Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam lên tiếng về trường hợp Blogger Lê Anh Hùng



Thông cáo báo chí làm tại Paris ngày 26/1/2013

Lên tiếng về vụ Blogger Lê Anh Hùng bị Công an bắt cóc đưa vào Trại Tâm thần vì lên tiếng chống tham nhũng và biểu tình chống xâm lược Trung quốc

PARIS, 26.1.2013 (UBBVQLNVN) - Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam lên tiếng tố cáo mạnh mẽ việc nhà cầm quyền Hà Nội bắt cóc Blogger Lê Anh Hùng đưa vào Trại Tâm thần có tên Trung tâm Bảo trợ Xã hội II tại xã Viên An, Ứng Hòa.

Vào lúc 10 giờ 15 sáng thứ năm ngày 24.1.2013, sáu nhân viên mật vụ đến Công ty của ông Hùng ở Hưng Yên yêu cầu được gặp ông Lê Anh Hùng liên quan đến « Giấy tạm trú, tạm vắng », rồi đưa lên xe chở đi mất không cho biết lý do. Một ngày sau mới biết anh Hùng bị đưa về Trung tâm Bảo trợ Xã hội số 2 ở Ứng Hòa gần Hà Nội, nơi tập trung những người mắc bệnh tâm thần.

Một ngày sau, 26.1.2013, một số bạn đến đây xin thăm anh. Nhưng ông Vượng, Giám đốc Trung tâm, từ chối ông bảo mẹ anh Hùng làm đơn yêu cầu đưa anh vào đây và yêu cầu không ai được tiếp cận con bà ngoài bà. Bạn bè thân thuộc cho biết mẹ anh Hùng không bao giờ viết đơn đưa con bà vào trại tâm thần hay yêu cầu như thế.

Ông Lê Anh Hùng, sinh năm 1973, được tiếng là người dịch thuật và đưa lên Blog những vấn đề liên quan tới chính trị, đặc biệt những bài viết tố cáo nạn tham nhũng và sự lạm quyền của cán bộ đảng cao cấp hay trong chính quyền. Ông đã viết 70 đơn tố cáo chống những bộ mặt nổi danh như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tham nhũng, buôn bán ma túy cùng những tội phạm nghiêm trọng khác. Đơn tố cáo viết hôm 6.6.2012, ông Hùng chỉ đích danh cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh « đưa ông Hoàng Trung Hải, trùm ma túy, trùm mafia, trùm sát nhân, trùm phản quốc lên làm Phó Thủ tướng ».

Ông Lê Anh Hùng cũng tham gia các cuộc biểu tình chống xâm lược Trung quốc ở Hà Nội. Vì vậy ông thường trực bị công an thẩm vấn, sách nhiễu và hăm dọa.

Hãy giúp đỡ dân oan

 Đến với dân oan
Nguyễn Đình Hà/Lan Lê
Ảnh chụp tại Cục I - Thanh tra Chính Phủ/Trụ sở tiếp dân của Đảng và Nhà nước số 1a Ngô Thì Nhậm - Hà Đông - Hà Nội.
Họ là những đồng bào tại An Giang, Trà Vinh, Đắc Nông đã hàng tháng nay và đang ăn chực, nằm chờ ngoài vỉa hè dưới tiết trời mưa, lạnh để mong tìm được công lý, lấy lại được mảnh đất ông cha để lại mà kiếm kế mưu sinh. Mong mọi người hãy cùng giúp đỡ cho những người cùng khổ này, những người đã mất đất, mất kế sinh nhai đến nông nỗi này. Bây giờ họ là nạn nhân của bạo quyền, của kẻ cướp, biết đâu mai đây, chính ta lại rơi vào hoàn cảnh đó! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh và cuộc đấu tranh giành công lý, tự do và cơm áo cho những người như vậy dường như đã bắt đầu!

