Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Thủ tướng – Quyền lực có che khuất thuở hàn vi?


“… qua những lời phân trần của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thấy ông chỉ quan tâm đến việc nhận đề bạt, nhận phân công công tác,  mà không quan tâm đến hoàn thành nhiêm vụ được giao.  Ông đã tách cặp phạm trù ra,  lờ đi cái trách nhiệm phải hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Trong bất kỳ một thể chế chính trị nào, việc nhận nhiệm vụ không quan trọng bằng việc hoàn thành nhiêm vụ. Nhận nhiệm vụ nhỏ nhưng  hoàn thành xuất sắc hơn nhận nhiệm vụ to mà không hoàn thành. Càng tồi tệ hơn nếu ôm đồm một lô trọng trách mà không làm được việc gì ra hồn, dẫn đến đau dân hại nước.”

Thủ tướng – Quyền lực có che khuất thuở hàn vi?

Minh Diện
Trong lĩnh vực phân công công tác, giao nhận nhiệm vụ của đảng, nhà nước ta từ trước đến nay, có một cặp phạm trù luôn song hành, đó là nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ. 
Bất luận xung phong hay chỉ định, đã nhận nhiệm vụ là phải hoàn thành nhiệm vụ. Anh có thể từ chối  nếu thấy mình không đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ đó, còn đã nhận là phải hoàn thành, không lấy bất kỳ lý do gì để biện minh cho việc không hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn thành nhiệm vụ được khen thưởng, không hoàn thành phải chịu kỷ luật, tùy theo tầng nấc cấp hàm và nhiệm vụ được giao. Một anh lính bình thường cũng hiểu điều đó, đừng nói gì cấp tá, cấp tướng.
Hơn 50 năm qua, ông Nguyễn Tấn Dũng đã được giao  rất nhiều nhiệm vụ, từ cứu  thương, y tá, y sỹ, tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, chính trị viên tiểu đoàn, chủ nhiệm chính trị trung đoàn, trưởng ban cán bộ tỉnh đội, Ban Tổ chúc Tỉnh ủy Kiên Giang, Bí thư huyện ủy Hà Tiên, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, Thứ trưởng bộ công an, Thống đốc ngân hàng, Phó thủ tướng và bây giờ nhiệm kỳ 2 đương kim Thủ tướng.
Mỗi lần nhận nhiệm vụ, chắc chắn  ông Nguyễn Tấn Dũng không quên  hứa hoàn thành nhiệm vụ. Cho đến nay chưa có một sự tổng kết đánh giá nào về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ông Nguyễn Tấn Dũng trong mỗi lần được giao nhiêm vụ. Một trong những nguyên do là, ông lướt rất nhanh trên các nấc thang quyền lực, nên những ưu điểm và nhược điềm chưa kịp phát hiện.
Ông Nguyễn Tấn Dũng làm Bí thư  huyện ủy Hà Tiên chưa hết nửa nhiệm kỳ đã lên Phó bí thư tỉnh ủy, ngay sau đó lên Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang. Mọi người chưa hết ngạc nhiên thì ông  ra Hà Nội làm Thứ trưởng thường trực Bộ Công an. Chưa ấm chỗ ông lên  Phó thủ tướng kiêm thống đốc Ngân hàng nhà nước.  Bấy giờ có người nói vui, là một anh  y tá chưa từng biết  danh từ “Money exchange table” thì làm Thống đốc ngân hàng nhà nước sao được? Nhưng, hầu như  chẳng có chuyện gì xảy ra, hay nó chưa kịp xảy ra thì ông đã bàn giao  cái lĩnh vực đóng vai trò xương sống trong nền kinh tế và kinh doanh hiện đại ấy cho ông Lê Đức Thúy.

NGƯỜI DÂN VĂN GIANG TRẢI LÒNG TRƯỚC NGÀY ĐÓN KHÁCH VỀ THĂM


“Không phải đó là con đường chiến lược!”

