản trở  các blogger, hạn chế tự do báo chí, cho rằng ở Việt Nam không có báo chí tư nhân nên các thông tin đăng tải trên báo chí đều theo định hướng của Ðảng cầm quyền!”




Triệu tập để uống trà ?

Tác giả/Nhân vật:  |15-03-2013| 
Không ngờ cơ quan an ninh điều tra của TP bỏ thời gian , phung phí một cán bộ điều tra cấp tá đầy triển vọng để uống trà loanh quanh với một thằng tép riu như Buôn Gió, chuyện về nước mưa pha trà, trà ngon như thế nào, pha ra sao, nước trà phải thế nào…loanh quanh hết buổi sáng.
 Lúc nhận giấy triệu tập mình đã bảo không đi, chả cần nhìn giấy, mình lật mặt sau bảo tôi sẽ viết vào đây là vì cán bộ an ninh điều tra thu giữ máy móc của tôi không trả, nên bao giờ trả thì tôi đi làm việc. Còn chưa trả thì có triệu tập giời tôi cũng không đi, muốn làm gì thì làm.
 Nào ngờ anh cán bộ đưa giấy lật lại giấy triệu tập mặt chính thì lý do là lên làm việc về số thiết bị thu giữ.
 Thế là cân nhắc rồi đi lên xem đồ đạc thế nào, trước khi đi anh cán bộ đưa giấy còn nói – Người ta gọi anh lên để trả đồ đấy mà.
 Đến nơi uống trà , hỏi thăm sức khoẻ, loanh quanh có ông nói chuyện về đất đai, dự án chỗ này chỗ kia , rồi cho mình xem cả hồ sơ đất. Mình có phải cò đất đâu mà quan tâm, đất đai là của trời, ai có lộc thì tất sẽ có. Chả phải của mình, chả phải có phần mình nên không quan tâm.
 Một lúc gợi ý về đất đai của bên này, bên kia chán chê, rồi bảo làm đơn kê khai số đồ đạc tự nguyện giao nộp cho cơ quan an ninh. Gân cổ cãi – ông đông người thu của tôi chứ tôi giao nộp gì, thử lúc đó ông 6 người tôi chỉ cần 4 người thôi xem tôi có tự nguyện hay không.
 Cuối cùng và tất nhiên trong đơn ghi là bị thu giữ.
 Cán bộ lại lấy giấy tờ ra bảo – trước khi trả anh đồ thì chúng tôi hoàn tất chút thủ tục, hỏi lại về từng thứ đồ mà anh mang theo nguồn gốc, hiện trạng thế nào.?
 Hỏi mãi mới xong, rồi cán bộ bảo đợi chút xin ý kiến lãnh đạo trả đồ. Trước khi đi lại còn thêm phần cam kết không được về viết, kể, trả lời ai về việc làm việc với cơ quan an ninh. Mình bảo thế các ông làm không minh bạch à mà phải cấm? Cán bộ bảo trong luật có ghi thế. Ừ luật có ghi, nhưng tôi cũng phải kể là tôi làm việc ở đâu, chỗ nào. Chứ không kể nhà tôi tưởng tôi đi đánh bạc, đi hít heroin thì sao? Cán bộ điều tra bảo thì anh chỉ được phép kể là lên đây làm việc, chứ không được kể chi tiết như mọi lần anh về kể chả sót câu nào.
 Lúc sau cán bộ đi về nói
 - Thôi ông cứ về đi, một hai hôm nữa trả.
 Mình suýt gào lên chửi vì quá uất, cứ tưởng là nhận đồ về, còn vác cả balo theo đựng. Mình nhìn cái balo uất quá nói.
 - Tôi không cần nữa, từ giờ tôi không làm việc gì nữa, coi như tôi mất số đồ này. Từ giờ cứ gửi lệnh bắt chứ đừng gửi giấy triệu tập nữa.
 Anh cán bộ xoa dịu.
 - Thôi lần sau anh không phải mang balo, có cái túi đựng trước cũng đẹp mà, chỉ hai ba hôm là trả anh thôi. Cứ về đi rồi tôi gọi.
 Thế là đành ra về tay không, mất toi buổi sáng. Về mới biết ở ngoài tượng đài Lý Thái Tổ sáng ấy mọi người tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma.
 Kể ra bản lĩnh thì chấp nhận mất mẹ số đồ đấy, đổi lại là từ giờ có giấy triệu tập vin cớ ấy không đi, muốn làm gì thì làm lại hay. Bao giờ mang đồ đến nhà trả thì tính sau.
Người Buôn Gió
14-03-2013
Theo Blog Người Buôn Gió

Nguồn:http://hung-viet.org/blog1/2013/03/15/trieu-tap-de-uong-tra/

BBC: Chống thi hành công vụ: Bắn hay không?



