Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Tường thuật buổi gặp gỡ nhân kỷ niệm sinh nhật NO-U FC tròn một tuổi.

Vậy là thấm thoắt đã một năm câu lạc bộ bóng đá NO-U ra đời. Sau một mùa hè đỏ lửa năm 2011 với 11 cuộc xuống đường biểu tình của đông đảo các thế hệ người Việt Nam yêu nước tại Hà Nội để phản đối dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc đòi độc chiếm biển Đông và cướp tài sản cũng như giết hại ngư dân ta đang làm ăn lương thiện trên vùng biển của cha ông họ từ ngàn đời nay. Để giảm bớt áp lực cho chính quyền Hà Nội, khi mà họ hàng ngày phải huy động lực lượng ngăn cấm người biểu tình một cách vô lối và áp đặt, đồng thời để gắn kết những con người NO-U nên một số anh em đã kêu gọi thành lập một CLB bóng đá sinh hoạt hàng tuần bên nhau trên tinh thần: XOÁ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ BẢO VỆ TỔ QUỐC và HOÀNG SA - TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM.
Để kỷ niệm lại quãng đường một năm, tối nay các thành viên chúng tôi quây quần bên nhau cùng nâng ly chúc mừng NO-U FC sẽ càng ngày càng phát triển và vững mạnh.
Theo dự định ban đầu, tiệc sinh nhật sẽ được tổ chức tại nhà hàng Dê Phố 66 Quan Nhân, nhưng khi chúng tôi đến thì nhà hàng có nói là bên công an và an ninh gì đó không muốn nhà hàng phục vụ chúng tôi, vậy nên chúng tôi phải dời sang địa điểm 358 đường Láng, cũng chính vì vậy buổi tiệc dự trù có 50 khách đã tăng lên con số 100 thành viên tham dự.
Xin mời!

Khách mời Lê Hiền Đức đã đến nhưng nhà hàng buộc không được tiếp khách

Bình ruồi - Càng chống chế, càng lộ ngu dốt


Hai câu trả lời ngu nhất của Bình ruồi thể hiện chỉ trong 10 phút (thời gian cho phép) trả lời chất vấn 1/6 vấn đề của đại biểu Quốc hội vào 15h chiều 30/10:

"Nợ xấu do ảnh hưởng và có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, chẳng hạn như do hàng tồn kho, bất động sản."

Phân tích ngu:

Ngân hàng có trách nhiệm thẩm định để cho vay mà bảo đảm được thu hồi vốn. Kinh tế khủng hoảng hay không, tồn kho nhiều hay ít không ảnh hưởng (không bắt buộc) đến trách nhiệm và quyết định cho vay (vô tội vạ) của Ngân hàng. Cho vay không thu hồi được là trách nhiệm 100% của Ngân hàng, không có bất kỳ ai liên quan. Nếu có các trường hợp can thiệp bất minh hay cấu kết cho vay đối với các Doanh nghiệp, Tập đoàn nhà nước thì đó cũng là hành vi bất tuân nguyên tắc tài chính, phi kinh tế… Ngân hàng dám làm trái thì phải dám chịu trách nhiệm.

Để dễ hình dung, giả sử 100% nợ xấu đó là của các cá nhân hay Doanh nghiệp tư nhân thì Ngân hàng phải chịu mất tiền hay đổ lỗi được cho ai, cho hệ thống chính trị nào?!?Còn nếu là DNNN thì quy chế nào quy định có sự khác biệt, ưu ái cho vay (thậm chí là vô tội vạ)? Ai can thiệp và can thiệp như thế nào. Tại sao lại can thiệp nếu không phải là do cấu kết nhóm lợi ích, sân sau, tham nhũng?

Nói là nguyên nhân đã là ngụy biện còn chưa được chấp nhận, còn dám bảo là do trách nhiệm của cả hệ thống chính trị thì vô cùng ngu, Bình ruồi có hiểu không?

"Với trách nhiệm là Thống đốc ngân hàng, tôi không thể hứa được nợ xấu sẽ được xử lý như thế nào vì như đã nói ở trên, trách nhiệm là của cả hệ thống chính trị."