Trước giờ bắt đầu chuyến “vi hành” vào lúc 8h sáng, ngày Chủ nhật18/11/2012 mời các vị ĐBQH, GS Đặng Hùng Võ, các phóng viên báo chí và tất cả những ai quan tam đến tham quan huyện Văn Giang, cách đây ít phút, đại diện cho bà con ở đây, hai ông Phạm Hoành Sơn và Đàm Văn Đồng đã trả lời phỏng vấn Facebooker Trần Ngọc Kha như sau:

HỏiVì sao các ông lại mới chúng tôi “vi hành” về Văn Giang - Hưng Yên vào sáng ngày 18/11/2012?

Đáp: Sau cuộc đối thoại giữa đại diện nhân dân Văn Giang và LS Trần Vũ Hải, trợ giúp pháp lý của chúng tôi với GS Đặng Hùng Võ vừa qua, chúng tôi mới tất cả những ai quan tâm nhất là các ĐBQH và GS Đặng Hùng Võ đến Văn Giang về đây để thăm và thấy được tình hình làm ăn kinh tế của chúng tôi đang rất phát triển. Đất đai màu mỡ, thuận tiện tưới tiêu cũng như thị trường Hà Nội đầy tiềm năng cận kề đã và đang giúp chúng tôi phát triển cây cảnh, quất cảnh, thậm chí còn xuất khẩu những sản phẩm này sang Trung Quốc. Trong khi đó báo chí từng nói đất đai của chúng tôi 1 sào ruộng không nuôi nổi một nhân khẩu. Đô thị này có mở ra cũng chưa chắc đã bằng chúng tôi sản xuất nông nghiệp hàng năm. Dự án Ecopark liên quan đến hai con đường, như GS Đặng Hùng Võ đã nói, nó là chiến lược, nhưng không phải. Đã có những con đường khác bên cạnh đó, chỉ cách chừng 300 - 500 mét thôi, là tỉnh lộ 195 nối Hưng Yên với Hà Nội. Khi dự án triển khai, chính Ecopark đã và đang sử dụng nó để mời khách đến để mua nhà dự án. Chúng tôi đánh giá con đường kia mở ra chỉ để làm tăng giá trị cho khu đô thị của chủ đầu tư mà thôi. Bên cạnh đó, song song với con đường nối với quốc lộ 39, còn có hai con đường liên huyện nữa đã có sẵn. Nếu cần cho phát triển kinh tế thì chỉ cần nâng cấp lên thôi. Và quan trọng là không có quy hoạch của bất kỳ cơ quan nào cũng như của Bộ Giao thông về những con đường qua đất Văn Giang mà dự án trình, cũng như chúng tôi khẳng định rằng không phải đó là con đường chiến lược.

Công an Hà nội bắt cóc dân oan, đánh chấn thương não !


Tin về dân oan Ngọc Anh bị công an Hà nội bắt cóc, đánh đập.
 Sáng nay, các dân oan vừa gửi ảnh chụp cô Ngọc Anh đang nằm tại viện Xanh paul Hà nội cho tôi, nhờ đăng tải.
 Hiện cô Ngọc Anh bị tổn thương não trong, vẫn liên tục ói mửa, các dân oan đang chăm sóc cô tại bệnh viện.

Bác sỹ Tân dứt khoát yêu cầu nộp tiền mới cấp cứu, còn nói rằng : nếu chậm nộp, chết không chịu trách nhiệm !

Nguyễn Tấn Dũng và Dương Trung Quốc, kẻ tung người hứng


Bắc Trung Nam (Danlambao) - Không còn ai lạ gì hai nhân vật này, một là thủ tướng nước CHXHCNVN người kia là đại biểu nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Ông Dương Trung Quốc rất được bắt mắt bàn dân thiên hạ qua cách chăm chút gương mặt của mình, thích thú với các kiểu áo cổ Mao mỗi khi ra trước công chúng cùng với mái tóc bạc trắng. Từ ngày dấn thân vào chốn quan lộ với tư cách là đại biểu nhân dân một tỉnh nhưng không do dân bầu lên, ông thường hay phát biểu nhiều trước đám đồng nghiệp trong các kỳ họp quốc hội. Tự hào với kiến thức uyên bác của một người nghiên cứu sử VN, nhưng ông quên phéng hay cố tình vờ quên một điều là ông đại diện cho những người không bao giờ và chưa bao giờ đề cử mình. Qua đó có thể hình dung tư cách của ông như thế nào, đặc biệt của người nghiên cứu sử học.