Đa số vụ chống người thi hành công vụ chủ yếu trong lĩnh vực đất đai và giao thông.
Đề xuất của Bộ Công an trong đó cho phép cán bộ thi hành công vụ được nổ súng vào người và phương tiện vi phạm tiếp tục gây nhiều tranh cãi.
Được đưa ra trong Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, đề xuất này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong cả giới chức trách lẫn người dân trong nước những ngày qua.

Có cần thiết?

Lý do của đề xuất trên, được Bộ Công an diễn giải là do "tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp", từ năm 2002 đến tháng 6/2012 cả nước đã xảy ra 8.513 vụ việc chống người thi hành công vụ, với 13.706 đối tượng vi phạm.
Trong khi đó, theo cơ quan này, "chưa có quy định đầy đủ, đồng bộ về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ".
Tuy nhiên lời giải thích này gặp phản đối ngay cả giới chức trách ở cơ quan hành pháp trong nước.
Báo Tuổi Trẻ ngày 15/3 dẫn lời ông Trần Đông Chu, kiểm sát viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khu vực 3 TP.HCM nói số liệu trên "không nói rõ có bao nhiêu vụ đối tượng dùng dao, súng, hung khí nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của lực lượng thi hành công vụ, tính chất mức độ như thế nào".
"Rất khó để nói rằng tình hình chống người thi hành công vụ gia tăng và nguy hiểm." ông Chu nói thêm.

"Làm thay tòa án"

"Trong Dự thảo Hiến pháp mới đang được thảo luận, có nhắc đến quyền sống. Cơ quan công an hình như chưa nghiên cứu dự thảo Hiến pháp"
Luật sư Trần Vũ Hải
Ông Phạm Công Hùng, thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thành phố Hồ Chí Minh thì cho rằng đề xuất này đồng nghĩa với việc người thi hành công vụ đã được cho quyền phán xét tính mạng của người khác thay tòa án.
"Bất kể một công dân nào từ lúc có hành vi vi phạm pháp luật đến lúc bị kết tội đều phải trải qua nhiều bước khác nhau: điều tra, xét hỏi, truy tố, xét xử, thậm chí không chỉ xét xử một lần mà còn rất nhiều lần. Thậm chí điều tra, truy tố, xét xử rồi mà vẫn còn oan sai," ông Hùng nói.
"Trong khi đó dự thảo cho phép lực lượng chức năng có “quyền bắn” chỉ bằng nhận định chủ quan duy ý chí? Mà bản thân người thi hành công vụ lúc đó không đủ tỉnh táo sáng suốt để phán đoán xem hành vi ấy đã đủ cấu thành tội nguy hiểm hay chưa bởi đối tượng chống đối rất dễ khiến cho người thi hành công vụ bức xúc.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC hôm 11/3, luật sư Trần Vũ Hải nói “trong Dự thảo Hiến pháp mới đang được thảo luận, có nhắc đến quyền sống. Cơ quan công an hình như chưa nghiên cứu dự thảo Hiến pháp,” ông Hải nhận xét.

Sự lạm quyền của công an Hà nội đáng báo động !







Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Cựu tướng lĩnh quân đội CSVN cố tuyên truyền cho chế độ

Trang báo điện tử vnexpress.net có bài: Phi chính trị, quân đội sẽ chỉ là 'robot vũ lực' của các tướng lĩnh quân đội về hưu được được Đảng cộng Sản thuê mướn để cố tuyên truyền cho chế độ.
Xin mời quý vị xem và cho ý kiến phản biện !

