Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

THÔNG BÁO 2 CUỘC BIỂU TÌNH TẠI PARIS CHỐNG NGUYỄN TẤN DŨNG 24 VÀ 25.09.2013

   

Trân trọng kính mời quý đồng hương
tham dự đông đảo hai cuộc biểu tình tại Paris
chống tên thái thú việt gian bán nước Nguyễn tấn Dũng :

1/  Ngày thứ ba  24/09/2013 :
Từ 16giờ (theo dự trù, có thể thay đổi) : Chào mừng Đoàn Người Tham Gia đi bộ trong chiến dịch ‘‘NHỮNG BƯỚC CHÂN CHO NHÂN QUYỀN TẠI VIÊT NAM’’ đến Porte d’Orléans Paris quận 14.
Chúng ta sẽ tháp tùng Đoàn Người Đi Bộ ‘‘NANTES-PARIS’’ theo lộ trình dưới đây :
Porte d’Orléans - Avenue du Général Leclerc - Avenue Denfert Rochereau - Avenue de l’Observatoire - Boulevard Saint Michel - Quai de Montebello - Notre Dame de Paris.
Giải tán sau đó. Hôm đó, theo dự đoán của Sở Khí Tượng Pháp trời nắng ấm (20°C !). Anh chị em, nếu đã có mua, xin mặc T-Shirt đặc biệt dành riêng cho ‘‘LA MARCHE POUR LES DROITS DE L’HOMME AU VIET NAM’’ và cùng đi với Đoàn đi bộ.
2/  Ngày thứ tư 25/09/2019 :
Sẽ có 2 buổi biểu tình - Chúng ta đã có giấy chấp thuận của Préfecture :
A-  Buổi sáng : Từ 9giờ đên 11giờ30

Đoàn Đi Bộ sẽ tụ họp với đồng hương tại Métro École Militaire, góc Avenue Bosquet (số 85) với Avenue de la Motte Picquet 75007 Paris để biểu tình phản đối sự có mặt của Nguyễn Tấn Dũng nơi trụ sở MEDEF (Hiệp Hội Chủ Nhân Pháp) ở gần đó. Vì lý do an ninh, bảo vệ ‘‘tánh mạng’’ khách ngoại quốc (chắc chắn là có bàn tay lông lá của bọn quỷ đỏ cộng sản nhúng vào) Préfecture de Police de Paris không cho phép chúng ta tụ tập ngay trước hoặc quá gần trụ sở MEDEF !
B- Buổi trưa : Từ 12giờ đến 15giờ
Tất cả chúng ta cùng hẹn nhau tại Métro Assemblée Nationale. Góc đường rue de Lille và Boulevard Saint Germain. Nơi đây, Đoàn Người của ‘‘Những Bước Chân Cho Nhân Quyền tại Việt Nam’’ sẽ trao thư cho các đại biểu Quốc Hội Pháp.
Thiên nhiên lại đãi ngộ chúng ta thêm một lần nữa. Sở khí tượng thông báo là trời sẽ đẹp, nắng ấm suốt ngày 25/09/2013 trên toàn cõi nước Pháp, với nhiệt độ trên 20°C !

Đại diện Ban Tổ Chức Hai Cuộc Biểu Tình
BS Phan Khắc Tường
Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Pháp

Đức Cha Nguyễn Thái Hợp trả lời phỏng vấn của VietCatholic


Hôm 19/9/2013, Lm Gioan Trần Công Nghị đã có cuộc phỏng vấn với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh, để tìm hiễu rõ hơn về những gì đang xẩy ra quan biến cố tại Mỹ Yên, phản ứng của giáo dân giáo phận Vinh và cách hành xử của chính quyền Nghệ An cũng như của chính phủ đang diễn ra như thế nào. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

LM. Trần Công Nghị: Trước hết con LM Trần Công Nghị kính chào Đức Cha và xin chúc sức khỏe bình an và ơn thiêng của Chúa Thánh Thần trên công việc của Đức Cha và toàn giáo phận Vinh.

Hỏi: Thưa Đức Cha, trong biến cố xẩy ra ở giáo xứ Mỹ Yên, chúng con có dịp theo dõi những tin tức cập nhật từ giáo phận của Đức Cha và đã thông tin cho độc giả VietCatholic biết diễn tiến từng ngày. Thế nhưng gần đây hệ thống Truyền thông nhà nước Việt Nam đang cố ý xuyên tạc và bóp méo sự thật về vụ giáo dân Mỹ Yên bị đánh đập khi đòi người mà công an bắt trái phép. Do vậy, một lần nữa xin Đức Cha tóm tắt cho người Việt Nam và dư luận thế giới biết sự thực về câu chuyện giáo dân Mỹ Yên ra sao và đã bị lực lượng công an đàn áp, đánh đập tàn bạo như thế nào?


Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp: Rất vui được gặp lại cha Giám đốc và quý thính giả VietCatholic, nhưng lại rất buồn vì phải cùng nhau trao đổi về một vụ việc đáng lẽ ra không nên xảy ra ở thế kỷ XXI này. Vắn tắt sự kiện như sau:

Chiều ngày 22/5/2013, trước ngày xét xử phúc thẩm 14 thanh niên tại Tòa án Nhân dân Nghệ An, thân nhân và bạn hữu của họ đến Trại Gáo để cầu bình an. Họ đặt cơm tối cho 80 người, nhưng trên suốt hành trình, đã bị lực lượng công an chặn đường bằng nhiều cách, nên chỉ khoảng 30 người dùng cơm. Sau đó, mọi người tham dự thánh lễ với cộng đoàn giáo họ Trại Gáo. Số người còn lại vẫn tiếp tục đến.

Chập tối, lúc thánh lễ đang diễn ra, trên đoạn rẽ từ đường 534 đến Trại Gáo, khách hành hương bị một nhóm người lạ mặt, không mặc sắc phục công an và cũng không cho biết mình lý do, chặn đường. Tức khắc xảy ra cãi vã, xô xát và hỗn loạn. Bị đám đông phản kháng mạnh, những người chặn bỏ chạy. Có người bị thương, vài người chạy vào nhà ông xã đội trưởng, nơi công an đã tập trung từ trước. Ba người bị dân chúng khống chế và bị đánh. Được cấp báo, đội an ninh của họ Trại Gáo, xứ Mỹ Yên, vội vàng đến đưa nạn nhân về nhà văn hóa xóm 13 để bảo vệ. 