Góa phụ mặc đồ tang khiếu nại ngành y tế


BBC Vietnamese: Góa phụ mặc đồ tang khiếu nại ngành y tế

Cập nhật: 13:31 GMT - thứ bảy, 26 tháng 1, 2013
Góa phụ khiếu nại
Góa phụ Đặng Thị Liên yêu cầu Sở Y tế TP Hồ Chí Minh điều tra về vụ chồng bị chết 'sau khi mổ' ở một bệnh viện
Một góa phụ 'gây xôn xao dư luận' khi mặc đồ tang tới trước cơ quan quản lý y tế ở Thành phố Hồ Chí Minh để khiếu nại và đòi Sở Y tế điều tra về việc chồng bà thiệt mạng sau khi bị một bệnh viện 'mổ sai,' theo truyền thông trong nước.
Hôm thứ Sáu, 25/1, bà Đặng Thị Liên năm nay 51 tuổi, cư trú ở TP. Hồ Chí Minh đã "mặc áo tang, mang băng rôn" tới trước cổng trụ sở Sở Y tế thành phố yêu cầu làm rõ cái chết của chồng bà là ông Đinh Văn Thường, người đã được Bệnh viện Bình Dân mổ sỏi "nhưng không có viên sỏi nào" và đã qua đời hôm 31/7/2012, theo tờ Người Lao Động.
Tờ báo nói đây là lần thứ ba góa phụ này mặc áo tang đi khiếu nại về cái chết của chồng và cho hay ngày 21/7 năm ngoái, ông Thường đến khám tại Bệnh viện Bình Dân vì "đi tiểu dắt kèm đau thận."
Hai ngày sau khi được mổ sỏi 'không có kết quả rõ ràng', các bác sĩ thông báo bệnh nhân này 'bị ung thư ống mật' và 'phải đặt ống dẫn lưu,' tới ngày ngày 21/11 thì bệnh nhân qua đời, một tờ báo khác, Phụ nữ Online, cho biết.
Tờ này trích lời góa phụ nói: “Sau ca phẫu thuật, dù sức khỏe của chồng ngày càng suy sụp nhưng phía bệnh viện vẫn cho xuất viện mà không cần phải đóng viện phí."
Bà Liên cho hay rằng qua những lần tái khám, khi thấy chồng bà ở trong tình trạng nguy kịch, bà đề nghị cho nhập viện trở lại "nhưng Bệnh viện Bình Dân kiên quyết từ chối."
"Đường cùng, tôi phải cầu xin Bệnh viện 115 và chấp nhận giải thích của bác sĩ rằng chồng tôi có thể sẽ tử vong tại đây,” bà được trích thuật nói.
Trước đó, đơn khiếu nại của gia đình bà Liên gửi đến Sở Y tế TP đã được cơ quan này tiếp nhận thụ lý từ ngày 29-8-2012, theo tờ Tuổi trẻ Online hôm thứ Bảy 26/1.
Nội dung đơn khiếu nại của góa phụ cáo buộc 'bác sĩ Bệnh viện Bình Dân tự ý mổ đặt ống dẫn lưu ống mật chủ cho bệnh nhân' mà không hỏi ý kiến người nhà, dẫn đến ông Thường tử vong.

Dân oan chúng tôi cần ...gạo, bánh mì, không cần hiến pháp.


 Từ Bắc - Trung - Nam, dân oan vẫn đang kéo về Thủ đô để khiếu kiện, tố cáo tham nhũng. Nạn quan lại địa phương cướp đất, cướp nhà xảy ra khắp nơi khiến dân oan ngày một nhiều, chưa bao giờ đông đúc như hiện nay.
 Họ ngủ đêm tại vỉa hè ngay cổng trụ sở tiếp dân của nhà nước, của thành phố, căng bạt lúc mưa, ngủ trần lúc không mưa, sáng ra lại khiếu kiện, biểu tình với băng rôn và biểu ngữ bằng ...bìa cạc - tông.

Dân tộc Mơ nông đến Thủ đô chào mừng Thăng long.

Dân oan Dack Nong ngủ vỉa hè khiếu kiện

Đã tuần nay, dân oan từ Dack Nong ra Hà nội khiếu kiện phải ngủ đêm trên hè ngay cửa tiếp dân của đảng và Nhà nước :




Bạt căng trên hè ngay cổng tiếp dân nhà nước tại Ngô Thì Nhậm Hà đông


Hãy lên tiếng đòi trả tự do ngay lập tức cho Lê Anh Hùng!

Lê Diễn Đức

Bộ máy đàn áp của nhà cầm quyền CSVN bị côn đồ và lưu manh hoá, đã và đang gây nên nhiều tai ương, nghịch chướng, huỷ hoại mọi chuẩn mực đạo đức và tính nhân bản của xã hội, làm nhức nhối dư luận quần chúng.
Lê Anh Hùng (cầm biểu ngữ bên trái) trong cuộc biểu tình
tại Hà Nội năm 2009 - Ảnh: Nguyễn Lân Thắng Facebook

Nhận định trên đây không hề thái quá. Tôi đã chứng minh bằng những dữ liệu thực tế trong bài viết "Đảng Cộng sản Việt Nam: Không khác băng đảng tội phạm có tổ chức".

Khó ứng phó trong khuôn khổ pháp lý trước tình trạng công dân phản đối bất công ngày mỗi tăng và trực diện, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) không ngừng sử dụng tuỳ tiện, vô lối những cách thức hèn hạ, bất nhân.

Cách dây không lâu chúng ta đã chứng kiến Uỷ ban Nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội bắt giữ và đưa bà Bùi Thị Minh Hằng vào trại hục hồi nhân phẩm Thanh Hà, trái pháp luật. Quyết định của UBND Hà Nội với những dữ kiện sai trái, cho thấy nhà chức trách Hà Nội thực hiện vội vã việc bắt giữ bà Hằng không những chỉ chà đạp lên luân thường, đạo lý, mà con trái với các quy định của pháp luật hiện hành.

Trước áp lực của dư luận trong, ngoài nước và ý chí tranh đấu không khoan nhượng của bà Hằng, nhà chức trách buộc phải trả tự do cho bà dưới chiêu bài "khoan hồng", nhưng lại thực thi bằng một thái độ ô nhục. Được biết gần đây bà Hằng đã nộp đơn khiếu kiện về việc bắt giữ trái pháp luật này. Tuy nhiên, làm sai không bao giờ nhận, thậm chí tiếp tục dấn sâu vào sai lầm, là bản chất không bao giờ thay đổi của nhà cầm quyền CSVN.

