Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh bị cấm đi Mỹ

Cập nhật: 13:53 GMT - thứ sáu, 10 tháng 5, 2013
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh mới nhận giải thưởng quốc tế Công dân mạng của RSF và Google.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh bị cơ quan an ninh cửa khẩu ở sân bay Tân Sơn Nhất từ chối cho xuất cảnh vào chiều thứ Sáu ngày 10/05.
Trả lời BBC tiếng Việt qua điện thoại ngay tại sân bay nơi ông và người thân đi cùng bị từ chối xuất cảnh sang Mỹ du lịch, ông Chênh cho biết an ninh cửa khẩu nói với ông rằng cần liên hệ với Cục Bảo vệ Chính trị Bộ Công an, trực thuộc Tổng Cục An ninh II (An ninh Nội địa), để biết lý do khi ông hỏi.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh mới đây được nhận giải thưởng quốc tế Công dân mạng Netizen của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) và hãng Google đồng trao tặng năm 2013.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC tuần trước để đánh dấu ngày Tự do Báo chí Thế giới (03/05), ông Chênh, cựu phóng viên tờ Thanh Niên, cho rằng việc sử dụng phản biện thông qua các dư luận viên có thể lành mạnh hơn các hình thức áp chế, trấn áp trước đây.
Tuy nhiên ông cũng mô tả điều ông gọi là "nhận thức và trình độ của các dư luận viên này vẫn không cao".
Blogger mới ra nước ngoài để nhận giải thưởng quốc tế và trở về này cũng nêu quan điểm về điều được cho là 'khối công chúng thầm lặng' và 'bộ phận với thái độ bàng quan'.
Bộ Ngoại giao Anh tuần trước mừng sinh nhật lần thứ 20 Ngày Tự do Báo chí Thế giới nhằm "làm sáng tỏ" thực trạng trấn áp truyền thông và tự do biểu đạt qua lời kể của nhân chứng trên toàn cầu.
Đại sứ quán Anh tại Hà Nội vào dịp này đăng Bấmbài viết của ông Huỳnh Ngọc Chênh.
'Báo lề dân'
"Một số chủ blog bị gây khó dễ, bị mời làm việc, bị côn đồ hành hung quậy phá. Một số blog phải đóng cửa, một số blog khác bị ngăn chặn tường lửa, bị hacker đánh phá liên tục"
Huỳnh Ngọc Chênh
Bài viết có đoạn "Sau khi Internet được phổ biến và trong vòng 10 năm trở lại đây, khi các trang web và blog ra đời, tự do ngôn luận của người dân dần được cải thiện. Những tiếng nói phản biện xuất hiện ngày càng nhiều cùng với giới blogger. Có nhiều trang blog uy tín có trên 100.000 lượt người vào đọc mỗi ngày...
"Các blog này đã tạo nên một hệ thống báo chí đa dạng, tồn tại song song bên cạnh hệ thống báo chí của đảng cầm quyền, được người dân yêu quý gọi là "báo lề dân".
"Tuy nhiên hệ thống “báo lề dân” này xuất hiện không bao lâu đã phải đối đầu với những thách thức. Một số chủ blog bị gây khó dễ, bị mời làm việc, bị côn đồ hành hung quậy phá. Một số blog phải đóng cửa, một số blog khác bị ngăn chặn tường lửa, bị hacker đánh phá liên tục.
"Quyền tự do ngôn luận mà người dân vượt qua sợ hãi, vượt qua các thách thức để vươn tới đang bị ngăn chặn quyết liệt.

Một số blogs/Facebook nhiều người đọc

  • Osin
  • Ba Sàm
  • Quê choa
  • Bauxite Việt Nam
  • Nguyễn Xuân Diện
  • Người Buôn Gió
  • Huỳnh Ngọc Chênh
  • Cầu Nhật Tân
  • Phạm Viết Đào
  • Trương Duy Nhất
  • Cùng viết hiến pháp
  • Hoàng Xuân Phú
  • Đoan Trang
  • Nguyễn Trọng Tạo
  • Mẹ Nấm
  • Bùi Thị Minh Hằng
  • Lê Hiền Đức
  • JB Nguyễn Hữu Vinh
  • Bùi Văn Bồng
  • Bà Đầm Xòe
  • Nguyễn Tường Thụy 
  • Cu làng cát 
  • Phương Bích

