Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Luật sư Dương Hà gặp ông Hà Vũ

Cập nhật: 12:54 GMT - thứ bảy, 15 tháng 6, 2013
Luật sư Cù Huy Hà Vũ
Luật sư Dương Hà nói TS Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực 19 ngày
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã tới trại giam số 5 Thanh Hóa thăm và làm việc với TS Cù Huy Hà Vũ, tù nhân chính trị, chồng và thân chủ của bà, người được gia đình xác nhận là tuyệt thực trong bà tuần liền trong nhà tù.
Hôm thứ Bảy, 15/6, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói với BBC ông đang trên đường từ Thanh Hóa trở về Hà Nội, trong chuyến cùng một số trí thức nhân sỹ và quần chúng, tháp tùng luật sư Dương Hà.
Trên trang Bấmblog Tễu của mình cùng ngày, ông cho hay:
"Sáng nay, từ 4h, LS Nguyễn Thị Dương Hà đã lên đường đi thăm chồng là TS Cù Huy Hà Vũ tại trại giam số 5, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.
"08h30, LS Dương Hà đã hoàn thành các thủ tục để vào thăm chồng. Chị cũng tuyên bố với Giám thị rằng hôm nay chị vào gặp Ông Vũ thì 9 phần là với tư cách một người vợ, chỉ có 1 phần là với tư cách luật sư của ông Vũ."
"Ông Vũ tuyệt thực, không ăn bất cứ thức ăn và đồ uống gì kể cả sữa trong 20 ngày nay, chỉ uống nước trắng. Sức khoẻ ông Vũ sa sút trầm trọng"
Bà Dương Hà, theo blog của TS Xuân Diện
Blogger này thuật lại lời của luật sư Dương Hà, người đã được Tổng cục VIII, chuyên trách thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của Bộ Công an, cấp phép cho gặp ông Hà Vũ hôm 14/6 cho hay ông Vũ chỉ uống nước và có tình trạng sức khỏe xấu:
"Hai vợ chồng gặp nhau, luôn có sự giám sát của 2 giám sát viên của trại trong khi những lần trước đó thường là có 3-5 giám sát viên giám sát xung quanh.
"Ông Vũ tuyệt thực, không ăn bất cứ thức ăn và đồ uống gì kể cả sữa trong 20 ngày nay, chỉ uống nước trắng. Sức khoẻ ông Vũ sa sút trầm trọng."
Hôm thứ Sáu, bà Dương Hà nói với BBC bà đã chuẩn bị một số thực phẩm, nhưng không hy vọng được phép tiếp tế cho chồng.
"Tôi chuẩn bị mấy lon sữa và một ít trái cây tươi, nhưng không biết anh có được nhận không," bà nói.
Bà Dương Hà cho BBC hay trong một lần gặp gần đây khoảng hai tuần, bà có nỗ lực cho ông Hà Vũ uống nước mang theo vào trại, nhưng đã bị các quản giáo ngăn cản.
Bà nói: "Tôi cho chồng tôi là Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ uống... lúc ấy anh ấy rất là mệt... Tôi rót ra cái chén hạt mít... bé tí tị tì ti...
"Tôi rót ra tôi uống và tôi cũng cho anh ấy uống cùng. Về sau các anh ấy (quản giáo) hỏi là nước gì đấy, tôi nói là nước tôi uống thì cho anh ấy uống cùng
"Các anh ấy bảo là đấy là nước sâm à, thì không cho uống nữa, và cuối cùng cho một cốc nước trắng cho anh ấy uống thôi."

'Không hồi đáp yêu cầu'

Vợ chồng ông Hà Vũ
Vợ chồng ông Hà Vũ trong một lần thăm gặp ở trại giam
Hôm thứ Sáu, bà Dương Hà cho hay 'giấy giới thiệu' mà Bộ Công an cấp cho bà gặp ông Hà Vũ không hồi đáp yêu cầu của bà yêu cầu gặp ông Hà Vũ về vấn đề sức khỏe do ông tuyệt thực gần 3 tuần.
Bà cho rằng chồng của bà có dấu hiệu suy yếu sức khỏe trầm trọng và thuật lại việc một Phó Giám thị trại giam số 5 ở Thanh Hóa đã cảnh báo bà trong lần thăm trước rằng bà không được đề cập nội dung gì khác ngoài giúp đỡ thân chủ làm thủ tục ra kháng nghị và giám đốc thẩm.
Bà nói trại giam cảnh báo bà phải tuân thủ nội dung đó nếu không muốn bị lập biên bản vi phạm nội quy và bị đình chỉ làm việc.
Hôm 14/6, bà Dương Hà nói bà e rằng ông Hà Vũ có thể không đủ sức khỏe để "làm việc" với luật sư sau gần ba tuần tuyệt thực.
Một số quà cáp, thực phẩm mà bà mang tới trại lần gặp mới nhất với ý định tiếp tế cho ông Hà Vũ đã bị giám thị trại cự tuyệt và trả lại, vẫn theo luật sư Nguyễn Thị Dương Hà.

Khẩn: CA Long An bắt giam Đinh Nhật Uy, anh trai Đinh Nguyên Kha

Đinh Nhật Uy cầm biểu ngữ 'Tàu khựa cút khỏi Biển Đông' nhằm ủng hộ em trai mình là Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên

CTV Danlambao - Lúc 13h trưa nay, 15/6/2013, CA Long An đã huy động lực lượng đông đảo, bất ngờ đổ quân đến khám xét khu đất nhà bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ ruột Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha. Tại thời điểm CA kéo đến khu đất của gia đình, bà Liên đang đi làm việc với luật sư nên không có ở nhà.

Đến khoảng 15h30 cùng ngày, tiếp tục có tin khẩn báo gửi đi cho biết: anh ruột Đinh Nguyên Kha là Đinh Nhật Uy đã bị công an áp giải về nhà để nghe đọc lệnh khám xét khẩn cấp. Sau khi khám nhà, công an Long An đã đọc lệnh tạm giam 3 tháng đối với anh Đinh Nhật Uy.

Khi bản tin này được đưa lên, mọi đường dây liên lạc đến người nhà của Đinh Nhật Uy đều bị gián đoạn. Các cuộc gọi đến số điện thoại của bà Nguyễn Thị Kim Liên đều báo không liên lạc được.