Trong thời gian gần đây, dân chúng và những đảng viên chán đảng mong chờ kết quả của đại hội VI, một cuộc họp quan trọng trong bối cảnh chính trị và kinh tế của đất nước đang đứng sát bờ vực thẳm. Những con người mong chờ mặt trời quay quanh trái đất. Cuộc họp được tô vẽ quảng bá như một sự kiện cực kỳ quan trọng, một biến cố vô tiền khoán hậu trong lịch sử đảng CSVN để thu hút dân chúng và minh chứng sự đoàn kết của đảng và lòng đảng vì nhân dân. Màn hài kịch tắt ngúm sau nhiều ngày chửi bới nhau thằng này ăn ít, thằng kia ăn nhiều hay thằng này ngu dốt mà giàu nứt đố đổ vách nắm mọi quyền bính trong tay. Không một thông báo nào dính dáng đến đời sống đám dân đen đang càng ngày nghèo khổ. Không một lời nói nào đề cập đến đất liền và biển đảo đang bị giặc Tàu xâm chiếm. Chuyện thường ngày ở huyện. Lễ bế mạc kỳ họp quan trọng được ông Dương Trung Quốc đốt pháo hoa ăn mừng và báo cho bàn dân thiên hạ biết qua bài viết "Thủ tướng đã làm an lòng dân". Nếu sự nhận định này với tư cách là một đại biểu quốc hội nước CHXHCNVN thì không lạ, thường vẫn thế nhưng nếu với tư cách một người học rộng hiểu xa như nhà sử học họ Dương thì "thôi rồi một đóa trà mi, con ong đã tỏ đường đi lối về." Từ nay nhân dân đã tỏ tường rồi nhé.

Ông Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng. Điều này ai cũng biết nhất là quốc hội Việt Nam. Giống như mọi nhân vật quan trọng khác trong đảng, ông nhảy lên chiếc ghế thủ tướng không do dân bình chọn vì đám nghị gật kia đâu phải do dân tín nhiệm bầu lên để lấy lá phiếu của mình bầu thủ tướng chính phủ. Và ĐCSVN đâu phải do dân một lòng đồng ý cho ngồi chễm chệ trên hiến pháp và pháp luật để cỡi đầu cỡi cổ nhân dân và để đề cử thằng này con kia làm thủ tướng, làm bộ trưởng.

Phương Uyên bị công an trại giam ép viết sai sự thật?


VRNs - “Nhắn: Mẹ ơi, con nhận được rồi. Mẹ đừng lo cho con. Giữ gìn sức khỏe chờ gặp mặt đừng thăm con nữa.” Đó là những lời vỏn vẹn của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên viết ở mục “người nhận” trên “Phiếu gửi quà” ngày 15/11/2012 do mẹ Nhung gửi vào. 

Lặn lội từ Bình Thuận đến trại tạm giam công an tỉnh Long An ngày 15/11 để gửi đồ thăm nuôi và xin gặp mặt con gái là Nguyễn Phương Uyên, chị Nguyễn Thị Nhung bị từ chối cho gặp mặt mà chỉ cho gửi quà. Khi viết Phiếu gửi quà, chị Nhung để trống mục “Hành vi phạm tội” vì cho rằng con gái chị mới chỉ bị khởi tố mà chưa xét xử. Anh công an tên Niết (lần trước chị Nhung nghe nhầm là Triết) nhất định bắt chị viết vào “Tuyên truyền chống nhà nước” thì mới cho gửi quà. Sau đó công an Niết hỏi chị có cần ký nhận không. Chị Nhung trả lời “cần”. Khoảng hơn nửa tiếng sau, anh ta đi ra với chữ ký của Nguyễn Phương Uyên và lời nhắn trên.

