Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

CACA LÊN TƯỚNG


Vừa mới đây, anh rể tôi bảo:

- Thời chiến đánh nhau, quân đội cũng rất ít tướng. Thế mà nay thời bình, sao lắm tướng thế. đặc biệt là tướng công an.

Tôi đáp vâng, một đất nước mà vẫn cứ phải xây thêm nhà tù là đủ hiểu rồi đấy. 

Thấy có bài thơ này nói đúng nỗi lòng mình quá, có thể nhiều trang đã đăng, song tiện vào đây thì vẫn mời bà con đọc ạ.


Lê Phú Khải

Thêm một đại Ca lên tướng
Thêm một cô gái đứng đường
Thêm một bà già mất đất
Thêm một em vé số lang thang


Thêm một ông lên tướng
Thêm một thằng ăn cướp đeo lon
Thêm một phiên tòa ô nhục
Thêm một lời tuyên chiến với nhân dân !


Đất nước nghèo như cọng cỏ, cọng rơm
Đi ô-sin khắp năm châu bốn biển
Nhưng…ra đường là gặp tướng
Ra đường là gặp dân oan !


Ôi ! Đất nước của vua Hùng, đất nước bốn ngàn năm
Đến bao giờ “Tổ quốc ăn năn” ?*

TP HCM 7/2013

Đà Nẵng 'sắp có Bí thư thay ông Thanh'

Cập nhật: 16:07 GMT - thứ sáu, 23 tháng 8, 2013
Lãnh đạo Đà Nẵng
Ông Trần Thọ (trái) hiện là Phó bí thư thường trực thành ủy
Thành ủy Đà Nẵng đã 'nhất trí' đề cử người thay ông Nguyễn Bá Thanh vào chức vụ Bí thư Thành ủy với kết quả 100% phiếu bầu ở một hội nghị đảng, theo báo trong nước.
Hôm 23/8/2013, tờ Dân Việt trích nguồn từ Thường trực Thành ủy Đà Nẵng cho hay hội nghị cán bộ chủ chốt để lấy phiếu tín nhiệm chức danh bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã có kết quả nhất trí đề cử ông Trần Thọ, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng.
Ông Thọ đang là Phó Bí thư Thường trực-Phụ trách Thành ủy Đà Nẵng.
Kết quả này sẽ gửi lên Bộ Chính trị để giới chóp bu trung ương quyết định việc thay ông Nguyễn Bá Thanh, người đang là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Tờ báo nói Bộ Chính trị Đảng Cộng sản trước đó cho phép Thành ủy Đà Nẵng tự lựa chọn và giới thiệu chức danh bí thư Thành ủy từ nguồn cán bộ tại chỗ.
"Kết quả lấy phiếu tín nhiệm này sẽ được gửi đến Bộ Chính trị để báo cáo và xin ý kiến," theo tờ báo.
"Nếu Bộ Chính trị đồng ý, cuối tháng 9.2013, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng sẽ tổ chức hội nghị chính thức để bầu chức danh bí thư Thành ủy Đà Nẵng."
Ông Trần Thọ, năm nay 57 tuổi, hiện đang nắm chức vụ Bí thư thường trực kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố.
Sinh quán ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, ông Thọ được giới thiệu có văn bằng cao học thuộc chuyên ngành Xây dựng Đảng.

'Diễn biến thu hút'

Ông từng nắm giữ các chức vụ Trưởng Ban Tổ chức chính quyền, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy trước khi được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy.
Ông giữ ghế thường trực từ ngày 31/1 năm nay, sau khi ông Nguyễn Bá Thanh, được Trung ương Đảng điều chuyển nắm chức vụ Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Từ sau khi ông Thanh được chuyển ra Hà Nội, đã liên tục có một số diễn biến thu hút sự chú ý của dư luận đối với thành phố cảng miền Trung.
Đặc biệt trong đó có các tranh luận về kết quả thanh tra sai phạm về quản lý đất đai trong thời kỳ ông Bá Thanh còn nắm giữ chức vụ lãnh đạo đảng và chính quyền.
Thanh tra Chính phủ gần đây đã công bố báo cáo thanh tra sai phạm, trong khi chính quyền Đà Nẵng liên tục có ý kiến khiếu nại tỏ ra chưa nhất trí với kết luận của Chính phủ.
Trong một diễn biến mới đây, ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, được phân công lãnh đạo một trong bảy đoàn kiểm tra của Trung ương Đảng nhằm giám sát, kiểm tra việc xử lý, thanh tra các vụ tham nhũng sai phạm nghiêm trọng ở một số địa bàn.
Theo quyết định do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký, ông Bá Thanh được phân công làm việc tại Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao.

Mạng lưới Blogger Việt Nam: Trao đổi với ĐSQ Australia về tình hình nhân quyền Việt Nam


Các blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho ông David Skowronski, Bí thư thứ hai của Đại sứ quán Australia 

Vào 9h sáng nay, thứ sáu, 23/8, một số blogger thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam đã có cuộc gặp với Bí thư thứ hai của Đại sứ quán Australia, để trao bản Tuyên bố 258

Phía Mạng lưới có các blogger: Trịnh Anh TuấnĐào Trang LoanNguyễn Hoàng Vi,Nguyễn Chí Đức và Nguyễn Đình Hà. Đây đều là các blogger đã ký vào bản Tuyên bố 258, yêu cầu Nhà nước hành xử có trách nhiệm trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền để chứng tỏ Việt Nam là một ứng viên phù hợp cho cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Trong số các blogger có Nguyễn Hoàng Vi, cô gái đến từ Sài Gòn và là người tham gia tích cực trong cuộc “dã ngoại nhân quyền” ngày 5/5 vừa qua. 