"Tuy nhiên không vì thế mà tiếng nói của người dân bị dập tắt. Bị chặn tường lửa thì giúp nhau tìm cách vượt tường lửa, trang này bị hack thì chủ blog lập ngay trang khác, blogger nầy bị đàn áp thì có ngay những blogger khác lên tiếng bênh vực, blogger nầy bị bắt liền xuất hiện hàng loạt blogger khác mạnh mẽ hơn.
"Ngay cả những người bị bắt bớ, bị bỏ tù thì sau khi ra tù họ lại tiếp tục chiến đấu bền bỉ và quyết liệt hơn. Bùi Hằng, Hà Sĩ Phu, Phạm Chí Dũng…đã viết nhiều bài báo mạnh mẽ và sâu sắc hơn sau khi đã ra khỏi nhà giam.
"Cuộc chiến cho quyền tự do báo chí và những quyền con người khác đang tiếp tục diễn ra trong cam go", blogger Huỳnh Ngọc Chênh kết luận.
Vào tuần này, Luật sư Lê Trần Luật nói với BBC lý do an ninh thường được dùng để cấm xuất cảnh với những người "tham gia biểu tình, có những bài viết có tính phản biện cao hay chỉ trích chính quyền trực diện".
Theo ông những người Việt Nam bị cấm xuất cảnh và nhập cảnh vì lý do an ninh có thể thắng nếu kiện Bộ Công an ra Tòa Hành chính.
Luật sư này cũng nói rằng việc Bộ Công an Việt Nam cấm công dân Việt Nam vào chính nước mình như trong thời gian vừa qua là ' Bấmtrái luật'.
Bộ Công an Việt Nam thường chỉ nói nhà chức trách chỉ cấm nhập cảnh "những người vi phạm pháp luật", kể cả khi họ mang hộ chiếu Việt Nam.
Mới đây, hai công dân Việt Nam là ông BấmPhạm Văn Điệp, hiện đang sinh sống ở Nga và ông BấmTrần Trọng Linh, đang sinh sống tại Pháp, đã gửi đơn khiếu nại tới Bộ Công an Việt Nam về việc họ bị chặn không được vào Việt Nam cho dù dùng hộ chiếu Việt Nam để nhập cảnh.

MỘT CƠ HỘI ĐỂ CẢI CÁCH THẾ CHẾ MỘT CÁCH CĂN BẢN VÀ CÓ TÍNH HỆ THỐNG

Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - cơ hội để cải cách thể chế một cách căn bản và có tính hệ thống

Lê Đăng Doanh
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ được trình QH cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Năm tới. Cần tranh thủ cơ hội này để cải cách thể chế một cách căn bản theo hướng bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ của người dân, thực hiện nguyên tắc quyền lực phải được giám sát và kiểm soát. Trên cơ sở đó, QH nên chủ trì một dự án cải cách toàn diện về thể chế, sửa đổi các “lỗi hệ thống” hiện nay để tạo điều kiện thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế và phát huy hiệu quả các tiềm năng của đất nước. 

4 hạn chế lớn về thể chế cần khẩn trương khắc phục

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ Tư, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: Đảng ta đang đứng trước nhiều vấn đề mới phải xử lý, nhiều việc hết sức phức tạp. Không ít vấn đề lý luận và thực tiễn chưa đủ sáng tỏ, cho nên ý kiến thường rất khác nhau. Trong khi đó, trình độ nhận thức, trí tuệ của chúng ta có mặt còn hạn chế. Bên cạnh mặt tích cực, thành tựu, công tác xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng còn những tiêu cực, yếu kém đáng lo ngại, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên; tình trạng quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi phạm. 

Bế mạc Hội nghị lần thứ Sáu, Ban chấp hành Trung ương Khóa XI, Tổng bí thư cũng nêu rõ: Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ nhiều khóa nay có một số khuyết điểm lớn, đặc biệt là chưa ngăn chặn và khắc phục được tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Việc một số cán bộ cao cấp (cả đương chức và nguyên chức) có lúc, có việc còn biểu hiện chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình, nói không đi đôi với làm, đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bản thân các đồng chí đó. Chưa tập trung chỉ đạo làm rõ, đánh giá đầy đủ thực chất tình hình để kịp thời có biện pháp kiên quyết khắc phục một số tiêu cực (như chạy chức, chạy quyền, chạy tội...) và một số trường hợp phân công, đề bạt cán bộ chưa chính xác, chưa được dư luận đồng tình. Trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết và kết luận của Trung ương, nhất là về doanh nghiệp nhà nước, còn lúng túng, buông lỏng; kiểm tra, giám sát không chặt chẽ, dẫn đến một số tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước (điển hình là Vinashin, Vinalines) hoạt động kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất lớn, để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng. Một số hạn chế, khuyết điểm, chưa được làm rõ thực chất, mức độ, địa chỉ cụ thể, ai phải chịu trách nhiệm, như tình trạng chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm…”.

Hai phát biểu quan trọng của Người đứng đầu Đảng ta đã nêu lên những hạn chế của thể chế và con người trong hệ thống thể chế đó. Rõ ràng, cải cách thể chế ở nước ta đã bị chậm so với cải cách kinh tế. Đã đến lúc cần phải nghiên cứu sâu sắc, toàn diện các vấn đề về thể chế ở nước ta. 