Thông tin cuối cùng được bà Liên gửi đi cho biết: Đinh Nhật Uy bị CA đọc lệnh bắt giam 3 tháng, không rõ bị khởi tố tội danh gì. Khi chưa kịp nói xong thì điện thoại bị tắt một cách đáng ngờ, hiện không ai biết tình trạng hiện nay của bà Liên ra sao.

Bản tin đang cập nhật



Bất thường vụ bắt khẩn cấp anh Phạm Viết Đào

Cầu Nhật TânTối qua, 13/6/2013, nhiều Công an tiến hành phong tỏa khu vực bên ngoài nhà riêng anh Đào ở ngõ 460 Thụy Khuê, phường Bưởi (Tây Hồ, HN) để một lực lượng vào bắt khẩn cấp anh Phạm Viết Đào và thực hiện lệnh khám xét chỗ ở của anh.

anh Phạm Viết Đào quê Tân Kỳ (Nghệ An), từng du học ở Rumani, sau về công tác tại Thanh tra Bộ Văn hóa, anh nói rất sõi tiếng Ru. Anh còn là hội viên Hội nhà văn Việt Nam và là dịch giả nhiều cuốn sách. Gần 30 năm qua, anh dành nhiều tâm huyết vào nghiên cứu về Trung Quốc, dành nhiều công sức vào tập hợp, thu thập tư liệu về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược, bảo vệ biên giới phía Bắc – một cuộc chiến đã thật sự bị lãng quên. Nhiều tư liệu anh có trong tay thuộc loại “giật mình” nếu được công bố. Trên cơ sở các tư liệu và nghiên cứu khoa học, cùng nhiều tướng lĩnh, anh đã có những kiến nghị lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong công tác giáo dục lịch sử, tư tưởng về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược. Những nội dung kiến nghị, những đề xuất đánh giá lại về cuộc chiến này mang đầy tính thời sự và đặc biệt hữu ích trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng xâm chiếm biển đảo của ta.

Cần nói thêm, anh Đào có người em ruột là liệt sỹ Phạm Hữu Tạo đã hy sinh anh dũng trong trận đánh ác liệt nhất của lịch sử chiến tranh Việt Nam. Ngày 12/7/1984, chú Tạo xung phong chỉ huy một đơn vị cảm tử gồm những người con ưu tú nhất, quả cảm nhất của Nghệ An (E356) thực hiện nhiệm vụ áp sát, đánh mở chốt tái chiếm cao điểm 772 trong chiến dịch chiếm lại điểm cao 1509 tại mặt trận Hà Tuyên. Riêng đêm 12 rạng 13/7/1984, để đánh bật quân Trung Quốc, ta tung 4 sư đoàn thiện chiến tinh nhuệ nhất vào trận và đây là trận chiến đấu quy mô lớn nhất, ác liệt nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam qua 4 cuộc chiến (chống Pháp, chống Mỹ, đánh Campuchia và chống Trung Quốc bảo vệ biên giới phía Bắc). Các cán bộ bước ra từ khói lửa và máu của trận đánh này đều được tôi luyện thành những lãnh đạo, tướng lĩnh cao cấp: tướng Lê Trọng Tấn, tướng Lê Ngọc Hiền, tướng Phạm Văn Trà, tướng Nguyễn Hữu An, tướngVũ Lập, tướng Lê Duy Mật, tướng Hoàng Đan, tướng Phùng Quang Thanh, tướng Đỗ Bá Tỵ, tướng Nguyễn Văn Được, tướng Nguyễn Đức Soát, tướng Phùng Khắc Nghiên …

Về vụ bắt anh Đào, theo một đồng chí Đảng viên sinh hoạt tại chi bộ cụm dân cư số 4, phường Bưởi, Tây Hồ,  tuy CA ập vào đọc lệnh bắt khẩn cấp và khám nhà anh Đào theo điều 258 Bộ luật Hình sự (lợi dụng các quyền tự do dân chủ) nhưng họ đặc biệt quan tâm tới việc thu giữ các tài liệu về chiến tranh chống Trung Quốc, truy tìm những mối liên hệ với một số tướng lĩnh, cán bộ … Tiếng là PA92 của Hà Nội làm án, nhưng kỳ thực mọi việc khám xét thu giữ đều do cáccán bộ trên Bộ chỉ đạo. Hoạt động ”gí án” này trong ngành CA chỉ thấy ở các vụ án chính trị quan trọng, gần đây nhất là vụ bắt Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ. Tức, Bộ Công an (thậm chí có chỉ đạo cao hơn nữa) lên kế hoạch, chỉ đạo từng bước đánh án, chủ trì huy động phối hợp từ các cơ quan khác (Ngoại giao, Tuyên giáo, Tư pháp, báo chí …), rồi giao xuống cho Công an Hà Nội “hót” nốt công đoạn cuối nhằm làm giảm tai tiếng. Còn những cáo buộc mà CA đưa ra đối với anh Đào thì chẳng có gì là khẩn cấp cả. Có những việc diễn ra cách đây 2 năm rồi và anh Đào làm rất công khai.

Thời điểm bắt giữ anh Đào thì đặc biệt nhạy cảm. Trung Quốc từng giờ lấn tới, gia tăng xâm chiếm biển đảo của ta. Phản ứng của Việt Nam thì hầu hết vẫn chỉ dừng lại ở … đưa ra tuyên bố từ bàn giấy. Tuần tới, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi gặp Tập Cận Bình (từ 19/6 – 21/6/2013) “nhằm tăng cường sự tin cậy chính trị và hợp tác hữu nghị giữa hai Đảng, hai nhà nước, định ra phương hướng lớn cho mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Việt Nam“. Đây là chuyến đi TQ đầu tiên của đ/c Trương Tấn Sang trên cương vị Chủ tịch nước. Như vậy, thời điểm bắt anh Đào rất gần với chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc của đ/c Sang. Phái nào và động cơ gì đằng sau vụ bắt anh Đào thì chưa rõ.

Ngày giỗ nữa của chú Tạo đang đến rất gần nhưng anh Đào lại phải ra đi. Kỷ niệm trận chiến đấu ác liệt nhất bảo vệ biên giới phía Bắc năm nay, đồng đội của chú Tạo lại vắng đi người anh vẫn thường giữ lửa cuộc chiến này cho đất nước và các thế hệ mai sau.