Đang khi tham dự thánh lễ, Ban Hành giáo Trại Gáo nhận được điện thoại cấp cứu của công an huyện Nghi Lộc. Họ đã cấp tốc chạy xuống và phải phá ổ khóa để đưa nạn nhân vào đó ẩn trốn. Ba người này khai là công an và người ta cũng thấy giấy tờ, cũng như sắc phục công an trong cốp xe. 

Dân chúng tụ tập bên ngoài, mỗi lúc một đông và xô bồ hơn, rất khó kiểm soát, mà cha xứ lại đi vắng. Vì vậy, Hội Đồng mục vụ đã điện thoại cho Tòa Giám mục xin giúp đỡ. Cùng lúc đó, ông Vũ Chiến Thắng, Phó Giám đốc công an Tỉnh Nghệ An và ông Chủ tịch huyện Nghi Lộc đã gọi điện thoại cho tôi, đề nghị hợp tác để giải quyết sự việc. Thấy tình hình càng lúc càng phức tạp, lúc 19g45, tôi và hai linh mục lên đường. Trong khi đó, phía nhà cầm quyền mặc dầu đã ba lần bảy lượt hứa hẹn sẽ có mặt, nhưng đã hoàn toàn vắng mặt một cách vô trách nhiệm. 

Khi chúng tôi có mặt, tình hình bớt nguy hiểm nhưng vẫn còn rất căng thẳng, vì trong đám đông phức tạp, xen lẫn cả giáo lẫn lương dân. Theo yêu cầu của dân chúng, một biên bản được soạn thảo. Sau khi đọc biên bản đó, đám đông phản đối dữ dội vì cho rằng chưa đúng sự thật. Phải viết lại biên bản 2. Đa số dân chúng tạm chấp nhận biên bản này, nhưng vẫn chưa chịu giải tán. Tôi vừa yêu cầu mọi người giải tán, vừa yêu cầu nhà cầm quyền đưa xe lên chở người bị thương về, nhưng họ vẫn không xuất hiện.

Phải mất một thời gian nữa mới tìm được xe chở nạn nhân về với sự bảo vệ của phái đoàn Tòa Giám mục. Trên đường về, chúng tôi phải quay lại nhà ông xã đội trưởng để cứu công an còn mắc kẹt ở đấy. Sau khi chúng tôi về, dân vẫn tiếp tục tụ tập ở khu vực đó và một chiếc xe máy khác bị phá. 

Cần nói thêm, ngày 24/5/2013, đại diện huyện Nghi Lộc và xã Nghi Phương đã đến cám ơn Hội đồng mục vụ và đội an ninh Trại Gáo vì đã tích cực giải cứu cán bộ công an đêm 22/5/2013. Lời cám ơn tương tự cũng đã được nhà cầm quyền các cấp nhiều lần bày tỏ với tôi và các linh mục giáo phận. Thế mà, sau này báo đài Nhà nước lại vu khống Hội đồng mục vụ Trại Gáo đã ‘bắt giam người trái pháp luật’.

Sự việc ngày 22/5/2013 trở nên nghiêm trọng hơn, khi nhà cầm quyền không những không xử lý một cách nghiêm minh hành vi sai trái của cán bộ công an, mà còn cố tình bao che thuộc cấp và dựng án để bắt hai giáo dân Trại Gáo theo kiểu bắt cóc, không tuân thủ quy định tối thiểu của Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam hiện hành. 

Như các trang mạng đã đưa tin, ngày 27/6/2013, trên đường đi đám cưới cháu, ông Ngô Văn Khởi bị cảnh sát giao thông chặn lại và bị năm thanh niên bịt mặt dẫn đi không nêu rõ lý do. Mấy ngày sau gia đình mới nhận được thông báo, nhưng giấy ghi nhầm với một ông Ngô Văn Khởi khác, vì sai địa chỉ và tên vợ. 

Cùng ngày 27/6, khi ông Nguyễn Văn Hải chở cháu là Nguyễn Huy Hoàng (5 tuổi) đi khám chữa bệnh và lấy bột mỳ, trên đường về bị công an bắt giữ, không nêu bất cứ lý do và không tiến hành bất cứ thủ tục nào. Cháu Hoàng bị bỏ lại trong tình trạng hoảng loạn. 

Mặc dù rất phẫn nộ trước hành vi sai trái của nhà cầm quyền và các văn bản gửi đi không nhận được câu trả lời thỏa đáng, nhưng suốt trong hai tháng giáo dân vẫn kiên trì đối thoại. Tòa Giám mục cũng có nhiều cuộc gặp gỡ làm việc với nhà cầm quyền yêu cầu giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt để tránh những phức tạp có thể xảy ra. Nói chung, họ hứa sẽ giải quyết, nhưng đợi mãi vẫn chẳng thấy gì. Vì thế, người dân ngày them bức xúc và không còn tin ở giải pháp đối thoại. Ngày 30/8/2013, người thân của hai ông Khởi và ông Hải cùng một số giáo dân Mỹ Yên tập trung ôn hòa tại UBND xã Nghi Phương đòi thả người. Hôm đó, theo lời yêu cầu của công an tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Lộc, tôi đã đến UBND xã Nghi Phương đề nghị nhà cầm quyền đáp ứng yêu cầu của nhân dân, đồng thời kêu gọi đồng bào kiên nhẫn đợi chờ. Cuối cùng, mọi người rút lui trong trật tự. 

Ánh nến giáo phận Vinh và súng đạn tà quyền !

