Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Lãnh đạo Việt Nam củng cố quyền lực giữa lúc chống đối gia tăng

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được cho là đã 'thoát khỏi sự trừng phạt dù bị phê bình'

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thoát được trừng phạt tại Hội nghị 6 của Ban chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam bế mạc hồi đầu tuần này, bất chấp những yếu kém của chính phủ do ông lãnh đạo đã đẩy kinh tế Việt Nam đến nhiều khó khăn hiện nay, tuy nhiên ông và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác đang đối diện với một áp lực ngày càng tăng và một mối đe dọa đang lan rộng, đó là mạng Internet.

Trong phát biểu được phát sóng truyền hình, Tổng bí thư Ðảng Nguyễn Phú trọng thừa nhận những yếu kém trong quản lý Ðảng Cộng sản cầm quyền đã đẩy nền kinh tế Việt Nam vào tình trạng nợ nần chồng chất, tăng trưởng chậm, đánh mất hình ảnh của một trong những nền kinh tế có tiềm năng phát triển nhất trong khu vực.

Tại phiên bế mạc của hai tuần lễ hội nghị, Tổng bí thư Trọng hối thúc Bộ Chính trị, tức cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam, phải khắc phục những yếu kém và tăng cường sự lãnh đạo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị nêu đích danh, nhưng các nhà phân tích nói rằng đó là một lời khiển trách nhắm sát vào nhân vật vốn đã xây dựng được hệ thống quyền lực đáng kể trong chính phủ kể từ khi được bổ nhiệm vào chức vụ này năm 2006.

Theo hãng tin Reuters, trên thực tế Hội nghị 6 đã làm dấy lên nhiều đồn đại liệu ông Dũng, năm nay 62 tuổi, sẽ tại chức được bao lâu nữa sau hàng loạt sai phạm về quản lý kinh tế, trong đó phải kể đến vụ phá sản của tập đoàn Vinashin và đồng tiền Việt Nam liên tục mất giá.

Và một diễn biến hiện nay được các nhà quan sát dự đoán là một mối đe dọa đang ngày càng tăng đối với giới cầm quyền và Ðảng Cộng sản Việt Nam đó là các đồn đại và chỉ trích xuất phát từ một loạt các trang web mới đang trở nên phổ biến.

Trang web tạo được ảnh hưởng nhiều nhất hồi gần đây là trang “Quan làm báo” tiết lộ nhiều thông tin nội bộ của giới lãnh đạo chóp bu được dư luận chú ý.

Trang web Quan làm báo ban đầu đăng tải chuyện tình cảm của những nhân vật lãnh đạo đảng, rồi tiếp đến đưa tin các nhân vật lãnh đạo ngân hàng bị câu lưu liên quan đến những bê bối tài chánh trước khi tin tức về những vụ bắt giữ ầm ĩ này được công chúng biết đến.

Gần đây hơn, người truy cập tìm thấy trong trang này nhiều chỉ trích và mỉa mai về ông Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Dũng đã không mất nhiều thì giờ để đáp lại. Tháng trước, ông ra lệnh cho công an điều tra trang Quan làm báo và hai trang web khác, và cấm các trang này tiếp tục hoạt động vì đã phổ biến những nội dung sai trái.

Một tuyên bố của chính phủ Việt Nam gọi đó là “âm mưu phản động” của các “thế lực thù địch”, từ ngữ thường được sử dụng để ám chỉ những nhà hoạt động ủng hộ dân chủ.

Cùng lúc, ba blogger nổi tiếng bị tuyên án tù dài hạn trong một động thái mà các nhà phân tích xem là một lời đe dọa gởi đến những người truy cập Internet, nhắc nhở họ chớ nên quên luật khắt khe của quốc gia Cộng sản này mà kêu gọi dân chủ đa đảng hay thách thức quyền hành của Ðảng Cộng sản.

Nguồn: Reuters, Chronicle News Service
http://www.voatiengviet.com/content/lanh-dao-vietnam-cung-co-quyen-hanh-giua-luc-chong-doi-gia-tang/1528089.html

30 tháng 10 xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình


VRNs – Sài Gòn

Hôm qua, ngày 16.10, Tòa án vừa thông báo sẽ đưa hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ra xét xử tại Tòa án nhân dân Sài Gòn, ngày 30.10.2012, với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước XHCN, theo khoản 2 điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam. Theo đó, bản án sẽ từ 10 đến 20 năm, nếu bị tuyên án là có tội.

