Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Vấn đề nhân quyền được nêu lên trước chuyến thăm VN của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry.

Giữa lúc Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry chuẩn bị đi thăm Việt Nam và Philippines trong chuyến công du thứ Tư của ông tới châu Á vào cuối tuần này, giới quan tâm một lần nữa lại nêu bật thành tích nhân quyền mà họ đánh giá là tệ hại của Việt Nam và yêu cầu Ngoại trưởng Kerry chuyển đạt những quan tâm sâu xa về thực trạng nhân quyền và các vụ vi phạm vẫn đang tiếp diễn tại Việt Nam.
Tờ báo The Diplomat đã cho đăng một bài báo của hai thành viên của tổ chức Freedom Now mang tựa đề “Đã đến lúc phải có một hướng tiếp cận nghiêm túc về vấn đề nhân quyền Việt Nam.”
Tác giả bài viết là luật sư Jared Genser, đồng sáng lập viên tổ chức Freedom Now, và ông Greg McGillivary, một luật sư hoạt động bất vụ lợi đang giúp Freedom Now trong các vụ án có liên quan tới quyền của người lao động.
Bài báo viết rằng bất chấp Hoa Kỳ đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền trong các quan hệ với Việt Nam, tình hình nhân quyền tại Việt Nam thay vì được cải thiện, còn trở nên xấu đi hơn trong mấy năm gần đây, đặc biệt là những vụ bắt bớ, giam cầm để bịt miệng những tiếng nói bất đồng.
Freedom Now đề nghị trong thời gian ở Hà Nội, Ngoại trưởng Kerry cần truyền đạt ba thông điệp về vấn đề nhân quyền với nhà chức trách Việt Nam.
Thứ nhất, Hoa Kỳ sẽ không cổ vũ các quan hệ thương mại với Việt Nam trừ phi có cải thiện đáng kể trong thành tích nhân quyền, kể cả trả tự do cho khoảng 120 tù nhân lương tâm đang còn bị giam giữ tại Việt Nam.
Thứ nhì, Hoa Kỳ sẽ không nới rộng các quan hệ quân sự, trừ phi có cải thiện nhân quyền.
Và thứ ba, Ngoại trưởng Kerry nên thông báo cho Việt Nam biết rằng Bộ Ngoại giao dự tính đưa Việt Nam trở lại danh sách đáng quan tâm về tự do tôn giáo, như theo đề nghị của Ủy ban về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ Đài VOA, Đại diện của Freedom Now, luật sư Patrick Griffith nói rằng tổ chức của ông hy vọng Ngoại trưởng Kerry sẽ coi chuyến đi Việt Nam lần này như một cơ hội để đặt vấn đề một cách nghiêm túc với Việt Nam:
“Ông Kerry có một cơ hội để cho thấy đường hướng của ông – công khai cổ vũ và bênh vực cho các tù nhân lương tâm. Thời còn là Ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton đã phát biểu rất thẳng thắn lúc đang ở thăm Việt Nam trong chuyến công du cuối của bà tới đó. Thật là đáng tiếc là dù vậy, chúng ta vẫn phải chứng kiến các vụ vi phạm tại Việt Nam. Thế cho nên theo tôi, ngoài những tuyên bố công khai, vốn rất hữu ích để cho Việt Nam biết là chính phủ Mỹ thực sự nghiêm túc về các vụ vi phạm nhân quyền, quan trọng hơn là những thông điệp mạnh mẽ và nhất quán mà Ngoại trưởng Kerry cần trực tiếp đề cập với vị tương nhiệm Việt Nam ngay trong lúc ông đang ở Việt Nam. Ông phải khẳng định nhân quyền là một quan tâm lớn của chính phủ Mỹ, và nếu chính quyền Việt Nam tiếp tục vi phạm các quyền làm người thì điều đó sẽ cản trở những khía cạnh hợp tác khác, chẳng hạn như hiệp định TPP.”