Câu phân tích duy nhất là: Cách chức, về vườn. Không có câu nào ngu hơn nữa đâu, Bình ruồi ơi!

Tiếc là Quốc hội không cho phép thời gian nhiều hơn, để xem Bình ruồi càng lộ thêm nhiều kỷ lục ngu đến mức nào.
Bổ sung:
Đúng là câu nói ngu kỷ lục nên sau đó cũng được các báo Đảng đưa lên nguyên văn. Đặc biệt VnExpress lại còn đưa lên một bức ảnh chụp đúng gương mặt... hết mức ngu. Ơ hơ...!

Phiên tòa xét xử nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang



Dân Làm Báo - Kết thúc phiên xử sáng nay (30/10/2012), tại Tòa án Nhân dân Tp Hồ Chí Minh – 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình bị kết án 6 năm tù giam, nhạc sỹ Việt Khang bị kết án 4 năm tù giam, và mỗi người phải chịu thêm 2 năm quản chế.

Như thường lệ, tình hình an ninh ở khu vực quanh tòa án đã bị kiểm soát siết chặt trước phiên xử, chỉ có người thân được tham dự phiên tòa.

Hai nhạc sỹ nói trên bị truy tố với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ luật Hình sự.

Nhạc sỹ Việt Khang, tên thật là Vũ Minh Trí (34 tuổi) được cho là tác giả của hai nhạc phẩm “Việt Nam tôi đâu” và “Anh là ai” đang lan truyền trên mạng nói về tâm tư của một người dân Việt Nam trước hiện tình đất nước đang bị Trung Quốc xâm lược.

Nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình là người có nhiều ca khúc được trình bày bởi các ca sỹ nổi tiếng trong nước. Cả hai nhạc sỹ đã bị bắt giam từ cuối năm ngoái cho đến nay.

Theo lời luật sư Trần Vũ Hải – người bào chữa cho nhạc sỹ Việt Khang – Việt Khang không có ý đồ hoạt động chính trị. 

Trong phiên tòa, theo hội đồng xét xử, hành vi của Anh Bình và Việt Khang là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh quốc gia. Theo cáo trạng, cả Anh Bình và Việt Khang đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận tự dựng lên nhóm gọi là “Tuổi trẻ yêu nước”, sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng Internet lập trang web “tuoitreyeunuoc…” và lập các blog cá nhân để trao đổi thông tin. Trên các trang web và blog trên, các bị cáo đã cho lưu trữ nhiều tài liệu, đăng tải các bài viết, bản nhạc có nội dung tuyên truyền xuyên tạc sai sự thật, nói xấu gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước. 

Kết thúc phiên tòa, sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với bản án dành cho hai nhạc sỹ yêu nước Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang. Trong bản thông cáo mới nhất, phát ngôn viên của tòa đại sứ Mỹ, ông Christopher Hodges nói: "Việc kết án tù này là hành động mới nhất trong một loạt các động thái của chính phủ Việt Nam nhằm hạn chế tự do ngôn luận."

Tổ chức Ân xá quốc tế cũng đã kêu gọi thả tự do ‘ngay lập tức và vô điều kiện’ cho hai nhạc sỹ này. 

Trích lời ông Rupert Abbott, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Tổ chức Ân xá quốc tế: “Thật lố bịch khi đối xử như vậy với những người này chỉ vì họ sáng tác các bài hát. Đây là những tù nhân lương tâm. Họ bị bắt giữ chỉ vì họ đã thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách hòa bình bằng những bài hát và những hành động phi bạo lực.”

Xem thêm:

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Nguyễn Tấn Dũng chính thức mất quyền kiểm soát 21 doanh nghiệp lớn nhà nước


Quan Lam Bao

Thủ tướng CSVN sẽ không còn nắm quyền sinh sát trực tiếp đối với 11 tập đoàn và 10 tổng công ty quốc doanh lớn nhất của chế độ.