Tại buổi gặp, các blogger đã trình bày với quan chức Đại sứ quán Australia về tình hình nhân quyền Việt Nam, đặc biệt là cách hành xử của chính quyền đối với sự biểu đạt bất bạo động của người dân. Họ cũng cung cấp thông tin về những vụ việc diễn ra gần đây: bắt giữ ba blogger, bắt bớ, đánh đập một nhóm sinh viên ở Hà Nội, bắt giam blogger Nguyễn Văn Dũng tức Aduku Adk

Các blogger cũng nêu rõ lý do đưa ra tuyên bố 258, trình bày nội dung chính của Tuyên bố cũng như giới thiệu sơ lược quá trình gặp gỡ trao Tuyên bố đến các cơ quan quốc tế thời gian vừa qua. 

Từ trái qua: Nguyễn Chí Đức, Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Hoàng Vi, David Skowronski, Nguyễn Đình Hà, Đào Trang Loan 

Phía Đại sứ quán tiếp nhận Tuyên bố, đồng thời, ông David Skowronski hỏi về những khó khăn mà giới blogger phải đối mặt ở Việt Nam. Ông cũng hỏi từng người về những cản trở họ đã chịu trước đây. Ông tỏ ra đặc biệt quan tâm đến phản ứng của chính quyền với các blogger tham gia ký Tuyên bố 258. 

Nhóm blogger cho biết họ đánh giá cao những đóng góp của Chính phủ cũng như tòa đại sứ Australia với sự phát triển của Việt Nam nói chung và tình hình nhân quyền Việt Nam nói riêng. Ai cũng mong muốn Australia trong tương lai sẽ chú ý hơn nữa đến các vấn đề quyền con người ở Việt Nam. 

Cuộc gặp hôm nay là buổi tiếp xúc thứ ba giữa Mạng lưới Blogger Việt Nam và các đại sứ quán. Hai lần trước đây, họ đã gặp cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ và Thuỵ Điển ở Việt Nam. 


Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Police abducted blogger Nguyen Van Dung - Anh Nguyễn Văn Dũng (Dũng Aduku) bị CA bắt cóc mất tích

At 12 p.m. today, Aug. 21, 2013, Hanoi Police unexpectedly mobilized its force to abduct Nguyen Van Dung (Facebook Aduku Adk). At the time of his arrest, Dung promptly sent out a text message to inform that he and a female friend were arrested while on the road.

Shortly thereafter, police carried out an illegal search operation at Dung’s private residence at 201-A7, 1A Line, Khuong Thuong Co-Op, Ton That Tung Street, Dong Da District, Hanoi.

Nguyen Van Dung, born in 1977, nick name Dung Aduku, is a very active participant in patriotic activities in Hanoi. Dung is also the 13th blogger to sign the Statement 258originated by the Network of Vietnamese Bloggers.

Learning the news, some young bloggers in Hanoi rushed to Dung’s residence to help. However, upon arriving at the scene, they discovered many police in uniform were surrounding and blocking access to the building. According to Dung’s neighbors, police was carrying out a search operation inside Dung’s apartment. 

A friend of Dung, Trinh Anh Tuan (Facebook Gio Lang Thang) said: Since noon, two contact numbers of Dung have had ring tones but nobody picked up the calls.

At 3 p.m., Tuan continued to call and only heard the noise in the background. To this point, all avenues of communication were completely cut off.

Nguyen Van Dung, a native of Phu Tho, was arrested and detained in Hoa Lo Prison for 3 ​​days for participating in an anti-China protest in Hanoi in August 2011.

Hanoi Police carried out the kidnap after committing a series of violation of human rights targeted an English class of a youth group in Hanoi on Aug 13, 2013. These are the acts of a well-planned, systematical repression targeted the patriotic youths in order to destroy their peaceful activities.

Updated: 

At 9:20 p.m., blogger Trinh Anh Tuan (Gio Lang Thang) continued to send out an emergency message that says: After 9 hours, since receiving a message from Nguyen Van Dung (Aduku Adk) informing his arrest at 201, A7, Khuong Thuong Co-Op, Dong Da, Hanoi, we still don’t have any information about his status. Nobody has picked up the calls on his phones. We have searched for his information at the above address without any result. The neighbors refused to open the door for us to enter the building.

When we came to the police station of Trung Tu Ward to report his missing, they replied that there was no evidence of his missing and only the family has the right to report it.

Please share this information to protect Nguyen Van Dung.
--------------------------------------------------------

Anh Nguyễn Văn Dũng (Dũng Aduku) bị CA bắt cóc mất tích

CTV Danlambao - Lúc 12 giờ trưa nay, 21/8/2013, CA Hà Nội bắt ngờ huy động lực lượng kéo đến chặn bắt anh Nguyễn Văn Dũng (Facebook Aduku Adk). Tại thời điểm bị bắt, anh Dũng kịp nhắn tin ra ngoài thông báo về việc anh cùng một người bạn nữ bị bắt khi đang đi trên đường.

Ngay sau đó, nhà riêng của Dũng tại số 201-A7, ngõ 1A khu tập thể Khương Thượng, đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa cũng đã bị công an bao vây và khám xét.