Kỷ niệm 25 năm hải chiến Trường Sa


Thêm về tin này

TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH: ÔNG MAI HOÀNG KIÊN NÓI KHÔNG THẬT

ÔNG HOÀNG MAI KIÊN NÓI KHÔNG THẬT
Nguyễn Trọng Vĩnh
Trong bài đăng trên báo Nhân Dân ngày 8/3/2013, ông Kiên phê phán chế độ của nước Mỹ và “các nhà dân chủ” đòi đa nguyên đa Đảng, đòi bỏ điều 4 trong Hiến pháp, đòi tam quyền phân lập để đảm bảo quyền dân chủ và công bằng… Tôi không quan tâm tranh cãi với ông về điều này, muốn nói ngược nói ngang thế nào là quyền của ông. Tôi chỉ muốn trao đổi với ông về hai điểm mà ông nêu: 1 - “Dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế độc Đảng hay đa Đảng mà phụ thuộc vào lý tưởng và bản chất chính trị của Đảng cầm quyền”. 2 - “Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đất nước đã có những bước tiến vượt bậc về mọi mặt…”
​1 - Ông Kiên nói chưa đúng. Dân chủ hay không còn tùy thuộc sự biến thiên về chất của Đảng theo thời gian và tùy thuộc người lãnh đạo.
Hãy nói từ năm 1975 trở về trước, nhất là thời kỳ năm 1946. Lúc bấy giờ Đảng Cộng sản cực kỳ trong sáng, hết lòng vì nước vì dân, người lãnh đạo chủ chốt là Hồ Chủ Tịch. Bên cạnh Đảng Cộng sản còn có Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ (đa Đảng), Chính phủ gồm một số rất ít Đảng viên và đa số là nhân sĩ, trí thức ngoài Đảng, tạm kể cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Nguyễn Văn Tố, giáo sư Hoàng Minh Giám, ông Hoàng Tích Trí, cụ Nguyễn Đình Tùng, luật sư Phan Anh… Mọi công dân từ 21 tuổi được tự do ứng cử vào Quốc hội không hạn chế, đại biểu Quốc hội có cụ 90 tuổi, tuyệt đại đa số là các đại biểu không phải Đảng viên Cộng sản. Hiến pháp ghi cho dân mọi quyền chính đáng được hưởng, không có điều nào ghi vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chỉ đáng tiếc là vì chiến tranh, toàn dân không có điều kiện phúc quyết Hiến pháp.

Báo Thanh Niên Online: Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?






Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Giáo dân “Nói Không” với trò dân chủ giả hiệu trong Góp ý sửa đổi Hiến Pháp

