Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Thống đốc: 'Không để ngân hàng nào vỡ'


Cập nhật: 14:58 GMT - thứ bảy, 25 tháng 8, 2012
Ông Nguyễn Văn Bình
Theo ông Bình, chính phủ đã can thiệp kịp thời và hiệu quả
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói do dân trí chưa cao nên cần tái cấu trúc từ bên trong và bảo đảm không để ngân hàng nào đổ vỡ.
Ông Bình vừa có bài trả lời phỏng vấ́n báo Thanh Niên sau sự kiện cựu Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên và Tổng giám đốc Lý Xuân Hải của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) bị bắt tuần rồi.
Vụ bắt Bầu Kiên và sau đó là CEO Lý Xuân Hải đã khiến thị trường chứng khoán chao đảo, đồng thời dẫn tới hiện tượng người dân rút tiền ồ ạt từ ACB.
Tuy nhiên giới chức nói tình hình đã ổn định trở lại phần nào.
ACB nói trong ngày 24/8 số lượng người rút tiền đã giảm. Theo ngân hàng này, trong ngày thứ Sáu đã có hơn 5.000 giao dịch gửi mới với tổng số tiền hơn 1.000 tỷ đồng ở ACB.
Ông Nguyễn Văn Bình khẳng đị́nh chủ trương của chính phủ là "Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này".
Ông nói khi một ngân hàng 'gặp nạn' thì tất cả các ngân hàng khác phải cùng hỗ trợ và Ngân hàng Nhà nước "cũng phải có những giải pháp hỗ trợ kịp thời".
"Không ở ngành nào tính hệ thống, tính liên kết cao như ngành ngân hàng," ông Bình được dẫn lời nói.
"Đó là lý do ngân hàng phải hoạt động theo phương châm 'một người vì mọi người, mọi người vì một người'."

TRUNG QUỐC ĐƯA TÀU SÂN BAY RA BIỂN ĐÔNG TRỰC CHIẾN


Tin mới Biển Đông:Trung Quốc đưa tàu sân bay ra biển Đông trực chiến

Hải quân Trung Quốc sẽ đưa vào trực chiến tàu sân bay đầu tiên của nước này vào ngày 1/10 tới. Với hành động trên, Trung Quốc tiến gần hơn tới việc thâu tóm quyền khống chế trên biển Đông.


Hãng Thông tấn Nga ITAR-TASS ngày 9/8 đưa tin Hải quân Trung Quốc sẽ đưa vào trực chiến tàu sân bay đầu tiên nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc (1/10). Tàu sân bay Varyag có chiều dài 304,5m và chiều rộng 37m với trọng lượng choán nước 58.500 tấn. Chuyên gia quân sự Trung Quốc ca ngợi con tàu có khả năng chiến đấu cao, đem lại sự tự tin trong quá trình tác chiến nếu được huy động.
Ngoài việc đưa vào trực chiến con tàu trên, Trung Quốc cũng dự định tự đóng thêm ít nhất 3 tàu sân bay cùng loại với tàu Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga nhằm mục đích "bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển của Trung Quốc" và hướng tới mục tiêu trở thành “một cường quốc hải quân”.

Nhà cầm quyền CSVN quyết đập phá, xây mới nhằm cướp vĩnh viễn Tu viện kín Camêlô, Dòng Thánh Phaolô 72 – Nguyễn Thái Học, Hà Nội trong tháng 8/2012



Nhà cầm quyền CSVN quyết đập phá, xây mới nhằm cướp vĩnh viễn Tu viện kín Camêlô, Dòng Thánh Phaolô 72 – Nguyễn Thái Học, Hà Nội trong tháng 8/2012
Như Nữ Vương Công Lý đã báo động việc cướp chiếm, đập phá nhằm cướp vĩnh viễn Tu viện kín Camêlô và Dòng Thánh Phaolô Hà Nội sau khi dừng 1 năm do bị phản đối dữ dội đã tiếp tục trở lại.
Bất chấp các văn thư phản đối, các văn thư được Dòng Thánh Phaolô, Tòa TGM Hà Nội đã gửi đi về tài sản của mình bị chiếm đoạt, nhà cầm quyền Hà Nội tiếp tục chính sách cướp chiếm, làm hủy hoại, xóa dấu vết nhằm thực hiện chính sách xóa bỏ tôn giáo tại Việt Nam.
Trong bản thông báo xác nhận việc cướp chiếm trở lại Dòng Thánh Phaolô và Tu viện kín Camêlô tại 72 Nguyễn Thái Học, Hà Nội, nhà cầm quyền CSVN đã mập mờ nói rằng việc chiếm cướp trở lại này đã có sự “tôn trọng ý kiến của Tòa TGM Hà Nội”(?)
Các bản tin của báo chí CS về phá tu viện
Nhưng trên thực tế, thay cho dự án là những ngôi nhà vuông vắn cao tầng mái bằng, thì nhà cầm quyền Hà Nội lại đã đưa ra một mô hình phối cảnh về việc xây những ngôi nhà cao tầng khác với kiến trúc mái nhọn nhằm đánh lừa cảm giác của nhân dân và giáo dân. Thực chất vẫn là việc chiếm, cướp tu viện và Dòng Thánh Phaolô không có gì thay đổi.
Trái ngược lại với những công trình của Giáo hội, Thánh giá luôn ở  vị trí cao nhất, trân trọng nhất thì nay nhà cầm quyền CSVN đã dùng Thánh Giá làm sảnh phía trước và đằng sau là những khối nhà đồ sộ che lấp Thánh Giá vốn đã có xưa nay.