CA chốt chặn bên ngoài hành lang của khu tập thể. Bên trong, CA đang khám xét đồ đạc của anh Nguyễn Văn Dũng (Ảnh: Facebook Lê Thiện Nhân)
Anh Nguyễn Văn Dũng sinh năm 1977, tên thường gọi Dũng Aduku, là một người tham gia rất nhiệt tình và năng nổ trong các hoạt động yêu nước tại Hà Nội. Nguyễn Văn Dũng cũng là một trong những blogger đầu tiên tham gia ký tên ủng hộ bản Tuyên bố 258 của Mạng lưới Blogger Việt Nam, tên anh ở vị trí thứ 13.

Qua hiện tượng Từ Ngọc Lương: Khốn thay cho nền giáo dục và cơ đồ đất nước


Tờ Quận đội Nhân Dân, một tờ báo lâu nay nổi tiếng là “bỏ hình, bắt bóng” trong làng báo chí Việt Nam. Sở dĩ nó được phong cho đặc tính trên, không hẳn vì đặc thù của quân đội, của phòng không hay không quân nghe nó cao siêu hay bí hiểm. Chỉ vì ai cũng biết rằng đã là Quân đội Nhân dân, thì nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của nó phải là bảo vệ đất nước, bảo vệ lãnh thổ và bảo vệ Nhân dân. Thế nhưng, nó đã không coi nhiệm vụ chính yếu đó là quan trọng.
Tờ báo mang tên hay mạo danh “Quân đội Nhân Dân”?
Nó mặc cho Trung Cộng đang chiếm Hoàng Sa mấy chục năm nay, nó kệ cho bọn Bành trướng Bắc Kinh xua quân đánh chiếm từng phần Trường Sa của Việt Nam và đang nhung nhúc ở đó.
Nó kệ cho ngư dân Việt Nam đang ngày đêm bị bắn giết, bị bắt bớ, thậm chí muốn làm ăn sinh sống trên biển Việt Nam phải treo cờ và mua “giấy phép” của Trung Cộng.
Nó mặc cho “đội quân bành trướng thứ 5” – theo ngôn ngữ của đảng cộng sản – tung hoành, cắm chốt khắp nơi, từ điểm hiểm yếu chiến lược tới tận cùng Tổ Quốc.
Hẳn nhiên, là nó luôn luôn kêu gào cho cái phong trào “Học tập đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Nhưng, câu nói của Hồ Chí Minh “Hễ còn một tên xâm lược nào trên đất nước chúng ta, thì ta còn phải chiến đấu, quét sạch nó đi” thì hoặc nó không nói tới, không liên hệ tới với bất cứ trường hợp hiện tại, thực tiễn nào. Trong trường hợp có nói tới chỉ khi nó hợp tự hào về một dĩ vãng “vinh quang” của cuộc chiến Bắc – Nam khốc liệt – Một cách “thủ dâm” bằng hào quang tưởng tượng của quá khứ.
Thậm chí, nó tưng bừng đăng tin Bộ Trưởng Quốc Phòng hoan hỉ, sung sướng biết ơn Trung Cộng, khi quân lính Trung Cộng đang giày xéo đất đai Tổ Quốc.
Những năm gần đây, nó quay sang tìm đánh “các thế lực thù địch” trong nhân dân làm nhiệm vụ chính.
Nó ngang nhiên kết tội nhân dân khi người dân bày tỏ ý kiến mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Nó ngang nhiên tước đoạt, ngụy biện để lấp liếm những quyền lợi chính đáng của người dân. Không những không bảo vệ dân khi bị cướp bóc, nó còn vào hùa với những kẻ cướp đất đai, tài sản của nhân dân.
Nó ngang nhiên bỏ nhiệm vụ chính là bảo vệ nhân dân, khi nó vẫn ăn cơm dân, mặc áo dân và phè phỡn trên xương máu nhân dân đang ngày ngày góp từng đồng xu nhỏ nuôi nó để bảo vệ những thế lực đang hà hiếp, chống lại nhân dân.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Báo Quân Đội Nhân Dân hãy thôi cái trò định hướng dư luận đi!