Được biết, khi đối mặt các điều tra viên cao cấp của An ninh, cũng với khí tiết ngoan cường như chú Tạo lúc xung trận mở chốt đánh quân bành trướng bá quyền Trung Quốc năm xưa, anh Đào rất hiên ngang kiên cường bảo vệ quan điểm của mình.


THÔNG TIN VỀ CUỘC GẶP CỦA VỢ CHỒNG TS CÙ HUY HÀ VŨ


Sáng nay, từ 4h, LS Nguyễn Thị Dương Hà đã lên đường đi thăm chồng là TS Cù Huy Hà Vũ tại trại giam số 5, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.

08h30, LS Dương Hà đã hoàn thành các thủ tục để vào thăm chồng. Chị cũng tuyên bố với Giám thị rằng hôm nay chị vào gặp Ông Vũ thì 9 phần là với tư cách một người vợ, chỉ có 1 phần là với tư cách luật sư của ông Vũ.

Hai vợ chồng gặp nhau, luôn có sự giám sát của 2 giám sát viên của trại (trong khi những lần trước đó thường là có 3-5 giám sát viên giám sát xung quanh). LS Dương Hà cho biết ông Vũ tuyệt thực, không ăn bất cứ thức ăn và đồ uống gì kể cả sữa trong 20 ngày nay, chỉ uống nước trắng. Sức khoẻ ông Vũ sa sút trầm trọng.
Ngày thứ 12 của cuộc tuyệt thực, tức là 7 tháng 6, ông Vũ bê một chậu nước nóng, do cơ thể mệt mỏi, hạ đường huyết dẫn đến trạng thái choáng, ông đã run tay tự đánh đổ chậu nước sôi vào người khiến bị bỏng phần trước cơ thể, kể cả hạ bộ. Hiện nay vết bỏng, ở những chỗ nhẹ đã se mặt da. 
Tinh thần của ông Vũ vẫn rất kiên cường, và ông cho biết sẽ tiếp tục tuyệt thực cho đến khi đơn tố cáo của ông được giải quyết.
LS. Nguyễn Thị Dương Hà thông báo cho ông Vũ biết là có hàng chục người ở cả trong và ngoài nước đang tuyệt thực đồng hành cùng ông; nhiều ĐSQ, cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế đã lên tiếng về việc Ông Vũ tuyệt thực, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã gửi thư cho TBT và Chủ tịch nước, và nhiều nhân sĩ trí thức hàng đầu đã gửi đơn thư đề nghị gặp Bộ trưởng Bộ công an và Tổng cục trưởng cục 8, và ngay sáng nay cũng có một số anh em đang ở bên ngoài trại giam số 5 để ủng hộ tinh thần của ông. 

LS Hà và TS Vũ đã cùng làm việc, có ghi biên bản, chi tiết sẽ được công bố tại đây sau ít giờ nữa. 
Trong biên bản làm việc, ông Cù Huy Hà Vũ có ghi rõ: "Chỉ sau khi văn bản giải quyết đơn tố cáo của tôi được bổ sung và chỉnh sửa theo yêu cầu của tôi và được giám thị Tuyến gửi cho tôi và LS NGuyễn Thị Dương Hà là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi thì tôi mới chấm dứt tuyệt thực". Ông Vũ nói, nếu ông dừng tuyệt thực thì ông sẽ gọi để báo cho LS Nguyễn Thị Dương Hà qua điện thoại, chỉ khi ấy, nghe rõ tiếng của ông Vũ thì cuộc tuyệt thực mới được coi là đã chấm dứt. ( Tháng này, ông Vũ còn 5 phút được gọi điện cho ngừoi thân). 

Trong biên bản ghi rõ lời TS Cù Huy Hà Vũ: " Tôi trân trọng cảm ơn nhân dân Việt Nam, chính phủ các nước, các tổ chức và các cá nhân đã ủng hộ tôi - TS Luật Cù Huy Hà Vũ trong cuộc đấu tranh chính nghĩa này".

Sáng nay, một số anh em bè bạn đã vào tận Trại 5 để động viên tinh thần vợ chồng TS Cù Huy Hà Vũ, cùng ăn bữa cơm trưa cùng LS Nguyễn Thị Dương Hà ở bên ngoài trại 5 , sau khi bà được vào thăm chồng. 

Lâm Khang Chủ nhân tường thuật từ Thị trấn Xuân Mai.

NHỮNG LÁ THƯ NGỎ VỀ TÌNH TRẠNG TUYỆT THỰC CỦA NGƯỜI TÙ CÙ HUY HÀ VŨ

Những lá thư ngỏ gửi đến một số người đại điện cơ quan quyền lực tối cao về tình trạng tuyệt thực của người tù Cù Huy Hà Vũ – những cuộc gặp trực tiếp ở Tổng cục 8 Bộ Công an – và một vài kết quả bước đầu

Bauxite Việt Nam

1. Thư của các trí thức nhân sĩ

Trong mấy ngày qua, trước tin tức nóng bỏng từng ngày về cuộc tuyệt thực kéo dài của TS Vũ ở Trại giam số 5 Thanh Hóa – để phản đối một loạt hành xử trái luật có hệ thống của viên giám thị Lường Văn Tuyến đối với ông – khiến tình trạng sức khỏe của ông ngày một trở nên đáng lo ngại, trong khi vợ ông là LS Nguyễn Thị Dương Hà nước mắt lưng tròng cầu cứu đến ông Cao Ngọc Oánh Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát hình sự và Hỗ trợ tư pháp, mà ông ta và các viên chức khác ở Bộ CA vẫn cứ làm ngơ, nếu không nói là còn có thái độ hài hước, thì người Việt yêu nước từ Nam đến Bắc và nhiều nơi trên thế giới đã nhất loạt mở lòng ra chia sẻ: như một tiếng nổ dây chuyền, “hiệu ứng” tuyệt thực đã lần lượt từ Á lan sang đến tận Hoa Kỳ; như một hình ảnh phản diện nhức nhối về sự đe dọa đến quyền sống tối thiểu của con người, nhiều cơ quan ngoại giao và nhân quyền nhiều nước đã phải lên tiếng can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam.