Đền bù không công bằng, thiếu dân chủ

Đài RFA tiếng Việt

Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-05-09
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tình trạng cưỡng chế thu hồi đất cho những dự án kinh tế khi vẫn chưa có dàn xếp thỏa đáng với người dân
Tình trạng cưỡng chế thu hồi đất cho những dự án kinh tế khi vẫn chưa có dàn xếp thỏa đáng với người dân
taichinh.vn


Tình trạng cưỡng chế thu hồi đất cho những dự án kinh tế khi chưa có dàn xếp thỏa đáng với người dân vẫn tiếp tục xảy ra tại Việt Nam. Điều này dẫn đến phản ứng gay gắt của người lãnh phần thiệt hại.
Lấy đất sai luật
Đa số những khiếu kiện lâu nay dù là cá nhân hay tập thể, đơn kiện mới hay kéo dài năm này qua năm nọ, đều là khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai.
Phía những người đi kiện đều dựa vào căn cứ luật pháp chính thức của chính quyền Hà Nội để nêu ra những điểm sai trái mà cơ quan chức năng địa phương khi tiến hành thu hồi đất và cưỡng chế vi phạm.
Một trường hợp gần nhất đang rơi vào tình cảnh như bao nhiêu người lâu nay là của gia đình ông Nguyễn Phúc Hậu, ngụ tại thôn Phú Thọ 1, phường Ninh Diêm, TX Ninh Hòa. Ngày 7 tháng 5 vừa qua, gia đình nhận được thông báo cưỡng chế nhưng sau đó được thông báo hoãn cho đến ngày 21 tháng 5 này. Ông Nguyễn Phúc Hậu nêu ra những sai trái về luật pháp mà chính quyền tỉnh Khánh Hòa vi phạm khi tiến hành cưỡng chế phần đất hơn 6000 mét vuông mà gia đình ông này đang trồng cây ăn quả lâu nay:
Vấn đề cưỡng chế đất này theo tôi là trái hoàn toàn. Theo HP, điều 23 của HPVN không cho phép thu hồi trong trường hợp này vì không phải dự án quốc phòng hay an ninh gì. Điểm thứ hai nữa, theo Luật Đất Đai và những luật khác qui định về vấn đề phát triển kinh tế xã hội, điều 38 và 40 của Luật Đất đai không cho phép thu hồi
Ông Nguyễn Phúc Hậu
“Vấn đề cưỡng chế đất này theo tôi là trái hoàn toàn. Theo Hiến Pháp, điều 23 của Hiến Pháp Việt Nam không cho phép thu hồi trong trường hợp này vì không phải dự án quốc phòng hay an ninh gì. Điểm thứ hai nữa, theo Luật Đất Đai và những luật khác qui định về vấn đề phát triển kinh tế xã hội, điều 38 và 40 của Luật Đất đai không cho phép thu hồi.
Tôi không giữ đất làm gì, miễn sao Nhà Nước thu hồi mà đền bù thỏa đáng là được rồi; nhưng ở đầy đền bù 18 ngàn đồng một mét vuông là không thỏa đáng và không theo đúng tiêu chí của luật định. Theo điều 11, Nghị định 69 của chính phủ, thì ủy ban nhân dân tỉnh có quyền điều chỉnh giá đất sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Nhưng điều này ủy ban nhân dân tỉnh  chưa làm vì hiện nay không có nơi nào ở Việt Nam có giá 18 ngàn đồng một mét vuông cả.
Cầm theo giấy công nhận liệt sĩ cách mạng, những người trong gia đình này nói họ bị cướp đất và không được đền bù thỏa đáng.
Cầm theo giấy công nhận liệt sĩ cách mạng, những người trong gia đình này nói họ bị cướp đất và không được đền bù thỏa đáng.