Trung Nghĩa
Hôm nay, lại một lần nữa tôi phải phì cười về cái phương pháp làm báo cũng như những lý luận của vài nhân vật được báo Quân đội nhân dân lấy ý kiến, được đăng tải trong bài “Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch” ra ngày 20/08/2013 [1].
Thực lòng, tôi cũng không nhiều thời gian để đọc báo, nhất là đọc báo QĐND. Tôi không phải nhà báo, không thường xuyên phản biện những vấn đề về kinh tế xã hội. Thế nhưng khi đọc bài báo trên, nó gợi cho tôi một chút băn khoăn về chuyên môn làm báo của ít nhất là 3 phóng viên  (Hoàng Thành, Song An và Yến Long) và của tổng biên tập tờ báo này.
Tôi xin lý giải cho băn khoăn của mình.
Thứ nhất:
Ngay từ trên cùng của bài phóng sự, trước cả đầu đề của bài viết  “Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch”là dòng chữ “Dư luận phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng ”.
Cũng giống như thế, cách đây 3 ngày, 18/08/2013, cách đưa tin như của tác giả Trọng Đức đã viết một tiêu đề định hướng trước cả bài viết “Làm thất bại chiến lược diễn biến hoà bình” dưới đó là tên bài viết “Đôi lời với tác giả Viết bên giường bịnh”[2]. Chẳng lẽ tờ báo QĐND lại có hẳn một chuyên mục “làm thất bại chiến lược diễn biến hoà bình” và cả chuyên mục “Dư luận phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng” hay sao?
Việc buông ra một lời nhận xét không được thiện cảm cho lắm thật không nên có, dư luận có phê phán hay không, độc giả sẽ tự cảm nhận sau khi đọc xong thông tin.
Dù có dễ dãi tới đâu đi nữa, những độc giả như tôi cũng hiểu rằng đây là một kiểu định hướng dư luận quá thô thiển. Có lẽ trang báo QĐND đã xem thường độc giả về trình độ nhận thức, khi họ có một thái độ khiếm nhã, không lịch sự của cơ quan báo chí truyền thông.
Điều đáng nói hơn là, trong bài ra ngày 18/08/2013, dù tác giả Trọng Đức đề cập tới bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh”, Trọng Đức trích dẫn rất nhiều câu nói, những đánh giá ý kiến của ông Lê Hiếu Đằng nhưng lại không hề đưa nguồn gốc bài báo đó ở đâu, do trang nào đưa tin.
Chẳng lẽ một đường link để dẫn nguồn gốc của bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” được đăng trên trang Bauxit Việt Nam [3] mà tác giả lẫn tổng biên tập đều “quên” hay sao? Nó chẳng những thể hiện chuyên môn non kém mà còn vi phạm luật báo chí về cách thức trích dẫn.
Thứ hai:
Khởi nguồn cho cả hai báo bài trên là bài viết của luật gia Lê Hiếu Đằng, đăng trên trang Bauxit Việt Nam, là một trang mạng xã hội do ba nhà trí thức tâm huyết mở ra, không có sự điều hành chi phối và rót kinh phí từ chính quyền Việt Nam.
Tờ QĐND hình như từ trước tới nay hay có động thái là, viết một bài gây tranh cãi nào đó, quẳng lên mạng rồi im lặng một cách khó hiểu khi có rất nhiều những ý kiến/bài viết phản hồi. Bài viết hôm 18/08/2013 cũng không là ngoại lệ.
Sau đó, cả ba phóng viên (Hoàng Thành, Song An và Yến Long) đi khảo sát lấy ý kiến của “dư luận”, họ lại quên khuấy cần lấy ý kiến của ông Lê Hiếu Đằng để làm đối chứng. Cách thức làm báo non kém khi chỉ đưa thông tin một chiều, họ “khoanh vùng” dư luận rồi ghi lại ý kiến. Theo các phóng viên thì, “dư luận” gồm những ai? Tại sao họ không phỏng vấn những người đồng tình với ông Đằng hay những tên tuổi công khai ủng hộ ông Đằng cũng như những tác giả viết bài chỉ trích bài viết của họ đăng ngày 18/08/2013?
Hãy nhìn cách thức trang báo mạng chuyên nghiệp BBC làm việc mà làm theo họ. Khi muốn biết dư luận quan tâm ra sao tới vấn đề đa nguyên đa đảng, họ đã phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng, ông Hồ Ngọc Nhuận, ông Gs Vũ Minh Giang…. trong đó cổ súy cũng có, phản đối không đồng tình cũng có; từ đó những cá nhân được phỏng vấn nói lên quan điểm của họ và xã hội sẽ đánh giá những lý luận họ đưa ra. Một cách thức để thuyết phục người đọc nữa là, họ phải ghi âm lại lời nói hoặc chí ít cũng chụp ảnh của người trả lời phỏng vấn,… để chứng tỏ rằng phóng viên không bịa đặt ra cuộc điều tra đó. Hãy nhìn toàn bộ bài viết mang một thông điệp “Dư luận phản đối tác giả Lê Hiếu Đằng” mà xem, không một đoạn ghi âm, không một hình ảnh nào, thậm chí có những cái tên hết sức mơ hồ, không kèm theo cả địa chỉ.
Giả sử toàn bộ bài phóng sự trên là sự thật, tôi xin phân tích từng ý kiến phát biểu để thấy rằng phóng viên không hề “vô tư” trong việc thu thập và lựa chọn “mẫu khảo sát”.
Đối với quan điểm của ông Thiếu tướng, TS Từ Ngọc Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Huệ.
Ông Lương bảo rằng ông Đằng “biết một mà chẳng biết hai, thấy cây mà không thấy rừng” khi ông Đằng cho rằng xu thế đa nguyên đa đảng tất yếu sẽ xảy ra.
