Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi thư cho TBT Nguyễn Phú Trọng



2Thư ngỏ kính gửi Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư đã đúng khi trong Nghị quyết Trung ương IV nhìn thẳng vào sự thật, đã nêu “Bộ phận không nhỏ Đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”. Bộ phận không nhỏ nghĩa là khá nhiều, mà phần lớn là những Đảng viên có chức có quyền, kể cả ở cấp cao, như thế cũng có nghĩa là Đảng cũng suy thoái. Cùng với sự sa sút nghiêm trọng về kinh tế xã hội làm cho đời sống đại đa số nhândân khó khăn, chật vật, để cho Trung Quốc hoành hành thao túng, Đảng đã tự đánh mất lòng tin vào vai trò lãnh đạo của chính mình. Đâu còn thời kỳ huy hoàng, quang vinh như thời kỳ cách mạng tháng 8 và 2 cuộc kháng chiến vì độc lập thống nhất thắng lợi, nhân dân tự nguyện theo sự lãnh đạo của Đảng, Đảng vẫn lãnh đạo được nhân dân mà không có điều nào trong Hiến Pháp ghi quyền Đảng được lãnh đạo. 

Sự thật đằng sau bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp trên một số trang mạng: Sự ngụy tạo có chủ đích!








Thư đề nghị 2 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Phú Trọng tiếp công dân

Của Phan Trọng Khang, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Đăng Quang, Đặng Bích Phượng, Mai Xuân Dũng, Phạm Viết Đào, Vũ Ngọc Tiến, Hoàng Thị Hà.


Bình Thuận: Xuất hiện video clip CA, dân phòng ngược đãi dân dã man

Đoạn video được phổ biến trên Youtube với lời chú thích "Công An thị trấn Ma Lâm đánh người không đúng tội"

Quế Hà (Thanh Niên) - Chiều tối 8.3, trên mạng xuất hiện một video clip dài 1 phút 23 giây với tiêu đề Công an thị trấn Malam đánh dân. Clip có hình ảnh một người mặc sắc phục công an cùng với dân phòng còng tay một người ở trần, mặc quần đùi, buộc lên xe đưa về trụ sở.

Khi người này phản ứng thì bị một dân phòng "vắt" ngang lên yên xe. Sau đó, người dân phòng này nắm hai chân đưa lên cao, làm nạn nhân chúi đầu xuống đất rất bất nhẫn. Lát sau thì người công an mới tháo còng cho nạn nhân.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Ngô Duy Nhân, Trưởng ban Tuyên giáo thị trấn Ma Lâm, H.Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), khẳng định hình ảnh trong video clip phản ánh một công an viên thị trấn Ma Lâm và 3 dân phòng bắt ông Đào Xuân Do (51 tuổi, trú ở Tổ tự quản số 7, KP1, thị trấn Ma Lâm). Cũng theo ông Nhân, người công an mang quân hàm thượng sĩ là CSKV tên Phan Văn Hòa, còn người ôm ông Do “vứt” lên xe máy, rồi vứt xuống đường là dân phòng Thông Minh Anh. Hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn đến vụ việc. Thượng tá Trần Bá Sơn, Trưởng công an H.Hàm Thuận Bắc cũng khẳng định sự việc xảy ra tại địa bàn mình quản lý và hứa sáng nay (9.3) sẽ xử lý vụ việc.

Quế Hà

“Phi chính trị hóa quân đội” nghĩa là gì hả ông Nguyễn Phú Trọng? – Nguyễn Quang A