Nhận được lời nhắn, tuy chưa đọc kỹ nhưng chị Nhung rất vui và chuẩn bị ra về thì viên công an trại giam bảo chị chờ tí có bên an ninh muốn gặp. Chị phải chờ thêm hơn nửa tiếng nữa mới thấy một nhóm 5,6 công an vào. 

Một ông công an hỏi chị: “chị có nhớ tôi không?”, 

Chị Nhung nói “không nhớ”. Ông ta giới thiệu là Nguyễn Văn Hơn, thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Long An. 

Ông Hơn hỏi: “Viện Kiểm sát trả lời cho chị chưa?” 

- Trả lời rồi. 

- Chị đưa cho tôi mượn. 

- Bây giờ Viện Kiểm sát trả lời như vậy chị có thỏa mãn không? 

- Không thỏa mãn cái gì hết. 

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Nhà báo Việt nam khổ hơn chó.


Vụ cưỡng chế Văn Giang
Nhà báo Võ Văn Tạo
 
 
Bảy thập kỷ trước, dưới ách thực dân phong kiến, thi sĩ-nhà báo Nguyễn Vĩ viết:
Thời thế bây giờ vẫn thấy khó
Nhà văn An Nam khổ NHƯ chó
Mỗi lần cầm bút nói văn chương
Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương
Và nhìn chúng mình hì hục viết
Suốt mấy năm giời: kiết vẫn kiết!

Quật bằng gậy cao su.

   Thật ra, chẳng cứ thời thực dân, thời nào và ở đâu cũng vậy, đa số giới cầm bút lương thiện mưu sinh bằng nghiệp viết đều nghèo hoặc chẳng mấy khá giả. Khốn nỗi, nghiệp viết nó thế, người đời thấy văn nghệ sĩ, nhà báo hay lê la chè chén, cứ nghĩ họ đồng ra đồng vào. Trong cuộc mới biết, các cuộc nhậu “hoành tráng” có doanh nhân hay quan chức, các đối tượng này thường giành thanh toán. Giới cầm bút - “viêm màng túi mãn tính,” được “tha.”
Nhưng khổ chỉ đâu là nghèo? Và nghèo chưa chắc đã thậm khổ. Nhà thơ Giang Nam từng tả tâm trạng cậu bé chăn trâu vẫn “mơ màng nghe chim hót trên cao.” Phải, cũng phận nghèo, nhà văn và nhà thơ, trong cõi riêng của họ, vẫn có thể bay bổng, mộng mơ, chí ít cũng thỏa mãn phần nào khát vọng tự do tâm hồn.

Thủ tướng Dũng: 'Còn nhiệm vụ, còn làm'


BBC Vietnamese

Cập nhật: 04:41 GMT - thứ tư, 14 tháng 11, 2012
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có phiên trả lời trước Quốc hội, khẳng định 'tiếp tục nhiệm vụ' khi bị chất vấn về trách nhiệm.
Toàn bộ phiên chất vấn được phát sóng trực tiếp trên Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam.
Ông Dũng bắt đầu đọc Báo cáo trước Quốc hội vào lúc 9 giờ 15 phút sáng thứ Tư 14/11 (giờ Hà Nội).
Trong báo cáo ông thủ tướng nói "khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu tác động nặng nề, tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam".
Tuy nhiên ông khẳng định "Chính phủ luôn trăn trở tìm mọi biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển".
Ông cũng trình bày về các nhóm giải pháp mà Chính phủ đang thực hiện.
Vào lúc 10 giờ 10 phút, Quốc hội bắt đầu chất vấn trực tiếp ông Nguyễn Tấn Dũng, mở đầu bằng đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương, hỏi về "giải pháp nào là cơ bản nhất, đột phá nhất, động lực nào là cơ bản nhất, bao trùm nhất để thực hiện thành công nhiệm vụ đặt ra".

Văn hóa từ chức?