Nhạc sĩ Việt Khang có tên khác là Võ Minh Trí, sinh năm 1978. Anh có vợ và một con trai 4 tuổi. Nhiều người Việt Nam trên thế giới bắt đầu biết đến Việt Khang từ sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam, vào mùa hè năm 2011. Hai trong nhiều tác phẩm của anh là "Anh là ai?" và "Việt Nam tôi đâu?"
[Mời quý vị nghe nhạc phẩm Việt Nam tôi đâu? và Anh là ai? của Việt Khang do ca sĩ Trung tâm Asia trình bày]


Nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN và trung tâm âm nhạc Asia nhận xét: "Phải là người ở trong cuộc, Việt Khang mới viết ra được những tác phẩm yêu nước hay đến như vậy. Việt Khang là món quà Thiên Chúa ban cho dân tộc Việt Nam trong lúc này".

Chủ tịch nước nói về 'đồng chí X'


Ba lãnh đạo cao cấp đều có các hoạt động sau hội nghị trung ương

BBC - Khi tiếp xúc cử tri ở TP Hồ Chí Minh hôm thứ Tư 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói về quyết định không kỷ luật một ủy viên Bộ chính trị, mà ông gọi là 'đồng chí X'.

Phát biểu của ông Trương Tấn Sang vừa được phát trong phần tin thời sự kênh VTV1, Đài Truyền hình Trung ương.


Ông nói với các cử tri: "Cả Trung ương không ai phản đối [về] cái khuyết điểm của Bộ chính trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối. Chúng tôi theo dõi trong suốt thời gian Hội nghị không ai phản đối cả".

Tuy nhiên, ông chủ tịch, ủy viên thường trực Bộ Chính trị, giải thích lý do không có quyết định kỷ luật 'đồng chí X'.

"Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.

Hôm thứ Hai, trong phát biểu bế mạc hội nghị 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: "Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị."

"Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá."

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

BCHTW thà dung túng một tên độc tài, tham nhũng, bất tài như 3D còn hơn là mất ổn định chính trị, mất Đảng

90 triệu dân VN bây giờ đã rõ BCHTW thà dung túng một tên độc tài, tham nhũng, bất tài như 3D còn hơn là mất ổn định chính trị, mất Đảng



Xem TV về TBT Trọng nói về quá trình đề nghị kỷ luật 3D, một điều thể hiện rất rõ cho 90 triệu dân đen thấy là vì lợi ích cá nhân của 175 Ủy Viên Trung Ương Đảng, họ quyết định không kỷ luật 3D.

Rõ ràng, lợi ích của 90 triệu dân là có một Thủ Tướng có tài, trong sạch, không bè phái, không độc tài để đưa nền kinh tế ra khỏi suy sụp không được đáp ứng. Bù vào đấy Ban Chấp Hành Trung Ương sẵn sàng dung túng 3D với quá khứ tham nhũng, độc tài, bất tài, bè phái được yên vị vì lo sợ “bất ổn Chính Trị” có thể đưa đến sự suy sụp của Đảng Cộng Sản.

Tôi có một thông điệp gửi đến toàn Đảng CS…Qua sự kiện hồ hởi của 90 triệu dân về sự kiện bầu Kiên bị bắt (hồ hởi là do người dân nhìn thấy bi kịch của ĐCS sắp hạ màn) qua đến những chuyện phê và tự phê, tự kiểm điểm v.v…thái độ của đại đa số dân VN là rất rõ, không nhầm lẫn gì cả là họ hy vọng, rất hy vọng vào sự mất ghế và truy tố Nguyễn tấn Dũng là bắt đầu cho sự sụp đổ toàn diện của ĐCS tại VN. Những sự hy vọng, hồ hởi này không khó tìm thấy trong những trang mạng như quan làm báo, dân làm báo, châu xuân nguyễn v.v…

Khi ĐCS không kỷ luật 3D, một không khí thất vọng tràn trề, thất vọng không phải chỉ vì 3D thoát nạn nhưng điều thất vọng tột cùng là ĐCS thoát nạn thêm vài tháng nữa. Khí thế chống Đảng vì thế ngày càng mạnh mẽ hơn và chỉ chờ có một dịp để bùng nổ, nhất là sau khi thấy rõ rằng BCH TW bảo vệ sự tồn vong của Đảng trên lưng kinh tế và an sinh của 90 triệu dân VN.
Đây là một thông điệp cảnh báo cho ĐCS.