Vào lúc 10 giờ 15 phút sáng nay 24/1, trên mạng xã hội Facebook có thông tin một nhóm công an gồm một người mặc quân phục, 5 người mặc thường phục, đi trên chiếc xe Inova đã đến công ty HVT có trụ sở tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, do ông Hoàng Văn Trung làm giám đốc, yêu cầu giám đốc cho gặp nhân viên Lê Anh Hùng "vì có việc liên quan đến giấy tạm trú, tạm vắng”. Ông giám đốc đã cho gọi Lê Anh Hùng ra và công an đã áp giải đưa Lê Anh Hùng đi. Bạn bè làm chung ở công ty vơi Lê Anh Hùng cho hay "Lê Anh Hùng bị đưa vào trại tâm thần Hà Nội”.

BÀI VIẾT CỦA BLOGER LÊ DŨNG VỀ CHUYỆN LÊ ANH HÙNG

NHÌN XEM ĐÂU LÀ KẺ TÂM THẦN 

CHUYỆN THẬT NHƯ BỊA:
By Lê Dũng bloger
Chết cười khi nghe chuyện ở ta: mẹ tám mươi tuổi làm đơn ký gửi công an hay chính quyền đề nghị đưa con trai - là nhà báo tự do, một công dân 40 tuổi đang đi làm cho doanh nghiệp - vào bệnh viện để khám chữa bệnh. Theo các bạn thì bà mẹ này cần được đưa đi chữa bệnh hay anh con trai kia?
Lại chết cười nữa là có tới 6 công an Hưng yên đang giờ làm việc đến cơ quan nơi anh con giai đang làm việc để yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp cho gặp anh kia để hỏi về ...thủ tục tạm trú!
Sau đó công an đưa anh kia vào TT bảo trợ xã hội tại quê tôi là xã Viên an, Ứng Hoà, Hà nội.
Chuyện như là trên sao hoả vậy, sao ở ta việc công an quan tâm đến bệnh tình của công dân đến vậy, và ngay lập tức sau khi lúc 15 giờ công an Hưng yên đến gặp anh Hùng thì quận Thanh xuân có quyết định đưa anh Hùng - blogger, nhà báo tự do, một nhân viên của doanh nghiêp tại Hưng yên - vào trung tâm, giao cho ông Vượng, quê Phương tú, Ứng Hoà nhà mềnh làm giám đốc trung tâm này quản lý ...anh Hùng.
Hà hà, nghe có vẻ rối rắm nhưng lại rất lộ liễu. Công an vào doanh nghiệp đòi gặp anh Hùng/đưa đi đâu đó/đưa vào TT bảo trợ xh tận Ứng Hoà/có ngay quyết định của phòng lao động thương binh xh quận Thanh xuân/có đơn của bà mẹ tám chục tuổi (ký vào trưa hôm nay, sau khi anh Hùng được đưa vào TT hơn nửa ngày)/xe biển xanh của công an có mặt tại TT để "đề nghị" mẹ anh Hùng ký vào đơn được đưa con mình vào nhờ TT khám bệnh, chăm sóc/há há, đệch mịa cái vở kịch xứ mình nó dàn dựng sao thô thiển thế? vậy có ai tin nổi không thưa mấy bố luật sư, nhà báo, trí thức trí ngủ?
Thiên hạ đang rầm lên cho rằng phe cánh chơi nhau, phe này bắt tay Hùng vào trại gây ầm dư luận lên để bà con lao vào tìm hiểu tay Blogger kinh dị này là ai, tố cáo ai buôn hê rô in, giết người, gửi đơn 70 lần cho các cơ quan... gửi cả ông Dương Trung quốc nữa để gửi cho Quốc hội nhưng chưa nơi nào trả lời. Đây cũng có thể là kế "quăng lựu đạn" của phe này vào phe kia thật.
Phe nào đánh phe nào thì quan tâm làm đếch gì, từ xưa đến nay nó vẫn chém nhau giành quyền lực là chuyện rau dưa. Vấn đề ở đây là thằng nào đạo diễn dàn dựng vụ này quá ngu, thô thiển và lộ bài quá, sẽ lĩnh hậu quả vỡ đầu do dư luận cả Thế giới ném đá, ném hải sản vào mặt. Ngu lắm!
Các nhà báo và blogger không tin chuỵen này thì mai cứ vào cổng trung tâm chỗ đê Viên An mà mai phục, sẽ thấy có nhiều anh em công an, an ninh ở đây chăm sóc "bệnh nhân" cầu thủ bóng đá, nhân viên doanh nghiệp này lắm, đi thì mang theo 3 G để chụp rồi up lên mạng cho bà con xem để tin nhé

Canh chừng từ ngoài đường cái
Nguồn:http://danoanbuihang.blogspot.com/2013/01/bai-viet-cua-bloger-le-dung-ve-chuyen.html

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

TÔI KHÔNG TIN LÊ ANH HÙNG CÓ VẤN ĐỀ VỀ TÂM THẦN

                                                                                                       Nguyễn Đình Ấm

   Tôi không hề quen biết hoặc có kỷ niệm gì với Lê Anh Hùng (LAH) nhưng nghe tin anh bị bắt đưa về trại tâm thần Hà Nội, một sự lo lắng lập tức xâm chiếm tâm trí tôi.