Theo tôi việc làm này là vi hiến, phi pháp và Nhà Nước lấy đất của tôi là ‘rất oan’. Nhà Nước hiện nay ỷ mạnh để ức hiếp tôi. Đầu tiên tôi khiếu nại ở huyện, huyện đã bác đơn tôi, sau đó lên tỉnh, tỉnh cũng bác đơn tôi. Tôi có thời hiệu 1 năm từ khi nhận được đơn của tỉnh, tôi được quyền khởi kiện ra tòa án hành chính. Vừa rồi tôi khởi kiện, họ trả lại đơn cho tôi, tôi cũng không biết làm sao đây nữa.”
Dân kiện ‘củ khoai’
Mới hồi ngày 29 tháng tư, thêm một thư tố cáo đích danh ông Lê Hoàng Quân, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên trung ương Đảng về việc thu hồi đất đai, tài sản một cách sai pháp luật mà không giải quyết.
Tôi không giữ đất làm gì, miễn sao Nhà Nước thu hồi mà đền bù thỏa đáng là được rồi; nhưng ở đầy đền bù 18 ngàn đồng một mét vuông là không thỏa đáng và không theo đúng tiêu chí của luật định. Theo điều 11, NĐ 69 của CP, thì UBND tỉnh có quyền điều chỉnh giá đất sát với giá thị trường... vì hiện nay không có nơi nào ở Việt Nam có giá 18 ngàn đồng một mét vuông cả
xxxxxxxxx
Người tố cáo là ông Nguyễn Xuân Ngữ một cựu chiến binh từng là giải phóng quân hồi năm 1975. Khi về sống tại khu vực quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, ông và gia đình tạo lập được cơ ngơi ổn định. Nhưng rồi chuyện thu hồi đất không đúng luật cũng buộc ông phải đi khiếu kiện hơn chục năm qua; nhưng không cơ quan nào giải quyết.
Ông này cho biết:
“Hiện họ lấy hết đất của tôi. Tôi kiện ra tòa họ trả đơn, kiện ra công an cũng trả đơn để kiện hành chính… Tôi bức xúc quá nên phải làm đơn tố cáo như thế. Họ nói miệng là lấy đất của tôi cho khu công nghệ cao nhưng nay cho công ty thương mại tư nhân thuê làm kho chứa hàng… Có nhiều mâu thuẩn lắm. Thành phố đứng ra thu theo quyết định 266, mà không tống đạt cho nhà tôi. Quyết định 266 chỉ là quyết định điều hành của các cơ quan Nhà nước với nhau thôi; thế mà Quận 9 ra quyết định cưỡng chế không đúng với điều 39 của Luật Đất Đai năm 2003.
Bây giờ tôi phải kiên trì kiện và đến mức nào thì tôi phải ‘tự xử’ tôi trên miếng đất đó. Năm nay tôi 71 tuổi rồi, nếu không làm được ‘luật pháp cho sáng tỏ’ thì tôi chết cho rồi.”
Không chỉ những người trong cuộc như ông Nguyễn Xuân Ngữ ở quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Phúc Hậu ở tổ Phú Thọ 1, phương Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, hay rất nhiều người từ các tỉnh- thành phố khác phải làm đơn mà họ cho biết nếu cân lên thì không biết bao nhiêu kilogram; mà các luật sư tham gia các vụ việc cũng phải lên tiếng vì tình trạng bất chấp luật pháp trong thu hồi, cưỡng chế đất đai.
Một trường hợp diễn ra lâu nay là những công ty tư nhân được chính quyền giao đất khi bị người dân phản đối do chưa có thỏa thuận hợp lý giữa đôi bên về giá cả bồi thường từng thuê những nhóm côn đồ đến hành hung người dân như trường hợp tại Văn Giang Hưng Yên, hay vụ việc mới xảy ra hồi ngày 21 tháng 4 vừa qua tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Hiện họ lấy hết đất của tôi. Tôi kiện ra tòa họ trả đơn, kiện ra công an cũng trả đơn để kiện hành chính… Tôi bức xúc quá nên phải làm đơn tố cáo như thế. Họ nói miệng là lấy đất của tôi cho khu công nghệ cao nhưng nay cho công ty thương mại tư nhân thuê làm kho chứa hàng…
ông Nguyễn Xuân Ngữ
Luật sư Nguyễn Duy Bình, văn phòng Luật sư Vương Trần, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh, phải viết thư ngỏ công khai trên mạng về trường hợp của 124 hộ dân tại tiểu khu 1536, xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong, trong thư ngỏ nêu rõ trường hợp doanh nghiệp Phạm Quốc ‘ kể từ khi doanh nghiệp Phạm Quốc có hành vi vi phạm pháp luật, người dân đã tố cáo và chúng tôi đã lập tức yêu cầu các cơ quan chức năng từ xã đến tỉnh ra tay ngăn chặn, xử lý nhưng vụ việc vẫn không được điều tra, kiểm tra, xử lý theo qui định của pháp luật’.
Hiện nay tại khu vực văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng và chính phủ tại cả hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn hằng ngày vẫn có những người dân đến để khiếu kiện về trường hợp đất đai, tài sản của họ bị trưng thu một cách sai luật.
Trong số họ có người phải ăn dầm nằm dề suốt nhiều năm qua vì cho rằng họ phải chịu bất công mà công lý vẫn chưa được sáng tỏ.
Bây giờ tôi phải kiên trì kiện và đến mức nào thì tôi phải ‘tự xử’ tôi trên miếng đất đó. Năm nay tôi 71 tuổi rồi, nếu không làm được ‘luật pháp cho sáng tỏ’ thì tôi chết cho rồi.”
ông Nguyễn Xuân Ngữ, cựu chiến binh
Nhiều trường hợp dù được các cơ quan trung ương cho ý kiến là sai trái và chuyển về địa phương yêu cầu giải quyết; thế nhưng địa phương vẫn lờ đi.
Trong thế bức bách vì đã mất sạch tài sản dành công sức tạo dựng bao nhiêu năm, một số bà con kiên trì khiếu nại tại các cơ quan chức năng của trung ương.
Tuy nhiên, trong cuộc họp hồi trung tuần tháng tư vừa qua, chánh thanh tra chính phủ là ông Huỳnh Phong Tranh lên tiếng cho rằng có những đoàn khiếu kiện đông người tại các văn phòng tiếp dân của trung ương Đảng và chính phủ mặc áo đỏ, mang theo biểu ngữ và lớn tiếng kêu la là có ‘màu sắc chính trị’.
Tuy nhiên, những người dân trong cuộc cho rằng họ không hề bị thúc đẩy bởi một động cơ chính trị nào cả mà chỉ đi đòi hỏi quyền lợi hợp pháp của họ.
Những người dân trong cuộc tự dưng bị dồn vào thế phản đối vì chính giới công quyền đã làm trái luật. Nếu người trong cuộc im lặng thì phải chịu muôn vàn thiệt thòi, còn nếu mạnh mẽ lên tiếng đòi hỏi quyền được qui định trong luật bị dồn đến ‘bước đường cùng’. Và đội ngũ những người bị đưa vào cảnh cùng khốn như thế ngày một đông thêm ở Việt Nam.