Riêng tôi, với hiểu biết về sự suy sụp của nền kinh tế VN, 3D ở hay đi thì độ chậm của sự sụp đổ còn đó và sẽ phát huy trong những ngày tháng tới đây. Với những tiên đoán chính xác về độ chậm trong quá khứ như suy thoái, BĐS, nợ xấu NH, TTCK, Tập đoàn, DN chết lâm sàn, thất nghiệp hàng triệu thì tiên đoán này về độ chậm của sự sụp đổ kinh tế là chắc chắn sẽ xẩy ra, có thể nó chắc chắn đến nỗi Nguyễn Sinh Hùng không dám nhận ghế Thủ Tướng ký này.
Melbourne
16.10.2012
Châu Xuân Nguyễn
Nguồn: http://quanlambao.blogspot.com/2012/10/cxn101612187090-trieu-dan-vn-bay-gio-ro.html

BBC - Vụ Đoàn Văn Vươn: 'Kết quả phũ phàng'

Vụ Đoàn Văn Vươn: 'Kết quả phũ phàng'

Cập nhật: 15:59 GMT - thứ hai, 15 tháng 10, 2012
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn nói thực tế quá 'phũ phàng'
Bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn nói những gì xảy ra trong hơn chín tháng qua là "phũ phàng".
Bà nói gia đình đã có hy vọng khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng về vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng hồi tháng Một nhưng sau đó bà và người thân đều thấy "thất vọng".
 Nói chuyện với BBC vào ngày báo Tuổi Trẻ đưa tin quá trình điều tra của Công an Hải Phòng về vụ việc còn chưa kết thúc, Bà Thương nói:
"Nói chung nhà cũng đưa đơn xin bảo lãnh nhưng họ không cho.
"Kết quả thì họ phũ phàng lắm. Người dân thấp cổ bé họng cũng không kêu vào đâu [được]."
Giọng bà Thương có vẻ buông xuôi và mệt mỏi trong cuộc nói chuyện điện thoại và bà nói đã bị ốm từ một tháng nay.
Bà nói thêm: "Nói chung chúng em cũng hồi phục lại cũng an ủi nhau gắng gượng để các cháu đi học hành, chứ bây giờ đổ bệnh ra và chán nản thì các cháu không biết bấu víu vào đâu."
Phục chức
Báo Bấm Tuổi Trẻ dẫn lời Đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc Công an Hải Phòng, nói vụ Tiên Lãng "phức tạp, cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục làm việc, hoàn tất hồ sơ, xin ý kiến các ban ngành."
Cuộc điều tra về chuyện ai phá nhà ông Vươn trong vụ cưỡng chế khiến sáu công an và bộ đội bị thương hiện cũng chưa có kết luận.

Ngày 16/10/2012 Dân oan khiếu kiện khắp Thủ đô Hà Nội

Dân oan khiếu kiện khắp Thủ đô

 Hôm nay tại nhiều nơi của Thủ đô, nhiều dân oan tiếp tục kéo đến khiếu kiện :


Tại trụ sở tiếp dân Thành phố : dân oan Dương nội túc trực.

Bà con tiểu thương chợ Nghĩa tân.

Tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng đang chờ Thủ tướng.

 Ngày ngày khiếu kiện, tháng tháng khiếu kiện tố cáo, không có một Thủ đô nào trên Thế giới có những điều độc đáo như vậy. Thế nhưng chủ tịch thành phố là ông Nguyễn Thế Thảo không lấy đó làm vinh dự mà ngược lại còn chê bai, cho đó là những hình ảnh làm xấu bộ mặt thủ đô !
 Thật hết biết.
Nguồn:http://danoan2012.blogspot.com/2012/10/dan-oan-khieu-kien-khap-thu-o.html

Hội nghị TW6: Đậm đặc một cái mùi !