Lý luận của ông Lương như sau: “Cũng đúng dịp này 68 năm về trước, cả dân tộc Việt Nam ai cũng khắc ghi, chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo, tập hợp, dẫn dắt nhân dân ta vùng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập ra Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á”.
Tôi cảm thấy xót xa đến chua chát khi tầm nhận thức của một ông tướng có học vị tiến sĩ mà lại phát biểu ngô nghê đến thế. Bất kỳ một đảng phái, một thể chế chính trị nào đó nó chỉ có vai trò trong một giai đoạn lịch sử nhất định, chỉ có tổ quốc, giang sơn mới là trường tồn vĩnh cửu mà thôi. Tổ quốc này, dân tộc  này đã trải qua 4 nghìn năm lịch sử, trước khi đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, dân tộc ta đã có hàng trăm triều đại phong kiến, lãnh đạo và dẫn dắt dân tộc ta bảo vệ lãnh thổ, phát triển nông nghiệp, giáo dục, giữ gìn bản sắc văn hóa ngàn đời của cha ông ta. Thử hỏi, nếu kể về công lao kháng chiến chống giặc thù thì Đảng CSVN đã có công bằng triều đình Ngô Quyền chống quân Nam Hán, đời nhà Lý chống quân Tống, đời nhà Trần ba lần chống quân Nguyên, đời nhà hậu Lê trường kỳ kháng chiến chống quân Minh hay gần đây nhất đời nhà Nguyễn, trải  qua 143 năm trị vì có 13 đời vua đã mở rộng bờ cõi gần gấp đôi diện tích?
Ông Lương tiếp tục lập luận “Tiếp đó, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống xâm lược để giành độc lập, tự do trọn vẹn, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất đồng cam cộng khổ với toàn dân, cùng “nếm mật nằm gai”, “vào sống ra chết” với nhân dân để giành được độc lập, tự do và cuộc sống yên bình cho nhân dân”.
Xin hỏi rằng nhân dân có thực sự độc lập, tự do; cuộc sống có thực sự bình yên từ khi đảng cộng sản lãnh đạo? Trong quãng thời gian 1954-1975 đảng có công hay có tội, lịch sử sẽ phán xét. Nhưng việc hàng trăm nghìn người bị hành quyết, bị giết hại vì khẩu hiệu “Trí phú điạ hào đào tận gốc trốc tận rễ”, hàng trăm nghìn người bỏ lại tất cả để chạy trốn Đảng, tạo nên một làn sóng tị nạn lớn nhất vào nửa cuối thế kỷ hai mươi của nhân loại, hàng nghìn người bỏ mạng ngoài biển khơi thì thưa ông Lương, ông có biết không?
Một kẻ giỏi cầm quân chưa chắc đã giỏi làm kinh tế. Con người đâu phải là thánh mà nhận cái gì mình cũng tài. Xin ông Lương hãy về tìm đọc lại thân thế lịch sử của ngài Thủ Tướng Churchill người Anh [4], được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anh và lịch sử thế giới, thế nhưng khi phát triển kinh tế, ông tự nguyện lui gót về viết sách và sau này ông giành được giải thưởng Nobel văn học cao quý, vì biết rằng “ông chỉ giỏi chỉ huy quân đội, đánh trận chứ không phải là một thủ tướng tốt để vực dậy nền kinh tế của nước Anh”.
Nó buồn cười hơn nữa khi ông tướng Lương tuyên bố “Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng vẫn vững vàng chèo lái con thuyền cách mạng, cùng nhân dân vượt qua bao khó khăn để ổn định và phát triển đất nước vững chắc, từng bước bảo đảm tốt hơn, đầy đủ hơn nhu cầu vật chất, tinh thần ngày một cao của nhân dân”.
Hiện trạng hôm nay, đất nước tan nát, rừng đầu nguồn bị xẻ thịt, khai thác bô xít gây ô nhiễm nghiêm trọng, tài nguyên như dầu khí cạn kiệt, cuộc sống dân tình nghèo khổ lầm than, giáo dục xuống cấp, tệ nạn xã hội, trộm cắp giết người cướp của tăng cao, … và ngay chính nội bộ ĐCSVN tham nhũng chưa từng có không còn che đậy nổi, không còn tự “phòng chống” nổi, … bao nhiêu đó vẫn còn chưa đủ đau khổ, lạc hậu, nghèo đói  hay sao thưa ngài thiếu tướng tiến sĩ hiệu trưởng Từ Ngọc Lương?
Có lẽ, ông Lương này đang ở trên mây, lương một vị tướng chắc cũng nhấp nhỉnh một nghìn đô la/tháng, với bao nhiêu bổng lộc từ học vị tiến sĩ và chức vụ hiệu trưởng mà có, nên ông tưởng rằng nhân dân chúng tôi đều có cuộc sống như ông, có phải thế không?
Đối với ý kiến của ông Đào Văn Luật, nguyên Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam phường 12 (quận 3, TP Hồ Chí Minh)
Tất cả ý kiến dài dòng của ông chỉ muốn bảo vệ quan điểm “Đâu phải cứ nhiều đảng là có dân chủ”.
Thưa ông Luật, theo ông hiểu thì dân chủ là gì? Tôi xin phép được nhắc lại .
“Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do”[5]. Khi gọi là bầu cử tự do thì ít nhất phải có từ hai đối tượng/đảng phái trở lên cho người dân được lựa chọn. Ông thích đảng cộng sản, ông cứ bầu cho họ, còn tôi, tôi không thích đảng cộng sản thì tôi chọn đảng khác, thậm chí tôi có quyền đứng ra thành lập một đảng phái nào đó ngoài tất cả những đảng đã tồn tại. Đằng này, ngay chính trong cái đảng của ông, bầu cử cũng chỉ là hình thức, vì lúc nào cũng “một mình một ngựa”; bao nhiêu đảng viên kỳ cựu cố đấu tranh để có “tranh cử” trong đảng, bao nhiêu năm qua mà có lay chuyển được đâu. 