LTCGVN (21.09.2013) – Nghệ An – Vụ việc đáng tiếc, đau lòng xảy ra tại Giáo xứ Mỹ Yên, Giáo hạt Nhân Hoà, Giáo phận Vinh ngày 04.09.2013 đã trôi qua, nhưng dư âm và hậu quả của nó thì chưa một ai có thể biết được.
Sự việc liệu có tiếp tục trở nên căng thẳng, hay ôn hoà đối thoại ổn thoả thì chỉ có phía chính quyền Việt Nam tự suy xét tình hình nóng bỏng thực tế mà ra đối sách cho hợp tình, hợp lý, hợp lẽ lương tâm.
Sau khi Thư Chung của Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh được ban bố ngày 06.09.2013, gần 200 giáo xứ thuộc Giáo phận Vinh đã không ngừng thắp lên những ngọn nến hy vọng và tha thiết khẩn cầu Thiên Chúa trợ lực giúp chính quyền biết phá bỏ rào cản mặc cảm, để trả tự do cho hai người anh em là ông Ngô Văn Khởi và ông Nguyễn Văn Hải (hai giáo dân thuộc Giáo xứ Mỹ Yên, Giáo hạt Nhân Hoà, Giáo phận Vinh đã bị bắt giam hơn 2 tháng qua). Trước khi Giáo phận phải mạnh mẽ thực thi quyền cơ bản của công dân.
Qua hai Chúa Nhật ngày 08.09 và Chúa Nhật ngày 15.09.2013, hơn 500.000 ngọn nến đã bừng cháy mạnh mẽ bởi sự lì lợm, xem thường quyền công dân của chính quyền Nghệ An nói riêng và chính quyền Việt Nam nói chung.
03
04
06

Kinh hoàng phát ngôn bá đạo của những tờ báo có tên Nhân Dân


clip_image002

Người Buôn Gió: Dường như cuộc chiến trên mặt trận tư tưởng của các tờ báo này đã vào chỗ bế tắc, khủng hoảng bởi thực tiễn không minh họa được cho lời lẽ của họ.
Tờ báo QĐND đưa ra bài viết có nhan đề Ba lần Bác cười trước lúc đi xa (http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/242/242/242/101538/Default.aspx). Bài viết miêu tả chi tiết và sống động Chủ tịch HCM kính yêu trước lúc từ trần theo lời kể của y tá Trung Quốc Vương Tinh Minh có đoạn:

“Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người.”

Nếu đây là sự thật, thì sự thật này khiến nhiều người dân Việt phải ngỡ ngàng, hoang mang. Có lẽ nào nhạc sĩ Trần Hoàn là một tên nói phét, hoặc là một kẻ lợi dụng mong muốn nghe hát của Bác để xuyên tạc sai lệch, nhằm kích động chiến tranh. Bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn có tên Lời bác dặn trước lúc đi xa (http://tainhaccho.vn/loi-bai-hat/tran-hoan/bnl/loi-bac-dan-truoc-luc-di-xa.htm).

Bài hát như một câu chuyện kể rất cảm động, rằng trước lúc đi HCM muốn nghe câu hò Huế, bởi vì nước non chia cắt, Huế ở miền Nam. Rồi bác nhớ làng Sen quê mình, rồi bác nghe quan họ ''người ở người ở đừng về ''... rồi bác nghe câu hát dặm.
Bài hát của Trần Hoàn đã khắc sâu trong tâm trí của bao người Việt về một hình ảnh lãnh tụ HCM thân thương tha thiết với dân tộc, đất nước. Đến lúc cuối đời còn chỉ còn muốn nghe những làn điệu đầy bản sắc quê hương như hò, ví dặm, quan họ.

Thế nhưng báo QĐND dựa vào lời kể của một y tá Trung Quốc đã đưa lên thành một bài viết đi ngược 180 độ với những gì mà Trần Hoàn đã khắc sâu trong tâm trí nhân dân Việt Nam về hình ảnh của Người.

Bài viết của báo QĐND đã nói rằng, bác chỉ muốn nghe câu hát Trung Quốc thôi. Không hề có một dòng nào của bài báo nói về những giây phút cuối đời HCM nhắc nhở gì đến nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam cả. Chỉ có những hành động tình cảm với phía Trung Quốc như khi nghe giới thiệu y tá TQ, Chủ tịch HCM nhìn y tá TQ với đôi mắt hiền từ, rồi nhắm lại tuôn lệ (như là đang bồi hồi cảm xúc nghĩ lại điều gì rất tha thiết?).
Những lời kể của y tá Trung Quốc Vương Tinh Minh liệu có tin cậy được không.? Tại sao bây giờ mới kể khi các nhân chứng có mặt lúc đó đều đã chết như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn và người còn sống duy nhất lại đang ở trạng thái sinh học không còn nói gì được nữa là đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Một chi tiết nữa rất khó hiểu là theo lời kể của Vương Tinh Minh thì sức khỏe HCM đã hôn mê, tình lại chỉ lắc đầu yếu ớt ra hiệu. Nhưng sau khi nghe hát đã nắm tay Vương Tinh Minh và tặng hoa rồi trút hơi thở. Tại sao người duyệt bài báo này không nghĩ rằng trong tình trạng nằm hấp hối chỉ còn giây phút nữa lìa đời, chỉ ra hiệu bắng mắt và lắc đầu thì HCM lấy đâu ra sức để tặng Vương Tinh Minh hoa. Cho dù hoa có để bàn ngay đầu giường thì HCM cũng phải nhỏm dậy rút hoa từ trong lọ ra thì mới có hoa tặng được Vương Tinh Minh. Nếu HCM mà ngồi dậy, ngoái đầu, với tay rút hoa tặng thì hành động đó không hề phù hợp với người chỉ còn vài giây phút nữa lia đời, mới vài giây trước còn ra hiệu bằng ánh mắt hay cái lắc đầu.

Có lẽ từ khi VN hợp tác toàn diện với TQ, báo QĐND Việt Nam đã có những thay đổi khó lường, để học được bài học đấu tranh chống '' diễn biến hòa bình '' của Trung Quốc. Những nhà làm tuyên truyền của báo QĐND đã tiếp thu hổ lốn tất cả những gì Trung Quốc nói, TQ viết. Báo QĐND hăng hái đi đầu như lính xung kích trên mặt trận tư tưởng để phê phán những tư tưởng chủ quan, ấu trĩ, lệch lạc của bọn phần tử phản động núp trong nhân dân. Báo QĐND lên án những thế lực phản động đang âm mưu hạ bệ thần tượng HCM trong lòng nhân dân ta.