Tàu vận tải biển Vinalines Queen bị đắm và mất tích ngày 25 tháng 12, 2011 ở khu vực gần đảo Luzon (Philippines) khi chở quặng Nickel từ Indonesia đi Trung quốc. (Hình: Tiền Phong)
Congái hưởng phúc cha  Vạchtrần sự dối trá  'Vuakhông ngai' xin tỵ nạn  Đằngsau tái cấu trúc 9 NH  BịtMiệng nhân dân        vấn  Tạisao Nguyễn Tấn Dũng thoát lưới Vinashin?  Hôbiến nợ xấu cho Vinashin  Dấu ấnNguyễn Tấn Dũng  CÙNG CHƠIBÀI Ù!  BÃO NỔI LÊNRỒI Tạisao Thủ tướng 'ÔM' Tập đoàn  
Bản tin chinhphu.vn loan tin, ông Vũ Ðức Ðam, chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ họp báo hôm Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012, loan báo phiên họp thường lệ của chính phủ trong tháng 10 đã có quyết định là ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không còn nắm quyền trực tiếp tất cả 21 đại công ty nói trên.

Các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh CSVN đầy tai tiếng từ tham nhũng đến kinh doanh bừa bãi thất thoát tiền của nhà nước hàng tỉ đô la, nổi tiếng hơn một năm qua như Vinashin, Vinalines, Tập đoàn Ðiện Lực, Tập Ðoàn Than Khoáng Sản, v.v...
Theo một nghị định chưa thấy công bố, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn “có một số quyền hạn, trách nhiệm trực tiếp... có thể sẽ ít hơn 10” trong tổng số tập đoàn và tổng công ty nói trên. Phần còn lại “về cơ bản trách nhiệm, quyền hạn đó sẽ được giao cho các bộ quản lý chuyên ngành, bộ quản lý tổng hợp UBND tỉnh, thành phố,” theo bản tin chinhphu.vn.
Quyết định này có dấu hiệu đến từ hậu quả của cuộc họp Trung Ương Ðảng từ 1 đến 15 tháng 10, 2012 vừa qua mà tin tức hé lộ cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị đả kích mạnh mẽ về sự thất bại của hệ thống quốc doanh. Ðám đại gia quốc doanh lâu nay nổi tiếng “lời giả lỗ thật” nhờ được nuông chiều, lấy những khoản tiền khổng lồ của nhà nước đầu tư bừa bãi đủ mọi thứ ngành nghề ngoài phạm vi chuyên môn. Ðặc biệt những khoản tiền rất lớn được các tập đoàn điện lực, tập đoàn đóng tàu, tổng công ty tàu biển, than đá, v.v... đổ vào xây dựng biệt thự, chung cư. Nhà bán không được, không có tiền trả nợ ngân hàng dù là tiền lời. Nay cả đám từ ngân hàng đến con nợ là các đại gia quốc doanh đều đang kẹt.
Một số tiền không nhỏ của những khoản đầu tư này chui vào túi tham của các quan dưới hình thức “lại quả” cho những chữ ký thuận.
Ngày 25 tháng 10, 2012, báo Thanh Niên có bản tin Thanh tra Bộ Xây Dựng “đề nghị Thanh tra Chính phủ kiến nghị lên thủ tướng kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân HÐQT và Ban Giám Ðốc PVN khi ban hành các văn bản chỉ thị cho các đơn vị cấp dưới chỉ định thầu trái với luật đấu thầu.”
Theo bản tin này, Thanh tra Bộ Xây Dựng CSVN công bố một bản kết luận khi tới thanh tra dự án xây dựng nhà máy sản xuất ống thép của Tập Ðoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PVN) thì thấy nó “không thuộc danh mục các dự án được phê duyệt quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2012, định hướng 2025 của Thủ tướng Chính phủ.” Nói khác dự án này đã được PVN tự ý thực hiện “vượt thẩm quyền cho phép.” Ðủ mọi mặt từ thiết kế đến xây dựng và kế toán đều “có nhiều sai phạm” mà không ai không hiểu các quan tìm cách chấm mút, rút ruột.
Những gì xảy ra tại PVN cũng đã thấy xảy ra ở Vinashin, Vinalines mà ông Nguyễn Tấn Dũng là người có thẩm quyền cao nhất. Tất cả các dự án lớn nhỏ ở Việt Nam dù là quốc doanh hay cấp nhỏ ở một thôn làng đều là các cơ hội để các quan chia nhau ăn bẩn.
Trước rất nhiều lời tố cáo quan chức PVN làm bậy, ông Vũ Ðức Ðam cho hay một hội đồng kỷ luật được thành lập và sẽ đưa ra kết luận trong tháng 11.
Một vấn đề nhức nhối khác đang là nỗi khó khăn cho chế độ Hà Nội là nợ xấu nằm trong hệ thông ngân hàng thương mại, gồm cả các ngân hàng quốc doanh, rất lớn. Con số nợ xấu ước lượng trên 200,000 tỉ đồng hiện chế độ Hà Nội chưa biết đối phó ra sao, chỉ mới thấy ông Vũ Ðức Ðam nói Ngân Hàng Nhà Nước CSVN “đang lên phương án về quy mô cụ thể của công ty và các nguồn vốn huy động, nhưng chắc chắn Nhà nước sẽ không lấy tiền ngân sách trả nợ thay doanh nghiệp.”