Là một tổ chức nhân quyền chuyên vận động để phóng thích các tù nhân lương tâm trên khắp thế giới, Freedom Now nhắc lại trường hợp Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý, vẫn đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam cầm bất chấp tình trạng sức khỏe yếu kém của ông.
Freedom Now còn nêu lên trường hợp của ba nhà hoạt động bênh vực quyền người lao động là Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã bị tống giam từ bảy tới chín năm chỉ vì đã có hoạt động để tổ chức các nghiệp đoàn lao động tại một xưởng sản xuất giầy dép và phân phát tờ rơi nêu lên những đòi hỏi của công nhân. Luật sư Griffith nói trường hợp của ba nhà hoạt động trẻ tuổi này chỉ là những trường hợp điển hình, và tại Việt Nam còn có rất nhiều tù nhân lương tâm khác đang bị giam cầm, kể cả các blogger, luật sư, nhạc sĩ v...v…Ông nói, nhân cơ hội này, ông muốn gửi đi một thông điệp tới những người tù lương tâm tại Việt Nam:
“Tôi muốn nói với họ rằng câu chuyện của họ thực sự làm chúng tôi cảm phục, và trong tư cách là những người bênh vực quyền lợi của họ, chúng tôi sẽ tiếp tục làm bất cứ điều gì cần làm để tạo điều kiện cho họ được trả tự do. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc cho tới khi nào họ được trả tự do. Chúng tôi sẽ không ngưng chiến dịch này lại ”
Đối với chính quyền Việt Nam, ông nói nếu Việt Nam thực sự muốn tham gia toàn diện vào sinh hoạt của cộng đồng các quốc gia, muốn trở thành một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ và giao dịch với thế giới, thì họ phải tuân thủ các luật quốc tế, và các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. LS Griffith :
“Việt Nam cần phải tuân thủ tất cả các luật và tiêu chuẩn quốc tế, kể cả tôn trọng các quyền của công dân nước họ, quyền được tổ chức về mặt chính trị, quyền được chỉ trích chính quyền nếu họ cho là chính quyền đã làm điều sai trái, quyền được tự do phát biểu, tự do viết blog, và quyền được tự do tín ngưỡng. Có không biết là bao nhiêu người đang phải chịu cảnh bị bắt bớ bừa bãi. Điều đó phải chấm dứt, và phải chấm dứt ngay bây giờ. ”
Từ khi ký hiệp định thương mại năm 2001, Hoa Kỳ đã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Giờ đây hai nước đang cùng một số quốc gia khác trong khu vực tham gia thương thuyết để đạt Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP.
Nguồn: The Diplomat, VOA Interview