Thế nhưng báo QĐND vì quá u mê hay cuồng tín vào ông thầy dạy môn ''đấu tranh chống diễn biến hòa bình'' mà đã đưa ra một bài viết cực kỳ tai hại, tác động xấu đến niềm tin nhân dân bấy lâu . Bài viết theo lời kể của y tá Trung Quốc là non kém về nghiệp vụ, không có cơ sở thẩm tra thế nhưng vẫn được tùy tiện đưa lên. Nhất là bài viết lại liên quan đến hình ảnh lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Phải chăng chính báo QĐND đang làm những việc mà họ thường lên án người khác?

Báo Nhân dân

Tờ báo Nhân dân hôm nay 20/9/2013 có bài viết nhan đề Tôn giáo chân chính đồng hành cùng dân tộc(http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/21251502.html). Bài báo của tác giả Trần Chung Ngọc lên án những hãng truyền thông quốc tế đưa tin sai lệch về các vụ việc tôn giáo ở Việt Nam.

clip_image004

Không biết Trần Chung Ngọc uy tín cỡ nào mà khẳng định rằng những hãng truyền thông lớn quốc tế đưa tin sai, chỉ có ông ta là nói thật?
Nhưng dẫu thế nào thì một điều nhận thấy được rõ, là các hãng truyền thông đưa tin về tôn giáo Việt Nam không bao giờ có bài xúc phạm, mạt sát tôn giáo hay nhân vật tôn giáo nào. Không hề có sự so sánh giữa hai tôn giáo khác nhau để dè bỉu, gây chia rẽ, kích động thì hằn nhau.
Trong bài báo của Trần Chung Ngọc thì trái lại những giọng điệu hằn học, bạo lực được lộ rõ không hề che đậy. Trình độ kém hay bản chất của tư tưởng Trần Chung Ngọc là vậy?

Bài báo có đoạn:

“Trong cuộc kháng chiến ở Việt Nam gần đây cũng vậy, nhiều tu sĩ bỏ áo cà sa đi theo kháng chiến, vì theo truyền thống yêu nước, xét đúng ưu tiên của thời thế, giặc đến nhà đàn bà phải đánh, nền độc lập của nước nhà trên hết, không như bọn Việt gian vô Tổ quốc, phi dân tộc, chủ trương "thà mất nước chứ chẳng thà mất Chúa”.
Đoạn viết này chắc hẳn những người theo đạo Công Giáo, những linh mục, giám mục và hồng y Thiên Chúa Giáo hiểu ý đồ tác giả nói về “bọn... vô tổ quốc, phi dân tộc” là không chỉ nói riêng về con người, mà cao hơn tác giả Trần Chung Ngọc còn muốn đả phá về học thuyết, ý thức hệ, tư tưởng của đạo Thiên Chúa. Một sự xúc phạm thật nặng nề đến tôn giáo. Sở dĩ gọi là nặng nề vì không phải nó động đến hành động nhất thời của một tổ chức tôn giáo. Mà nó động hẳn đến chủ thuyết, tư tưởng thần học của tôn giáo ấy.

Phát ngôn táo bạo hay phát ngôn bá đạo

Một tờ báo lấy tên Nhân dân, lại cho đăng bài của một kẻ xưng là Việt Kiều Mỹ, xúc phạm niềm tin của gần chục triệu nhân dân (tín đồ Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam xấp xỉ 10 triệu người). Cuộc kháng chiến chống Pháp đã xa xôi như vậy rồi, mà sự thù nghịch đến nay vẫn còn hiện rõ. Vẫn được báo Nhân dân lên án... vậy thì mấy triệu người miền Nam di tản hồi 1975 khi đọc được bài viết của Trần Chung Ngọc trên báo Nhân dân hôm nay liệu có tin được vào đoàn kết, tha thứ, hòa giải, yêu thương mà nhà nước Việt Nam đang kêu gọi không?
Trần Chung Ngọc lộ rõ ý đồ gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ tôn giáo khi so sánh hình ảnh người Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo. Sau khi vạch tội Thiên Chúa Giáo là Việt gian, phi dân tộc, tổ quốc, chịu mất nước chẳng thà mất Chúa... đến lượt kể công lao của tu sĩ Phật Giáo. Thậm chí quá đà ca ngợi tinh thần chiến đấu của các tu sĩ Phật Giáo, bài báo có đoạn: “Thậm chí còn vui lòng dấn thân vào cuộc, kể cả xông pha trận mạc chém giết quân thù, giữ gìn cuộc sống thanh bình cho dân tộc'”.
Học thuyết của Phật Giáo có cho chém giết quân thù để bảo vệ mình không? Dường như chưa ai dám khẳng định rằng học thuyết nhà Phật cho phép chủ động xông pha trận mạc chém giết quân thù. Nhưng cứ tạm gác điều đó lại, cứ cho rằng học thuyết nhà Phật cho phép hay ngầm cho phép chém giết quân thù như ý của Việt kiều Trần Trung Ngọc đi chăng nữa thì chả lẽ một tờ báo lớn toàn tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư, phó giáo sư lý luận không biết được cách sửa từ ''chém giết'' bằng từ nào khác trong kho tiếng Việt phong phú của Việt Nam? Ví dụ như sửa thành ''xông pha trận mạc chiến đấu với quân thù'', nghe có phải hay hơn từ ''chém giết'' rất bá đạo đối với người tu hành.
Một bài viết lủng củng, ý tứ đối nghịch nhau, loạn ngôn, giọng điệu hằn học chia rẽ tôn giáo, kích động hận thù của Trần Trung Ngọc lại được báo Nhân dân đưa lên. Chả lẽ không còn ai viết được hơn nữa sao?
Hay báo Nhân dân cũng như báo Quân đội Nhân dân cũng đang tự làm những điều mà họ hay phê phán các thế lực thù địch là chia rẽ dân tộc, kích động hằn thù, gây mất đoàn kết khối đại dân tộc.
Đến lúc phải dùng loại y tá Trung Quốc để nói về lãnh tụ nước mình, dùng Việt kiều (gian) để nói về nội tình tôn giáo trong nước, có lẽ các tờ báo có tên Nhân dân đã chẳng còn nhân dân nào trong đó nữa rồi.
N. B. G.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Đảng và Nhân dân – Vị thế bị tráo