“Tôi sẽ kiện tới cùng nếu Hà Nội xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc”

TS Nguyễn Hồng Kiên - Viện Khảo cổ học:

“Tôi sẽ kiện tới cùng nếu Hà Nội xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc”

Thứ năm 09/05/2013 08:18
(GDVN) - TS Nguyễn Hồng Kiên – người trực tiếp khai quật đàn Xã Tắc cho biết, đã có sự đánh tráo khái niệm về di tích khi trình phương án làm cầu vượt đàn Xã Tắc. Giao thông bị ùn tắc tại khu vực này là do chính Hà Nội gây ra, và nếu cứ xây cầu vượt thì ông sẽ kiện tới cùng.
Xây cầu vượt sẽ phá hủy toàn bộ di tích?
PV: Một số ý kiến đã viện dẫn ra những chứng lý khác nhau cho rằng, đó chưa phải là đàn Xã Tắc. Vậy ông đánh giá gì trước những ý kiến này?
TS Nguyễn Hồng Kiên: Lúc bấy giờ Viện Khảo cổ học giao cho tôi làm công tác khai quật và sau nhiều ngày nghiên cứu, đánh giá rất chi tiết thì chúng tôi khẳng định đó là đàn Xã Tắc của thời Lý – Trần – Lê.
Chúng tôi khẳng định đó là đàn Xã Tắc, bằng những chứng cứ khảo cổ mà chúng tôi tìm đào được tại khu vực này ở thời điểm đó. Bây giờ, chúng tôi chỉ làm thêm một việc nữa là chứng minh rằng, khu vực đã khai quật là trung tâm của đàn tế Xã Tắc.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên. Ảnh: Ngọc Quang
PV: Vừa qua, Hà Nội đã đưa ra phương án xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc. Là một nhà khảo cổ học trực tiếp khai quật tìm ra đàn Xã Tắc, ông có ủng hộ phương án này không?
TS Nguyễn Hồng Kiên: Có xây cầu hay không thì theo tôi nên quay trở lại câu chuyện thực thi luật. Di tích này có phải đàn Xã Tắc hay không và nó quan trọng như thế nào thì đó là một chuyện khác, mà chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin cho dư luận, tránh những thông tin của một số người có tầm hiểu biết hạn hẹp khiến cho thông tin bị sai lệch. Nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng ta thấy rằng di tích này đã được xếp hạng quốc gia thì cần phải thực hiện theo đúng Luật Di sản.
Nếu bây giờ làm cầu vượt qua theo như phương án mà chủ đầu tư đã công bố thì chắc chắn không bảo vệ được đàn Xã Tắc. Tôi phải nói thẳng ra rằng, trước đây chúng ta đã có một bước lùi, đấy là lấp cát lên di tích này và tiếp tục làm đường. Việc làm đường như vậy thì tất nhiên ít nhiều có ảnh hưởng xấu tới di tích, vì xe cộ qua lại sẽ tạo ra rung chấn.

Nhưng dẫu sao thì con đường ấy cũng không thể gây ra tác hại lớn bằng việc xây cầu. Theo như phương án mà người ta đã trình bày thì cầu vượt có các trụ nằm trong di tích, mỗi một trụ cầu phải đào tới gần 100m2, như vậy thì chắc chắn sẽ phá hủy hoàn toàn di tích phía dưới, không có cách nào cứu vãn được.
Việc bảo vệ vùng 1 của khu di tích đã được xếp hạng là bảo vệ cả cảnh quan và không gian. Vậy thì việc làm cầu vượt là cắm cọc vào di tích và lấn chiếm không gian của di tích. Như vậy là vi phạm luật.
PV: Phương án mà chủ đầu tư đã đưa ra là cây cầu vượt chỉ đi qua một phần không gian của đàn Xã Tắc. Còn dưới góc độ của một nhà khảo cổ học trực tiếp khai quật tại khu vực này, ông đánh giá thế nào?