Dự án cũ xóa dấu vết nhằm cướp Tu viện Dòng Thánh Phaolô.
Dự án mới: Vẫn tiếp tục cướp chiếm tu viện Dòng Thánh Phaolô
Bản vẽ phối cảnh mỵ dân, đưa Thánh giá xuống thấp

Báo chí CSVN đã đồng loạt loan tin nhằm tuyên truyền, dọa dẫm và xuyên tạc thực chất của việc chiếm cướp Tu viện Dòng Thánh Phaolô tại đây.
Nhưng điều giáo dân đang chờ đợi là những thông tin và phản ứng của Tòa TGM Hà Nội về vấn đề này như thế nào?
Chúng ta chưa rõ những gì Tòa TGM Hà Nội mà trách nhiệm trực tiếp là Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã thỏa thuận những điều gì và đã có những ý kiến gì ngoài một câu chung chung trong bản Thông báo của Tòa TGMHN như sau:
“Ngày 25 tháng 05 năm 2011, lúc 9:30 sáng, cha Alphongsô Phạm Hùng, Chưởng ấn, đại diện Tòa TGM Hà Nội, cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý, quản hạt Chính Tòa, và các sơ Nguyễn Thị Vi, Nguyễn Thị Lai đại diện Dòng Thánh Phaolô đã tham dự cuộc họp với các đại diện cơ quan chính quyền liên hệ do Ban Tôn Giáo Thành Phố Hà Nội tổ chức. Trong buổi họp các đại diện đã trình bày những ý kiến của mình trong sự thẳng thắn, ôn hòa, và tôn trọng lẫn nhau”.
Chưa rõ sự tôn trọng lẫn nhau chỉ có ở cuộc họp này làm các vị thỏa mãn, hay có sự tôn trọng thật sự ở việc làm trên thực tế? Nếu có thì nó đã được thể hiện chỗ nào? Chỉ biết rằng Tu viện vẫn cứ ngang nhiên bị chiếm cướp và đập phá nhằm xóa dấu tích, thay đổi kết cấu, chức năng của nó vốn có từ cả trăm năm nay.
Giáo dân Hà Nội có quyền đòi hỏi Tòa TGM Hà Nội minh bạch thông tin về vụ việc này, vì đây là tài sản của Giáo hội công giáo Việt Nam chứ không phải của riêng bất cứ ai, dù đó là Tổng giám mục Chủ tịch HĐGMVN đi nữa.
Với tài sản của Giáo hội Công giáo, việc thỏa thuận, cho, nhượng, đổi chác, mua bán hay bất cứ lý do gì đều phải tuân thủ theo Bộ Giáo luật đã quy định.
Vì thế, việc đến nay khi nhà cầm quyền CSVN đã ra tay mà Tòa TGMHN vẫn án binh bất động là điều hết sức đáng ngờ, gây sự nghi kỵ không cần thiết trong Giáo dân.
Hi vọng Tòa TGM Hà Nội sẽ kịp thời có thông tin và hành động nhằm bảo vệ tài sản giáo hội, tính mạng giáo dân cũng như ngăn chặn mọi sự cướp chiếm của nhà cầm quyền CSVN vốn không từ bất cứ thủ đoạn nào nhằm tiêu diệt tôn giáo.
Ngày 25/8/2012
Nữ Vương Công Lý
* Tin liên quan:

NHỮNG ÔNG GIÀ LẨM CẨM CHẠY ÁN


Quanlambao - Không phải tự nhiên Hà Nội mấy hôm nay vô cớ đồn thổi rằng đường dây chạy án tiếp cận Đại Tướng, Nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh và Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Tại sao có những tin đồn như vậy. Cu đen tôi phải xuất thân vi hành thì phát hiện ra sự thật là:

  

1. Nhóm tội phạm đang thông qua Lê Mạnh Hà - Con trai của ông Đại Tướng Lê Đức Anh hiện đang giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM để chạy án. Ông này là một người năng lực kém, nhưng ỷ thế ông bố quyền lực nên chẳng coi ai ra gì. Không biết ông Hà được trả công bao nhiêu, nhưng hiện nay Lê Mạnh Hà đang làm con thoi để chạy cho Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch tập đoàn Masan vừa bị bắt, bố già Nguyễn Đức Kiên và Trầm Bê. 