 Nguyễn Quang A- Đài truyền hình Việt Nam, các báo Nhân dân  Quân đội Nhân dân đang dấy lên phong trào đả phá những người chủ trương phi chính trị hóa quân đội.
Phi chính trị hóa quân đội nghĩa là gì hả Ông Trọng?
“Nhiệm vụ chính trị” là một cụm từ các Ông hay dùng mà tôi không thích nhưng đành dùng vì nó có thể giúp Ông hiểu dễ hơn.
Nhiệm vụ chính trị cao nhất của quân đội là đánh tan mọi kẻ thù xâm lược và phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân.
Hiểu theo nghĩa đúng đắn ấy, thì những người đòi “lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất cứ tổ chức hay cá nhân nào khác” chắc chắn là những người “chính trị hóa” quân đội ở mức cao nhất! Tôi không ưa cả cụm từ “chính trị hóa” này nhưng đành dùng để Ông dễ hiểu.
Còn những kẻ bắt quân đội trung thành với mình và tổ chức của mình là những kẻ thực sự “phi chính trị hóa quân đội” phải không Ông Trọng?
Ai ai đã nhắc đến cụm từ “phi chính trị hóa quân đội” đầu tiên kể từ ngày 22-1-2013, ngày công bố Kiến nghị 72, đến nay (8-3-2013)? Hóa ra đấy chính là Ông, tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 25-2-2013 tại Vĩnh Phú, ông Trọng ạ. Trước đó các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hẳn là dưới ảnh hưởng của Ông, cũng đã có nói chuyện này, thí dụ báo Nhân dân ngày 4-10-2012. Nhưng từ 22-1-2013 đến nay thì chính Ông mới là người đầu tiên.
Hưởng ứng ông Trọng, hàng loạt bài của các “học giả” đã tấn công tới tấp với những lời lẽ đanh thép: “phi chính trị hóa quân đội” là luận điệu phản động, là âm mưu của các thế lực thù địch, vân vân và vân vân. Người ta muốn chống và đàn áp những người ký Kiến nghị 72 và Tuyên bố của các Công dân Tự do nhưng họ không có can đảm nói toẹt ra như vậy.
Hãy xem Kiến nghị 72 viết gì liên quan đến chuyện này?
Kiến nghị thứ năm viết “Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Khoản 4 Điều 6 của Dự thảo Hiến pháp 2013 đính kèm Kiến nghị 72 như một tài liệu tham khảo thì viết, “các lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị, đặt lợi ích của nhân dân lên trước bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.
Như thế, chẳng hề có chuyện “phi chính trị hóa quân đội” nào cả trong Kiến nghị 72 và Dự thảo Hiến pháp 2013 đính kèm! Ông Nguyễn Phú Trọng đã gán cho những người đòi “các lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào” là những người đòi “phi chính trị hóa quân đội” hay đấy chính là cách hiểu của Ông về “phi chính trị hóa quân đội.”
Đáp trả việc ông Nguyễn Phú Trọng hô hào chống và xử lý những người đòi “phi chính trị hóa quân đội” – cụm từ mà ông Trọng đã gán cho họ – ngày hôm sau nhà báo Nguyễn Đắc Kiên trong “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng” đã viết “Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào”.Cũng trong ngữ cảnh đó cụm từ “phi chính trị hóa quân đội” xuất hiện trong Tuyên bố của các Công dân Tự do mà ban đầu để ủng hộ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên. Có thể thấy cụm từ “phi chính trị hóa” mà ông Kiên và những người ký Tuyên bố của các Công dân Tự do sử dụng lại có nghĩa đúng như từ “chính trị hóa” mà tôi đành dùng ở trên. Tôi hy vọng ông Gs. Ts. Nguyễn Phú Trọng cũng hiểu được sự thực đơn giản, dẫu có vẻ mâu thuẫn về từ ngữ này.
Có thể kết luận, cụm từ “phi chính trị hóa quân đội” là của ông Nguyễn Phú Trọng.
Không thừa khi nhắc lại chuyện trong công văn trả lời ngày 7-2-2013 ông Phan Trung Lý đã gán cho ông Nguyễn Đình Lộc việc “đề nghị Ủy Ban dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 công bố dự thảo Hiến pháp do Ông và một số công dân soạn thảo” trong khi tại Văn phòng Ban soạn thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 4-2-2013 ông Nguyễn Đình Lộc chỉ nói “mong Ủy ban Dự thảo cho công bố với báo chítóm tắt tinh thần Bản Kiến nghị này của chúng tôi.
Việc “chẻ chữ” ở trên với “phi chính trị hóa quân đội” cho thấy một nét tương đồng nào đó giữa trả lời của ông Phan Trung Lý ngày 7-2-2013 và phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng ngày 25-2-2013. Thực ra, đấy là “thủ thuật” quá quen thuộc và khá hiệu quả, có thể đánh lừa nhiều người nhẹ dạ cả tin, thí dụ như việc đánh đồng đòi hỏi đa sở hữu về đất đai (có đất thuộc sở hữu nhà nước, tập thể, cộng đồng và tư nhân) với tư nhân hóa đất đai. Thủ thuật tinh vi này còn nguy hiểm hơn sự xuyên tạc rõ ràng hay chuyện “gắp lửa bỏ tay người” dễ bị phát hiện.
VTV, báo Nhân dânQuân đội Nhân dân và một số tờ báo ăn theo đang ráo riết và hung hăng chống lại những người chủ trương “phi chính trị hóa quân đội” theo cách hiểu của Ông Trọng, đòi xử lý, trấn áp họ. Một trò đánh tráo khái niệm, rồi “gắp lửa bỏ tay người” rất không đàng hoàng và là không thể chấp nhận được. Tuy vậy, những người ký Kiến nghị 72 và Tuyên bố của các Công dân Tự do vẫn nên cảm ơn các phương tiện truyền thông đại chúng này vì chúng đã “vô tình” quảng bá hộ và đã thông báo đến hàng chục triệu người dân Việt Nam về nội dung (dù đã bị bóp méo) của Kiến nghị 72 và Tuyên bố. Nhiều người không còn tin vào các phương tiện truyền thông này nữa và sẽ tò mò tìm hiểu để biết sự thật.
Cách phỉ báng, chụp mũ như đang được tiến hành chẳng dọa được ai, không có hiệu quả và chắc chắn “gậy ông” sẽ “đập lại lưng ông”. Cho nên ngày 7-3-2013 Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải hô hào “cần bày tỏ rõ quan điểm, có cơ sở lý luận phản bác lại” việc đòi đa nguyên chính trị, đa đảng, xóa bỏ điều 4, “phi chính trị hóa quân đội,” tư nhân hóa đất đai.
Hy vọng được nghe và có tranh luận sòng phẳng về những phân tích “có cơ sở lý luận” ấy.