Hoàng Xuân Phú
con xưng bố của ba
ấy là nhà vô phúc
“Đảng… vĩ đại… tài tình… sáng suốt… lãnh đạo Nhân dân… giáo dục Nhân dân…”
Nói mãi, nghe mãi thành quen, nên bao người coi đó là chân lý. Hễ nghe nói khác, lại cho là nghịch nhĩ.
Điệp khúc ngân vang hơn nửa thế kỷ, khiến giới cầm quyền càng thêm tin rằng quyền lãnh đạo của họ là một thứ đương nhiên – như thể được Tạo hóa ban cho; là một vị thế độc tôn – có thể thừa kế nội bộ từ thế hệ này sang thế hệ khác, theo kiểu “cha truyền con nối” như thời vua chúa phong kiến. Dưới con mắt cường quyền, Nhân dân hiện ra như bầy cừu chỉ có khả năng biểu cảm bằng tiếng “be be”, suốt đời cần được bề trên “chăn dắt”; hay như đám học trò thiểu năng, “giáo dục” suốt mấy chục năm mà vẫn không khá lên được, thành thử mãi vẫn chưa đủ tầm dân trí, để xứng đáng hưởng những quyền tự do dân chủ, mà thế giới vẫn coi là quyền tối thiểu…
Điệp khúc ru ngủ đó cũng gia tăng tư duy nô lệ trong Nhân dân, khiến hàng triệu người an phận, cam chịu mọi điều phi lý. Nhiều người còn bị lòa đến mức không nhận diện nổi ân nhân đích thực: Rõ ràng là bản thân đang nhận quà từ thiện của đồng bào, mà chỉ biết đáp lại bằng câu “ơn đảng ơn chính phủ”.
Một trạng thái xã hội tê liệt, bị đè nén bởi sự lộng hành trong ngộ nhận từ phía thống trị, và bị thôi miên trong cơn u mê ở bên bị trị. Hậu quả tai hại đến mức ta nên dành thời gian để trao đổi cho rõ ngọn ngành.
Trước khi đi vào chi tiết, cần giải thích một chút để người đọc khỏi cho rằng người viết tùy tiện về chính tả. Trong chế độ độc đảng, nhiều khi chỉ cần nhắc một chữ “đảng” cũng đủ để hiểu là Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), nên có thể tạm chấp nhận cách viết tắt như vậy. Bấy lâu nay, thông lệ chính thống là viết hoa chữ “Đảng”. Tại sao? Theo quy tắc ngữ pháp thì phải viết hoa danh từ riêng. Nhưng từ “đảng” (đơn lẻ) không phải là danh từ riêng. Ngược lại, nó là một danh từ chung của tiếng Việt, dùng để chỉ một đảng bất kỳ trong số nhiều đảng khác nhau đã và sẽ tồn tại. Nếu chiếm dụng từ“đảng” để dành riêng cho ĐCSVN, thì có thể coi là “tham nhũng tiếng Việt” với động cơ tư lợi. Đó không chỉ là ẩu về mặt ngôn ngữ, mà còn tùy tiện về tư duy, vô tình hay hữu ý cho rằng: Ở Việt Nam thì hiển nhiên chỉ có thể tồn tại một đảng duy nhất. Nếu không tán thành với quan điểm “độc tồn” ấy thì không nhất thiết phải tòng phạm trong việc “đảng hữu hóa”từ “đảng” – cái thực sự thuộc “sở hữu toàn dân”.
Hiến định thần thánh
Trong Lời nói đầu của Hiến pháp Việt Nam 1992, tiếp theo phần sử ca “từ ngày có đảng” là đoạn sau đây:
“Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.”

TÌNH HÌNH VĂN GIANG HIỆN ĐANG RẤT NÓNG

TIN KHẨN: TÌNH HÌNH VĂN GIANG HIỆN ĐANG RẤT NÓNG 

Sáng sớm nay,  17.9.2013, Ecopark đã điều 18 xe ủi, máy xúc đến khu vực cánh đồng cưỡng chế ở Văn Giang và đã bắt đầu múc đất, tàn phá cây cối, hoa màu của nhân dân trên cánh đồng này.
Cùng với 18 máy xúc, máy ủi là hàng chục côn đồ, xã hội đen được đưa đến để sẵn sàng gây hấn với bà con.
Tình hình hiện tại rất căng thẳng. Cụ bà Lê Hiền Đức kêu gọi mọi người về Văn Giang để cùng bà con Văn Giang đưa thông tin diễn biến lên internet và hỗ trợ bà con chống lại bọn cướp đất.
Hiện tại, ba xã Xuân Quan, Cửu Cao, Phụng Công đã báo động để nhân dân kéo ra cánh đồng ngăn chặn bọn cướp đất, tình hình đang rất căng thẳng có thể xảy ra đổ máu. 
09h20: Một số bloggger đã có mặt tại hiện trường, và một số khác đang kéo về Văn Giang để cập nhật tin tức. 
Những hình ảnh từ Văn Giang:

Tự do cho cá nhân và Tự do cho Dân Tộc


Một thành viên của Nhóm Phượt Liên Tỉnh (Danlambao) - Thay mặt Nhóm Phượt Liên Tỉnh xin được gọi các anh, các chị là những người đòi hỏi Tự Do Cho Dân Tộc.

Xin bày tỏ tình cảm của chúng tôi với các anh, các chị những con người chưa quen thân và chưa từng gặp gỡ bằng một vài hình ảnh trong một chuyến đi trên một cung đường của Đường Hồ Chí Minh trong tháng 9/2013...