Đại biểu Đặng Thành Tâm trở lại họp Quốc hội

Đại biểu Đặng Thành Tâm trở lại họp Quốc hội
TPO - Sáng nay, đại biểu quốc hội Đặng Thành Tâm đã bất ngờ xuất hiện để tham gia kì họp thứ tư Quốc hội khóa XIII. 

Đại biểu Đặng Thành Tâm tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, ngày 29-10-2012 
Đại biểu Đặng Thành Tâm tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, ngày 29-10-2012. 
Ảnh: Minh Tuấn

Trao đổi với báo chí, ông Đặng Thành Tâm cho biết: Đại biểu quốc hội là phải đi họp để thể hiện trách nhiệm với những cử tri đã tin tưởng lựa chọn mình. Tôi sẽ tham dự hết kỳ họp. 

Về tình hình sức khỏe, ông Tâm cho biết sau một thời gian chữa trị ông đã cảm thấy ổn hơn.

Trao đổi với báo chí về tình hình của doanh nghiệp, ông Tâm nói: trong tình hình khó khăn chung của các doanh nghiệp thì doanh nghiệp của ông cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. 

Trước đó, sáng 22-10 Chủ tịch Quốc hội đã nhận được đơn của ông Đặng Thành Tâm xin nghỉ cả kỳ họp thứ tư để đi chữa bệnh ở nước ngoài. Cùng đó, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cũng có văn bản đề nghị và Chủ tịch Quốc hội đã chấp thuận cho đại biểu Tâm vắng mặt cả kỳ họp.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Lòng yêu nước của người dân Việt Nam đang bị Đảng và chính quyền CS Việt Nam giễu cợt