 2. Đích thân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã 'vào thành' số 05 Hoàng Diệu để cầu cứu ông cố vấn Lê Đức Anh! Khi sóng yên biển lặng, ba Dũng nhà ta coi ông Lê Đức Anh chẳng ra gì. Nhưng được cái anh y tá lại khôn vặt, bằng cách đi quyên tiền xây dựng Trường phổ thông nơi hàng gần thế kỷ trước ông Lê Đức Anh giảng dạy để làm đẹp lòng ông già. Ông già bị bịt mắt lại thêm có ông con trai bị đô la làm cho lóa mắt nên đã rót vào tai ông, xuyên tạc việc chống tham nhũng, chống tổ chức mafia lũng đoạn nền kinh tế - chính trị đất nước thành "Tư Sang, Phú Trọng và Đại Quang cấu kết để hại ba Dũng!" Vì vậy mà ông già không thấy được bộ mặt thật của anh y tá chỉ là kẻ tráo trở và lợi dụng ông mỗi khi có đại sự, do vậy khi ba Dũng cầu cứu là ngay lập tức ông Lê Đức Anh triệu tập Phạm Văn Trà, Nguyễn Chí Vịnh đến dạy bảo buộc phải gây sức ép để Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh và TC2 cứu anh y tá! Thật tội nghiệp cho ông già đã chẳng còn đủ minh mẫn để phân biệt đâu là sự thật, ông đã bị biến thành công cụ của kẻ đang phá hoại cơ đồ mà ông và cha ông ta đã đổ xương máu ra xây dựng lên. 

3. Một cánh chạy án nữa đã thông qua Đặng Thu Hà - Tình nhân của Lê Khả Phiêu. Đặng Thu Hà là con của một vị tướng từng là thượng cấp của Lê Khả Phiêu, Phiêu đã 'xơi' luôn cô con gái của thượng cấp vẫn gọi mình bằng "chú". Cùng với con đường quan lộc, Phiêu ngày càng  trở thành 'nô lệ của ái tình', luôn bị sai khiến phải làm theo mọi đò hỏi, yêu sách của thị Hà. Chính thị Hà đã làm cho Phiêu thân bại danh liệt khi TC2 quay đuọc toàn bộ cảnh mây mưa với thị Hà nhân chuyến Phiêu thăm Cu Ba rồi đưa ra Toàn Thể BCT! Anh y tá quả là người 'thông minh', một mặt giả bộ buông súng, một mặt công khai lên báo chí lớn tiếng tuyên bố 'làm triệt để nhóm thâu tóm ngân hàng' và làm cho người dân lành không biết lầm tưởng công trạng của anh ta, một mặt chỉ điểm cho đồng đảng trong đường dây của mình "Phải tiếp cận và thông qua con Hà , ông Phiêu chỉ có con Hà bảo gì cũng nghe... Con này tham tiền, mang cho nó nhiều tiền là cái gì nó cũng làm...."...
Trong khi đó, từng giây, từng phút  anh y tá vẫn đang ngấm ngầm cùng đàn em tính toán xem sử dụng 'chưởng cực kỳ bẩn thỉu nào' để chơi lại Trương Tấn Sang - Nguyễn Phú Trọng & Trần Đại Quang...
Đây chính là những cơn sóng ngầm đang diễn ra tại Hà Nội, đó chính là nguồn cơn mà dân Hà Nội đang bàn tán...
Cu đen
  
Nguồn: http://quanlambao.blogspot.com/2012/08/nhung-ong-gia-lam-cam-chay-an.html

Bắt Bầu Kiên Để Bảo Vệ CSVN Vì Dũng Tính Lên Tổng Thống; Quốc tế: Ba Dũng, Tư Sang đánh nhau; Ba Dũng âm mưu đảo chánh...

Tại sao bắt Bầu Kiên? Trang web Cầu Nhật Tân (https://caunhattan.wordpress.com) nêu ra một phân tích đặc biệt: rằng trong khi các nhóm lợi ích âm mưu muốn thâu tóm nhiều tài sản trong nước, và sẽ đẩy VN tới chế độ Tổng Thống độc tài kiểu Nga (nghĩa là đa đảng hình thức), thì Tổng Cục 2 (tức Tình Báo Quân Đội) liên minh với Tổng Bí Thư Đảng CSVN ra lệnh bắt Bầu Kiên (mắt xích quan trọng của nhóm lợi ích dưới quyền Nguyễn Tấn Dũng)...

Do vậy, trang web Cầu Nhật Tân có bản tin tựa đề là  “Đánh án Kiên “bạc” chỉ là một phần của chuyên án chính trị bảo vệ chế độ...”

Tình hình căng thẳng có thể dẫn tới đảo chánh, theo phân tích này.

Sau đây là trích một số đoạn văn trong bản tin Cầu Nhật Tân:

“Đánh án Kiên “bạc” chỉ là một phần của chuyên án chính trị bảo vệ chế độ...

- Có nhiều tin kỹ thuật từ mạng lưới Tổng cục 2 quân đội cho thấy âm mưu soán Đảng, lật đổ chế độ chưa bao giờ rõ như lúc này.

– Chuyên án bảo vệ chế độ (thực chất là một kế hoạch) mang bí số riêng, được một Tổ Công tác âm thầm thực hiện việc chuẩn bị, trinh sát, củng cố chứng cứ. Tổ Công tác, gồm những cán bộ có phẩm chất chính trị ưu tú nhất, trung kiên nhất, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cao nhất trong Quân ủy.

– Yêu cầu cao nhất là phải bí mật vì sẽ đụng chạm đến nhiều cán bộ chủ chốt của Đảng, Chính phủ, cùng mạng lưới của họ...