Ô.Thái Văn Cầu: Đảng Cộng sản VN nên chấp nhận cạnh tranh chính trị

Thứ ba 20 Tháng Tám 2013
.
Bài viết của luật gia Lê Hiếu Đằng mang tựa đề « Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh », cũng như phần trả lời phỏng vấn RFI ngày 12/08/2013 với tựa đề « Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam » đặt ra vấn đề đa đảng một cách thẳng thắn, đã được dư luận trong và ngoài nước hết sức chú ý.
Từ Hoa Kỳ, chuyên gia khoa học không gian Thái Văn Cầu đã có nhã ý góp thêm tiếng nói của trí thức Việt Nam ở nước ngoài, trên làn sóng của đài RFI.
.
RFI Kính chào ông Thái Văn Cầu, chuyên gia khoa học không gian, rất cám ơn ông đã vui lòng tham gia chương trình hôm nay. Được biết ông cũng có một số suy nghĩ về ý kiến gần đây của luật gia Lê Hiếu Đằng ?
Chuyên gia Thái Văn Cầu: Xin chào chị Thụy My. Sau khi đọc bài viết và bài phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng về cuộc chiến tranh Việt Nam, về tình hình hiện nay và về con đường đi tới cho dân tộc, tôi trân trọng ý kiến ông đưa ra và xin chia sẻ vài suy nghĩ cá nhân.
Cuộc chiến tranh vừa qua là đề tài nghiên cứu thảo luận sôi nổi trong hơn ba mươi năm nay. Tìm hiểu sự thật, học hỏi lịch sử là một quá trình không ngừng nghỉ, để mỗi thế hệ tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ, không để chỉ trích lên án. Nhất là khi sự chỉ trích dẫn đến mất đoàn kết – một điều rất cần phải có để giải quyết các vấn đề cực kỳ khó khăn của đất nước.
Tôi trích dẫn một câu nói trong bài viết của luật gia Lê Hiếu Đằng từ một bí thư đảng ủy. Ông nói rằng: « Chúng ta chiến đấu, xét đến cùng là vì con người ». Câu nói này cho thấy cuộc chiến đấu của luật gia Lê Hiếu Đằng, của những người cùng lý tưởng, cùng thế hệ với ông sẽ được tiếp tục một cách kiên quyết và mãnh liệt.
RFI : Nhưng thưa ông, những nhà hoạt động dân chủ hiện nay xuất thân có khác nhau, và tuy ông Lê Hiếu Đằng kêu gọi đoàn kết, nhưng vẫn còn những ý kiến săm soi những người đến từ “bên này” hay “bên kia”…
Về vấn đề yếu tố lịch sử, thì trong bao nhiêu năm nay đã có nhiều bài viết, nhiều thảo luận về công, tội của Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Hồ Chí Minh…Khi được bạn bè hỏi ý kiến, tôi cho biết tôi tin tưởng là thế hệ 2075, tức là đúng 100 năm sau khi đất nước thống nhất, sẽ có đánh giá đúng đắn hơn về vai trò của những người lãnh đạo đất nước trong hai cuộc chiến vừa qua.
Trong giai đoạn hiện nay, vì tương lai của con cháu, chúng ta phải tập trung giải quyết các nan đề của đất nước. Bằng không, tôi nghĩ là sẽ không có một ngày 30 tháng Tư năm 2075 trên quê hương Việt Nam cho con cháu chúng ta để mà nhìn lại.
Một đề tài nữa tôi muốn nói hôm nay là về quan hệ Việt-Trung. Có ý kiến cho rằng Việt Nam là nước nhỏ, ở sát bên Trung Quốc hùng mạnh, to lớn, lại đầy tham vọng bá quyền bành trướng. Do không di chuyển đi nơi khác được, Việt Nam cần khéo léo, nhún nhường, tránh mất lòng Trung Quốc để Việt Nam có được hòa bình, thúc đẩy phát triển.
Các điểm sau đây cho thấy ý kiến trên thiếu tính khách quan hoặc không phản ánh thực tế. Trước hết, trong 14 nước láng giềng với Trung Quốc, về dân số Việt Nam đứng hàng thứ tư, và về thu nhập bình quân đầu người thì Việt Nam đứng thứ sáu, dựa vào ước tính năm 2011.
Kế đến, với bờ biển dài hơn 3.000 km, với hơn 10 triệu hecta rừng, Việt Nam có lợi thế thiên nhiên hơn nhiều nước láng giềng của Trung Quốc. Nói một cách khác, Việt Nam không là nước nhỏ!
Lấy một trường hợp điển hình thôi là nước Mông Cổ. So sánh về dân số, về tài nguyên thiên nhiên, Mông Cổ thua Việt Nam rất xa, nhưng vẫn có lối đi độc lập. Gần đây có Miến Điện, cũng phụ thuộc, cũng có mối quan hệ lâu dài với Trung Quốc. Thế nhưng một khi lãnh đạo Miến Điện thấy rằng đã đến lúc cần phải đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết, thì họ vẫn sẵn sàng có những hành động độc lập với ý muốn của Trung Quốc.
Do đó lập luận trên chỉ là ngụy biện, che chở cho sự thiếu hiểu biết, hèn yếu của một số người.
RFIVề Mông Cổ và Miến Điện thì đã rõ rồi, nhưng có lẽ còn một yếu tố nữa là chẳng may Việt Nam nằm ở vị trí chặn mất đường ra đại dương của Trung Quốc?
Việt Nam nằm ở vị thế chiến lược, Trung Quốc nhiều năm qua tìm cách khuynh đảo Việt Nam là vì vậy. Nhưng không vì thế mà chúng ta sẵn sàng chịu bó tay khi đối đầu với Trung Quốc.