Vụ công an Việt Nam bắt giữ một nữ sinh viên trường đại học Công Nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cô Nguyễn Phương Uyên kể từ ngày 14 tháng 10, 2012 với một lý do mơ hồ, không rõ ràng, không minh bạch nhất là việc bắt giữ đó lại không tuân thủ theo các quy định và trình tự của pháp luật khiến cho dư luận trong và ngoài nước vô cùng bức xúc. Người dân cả nước ngày càng tỏ ra hoang mang và đầy nghi ngờ về tính xác thực của vụ bắt giữ em sinh viên Nguyễn Phương Uyên nói trên. Nhiều người tự nhủ rằng, tại sao một nữ sinh viên trẻ tuổi ngoan hiền, năng nổ lại bị cáo buộc phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước, bị chính quyền cộng sản Việt Nam bắt cóc một cách bí mật mà không đường hoàng chính thức bắt em theo đúng quy định và trình tự của pháp luật? Vụ việc dấy lên sự quan ngại từ người dân trong nước cũng như từ Cộng đồng Quốc tế nhất là kể từ khi chính quyền thực hiện việc bắt cóc bí mật tương tự đối với 17 Nhà hoạt động trẻ Công giáo trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, theo nguồn tin cung cấp từ hầu hết các bạn trẻ sinh viên khác cùng trường với em Phương Uyên thì lý do ban đầu công an thông báo khi đến bắt em Uyên chính là để phục vụ cho việc điều tra về việc nghi ngờ em có liên quan đến việc dán những tờ truyền đơn chống kẻ thù xâm lược Trung Quốc. Điều này phù hợp với những diễn biến xảy ra gần đây khi ba Blogger bất đồng chính kiến bao gồm blogger Điếu Cày, Blogger Tạ Phong Tần và blogger Anh Ba Sài Gòn cũng vì viết và đăng tải những bài viết chống Trung Quốc xâm lược mà bị chính quyền cộng sản Việt Nam cáo buộc là tuyên truyền chống chế độ và phải đón nhận những bản án vô cùng nặng nề và đầy nghịch lý. Và điều nghịch lý tưởng chừng như không thể có cũng đã xảy ra đối với hai Nhạc sĩ yêu nước của chúng ta đó là nhạc sĩ Việt Khang và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình cũng bị cáo buộc với tội danh tương tự chỉ vì sáng tác những bản nhạc thể hiện lòng yêu nước chống kẻ thù xâm lược Trung Quốc của họ!!!. Vâng, những điều nghịch lý không tưởng đó tưởng chừng như chỉ có trong giấc mơ lại đang xảy ra ngay tại chính quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta khi lòng yêu nước của người dân chống kẻ thù xâm lược lại bị chính ngay chính quyền của họ kết tội và đem ra xét xử một cách hoang đường vô tội vạ.
Điều gì đã khiến cho lòng yêu nước chống kẻ thù xâm lược lại trở thành tội danh tuyên truyền chống Nhà nước??? chẳng lẽ việc tuyên bố chủ quyền của chính quyền cộng sản Việt Nam trên các hòn đảo đang bị chính quyền cộng sản Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp chỉ là lời tuyên bố ảo cho có hình thức, mà trong lòng họ thật ra đã nghiễm nhiên công nhận chủ quyền hợp pháp của bọn xâm lược Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, nên mới xem lòng yêu nước của người dân mình là “phản động, là chống lại Nhà nước!!!???. Năm xưa khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng tự nguyện ký tên vào Công Hàm thừa nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động bán nước đó có thể được ngụy biện và dẫn giải rằng do còn đang trong thời kỳ chiến tranh cần sự hậu thuẫn của chính quyền Trung Quốc trong việc giúp miền Bắc Việt Nam giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. Thế nhưng trong giai đoạn hiện nay khi đất nước không còn chiến tranh và kẻ thù xâm lược Trung Quốc lại tiếp tục xâm chiếm cả khu vực biển Đông trong đó bao gồm cả quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà chính quyền cộng sản Việt Nam lại có những thái độ và hành động đầy mâu thuẫn và cực kỳ khó hiểu nói trên thì sẽ phải giải thích và trả lời như thế nào với người dân cả nước? Chúng ta không thể để các vị lãnh đạo Đảng và chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam tiếp tục lừa dối chúng ta và âm thầm bán đứng dân tộc của mình cũng như phản bội lại Tổ Quốc. Chúng ta không thể tiếp tục trơ mắt nhìn những con người bất tín đang ngày ngày chà đạp lên những người anh em yêu nước của mình một cách thô bạo. Một Điếu Cày, một Tạ Phong Tần yêu nước bị kết án, một Việt Khang, một Trần Vũ Anh Bình và một sinh viên trẻ Phương Uyên với quyết tâm chống kẻ thù xâm lược đã trở thành những người hy sinh, và rồi đây ai sẽ là người kế tiếp có cùng chung số phận với họ khi kẻ thù xâm lược Trung Quốc bắt tay cùng với những nhà lãnh đạo bất tín vô tài vô đức của Đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam đang giễu cợt và đùa giỡn trên sự cống hiến, lòng yêu nước và nỗi đau mất nước của Dân tộc Việt Nam.