Giới trí thức nhân sĩ trong nước cố nhiên lòng như lửa đốt không thể làm ngơ. Liền mấy ngày, nhiều vị đã gặp gỡ, gọi điện cho nhau, bàn một biện pháp khả dĩ có hiệu quả nhất, cốt sao đạt được mục tiêu Cù Huy Hà Vũ ngừng cuộc tuyệt thực, không để uổng phí tính mạng một cách vô ích.
Cuối cùng, vào 2 giờ chiều ngày 13-6-2013, một lá thư gửi đến ông Bộ trưởng Bộ Công an cùng ông Tổng cục trưởng Cao Ngọc Oánh (phụ trách Tổng Cục Cảnh sát hình sự và Hỗ trợ tư pháp – tức Tổng cục 8), đã được 11 người nhất trí thảo ra, với một yêu cầu rất giới hạn: đề nghị ông Bộ trưởng và ông Tổng cục trưởng cho một lời hẹn chính thức vào một giờ nhất định trong ngày thứ Sáu (14-6-2013), để anh em đến gặp ông tại Bộ, nhằm hỏi rõ về tình hình sức khỏe của người tù Cù Huy Hà Vũ, nhân đó thương thảo với các ông một số việc liên quan đến bản án bất công nặng nề mà Vũ đang gánh chịu. Đó là một phương án, theo tập thể soạn giả, nói rõ được thái độ nghiêm túc, thiện chí và rất ôn hòa. Lá thư như sau:

Hà Nội ngày 13 tháng 6 năm 2013

THƯ ĐỀ NGHỊ

Kính gửi:

      - Ông TRẦN ĐẠI QUANG, Bộ trưởng Bộ Công an
     - Đồng kính gửi: Ông CAO NGỌC OÁNH,Tổng cục trưởng Tổng cục 8, Bộ Công an

Chúng tôi những công dân gồm: Chu Hảo, Nguyễn Huệ Chi, Lê Hiền Đức, Phạm Duy Hiển, Hồ Uy Liêm, Nguyễn Trung, Trần Đức Nguyên, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Dương Hà, Nguyễn Xuân Diện, Đào Tiến Thi, trình bày một việc sau:

Trong thời gian gần đây, dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm đến việc Ông Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực (đến nay đã sang ngày thứ 18) tại Trại giam số 5 thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa để phản đổi việc các đơn thư và các yêu cầu hợp pháp và chính đáng ở ông không được giải quyết.
Đây cũng là mối quan tâm của chúng tôi, vì vậy chúng tôi trân trọng đề nghị các Ông thu xếp tiếp chúng tôi để chúng tôi có dịp tìm hiểu rõ tình hình TS. Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong trại giam số 5; và một số vấn đề có liên quan khác.

Thời gian dự kiếnSáng hoặc Chiều thứ Sáu ngày 14 tháng 6 năm 2013
Địa điểm: Trụ sở Bộ Công An, 44 Yết Kiêu, Hà Nội
(hoặc địa điểm do các Ông sắp xếp)
Xin ông hồi âm cho chúng tôi qua điện thoại:
- Ông Nguyễn Huệ Chi, số điện thoại: 09 046 18506
- Bà Lê Hiền Đức, số điện thoại: 0123 748 5996
Chúng tôi trân trọng cảm ơn và mong được gặp các ông!

Đại diện nhóm ký tên:
Nguyễn Huệ Chi:
Lê Hiền Đức
Phạm Duy Hiển

Ba miền Bắc - Trung - Nam cùng tới thăm Phương Uyên


Đinh Nhật Uy- Ngày thăm nuôi giữa tháng 6 mùa hè. Tình thương và lòng ngưỡng mộ.

Tối. Như thường lệ, Mẹ tất bật nấu nướng những món ăn ngon sở trường của mình. Tôi lại nếm thử, thấy mặn đắng. Tôi nói đùa Mẹ:

- Mẹ già rồi, lục nghề nấu nướng rồi "Ngoại" ơi.

- Tao cố tình nêm mặn đó. Trong tù làm gì có tủ lạnh cho nó dự trữ lương thực. Nêm mặn như vầy để lâu ngày nó không hư.

Tôi lặng câm.

Sáng mẹ dậy sớm, chuẩn bị mọi thứ và phấn khởi. Hôm nay, có đông anh chị em, cô dì chú bác khắp mọi nơi về thăm hai đứa nhỏ. Thấy mẹ phấn khởi rõ hẳn.

Mẹ chạy xuống tòa án, rồi qua PA91 công an tỉnh Long An, rồi lại lên trại giam xin giấy gặp mặt Kha. Vẫn không nơi nào ký giấy cho gặp mặt. Mẹ có buồn chút ít nhưng vẫn tươi cười:

- Nó không cho gặp thằng Kha thì lực lượng mình thăm cháu Uyên. Con của con Nhung cũng như con tao. Đi hết.

Tôi nhe răng cười, cả nhà cùng cười.

10h30, chúng tôi có mặt tại trại giam tỉnh Long An. Sắp hết giờ thăm, cán bộ trại giam ngưng nhận giấy thăm gửi đồ. Cúng tôi có thể bị hoãn thời gian đến đầu giờ chiều. Nhưng hồ sơ thủ tục thăm nuôi và gửi đồ được giải quyết nhanh gọn tức thời.

- Nguyên Kha và Phương Uyên thì giải quyết ngay luôn trong buổi sáng - một cán bộ trại giam ra chỉ thị.

Chúng tôi cười cảm ơn.

Phương Uyên được triệu ra phòng gặp mặt, nét mặt rạng rỡ. Em bất ngờ khi gặp hơn 10 người đứng chờ nhe răng cười tươi chờ sẵn.

Chúng tôi, mỗi người trong nhóm đều được nói chuyện với Phương Uyên. Em biết được các anh chị chú bác từ Bắc - Trung - Nam đều có mặt và rất hãnh diện. Em rất chững chạc và tự tin.

Tôi thầm nghĩ, em tôi, Kha cũng thế.

Các anh chị, chú bác đến với hai em. Tôi nghĩ đây không phải tình thương đơn thuần mà trong đó có thêm lòng ngưỡng mộ.



_____________________

Yêu Nước Việt - Tôi đi thăm hai sinh viên yêu nước

Hôm phiên tòa xử Phương Uyên và Nguyên Kha ngày 16/5/2013, sáu bạn bè tôi đã bị bắt, thẩm vấn đến tối khi đến tham dự phiên tòa công khai. Sau lần đó ước muốn được gặp 2 em sinh viên yêu nước càng thôi thúc hơn trong tôi vì chỉ một phiên tòa xử hai em mà huy động rất đông lực lượng công quyền!