Tạ Nhất Linh (Danlambao) - Trên đời không có gì gây phản cảm hơn cảnh một kẻ đứng trên nấc thang quyền lực tột cùng của một dân tộc lại mếu máo và nghẹn lời khi nói về việc kiểm điểm ‘phê và tự phê’ của nhóm quyền lực, trong đó có chính mình.

Thật THỐI! Muốn bịt mũi và bỏ đi chỗ khác, không thèm nhìn và nghe y nói, nhưng vẫn phải theo dõi một lúc, vì hành động và lời nói của bọn người đó có liên quan đến kiểu cách mà bọn họ đày đọa mấy chục triệu con người hiện đang sống ngắc ngoải trên dải đất hình chữ S này. Đơn giản vì bọn họ nắm bộ máy và những phương tiện đàn áp trong tay, và sẵn sàng sử dụng những thứ đó để duy trì quyền lực.

Mặc dù tôi đã đoán trước được gần như chắc chắn kết quả mà TBT Trọng công bố về việc xét kỷ luật đối với ‘một đồng chí UVBCT’, thế mà khi nghe những lời từ miệng kẻ đó phát ra, cảm giác ghê tởm đối với cái tập thể ‘trung ương đại ương’ làm tôi muốn nhổ nước bọt! Chưa bao giờ bộ mặt đê hèn và giả dối, sự vô cảm của lũ ‘người’ này trước số phận hàng chục triệu con người lại lộ rõ như bây giờ.

Mặc dù không ưa bọn họ, tôi vẫn muốn dùng những từ lịch sự kiểu như ‘ông’, ‘bà’, ‘ngài’,… để nói về họ. Nhưng họ đã không để cho tôi còn có thể dùng được những từ đó, vì tội trạng của họ đối với dân tộc này là quá lớn, và tư cách của họ quá tầm thường, thái độ của họ quá trơ trẽn.

Mặc dù giả dối và luôn giả vờ thương dân, tổng Trọng vẫn không giấu giếm đặt ‘đảng’ lên trên dân tộc. Y nói: “…kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ” rồi mới đến “bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia”. Còn quyền làm người và cuộc sống của nhân dân lao động thì y quên hẳn (mặc dù có nói cũng chỉ là giả dối).

Sau Hội nghị trung ương, đấu đá trong nội bộ lãnh đạo Đảng có thể còn tiếp diễn

 Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị 6, 15/10/2012
Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị 6, 15/10/2012
DR

Thanh Phương
Hội nghị Ban chấp hành trung ương vừa bế mạc ngày hôm qua 16/10/2012, với kết quả là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không bị kỷ luật, như dự đoán của một số người. Thế nhưng, cuộc họp vừa qua cho thấy là đấu đá trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng có thể còn tiếp diễn, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiểu khó khăn và áp lực ngày càng tăng lên chính phủ Hà Nội.


Trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, có lẽ chưa bao giờ Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng, lại công khai thừa nhận những « khuyết điểm » như thế. Trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương hôm qua, tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng cho biết Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã « nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém », đồng thời Bộ Chính trị xin được « nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị ».
Tuy ông Nguyễn Phú Trọng không nêu tên cụ thể, nhưng ai cũng thừa biết « đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị » đó chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đang bị chỉ trích rất nặng nề về tham nhũng, quản lý kinh tế yếu kém và lạm quyền.
Hội nghị Trung ương đã được triệu tập bất ngờ và kéo dài đến hai tuần chính là nhằm bàn về số phận của ông Nguyễn Tấn Dũng, nói đúng hơn lẽ ra đó đã là dịp để phe Nguyễn Phú Trọng -Trương Tấn Sang gạt ông Dũng ra. Nhưng cuối cùng, Ban Chấp hành Trung ương lại không làm theo yêu cầu của Bộ Chính trị, quyết định không kỷ luật tập thể Bộ Chính trị, mà cũng không kỷ luật riêng ông Nguyễn Tấn Dũng. Ban Chấp hành Trung ương chỉ yêu cầu Bộ Chính trị « có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, không để các thế lực thù địch, xuyên tạc, chống phá ».