...“Nhóm lợi ích” trong đó có một số cán bộ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Chính phủ, đã vơ vét tài nguyên, của cải của nhà nước và nhân dân, trở thành thế lực nguy hiểm nhất đe dọa sự sống còn của Đảng từ bên trong.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Chứng khoán Việt Nam mất hơn 5 tỉ đô la, hệ thống ngân hàng bị đe dọa


Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Hà Nội
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Hà Nội
REUTERS

Thụy My
Theo AFP ngày 24/08/2012, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thiệt hại 5,62 tỉ đô la trong tuần, từ khi liên tiếp xảy ra vụ bắt giữ nhà tài phiệt Nguyễn Đức Kiên rồi đến nguyên Tổng giám đốc ngân hàng ACB Lý Xuân Hải. Các chuyên gia cảnh báo, xì-căng-đan này thậm chí có nguy cơ gây khủng hoảng cho cả hệ thống ngân hàng vốn đang dễ bị tổn thương.

Sau ba ngày xuống dốc, thị trường chứng khoán hôm nay đã tăng trở lại với chỉ số VN Index tăng 1,75%. Tuy nhiên AFP dẫn số liệu của VietStock cho biết, cả hai thị trường chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã bị giảm giá trị 5,62 tỉ đô la từ hôm thứ Hai 20/8.
Sau khi ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những người sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) bị bắt vào thứ Hai, hôm qua đến lượt ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ngân hàng này bị bắt giữ vì « cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng ». Tin đồn ông Hải bị bắt đã lan ra 48 giờ trước đó. Cuối giờ chiều hôm qua, ACB cho biết ông Lý Xuân Hải từ nhiệm, và đến tối thì báo chí trong nước loan tin ông Hải đã bị bắt. Tuy vậy các bài viết liên quan ít lâu sau đó đã bị gỡ xuống, và hôm nay mới xuất hiện trở lại.
Theo AFP, nay thì rất khó khăn cho chính quyền khi muốn bảo vệ cho ACB, ngân hàng tư nhân lớn nhất nước khỏi bị suy sụp, kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống tài chính Việt Nam. Cho dù hôm nay không có dấu hiệu hoảng loạn nào tại các chi nhánh ACB ở Hà Nội, nhưng người gởi tiền đã rút khỏi ngân hàng này trên 380 triệu đô la.
Reuters trích nhận xét của cơ quan thẩm định tài chính Fitch cho biết, xì-căng-đan này làm tăng khả năng đánh giá tiêu cực về hệ thống ngân hàng Việt Nam, vốn có điểm tín nhiệm thuộc loại thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương.
Một chuyên gia ngoại quốc giấu tên nhận định, ngoài nguy cơ người dân không còn tin tưởng các ngân hàng và rút tiền hàng loạt, còn có nguy cơ khủng hoảng hệ thống.
Sau một thập kỷ tự do hóa vừa thô bạo lại vừa hỗn độn, lãnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay gồm 42 ngân hàng công và tư, trong đó có nhiều ngân hàng đang bị nợ xấu. Năm ngoái, bị thúc bách trước nạn lạm phát và thiếu tiền mặt, Việt Nam đã tiến hành cơ cấu lại các ngân hàng bằng cách cho sáp nhập, nhưng việc cải cách diễn ra quá chậm chạp.
Ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những người giàu nhất Việt Nam và thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có thể đã tham gia vào chiến dịch quy mô « dọn dẹp » các ngân hàng. « Bầu » Kiên, khuôn mặt nổi bật trong giới kinh doanh và bóng đá đã kéo theo nhiều người khi quỵ ngã.
Sự thất thế của ông Nguyễn Đức Kiên, theo như một nhà phân tích Việt Nam ở Hà Nội, thì có thể là do đấu đá tranh giành quyền lực ở thượng tầng lãnh đạo. Điều này cho thấy rõ là môi trường kinh doanh tại Việt Nam rất bất ổn, mà theo nhà phân tích trên thì « Ranh giới giữa hợp pháp và bất hợp pháp rất mong manh. Người ta có thể thành công hôm nay và trở thành tội phạm ngày mai ».
Theo báo chí trong nước, ông Kiên đã thành lập những công ty gần như là bình phong và phát hành cổ phiếu, trái với luật pháp Việt Nam. Với số tiền thu được, ông ta mua cổ phần trong các ngân hàng khác dưới tên những người thân trong gia đình, rồi lại đi vay những món mới của các ngân hàng này.
Cả tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã cố gắng bảo vệ cho ACB, nói rằng ông Nguyễn Đức Kiên chỉ nắm không đến 5% cổ phiếu. Nhưng việc bắt giữ Tổng giám đốc Lý Xuân Hải, một người làm việc tại ACB suốt 15 năm qua, đã khiến công việc này ngày thêm khó khăn. Cổ phiếu của ACB đã mất giá 20% từ thứ Hai.
Ông Lê Thẩm Dương, trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng vụ này có thể có tác động tích cực về lâu về dài. Theo ông thì không thể tiếp tục duy trì hệ thống như hiện nay, đây là lúc để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.
Tony Nash, thuộc công ty tư vấn IHS ở Singapore cảnh báo, trong khi chờ đợi, các nhà đầu tư nước ngoài nóng lòng muốn thấy được giải pháp cho khủng hoảng. Theo ông, thì hai vụ bắt giữ trên « vẫn chưa hình thành được bản cáo trạng lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam ».
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120824-chung-khoan-viet-nam-bi-thiet-hai-5-ti-ruoi-do-la-he-thong-ngan-hang-bi-de-doa