Lê Anh Hùng tại Văn Giang
   Cách đây cỡ hai năm tôi biết đến cái tên LAH khi đọc một số đơn tố cáo của anh trên mạng. Đặc biệt những tố cáo này lại nhằm vào một số quan chức “đỉnh” của đảng và nhà nước trong khi người tố cáo lại đề rõ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân... Đặc biệt hơn nữa, những tố cáo của LAH về những tội phạm ít ai có thể tin lại có ở những người bị tố cáo. Đã đành, ở xứ ta thì “điều gì cũng có thể xẩy ra” nhưng do vụ tố cáo của LAH hơi cá biệt như thế nên buổi đầu tôi cũng bán tín, bán nghi về thần kinh của LAH. Khi trao đổi với nhiều người về vấn đến này tôi cũng gặp số lượng không nhỏ khẳng định có lẽ LAH bị bệnh hoang tưởng bởi theo họ thì không thể có những tội kinh khủng thuộc về những đối tượng cũng “khủng” như thế.

Thư Ngỏ kêu gọi sinh viên ký Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992



Hợp cùng các nhà Trí thức, các Đấng bậc trong Giáo Hội và mọi thành phần trong xã hội, Ban đại diện Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo Việt Nam kêu gọi các bạn sinh viên hãy khẩn trương cùng nhau ký vào Bản kiến nghị này để thực thi quyền công dân của mình...


LIÊN ĐOÀN SINH VIÊN CÔNG GIÁO VIỆT NAM

 Hà Nội, ngày 24/ 01/ 2013

THƯ NGỎ
(V/v: Ký kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp 1992)

Kính gửi: Các bạn sinh viên Công giáo,

Trong những ngày vừa qua, Quốc Hội Việt Nam đã kêu gọi người dân đóng góp ý kiến để sửa đổi Hiến Pháp 1992. Hưởng ứng lời kêu gọi này, những nhà Trí thức Việt Nam đã cùng nhau soạn thảo Bản Kiến Nghị và kêu gọi đồng bào ký tên để gửi Quốc Hội. Bản kiến nghị đã được đăng trên trang mạng Bauxite Việt Nam: http://boxitvn.blogspot.com/2013/01/kien-nghi-ve-sua-oi-hien-phap-1992.html .

Bản kiến nghị đã đáp ứng được mong mỏi của nhiều tầng lớp nhân dân và ngay lập tức được sự ủng hộ, hưởng ứng của đông đảo các thành phần dân chúng Việt Nam, dẫn đầu là các nhà trí thức, các chức sắc tôn giáo và nhiều thành phần khác trong xã hội. Trong số những người ủng hộ đó có các Đức Giám mục như Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Phó Chủ tịch HĐGMVN, Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý Hòa Bình của HĐGMVN và nhiều linh mục, giáo dân trí thức khác.

Dự thảo hiến pháp: Thử thách sự sống còn của chế độ

2013-01-24
Sau tuyên bố không có vùng cấm trong việc đóng góp sửa đổi Hiến pháp 1992 đã xuất hiện một bản dự thảo Hiến pháp gần như hoàn chỉnh của hơn 800 trí thức và được báo chí thế giới đánh giá như một cuộc cách mạng mềm trong chính trường Việt Nam.

AFP photo
TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi về phía lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi khai mạc phiên họp hàng năm của Quốc hội hôm 22 tháng 10 năm 2012.

Đề nghị bỏ lời nói đầu của hiến pháp 1992

Có thể nói sự chờ đợi sửa đổi bản hiến pháp năm 1992 lần này khác hẳn như sự thay đổi Hiến pháp năm 1946 vào năm 1992. Nhà nước chứng tỏ đã chuẩn bị dư luận rất kỹ trong việc kêu gọi người dân tham gia vào tiến trình đóng góp ý kiến của mình vào bản hiến pháp này. Tuyên bố mạnh mẽ của ông Phan Trung Lý. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tăng thêm sự mạnh dạn của quần chúng khi biết rằng không có vùng cấm nào trong các ý kiến tham gia.

Dân oan Hà Nội làm giỗ bố trên đống đổ nát của Cưỡng Chế

Hôm nay 25-1-2013 hộ dân phố Tân Mai tổ chức làm giỗ. 

Ngày giỗ bố trên đống đổ nát của Cưỡng Chế đường Tân Mai ngày 28-12-2012 trong dự án đường vành đai 2,5 nhiều sai phạm của quận Hoàng Mai và TP HÀ NỘI. 
Cảnh tan nát nhà cửa trong cái rét hại những ngày sát tết Nguyên đán thật đau lòng bởi sai phạm của chính quyền TP Hà Nội.


Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Lê Anh Hùng bị CA bắt cóc đưa vào trại tâm thần


Anh Lê Anh Hùng, người cần biểu ngữ có nội dung 'Đoàn kết dân tộc là sức mạnh', (bên phải) trong cuộc biểu tình chống TQ tại Hà Nội (Ảnh: Facebook Nguyễn Lân Thắng)

CTV Danlambao - Bạn bè của anh Lê Anh Hùng loan tin khẩn báo về việc blogger này bị CA lén lút bắt cóc đưa vào trại tâm thần Hà Nội. Anh Lê Anh Hùng (sinh năm 1973) là một blogger được biết đến với nhiều tác phẩm dịch và các bài viết nhận định về tình hình chính trị tại Việt Nam. Ngoài ra anh Hùng đã phổ biến gần 70 lá đơn tố cáo những nhân vật chóp bu trong đảng Cộng Sản.

Tin từ blog của chị Bùi Thị Minh Hằng cho biết: Lê Anh Hùng bị 6 viên an ninh, mật vụ bắt vào lúc 10 giờ 15' sáng ngày 24/1/2013, ngay tại công ty anh đang làm việc thuộc Hưng Yên.

Những viên mật vụ đi trên 1 chiếc xe Inova yêu cầu giám đốc cty cho gặp anh Hùng với lý do "Liên quan đến giấy tạm trú, tạm vắng". Sau đó, những người này áp tải anh Lê Anh Hùng đi mất.

Có tin nói rằng hiện nay anh Lê Anh Hùng đang bị đưa về giam giữ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội (Ứng Hòa, Hà Nội). Đây là nơi chuyên giam giữ những người mắc bệnh tâm thần.

Là người từng tiếp xúc với Lê Anh Hùng, chị Bùi Thị Minh Hằng khẳng định trên blog: 

http://leanhhungblog.blogspot.com
Thật là một điều man rợ và phi lý. Lê Anh Hùng không hề có bất cứ biểu hiện gì về tâm thần nếu những ai đã gặp mặt, tiếp xúc với Hùng. Càng không thể là "tâm thần" khi nhìn nhận những việc làm và cuộc sống hàng ngày của Lê Anh Hùng. Trong khi đó ai cũng biết Lê Anh Hùng đã kiên trì theo đuổi vụ việc và nộp đơn tố cáo nhiều lãnh đạo có tên tuổi tới 70 lần nhưng chưa nơi nào lên tiếng ĐÚNG- SAI

Vậy việc bắt Lê Anh Hùng đưa vào trại "tâm thần" rõ ràng là một âm mưu GIẾT NGƯỜI bịt khẩu.

Chúng ta, tất cả những con người có lương tri không thể thờ ơ trước tội ác man rợ và tàn độc của nhà cầm quyền này hơn được nữa. Chúng ta cần lên tiếng để bảo vệ một tiếng nói đấu tranh.

Chúng ta cần lên tiếng ngay lập tức cho cộng đồng cũng như các tổ chức Quốc tế được biết về trường hợp này.

Ngay lập tức chúng ta hãy gọi điện, gửi email cho các đại sứ quán và các lãnh sự nước ngoài được biết để họ chứng kiến và theo dõi việc làm bất chính của công an Việt Nam.

HÃY CỨU NGƯỜI - HÃY CỨU LẤY DÂN TỘC NÀY.

Kính mong độc giả góp tiếng nói cứu Lê Anh Hùng bằng cách gọi đến nới đây yêu cầu bác sĩ không được xâm phạm tới sức khỏe của Hùng và hãy nói cho họ biết rõ về tình trạng bị trả thù này của em HÃY CỨU LÊ ANH HÙNG- HÃY CỨU DÂN TỘC VIỆT NAM!

 Nơi đang giữ Lê Anh Hùng :

Tên đơn vị: Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội

- Địa chỉ: Viên An, Ứng Hòa, Hà Nội

- Điện thoại: 0433.771135 – 0433.771136


Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Dân oan Dương Nội biểu tình đòi đất đai bị cướp đoạt


Video dân oan Dương Nội bị cướp biểu ngữ hôm 21/1/2013


Quang Anh (Danlambao) - Sáng nay, thứ ba 22/1/2013, trước trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước (số 1 Ngô Thì Nhậm – quận Hà Đông - Hà Nội), đoàn 33 hộ dân Dương Nội lại tiếp tục có mặt để đưa đơn yêu cầu Ban dân nguyện Quốc hội ra văn bản thông báo cho biết kết quả về việc xử lý lá đơn mà bà con đã gửi đên Ủy ban thường vụ Quốc hội từ 16/7/2012.

Trước cổng trụ sở tiếp dân - bà con Dương Nội lại treo tấm băng rôn màu đen ghi dòng chữ : 

“Dân oan Dương Nội phản đối Thanh tra Chính phủ và UBNDTP Hà Nội cố ý làm trái điều 57 NĐ 84 CP, vi phạm khoản 3 điều 39 Luật đất đai, điều 45 Luật khiếu nại tố cáo bao che cho Quận Hà Đông cướp đất”. 