TS Nguyễn Hồng Kiên: Chúng ta phải phân biệt rất rõ chuyện khu di tích đàn Xã Tắc và khu di tích được xếp hạng. Bây giờ, mới chỉ xếp hạng khu vực chúng tôi đã khai quật thôi chứ chưa xếp hạng toàn bộ di tích đàn Xã Tắc. Nhưng ngay cả chuyện bảo vệ những điểm mà chúng tôi đã đào cũng đang khó khăn thế này thì làm sao nói tới chuyện bảo vệ cả khu vực đàn Xã Tắc.
Mọi người có thể xem lại phương án mà chủ đầu tư đã công bố trước công luận để thấy rõ hơn về những gì họ lý giải. Họ cho rằng cầu chỉ đi qua một phần không gian của đàn Xã Tắc, nhưng thực tế thì tôi đã chứng minh được rằng phương án này đi qua trung tâm khu vực đàn mà chúng tôi đã khai quật, chứ không đi bên mé đàn như họ nói.
Ở đây, tôi phải nói rõ một điều là đang có sự đánh tráo khái niệm. Khu di tích được xếp hạng bảo vệ thì họ lờ đi và coi đảo giao thông là di tích, và khi đưa ra phương án thiết kế cầu thì họ đưa đảo giao thông ra thành điểm cần phải tránh. Nhưng đảo giao thông thực tế không phải là khu vực quan trọng nhất, mà chỉ là một phần bên ngoài những cái hố mà chúng tôi đã khai quật. Tôi xin nói rõ, hai trụ của cầu định cắm xuống (theo thiết kế) thì chắc chắn là một cái cắm đúng vào hố mà chúng tôi đã đào.

Tượng Phật chùa Một Cột đội nón, mặc áo mưa

(VTC News) - Tượng Phật trong chùa Một Cột - một biểu tượng văn hóa Hà Nội - phải đội nón, mặc áo mưa mỗi khi trời mưa vì tình trạng dột nát và xuống cấp của chùa.


>> Tượng Chùa Một cột đội nón, áo mưa, lãnh đạo quận nói gì?

Đến thăm ngôi chùa Diên Hựu - Một Cột có lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo nằm ngay gần Lăng Bác vào những ngày mưa lớn, rất có thể nhiều người sẽ phảingỡ ngàng trước hình ảnh tượng Phật đội nón, mặc áo mưa, còn các sư trong chùa phải đứng co ro trong làn nước xâm xấp dưới chân. Mỗi lần mưa xuống là trên thì dột, dưới sàn thì lênh láng nước.
Tượng Phật chùa Một Cột đội nón, mặc áo mưa
Trụ trì Thích Tâm Kiên mô phỏng cảnh tượng Phật đội nón, mặc áo mưa những hôm mưa lớn. 
Đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì ngôi chùa còn chỉ cho người viết thấy rất nhiều cá rô từ bên ngoài vào hồ sau mỗi trận mưa lớn, chúng ở lại đó sống luôn.
Tượng Phật chùa Một Cột đội nón, mặc áo mưa
Rất nhiều cá từ ngoài vào hồ sau trận mưa lớn  

Tượng Phật chùa Một Cột đội nón, mặc áo mưa
Có khi nước dâng cao tới tận nơi đại sư chỉ
Tượng Phật chùa Một Cột đội nón, mặc áo mưa
Đại đức Thích Tâm Kiên cho biết, chùa bắt đầu dột từ năm 2002 và tình trạng dột nát ngày càng trở nên nghiêm trọng, các hạng mục của quần thể di tích xuống cấp một cách đáng báo động. 

Mỗi khi vào mùa mưa bão là sư trụ trì cùng các sư trong chùa lo ngay ngáy, bởi quá nhiều vết dột nát trên mái ngói, nước mưa rơi trực tiếp xuống các pho tượng, kèo gỗ bên trong, khiến các pho tượng cứ hỏng dần đi, còn ngói và kèo gỗ trên mái chùa thì lúc nào cũng cảm giác có thể rơi xuống. 

Nước ngập lênh láng sau mỗi trận mưa còn làm mục hết các chân cột và làm hỏng nền chùa. Hệ thống thoát nước dù có hoạt động hết công suất vẫn không giải quyết được tình trạng này. Sau mỗi trận mưa lớn, đủ loại rác rưởi, bùn đất theo nước trôi vào chùa. 
Đại sư Thích Tâm Kiên còn nhớ vào ngày 8/8/2011, một trận mưa to đã làm nước tràn vào nhà thờ Tổ gây ngập đến 20cm.

Bà Đặng Thị Bình, người đã gắn bó với ngôi chùa từ năm 19 tuổi, đến nay cũng đã gần 40 năm không khỏi xót xa: Mỗi lần trời mưa khổ lắm, mọi người cứ phải cuống cuồng đi che cho từng bức tượng, hứng chỗ nọ lại dột chỗ kia, nhà thì ngập rác bẩn, bao nhiêu năm rồi kêu mãi mà chẳng có ai thưa.

Tối hậu thư - "tâm thư" từ chùa Một Cột


Cách đây ít ngày, Đại đức Thích Tâm Kiên - trụ trì chùa Diên Hựu - Một Cột có gửi một tối hậu thư với những lời lẽ chất chứa tha thiết mong muốn được UBND TP Hà Nội tổ chức hội thảo lấy ý kiến các cấp, các ngành, các nhà khoa học, các nhà sử học… để nhanh chóng trùng tu tôn tạo chùa.