"Xì ì ì ..."-căng-đan lớn dần: “Cựu” Tổng giám đốc ngân hàng ACB bị bắt


Những biến động trên thị trường làm người lao động Việt Nam lo ngại cho giá trị những đồng tiền kiếm được.
Những biến động trên thị trường làm người lao động Việt Nam lo ngại cho giá trị những đồng tiền kiếm được.
Reuters
Thụy My
Bản tin vào cuối giờ chiều nay 23/08/2012 của hãng thông tấn Pháp AFP dẫn nguồn tin từ báo chí trong nước cho biết, Việt Nam vừa bắt giữ thêm một lãnh đạo ngân hàng quan trọng nữa: ông Lý Xuân Hải, người vừa từ nhiệm chức Tổng giám đốc ngân hàng ACB. Như vậy công an đang mở rộng điều tra vụ Nguyến Đức Kiên, vốn đang làm rúng động thị trường, dẫn đến việc rút tiền hàng loạt.
Hãng tin Pháp trích tin từ báo chí Việt Nam nói rằng, vào lúc 19 giờ 15 hôm nay (giờ Việt Nam), cơ quan cảnh sát điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, và bắt tạm giam ông Lý Xuân Hải vì hành vi “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng”. Vụ bắt giữ diễn ra chỉ vài giờ sau khi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) loan báo tin ông Lý Xuân Hải từ nhiệm chức Tổng giám đốc. Công an cũng đã khám xét nhà ở và văn phòng làm việc của ông Lý Xuân Hải.

Theo AFP, việc ông Hải bị bắt sẽ gây khó khăn thêm cho ngân hàng ACB. Trước khi có tin này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã khuyến cáo các nhà đầu tư bình tĩnh để tránh bị thiệt hại.
Hãng thông tấn Pháp dẫn lời chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer nhận định, vụ bắt ông Lý Xuân Hải mang lại một tầm vóc mới cho xì-căng-đan trùm tài chính Nguyễn Đức Kiên. Giáo sư Thayer cho rằng đây là một ván bài mới, và rõ ràng lãnh vực tư nhân đang bị giám sát. Các chuyên gia khác cảnh báo, xì-căng-đan lớn dần có thể ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lãnh vực ngân hàng vốn nhạy cảm.

Nhiều tờ báo Việt Nam đã đăng ảnh lực lượng công an đưa ông Lý Xuân Hải về nhà riêng ở quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện lệnh khám xét. Tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay tất cả những bài báo này đã bị rút xuống.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120823-xi-cang-dan-lon-dan-%E2%80%9Ccuu%E2%80%9D-tong-giam-doc-ngan-hang-acb-bi-bat

Thủ tướng 'chỉ đạo' vụ bắt Bầu Kiên


BBC

Cập nhật: 10:03 GMT - thứ sáu, 24 tháng 8, 2012
Ông Nguyễn Đức Kiên
Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt hôm 21/8
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “chỉ đạo chặt chẽ” cuộc điều tra và bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, theo lời Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế.
Công an Việt Nam cũng “đang tích cực ‘diệt sâu’ trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ”, theo bài phỏng vấn vừa đăng trên trang web Chính phủ Việt Nam.
Đại tá Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế (C46), Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, tuyên bố cả Thủ tướng, Bộ trưởng và một Thứ trưởng Công an đã tham gia chỉ đạo vụ án.
Cuộc phỏng vấn dường như nhằm xóa đi tin đồn ông Nguyễn Đức Kiên là người quen thân với Thủ tướng.
Dư luận Việt Nam những ngày qua cũng râm ran tin đồn vụ bắt giữ ông Kiên không được thông báo trước cho các Thứ trưởng Công an.
Nhưng Đại tá Nguyễn Đức Thịnh nói trên trang web Chính phủ: “Chúng tôi nhận được rất nhiều đơn, thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến vi phạm của 3 công ty do Nguyễn Đức Kiên điều hành và báo cáo đồng chí Bộ trưởng Trần Đại Quang và đồng chí Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo.”
“Trước khi khởi tố, bắt giam Nguyễn Đức Kiên, lãnh đạo liên ngành tư pháp Trung ương đã họp và thống nhất cao.”
"Quá trình bắt, khám xét và tổ chức điều tra đảm bảo đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thủ tướng Chính phủ."
Đại tá Nguyễn Đức Thịnh
Ông nhấn mạnh: “Quá trình bắt, khám xét và tổ chức điều tra đảm bảo đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thủ tướng Chính phủ.”
Tội phạm ngân hàng
Trong diễn biến đáng chú ý, Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế cho biết lực lượng của ông quan tâm đến “tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng”.
Đại tá Thịnh tiết lộ một nhiệm vụ của cơ quan ông là “nắm tình hình, tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành thực hiện chức năng của ngành Công an vào việc tái cấu trúc nền kinh tế.”
“Trong đó có tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hoạt động hiệu quả, minh bạch,” vị đại tá nhấn mạnh.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 24/8, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An đã chính thức công bố lệnh bắt, khám xét nơi ở, nơi làm việc của ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB).
Công văn ngày 24/8 của Cơ quan điều tra xác nhận ông Lý Xuân Hải bị bắt tạm giam bốn tháng kể từ ngày 23/8 với tội danh ‘Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165’.
Nói với tờ Financial Times, bà Karolyn Seet, từ công ty đánh giá Moody’s, nhận xét vụ bắt ông Hải sẽ khiến giới chức khó thuyết phục các nhà đầu tư là bê bối không liên quan đến ACB.