BBC: VN bắt liên tiếp để đổi chiều quan hệ?

Cập nhật: 13:55 GMT - thứ sáu, 14 tháng 6, 2013
Hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt cách nhau một tháng
Đánh giá các vụ bắt blogger tại Việt Nam, có ý kiến rằng phái 'thân Mỹ' trong nội bộ ban lãnh đạo Việt Nam đã bị qua mặt bởi phe phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.
Bình về vụ bắt blogger mới nhất xảy ra tại Hà Nội hôm 13/6/2013, nhà quan sát tình hình Việt Nam từ Úc, Giáo sư Carl Thayer nói các vụ ngăn chặn ý kiến phê phán tham nhũng, kêu gọi dân chủ này cần được nhìn nhận trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung.
Blogger Phạm Viết Đào bị bắt hôm qua, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự trong vụ việc xảy ra chưa đầy một tháng sau khi công an Việt Nam bắt ông Trương Duy Nhất tại Đà Nẵng.
Nay, trả lời BBC, ông Carl Thayer giải thích bối cảnh chính trị của các vụ này:
"Người ta chỉ có thể kết luận là trước chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Việt Nam muốn bày tỏ hình ảnh rằng họ cứng rắn chống lại ‘âm mưu’ của các nhân vật vận động cho Diễn biến Hòa bình và cố gắng làm cho quan hệ của họ với Trung Quốc qua ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chung của hai bên thêm mặn nồng,"
"Điều đang xảy ra là trong Đảng sau đợt phê và tự phê, và cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội vừa qua đưa tới chỗ các bộ trưởng cảm thấy họ đang “lâm chiến”, theo Giáo sư Carl Thayer.
“Họ bị phê phán theo cách họ không làm sao kiểm soát được và tìm cách đe dọa những người khác thông qua việc trấn áp các blogger nhưng cách làm này không hiệu quả vì sự phê phán trên mạng đã lan quá rộng.”
Cùng lúc, ông cũng cho rằng phái muốn hướng về phía Hoa Kỳ nay “đã bị qua mặt” (overtaken) và thế chủ động nay thuộc về phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.
Theo ông Thayer, các vụ bắt blogger này cần được nhìn nhận trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung và Hoa Kỳ.
Riêng về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Giáo sư Thayer bình luận:
“Tôi đã từng nói một cách mỉa mai rằng lời hứa duy nhất Thủ tướng Dũng đã thực hiện được chính là chuyện trấn áp blogger.”
"Các đối thủ của ông Dũng cũng đồng ý với ông rằng để nhiều blogger phê phán tham nhũng, phê phán sự bất lực trong quản trị của chính phủ và kêu gọi hãy đứng lên đối mặt với Trung Quốc theo cách các blogger muốn, sẽ chỉ khiến chính quyền rơi vào vị thế khó khăn."

Bực giận lan rộng

Từ Hà Nội, hôm 14/6/2013, hãng tin AP của Hoa Kỳ bình luận:
“Vụ bắt ông Phạm Viết Đào, 61 tuổi, cho thấy mức độ lo ngại trong Đảng Cộng sản về mối đe dọa từ các cuộc vận động trên mạng Internet. Cho tới vài năm trước, Đảng có toàn quyền kiểm soát thông tin trong nước. Nay, nhiều blog, trang Facebook tự lập ra đã đăng tải tin tức chua cay về sự kém cỏi, về đấu đá nội bộ, và các tin bài này đã đến với hàng triệu người, khiến sự bực giận lan ra trước vị thế nắm quyền lâu của Đảng.
Chỉ trong năm 2013, theo AP, có 46 cây bút hoặc nhà hoạt động dân chủ bị bắt, xử tù hoặc giam cầm, nhiều hơn cả số người bị bắt vì vi phạm luật an ninh quốc gia trong cả năm 2012.
AP cũng nói dù các chính phủ nước ngoài, gồm cả Hoa Kỳ đã phê phán những vụ trấn áp, kêu gọi thả các nhà vận động nhưng cũng không có phương tiện để gây áp lực với chính quyền Việt Nam.
Giáo sư Thayer cũng nói về làn sóng bắt bớ này:
"Chính quyền Việt Nam ngày càng trở nên tồi tệ trong việc trấn áp các cây viết trên mạng. Chỉ trong năm qua đã có 46 người bị bắt, bất chấp kêu gọi từ Hoa Kỳ và EU là Hà Nội cần cải thiện tình hình."
Cùng thời gian, cộng đồng mạng tại Việt Nam cũng có một số bình luận đáng chú ý về vụ bắt các ông Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất.
Trung Quốc có nhiều ví dụ dùng bộ máy an ninh ngăn chặn vận động đòi dân quyền
Bài ký tên BấmĐàm Mai Đạo đăng trên trang blog Nguyễn Tường Thuỵ hôm nay 14/6 nêu ra sự khác biệt, theo nhận định riêng của tác giả về hai người:
"Trong khi ông Nhất bị dư luận nghi ngờ là liên quan trực tiếp với ai đó, khi biết trước tin với xác suất đúng 100% so với tin chính thức về ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ thất cử trong kỳ bầu vào Bộ Chính Trị, thì ông Phạm Viết Đào được coi là không hề dính líu trực tiếp về nhân vật cấp cao nào..."
Bài viết cho rằng ông Phạm Viết Đào, cựu thanh tra Bộ Văn Hóa, "cũng như không làm việc cho bất cứ ai với những bài viết trên trang nhà qua phong cách nhàn nhã như giọt café tí tách để bàn chuyện 'văn chương thế sự' như ông tự nhận khi tạo trang blog cá nhân".
"Ông Phạm Viết Đào, người đã làm việc nhiều năm với nhiều vị trí khác nhau trong guồng máy chính quyền nhưng vẫn thuộc về lãnh vực tinh thần - thứ mà bản thân ông cũng như tất cả người cộng sản hiểu rõ - khó quản lý nhất và hầu như chưa bao giờ "quản" được. Có lẽ ông Đào cũng không lạ lẫm gì với 'phong thái' 'bắt người định tội' của chính thể này.
Còn trên trang blog Tễu của tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, người từng tham gia các cuộc vận động chống Trung Quốc tại Việt Nam thì thông báo tối 13/6 giờ Việt Nam rằng trang blog http://phamvietdao4.blogspot.com/ không còn truy cập được nữa.
Vào ngày 9/7 tới, dự kiến tòa án ở Hà Nội sẽ đưa luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân sẽ ra tòa vì tội Trốn thuế vào, sau hơn sáu tháng tạm giam.
Còn cây bút, BấmHồ Hải thì viết trên Facebook hôm 14/6 về hai ông Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào rằng "nếu viết để chửi cụ thể bất kỳ một lãnh đạo nào ở nước Việt khi luật pháp còn mơ hồ, thì chuyện bị bắt theo điều luật 258 là chuyện rất bình thường".
"Và thậm chí với 3 điều luật 79, 88 và 258 mơ hồ chính quyền có thể bắt hết tất cả dân Việt bất kỳ lúc nào muốn bắt, mà không cần viết gì cả."