MỘT THỜI KỲ RỐI LOẠN SẼ BẮT ĐẦU Ở VIỆT NAM

Quan Lam Bao: Posted by Cu Den on 4:19 AM |  

Vào ngày 15 tháng 10, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc một cuộc họp dài nhất, thừa nhận những sai lầm lớn trong việc ngăn ngừa và khắc phục nạn tham nhũng. Trọng tâm thảo luận của cuộc họp là việc quản lý yếu kém và tệ bao che của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật đã cuối cùng thoát khỏi việc bị trừng phạt. Biện pháp nửa vời này gói gọn bản chất cố hữu của nạn tham nhũng trong nền chính trị Việt Nam, nhưng cũng phản ánh mong muốn ổn định của giới lãnh đạo đảng.
 Thông đốc Bình gia hạn tất toán vàng hay xoá dấu vết phạm tội?
 Bình An - điển hình bầu Kiển vừoi ăn cướp vừa 'được tiếng'! 
 Giống quái thai nào được sản sinh trong xã hội loài người? 
 Cả dân tộc đang bị thử thách? 
 Thủ Tướng chỉ là kẻ bịp bợm đại tài lợi dụng Luật đât đai! 
  Thư gởi bà Cựu đại biểu Hoàng Yến 
  Hãy thông cảm cho Đại biểu Dương trung Quốc... 
Nụ cười chiến thắng của đô la & sự tàn bạo thời trung cổ!  
  Công bố danh sách Gián điệp mạng của Tướng Nguyễn Văn Hưởng 
  Tiểu xảo 'nhận lỗi' của Thủ Tướng!   Nghịch lý thay, chính việc thiếu kiên quyết chống lại các quan chức tham nhũng như Dũng sẽ đẩy Việt Nam vào sâu hơn trong một kỷ nguyên của sự tranh giành chính trị và kiệt quệ về kinh tế.
Sự vươn lên và tồn tại qua thử thách của ông Dũng như một trong những nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất Việt Nam minh họa gọn gàng sự phát triển của nhà nước cộng sản trong thời kỳ đổi mới. Được đỡ đầu bởi cả hai nhà lãnh đạo của 2 phe phái lớn trong đảng cầm quyền của Việt Nam, vị chủ tịch nước bảo thủ Lê Đức Anh, và Võ Văn Kiệt vị thủ tướng có tinh thần cải cách, Dũng đã trở thành thành viên trẻ nhất của bộ phận tạo quyết định cao nhất của Việt Nam, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản vào năm 1996. Cực kỳ thực dụng, táo bạo, và có chí cương quyết, ông khéo léo tận dụng các lợi thế gồm niềm hy vọng của giới muốn cải cách cho một nhà lãnh đạo không sợ thay đổi, niềm ưa chuộng của phe bảo thủ về một nhà lãnh đạo cứng rắn với phe đối lập cùng quyền lực không giới hạn của đảng-nhà nước, để củng cố địa vị của mình.

Bên dưới sự vươn dậy đến quyền lực của ông Dũng là một hỗn hợp phát triển gồm bốn đường lối chính sách đặc trưng cho nền chính trị đương đại Việt Nam. Đường lối đầu tiên lèo lái bởi phe bảo thủ, những người chủ trương tính ưu việt của ổn định chính trị thông qua sự gìn giữ của chế độ. Đường lối thứ hai được đại diện bởi những nhà cải cách, thúc đẩy hiện đại hóa và sự cởi mở trong nước và quốc tế bằng cách áp dụng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản.
Cuộc hôn nhân giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự nổi lên của hai đường lối chính sách khác. Một đường lối trung đạo, từng cố gắng làm cầu nối sự khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Đường lối kia theo đuổi phương cách song phương, tích lũy lợi nhuận của con đường tư bản chủ nghĩa và sức mạnh của giải pháp cộng sản.
Đường lối trung đạo tiếp cận được những lợi ích của việc là một chính sách chính trị hợp lý trong cuộc chung sống lâu dài giữa phe bảo thủ và cải cách. Một con đường trung lộ đã được xác nhận bởi Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Đảng Công sản lúc ấy, trong thời gian 1999-2000. Ông Phiêu khởi xướng một chiến dịch lớn chống tham nhũng và khuyến khích sự pha trộn của những tư tưởng mới hòa giải lợi ích của đảng với thành phần đa số lớn hơn của đất nước. Vì không thực tế, những nỗ lực này biến mất cùng với sự xụp đổ của ông Phiêu vào năm 2001. Đến năm 2006, phương cách song phương nổi lên như một phương cách mạnh nhất của bốn đưòng lối chính sách của Việt Nam. Bị thôi thúc bởi những người theo phe cải cách của phương pháp này, Việt Nam nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông Dũng, người nối kết chặt chẽ nhất với các thành phần của đường lối song phương được bầu làm thủ tướng với những quyền hạn làm lu mờ ngay cả những người đứng đầu Đảng Cộng sản. Nguyện sẽ biến các tập đoàn khổng lồ của nhà nước thành những cầu thủ quốc tế, ông Dũng nhận được ủng hộ của đảng để trở thành một siêu giám đốc điều hành có hiệu lực của những cỗ máy khổng lồ. Ông đã sử dụng chúng vừa như một kênh đầu tư để tiếp liệu vào cuộc tăng trưởng cao vừa là một công cụ tiện dụng để kiểm soát được nền kinh tế.