Kể ra thì đảng cũng đã khôn, nhưng không ngoan. Nhìn tờ phiếu lấy ý kiến của nhân dân, người dân không khỏi bật cười nhớ câu chuyện chia phần: “Hoặc là Tao bảy, mày ba. Nếu không đồng ý thì mày ba, tao bảy”. Trò tháu cáy này của đảng chứng tỏ cái dân chủ “gấp vạn lần dân chủ tư sản” là chỗ này đây. Và cũng thể hiện rằng “Đảng ta là đạo đức, là văn minh, là trí tuệ nhân loại” là ở đây?
Gần đây, nhà cầm quyền CSVN đã bày trò “Góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992”, một chương trình khá tốn kém bằng tiền của của nhân dân, với mục đích là tăng thêm sự “hợp hiến” của đảng cộng sản độc tài và độc trị ở Việt Nam. Một nhà báo nổi tiếng đã đặt ra câu hỏi: Sửa hiến pháp hay xây lô cốt cho Đảng?
Vở tuồng bị cháy
Người dân Việt Nam và cả thế giới vốn không lạ gì cái gọi là “dân chủ” ở Việt Nam, vốn đã được Phạm Văn Đồng quảng cáo rằng “gấp triệu lần dân chủ tư sản” còn Nguyễn Thị Doan – Phó CT nước hiện thời – thì hạ giá xuống còn “gần vạn lần dân chủ tư sản” nhưng về thực chất là gì trong chế độ độc tài cộng sản. Để vở tuồng này diễn ra như thật, Phan Trung Lý, chủ nhiệm UB Luật Pháp Quốc Hội khẳng định “Không có vùng cấm”. Ai cũng biết rằng vùng cấm ở đây, chính là việc đụng tới việc đảng cố tình đưa vào hiến định quyền lực cướp được của mình để tiếp tục đè đầu cưỡi cổ nhân dân, hòng thực hiện nhiệm vụ của mình trong vai trò là bộ phận của Cộng sản Quốc tế, sẵn sàng hi sinh và bán rẻ lợi ích dân tộc và đất nước này cho Cộng sản Trung Cộng.
Đây tiếp tục là một trò bịp, mị dân xưa nay vốn diễn ra liên tục như Góp ý Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng, Góp ý Hiến pháp, Góp ý luật… kèm theo hù dọa, súng đạn và nhà tù nên đảng vẫn thu được kết quả mỹ mãn là không ai dám lên tiếng trái chiều. Và lần này, đảng tiếp tục dùng lại chiêu bài cũ.
Ngờ đâu, lòng dân đã như sóng tràn, ý dân như nước vỗ bờ, ý thức người dân đã thay đổi. Rất nhanh chóng và hiệu quả, những trí thức, nhân sĩ trong nước đã tận dụng cơ hội “hợp hiến và hợp pháp” này để lên tiếng, nói lên nguyện vọng của nhân dân. Bản Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp do 72 nhân sĩ, trí thức đứng tên đưa ra nhanh chóng được sự hưởng ứng rộng rãi, con số chữ ký tăng vùn vụt từng ngày. Các trí thức, nhân sĩ đã đàng hoàng, công khai đưa đến Quốc hội bản Kiến nghị 7 điểm, trong đó nêu rõ ý nguyện của nhân dân, đặc biệt điều hết sức thô bỉ và vô lý là cưỡng chế nhân dân bằng điều 4 quy định “sự lãnh đạo của đảng” và mớ học thuyết Mác – Lênin đã hoàn tòa bị vứt bỏ. Đó cũng là ý nguyện của đông đảo nhân dân Việt Nam đã quá thấm thía với chiếc gông cùm CS bán nước hại dân mấy chục năm qua mà không dám mở miệng vì nó đồng nghĩa với nhà tù và trấn áp.
Hoảng hốt trước một thực tế lòng dân đã thay đổi được thể hiện rõ ràng, Nguyễn Phú Trọng TBT Đảng CS – người mà nhân dân Việt Nam trìu mến đặt tên là Trọng Lú – đã phải xuất đầu lộ diện nhằm hãm lại con sóng trào có nguy cơ quét sạch mọi sự dối trá giả hiệu của vở tuồng bằng cách hù dọa, mạt sát nhân dân là “suy thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức”. Thậm chí, Nguyễn Sinh Hùng – biệt danh là Hùng Hói – với vai trò Chủ tịch Quốc hội, cơ quan quyền lực nhất của cả nước, lại xông ra cứu đảng bằng cách đe dọa những người khác ý là “chống đảng, chống chế độ, chống nhà nước’ và yêu cầu xử lý. Thảm hại thay, con bài dọa dẫm của Trọng Lú và con bài cứu chúa của Hùng hói ngay lập tức đổ dầu vào lửa. Cơn thịnh nộ của nhân dân được dịp bùng phát.
Ngay lập tức, một nhà báo trong hàng ngũ báo chí Quốc doanh đã không kìm được lòng mình, Nguyễn Đắc Kiên đã có lời phản biện nhanh chóng đầy lý luận đập thẳng vào mặt ông tiến sĩ xây dựng đảng Trọng Lú. Cũng gần như ngay lập tức, đòn thù của đảng giáng xuống trên đầu anh bằng quyết định buộc thôi việc kèm theo những nguy cơ nhằm nắn gân và đe dọa những tiếng nói cương trực tiếp theo.

Tưởng nhớ trận hải chiến Trường Sa 1988


Bức tranh minh họa trận hải chiến Trường Sa 1988
Có lẽ khác với những ngày tháng hai vừa qua khi cuộc tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam từ phía Trung Quốc hồi ngày 17 tháng hai năm 1979 đã 34 năm; nhưng rất ít truyền thông chính thống của chính quyền Việt Nam loan tin nhắc đến sự kiện đau buồn đó; cuộc tấn công của hải quân Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam hồi ngày 14 tháng 3 năm 1988, nay được một số báo trong nước đề cập đến.
Tờ Thanh Niên số ra ngày 25 tháng 2 loan tin về cuộc gặp gỡ của các cựu binh Trường Sa do Ban Liên lạc Truyền thống Bộ Đội Trường Sa, thuộc Hội Cưu Chiến binh tỉnh Khánh Hòa tổ chức hồi ngày 24 tháng 2. Sang tháng ba Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh loan tin vào ngày 14 tháng 3 sẽ có cuộc gặp gỡ giữa những cựu binh Trường Sa. Tiếp theo một số báo như Người Lao động, Thanh Niên cho đăng loạt bài về cuộc hải chiến ở Trường Sa 25 năm về trước.
Những bài viết nhắc lại cuốc chiến đấu giữa các binh sĩ hải quân trên các chiếc HQ-604, HQ- 605, HQ-505 của Việt Nam tại đảo Gạc Ma và đá Colin. Thông tin từ báo chí Việt Nam cho biết trận hải chiến hôm ngày 14 tháng 3 năm 1988 đó khiến Việt Nam thiệt hại ba tàu, 3 người hy sinh, 11 người khác bị thương, 70 người mất tích.
Vào năm 1991, phía Trung Quốc trao trả lại cho Việt Nam 9 người mà họ bắt. Đến nay có 64 người vẫn mất tích và được xem đã hy sinh trong trận hải chiến hôm đó.