*

Ngày trước cho đến thời gian gần đây khái niệm tự do với tôi rất đơn giản chỉ là những lần cùng bạn hữu hay một mình rong ruổi trên khắp các cung đường của đất nước. Động cơ thật tùy hứng, hướng đi là tùy biến, vui chơi thì tùy tiện. Cùng nhau đi lang thang vô định, vô lo vô nghĩ và vô tổ chức. Phương châm của mọi người cũng chính là câu nói của Che Guevara "Hạnh phúc không phải là cảm giác tới đích, mà là trên từng chặng đường đi". Với tôi đó là tự do, cái tự do tuyệt đối của cá nhân mà nghĩ rằng không ai có thể tước đoạt được.


Nhưng dần dần cái tự do đó càng ngày càng bị hạn chế. Không phải người ta ngăn cấm cũng không phải vì tôi không còn cảm hứng về chuyện xê dịch. Mà chính thời buổi thóc cao, gạo kém, vật giá leo thang, kiếm được đồng tiền thật là xương máu. Thế nên có những anh em gắn bó bao năm giờ kinh tế sa sút thưa dần gặp nhau, ít có điều kiện sát cánh. Và thế là cái định nghĩa về tự do tuyệt đối của cá nhân tôi đã bị lung lay tới gốc rễ.

Lo ngại trước những tấn kích của chế độ, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp kêu gọi sự ủng hộ quốc tế


VietCatholic News - Trong cuộc phỏng vấn với AsiaNews hôm nay 18/9/2013, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp nói về "tình huống nguy hiểm và đáng lo ngại" đối với các tín hữu của giáo phận, những người đang bị chính quyền Việt Nam xoi mói nghi kỵ. Ngài kêu gọi nhà nước tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho các giáo dân bị bỏ tù . Ngài cũng lên tiếng kêu gọi "tình liên đới và nâng đỡ" đối với Giáo Hội tại Việt Nam để chấm dứt"những lời dối trá và vu khống".

Vinh (AsiaNews) "Chúng tôi rất quan ngại về tình hình giáo phận Vinh. Chúng tôi không thể biết những cuộc tấn công, những dối trá, và những vu khống sẽ tiếp tục kéo dài đến bao giờ mới chấm dứt. Đó là một tình huống nguy hiểm và đáng lo ngại cho các Kitô hữu", Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh, thuộc miền Bắc Việt Nam đã cho biết như trên. Trong những tuần gần đây, vị Giám Mục và giáo phận của ngài đã là mục tiêu của những cuộc tấn công bạo lực thể lý – chứ không chỉ bằng lời nói - từ các phương tiện truyền thông và từ các nhà cầm quyền tại Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Công Giáo lo sợ rồi đây sẽ có nhiều vụ trả thù hơn nữa; trong khi đó các tín hữu tập hợp xung quanh vị Giám mục và tham dự Thánh Lễ và các nghi lễ tôn giáo, nhấn mạnh đến giá trị của tình hiệp nhất là nét đặc thù của Giáo Hội địa phương . "Chúng tôi muốn hòa bình, tự do và phẩm giá của nhân quyền", Đức Cha Phaolô nói với AsiaNews, nhưng "điều không may là điều này không phụ thuộc vào ý muốn của chúng tôi. "

Hôm 16 tháng 9, các giám mục, linh mục và hàng ngàn tín hữu đã vẫy cờ Vatican và dự Thánh Lễ cầu nguyện "cho hòa bình và công lý" để đối phó với những lời vu khống của truyền hình và báo chí nhà nước trong một chiến dịch bôi nhọ chống lại giáo phận Vinh . Các buổi lễ đã được tổ chức tại Đền Thánh Antôn, một trung tâm hành hương của giáo phận Vinh không xa nơi đã diễn ra cuộc đàn áp bạo lực của cảnh sát hôm 04 Tháng Chín.

Tranh cãi hiện nay liên quan đến việc giáo xứ Mỹ Yên yêu cầu nhà nước phải trả tự do cho hai giáo dân là những người đã bị bắt cóc và giam cầm kể từ tháng Sáu mà không có bất cứ một lời buộc tội chính thức nào được đưa ra. Giáo phận Vinh và Đức Giám Mục giáo phận đã can thiệp để bênh vực cho các giáo dân bị bắt giam, yêu cầu trả tự do cho họ, và toàn thể giáo phận đã tham gia vào các cuộc biểu tình hợp pháp. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo Công Giáo trong giáo phận đã gây ra phản ứng mạnh từ phía nhà cầm quyền địa phương và trung ương. Họ đã phát động một chiến dịch bôi nhọ Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và đe dọa sẽ can thiệp mạnh để dập tắt các cuộc biểu tình.

"Sức khoẻ của hai giáo dân bị bắt dường như không có vấn đề," Đức Cha Phaolô nói với AsiaNews, nhưng "trong một chế độ toàn trị, bạn không thể nào biết khi nào họ mới được trả tự do. Chỉ có nhà nước mới biết khi nào họ sẽ được thả ra, nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục đòi trả tự do cho họ," ngài nói thêm.

Giáo phận Vinh, là “một giáo phận nghèo trên bình diện kinh tế nhưng giàu truyền thống Kitô giáo và văn hóa”, Đức Cha Phaolô cho biết. “Để sống còn, chúng tôi cần hòa bình và tự do để có thể thực sự hoàn thành nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng.”

Đây là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ quốc tế và tình liên đới, ngõ hầu nhà nước chấm dứt đàn áp, ngưng các cuộc tấn công, các trò dối trá và vu khống”.

Đức Cha nhấn mạnh: “Chúng tôi đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực hiện các quyền con người và tôn trọng tất cả các công ước quốc tế mà họ đã ký kết.”

“Chúng tôi cũng yêu cầu phải trả tự do cho hai giáo dân và bồi thường cho các nạn nhân của bạo lực tại Mỹ Yên.

Trong thời gian qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã tung ra một chiến dịch đàn áp đối với các blogger, các nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến mưu tìm tự do tôn giáo, tôn trọng các quyền dân sự, hoặc sự kết thúc chế độ độc đảng. Một bản kiến nghị đã được đưa ra đòi hỏi một thể chế đa nguyên. Chỉ tính riêng trong năm 2013, Hà Nội đã bắt giữ hơn 40 nhà hoạt động vì tội danh "chống nhà nước", là tội danh mà các tổ chức nhân quyền cho là mơ hồ hầu chụp mũ cho ai cũng được. 