VN: Nợ xấu ám ảnh tập đoàn Nhà nước

 BBC Vietnamese
Cập nhật: 14:07 GMT - thứ sáu, 24 tháng 8, 2012
EVN
EVN là tập đoàn điện duy nhất tại Việt Nam
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành tiêu điểm phê phán trong bài viết hôm 24/8 về các tập đoàn nhà nước của phóng viên vùng Đông Nam Á Stuart Grudgings của Reuters.
Trong bài với tựa đề “Nguy cơ nợ bao trùm lên những tập đoàn khổng lồ chưa cải cách của Việt Nam”, phóng viên này nói EVN là "một tập đoàn điện xây cả dự án căn hộ, vận hành một ngân hàng, kinh doanh môi giới chứng khoán và cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình với số nhân viên tổng cộng 100 nghìn người”.
Bài dẫn lời một quan chức cao cấp trong ngành điện nói EVN đang ở trong tình trạng bành trướng thái quá.
EVN trở thành tập đoàn nhà nước mới nhất bị săm soi trong bối cảnh nợ xấu đang làm chao đảo niềm tin của nhà đầu tư và tượng trưng cho sự đi xuống của một đất nước đã từng một thời được cho là ngôi sao kinh tế mới của Đông Nam Á.
Những con số
Một số người đang lo sợ rằng khó khăn của EVN lớn hơn gấp nhiều lần so với tập đoàn đóng tàu Vinashin.
“Tôi khẳng định rằng nợ của họ xấu hơn Vinashin, có thể là hàng trăm nghìn tỷ đồng,” một quan chức ngành điện đề nghị giấu tên cho biết.
Vụ bắt giữ nhà tài phiệt tiếng tăm Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), nhà triệu phú sáng lập Ngân hàng cổ phần thương mại Á Châu (ACB) đã làm dấy lên nỗi lo sợ tình trạng bất ổn tài chính ở quốc gia 90 triệu dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Ngân hàng Nhà nước phải đứng ra trấn an người dân đang thi nhau rút tiền trong bối cảnh chỉ số chứng khoán chủ chốt của Việt Nam giảm 9% trong tuần.