Những câu trả lời lạc hướng


Đài Á Châu Tự Do ( RFA)

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-02-19
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Vietnamnet ngày 29 tháng 12, 2012.
Vietnamnet ngày 29 tháng 12, 2012.
Screen cap
Câu chuyện về thay đổi Hiến pháp tại Việt Nam chuyển sang một bước ngoặc mới khi ông Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp gửi thư trả lời kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức, từ chối những góp ý của họ.
Bức thư được công bố trên trang mạng Bauxit Việt Nam do ông Phan Trung Lý ký tên gửi cho nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc trả lời về bản kiến nghị Dự thảo Hiến pháp năm 1992 cho thấy quan điểm của Ủy Ban Soạn thảo Hiến Pháp tỏ ra rất khập khiễng khi thực hiện việc thu thập ý kiến của người dân mà ở đây là 72 nhân sĩ trí thức cùng với hơn 4 ngàn người đồng ký tên.
Nói một đằng làm một nẻo
Điều 1 của bức thư ghi rõ: Ý kíên đề nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố dự thảo Hiến Pháp do ông Lộc và một số công dân soạn thảo là không đúng với quy định tại Điều 1 của Nghị quýêt số 38/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội ghi rằng “Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố.
Đọc nội dung của điều 1 trong bức thư nhiều người không khỏi kinh ngạc khi ông Phan Trung Lý lấy Nghị quyết 38 của Quốc hội để từ chối sự đóng góp ý kiến của 72 nhân sĩ trí thức trong góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Điều này đi ngược hoàn toàn những tuyên truyền rộng khắp đang diễn ra trên khắp các cơ quan truyền thông nhà nước hiện nay.
Người ta ghi nhận sự đánh tráo khái niệm trong cách sử dụng chữ nghĩa của ông Phan Trung Lý khi bác bỏ kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức bằng Nghị quyết nhưng sau đó vẫn khăng khăng chào mời người bị ông từ khước là nguyên Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc với câu chữ bóng bẩy trong đoạn văn kế tiếp:
“Các ý kiến của các cơ quan tổ chức trong đó có ý kiến của ông sẽ được tập hợp nghiên cứu trong quá trình chỉnh lý dự
Ông Phan Trung Lý phát biểu tại Thường vụ Quốc hội.  Photo: N.H/vnexpress
Ông Phan Trung Lý phát biểu tại Thường vụ Quốc hội. Photo: N.H/vnexpress
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo đúng yên cầu của Nghị quyết số 38/2012/QH13 của Quốc hội.
Rồi lại ngay sau đó ông Phan Trung Lý đã đi quá xa khi nhắc nhở một cựu Bộ trường Tư pháp phải thực hiện đúng quy định của pháp luật khi viết:
nhiều người không khỏi kinh ngạc khi ông Phan Trung Lý lấy Nghị quyết 38 của QH để từ chối sự đóng góp ý kiến của 72 nhân sĩ trí thức trong góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Điều này đi ngược hoàn toàn những tuyên truyền rộng khắp đang diễn ra trên khắp các cơ quan truyền thông nhà nước
Vì vậy, trân trọng đề nghị Ông thực hiện đúng quy định của pháp luật và Nghị quyết số 38/2012 của QH về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992.
Vừa đen lại vừa trắng. Vừa phản bác vừa hứa sẽ xem xét. Không ngại ngùng khi đưa ra cảnh cáo người đóng góp ý kiến phải tôn trọng pháp luật chỉ trong một bức thư ngắn ngủi khiến người dân nghi ngờ về khả năng của ông Phan Trung Lý khi lãnh trọng trách trưởng ban biên tập của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nơi có bổn phận soạn thảo bản Hiến pháp với ngôn từ rõ ràng, trong sáng và nhất là không thể được diễn giải theo nhiều cách.
Người đọc báo còn nhớ tại cuộc họp báo vào chiều ngày 29/12, ông Phan Trung Lý đã khẳng định: “Ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân nên nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp”.
Ông Lý cũng đựơc báo chí trích lời và in đậm hàng chữ "nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả".
Không có gì cấm kỵ vào ngày 29 tháng 12 năm ngoái, chỉ một hơn tháng sau đã bị vất đi vào ngày 07 tháng Hai năm 2013 trong bức thư gửi cho 72 nhân sĩ trí thức.
Phủ nhận quyền lập hiến của nhân dân?
Ngay khi bức thư được công bố, nhóm nhân sĩ trí thức 72 người đã ra thông báo phản hồi, trong đó mạnh mẽ từ khước sự độc quyền của Quốc hội khi là nơi duy nhất có quyền sửa Hiến Pháp, tức quyền lập hiến của nhân dân bị bẻ gãy. Thông báo có đoạn viết:
Theo chúng tôi, quy định nêu trên của Hiến pháp hiện hành phủ nhận quyền lập hiến của nhân dân; đây chính là điều đầu tiên cần sửa trong Hiến pháp và quá trình sửa đổi HP lần này phải thấu suốt tinh thần tôn trọng quyền của nhân dân quyết định Hiến pháp
Nhóm nhân sĩ trí thức
Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992
Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992. RFA file
-Theo chúng tôi, quy định nêu trên của Hiến pháp hiện hành phủ nhận quyền lập hiến của nhân dân; đây chính là điều đầu tiên cần sửa trong Hiến pháp và quá trình sửa đổi Hiến pháp lần này phải thấu suốt tinh thần tôn trọng quyền của nhân dân quyết định Hiến pháp.
Chúng tôi đề nghị Ủy ban tôn trọng và đưa ra công khai một cách trung thực các kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp, kể cả những ý kiến khác với dự thảo của Ủy ban, để nhân dân bàn bạc, tranh luận; đó là điều kiện nhất thiết phải có để đi tới tổ chức trưng cầu ý dân nhằm xây dựng một bản Hiến pháp đúng là của nhân dân Việt Nam.
Ông Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, một dân biểu đối lập trong Quốc hội VNCH thuộc đơn vị Sàigòn từ năm 1967-1975, không thể nói rằng ông hoàn toàn không hiểu khả năng từ chối này sẽ xảy ra nhưng cứ ký tên vào kíên nghị. Ông Hồ Ngọc Nhuận cho biết cảm tưởng của mình khi nhận được bức thư của ông Phan Trung Lý:
-Tất nhiên bây giờ ở trong nứơc dưới chế độ này nếu có chuyện gì xảy ra thì tôi cùng với những người có tâm huyết đều phải tham gia thôi. Người ta nói sửa đổi hiến pháp thì mình cũng tham gia ý kiến nhưng mà thú thật trong thâm tâm tôi, riêng cá nhân tôi thì tôi hỏi ai sửa?
Tôi cũng ký kiến nghị tôi hoan nghênh hết nhưng tôi chỉ thử coi thôi chứ tôi không lạ gì chuyện họ trả lời. Nếu mà sửa, tôi là Hồ Ngọc Nhuận, tôi đề nghị sửa nhưng mà ai sẽ sửa? Tôi đâu có ngồi trong Quốc hội mà sửa? Tôi cũng không ngồi ở trong Đảng để mà sửa. Mà tôi ngồi trong đảng đi nữa nhưng đứng hạng thứ hai, ba triệu thì tôi sửa gì được? Thì cũng là mấy ông chóp bu trong đảng, rồi cái Quốc hội này cũng là đảng thì mấy ổng sửa với nhau thôi …nhưng mà mấy ổng có chịu sửa đâu?
Khi nào người ta kêu mình góp ý thì mình góp ý vậy thôi, mình nói thẳng bởi ví mình không tẩy chay, mình không giận lẫy cũng không chống lại gì cả. Người ta kêu mình góp ý thì mình làm nhưng mà thâm tâm tôi không tin chút nào hết tại vì họ có chịu sửa hay không? Mà họ có sửa đi nữa thì đâu có chịu sửa những điều mà rất cấm kỵ?
Tôi ở chế độ cũ, chế độ mới đã bao nhiêu năm rồi. Có nhiều thứ họ đâu cho mình có ý kiến đâu. Bây giờ có cho lấy ý kíên nhưng mình nói là một chuyện mà họ sửa hay không là chuyện khác. Tôi không bao giờ tin họ sửa đâu!
Ông Phan Quang Tuệ, Thẩm phán tòa án liên bang San Francisco cho chúng tôi biết cảm nghĩ của ông về sự đóng góp của 72 nhân sĩ trí thức:
-Tôi đặt trường hợp của tôi ở trong nước, tôi nghĩ rằng người ở trong nước dù là đảng viên hay không khi đặt bút ký cùng với tên tuổi, địa chỉ đòi sửa đổi hiến pháp, và trong bản dự thảo đó của họ không thấy có hình bóng nhắc nhở gì đến Đảng Cộng sản thì tôi cho đó là hành động can đảm. Dù mình không hỗ trợ cho kiến nghị đó thì mình vẫn hỗ trợ cho hành động can trường của những người đó. Họ dám đứng lên, họ dám làm.
Ông Hồ Ngọc Nhuận khẳng định rằng chỉ có một Quốc hội Lập Hiến do người dân bầu ra một cách tự do mới có thể hình thành một bản hiến pháp đúng nghĩa, ông nói:
Mỗi lần trình và thảo luận đều có những vấn đề cụ thể được sửa đổi, nhưng những định hướng lớn, nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên
ông Phan Trung Lý
-Tôi nói thật, ngày nào mà họ nói rằng cho chúng tôi bầu cử, bầu cử tự do nha! Bầu cử một Quốc hội lập hiến của nhân dân đàng hoàng để làm hiến pháp mới thì cái đó may ra còn tin được còn vần đề ai bầu cái Quốc hội lập hiến ấy thì còn hạ hồi phân giải nữa chứ còn bây giờ tôi có đựơc bầu ai đâu? Thành thử cái này không có được thí dụ như đìêu bốn hiến pháp, sao cứ để trên đầu tôi hoài?
Trong buổi nói chuyện vào ngày 29 tháng 12 năm ngoái ông Phan Trung Lý, người đang chịu trách nhiệm trưởng ban biên tập Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp có nêu một ý kiến rất quan trọng mà nếu chú ý thì mọi nỗ lực góp ý của nhân sĩ trí thức đều là muối bỏ biển. Ông Lý nói rằng: “Mỗi lần trình và thảo luận đều có những vấn đề cụ thể được sửa đổi, nhưng những định hướng lớn, nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên”.
Những định hướng lớn và nguyên tắc cơ bản ấy là điều 2 và điều 4 của Hiến pháp hiện hành đã được 72 nhân sĩ trí thức bác bỏ trong đề nghị của họ. Câu hỏi đặt ra: cách giải thích của một viên chức thẩm quyền theo thói quen tùy tiện và coi thường khả năng diễn giải của nhân dân có phải là chính sách khuyến khích người dân góp ý cho bản Hiến pháp hay ngược lại?