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Bế mạc Hội nghị TƯ6, Bộ Chính trị xin kỷ luật Thủ tướng nhưng Trung ương không cho

Bộ Chính trị đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước BCH Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực. Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị BCH Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị. BCH Trung ương hoan nghênh, đánh giá rất cao sự nghiêm túc, gương mẫu và cầu thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong kiểm điểm tự phê bình đợt này. BCH Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị. Yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.
Chiều 15/10, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, sau 15 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả quan trọng đã đạt được. Tổng Bí thư nêu rõ: Về Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trung ương đánh giá cao sự chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm hết sức nghiêm túc, trách nhiệm và sự gương mẫu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Sau hơn 2 tháng chuẩn bị, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 21 ngày, chia làm 4 đợt (trong 3 tháng) để kiểm điểm tự phê bình và phê bình, coi đây là đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt quan trọng vì sự trong sạch, vững mạnh của Đảng; của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Từng thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo là giữ đúng nguyên tắc, có tình đoàn kết, thương yêu đồng chí; vừa có lý, có tình, vừa phải xử lý nghiêm minh những trường hợp có khuyết điểm, vi phạm, theo phương châm “trị bệnh cứu người”, giúp nhau cùng tiến bộ .

Quyết định của Bộ Chính trị bị cho là vội vàng và chưa toàn diện

15/10/2012
Hội nghị TƯ6 với chương trình họp dài chưa từng có, cách triệu tập và khai mạc bất ngờ nhất, đã dành phần lớn thời gian để bàn về xây dựng đảng, thông qua tự kiểm điểm các lãnh đạo cao cấp. Cách triệu tập, khai mạc Hội nghị gấp gáp, bất ngờ bao nhiêu thì cách bế mạc lại chậm chạp, bí ẩn bấy nhiêu. Hết ngày mồng 10/10/2012, Ban Chấp hành đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình họp, tức là thông qua nội dung kiểm điểm Thủ tướng. Công tác “vân vê” kết quả thì được thực hiện sau rèm giữa các Ủy viên Bộ Chính trị với nhau. Quyết định cuối cùng của Bộ Chính trị được đưa ra có tính chất “ép” về thời gian, theo một số ý kiến là rất vội vàng, chưa thể hiện hết ý kiến đánh giá của Trung ương.
——————————-
Hội nghị Trung ương 6 với chương trình họp dài chưa từng có, cách triệu tập và khai mạc bất ngờ nhất đã dành phần lớn thời gian để bàn về xây dựng đảng, thông qua tự kiểm điểm các lãnh đạo cao cấp. Các nội dung: kinh tế – xã hội; phát triển giáo dục- đào tạo, khoa học – công nghệ, cũng được đưa vào chương trình song Hội nghị đã không đủ thời gian bàn cụ thể.
Cách triệu tập, khai mạc Hội nghị gấp gáp, bất ngờ bao nhiêu thì cách bế mạc lại chậm chạp, bí ẩn bấy nhiêu. Hết ngày mồng 10/10/2012, Ban Chấp hành đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình họp, tức là thông qua nội dung kiểm điểm Thủ tướng (để kịp cho đồng chí Doan – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước – đi dự Hội nghị Pháp ngữ tại Công-Gô từ ngày 11 đến 15/10/2012, đồng chí Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội, chủ trì họp Ủy ban Thường vụ quốc hội ngày 11-13/10/2012). Công tác “vân vê” kết quả thì được thực hiện sau rèm giữa các Ủy viên Bộ Chính trị với nhau. Các Ủy viên Trung ương cứ dài cổ chờ trong trạng thái “sẵn sàng chiến đấu” rất căng thẳng. Sau 5 ngày chờ đợi, mãi tận sáng 15/10/2012, các Ủy viên Trung ương mới chính thức được thông báo là Bộ Chính trị đã thống nhất được quyết định.
Thông tin bên trong cho biết quyết định cuối cùng của Bộ Chính trị được đưa ra có tính chất “ép” về thời gian, theo một số ý kiến là rất vội vàng, chưa thể hiện hết ý kiến đánh giá của Trung ương. Cách thức điều hành cuộc họp khiến nhiều ý kiến tranh luận bị “ẩn” đi. Trong khi đó, có ý kiến mang tính bênh vực ê-kíp lại được cho “nổi trội”. Một số quan điểm muốn kéo dài thời gian tranh luận của Hội nghị, thậm chí tổ chức lấy phiếu lại trong Trung ương để thận trọng đi đến quyết định. Viện lý do không còn thời gian nữa, nhiều Ủy viên Bộ Chính trị vướng ngay các chương trình công tác quan trọng tiếp theo nên quyết định cuối cùng, mặc dù bị chỉ trích là “vội vàng, chưa toàn diện”, vẫn cứ được đưa ra.
Đồng chí Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương sẽ bận chủ trì phiên họp thứ 7 vào 17/10. Tham dự còn có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo.
Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng sẽ bận chủ trì điều khiển kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII khai mạc vào sáng 20/10/2012. Ngoài ra, toàn bộ các Ủy viên Bộ Chính trị sẽ tham dự buổi khai mạc để truyền hình trực tiếp.
Sáng 15/10, sau khi các Ủy viên Trung ương được thông báo rằng Bộ Chính trị đã có quyết định cuối cùng, Ban Tuyên giáo Trung ương đã “hỏa tốc” triệu tập toàn bộ Tổng biên tập các báo, đài trung ương đến để nghe phổ biến những định hướng thông tin báo chí về Hội nghị.
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 11 sẽ bế mạc vào chiều nay 15/10/2012 và chắc chắn sẽ không thi hành hình thức kỷ luật nào đối với Thủ tướng.
Nguồn: http://caunhattan.wordpress.com/2012/10/15/quyet-dinh-cua-hoi-nghi-duoc-cho-la-voi-vang-va-chua-toan-dien/

Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị TƯ 6

Posted by basamnews on 15/10/2012
Tuyệt vời! Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị … Ban Chấp hành Trung ương đã … đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị ...” Thành công của Hội nghị chính là đây!
(Sáng mai xin có bình luận về nội dung trên)
VietnamNet

Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị TƯ 6

 

- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng chiều 15/10.
VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
“Thưa các đồng chí Trung ương,
Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,
Sau 15 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra theo đúng kế hoạch. Các đồng chí Uỷ viên Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, phát huy dân chủ, trí tuệ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc vào các tờ trình, báo cáo, đề án. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất thông qua một số Nghị quyết và Kết luận của Hội nghị. Trước khi bế mạc Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, tôi xin phát biểu, làm rõ thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả quan trọng đã đạt được.

CÓ TIN: NHỮNG NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM ĐANG “DỖ” ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG TỪ CHỨC


CÓ TIN: NHỮNG NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM ĐANG “DỖ” ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG TỪ CHỨC

Hai Xe Ôm.
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

 
Theo tin của dân xe ôm thì đêm quan là đêm vô cùng căng thẳng đối với ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Dũng phải suy nghĩ rất “quyết liệt” về việc có nên viết đơn từ chức hay không; suốt mấy ngày qua sau kết quả bỏ phiếu của BCHTW, con số khoảng 40 phiếu vẫn còn tín nhiệm ông Dũng trên 150 UVTW là xác thực theo thông tin của dân xe ôm; Sau đó trong BCT đã có 1 ủy viên đề nghị lấy thêm ý kiến một lần nữa cho chính xác nhưng “ Cụ Tổng “ đã gạt đi…Do vậy nguồn tin về các tỷ số “ lật bài “ khác con số này là con số hoang báo…

Theo dân xe ôm loan cho nhau thì: Những người có trách nhiệm đang “dỗ dành “ ông Nguyễn Tấn Dũng nên tự nguyện viết đơn từ chức hơn là việc sẽ bị xử lý mất trắng như trường hợp ông Nguyễn Hà Phan, như ông Trần Xuân Bách; thậm chí nếu ông không tự nguyện rút lui, con cái ông sẽ bị xem xét một cách sòng phẳng trước pháp luật…

Chắc người ta cũng đã tính, tránh hệ lụy, cứ ép ông Dũng quá rất dễ ông Dũng uất lên, làm liều, tự…thì Đảng mang tiếng “ ác “ với nhau quá…