Truyền đơn chống giặc Tầu và tham nhũng


Vài hình ảnh:




TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH: TÔI ĐỒNG Ý VỚI KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992



Chiều ngày hôm nay, 22.1.2013, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, lão thành Cách mạng, 98 tuổi, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc từ 1974 - 1987, nguyên Bí thư tỉnh ủy các tỉnh Phúc Yên, Thái Bình, Thanh Hóa...đã đọc và ký tên vào Bản Kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đăng tải trên trang Bauxite VietNam hôm nay.


Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ghi lên bên lề của Kiến nghị Sửa đổi Hiến Pháp 1992đăng trên Bauxite VietNam như sau:

Về điều 4: Không cần ghi điều 4 vào Hiến pháp


Trong thời kỳ vận động cách mạng lật đổ ách thực dân Pháp giành lại độc lập tự do cho dân tộc, Đảng Cộng sản không có chút quyền hành nào, Không điều nào quy định cho Đảng được quyền lãnh đạo, thế mà Đảng vẫn lãnh đạo được dân, dân tự giác theo sự lãnh đạo của Đảng làm Cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trong 2 cuộc kháng chiến vì độc lập thông nhất Tổ quốc cũng vậy. Chỉ cần Đảng có chính nghĩa, trong sạch, thực sự vì nước, vì dân, thực thi dân chủ trong mọi lĩnh vực làm cho nước mạnh, dân giầu, thì tự khắc dân sẽ tự nguyện theo sự lãnh đạo của Đảng, Không cần ghi điều 4 vào Hiến pháp.

KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dưới đây gọi tắt là Dự thảo), chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, xin trình bày với Quốc hội và Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 một số kiến nghị, đồng thời mong mỏi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Hiến pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng trong xã hội. Dự thảo chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực. Kiểm soát bên trong giữa các nhánh quyền lực nhà nước bằng các cơ chế đối trọng kiềm chế lẫn nhau, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp không thể vượt quá giới hạn được ấn định. Kiểm soát từ bên ngoài đối với công quyền được thực hiện bởi nhân dân với vai trò quan trọng của xã hội dân sự mà tiền đề là các quyền tự do về ngôn luận, báo chí, lập hội, hội họp, biểu tình,...