Theo dòng thời sự:

5800 chữ ký. Cập nhật 15h00, 08.03.2013 - Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do


5800 chữ ký. Cập nhật 15h00, 08.03.2013

Chúng tôi, những người khởi đầu ký tên sau đây, kêu gọi những công dân khác cùng với chúng tôi đồng tuyên bố: 

1. Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà chúng tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành. 

2. Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.

3. Chúng tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc. 

4. Chúng tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào. 

5. Chúng tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Chúng tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản ban cho, nên đảng cộng sản không có quyền tước đoạt hay phán xét nó. Vì thế, chúng tôi có thể xem những lời phán xét nào nếu có hướng đến chúng tôi là một sự phỉ báng chúng tôi. Và chúng tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại. 

Xin hãy chung tay để cho LỜI TUYÊN BỐ CÔNG DÂN TỰ DO này trở thành sợi dây bền vững kết nối hàng triệu triệu trái tim Việt Nam. Xin cùng lên tiếng nói bằng cách đăng ký tham gia ký tên theo địa chỉ email: tuyenbocongdantudo@gmail.com

Ngày 28 tháng 2, 2013

*

Cập nhật: 

Theo ý kiến của anh Nguyễn Đắc Kiên:

Cụm từ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”, khiến tôi ngại ngùng khi ký vào bản “Tuyên bố Công dân Tự do”. Tôi sẽ gửi thư đề nghị các bạn khởi xướng bỏ cụm từ đó đi, để tôi được ký tên mình, cùng với hàng nghìn, triệu đồng bào. Tôi nghĩ rằng, mỗi người chúng ta không sát cánh cùng anh Kiên hay bất cứ người nào khác, chúng ta ký tên vì chính chúng ta, vì tổ tiên ngàn đời, vì con cháu tương lai. Vì thế tôi kêu gọi tất cả, không phân biệt trong hay ngoài nước, còn hay không còn quốc tịch Việt Nam, miễn là mang trong mình dòng máu Việt, ký tên vào bản tuyên bố công dân này..." 

Nhóm khởi xướng xin phép quý vị đã ký cũng như sẽ ký vào bản tuyên bố, được đổi câu mở đầu:

Chúng tôi, những người khởi đầu ký tên sau đây, sát cánh bên Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và kêu gọi những công dân khác cùng với chúng tôi đồng tuyên bố...

thành:

Chúng tôi, những người khởi đầu ký tên sau đây, kêu gọi những công dân khác cùng với chúng tôi đồng tuyên bố...

Nhóm khởi xướng thông báo

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã đến thăm nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa


March 07, 2013 Chiều nay, ngày 7 tháng 3 năm 2013, một phái đòan thuộc Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã đến thăm nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa . Phái đoàn do ông TLS Lê Thành Ân dẫn đầu. Đây là lần đầu tiên có sự kiện quan trọng này kể từ khi Hoa Kỳ thiết lập bang giao với Việt Nam dưới chế độ CS.. Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc viếng thăm này

Trang tin Ba Sàm bị tin tặc phá


Cập nhật: 05:32 GMT - thứ sáu, 8 tháng 3, 2013
Hacker (ảnh minh họa)
Trang tin Ba Sàm đã bị tấn công nhiều lần
Ba Sàm, website điểm tin nhiều người đọc, bị tin tặc đánh sập từ sáng thứ Sáu 8/3.
Từ sau 9 giờ sáng, trang tin này đã không thể truy cập ở địa chỉ anhbasam.wordpress.com
Một thông báo của quản trị trang Ba Sàm trên mạng xã hội Facebook cho hay sau tin tặc đã liên tục đổi mật mã quản lý trang. Cho tới 12 giờ trưa thứ Sáu, trang này vẫn bị tin tặc khống chế.
Ngoài ra các email liên lạc của Ba Sàm cũng đều bị hack, cùng với các thông tin khôi phục dữ liệu như số điện thoại và địa chỉ email thay thế.
Đây không phải lần đầu tiên trang Ba Sàm bị tin tặc tấn công.
Hồi tháng 11/2010, trang này cũng bị phá sập và xóa đi toàn bộ dữ liệu.
Trang điểm tin Ba Sàm, được cho là do ông Hữu Vinh - một cựu sỹ quan an ninh, làm chủ, là một dạng blog tập hợp các bài viết liên quan tới Việt Nam trên báo chí trong nước và nước ngoài.
Không chỉ đăng lại thông tin, Ba Sàm còn đưa ra các bình luận mang tính cá nhân của mình.
Trang điểm tin này được hàng triệu người truy cập mỗi ngày.
Trang Ba Sàm cũng đăng nhiều bài viết phản biện của các trí thức trong và ngoài nước, gần đây nhất là về vấn đề đóng góp sửa đổi Hiến pháp.
Hồi tháng Hai, đây cũng là một trong những trang đầu tiên đăng bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên phản đối lập luận của Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Sau đó ông Kiên đã bị cơ quan chủ quản là báo Gia đình & Xã hội cho thôi việc.

Xem thêm:

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Vài câu hỏi gửi ông Thiếu tướng Ts Nguyễn Xuân Mười

Đọc trên tờ Công an Nhân dân bài viết: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội phải là nguyên tắc hiến định” mới thấy buồn cho trình độ của ông Tiến sĩ mang lon Thiếu tướng của “nhà nước ta”. Định bỏ đi, đọc vào thêm rác tai, những bài viết kiểu bịt tai và trùm chăn gào lấy được này thì nhan nhản trên báo chí giai đoạn qua, chẳng qua là vì chức tước, quyền lợi mà bán rẻ tri thức và lương tâm. Nhưng đã mất công đọc thì không thể không có vài lời với ông Nguyễn Xuân Mười, đành mất đi buổi tán gẫu về chân dài, về mại dâm, về tai nạn giao thông vậy. Dù tôi chẳng có cái mác Tiến sĩ, cũng không biết quân hàm Thiếu tướng là cái gì.
nguyenxuanmuoi
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Mười – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân
Thưa ông Nguyễn Xuân Mười
Chưa cần nói đến việc hơn 80 năm qua, đảng đã đưa đất nước ta vốn là một nước được chính Hồ Chí Minh miêu tả: “Nước ta ở vào xứ nóng, khí hậu tốt. Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu. Nhân dân dũng cảm và cần kiệm, các nước anh em giúp đỡ nhiều”nay đã đi đến đâu. Chỉ cần nói đến lịch sử đất nuớc ta luôn tự hào là có 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, vậy mà ngay câu đầu tiên trong bài viết, ông chỉ cắt một đoạn ngắn có “hơn 80 năm qua” để khẳng định cho cái mà ông gọi là “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử, là nguyên nhân thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam”. Vậy thì với 4000 – 83 năm kia, cả đất nước này, dân tộc này  tiến hành hàng loạt cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước thắng lợi mà không có cái  Đảng cộng sản của ông, thì khi đó đảng cộng sản có “là tất yếu lịch sử, là nguyên nhân thắng lợi” hay không? Những năm dài lịch sử kia, cha ông ta dựng nước, giữ nước có phải là sự nghiệp cách mạng không? Nếu không phải thì có nhất thiết phải cần có cái “sự nghiệp cách mạng” để đưa đất nước đến nông nỗi ngày hôm nay không?
Ông viết: “…Hiến pháp và pháp luật nước ta chính là sự thể chế hóa Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng; thực chất của việc tuân thủ nghiêm minh Hiến pháp, pháp luật chính là sự thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng trong mọi hoạt động của Nhà nước, trong đời sống xã hội và như vậy mới bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng”.