Giáo Hội Công Giáo cũng đã đối tượng của những cấm cách và là nạn nhân của các cuộc đàn áp. Tháng Giêng vừa qua, tòa án Việt Nam đã kết án 14 người, trong đó có một số người Công Giáo, về tội âm mưu lật đổ chế độ. Phán quyết này đã bị các nhà hoạt động và các phong trào nhân quyền chỉ trích mạnh mẽ.

Lời thương hương hồn Đặng Ngọc Viết gửi hai con nhân dịp tết Trung Thu


Nguyễn Đặng Kiến Xương (Danlambao) - Sáng nay đi qua nhà anh Đặng Ngọc Viết, thấy hai đứa con anh ấy đang chít khăn tang ngồi trước bàn thờ cha mà lòng tôi đau nhói! Anh ra đi để lại người cha già cựu chiến binh bị chất độc da cam 82 tuổi nằm liệt giường, một người anh trai tật nguyền sinh năm 1969 cũng bị nhiễm chất độc da cam từ người bố và hai đứa con anh còn nhỏ dại. Một đứa con gái 18 tuổi và đứa con trai út mới lên 10. Tết Trung Thu này, có lẽ hai cháu chưa kịp nhận quà Trung thu của cha thì đã phải vĩnh viễn xa cha!

Anh Đặng Ngọc Viết ơi! Hậu thế sẽ nói gì về anh thì tôi không biết, nhưng ngay bây giờ nhân dân Thái Bình quê hương ta đã coi anh là một người anh hùng thời đại, “đã quyết tử cho dân tộc quyết sinh” rồi anh ạ! Anh đã làm được điều mà hàng chục triệu người dân Việt Nam hằng mong mà chưa dám làm! Đó là: “Hãy nhằm thẳng đầu bè lũ tham nhũng độc tài mà bắn!”

*

Viết thay cho anh Đặng Ngọc Viết gửi hai con của anh nhân dịp Tết Trung Thu

(Kính viếng hương hồn anh Đặng Ngọc Viết)

Tết Trung Thu đến rồi mà cha bỏ đi đâu?
Hay vẫn quỳ trước tượng Quán Thế Âm Bồ Tát (*)
Nghe Phật Bà dặn dò khi Người đưa cha đi nơi khác
Để cứu dân oan khắp mọi miền trên đất nước thương đau!

Người nhà Phật chỉ sống vì non nước đồng bào
Việc gì cũng xuất phát từ tình thương yêu đồng loại
Bởi dân Việt mình đang bị đàn áp khắp nơi nên sợ hãi 
Khiến cha phải lên đường đi khắp muôn nẻo cứu dân oan!

Cha còn phải về cắt cổ lũ quan tham Tiên Lãng
Đã cướp trắng máu xương tiền bạc của họ Đoàn
Mười mấy năm đổ mồ hôi trên đầm tôm Cống Rộc
Mà tòa lại xử tội bác Vươn không xử bọn quan tham!

Cha còn phải lên tận Văn Giang Ecopark
Nhằm nã đạn vào đầu bọn tư bản đỏ bất nhân
Đã thuê ba ngàn lưu manh đè một ngàn dân đàn áp 
Để cướp đất xây “Thiên Đường” cho bè lũ gian tham!

Cha còn phải vào mãi Cần Thơ che chở bà Lài, cô Thủy
Không còn một rẻo vải che thân đã bị đứa bóp, đứa sờ
Để cướp trắng thửa đất Cái Răng dành xây nhà để ở
Khiến cả nước bàng hoàng, làm thế giới ngẩn ngơ!

Cha còn phải đi Đà Nẵng, Cồn Dầu để giữ đất giúp xứ Đạo
Vào khai khẩn và sinh sống nơi đây con cháu đã mấy đời 
Đám tang của Giáo dân, chúng kéo lưu manh đến cướp
Hỏi còn có nơi nào trên thế gian ác hơn thế, các con ơi!

Cha còn phải tới khắp mọi miền quê trên Tổ Quốc
Bởi ngày nay đất ruộng của dân là “sở hữu toàn quan”
Nên chúng cướp của dân giữa ban ngày theo Hiến Pháp
Bằng một đội ngũ lưu manh chuyên nghiệp hưởng lương dân!

Hai con ơi! Cha thương ông nội già nua và bác Công nhiều lắm!
Ông và bác Công vì chiến tranh mà bị nhiễm chất độc da cam
Cha đi vắng, hai con hãy thay cha để săn sóc ông cùng bác
Hãy là hai đứa cháu thảo hiền học thật giỏi chăm ngoan!

Trung Thu này đi xa, cha xin lỗi cả hai con yêu nhé!
Giờ cha đã là thiên sứ nhà trời sẽ luôn ở cạnh các con
Cha đang đi thăm tết Trung Thu nhiều nơi trên đất nước
Để chia quà cho các trẻ em nghèo khắp muôn nẻo núi non

Khi nhớ cha, các con hãy về Chùa quê cầu kinh và niệm Phật
Bên chân tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát đó, các con nghe 
Cha sẽ bay trở về ngay bên con gái và con trai yêu dấu
Sẽ ôm chặt hai con trong vòng tay như xưa ở xa về!

Bè đảng độc tài tham lam đã sắp đến ngày tận số
Nhân dân cả nước sẽ đứng lên bắn nát sọ lũ bạo tàn
Hai con hãy gắng học hành để mai dựng xây đất nước
Độc Lập, Dân Chủ, Tự Do trên non nước bốn ngàn năm!

Thái Bình, ngày 18/9/2013



____________________________________

(*). Sau khi đã bắn trọng thương bốn cán bộ của Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất tỉnh Thái Bình khoảng 2 giờ chiều ngày 11/9/2013 vì bức xúc do bị giả tỏa đất của gia đình nơi anh đang cư trú bị đền bù không thỏa đáng, anh Đặng Ngọc Viết đã về quê tại huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình để gặp người cha, một cựu chiến binh bị nhiễm chất độc da cam 82 tuổi bị liệt đang tạm sống tại nhà người em tại đó. Sau khi từ biệt cha, anh đã ra Chùa Đông Sơn của xã, đi dạo xung quanh chùa rất lâu. Đến khoảng 6 giờ chiều cùng ngày, anh vào xin nhà chùa bát cơm chay rồi ra cầu nguyên dưới chân tượng Quan Thế Âm Bồ Tát gần một giờ. Khoảng 7 giờ tối, anh đã tự bắn vào tim mình và chết ngay dưới chân tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, như một phật tử đã tự quy y về Cõi Phật.