Vụ bắt ông Phạm Viết Đào: Nguồn tin mới là vấn đề chính?

RFI tiếng Việt

Nhà báo Phạm Chí Dũng (@anhbasam)
Nhà báo Phạm Chí Dũng (@anhbasam)

Thụy My
Như tin chúng tôi đã loan ở phần trên, blogger nổi tiếng Phạm Viết Đào đã bị bắt hôm qua 13/06/2013 vì tội danh " lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 Luật hình sự Việt Nam. Trước đó, một blogger tên tuổi khác làTrương Duy Nhất cũng đã bị bắt ngày 26/05 với tội danh tương tự.


Ông Phạm Chí Dũng tại Sài Gòn
 
14/06/2013
 
 
Với việc bắt giữ nhà văn kiêm blogger Phạm Viết Đào, như vậy là đã có thêm một nhà văn nữa bị bắt trong vòng một năm. Người trước đây là nhà văn Phạm Chí Dũng, bị bắt vào tháng 7/2012 với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền.
Trả lời RFI Việt ngữ tối qua, ngay sau khi thông tin ông Phạm Viết Đào bị bắt được đăng tải, nhà văn kiêm nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã trao đổi với chúng tôi về một số nhận định ban đầu.
RFI : Xin chào nhà báo Phạm Chí Dũng. Thưa anh, anh có nhận xét như thế nào về tin blogger Phạm Viết Đào bị bắt ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Như vậy là trong vòng nửa tháng trời đã có hai vụ bắt giữ liên tiếp đối với giới blogger, liên quan tới cùng một điều 258, và cũng liên quan tới những vấn đề có những thông tin nội bộ trên blog. Nửa tháng trước, việc này xảy ra đối với trường hợp của blogger Trương Duy Nhất. Và đến bây giờ thì vụ bắt giữ mới nhất xảy ra đối với ông Phạm Viết Đào, một blogger và cũng đồng thời là một nhà văn.
Theo tôi thì hai vụ này có những điểm tương đồng nhất định, không chỉ về điều 258. Với blog của nhà văn Phạm Viết Đào, tôi để ý tới những thông tin nội bộ, đặc biệt được đưa lên blog này trong thời gian gần đây. Và có lẽ là tôi cũng giống như nhiều người khác, thường đặt câu hỏi là tại sao những blogger này lại có được những thông tin quá đặc biệt như vậy.
Một điểm tương tự nữa của vụ bắt giữ ông Trương Duy Nhất và ông Phạm Viết Đào là ngay sau khi có thông tin ông Phạm Viết Đào bị bắt, thì blog của ông cũng đã bị khóa. Tôi có thử mở, nhưng không được, trên mạng đòi hỏi phải có mật khẩu.
Có một chi tiết đáng chú ý nữa là việc bắt ông Phạm Viết Đào lại diễn ra ngay sau khi Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, với kết quả là khá nhiều quan chức chính phủ bị tỉ lệ phiếu cao liên quan tới loại phiếu « tín nhiệm thấp ». Và đồng thời việc bắt giữ ông Phạm Viết Đào vẫn diễn ra trong bối cảnh quốc tế đang gây áp lực nhân quyền liên tục với Nhà nước Việt Nam, liên quan tới hàng loạt nhân vật bất đồng chính kiến bị bắt giữ, và cũng liên quan tới bầu không khí « tuyệt thực cùng Cù Huy Hà Vũ ».
RFI : Như vậy theo anh vấn đề chính là việc các blog này đưa ra những thông tin trong nội bộ mà ít người có được ?
Có một chi tiết cũng nên tham khảo mà tôi muốn nêu ra – có lẽ chỉ để tham khảo thôi. Có một blog được dư luận gần đây khá quan tâm vì đưa ra những thông tin cũng không kém phần nội bộ - tên là « Tư Sang nham hiểm ». Trước đây vào ngày 04/05/2013 trên blog này có bài « Toàn bộ hệ thống bảo vệ pháp luật và chính quyền đã chết lâm sàng ? », và trong bài này có điểm về blogger Phạm Viết Đào, trong đó có một đoạn đánh giá về ông Phạm Viết Đào như thế này : « Tiết lộ bí mật Nhà nước bằng cách công bố các công văn mật, lan truyền các tin đồn sai sự thật, xuyên tạc tình hình nội bộ Đảng ».
Sau khi việc này xảy ra, thì tôi mới nhớ lại là trước đây blog Phạm Viết Đào cũng có đưa một số tin tức, phải nói là đọc khá thú vị, vì rất nội bộ. Rất may là tôi còn lưu lại được một đoạn của blog Phạm Viết Đào. Có một người nào đó tên là Hai Xe Ôm – chắc chắn là một bút danh – vào ngày 16/04/2013, tức là trước Hội nghị trung ương 7, có đưa một cái tin là « Tin cung đình lọt ra vỉa hè », trong đó có những nội dung đáng chú ý như thế này :
Thứ nhất là các cấp thượng đỉnh đã có những thay đổi trong quan hệ Đông-Tây, nếu tinh ý quan sát những động thái gần đây trên báo chí về vấn đề hiến pháp, về chủ quyền biển đảo. Thứ hai là Hội nghị kiểm điểm BCT giữa nhiệm kỳ vẫn tiếp tục triển khai. Thứ ba là sắp tới sẽ bổ sung thêm 3 đồng chí vào BCT để đủ 17 vị đó là: NBT, NXL và NTKN.
Thứ tư là Hai Xe Ôm có đề nghị kiểm chứng một nguồn tin do một blogger cung cấp: Có hai vụ hối lộ lớn tại Tập đoàn dầu khí bị lập biên bản, một vụ 600.000 USD và 1 vụ 200.000 USD. Thông tin này đã bị dập đi: không khẳng định và cũng không phủ định, và yêu cầu Hai Xe Ôm không bắt đối tác trả lời, kiểm chứng thông tin này.