>> Tượng Chùa Một cột đội nón, áo mưa, lãnh đạo quận nói gì?

Đi kèm với mong muốn ấy là tối hậu thư của trụ trì chùa Diên Hựu – Một Cột: Sau 30 ngày kể từ ngày lá đơn được gửi đi, nếu không có ý kiến của các cấp chính quyền, nhà chùa đành phải dỡ ngói và hạ giải, đảo ngói toàn bộ Chùa và Mẫu để tạm thời tránh dột nát khi mùa mưa bão sắp tới.
Tượng Phật chùa Một Cột đội nón, mặc áo mưa
Ngôi chùa có phần xuống cấp khá nghiêm trọng
Tượng Phật chùa Một Cột đội nón, mặc áo mưa
Bức tối hậu thư ngay lập tức đã gây chấn động dư luận, bởi đây đã là lần thứ 10 chủ trì ngôi chùa nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo của Việt Nam này phải lên tiếng kêu cứu chính quyền trước tình trạng xuống cấp của chùa Một Cột. Và những lần trước, lời kêu cứu đều rơi vào im lặng. 

Thêm một lý do nữa khiến dư luận ồn ào, đó là bài học nhãn tiền về một phần ngôi chùa Trăm Gian vừa bị phá nát cách đây chưa lâu.

Được biết vào ngày 20/4/2008, Đại đức Thích Tâm Kiên đã có tờ trình lên UBND TP Hà Nội để kiểm tra xem xét và có kế hoạch trùng tu tôn tạo, nhưng sau 5 năm, tất cả mới chỉ dừng lại ở mức sửa chữa một vài hạng mục nhỏ cho đại lễ một nghìn năm Thăng Long vào năm 2010. Mà tình trạng dột nát đã bắt đầu từ năm 2002, nghĩa là đến nay đã được 11 năm.
Chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông năm Kỷ Sửu 1049. Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. 

Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà.

Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.

Năm 1954, quân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho đặt mìn để phá chùa Một Cột. Sau khi tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành trùng tu lớn chùa Một Cột (chùa Diên Hựu), xây dựng lại chùa Một Cột theo kiến trúc cũ.

Chùa Một Cột ngày nay cùng chùa Diên Hựu hiện đại (tức là quần thể chùa Diên Hựu xưa) được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đợt đầu tiên năm 1962.

Đến năm 2012, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á cho chùa Một Cột là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.

Xem thêm những hình ảnh xuống cấp của chùa Diên Hựu - Một Cột: 
Tượng Phật chùa Một Cột đội nón, mặc áo mưa


An My

Ảnh: Nhạc Dương

Xâm lược không tiếng súng


  

Mặc Lâm (RFA) - Trung Quốc lại một lại một lần nữa tìm cách bẻ gãy sự hợp lực của ASEAN qua chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị nhưng xem ra không thành công. Con bài tiếp theo nhằm khống chế các nước đang tranh chấp trong khu vực có phải là cuộc chiến lấn biển bằng tàu dân sự, bằng giàn khoan khổng lồ và các khảo sát mang tên khoa học trong vùng biển hoàn toàn không phải của họ?

Vừa đánh trống vừa ăn cướp
Chuyến công du đầu tiên của ông Vương Nghị sau khi nhậm chức Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc đã làm các nước hiếm hoi còn nằm trong khối cộng sản bỡ ngỡ khi ông này không ghé Việt Nam như thường lệ mà lại dừng chân tại Thái Lan nhằm đưa một thông điệp cho nước này rằng mối quan hệ Trung - Thái là kho báu và cần được nuôi dưỡng bởi hai quốc gia.
Điều mà Ngoại trưởng Vương Nghị gọi là kho báu ấy có khác với 16 chữ vàng và bốn tốt như từng đưa ra với Việt Nam hay không thì khối ASEAN đã biết rất rõ và vì vậy mặc dù ông Vương Nghị thăm thêm ba nước nữa là Indonesia, Singapore và Brunei nhưng khi hội nghị ASEAN kết thúc Trung Quốc vẫn không nhận được lợi lộc nào như từng nhận tại Campuchia trong phiên họp ASEAN trước đây.
Trước cách hành xử này TS Luật sư Trần Công Trục nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ nhận xét:
Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của mình.
Trong chuyến thăm vừa rồi của ông Ngoại trưởng mới Vương Nghị của Trung Quốc thăm một số nước Đông Nam Á nói rằng ông ta sẵn sàng thúc đẩy xúc tiến đàm phán COC nhưng ông ta cũng nói rằng cho đến hôm nay sở dĩ vấn đề đàm phán COC chưa thể đàm phán được là vì các nước trong khu vực thiếu sự tôn trọng về tuyên bố ứng xử trên biển Đông DOC. Thế nhưng rõ ràng trong thực tế họ vừa nói xong thì họ tiếp tục có những hành động tiếp tục một loạt các hành động trắng trợn và mạnh mẽ. Tôi nghĩ đấy là một sự thật rõ ràng họ nói một đàng nhưng làm một nẻo.
Một đội tàu cá hơn 30 chiếc của Trung Quốc làm lễ xuất phát tại Hải Nam trước khi di chuyển xuống khu vực đảo Trường Sa đánh bắt hải sản
Việt Nam hơn ai hết biết chủ tâm của Trung Quốc khi không ghé Hà Nội. Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của mình.