Tuy nhiên, mô hình của ông Dũng sớm bị đổ vỡ. Một vài tháng trước cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, Việt Nam bắt đầu giai đoạn biến động và suy thoái kinh tế riêng của mình, vốn hiện vẫn chưa đến hồi kết thúc. Tỷ lệ tăng trưởng tụt giảm trung bình dưới 6% trong năm năm qua, giảm từ khoảng 8 % của thời gian năm năm trước. Trong vòng một vài năm, một trong 13 tập đoàn được ông Dũng thành lập đã bị phá sản, gây thiệt hại hơn 4 tỷ đô la Mỹ, trong khi một tập đoàn khác được cho là đã đổ nợ.

'Làm sao tin được chính phủ thất hứa'

'Làm sao tin được chính phủ thất hứa'
Cập nhật: 15:58 GMT - thứ bảy, 27 tháng 10, 2012
Dân biểu Loretta Sanchez, đại diện Địa Hạt 47 của tiểu bang California, Hoa Kỳ nói với BBC tiếng Việt rằng cần phải tiếp tục gây áp lực với Hà Nội để chính phủ Việt Nam phải cải thiện thực trạng nhân quyền.
Trong cuộc phỏng vấn với Nguyễn Hoàng trước dịp bầu cử tại Hoa Kỳ, bà Sanchez cho biết bà đang tiếp tục gây áp lực trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán với Hoa Kỳ và các nước khác để gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Loretta Sanchez, chính khách Mỹ bị từ chối visa nhập cảnh vào Việt Nam, cũng cho biết về những mong đợi của Việt Tân, một tổ chức được thành lập tại Hoa Kỳ, đối với những diễn biến tại Việt Nam.
BBC: Thưa dân biểu Sanchez, nói tới bầu cử thì không thể không nói tới cử tri. Xét về mối quan tâm tới chính trị, sự khác biệt gì giữa cử tri thế hệ thứ nhất gốc Việt (sang Hoa Kỳ sau Chiến tranh Việt Nam) và thế hệ sau, tức là con cái của họ là gì?
"Tôi thấy thế hệ trẻ người Việt đang có sự chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo và thực hiện khá mạnh mẽ"
Điều thú vị là cộng đồng người Việt, ít nhất là tại Quận Cam, đã thể hiện tính chủ động lớn đặc biệt trong giới trẻ. Chúng ta thấy học sinh và sinh viên đã tích cực đứng ra tổ chức các sự kiện, liên hoan và lễ hội như Tết nguyên đán chẳng hạn. Tôi thấy lớp trẻ người Việt có tiềm năng lãnh đạo rất lớn bởi trong cộng đồng gốc Mỹ Latinh như tôi chẳng hạn thì thường là người có tuổi đứng ra làm việc đó chứ giới trẻ thậm chí chẳng quan tâm. Do đó tôi thấy thế hệ trẻ người Việt đang có sự chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo và thực hiện khá mạnh mẽ. Tôi cũng thấy người cao tuổi hơn thường quan tâm nhiều hơn tới chủ đề nhân quyền hoặc những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Lớp trẻ thì quan tâm tới những việc như là “tôi có được vay tiền để trả học phí hay không, hay tôi có vào được đại học hay không”.

Bài đăng phổ biến