Hiến pháp phải mang tính chính đáng được đo bằng nhiều tiêu chí. Thứ nhất, hiến pháp phải có mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền, kiến tạo tự do, dân chủ, công bằng, hạnh phúc; đồng thời đoàn kết toàn dân, loại bỏ mọi sự chia rẽ hay áp bức, hướng đến sự phát triển bền vững của dân tộc. Thứ hai, hiến pháp phải thể hiện ý chí chung của nhân dân, thể hiện sự đồng thuận của nhân dân để lập ra các cơ quan nhà nước. Thứ ba, hiến pháp phải được xây dựng theo các nguyên tắc pháp luật phổ biến của thế giới văn minh, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Theo tinh thần đó, trước mắt chúng tôi kiến nghị 7 điểm như sau.
Kiến nghị thứ nhất về Lời nói đầu và về Chương I
Lời nói đầu của Dự thảo không làm rõ mục tiêu của hiến pháp và chủ thể quy định hiến pháp. Hiến pháp cần xác định mục tiêu trước hết là để bảo đảm sự an toàn, tự do và hạnh phúc của mọi người dân. Một bản hiến pháp tốt phải hạn chế sự lạm quyền của những người cầm quyền, tạo dựng khuôn khổ cho các sinh hoạt chính trị, kinh tế và văn hoá diễn ra một cách an bình và hiệu quả. Hiến pháp cũng phải hướng đến hạnh phúc của các thế hệ tương lai.
Quyền lập hiến (xây dựng, ban hành hay sửa đổi hiến pháp) là quyền sinh ra các quyền khác (lập pháp, hành pháp và tư pháp) phải thuộc về toàn dân, chứ không thể thuộc về bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào, kể cả Quốc hội. Lời nói đầu cần xác định rõ chủ thể quyết định, ban hành hiến pháp là nhân dân.
Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.
Lời nói đầu của Dự thảo không đáp ứng được các yêu cầu trên nên chúng tôi đề nghị bỏ và thay bằng:
Kế tiếp nền văn hiến và truyền thống bất khuất của các thế hệ tiền nhân đã dựng xây và bảo vệ đất nước, đã đấu tranh vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân,
vì một xã hội dân chủ, công bằng và pháp quyền, vì tự do và hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai,
chúng tôi, nhân dân Việt Nam, quyết định xây dựng và ban hành bản Hiến pháp này.
Trong Chương I, cần nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền nhân dân đòi hỏi phải tôn trọng ý của dân tộc. Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền.
Chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ. Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy. Hiến pháp của Liên Xô năm 1977 quy định ở Điều 6 vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội đã không tránh được sự sụp đổ của chế độ Xô-viết khi không còn lòng tin của dân.
Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước.
Ý kiến nêu trên được tiếp thu sẽ tạo cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận.
Kiến nghị thứ hai về quyền con người
Một mục đích của việc thành lập Nhà nước là để bảo vệ các quyền đương nhiên của con người.
Dự thảo đã điều chỉnh thứ tự để đề cao các quyền này so với Hiến pháp hiện hành, nhưng lại có nhiều điểm chưa phù hợp với các quy định và chuẩn mực quốc tế về quyền con người; như các quy định trong Dự thảo về giới hạn quyền (Điều 15), “không lợi dụng quyền con người, quyền công dân” (Điều 16), “quyền không tách rời nghĩa vụ (Điều 20). Dự thảo còn quy định quá nhiều nghĩa vụ một cách tùy tiện (Điều 41, Điều 42, Điều 49,…). Việc nhấn mạnh trong Dự thảo các lý do về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị, việc đưa cụm từ “theo quy định của pháp luật”, ... nhằm hạn chế những quyền đó sẽ mở đường cho việc nhân danh hiến pháp để vi phạm quyền con người, đàn áp các công dân thực thi quyền tự do như đã diễn ra trong thực tế những năm qua ở nước ta.
Chúng tôi yêu cầu sửa Dự thảo theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Nếu các quyền này được ghi trong Hiến pháp mà không được thực thi nghiêm túc như hiện nay, thì việc quy định các quyền ấy cũng trở nên vô nghĩa. Vì vậy chúng tôi yêu cầu Hiến pháp quy định thành lập một Ủy ban Quốc gia về Quyền Con người hoạt động độc lập.
Kiến nghị thứ ba về sở hữu đất đai
Chế độ sở hữu tư nhân về đất đai đã tồn tại từ lâu trên đất nước ta. Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân kể từ Hiến pháp Việt Nam 1980 là sự sao chép Hiến pháp Liên Xô, một điều hoàn toàn xa lạ với nhân dân Việt Nam và đã gây ra rất nhiều bất ổn xã hội. Điều 57 Dự thảo tiếp tục khẳng định đất đai “thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” là duy trì quy định sai trái, bỏ qua những vấn đề ngày càng trầm trọng do quy định này gây ra mà hàng triệu khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trong những năm qua chỉ là phần nổi của tảng băng chìm hết sức nguy hiểm.
Không thừa nhận sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng về đất đai cùng tồn tại với sở hữu nhà nước là tước đoạt một quyền tài sản quan trọng bậc nhất của người dân. Đánh đồng sở hữu nhà nước với sở hữu toàn dân về đất đai là tạo điều kiện cho quan chức các cấp chính quyền tham nhũng, lộng quyền, bắt tay với nhiều tư nhân, doanh nghiệp cùng trục lợi, gây thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là nông dân.
Dự thảo còn “hợp hiến hóa” việc thu hồi đất, trong đó lại mở rộng phạm vi áp dụng cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội; đây là một sự thụt lùi so với Hiến pháp 1992 và có thể gây bùng nổ bất ổn xã hội.
Vì thế chúng tôi kiến nghị sửa đổi Điều 57 của Dự thảotrở lại như Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959. Có thể quy định như sau: “Sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng và nhà nước về đất đai được tôn trọng. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và thống nhất quản lý đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và các tài nguyên, nguồn lợi khác ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư.”
Thay thế quy định thu hồi đất bằng trưng mua đất và không áp dụng cho các dự án phát triển kinh tế-xã hội như nêu trong Điều 58 của Dự thảo.
Kiến nghị thứ tư về tổ chức Nhà nước
Tổ chức bộ máy Nhà nước phải phân biệt rạch ròi các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các cơ quan hiến định khác. Tất cả các cơ quan nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp và luật. Các nhánh quyền lực ràng buộc, chế ước lẫn nhau nhưng không thể bị chi phối bởi bất kỳ một tổ chức hay cá nhân duy nhất nào, nghiêm cấm mọi sự độc quyền quyền lực. Đặc biệt, hệ thống tư pháp phải được bảo đảm trên thực tế quyền xét xử độc lập, chỉ dựa vào Hiến pháp và luật. Tòa án Hiến pháp phải được thành lập, có chức năng phán quyết, chứ không phải là tư vấn, kiến nghị như chức năng của Hội đồng Hiến pháp được quy định trong Dự thảo.
Kiến nghị thứ năm về lực lượng vũ trang
Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kiến nghị thứ sáu về trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp
Quyền lập hiến là quyền của toàn dân, phải phân biệt với quyền lập pháp của Quốc hội. Vì vậy phải có trưng cầu dân ý để phúc quyết Hiến pháp. Chúng tôi đề xuất quy định trong Hiến pháp: “Bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua trưng cầu dân ý được tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới.
Kiến nghị thứ bảy về thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp
Việc lấy ý kiến đóng góp của toàn dân về sửa đổi Hiến pháp là một việc hệ trọng đến vận mệnh quốc gia, phải được tiến hành một cách nghiêm chỉnh, không thể tắc trách, lấy lệ. Vì vậy, thời hạn lấy ý kiến của nhân dân chỉ trong vòng ba tháng là quá ngắn, dễ dẫn đến tình trạng làm một cách hình thức cho qua chuyện. Vì vậy chúng tôi kiến nghị gia hạn thời gian lấy ý kiến của nhân dân đến hết năm 2013, đồng thời khuyến khích đề xuất các dự thảo khác để Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cùng toàn thể đồng bào tham khảo, so sánh, thảo luận nhằm xây dựng một bản hiến pháp phù hợp nhất cho quốc gia.(*)
Sửa Hiến pháp theo tinh thần của các kiến nghị nêu trên sẽ phát huy dân chủ và hòa hợp dân tộc – những đòi hỏi hết sức bức xúc của nhân dân trong giai đoạn trước mắt, cũng như cho sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước.
Chúng tôi tha thiết mong mỏi đồng bào trong và ngoài nước hưởng ứng bản Kiến nghị này bằng cách đăng ký tham gia ký tên theo địa chỉ thư điện tử: kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com
Hà Nội, ngày 19 tháng 1 năm 2013