Hiện nay một nhân vật nổi tiếng bản lĩnh, mau mồm mau miệng trước báo giới và cấp tiến là ông Nguyễn Văn An, trong đợt vận động chỉnh đốn Đảng lần này không thấy ông đăng đàn, ho he gì ? Dân vỉa hè đồn: ông Nguyễn Văn An là “ thầy dùi “ của ông Nguyễn Tấn Dũng; con trai của ông Nguyễn Văn An là Nguyễn Sĩ Hiệp đang là thư ký của ông Nguyễn Tấn Dũng. Nếu đúng vậy ông Nguyễn Văn An nên có lời khuyên tỉnh táo cho ông Nguyễn Tấn Dũng: vì quyền lợi dân tộc, vì sứ mệnh lịch sử, vì lòng dân…ông Nguyễn Tấn Dũng nên có một cách ứng xử cho sáng suốt…

Trong lần áp vong duy nhất tháng 7/2011, TBT Trần Phú cũng đã lên tiếng:" Phải để cho họ hưởng và để họ ở trong vòng tay của chúng ta, trong vòng vây của chúng ta để đến khi trị được họ...mà không dễ bị mất nước" (Chắc Cố TBT Trần Phú cũng đã lường định tới yếu tố Trung Quốc)-Chắc những người có trọng trách đang thực hiện theo lời chỉ giáo này...
Hồn thiêng sông núi, lịch sử và lòng dân bao giờ cũng minh bạch, sòng phẳng và nhất quán!

Chúng ta chờ đợi thông tin về ông Nguyễn Tấn Dũng trong chiều tối nay hoặc có thể qua ngày mai...

H.X.Ô.

Bức tranh ảm đạm sau Hội nghị Trung ương 6

Trong buổi gặp Chủ tịch nước hôm 13/10, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cùng các doanh nhân tiêu biểu cả nước đã báo cáo với Chủ tịch nước:“trong 9 tháng đầu năm 2012 đã có trên 40.000 doanh nghiệp phải giải thể và ngừng hoạt động. Số doanh nghiệp còn lại hoạt động trong tình trạng khó khăn chật vật”.
.
Sản xuất kinh doanh đình đốn, thất nghiệp trầm trọng, tiền vốn ngập hết vào bất động sản

Theo thống kê chính thức của Bộ Kế hoạch Đầu tư: tính riêng năm 2011 đã có tới 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản, và gần 40.000 doanh nghiệp lâm vào cảnh tương tự trong 8 tháng đầu năm 2012. Con số này gần bằng một nửa con số các doanh nghiệp đóng cửa và phá sản kể từ năm 1986 tới nay. Đáng lo hơn hoạt động của các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường cũng không khá hơn. Thống kê cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã giảm công suất hoạt động, thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ còn tồn tại hình thức bởi không tiêu thụ được sản phẩm, lượng hàng tồn kho cao. Nếu tính trung bình các doanh nghiệp này giảm công suất 20% tương đương với khoảng 150.000 doanh nghiệp nữa đóng cửa và phá sản. Số người thất nghiệp do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, kinh doanh lên đến hàng triệu người. 

Do kinh tế khủng hoảng, người dân đã tự thắt lưng buộc bụng. Hàng hóa do đó không tiêu thị được. Hàng triệu tỷ đồng vốn đang bị chôn trong hàng hóa tồn kho, trong đó hàng tồn bất động sản lớn nhất. Tính riêng ở Hà Nội và Sài Gòn, thị trường bất động sản có tới trên 70.000 căn hộ đang bị ế. Ít nhất có tới 140 nghìn tỷ đồng đang bị chôn, mà phải mất hàng chục năm sau may ra mới có cách xử lý.
Báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ước tính, khu vực bất động sản đã được các ngân hàng bơm gần 350 nghìn tỷ đồng, một số vốn khổng lồ tương đương trên 17 tỉ USD. Đó là chưa tính các dự án “ma” được các ngân hàng cho đội tên khác nhưng vốn vẫn chảy vào bất động sản mà không thể thu hồi được.
Một nhà nghiên cứu kinh tế cho biết, nếu tính cả dự án “ma”, tổng vốn đang chôn vào bất động sản ước khoảng trên 30 tỉ USD trên địa bàn cả nước. Toàn bộ các doanh nghiệp bất động sản đều rơi vào tình trạng không bán được hàng, không thu được tiền vốn, đang ngập sâu trong nợ ngân hàng và hoàn toàn đủ điều kiện phá sản.
Nhìn ra khu vực công, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Năm 2011, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh và thành phố là 91.273 tỷ đồng của 47.209 dự án; trong đó, nợ vốn các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành là 25.423 tỷ đồng, nợ vốn của 20.921 dự án đang triển khai là 65.850 tỷ đồng, dãn tiến độ 41 dự án với tổng số vốn là 38.320 tỷ đồng. Hậu quả của tình trạng trên, không gì khác là số phận hẩm hiu của các doanh nghiệp và người lao động. Đang có nhiều doanh nghiệp “chết” hoặc “chờ chết” vì không thu được món nợ này.
Doanh nghiệp Nhà nước - những con nợ khổng lồ
.
Doanh nghiệp Nhà nước hiện sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu.  Ngoài ra, nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30 – 35% tổng dư nợ của khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại.