Nhưng có lẽ thông tin quan trọng nhất trong lời bình của Hai Xe Ôm trong blog Phạm Viết Đào, theo tôi là nội dung « Đã lấy phiếu tín nhiệm để giới thiệu nhân sự BCT nhiệm kỳ Đại hội XII tới. Theo nguồn tin này thì đồng chí 4S cao phiếu nhất, đồng chí X. thấp nhất ».
Tóm lại là những thông tin tôi muốn nêu về việc bắt giữ nhà văn và cũng là blogger Phạm Viết Đào đặt ra cho dư luận một số ẩn ý, hàm ý và những câu hỏi, cũng giống như đối với trường hợp bắt giữ blogger Trương Duy Nhất.
Vấn đề còn lại với tôi, và vẫn là câu hỏi thường trực trong tôi, là đối với những người như Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, thì cái gì là chính ? Cái gì là chính liên quan tới vụ bắt giữ đối với họ ? Phải chăng từ những blog này đã có những tin tức rất nội bộ, và nếu đúng đó là những tin nội bộ và những tin tối mật, thì nguồn tin ở đâu ?
Nguồn tin có thể mới là vấn đề chính. Và nếu như dư luận có thể đánh giá được vấn đề nguồn tin từ đâu ra, thì dư luận cũng có thể dự báo được những động thái liên quan tới việc chỉ đạo bắt giữ những blogger này.
RFI : Giới blogger có xôn xao nhiều sau khi hai blogger có tiếng đều bị bắt ?
Việc này chắc chắn là các blogger không những xôn xao mà còn xáo động. Chắc chắn là như vậy. Tôi có trao đổi với vài blogger, họ rất chú ý việc này, cũng như đã từng rất chú ý vụ Trương Duy Nhất. Và không thể nói là họ không có phần lo lắng.
RFI : Xin chân thành cám ơn nhà văn, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng dành thì giờ tham gia chương trình của RFI Việt ngữ.

Nguồn:http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130614-vu-bat-giu-nha-van-pham-viet-dao-nguon-tin-moi-la-van-de-chinh

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

TÔI ĐI THĂM HAI SINH VIÊN YÊU NƯỚC

Những người bạn tới thăm Uyên và Kha - Hình: Đinh Nhật Uy

Hôm phiên tòa xử Phương Uyên và Nguyên Kha ngày 16/5/2013, sáu bạn bè tôi đã bị bắt, thẩm vấn đến tối khi đến tham dự phiên tòa công khai. Sau lần đó ước muốn được gặp 2 em sinh viên yêu nước càng thôi thúc hơn trong tôi vì chỉ một phiên tòa xử hai em mà huy động rất đông lực lượng công quyền!

       Ngày 14/6/2013 nghe tin nhà Uyên, Kha chuẩn bị thăm gặp hai em, tôi cũng đi cùng một người bạn xuống Long An. Mọi người có mặt tại nhà Nguyên Kha, hai bà mẹ Liên mẹ Nhung tất bật lo các đồ thăm gặp cho con. Hai bà mẹ sắp xếp lại nào đồ khô, bánh trái, kiểm kê cho gọn gàng. Đúng 10h sáng, mọi người xuất phát đến Trại giam tỉnh Long An. Trại giam lúc này đang trong quá trình xây dựng thêm nên mọi thứ khá bề bộn, hai phạm nhân trong áo tù cũng được phân công làm nhiệm vụ trông xe. Giờ thăm gặp, gởi quà sắp hết, hai mẹ lấy bảng kê quà thăm gởi viết vội vào trong đó. Anh công an quản giáo cũng vui lòng duyệt cho qua sau khi giữ cuốn từ điển Anh-Việt và mấy tấm hình gia đình chị Nhung gởi cho Uyên (chờ duyệt của cấp trên). Công an trại giam nhận đồ từ gia đình Uyên, Kha nhưng thông báo chỉ có mẹ của Uyên vào thăm, còn mẹ của Kha không được vào do Kha còn trong quá trình điều tra.

        Chúng tôi náo nức đến phòng thăm gặp, chị Nhung ngồi vào bàn điện thoại chờ đợi Uyên. Và rồi Phương Uyên xuất hiện với chiếc áo trắng học sinh mà em từng mặc trong phiên tòa phúc thẩm. Trên áo trắng học trò vẫn còn nguyên phù hiệu THPT Hàm Thuận Bắc, lớp 12C2 , Nguyễn Phương Uyên trông em như một thiên thần. Biết bao cảm xúc bấy lâu nay chợt vỡ òa, tôi cũng nghẹn ngào xúc động, Uyên khẽ chào mọi người qua lớp kính dày. Hết chị Nhung, ba Uyên rồi em trai nói chuyện với Uyên. Thằng “Rùa con xấu xí” nghẹn ngào thút thít: “Cả thế giới biểu tình vì chị…”. Chợt điện thoại được đưa đến tay tôi, tôi vội vàng nói : “Mọi người ngoài này yêu em nhiều, em hãy cố gắng lên vì trường hợp của em mọi người đều biết đến và lên tiếng khá nhiều”. Uyên nắm chặt tay nói với tôi rằng: “Em sẽ cố gắng lên” . Cô Liên mẹ Nguyên Kha đứng bên cạnh cũng xúc động vì được gặp Uyên, trong khi đó đã rất lâu rồi bà không được gặp mặt đứa con trai mà bà rất yêu quý. Niềm vui, nỗi buồn cứ thế đan xen hòa quyện khiến những người bạn vào thăm cũng rưng rưng. Cán bộ trại thông báo hết giờ thăm gặp, Phương Uyên khẽ cúi người chào gia đình và chúng tôi lần cuối. Bàn tay em nắm chặt, môi mỉm cười quay bước đi sâu vào trong trại. Luống rau trong trại rung lên trước làn gió mạnh như đón chào một nữ anh hùng! Nhà cầm quyền đã sai lầm khi bỏ tù một đóa hoa… Uyên ơi cố lên ! Kha ơi cố lên ! Gia đình và bạn bè tin là hai em vô tội!