Chú thích: * Theo tinh thần đó, một số chuyên gia luật ở trong nước đã soạn một dự thảo hiến pháp được gửi kèm Kiến nghị này như một tài liệu để tham khảo và thảo luận.


Trung Quốc liệu có dám tự đào hố chôn mình?

Mấy ngày báo chí Trung quốc tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với Nhật. Như mạng tin Sankei ngày 16.1 cho biết, Thiếu tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Bành Quang Khiêm tuyên bố trên truyền thông Trung Quốc rằng, chỉ cần Nhật Bản bắn một phát đạn vào máy bay Trung Quốc sẽ đồng nghĩa với việc Nhật Bản khai chiến. “Trung Quốc không thể chờ đến phát đạn thứ hai mà sẽ lập tức phản công” – ông nói. Còn Thiếu tướng La Viện – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Khoa học quân sự – ngày 15.1 cũng tuyên bố trên mạng tin của tờ People’s Daily rằng: “Chúng ta hoàn toàn không sợ chiến tranh với Nhật Bản” nếu Nhật chỉ cần bắn một viên đạn thì Trung quốc sẽ trả đũa gấp 100 lần. Hay đi xa hơn nữa, như ông Đại tá không quân Đới Húc, thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc đang triển khai học thuyết: “Để đối phó với Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản, không quân Trung Quốc cũng cần tung chiến đấu cơ” v.v… và vân vân.
Nhưng và dư luận thế-giới đều cho rằng đó là hành động “rung cây dọa khỉ” mà thôi bởi những lý do khác còn lớn hơn nhiều nếu xẩy ra một cuộc chiến Trung Nhật mà Trung quốc phải tính đến, đó là:
1, Trước tiên người ta cho rằng cuộc chiến mà Trung quốc phát động tấn công Nhật bản sẽ buộc Hoa kỳ phải vào cuộc và sau đó cả châu Âu cũng vào cuộc theo. Kinh tế Trung quốc bị phong tỏa. 6.000 tỷ mà Mỹ vay của Trung quốc lập tức sẽ biến mất tiếp sau đó là tất cả các tài khoản của Trung quốc tại các nhà bank ở Mỹ và Canada, châu Âu v.v… sẽ bị đóng băng tức khắc, các quốc gia sẽ đi đến cam kết không buôn bán cho Trung quốc, thiệt hại kinh tế lên gấp hàng chục lần số tiền Mỹ đã vay.
Đây là cơ hội nghìn vàng để Mỹ và các nước châu Âu lấy lại vị thế đang suy sụp của mình. “ Bây giờ hoặc không bao giờ có lại cơ hội này và một ngày mai không xa, Trung quốc sẽ là một cường quốc số một thế giới không chỉ bằng kinh tế mà cả về quân sự.”

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

KIẾN NGHỊ SỐ 05 LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ECOPARK VĂN GIANG



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2013

KIẾN NGHỊ SỐ 05 LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ECOPARK

VĂN GIANG – HƯNG YÊN

(Kiến nghị của các luật sư trợ giúp pháp lý cho những hộ dân bị thu hồi đất liên quan đến dự án Ecopark – Văn Giang – Hưng Yên, đề nghị  Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ trực tiếp xem xét, giải quyết những vấn đề liên quan đến dự án Ecopark)

Kính gửi:      -   Ngài Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Chính phủ.
Đồng kính gửi:  
-   Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
-   Ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước
-   Ông Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội
-   Ông Nguyễn Xuân Phúc – Phó Thủ tướng Chính phủ
-   Ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng Ban Nội chính Trung ương
-  Các Ông: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng Bộ công an; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ Xây dựng
-  Các cơ quan, đoàn thể: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội nông dân Việt Nam; Ban dân nguyện – Quốc hội; Ủy ban pháp luật Quốc hội
-  Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
-   Các cơ quan truyền thông, báo chí
Chúng tôi, những luật sư đang trợ giúp pháp lý cho những hộ dân tại Văn Giang – Hưng Yên do việc họ bị thu hồi đất, liên quan đến dự án Ecopark gửi tới Ngài Thủ tướng và các Quý vị lời chào trân trọng và xin trình bày, kiến nghị như sau:

Bài đăng phổ biến