Ngay sau đó, đại biểu Dương Trung Quốc đặt câu hỏi về trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ.
Ông Quốc nói: "Trước kỳ họp, toàn dân đều được chứng kiến các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, trong đó có Thủ tướng đã có lời xin lỗi và xin Trung ương Đảng kỷ luật. Còn tại Quốc hội, Thủ tướng chỉ xin lỗi về trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập đoàn Nhà nước".
"Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng... văn hóa từ chức với một lộ trình để quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?"
Đại biểu Dương Trung Quốc
"Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật, chứ không chỉ là lời xin lỗi."
Ông Dương Trung Quốc hỏi: "Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng... văn hóa từ chức với một lộ trình để quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?"
Ông đại biểu tỉnh Đồng Nai chốt lại bằng hai câu hỏi: "Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đang nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?"
"Thủ tướng có tán thành khởi đầu cho sự tiến bộ của Chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?"
Các câu hỏi mạnh mẽ chưa từng thấy của ông Dương Trung Quốc ngay lập tức được lưu truyền trên các mạng xã hội ở Việt Nam.

CHÍNH PHỦ 'KHINH KHI' QUỐC HỘI!


Quanlambao - Trên diễn đàn Quốc Hội những ngày qua có lẽ chỉ có những người mù mới không nhận thấy một sự thật: "Các quan chức Chính Phủ tỏ rõ thái độ khinh khi Quốc Hội"! Cái gì là 'thực chất' thì rồi đến ngày nó cũng phải bộc lộ ra. Tuy nhiên nó làm người dân cảm thấy mắc cỡ thay mấy ông bà Nghị Việt Nam vì nó đã đến cái độ mà Chính Phủ không cần phải che đậy sự xem thường của mình một cách 'tế nhị'!

Ngày khai mạc ông Thủ Tướng dõng dạc "Nhận trách nhiệm chính trị lớn"(?!) để rồi ngay sau đó là tràng giang đại hải về việc Chính Phủ "đã làm hết sức mình", đã làm được nhiều việc", "Nền kinh tế đang hồi phục..."... rồi Dương Trung Quốc - Vị nghị sĩ có tiếng phát biểu chính kiến trong nhiều khoá đã qua - lại trở thành kẻ lau chùi máu tanh trên mặt mũi Thủ Tướng!

Tiếp theo các phiên trả lời chất vấn thì đây:

Ông Bộ trưởng Bộ Xây dựng thản nhiên trả lời "để quên ở nhà" và "yên tâm" ... ở yên đó mà chờ chết nếu Sông Tranh bể đập! Ông Bộ trưởng chẳng cần phải che dấu sự cẩu thả của mình và sự coi thường mạng sống người dân.

Ông bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng không kém khôi hài trả lời "Để xem lại"! Ông ta coi như vô can trước những điều ngịch lý: Thua lỗ hàng nhiều ngàn tỷ, nhưng lương 'lậu' chia nhau trên Trời và giá bán cắt cổ cao hơn cả đất nước thu nhập, mức sống của người dân thược loại hàng đầu thế giới!

Đỉnh điểm là ông Thống đốc, người mà có đến 361 đại biểu đại diện cho 65 triệu cử tri cả nước bức xúc muốn chất vấn tội ác ông ta đã gây ra cho toàn bộ nền kinh tế thời gian qua dẫn đến nỗi thống khổ của Doanh nghiệp bị bức tử hàng loạt, bởi sự lũng đoạn không còn coi Luật pháp ra gì, đã tỏ rõ sự vênh váo của kẻ 'chiến thắng' đang ngồi chiếu trên trả lời những việc thuộc trách nhiệm của ông ta rằng 'Nếu làm được thì đã được "nửa giải Nobel"! Vừa dông dài với những lời xáo rỗng bằng thái độ ngạo mạn, vừa không thèm đếm xỉa đến những điều bức xúc của cả nước, nhưng lại  'chửi xéo' bằng câu"...Nửa giải Nobel" mà có thể hiểu là "Bố tôi cũng chẳng làm được! Các ông bà Nghị làm gì được tôi nào? Buộc từ chức à? Còn lâu mới đến lượt các ông bà có quyền đó..."! Quốc Hội cười oà để che dấu nỗi nhục vuốt mặt không kịp của mình!