Đúng hết thì còn lấy ý kiến gì.?

Người Buôn Gió - Mấy hôm nay bữa cơm nào cũng nhức đầu vì các ông tiến sĩ, giáo sư lý luận học viện HCM, các ông cựu chiến binh, các đoàn viên thi nhau được VTV mời lên để ủng hộ điều 4 hiến pháp, ủng hộ đất đai sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý đằng sau là Đảng lãnh đạo, rồi quân đội trung thành với Đảng là đúng hơn so với trung với nước.

Có ông ý kiến thế này, người ta đa đảng nên cần tam quyền phân lập, chúng ta một đảng nên không cần phải tam quyền phân lập.

Trước ý kiến đòi hỏi đa đảng như người ta thì các ông lại trả lời kiểu chúng ta một đảng vẫn lãnh đạo được cần gì phải đa đảng. Đòi đa đảng là chống phá chế độ, doạ thế bố ai còn dám góp ý.

Về đất đai có ông bảo dân đi biểu tình khiếu nại chỉ nói về việc cụ thể, có ai giương biểu ngữ đòi sở hữu tư nhân đâu. Từ đó suy ra dân không có nhu cầu này. Híc ( lỡ mai dân oan giăng biểu ngữ đòi quyền sử dụng đất tư nhân thì ông nói sao ? )

Có ông cứ lôi HCM ra làm căn cứ như kiểu chứng minh mệnh đề toán học, HCM đã nói thế này, HCM đã nói thế kia, rồi ông lôi đâu ra câu HCM từng nói là quân đội ta trung với Đảng, hiếu với Dân. Quân đội ta của Bác Hồ phải theo con đường của bác Hồ. Chứng minh lý luận kiểu chỉ cần lôi HCM ra bảo từng nói thế là xong, thằng nào cãi lại HCM là bôi nhọ lãnh tụ, khép tội luôn.

Chưa ai nghĩ rằng HCM có nói đúng như thế không. ( hay bọn này bịa ) đến nghi vấn đấy cũng chả ai dám nghĩ, nói gì đến chuyện HCN có nói như thế, nhưng nói như thế có đúng hay không thì càng chả ai dám. Cái này của Cộng Sản cũng y hệt như tôn giáo, Chúa đã nói vậy, Thánh A La đã nói vậy, Đức Phật Thích Ca đã răn vậy. Nhưng các đỉnh cao của tôn giáo thì khác với đỉnh cao của CS ở chỗ họ nói về tâm linh, về điều thiện trong con người, chứ không nói hay dạy về cách tranh giành quyền lực của thế quyền. Mà từ tâm linh con người đến nhu cầu dục vọng thực tế thì rõ là khác nhau nhiều. 

Trở lại với các lý luận của bên truyền thông nhà nước , được diễn ra tốn kém trên truyền hình độc quyền phổ cập đại chúng thì tự chung các lý luận này là chế độ đang diễn ra ổn đinh, cần gi đa đảng mà loại điều 4, nhân dân đòi tiền đền bù chứ đâu có đòi quyền sở hữu tư nhân mà phải bỏ sở hữu toàn dân, quân đội họ trung thành với Đảng là tự nguyện họ có ai bắt đâu mà đòi phia chính trị hoá quân đội.

Nói thế cũng đúng, nhưng mà đúng thì cái việc lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp là trò hề à.?

Có ai đòi sửa đổi hiến pháp đâu, hiến pháp vẫn đang thế, chính trị đang thế, xã hội vẫn thế, quân đội vẫn thế và nhân dân vẫn thế. Bày ra trò lấy ý kiến sửa đổi làm mẹ gì cho tốn thời gian, tốn công sức, giờ phản bác phân bua điếc cả tai trên ti vi. Tự dưng ông bày ra  thì người ta có ý kiến, bao giờ thống nhất thời hạn các ý kiến xong thì tập hợp công bố, sau đó mới phân trần, giải thích. Đằng này ý kiến còn đang lấy mà các ông đã lợi dụng truyền thông để đe doạ là đóng góp phải thế này, không được thế kia, như thế kia là phạm tội chống phá chính quyền.

 Lấy ý kiến mà kiểu vừa đang lấy vừa đe thế, hỏi có khách quan không ? 