TUYÊN BỐ NGHỊ ĐỊNH SỐ 72/2013/NĐ-CP VI PHẠM HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM THAM GIA


Chúng tôi:
-        Những công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là những người sử dụng Internet như một phương tiện trau dồi tri thức, cập nhật thông tin trong nước và quốc tế để có điều kiện sống, học tập và làm việc xứng đáng với tư cách con người văn minh của xã hội hiện đại;
-        Những người Việt định cư ở nước ngoài tha thiết với vận mệnh đất nước Việt Nam, với quyền tự do dân chủ của đồng bào trong nước;
Nhận thấy Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng” có hiệu lực ngày 01/09/2013 (gọi tắt là Nghị định 72) có những nội dung trái hoặc tiềm ẩn việc thi hành tùy tiện trái với Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam, Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị và Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc:
Một số nội dung sai trái của Nghị định 72:
I. Tại các Khoản 3, 4, 5 điều 20 “Phân loại trang thông tin điện tử”, quy định:
3. Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.
4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
5. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
“19. Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
“II. Điều 22. Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. 1. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật của Việt Nam. 2. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”.
Những nội dung trên trái ngay với Luật Công nghệ Thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Việt Nam, trong đó:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
17. Trang thông tin điện tử (Website) là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin.”
Điều 2 qui định Đối tượng áp dụng chỉ là “tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam
Điều 3. Áp dụng Luật công nghệ thông tin: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Dự án trường bắn TB1: bao giờ dân biết kết quả thanh tra?



Dự án trường bắn TB1: bao giờ dân biết kết quả thanh tra?

t15t-305.jpg
Một người dân đang chỉ vào thửa đất thuộc dự án trường bắn quốc gia TB 1 ở tỉnh Bắc Giang, ảnh minh họa chụp trước đây.
File photo



Mới đây, thanh tra chính phủ thông báo đã có kết luận thanh tra về việc quản lý sử dụng đất đai của dự án trường bắn quốc gia TB 1 ở tỉnh Bắc Giang, kiến nghị thu hồi hàng tỷ đồng về cho nhà nước. Vậy hàng trăm hộ người dân tộc Nùng đã theo đuổi vụ kiện đất đai liên quan đến trường bắn này từ hơn 6 năm nay đã nhận được gì từ kết luận của thanh tra?

Dân không được biết

Sau khi có thông báo trên báo chí về kết luận thanh tra quý 1 của thanh tra chính phủ, từ nhiều ngày nay, hàng trăm hộ dân xã Kim Sơn, huyện Lục Ngạn liên tục lên văn phòng thanh tra chính phủ ở Hà Nội để chờ đợi kết quả quyết định thanh tra mới đây về vụ kiện đất đai đã kéo dài từ nhiều năm liên quan đến trường bắn quốc gia TB 1 Bắc Giang. Tuy nhiên, câu trả lời duy nhất mà họ nhận được cũng không khác gì với những câu trả lời mà họ đã nghe từ năm 2007 trở lại đây.
Một người dân giấu tên bức xúc lên tiếng:
“Vừa rồi lên trên đấy, lên thanh tra thì thanh tra bảo là có công văn về tỉnh mà mình không lên tỉnh thì cứ chờ thôi. Mình không chờ thì lên tỉnh hỏi, không lên thì cứ chờ thôi. Dân cụ thể không biết thế nào. Chờ thì không biết bao lâu.”
Hôm 16 tháng 4, trong một cuộc họp báo định kỳ quý 1 năm 2013 của thanh tra chính phủ tại Hà Nội, đại diện của thanh tra chính phủ cho biết trong quý 1 năm 2013, thanh tra chính phủ đã ban hành kết luận 3 cuộc thanh tra về quản lý sử dụng đất đai, trong đó có 3 vụ việc của trường bắn TB 1 Bắc Giang. Thanh tra chính phủ kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 682 tỷ đồng, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý số tiền trên 134 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra 3 vụ việc thuộc dự án trường bắn TB1 Bắc Giang.
Bao giờ tôi được pháp của cấp trên, họ chuyển cái bản đó thì tôi mới công bố cho đồng bào. Bây giờ mình chưa biết đến bao giờ.
-Ông Nguyễn Hồng Điệp
Để biết thêm thông tin cụ thể từ phía thanh tra chính phủ, chúng tôi liên hệ với thanh tra tiếp dân Nguyễn Hồng Điệp, người đã từng nhiều lần làm việc với các hộ dân ở xã Kim Sơn, huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang. Ông Điệp cho biết:
“Cái đấy thanh tra chính phủ đã kết luận rồi nhưng phải chờ ý kiến của Thủ tướng thì sẽ công khai…. Đợt trước, người dân có điện hỏi tôi nhưng chưa công bố còn nếu công bố thì tôi sẽ cho bà con biết.”
Khi được hỏi bao giờ có thể công bố kết luận thanh tra? Ông Điệp nói:
“Bao giờ tôi được pháp của cấp trên, họ chuyển cái bản đó thì tôi mới công bố cho đồng bào. Bây giờ mình chưa biết đến bao giờ, chắc cũng phải công bố nhưng còn thời gian thì tôi không biết đến bao giờ.”

Đền bù không thỏa đáng

Dự án trường bắn quốc gia TB 1 được bắt đầu vào năm 2003 trên địa bàn hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang. Để lấy đất cho dự án, gần 3.000 hộ dân thuộc 13 xã của hai tỉnh đã phải di dời trong nhiều đợt từ năm 2003 đến 2010. Phần đông những người dân bị dời là dân tộc Nùng và Dao.