Vinashin
Khi Vinashin, Vinalines vỡ nợ, chính phủ Việt Nam tuyên bố đây chỉ là hai trường hợp riêng lẻ do quản lý kém gây ra
Sự cố Vinashin và Vinalines trong năm 2010, 2011 với tổng nợ lên đến 6,5 tỷ đôla đã buộc chính phủ phải tăng nỗ lực cải cách các doanh nghiệp nhà nước, chiếm một phần ba nền kinh tế và chiếm hết vốn đầu tư vào tư doanh.
Trong cuối năm 2010, trong lúc nợ của Vinashin chạm mốc 80 nghìn tỷ thì nợ của EVN đã chạm mốc 240 nghìn tỷ, gấp ba lần Vinashin, theo tờ Saigon Times.
Báo Tuổi Trẻ cũng tường thuật EVN lỗ 8,4 nghìn tỷ đồng, gấp 12 lần báo cáo của chính tập đoàn này.
Những con số thống kê tiêu cực về các doanh nghiệp nhà nước đã bị xóa khỏi bản báo cáo chính thức của Kiểm toán Nhà nước gửi cho truyền thông hồi tháng Bảy.
Lời hứa mờ nhạt dần
Reuters chỉ ra tiềm năng đi lên của Việt Nam bằng ngành sản xuất nay mất đi bởi nạn quan liêu, cơ sở hạ tầng yếu kém và những khối nợ chồng chết trong một hệ thống tài chính thiếu minh bạch.
Kinh tế Việt Nam trong năm 2012 đã giảm tăng trưởng hẳn, dừng lại ở mức 4,5% so với 7% của năm 2010, trong khi đó hãng xếp hạng tín dụng Moody đánh giá nợ xấu Việt Nam cao nhất Đông Nam Á với mức nợ xấu lên đến 8,6% trong tổng khối nợ hiện tại.
Lượng tín dụng khủng lồ được bơm vào khối doanh nghiệp nhà nước từ 2009 đã giúp các tập đoàn này mở rộng sang các ngành nghề thiếu chuyên môn.
Khi Vinashin, Vinalines vỡ nợ, kéo theo việc các lãnh đạo của những tập đoàn này phải ngồi tù, chính phủ lại đánh giá là hai trường hợp riêng lẻ do sai phạm trong quản lý gây ra.
Giới quan sát cho rằng hình thức sai phạm trong quản lý như tại Vinalines và Vinashin là khá phổ biến tại các doanh nghiệp nhà nước, nơi giám đốc lẫn ban quản trị thường được chọn bởi quan hệ chính trị hơn là khả năng kinh doanh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại đứng ra khen ngợi sự mở rộng của Vinashin, đồng thời tỏ lời xin lỗi hiếm hoi đến Quốc hội sau khi tập đoàn này sụp đổ, kéo theo hàng loạt đợt hạ tín dụng đáng xấu hổ cho Việt Nam.
Thế nhưng, không ai trong chính phủ bị đưa ra tòa hay bị trừng phạt trước sự sụp đổ của Vinashin.
Việc bắt giữ ông Kiên, người thuộc gia đình trong nhóm 30 nhóm giàu có nhất Việt Nam, có thể là dấu hiệu của xung đột ngày càng dâng cao của lãnh đạo Đảng Cộng Sản trong vấn đề chính sách kinh tế.
Cải cách khiêm tốn
Những cải cách của chính phủ Việt Nam được Reuters đánh giá là "nghe qua thì có vẻ rất táo bạo" với tuyên bố như rút tập đoàn nhà nước khỏi những ngành không liên quan, vận hành theo cơ chế thị trường, lựa chọn giám đốc một cách khắt khe và cho nhiều quyền tự quyết hơn.
Tuy nhiên, cải cách này được giới quan sát cho là không giải quyết cốt lõi của vấn đề khi "Đảng Cộng sản vẫn còn nắm giữ vai trò chủ đạo, và doanh nghiệp Nhà nước vẫn là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô,” theo kinh tế gia Lê Đăng Doanh.
"Các doanh nghiệp hiên nay đang đối mặt với rất nhiều sự biến động và suy thoái kinh tế, nhưng chúng tôi có thể làm được gì? Đành sống chung với nó thôi."
Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc công ty Giấy Sài Gòn
Bất chấp một thị trường tiêu dùng sinh động, Việt Nam đang mất dần nguồn đầu tư cho những người láng giềng Đông Nam Á như Philipines và Indonesia, thậm chí đất nước mới mở cửa Miến Điện khi đầu tư nước ngoài (FDI) đầu năm 2012 giảm đến 28% so với cùng kì năm ngoái.
"FDI đang đổ vào Miến Điện, không phải Việt Nam. Những trái dưới thấp đã bị hái hết ở Việt Nam," một nhà ngoại giao tại Hà Nội nói.
Vị quan chức trong ngành điện nói với Reuters rằng thống kê của EVN là một sự bí ẩn, thậm chí đối với những người làm việc tại đó, nên không rõ khoản lỗ phát sinh từ ngành chính, hay từ những đầu tư ngoài ngành.
Hank Tomlinson, chủ tịch phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam, cho biết một vài doanh nghiệp đồ uống của nước ngoài tại Việt Nam phải dùng máy phát điện vì như vậy rẻ hơn so với mất hẳn điện.
"Cái mà doanh nghiệp cần là sự hiện hữu và sự đáng tin cậy của việc cung cấp điện, không phải được bán điện rẻ rồi phải chạy máy phát điện," ông Tomlinson nói.
Việc EVN tăng giá điện lên 5% trong năm một cách thiếu minh bạch đã làm lan tỏa sự nghi ngờ từ cách doanh nghiệp trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp đang phá sản vì thắt chặt tín dụng.
"Các doanh nghiệp hiên nay đang đối mặt với rất nhiều sự biến động và suy thoái kinh tế, nhưng chúng tôi có thể làm được gì? Đành sống chung với nó thôi," ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc của công ty Giấy Sài Gòn, tâm sự.
Nguồn:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/08/120824_stategiants_debt.shtml

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Chân dung Nguyễn Đức Kiên



Từ năm 2011 đến nay, người được gọi là Bầu Kiên đã chính thức lộ ra từ vùng tối khi đặt cả hai chân vào chính giới Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên, cùng với sự chi phối và hỗ trợ của Ngân hàng Bản Việt – nơi Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giữ vai trò chủ chốt. Gắn bó đầy hữu cơ với Bầu Kiên là Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, người từng có thời là trợ lý đắc lực cho Nguyễn Tấn Dũng, giờ đây đang phủ sóng toàn bộ khu vực tín dụng quốc gia và siết chặt yết hầu tài chính đất nước. Nhân vật “bố già” Nguyễn Đức Kiên đã bằng nhiều cách, từ vận động hành lang đến tác động trực tiếp vào khâu tổ chức cán bộ, để Nguyễn Văn Bình có được vị trí ủy viên Trung ương Đảng cùng chức vụ Thống đốc Ngân hàng nhà nước... (theo Thường Sơn - Phạm Chí Dũng)

*

Chân dung ông "Trùm" Nguyễn Đức Kiên

Lệ Chi - Song Linh (VnExpress) - Con nhà giáo, học quân sự, khởi nghiệp với nghề dệt may nhưng ông Nguyễn Đức Kiên thành danh với nghiệp ngân hàng và càng trở nên nổi tiếng khi liên tục phát ngôn gây sốc về bóng đá.

Hơn 10 năm trước khi người hâm mộ thể thao trong nước biết tới một ông bầu bóng đá bạo ngôn, giới tài chính ngân hàng đã nhắc đến cái tên "Kiên đầu bạc" với sự kiềng nể. Những lời đồn đại về uy lực của nhân vật này trong lĩnh vực ngân hàng tăng lên cùng với độ nóng của quá trình mua bán, sáp nhập và tái cơ cấu ngân hàng. 