Cái nơi tồn tại bằng tiền dân thì giờ phục vụ mục đích cho Đảng cầm quyền. Thời lượng phát sóng phục vụ nhân dân tin tức làm ăn, y tế, giáo dục bỗng nhiên nửa tháng nay chỉ phục vụ việc hiến pháp bảo vệ vai trò Đảng cầm quyền là đúng.

Thôi đã cầm quyền, và đã thấy đúng hết thì chấm dứt luôn cái trò lấy ý kiến. Tuyên bố chấm dứt việc lấy ý kiến ở đây và huỷ bỏ những ý kiến đóng góp trước đó, lý do vì giai cấp cầm quyền đã thấy đúng hết rồi không phải đóng góp là gì nữa cho mất thời gian tiền bạc, công sức. Nếu ai thắc mắc việc không lấy ý kiến thì cứ trả lời đơn giản.

Đúng hết thì còn lấy ý kiến làm gì.?

Tân Phó giám đốc Công an Hà Nội



Dáng vẻ rất thư sinh, ngồi ghế Trưởng Công an huyện Thanh trì khi tuổi mới hơn 30 và là Trưởng Công an trẻ nhất cấp quận huyện của Hà Nội lúc bấy (Ngọc sinh năm 1964). Xuất thân từ chuyên ngành điều tra/xét hỏi nhưng lại phải chạy vòng để bật lên lãnh đạo cấp Phòng và chấp nhận làm không đúng chuyên môn. Thời tướng Nhanh, Ngọc “công tử” quyết đầu tư vào ghế Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông bằng cục gạch 1 triệu Mỹ. Cả Hà Nội biết chuyện này. Trong khi Ngọc “công tử” không mảy may có tí kiến thức nào về giao thông.
Khi đó, Hải “trắng”, cánh tay tài chính của tướng Nhanh, viên Trưởng phòng CSGT khét tiếng của Hà Nội buộc phải cầm sổ về đuổi gà cho vợ. Lãnh đạo cấp phòng trống duy nhất ghế này. Cứ theo tuần tự, Thắng “nhèm” (Phó phòng) gần như cầm chắc cái suất kế tục sự nghiệp của Hải “trắng” bởi ai cũng biết Thượng tá Đào Vịnh Thắng ngoài thâm niên cao trong ngành CSGT còn có mối quan hệ đặc biệt với thứ trưởng Bộ CA Đặng Văn Hiếu. Trong thời khắc nhất định, cục gạch có sức mạnh hơn chuyên môn và quan hệ tình nghĩa nên Ngọc “công tử” thắng thế trong cuộc đấu giá vô cùng gay cấn.
Ngồi ghế Trưởng phòng CSGT, làm trái ngành nghề, được hơn 2 năm, Ngọc “công tử” góp phần rất đắc lực vào việc phá nát bộ mặt giao thông của Hà Nội (vốn đã nát từ trước). Cùng thời điểm, Sở GTVT cũng có đồng chí Hùng (đệ của bí thư Phạm Quang Nghị) vốn là dân Thủy lợi được đưa từ Ban Quản lý dự án Tả ngạn lên ghế Giám đốc Sở làm giao thông cho Thủ đô. Cặp bài trùng Ngọc – Hùng hoàn toàn mít tịt về chuyên ngành giao thông nên quãng thời gian hai đồng chí này nắm quyền là giai đoạn có thể nói là rất đen tối của giao thông Thủ đô. Như Táo quân đã phải thở hắt ra:

.