Lính chiến trở về

Trong số chín người được phía Trung Quốc trả về, chúng tôi tiếp chuyện được với hai người. Một là anh Trương Văn Hiền và người kia là anh Lê Minh Thoa.
Anh Trương Văn Hiền cho biết thuộc Đoàn Đo Đạc được điều ra Trường Sa trên chiếc HQ-604. Hiện anh sinh sống tại thành phố Buôn Mê Thuột. Để kiếm sống hằng ngày anh phải đi làm thuê.
Trong cuộc chiến hồi tháng 3 năm 1988 anh bị thương nhưng may mắn sống sót, bị phía Trung Quốc bắt rồi giữ cho đến năm 1991 được trả về Việt Nam.
Anh kể lại những điều còn trong trí về cuộc chiến năm nào:
“Ngủ một đêm thì sáng mai sự cố xảy ra. Sáng mai chở hàng lên đảo để xây dựng thì ‘tự nhiên’ xung đột diễn ra. Quân Việt Nam đông khoảng 50-60 người; Trung Quốc cho 3 xuồng nhỏ xuống uy hiếp một lúc không được thì quay về tàu lớn đánh mình. Toàn vũ khí lớn, pháo, hạng nặng đánh, đánh chết hết toàn bộ, tơi bời mà…”

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

VĂN TẾ CHIẾN SĨ GẠC MA



Than ôi!

Biển bốn hướng sóng dậy hờn căm,
Trời tám phương mây giăng u uất.
Chẳng sao ngăn niềm đau đớn tột cùng,
Khó xóa hết nỗi hờn căm chất ngất!

Nhớ linh xưa,

Lớn lên bằng củ sắn củ khoai;
Trưởng thành trong lời ca lời hát.
Thấm nhuần đạo đức, ươm ước mơ cố gắng tôi rèn,
Chẳng ngại gian truân, nuôi hoài bảo chuyên cần học tập.
Giữ gìn đất nước, biết quê hương từ tiếng mẹ ru,
Yêu mến non sông, thương tổ quốc từ câu cha hát.
Bóng trăng đáy nước, quan họ ơi tình nặng mạn thuyền,
Lưng ngựa câu then, khăn piêu vẫy rừng vang tiếng nhạc.
Đờn ca tài tử bồi hồi,
Câu hát xẩm xoang ngây ngất.
Rộn rã tiếng cồng chiêng tây nguyên,
Réo rắc điệu khèn môi tây bắc.
Ngẩn ngơ điệu múa chiếu  chèo,
Bằng hoàng câu hò  phường vải.  

Thế mà,

Rung rinh đá đảo, tự dưng bị trận cuồng phong
Bình lặng dòng sâu, bỗng nhiên nổi cơn bão táp!
Quân bành trướng, ỷ binh nhiều tướng mạnh, ngang nhiên cướp đất bắt người,
Lũ ma vương, cậy súng lớn đạn to, vô cớ hiếp tàu cắt cáp.
Cậy quân đông lấy thịt đè người,
Ỷ thế mạnh xua quân chiếm đất.
Uốn miệng lưỡi, cứ ngỡ bạn hiền,
Nhe nanh vuốt dè đâu quỷ dữ!
Thò tay quỷ  mà vẽ lưỡi bò,
Lòi mặt nạ té ra  kẻ cướp!
Tàu cá khoang không tấc sắt, để chúng tự tiện cầm tù,
Ngư dân phơi tấm lưng trần, mặc chúng thẳng tay đánh đập.
Làm vợ khóc chồng ruột héo gan bầm,
Để con nhớ cha lòng đau dạ thắt.

NÓI RÕ HƠN VỀ VIỆC XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐINH ĐỨC LẬP, TBT BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT



Nói rõ hơn về việc xử lý kỷ luật Đinh Đức Lập
tại cuộc họp Chi bộ báo Đại Đoàn Kết 11.3.2013
Với sự ủy quyền của đồng chí Nguyễn Anh Xuân – Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy MTTQ VN, Bí thư chi bộ Nguyễn Quốc Khánh đã đọc vắn tắt nội dung một số Kết luận số 42 và 43 của Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy về giải quyết đơn tố cáo các sai phạm của đảng viên Tổng biên tập Đinh Đức Lập.