Đề nghị án tử hình với Dương Chí Dũng

Ông Dương Chí Dũng và các bị cáo khác tại phiên tòa

Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội đã đề nghị mức án tử hình đối với hai cựu lãnh đạo Vinalines trong ngày xét xử thứ hai của vụ 'đại án tham nhũng' vào hôm 13/12.
Các công tố viên đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt hai bị cáo Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines và Mai Văn Phúc, cựu Tổng giám đốc Vinalines án tử hình vì tội 'Tham ô tài sản' và tội 'Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng'.
Viện Kiểm sát cũng đề nghị các mức án cho tám bị cáo còn lại với các án tù từ 6 tới 28 năm.
Bản luận tội của phía Viện Kiểm sát được báo trong nước dẫn lại nói các bị cáo đã tham ô hơn 28 tỷ đồng và làm thiệt hại hơn 366 tỷ đồng.
Theo đó, ông Dũng cùng đồng phạm bị buộc tội đã cố ‎‎ làm trái quy định của chính phủ, làm trái Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư trong việc phê duyệt dự án sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam và việc mua ụ nổi 83M.

Global Witness: Crédit Suisse coi nhẹ nhân quyền trong vụ Hoàng Anh Gia Lai

Một nhà máy chế biến cao su của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai  (DR)
Một nhà máy chế biến cao su của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (DR)

Thụy My
Trong thông cáo được công bố hôm nay 13/12/2013, tổ chức phi chính phủ Global Witness có trụ sở tại Anh và Mỹ chỉ trích ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ đã làm ngơ vấn đề nhân quyền, khi trở thành cổ đông định chế lớn nhất của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chỉ hai tuần sau khi tổ chức này công bố báo cáo « Những ông trùm cao su ».

Báo cáo chi tiết được công bố ngày 13/05/2013 tố cáo tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai thường xuyên san bằng đất đai, phá rừng ở Cam Bốt và Lào để trồng cao su. Báo cáo « Những ông trùm cao su » của Global Witness cũng tiết lộ một loạt các nhà đầu tư quan trọng đang nắm giữ các cổ phần ở Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), trong đó có CBR Investments, Deutsch Bank và International Finance Corporation (nhánh đầu tư tư nhân của Ngân hàng Thế giới).
CBR Investments có trụ sở ở Thụy Sĩ sau đó đã thoái vốn. Ông Christian Rosenow, giám đốc điều hành của công ty này nói với Global Witness: « Chúng tôi điều hành một quỹ trong đó HAGL là một trong những đầu tư lớn nhất. Sau khi đọc báo cáo, biết được các hoạt động của tập đoàn này tại Cam Bốt không tuân thủ các nguyên tắc về môi trường, xã hội, chúng tôi đã bán toàn bộ cổ phần tại HAGL, chỉ vài ngày sau khi báo cáo được công bố ».
Global Witness phàn nàn, cho dù vụ này đã gây ra nhiều tai tiếng, hôm 28/5 Credit Suisse đã trao đổi các cổ phiếu đang nắm giữ ở HAGL để nắm lấy 10% cổ phần của tập đoàn, trở thành cổ đông lớn thứ nhì sau nhà sáng lập và ông chủ của HAGL là ông Đoàn Nguyên Đức.
Bà Megan MacInnes của tổ chức phi chính phủ Global Witness tuyên bố : « Điều này hết sức đáng ngại. Credit Suisse đã trở thành một cổ đông chính của HAGL ngay đó, trong khi các nhà đầu tư có trách nhiệm lẽ ra phải tẩy chay ».
Thông cáo cho biết, Global Witness đã liên hệ với Credit Suisse vào tháng 6/2013, và được trả lời rằng ngân hàng này buộc phải giữ các cổ phiếu của HAGL trong vòng tối thiểu 12 tháng. Credit Suisse cũng khẳng định đã thực hiện việc thẩm định trước khi mua cổ phiếu, và « lúc đó không thấy có quan ngại nào đặc biệt ». Còn việc hoán đổi trái phiếu thì không có thẩm định trước đó.
Theo Global Witness, hành động trên trái ngược hẳn với quan điểm của Credit Suisse, theo như tuyên bố trước đây của ngân hàng này năm 2011 : « Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các công ty trong lãnh vực công nghiệp mà các hoạt động có thể vi phạm đến quyền của các cộng đồng địa phương hay cư dân bản địa ».
Bà Megan MacInnes nói thêm : « Credit Suisse nói điều hay lẽ phải, nhưng đã tích cực hỗ trợ cho việc chiếm đất ở Cam Bổt và Lào khi tài trợ cho tập đoàn này ». Bà đặt câu hỏi, ngân hàng đã tham gia ký kết Hiệp ước toàn cầu của Liên Hiệp Quốc (về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp), và Các nguyên tắc Ecuador (về các nguy cơ môi trường và xã hội của các định chế tài chính), vì sao lại lợi dụng sự cơ cực của những người bị mất đất và rừng vào tay HAGL ?
Thông cáo nói rằng từ tháng 8/2012 Global Witness đã nhiều lần yêu cầu HAGL điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với luật pháp địa phương, và giải quyết các tranh chấp với các cộng đồng liên quan. Tuy nhiên điều tra của tổ chức này với các dân làng bị ảnh hưởng cho thấy chỉ có rất ít tiến triển trên thực địa. Ngày 13/11/2013, HAGL đã bác bỏ các nhận xét trên, cho rằng các thông tin của Global Witness là « không đáng tin cậy ».
Tổ chức Global Witness kêu gọi Credit Suisse xem lại tiến trình thẩm định, nhằm đảm bảo việc đầu tư theo mô hình phát triển bền vững, hơn là hỗ trợ cho việc chiếm đất và phá rừng.
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20131213-global-witness-chi-trich-ngan-hang-credit-suisse-lam-ngo-truoc-nhan-quyen-khi-tro-t