Đinh Nguyên Kha bị thêm tội khủng bố?


BBC - Gia đình Đinh Nguyên Kha được tin thanh niên này đã nhận cáo trạng truy tố tội Khủng bố theo Điều 230a Bộ Luật hình sự từ Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An.

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 17/9, bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ Đinh Nguyên Kha, cho biết đã được luật sư Nguyễn Văn Miếng thuật lại thông tin trên sau khi ông vào thăm Kha ngày 16/9.

Trước đó, ngày 30/8, bà Liên đã cùng chồng và con gái đến thăm hai anh em Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy tại trại tạm giam, tuy nhiên chỉ có chồng bà, ông Đinh Văn Chuộng, được phép đối thoại trực tiếp với Kha.

Sau khi trở ra, bà Liên được ông Chuộng thông báo rằng Kha nói với ông là cần luật sư bào chữa vì "bị ép cung nhận tội khủng bố" và đã ký vào biên bản nhận tội.

Ngày 5/9, bà Liên đã gửi đơn khiếu nại đến Viện Kiểm sát tỉnh Long An về việc công an ép cung để buộc con bà nhận tội khủng bố, đồng thời yêu cầu cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho con trai bà.

Tuy nhiên đến ngày 9/9, bà nhận được văn bản của Viện Kiểm sát, nói "việc khiếu nại của bà không thuộc trường hợp giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An."

Đinh Nguyên Kha vừa được giảm án bốn năm trong phiên phúc thẩm ngày 16/8

Phán quyết chưa có tiền lệ

Bà Liên cho biết bà đã mời thêm một luật sư thứ hai, ông Hà Huy Sơn, để bào chữa cho Đinh Nguyên Kha và được luật sư thông báo rằng "nếu tòa án cấp giấy cho nhận thân chủ thì ông sẽ bay vào". 

Đinh Nguyên Kha bị bắt cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên hồi tháng 10 năm ngoái vì hành động rải truyền đơn trên cầu vượt An Sơn, thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/10 và dán khẩu hiệu ở tỉnh Long An, Bình Thuận hồi tháng 8 năm 2012. 

Truyền thông trong nước hồi tháng 11/2012 nói các tang vật mà cơ quan điều tra thu được gồm hơn 700 tờ truyền đơn, cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ miền Nam Việt Nam trước đây cùng hơn hai kg hoá chất tạo thuốc nổ cùng một số tang vật khác. 

Cả hai sau đó bị công an tỉnh Long An khởi tố theo điều 88 Bộ luật hình sự về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 

Sinh viên Đinh Nguyên Kha sau đó bị án tám năm và Nguyễn Phương Uyên sáu năm tù giam tại phiên xử vào ngày 16/5 ở Long An. 

Tuy nhiên vào ngày 16/8, trong một phán quyết chưa có tiền lệ, tòa phúc thẩm tỉnh Long An xử sinh viên Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù cho hưởng án treo, trong khi Đinh Nguyên Kha được giảm án xuống 4 năm tù giam.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP CỦA DÂN OAN CẦN THƠ.


Cần Thơ ngày 24 tháng 8 năm 2013.

THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP

( Sự an nguy của chúng tôi đang bị đe dọa từng ngày vì đã tố cáo Cần Thơ cướp đất của dân 38 năm (1976 - 2013 )

Kính gởi:

Diễn Đàn Công Luận - Các Nhân Sĩ Trí Thức - Các nhà đấu tranh cho Nhân Quyền - Cùng các cơ quan Truyền Thông Đại Chúng.

Tôi tên Nguyễn Thị Ánh Nguyệt. Sinh năm 1957. Hiện ngụ tại 231 tổ 8 khu vực Thới An 1, phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.

Tôi viết thư nầy cho quý vị, là tôi biết chắc chắn là chính quyền Cần Thơ sẽ tìm đủ mọi cách để chụp mũ cho Dân Oan, để họ bắt tôi trong những ngày sắp tới.

* Nguyên tôi được (ủy quyền) thừa hưởng 11 Hecta 20 đất nông nghiệp, có chứng thư do chế độ Sài Gòn cấp. Chúng tôi đang trực canh từ trước năm 1975.

* Đến năm 1976 họ đã dùng lực lượng có vũ trang vào cưỡng đoạt trắng tay của gia đình tôi cùng hàng ngàn hộ khác. Chúng tôi đi khiếu kiện từ ngần ấy năm cho đến bây giờ . Đi từ địa phương đến trung ương.

Trong những ngày qua chúng tôi có đến Sài Gòn, Hà Nội và cả đến Đại Sứ quán Mỹ để kêu cứu và đã được tiếp. Sau đó bị đưa về Cần Thơ ngày 18 - 6 - 2013.

- Ngày 31 tháng 7 năm 2013 có đến nhà thờ Đức Bà để cầu nguyện thì bị công an hốt thẩy lên xe, ai phản đối thì bị đánh, bấm vào tay, vai. Ngày hôm đó cô Hoa ở Bà Rịa Vũng Tàu và cô Tuyền ở Cần Thơ là bị đánh dã man nhứt.

 _____


* Ngày 20, 21, 22 tháng 8 năm 2013 chúng tôi có đến UBND huyện Cờ Đỏ - Cần Thơ để yêu cầu giải quyết, vì chúng tôi nghe có đoàn phòng chống tham nhũng về Cần Thơ do ông Trương Hòa Bình, Bí thư TW Đảng, Chánh án nhân dân tòa án tối cao. Chúng tôi mong gặp ông Bình để tố cáo 2 NT Sông Hậu và Cờ Đỏ - Cần Thơ cướp đất dân.

Bài đăng phổ biến