Có lẽ chưa khi nào trong lịch sử của các Quốc Hội mà các ông bà Nghị sĩ Việt Nam bị coi khinh đến như vậy! Không những chẳng hề thấy cần phải che đậy cho đỡ nhục, ông Chủ tịch Quốc Hội còn đủ can đảm để khen ngợi "Thống đốc trả lời chi tiết...."

Mà không coi khinh sao đươc?

....  khi toàn thể nội các Chính Phủ cũng chính là các Uỷ viên TƯ đã nhìn thấy sự đớn hèn của gần hết Uỷ Viên Trung Ương Đảng bị điều khiển bởi đô la và  đầu hàng bởi những 'cái rọ' của ông Tướng đồ tể Nguyễn Văn Hưởng treo lơ lửng trên đầu để 'tự cho mình quyền đại diện nhân dân ngồi trên pháp luật ra Quyết định bãi nại cho Chính Phủ thối nát, tham nhũng, lũng đoạn, độc tài, tàn ác và bán nước!

Không khinh sao được khi chỉ với hơn hai mươi thành viên Chính Phủ đã đánh gục gàn như toàn thể cái 'vị Ưu tú của Đảng' - 'Sân chơi của Đảng CSVN - khiến Ngài Tổng Bí Thư  - Người đã 'hô hào rõ to' cho Quốc dân đồng bào về "Sự sống còn của Chỉnh đốn Đảng", "Của việc mất chế độ nếu không chống được tham nhũng", "của việc sẽ có một số cán bộ phải bị loại bỏ"... để rồi kết cục chính Ngài Tổng bí thư rưng rưng nước mắt tạ tội với Nhân Dân và Ngài Chủ tịch nước bất lực kêu gọi "đề nghị nhân dân cùng tố cáo..."!

Đại biểu khuyên từ chức, Thủ Tướng 'theo Đảng 51 năm' nên kiên quyết bám ghế


Video: Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc chất vấn Thủ tướng về 'văn hóa từ chức'

Danlambao - Sáng 14/11, phiên chất vấn của quốc hội đối với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được diễn ra. Phần đặt câu hỏi bắt đầu khiến dư luận chú ý là khi Đại biểu Dương Trung Quốc mạnh mẽ đề cập đến ‘văn hóa từ chức’ đối với người đứng đầu chính phủ.

Trước khi đi vào câu hỏi, ông Dương Trung Quốc có nói trước rằng: “Câu hỏi của tôi sẽ giúp cho thủ tướng và chính phủ sẽ có đủ sức mạnh để thực hiện các giải pháp của mình”.

“Trước kỳ họp, toàn dân đều được chứng kiến các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng, trong đó có thủ tướng đã có lời xin lỗi và xin trung ương đảng kỷ luật. Còn tại quốc hội, thủ tướng chỉ xin lỗi về trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập đoàn nhà nước mà thôi, khiến người dân tự đặt câu hỏi 'Dường như thủ tướng xem nhẹ trách nhiệm trước dân hơn trước đảng?'”

Tiếp đến, cũng trong chất vấn của mình, Đại biểu Dương Trung Quốc đưa ra đề nghị đối với người đứng đầu chính phủ:

“Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật chứ không phải chỉ là lời xin lỗi.

Phải chăng thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện lòng quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu của chính phủ, hướng tới đoạn tuyệt với những lời xin lỗi, thay bằng tập quán phù hợp với một xã hội hiện đại – là văn hóa từ chức với một lộ trình là các quan chức của ta làm được cái điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm” 

Sau cùng, đại biểu Quốc nêu dẫn chứng về trường hợp trong quá khứ, ông Trường Chinh đã nhận trách nhiệm và từ chức sau vụ ‘Cải cách ruộng đất’, rồi đưa ra hai câu hỏi:

Bài đăng phổ biến