Cái khốc hại của độc đảng


Nguyễn Đắc Kiên - Khi tôi gửi những bài viết đầu tiên cho Ban biên tập Cùng Viết Hiến Pháp, tôi có nhắn gửi rằng, tôi hiểu việc ký tên vào bản Dự thảo Hiến pháp của nhóm 72 trí thức, cũng như việc tham gia trang Cùng Viết Hiến pháp, không đơn thuần chỉ là để có một bản Hiến pháp tốt, mà cái quan trọng hơn là để thức tỉnh người dân về quyền và trách nhiệm công dân của mình.
Khi bài viết “Vài lời…” của tôi được lan truyền, nhiều người đã nhắn gửi tôi rằng, họ khâm phục, họ kính trọng việc làm của tôi, rằng họ hèn…
Chuyện người dân không ý thức hết về quyền công dân của mình, hay chuyện những người bạn tôi nhận họ hèn mới nhìn qua thì không có gì nghiêm trọng. Nếu có ai đó coi là chuyện thường tình, nhỏ nhặt thì cũng chẳng đáng ngạc nhiên.  Nhưng ít người biết rằng, những sự tệ hại xấu xa nhất mà xã hội con người có thể tạo nên lại có thể xuất phát từ những “thường tình, nhỏ nhặt” đó.
Gần đây, người ta quay lại tranh luận về chuyện độc đảng hay đa đảng. Có những lý lẽ xem chừng rất thuyết phục được đưa ra, như lý lẽ của Thiếu tướng Lê Văn Cương. Tại sao Trung Quốc độc đảng vẫn phát triển vượt xa một Ấn Độ đa đảng? Hay tham nhũng, suy thoái kinh tế nước nào chẳng có, đâu cứ nước độc đảng… quan trọng là cách thiết kế bộ máy, cách kiểm soát để hạn chế tham nhũng, lũng đoạn(*).
Nếu chỉ nhìn ở góc độ một nhà nước để cai trị, rất khó để phủ nhận lập luận của Thiếu tướng Cương. Emmanuel Poisson còn chỉ ra rằng, bộ máy quan lại trong chế độ quân chủ phương Đông là một thiết kế đáng ngạc nhiên về độ hiệu quả và ổn định khi nó đã tồn tại hàng nghìn năm, các triều đại thay nhau, nhưng thiết kế bộ máy thì không mấy thay đổi(**). Hay là chúng ta quay trở lại chế độ vua quan?
Có lẽ chẳng ai thèm đếm xỉa đến câu hỏi ngớ ngẩn này. Nếu chỉ đặt mục tiêu cai trị thì thiết kế của nhà nước quân chủ phương Đông thật đáng tham khảo, nhưng nếu đặt mục tiêu phát huy phẩm giá, nhân cách con người, quyền làm chủ của nhân dân thì chúng ta sẽ phải suy nghĩ khác.
Độc đảng hay đa đảng khác nhau căn bản không phải hình thức tồn tại của nó mà ở phương thức để nó duy trì sự tồn tại của mình. Nhà nước độc đảng, cũng giống như nhà nước quân chủ chuyên chế và thực dân, muốn tồn tại và hợp thức hoá sự lãnh đạo của mình, không thể không viện đến một hệ thống áp chế về tư tưởng, nô dịch về văn hóa và trói buộc về tư duy. Một cách tự nhiên, trong hệ thống đó, mọi sự khác biệt đều không được khuyến khích, thậm chí bóp nghẹt. Nếu nhà nước có thể biến tất cả những thần dân thành những chú cừu ngoan ngoãn thì càng tốt. Những chú cừu ngoan ngoãn đó vẫn có thể sản xuất ra thật nhiều của cải, để làm đẹp các con số thống kê, nâng cao bảng thành tích. Cuối cùng, chính những bảng thành tích đó lại có thể dùng làm bằng cớ cho sự ngụy biện của giới cai trị. Nhưng có một điều bất biến, những chú cừu đó chẳng bao giờ được khuyến khích để có thể tự ý thức như những con người.
Vì thế có những người thừa nhận với tôi là họ hèn như một sự hiển nhiên không cần phải giấu giếm. Sự đó có thể vô hại trong trường hợp này, nhưng hãy tưởng tượng, một xã hội toàn những con người mà những phẩm giá bị giũ bỏ, coi khinh như một lẽ thường tình thì xã hội đó sẽ như thế nào?
Người ta dễ dàng tránh xa và lên án những tội ác hiển nhiên như giết người, cướp của, nhưng không mấy ai biết xã hội ngày càng tồi tệ đi, không thể cứu chữa nổi là từ những cái tội khó quy thành tội, từ những cái ác khó quy thành ác được dễ dàng thoả hiệp và diễn ra hàng ngày.
Tôi tin rằng, nếu ĐCS VN có được đội ngũ lãnh đạo tốt, một cơ chế kiểm soát  quyền lực đủ mạnh, họ có thể dẫn dắt đất nước đạt nhiều thành tích đáng kể về kinh tế, nhưng để phát huy quyền làm chủ và phẩm giá con người Việt Nam, họ sẽ không thể nào làm được nếu không tự rút súng bắn vào chân mình.
Nguyễn Đắc Kiên
(*) Xem thêm: Emmanuel Poisson, Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam – một bộ máy hành chính trước thử thách (1820 – 1918), NXB Đà Nẵng, năm 2006

Tượng Phật ôm thiếu nữ khỏa thân có xuất xứ từ Nepal

Sự việc bắt đầu vào ngày 28-2, khi mà cộng đồng mạng Facebook phát hiện tấm ảnh chụp bức tượng bằng vàng của Đức Phật, đang ngồi kiết già nhưng trong lòng lại có người phụ nữ khỏa thân, vòng tay ôm từ phía trước.

Dĩ nhiên là trước những hình ảnh phỉ báng như thế này, tín đồ đạo Phật khắp mọi nơi đều yêu cầu tìm tung tích xuất xứ của bức tượng và phá hủy ngay. Và thiết nghĩ, yêu cầu này chẳng có gì là không hợp lý. Bởi hình ảnh cao quý của Đức Phật lại bị bôi bẩn, phỉ báng như vậy thì không một tín đồ nào chấp nhận.

Đức Phật Phổ Hiền với người phối ngẫu ( Buddha Samantabhadra and his wife)

Cơ thể của Đức Phật Phổ Hiền mô tả màu xanh đậm, màu này tượng trưng cho sự rộng lớn của không gian tâm trí. Phổ Hiền được mô tả như một hình thức duy nhất, và trong sự hiệp thông với vợ. Màu trắng của nó tượng trưng cho sự thuần khiết ban đầu của phép đo chân không của tâm. Sự hiệp thông của họ là sự thống nhất của tất cả trong bất nhị, nó cũng là một biểu tượng của sự hiệp nhất bất khả phân ly của đại lạc và tánh Không. Không giống như Kim Cương Trì, như nhân cách Pháp Thân, Phổ Hiền và vợ của ông không được trang trí với các đồ trang trí, và trần trụi. Nó tượng trưng cho bản chất tự do ban đầu của thực tế từ bất kỳ "trang phục."

Chỉ có người trần dung tục không hiểu biết mới có pho tượng là phỉ báng và khiếm nhã. Đây là tượng đức Phổ hiền (Samatabhadra) với người phối ngẫu (Samantabhadri), biểu thị sự kết hợp trí tuệ (người nam) và tâm đại bi (người nữ) trong Phật giáo Mật tông hay còn gọi là Kim cang thừa của Tây Tạng. Nhà báo cũng nên tìm hiểu kĩ rồi hãy viết bài mới thuyết phục độc giả được. Hãy google cụm từ: Samatabhadra thì rõ.

Bài đăng phổ biến