Trước khi bị bắt, ông Nguyễn Đức Kiên từng được xem là mẫu doanh nhân thành đạt. Ảnh: Kỳ Lân

Mới bước qua tuổi 48 nhưng từ lâu ông Nguyễn Đức Kiên đã sở hữu mái đầu bạc trắng, nên trông vẻ ngoài già hơn tuổi. Sinh năm 1964 trong một gia đình nhà giáo mẫu mực, cậu thanh niên 16 tuổi Nguyễn Đức Kiên lại chọn thi vào Đại học Kỹ thuật Quân sự (Bộ Quốc phòng), sau đó đi tu nghiệp Trường Kỹ thuật Quân sự Zalkamatê ở Hunggary (1981-1985). 

Thế nhưng về nước, ông không hoạt động trong quân ngũ mà vào làm việc tại Tổng công ty Dệt may. 8 năm trong ngành dệt may không mấy tiếng tăm, Nguyễn Đức Kiên dấn thân sang lĩnh vực ngân hàng với bước ngoặt đầu tiên là trở thành Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB khi vừa tròn 30 tuổi. 

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Sụt lún đường Lê Văn Lương gần cổng chào của khu đô thị Dương Nội ngày 19/08/2012

   KHOẢNG 8H SÁNG NAY, ĐƯỜNG LÊ VĂN LƯƠNG KÉO DÀI, ĐOẠN CHẠY QUA KHU ĐÔ THỊ MỚI DƯƠNG NỘI, QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI) BẮT ĐẦU CÓ HIỆN TƯỢNG SỤT LÚN. CHỈ TRONG THỜI GIAN NGẮN, “HỐ TỬ THẦN”KHỔNG LỒ ĐƯỢC HÌNH THÀNH VÀ KHÔNG NGỪNG MỞ RỘNG.

    MẶT ĐƯỜNG ĐOẠN LÊ VĂN LƯƠNG KÉO DÀI CHẠY QUA KHU ĐÔ THỊ MỚI DƯƠNG NỘI, QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI VỪA XUẤT HIỆN VẾT NỨT LỚN CẮT NGANG, CÓ HIỆN TƯỢNG SỤT LÚN VỚI CHIỀU DÀI 10M VÀ SÂU 5M VÀ KHÔNG NGỪNG LAN RỘNG.

  
    Theo người dân xung quanh, hiện tượng sụt lún bắt đầu diễn ra từ lúc 8h ngày 19/8. Đến thời điểm 11h30 cùng ngày, “hố tử thần” mở rộng, kéo sập cả dải phân cách giữa 2 làn đường, “ăn” sang phần đường đối diện. Cách đó khoảng 50m tại công trình xây dựng của Tập đoàn Sông Đà bên cạnh cũng bắt đầu có hiện tượng sụt lún. Một phần vỉa hè bị kéo sập xuống.
Đường ống nước bị bẻ gẫy, hàng ngàn mét khối nước tràn vào, nhấn chìm 2 tầng hầm của công trình xây dựng cạnh đó. 
  

MƯU BẨN?


Người Tây Tạng bái lạy trong lúc đi hành hương
Hơn tuần nay dư luận ầm ĩ chuyện “đệ tử” của thầy Thích Tâm Mẫn cư xử côn đồ với những người đi đường trong thời gian thầy thực hiện tâm nguyện nhất bộ nhất bái từ thành phố Hồ Chí Minh ra đến Yên tử, nơi phát nguồn trường phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Mình đọc trên FB có rất nhiều sự nghi ngờ, lên án và dè bửu không chỉ bản thân thầy Thích Tâm Mẫn như là “sư quốc doanh”, “sư hổ mang”…Và đáng sợ hơn là nhiều người không tiếc lời nói xấu về đạo Phật, Phật pháp, nghi ngờ các bậc chân tu và chính đạo Phật. Ngay từ đầu mình đã có một niềm tin không thối chuyển về thầy Thích Tâm Mẫn và hành trình gian nan, vất vả của thầy trong mấy năm qua.
Nếu ai đã từng thực tập cách lạy Phật của người Tây Tạng thì sẽ hiểu gian nan của sự phát nguyện này. Mình đã từng tới Bodhgaya và tận mắt chứng kiến những bậc chân sư hành hương đến nơi Phật Thành đạo bằng hình thức tam bộ nhất bái. Cũng đã thấy từng đoàn các vị sư Tây Tạng tới chiêm bái và lạy Phật nơi đây. Trong lúc các quí thầy và các Phật tử khác thong dong thiền hành quanh Tháp Đại giác ngộ, thì các vị sư Tây Tạng vất vả như đang thực hiện một môn thể thao nặng. Trước đây mình đã thử lạy kiểu này và chỉ được 10 cái là phải dừng nghỉ. Để quì lạy như vậy là một hành động không hề dễ dàng, nhất là trên quãng đường xa, trong điều kiện thời tiết thất thường mưa nắng. Mình thực sự kính trọng và khâm phục thầy Thích Tâm Mẫn khi thầy đã làm được một việc tưởng như không thể. Ai không tin cứ thử quì lạy theo cách Tây Tạng sẽ hiểu thế nào…Cho nên:

Bài đăng phổ biến