Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

THƯ NGỎ GỬI CÔNG AN, AN NINH VỀ CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY 01.07.2012





Kính gửi: Cơ quan công an, an ninh Việt Nam. 

Tôi: Bùi Thị Minh Hằng – tù nhân lương tâm, công dân phường 4, TP. Vũng Tàu. Địa chỉ: 106 Lê Hồng Phong, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. 
Là một công dân từng bị chính quyền Hà Nội cưỡng ép đưa vào trại phục hồi nhân phẩm vì tham gia biểu tình chống sự bành trướng của Trung Quốc năm 2011, đứng trước lời kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc thành lập thành phố “Tam Sa” (cho thấy dã tâm thôn tính 80% lãnh hải nước ta), nay, tôi có vài lời muốn nhắn nhủ với lực lượng công an, an ninh Việt Nam. 

Việc biểu tình chống Trung Quốc là một trong những quyền của công dân được Hiến pháp công nhận tại điều 69 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Thế nhưng thực tế cho thấy từ trước đến nay lực lượng công an, an ninh, dân phòng đã luôn thẳng tay đàn áp, ngăn chặn những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc bằng nhiều thủ đoạn. Những người tham gia biểu tình bị bắt giữ, đàn áp, đánh đập, thậm chí là bị đưa đi trại phục hồi nhân phẩm. Chính quyền luôn xem những người biểu tình như một thế lực thù địch. Việc an ninh, công an bắt giữ những người đi biểu tình chống Trung Quốc là hoàn toàn trái pháp luật, vi phạm điều 123 Bộ Luật hình sự về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật:

Trung Quốc sẽ đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa

Thanh Phương (RFI) - Theo tin từ Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ngày 28/08/2012, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh vừa cho biết là quân đội nước này sẽ nghiên cứu vấn đề đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa. Đây là thành phố mà Quốc vụ viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập, với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.


Phía Việt Nam đã cực lực phản đối Trung Quốc về việc thành lập thành phố này. Thông tin về việc quân đội Trung Quốc sẽ nghiên cứu việc đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa được đưa ra vào lúc quan hệ Việt-Trung đang căng thẳng trên vấn đề thăm dò dầu khí Biển Đông.

Hôm qua, 27/06/2012, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối việc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc ( CNOOC ) mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Khu vực mà Trung Quốc gọi thầu cũng là khu vực mà Việt Nam đã cấp phép thăm dò cho tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil và Nga Gazprom.

Bản đồ trực tuyến của National Geographic Society (chụp từ web site của NGS) 

Trước đó, phát viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) cũng đã lên tiếng phản đối hành động nói trên của Bắc Kinh, xem đây là một việc làm « sai trái », trái với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển. 

Theo tờ Financial Times ngày 27/06/2012, các nhà phân tích và các nhà ngoại giao nhận định rằng hành động của CNOOC, mà chắc là đã có sự chấp thuận từ giới lãnh đạo cao cấp Bắc Kinh, thể hiện một sự leo thang trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Điều này đặt các tập đoàn dầu khí quốc tế vào một tình thế khó khăn, vì họ thăm dò dầu khí tại một khu vực đụng tới quyền lợi của hai nước. Cả hai tập đoàn ExxonMobil và Gazprom đều làm ăn với hai nước Việt Nam, Trung Quốc. 

Bài đăng phổ biến