Tổng dư nợ đó của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng, theo Đề án tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012. Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN – 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN-62.800 tỷ đồng), Than và Khoáng sản (Vinacomin – 19.600 tỷ đồng).
Ngoài khu vực ngân hàng, nợ xấu của khu vực doanh nghiệp đang “rất lớn” ở Ngân hàng Phát triển (VDB). Chẳng hạn, Vinashin vay ưu đãi VDB gần 300 tỷ đồng lãi suất bằng 0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp; EVN được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Còn trong các năm trước đó, Vinalines cũng vay VDB để phát triển tàu mới; Xi măng Đồng bành vay 290 tỷ đồng…
Hiện nay, nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm độ 75 – 80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển VDB. Các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù số lượng thấp hơn doanh nghiệp tư nhân nhưng nợ thuế cũng khổng lồ. Con số nợ thuế chưa trả của các DN Nhà nước chiếm khoảng 13% trên tổng số nợ thuế. 
Khối các ngân hàng thương mại cũng không khá hơn. Bởi lẽ, giữa năm 2012 NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là 8,6% tổng dư nợ nghĩa là vào khoảng 202 nghìn tỷ đồng, nhưng trên diễn đàn Quốc hội, Thống đốc NHNN lại thông báo con số 10%, và dư luận lại đánh giá có thể ở mức cao hơn 10%. Gánh nặng này thật sự đã đè gần bẹp khả năng phát triển của nền kinh tế vì vốn là một trong những điều kiện tiên quyết của hoạt động doanh nghiệp.
DNNN nợ nần chồng chất, nhà nước dùng tiền của dân đứng ra trả nợ thay
Những số liệu mới nhất cho thấy khu vực DNNN hiện đóng góp vào 70% nợ xấu của toàn hệ thống tín dụng, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu. Nếu ước tính nợ xấu của hệ thống là 10% tổng dư nợ tín dụng, như theo công bố của NHNN, thì nợ xấu của khu vực DNNN sẽ ước khoảng 200 nghìn tỷ đồng và nợ xấu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty sẽ vào khoảng 153 nghìn tỷ đồng.
Còn một khối nợ lớn nữa là khối nợ do Nhà nước bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài. Hiện, Bộ Tài chính chưa có con số chính xác nhưng ước tính tổng nợ loại này khoảng 7-10 tỉ USD và nhiều con nợ là các doanh nghiệp nhà nước đã mất khả năng trả nợ. Gần đây nhất, với tư cách là người bảo lãnh, Bộ Tài chính đã phải đứng ra trả 3,5 triệu USD cho ngân hàng ANZ thay cho Xi măng Đồng Bành, trả nợ vốn vay đầu tư đến hạn của Vinaincon tại Ngân hàng BNP Paribas, với số tiền 4,2 triệu Euro.
Hậu quả
Những món nợ trong nợ ngoài, những cú ảo thuật rót đi rót lại hiện đã ngốn của quốc gia khoảng 65-70 tỉ USD. Đây thực sự là những cú đấm chí mạng khiến nền kinh tế quốc dân chao đảo, ngã gục không gượng dậy được. Nhân dân thì không có công ăn việc làm, mất thu nhập, đối mặt với lạm phát, giá cả leo thang, đời sống ngày càng cùng cực. Hơn lúc nào hết, Việt Nam đang bị xoáy vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc nhất kể từ 1985, đang phải đối mặt với nhiều thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài.

Bài đăng phổ biến