Kể chuyện công an thăm nhà tối 4/5/2013


Đào Tiến Thi: VIỆC ẤY SAI GÌ, HẠI GÌ MÀ NGĂN CẤM?

Kể chuyện công an thăm nhà tối 4/5/2013
Đào Tiến Thi 

Chia sẻ với nỗi bức bối vì bị giam lỏng nửa ngày của Phương Bích. 
Chỉ vì họ sợ Phương Bích hiểu biết về nhân quyền. 
Hai cha con: Đào Tiến Thi - Đào Lê Tiến Sỹ
Tối 4-5-2013 nhà tôi cũng đột ngột có khách, khi ấy đang ăn cơm. Bước vào là bác công an khu vực đã có tuổi và một cậu thanh niên trẻ trông quen quen nhưng tôi chưa nhận ra. Bác công an khu vực thỉnh thoảng đi "thăm nắm tình hình" vẫn tạt vào nhà tôi nhưng vừa hai hôm trước bác đã đến nên hôm nay lại đến thì tôi thấy hẳn là có chuyện. Tôi hỏi ngay: 
- Có chuyện gì bác?

Bác cười cười, bảo:
- Chả có chuyện gì, vào chơi thôi.
- Vâng, thế mời bác với cháu vào chơi.
Bác giới thiệu về cậu thanh niên:
- Cháu này ở an ninh quận Ba Đình.
Tôi:
- Có phải có lần cháu đến vận động chú không đi biểu tình rồi nhỉ?
- Vâng.
- Cháu tên L, đúng không?

- Vâng.
- Vậy thì đúng là bác với cháu đến vì cái việc ngày mai rồi.
Hai người lại cười cười, bảo:
- Không, đến chơi thôi.
Trong lúc đi pha trà, cu Sỹ hỏi nhỏ tôi:
- Mai có chuyện gì thế bố?
- Ô, thế con không biết à? mai các bạn trẻ hẹn nhau dã ngoại bàn về nhân quyền. Có lời hẹn trên mạng từ tuần trước.
- Con bận quá nên không vào mạng.
- Ừ, sắp thi thì tập tập trung vào học đi.
Hai vị công an ngồi lâu nhưng cứ nói chuyện nọ kia. Cuối cùng tôi sốt ruột bảo:
- Thôi, có chuyện gì thì bác với cháu cứ nói thẳng ra đi.
Bác công an: 
- Mai ông có đi "dã ngoại" không?
Kỳ thực thì tôi có việc bận ngày 5-5 nên không chủ trương đi. Nhưng việc CA đến vì việc ấy làm tôi cáu. Tôi không nói ngay tôi không đi mà bảo:
- Cái chính quyền này lạ quá. Việc ấy sai gì, hại gì mà ngăn cấm?
Bác công an khu vực:
- Không ngăn cấm gì đâu. Chúng tôi chỉ cần biết anh và cháu có đi hay không thôi.
- Thưa bác, bác chỉ nói thế là em biết có lệnh ngăn cấm rồi. Tệ quá đi mất. Hiểu biết về nhân quyền cũng như dân quyền là việc Đảng và Nhà nước còn phải tuyên truyền giác ngộ cho nhân dân. Đã không làm thì để cho dân tự tìm hiểu lấy, lại còn cấm. Dân trí cao là yếu tố quyết định để nước mạnh. Dân ngu thì nước yếu. Sao Đảng và Nhà nước lại cố tìm cách cho dân mình ngu? Có nước nào trên thế giới này như vậy không?... 
Tôi "diễn thuyết" một hồi, có đến 15 phút, tận khi mệt quá mới dừng lại. Hai vị công an không nói đi không nói lại câu nào, có vẻ khó xử. Tôi vừa muốn gỡ bí cho họ vừa muốn kết thúc nhanh để đi làm việc nên bảo:
- Ngày mai tôi bận, chứ không thì tôi đi ngay. Để xem các vị chống lại nhân quyền như thế nào. Cháu Sỹ cũng đang ôn thi. Nó còn chẳng biết mai có cuộc này nữa là. Nên các vị yên tâm đi.
Thế là cả bác công an khu vực và cháu an ninh quận vẻ mặt giãn ra sung sướng, quay sang hỏi chuyện nhà cửa, sức khoẻ của vợ tôi cho đúng tính chất "vào thăm" rồi vội cáo lui.
Đ.T.T

 Tễu Blog: Bài này là toàn văn comments trong bài viết này của Phương Bích.

Bài đăng phổ biến