Bí thư Nguyễn Quốc Khánh đã công bố rõ tên của những người tố cáo về từng nội dung. Tất nhiên những nội dung tố cáo này đều đã đầy khắp trên mạng nhưng theo luật tố cáo quy định là sai. Vì vậy, ông Nguyễn Anh Xuân đã phê bình Bí thư chi bộ Nguyễn Quốc Khánh.

Về các sai phạm của đảng viên Tổng biên tập Đinh Đức Lập được Kết luận khẳng định tố cáo có cơ sở chiếm đến 80%. Ai cũng hiểu, Đảng ủy MTTQ dù cố tình bao che đến đâu nhưng trước các bằng chứng không thể chối cãi vẫn phải thừa nhận Đảng viên Đinh Đức Lập có sai phạm (có thể hạ bớt mức độ sai phạm). Những nội dung khác bị khẳng định chưa có cơ sở không thuyết phục người tố cáo. Có thể vì vậy mà Đảng ủy MTTQ VN đã bất chấp luật pháp, không dám gửi Kết luận bằng văn bản cho những người tố cáo.

Trong các sai phạm nghiêm trọng của Đảng viên Tổng biên tập Đinh Đức Lập, dư luận chú ý đến vụ Lập bán nhà công sản của báo tại 82 Trần Quốc Toản TP. Đà Nẵng và vu khống 2 ủy viên Bộ Chính trị, 3 ủy viên Trung ương, 1 Phó Ban Tuyên giáo. Về nội dung này, Kết luận cho rằng: Lập chỉ sai khi thanh lý trước hợp đồng chuyển quyền sử dụng 23 năm cho công ty TNHH xây dựng 79 của giám đốc Phan Văn Anh Vũ. Như vậy, Kết luận đã nương nhẹ tội trạng bán nhà công sản của Lập mà báo Đại Đoàn kết có quyền sử dụng cho tư nhân. Cho dù báo Đại Đoàn Kết trước đây (2004) có nhờ tư nhân bỏ tiền ra để xây dựng nhà và sử dụng chung nhưng quyền sử dụng đất là của công sản chứ không thể sau bao nhiêu năm là thuộc sở hữu của tư nhân. Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết trước đây đã sai nhưng chưa đến mức bán nhà. Lập về báo đã thấy đây là một món bở nên ngày 20/4/2011 đã mời Vũ ra trụ sở 66 Bà Triệu để ký biên bản chuyển nhượng lấy 1 tỷ cho báo (tiền vào túi ngầm của Lập bao nhiêu chưa rõ). Lập cam kết trong văn bản: sẽ không khiếu kiện gì đến quyền sở hữu nhà đất tại 82 Trần Quốc Toản TP. Đà Nẵng. Việc bán nhà này của Lập không hề công bố trong Chi bộ báo, không công bố trước toàn cơ quan. Còn việc Lập vu khống 2 ủy viên Bộ Chính trị thì bị Kết luận lờ đi không xem xét đến.

Cùng liên quan đến công sản, nội dung tố cáo sai phạm của Lập và liên quan đến Ủy viên Trung ương Đảng Vũ Trọng Kim – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban Trung ương MTTQ VN – Bí thư Đảng ủy được Kết luận đổ lỗi cho đối tác khi khẳng định: Do Công ty CP đầu tư và xây dựng Đông Dương làm sai hợp đồng.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Giới tinh hoa cần phải nổi giận


Tác giả/Nhân vật:  |11-03-2013| 

Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Uỷ ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp vừa gia hạn thời gian góp ý tới 30 tháng 9 năm nay. 
 
Công thư gửi các cấp ủy đảng, các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương, viết:
 
“Cần có nhiều tin, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng phân tích, làm rõ những nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với lập luận khoa học, thuyết phục, chặt chẽ; làm cho người dân nắm vững, hiểu đúng nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, từ đó bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình. Đồng thời, cần kịp thời đấu tranh, ngăn chặn việc lợi dụng góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta”.
 
“Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy thời gian tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 là bắt đầu từ ngày 02/01/2013 đến hết ngày 31/3/2013. Kết quả việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân theo thời hạn này sẽ được tập hợp, tổng hợp đầy đủ và kịp thời tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013) và sẽ được tiếp tục chỉnh lý để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2013).
 