Nóng : Nhân dân phường Bến Thuỷ - Vinh biểu tình lớn !

Mấy ngày nay, dân phường Bến Thuỷ thành phố Vinh liên tục biểu tình giữ đất:
Đất của họ trong Hợp tác xã bị chính quyền lừa định bán cho doanh nghiệp sân sau, bà con phát hiện ra và đã kéo nhau mang băng rôn biểu ngữ biểu tình " Thà chết không chịu mất đất", " Phản đối chính quyền bán đất cho doanh nghiệp"...
 Chúng tôi đang có mặt tại Vinh để đưa tin, các phóng viên tại hiện trường đang tác nghiệp, trang tin sẽ cập nhật diễn biến vụ việc này.

 Các PV báo chí trong và ngoài nước có thể liên lạc với chị Quỳnh để phỏng vấn, lấy thêm thông tin : 01697087623.

Xem hình ảnh:




CHIỀU NAY TỔNG CỤC 8 ĐÃ CẤP GIẤY ĐỂ LS DƯƠNG HÀ THĂM CHỒNG


Như chúng tôi đã thông tin, sáng nay, 14/6/2013, Luật sư Trần Vũ Hải, Trưởng VPLS Trần Vũ Hải và Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, Trưởng VPLS Cù Huy Hà Vũ đã đến Tổng Cục Cảnh sát hình sự và Hỗ trợ tư pháp (TC8) đề nghị được cấp Giấy giới thiệu vào gặp và làm việc với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, hiện đang tuyệt thực sang ngày thứ 19 tại Trại giam số 5 - Bộ Công an - Yên Định - Thanh Hóa. Sau khoảng 20 phút chờ đợi, cả hai luật sư đều được bộ phận tiếp dân của TC 8 trả lời như vẫn thường trả lời cho Ls Dương Hà trước đây là hiện lãnh đạo đi họp vắng! 

Chiều nay, lúc 14h00, Ls Trần Vũ Hải và Ls Dương Hà tiếp tục lại đến Tổng cục 8 tại địa chỉ Số 17 ngõ 175 Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội xin Giấy giới thiệu để được vào làm việc với TS Vũ sớm nhất có thể.

Bộ phận tiếp nhận văn thư đã tiếp nhận đơn thư của hai luật sư (mà theo LS Dương Hà là lần đầu tiên tiếp nhận sau rất nhiều đi lại). Nhưng cán bộ ở đây vẫn không cho biết thời gian trả lời đơn của các luật sư, không đáp ứng yêu cầu thăm gặp TS. Cù Huy Hà Vũ của vợ ông, đồng thời cũng không hẹn khi nào thì trả lời đơn thư.

Lúc đó, chúng tôi đem bức thư của 11 công dân là các nhân sĩ trí thức chuyển tới Ông Cao Ngọc Oánh - Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (TC8). Văn thư này đề ngày 13 tháng 6 năm 2013, đã được gửi qua đường bưu điện từ hôm qua (13.6) ghi tên các vị: Chu Hảo, Nguyễn Huệ Chi, Lê Hiền Đức, Phạm Duy Hiển, Hồ Uy Liêm, Nguyễn Trung, Trần Đức Nguyên, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Dương Hà, Nguyễn Xuân Diện, Đào Tiến Thi đề nghị Ông Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và Ông Tổng cục trưởng Tổng cục 8 Cao Ngọc Oánh thu xếp tiếp để các vị nhân sĩ trí thức có dịp tìm hiểu rõ tình hình TS. Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong trại giam số 5; và một số vấn đề có liên quan khác. Văn thư nói trên có chữ ký của đại diện nhóm gồm 3 vị: Nguyễn Huệ Chi, Lê Hiền Đức, Phạm Duy Hiển. 

Rất đáng tiếc là bộ phận văn thư của Tổng cục không nhận trực tiếp và yêu cầu gửi bằng đường bưu điện. Lúc đó, cụ bà Lê Hiền Đức - một trong 3 người ký tên trong văn thư đã trực tiếp đi đến đến trụ sở Tổng Cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (TC8) để gặp trực tiếp LS Nguyễn Thị Dương Hà, LS Trần Vũ Hải và cán bộ ở đó. 

Trước lý lẽ mềm dẻo nhưng cương quyết, đúng luật và đầy tình người của cụ bà Lê Hiền Đức và các luật sư, vào lúc cuối giờ chiều, Tổng cục 8 đã ký giấy để LS Nguyễn Thị Dương Hà thăm gặp chồng là TS. Cù Huy Hà Vũ với tư cách là Luật sư "đến giúp phạm nhân Cù Huy Hà Vũ làm thủ tục đề nghị ra kháng nghị giám đốc thẩm".

Đơn của LS Trần Vũ Hải không được Tổng cục 8 chấp thuận. Cán bộ gọi LS Trần Vũ Hải vào để trả lại đơn nhưng LS Hải không đồng ý vì đó là việc làm sai nguyên tắc. 

Trong khi đó, cụ bà Lê Hiền Đức gọi điện cho Tướng Cao Ngọc Oánh đề nghị nhận thư của các nhân sĩ trí thức, nhưng ông Oánh nói việc này đã giải quyết rồi nên không cần gửi thêm thư nữa. Ông Cao Ngọc Oánh từ chối tiếp cụ bà Lê Hiền Đức với lý do hiện không có mặt ở trụ sở Tổng cục.

Toàn bộ các việc giao dịch, ký tá các giấy tờ, trao và nhận các loại văn bản đều diễn ra tại phòng tiếp khách của Tổng cục 8 ngay sát cửa ra vào cổng thường trực. 

Dự kiến sáng sớm mai, LS Nguyễn Thị Dương Hà và người thân sẽ lên đường đi Thanh Hóa để thăm gặp TS. Cù Huy Hà Vũ - một tù nhân đang tuyệt thực đã sang đến ngày thứ 19 tại trại giam K5 - thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Bài đăng phổ biến