PHẢN BIỆN BÀI VIẾT TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN - Bài 2


Đôi điều với tác giả của "Đôi điều với tác giả ..."
Vũ Thị Phương Anh 
Lời dẫn của tác giả: Bài viết này tôi vừa viết một mạch và đăng trên facebook sau khi đọc bài trên báo Quân đội Nhân dân, nhưng thấy nội dung khá nghiêm túc và muốn chia sẻ rộng rãi hơn như một lời đóng góp thực sự nên đưa lên đây để rộng đường dư luận. Mong được những người có liên quan và có trách nhiệm đọc và trao đổi. 
Thưa ông/bà Trọng Đức,

Tình cờ tôi đọc được bài của ông/bà Trọng Đức viết "Đôi điều với tác giả 'viết trên giường bệnh'". Ai chưa đọc, xin đọc ở đây: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/257875/Default.aspx.

Đọc xong bài của ông/bà, tôi thấy mình cũng cần phải có đôi điều với ông/bà, và phải viết ngay trước khi bài của ông/bà được phổ biến rộng rãi đến nhiều người. Vì theo tôi hiểu, ông/bà viết đôi điều với ông Lê Hiếu Đằng, tác giả của 'viết trên giường bệnh' là để tranh luận với ông LHĐ nhằm "làm thất bại diễn biến hòa bình" như tên gọi của cột báo nơi đăng bài của ông/bà. Nhưng với cách viết của ông/bà thì tôi e rằng nó sẽ có tác dụng ngược, vì những điểm ông/bà nêu ra để phản biện không những không "đập tan được luận điệu ..." như báo chí, truyền thông của Đảng và Nhà nước ta thường nói, mà e rằng nó lại càng củng cố thêm "luận điệu" của họ.

Tôi xin đưa một vài ví dụ.

1. Ý đầu tiên trong bài viết của ông liên quan đến việc đối xử với tù nhân ở chế độ ta và các chế độ (phản động, thù địch?) khác. Ông LHĐ kể lại một kinh nghiệm cá nhân của ông ấy, rằng ở chế độ cũ, ông ta đang bị tù mà vẫn được chính quyền thời đó tạm trả tự do để đi thi, và đặt câu hỏi là chế độ ta, là chế độ tự do, dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản, có cho phép điều ấy không?

Câu trả lời của ông/bà, xin được phép trích nguyên văn, là như sau:

Thực tế, với tuổi đời như ông Đằng, chắc ông cũng thừa hiểu, trong thế giới hiện nay, hầu như chẳng có nước nào, kể cả những nước đang tự vỗ ngực là dân chủ và muốn áp đặt kiểu dân chủ của mình làm “khuôn vàng, thước ngọc” cho toàn thế giới, cho phép tù nhân đang thụ án ra tù để đi thi đại học. Ở Việt Nam cũng vậy.

PHẢN BIỆN BÀI VIẾT TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN - Bài 1


Phản biện lại bài viết 
"ĐÔI ĐIỀU VỚI TÁC GIẢ BÀI “VIẾT TRÊN GIƯỜNG BỊNH”
Trung Nghĩa

Phản hồi cho ông/bà Trọng Đức, tác giả của bài viết được đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân điện tử ra ngày chủ nhật 18/08/2013 trong mục chính luận với thông cáo “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình”. *

Tôi đã nhiều năm không đọc báo QĐND. Hôm nay thông qua diễn đàn mạng tôi được biết đến bài báo của tác giả Trọng Đức (có lẽ là một bút danh) mà khi đọc bài viết tôi không khỏi bức xúc. Tôi cũng tự đặt ra một bút danh cho mình để phản hồi cho bài viết này vì bản tính tôi là nhút nhát, sợ bị “nổi tiếng”. Tác giả bàn về những luận chứng nhằm phủ nhận người khác nhưng có vẻ như tác giả quá yếu kém khi đưa ra một ví dụ lệch lạc, không hiểu những luận cứ chủ thuyết của Marx, giải thích một cách lèo lái, gượng ép để phủ nhận những ý kiến của ông Lê Hiếu Đằng.
Tôi chỉ xin đi vào từng mảng lập luận mà tác giả Trọng Đức đề cập:

Thứ nhất: Tác giả Trọng Đức nhắc tới một chi tiết “ông Lê Hiếu Đằng có nhắc đến “một kỷ niệm khó quên”. Đó là việc khi ông đang bị chính quyền Thừa Thiên – Huế (dưới chế độ cũ) “cầm tù”, nhờ có lá đơn của bố ông nên ông được “cho ra tù” để đi thi”.

Ông Đằng cho rằng “Tôi không biết với chế độ được gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra đi thi như chúng tôi hay không?”

Để rồi sau đó Trọng Đức phủ nhận cái ý kiến của một người từng sống ở hai chế độ, từng đấu tranh để xây dựng nên nền móng chính quyền của nhà nước XHCN này bằng cách nêu ra một trường hợp về chàng trai Phan Hợi (sinh năm 1983, quê ở Sơn Quang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) thi đỗ đại học sau khi ra tù để phủ nhận ý kiến của ông Đằng rằng chế độ hiện nay không bằng chế độ Việt Nam Cộng hòa trước kia.

Nó buồn cười ở hai điểm:

- Ông Lê Hiếu Đằng khi đó là một tù nhân chính trị, còn chàng trai Phan Hợi lại là một tù nhân hình sự phạm tội vì ăn cắp và chiếm đoạt tài sản của cá nhân hay tổ chức khác có chủ ý.

Bài đăng phổ biến