Kể từ sau ngày 31/3/2013 cho đến thời điểm 30/4/2013 và cho đến 30/9/2013 trước khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được trình Quốc hội thông qua, nhân dân vẫn tiếp tục đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992″.
 
Như vậy, thời hạn 3 tháng đã được kéo dài thêm 6 tháng. Động thái này cho thấy Nhà cầm quyền một mặt muốn làm giảm thiểu cuộc tranh luận sôi nổi trên Internet, mặt khác nỗ lực tìm cách vận động tuyên truyền để có một “ý dân” theo ý muốn.
 
Cuộc chiến, thực tế là trên mạng, đã mang lại tầm ý nghĩa lớn hơn người ta tưởng. Bản góp ý chính thức được 72 nhân sĩ, trí thức đầu tiên khởi xướng đã được trao cho Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi HP vào ngày 4/02/2013, thực sự đã châm ngòi lửa cho một cuộc thảo luận rộng rãi, với  hơn 8 ngàn người ủng hộ (tính đến 9/3). 
 
Bản Kiến nghị không đơn giản chỉ là những bố sung, góp ý mà là một ý tưởng mang tính cách mạng vì nó đưa ra một Dự thảo khác, với những quy trình và nguyên tắc chung cho một thể chế chính trị tự do, dân chủ, áp dụng cho mọi đảng cầm quyền, trong đó có ĐCSVN, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Nó không đòi loại bỏ vai trò của ĐCSVN mà đưa ra cơ sở để xác định vai trò ấy. Nó cũng đảm bảo rằng, đảng CSVN hay bất cứ đảng phái nào cũng phải tuân thủ những quy định của Hiến pháp. Tóm lại, nó là một hợp đồng, một khế ước, có thể kiểm soát bởi xã hội.
 
Tiếp theo kiến nghị của giới trí thức, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên xuất hiện nổi bật với bài “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng“. Anh bị buộc thôi việc vì bài viết này. Ủng hộ anh là phong trào ký tên “Tuyên Bố Của Các Công Dân Tự Do” xác quyết: “Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà còn muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành”…
 
Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam cũng đưa ra phân tích, đặt câu hỏi: “Một mặt, Điều 74 khẳng định Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”; mặt khác, Điều 4 lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vậy ai lãnh đạo ai? Phải chăng Quốc hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi bầu các đại biểu Quốc hội có ý nghĩa gì? Một sự chọn lựa thật sự tự do hay chỉ là thứ dân chủ hình thức?”.
 
Báo chí lề đảng, từ Nhân Dân, Quân đội Nhân Dân, đến Công an Nhân dân, bắt đầu cay cú, mở cuộc phản công, nhưng những lập luận họ đưa ra đều mang tính áp đặt, khiên cưỡng, không thuyết phục.
 
Bất bình đẳng trong thông tin đường như là chính sách của ĐCSVN. Báo đảng viết rằng, “một trong các tâm điểm các bài viết là tập trung chống phá, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam (ÐCS Việt Nam) đã được ghi trong Hiến pháp”. (…) Ðảng có công lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, nhưng hiện nay “đã hết vai trò lịch sử” nên cần phải “trao lại cái quyền đó cho nhân dân” (?!)… Họ còn lớn tiếng hô hào đòi bỏ Ðiều 4 của Hiến pháp quy định ÐCS Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Lợi dụng việc ÐCS Việt Nam công khai tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác, họ tìm mọi cách tô vẽ, thổi phồng những sai lầm, khuyết điểm, gieo rắc hoài nghi, tâm lý bất mãn, bất bình trong nhân dân, với mục đích gây mâu thuẫn, chia rẽ nhân dân với Ðảng”.
 
Người đọc chỉ được thông tin một chiều trên các phương tiện truyền thông của đảng. Những bài viết, thậm chí kiến nghị của giời nhân sĩ trí thức hàng đầu của Việt Nam không hề được đưa ra. Bản kiến nghị 7 điểm đã đặt vấn đề nghiêm túc, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, là một phản biện với tinh thần xây dựng cao, hoàn toàn không mang tinh thần chống phá phá đảng và nhà nước, càng không có ý gây mâu thuẫn và chia rẽ nhân dân.
 