Quốc tế đòi tự do cho Nguyễn Tiến Trung

Ân xá Quốc tế chiếu hình Nguyễn Tiến Trung lên ĐSQ VN ở Paris

Ân xá Quốc tế tại Pháp mở cuộc vận động nhân quyền 10 ngày đòi trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Tiến Trung trong lúc giới ngoại giao quốc tế tiếp tục chú ý đến nhà hoạt động trẻ tuổi hiện bị tù ở Việt Nam.
Theo bà Dominique Curis, từ Ân xá Quốc tế từ Paris thì “nước Pháp là nơi cam kết vì dân chủ và nhân quyền của Tiến Trung bắt đầu khi anh sang du học vài năm trước”.
Vì thế, phân bộ Pháp của Ân xá Quốc tế (Amnesty International France) muốn "cho dư luận nước Pháp thấy chúng tôi cần đáp trả Tiến Trung bằng cách nêu quan điểm và tỏ thái độ vì tự do cho Trung cũng như cho mọi tù nhân lương tâm ở Việt Naam”.
Tổ chức này cũng muốn nêu lên vấn đề vì năm 2013 là Năm quan hệ Pháp – Việt.
“Pháp và Việt Nam đưa ra sáng kiến hồi tháng 7/2013 gọi đó là ‘Năm quan hệ Pháp – Việt’ và chúng tôi hy vọng đây không chỉ là một năm của sự kết nối ngoại giao, kinh tế và văn hóa mà quyền con người cũng sẽ là một phần quan trọng của nó”.
Trả lời câu hỏi từ BBC rằng nếu chính quyền Việt Nam vẫn không có phản ứng và không làm gì thì sao, bà Dominique Curis nói:
“Chúng tôi sẽ tạo ra sức ép để họ cảm thấy quyết định tốt nhất cần có là gì.”
Kể từ khi đưa ra cuộc vấn động hôm 10/12, Ân Xá Quốc tế cho hay đã có 21 nghìn 500 người ký tên qua cách gửi tin nhắn vào trangwww.10jourspoursigner.org.

Gửi lên Thủ tướng Dũng

Ân xá Quốc tế cho biết các yêu cầu này sẽ chuyển cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam nhằm kêu gọi ông có hành động giúp Nguyễn Tiến Trung được thả.
Theo nhà văn Pháp ông Marc Levy, một số trong nhân sỹ, trí thức Pháp ký tên thì khi bị đưa ra tòa xử, “Nguyễn Tiến Trung thừa nhận đã kêu gọi dân chủ nhưng bác bỏ ý kiến rằng anh tìm cách lật đổ chính quyền”.
Ông Levy ca ngợi hoạt động lập ra nhóm thanh niên Việt Nam đấu tranh vì dân chủ trong khi du học tại Pháp.
Ông cũng nói qua một thông điệp video rằng “vụ bắt Nguyễn Tiến Trung là một phần của đợt trấn áp nhằm vào giới viết blog và các nhà hoạt động bất đồng chính kiến ở Việt Nam năm 2009”.
“Chính quyền Việt Nam không dung thứ cho bất cứ sự chỉ trích nào. Nước này không có hội đoàn độc lập, nghiệp đoàn, NGO hay đảng phái chính trị nào được cho phép hoạt động và truyền thông hoàn toàn do nhà nước kiểm soát.”

Bài đăng phổ biến