Được lịch sử đưa đẩy, ĐCSVN thực chất là chỉ là một đảng cầm quyền, từ năm 1954 trên miền Bắc và từ năm 1975 trên cả nước, vì hoàn toàn không phải do nhân dân bầu chọn qua bầu cử tự do. Và vì thế, không hợp thức hoá vai trò lãnh đạo của mình thông qua đăng ký hoạt động và chịu trách nhệm trước pháp luật, ĐCSVN tự cho toàn quyền lựa chọn mô hình nhà nước và lãnh đạo nó.
 
Hiến pháp mà ĐCSVN đẻ ra chỉ là một bộ luật chung của bộ máy nhà nước, để diễn, lừa mị, không có uy lực thực tế, vì không phải là khế ước xã hội, có sức nặng ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ giữa nhà nước và công dân. Cho nên, ghi điều 4 vào Hiến pháp khẳng định vai trò lãnh đạo hay không thì cũng chẳng có thêm ý nghĩa, vì giả sử không ghi thì trước năm 1980 (thời điểm Hiến pháp có điều 4) đảng vẫn lãnh đạo. Cũng là hệ thống chính trị ấy, cũng một đảng ấy cai trị. Cơ quan lập pháp là quốc hội muốn tiến hành bất cứ tiến trình lập pháp nào cũng phải chịu sự lãnh đạo của đảng. Đảng cầm quyền, duy nhất, không có khả năng thay thế.

Xem dinh cơ ông Nguyễn Trường Tô



'Triển khai dự án bauxite là cần thiết'


BBC - 'Triển khai dự án bauxite là cần thiết'

Cập nhật: 06:40 GMT - thứ hai, 11 tháng 3, 2013
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói dừng dự án cảng Kê Gà không gây thiệt hại lớn
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng vẫn khẳng định triển khai các dự án bauxite Tây Nguyên là 'hết sức cần thiết" trong khi có kêu gọi đình chỉ các dự án này.
Ông bộ trưởng đã có phát biểu trên chương trình Dân hỏi, Bộ trưởng Trả lời của Truyền hình Nhà nước Việt Nam hôm Chủ nhật 10/3.
Theo ông Hoàng, mỗi năm Việt Nam phải chi trên 1 tỷ đôla để nhập khẩu khoảng nửa triệu tấn nhôm, bởi vậy cần triển khai các dự án khai thác bauxite và chế biến alumin, tiền chất của nhôm.
"Trữ lượng bauxite ở Việt Nam là 10-11 tỷ tấn," ông nói - "Bauxite là nguồn tài nguyên lớn, là cơ sở để hình thành ngành công nghiệp luyện nhôm phát triển lâu dài, là một nguồn lực quan trọng góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
Ông khẳng định: "Việc phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến Bauxite là chủ trương đúng đắn, cần thiết và phù hợp, đã được Đảng, Nhà nước xem xét thận trọng, giao cho Vinacomin tổ chức triển khai".

Lĩnh vực mới mẻ

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng vì "đây là một lĩnh vực công nghiệp mới mẻ, chúng ta chưa có kinh nghiệm", nên quan điểm chỉ đạo của chính phủ là làm tốt quy hoạch và điều chỉnh bổ sung khi có "phát sinh bất cập".
Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định ngừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, được cho là "lối ra" của bauxite Tây Nguyên.
"Hãy để dự án vận hành một thời gian rồi sẽ có cơ sở hơn trong xem xét và đánh giá hiệu quả của dự án."
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Ông Hoàng nói điều chỉnh như vậy là phù hợp, vì "trong thực tế hầu như chưa có sự đầu tư đáng kể nào cho dự án này".
Giới chức chính phủ và chủ đầu tư Vinacomin nhiều lần nói dự án Kê Gà mới chỉ đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng nên dừng là "hợp lý".
Về tiến độ hai dự án bauxite ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông), ông Vũ Huy Hoàng cho hay Vinacomin đã hoàn thành cơ bản việc đầu tư dự án tại Tân Rai, cuối tháng 12/2012 đã sản xuất thử thành công sản phẩm alumin đầu tiên.
"Đối với dự án Nhân Cơ, do rút được kinh nghiệm từ Dự án Tân Rai, tiến độ có được cải thiện hơn, hiện đã thực hiện được hơn 50% khối lượng xây lắp và dự kiến nửa đầu năm 2014 sẽ đưa vào vận hành."
Ông thừa nhận giá alumin hiện nay thấp hơn giá tính toán tại thời điểm phê duyệt các dự án khoảng 10%.

Bài đăng phổ biến