Ngoại Trưởng Hillary Clinton Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ 2201 C Street NW Washington, DC 20520
V/v bắt giữ công dân Hoa Kỳ và nhà tranh đấu dân chủ Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân bởi Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam
Thưa Bà Ngoại Trưởng,
Chúng tôi muốn bày tỏ mối quan tâm sâu xa liên quan đến việc Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân bị bắt giam ngay khi Ông vừa đặt chân xuống Phi Trường Tân Sơn Nhất tại Tp. HCM, Việt Nam, vào ngày 17 Tháng 4 năm 2012 vừa qua.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân là một cựu giáo sư Trung Học ở Việt Nam, một nhà nghiên cứu toán học và một nhà hoạt động nhân quyền được nể trọng. Tiến sĩ Quân tốt nghiệp bằng Tiến sĩ tại Đại Học North Carolina và hiện cư ngụ tại tiểu bang California.
Là một thành viên của Đảng Việt Tân, một tổ chức có mục tiêu thiết lập nền dân chủ và canh tân nước Việt Nam bằng những phương thức ôn hoà bất bạo động, Tiến sĩ Quân đã rất tích cực trong việc quảng bá những phương thức đấu tranh bất bạo động đến những người hoạt động để mang lại thay đổi chính trị tại Việt Nam.
Chúng tôi vô cùng lo ngại khi đọc được những bài báo trên các cơ quan truyền thông nhà nước cho biết Tiến sĩ Quân bị cáo buộc tội danh “khủng bố” vì đã giữ những tài liệu huấn luyện khả năng lãnh đạo và đấu tranh bất bạo động trong máy laptop của Ông. Tờ Wall Street Journal mới đây đã viết trong bài Quan Điểm là “Hà Nội đã bắt giam các công dân Hoa Kỳ vì những ‘tội danh’ mà ở trong bất cứ một quốc gia bình thường nào đều không phải là tội”.
Thật không thể chấp nhận được khi trong lúc Việt Nam bày tỏ ý muốn gia tăng quan hệ kinh tế và an ninh với Hoa Kỳ thì Hà Nội lại gia tăng việc đàn áp những người hoạt động ôn hoà bất chấp những quy định luật pháp được cộng đồng thế giới công nhận. Việc bắt giam Tiến sĩ Quân là trường hợp mới nhất về lối hành xử theo kiểu "dùng luật cai trị dân", qua đó chính quyền Việt Nam lạm dụng những điều luật mơ hồ do chính họ đặt ra để lấy cớ giam giữ những người ôn hoà tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo và chính trị.
Chúng tôi kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mang lại tự do lập tức cho Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân để Ông đoàn tụ với vợ và hai con trai của Ông. Xin cảm ơn thời giờ và sự quan tâm nhanh chóng của Bà trong việc này.
Phạm Viết Bằng (Danlambao) - Bản tin về ngày xét xử các thành viên CLBNBTD được loan tải trên internet sẽ là ngày 15/05/2012 thì một diễn biến mới lại xảy ra: Tòa án lập tức thu hồi quyết định đưa vụ án ra xét xử. Khoảng 04 giờ chiều nay, 04/05, cán bộ công an đích thân đến tận văn phòng các luật sư để thu hồi lại quyết định đưa vụ án ra xét xử do thẩm phán Vũ Phi Long ban hành trước đó. Lý do phía CA đưa ra rất đơn giản: "Thay đổi ngày xét xử"! Cùng lúc đó thư ký tòa án là ông Hà Đình Lăng thông báo với luật sư và thân nhân của các Blogger là "chưa biết chắc là phiên xử sẽ diễn ra ngày nào".
Điều này cho thấy ngay đến cả giấy tờ, văn bản quyết định của Tòa án cũng có thể dễ dàng bị CA thu hồi, thậm chí còn bị đem ra làm một thứ công cụ để đánh lừa dư luận.
Bạn bè và người thân của các Blogger cho rằng đây có thể là một âm mưu do nhà cầm quyền dựng lên, mục đích để gây nhiễu loạn thông tin, khiến cho truyền thông và các tổ chức bảo vệ nhân quyền bị tổn hại nhất định nếu muốn theo dõi phiên tòa. Như vậy, nếu nhà cầm quyền làm thêm vài lần như vậy sẽ gây nghi ngờ lớn, khi dư luận mất cảnh giác thì họ sẽ bất ngờ tuyên bố ngày xử và tiến hành phiên tòa một cách chóng vánh.
Một Nông Dân (Danlambao)- Tôi đã từng là một nông dân, bất đắc dĩ lắm mới phải viết vài dòng suy nghĩ của mình trước vấn đề vô cùng nóng đó là RUỘNG ĐẤT. Lẽ ra viết là sở trường của của nhà văn, nhà báo chứ nông dân như chúng tôi thì cày cuốc thạo hơn viết văn. Hiện tượng Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng, Hải Phòng hay Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên đã có nhiều bài viết với các góc nhìn, phân tích rất hay. Nông dân tôi ít chữ cũng mạo muội góp tí chút hiểu biết quê mùa mong bạn đọc bỏ qua nếu hiểu biết còn sơ sài nông cạn.
Gia đình tôi cũng đã từng bị thu hồi ruộng đất từ những năm 2005, xin nói thêm ruộng đất mà gia đình tôi bị thu hồi cho dự án Spendora – nơi ước đến, chốn mong về - nên tôi vô cùng đồng cảm với bà con EcoPark Văn Giang, Hưng Yên. Chúng tôi ngươcũng đã từng được nghe chính quyền địa phương quán triệt, giải thích là thu hồi đúng pháp luật. Nào là căn cứ điều nọ, điều kia và tóm lại là nhà nước thu hồi để làm khu đô thị vì vậy các gia đình có ruộng nằm trong quy hoạch phải giao nộp cho nhà nước, với giá đền bù do nhà nước ấn định. Gia đình nào không giao nộp thì cưỡng chế có vậy thôi. Vậy là trong sự kiện thu hồi cho dự án Spendora hay Ecopark, nhà nước đều đứng ra thu hồi rồi giao lại cho doanh nghiệp làm kinh doanh, thế rồi hết thảy các cấp chính quyền, kể cả các cơ quan nhà nước khác có liên quan. Thậm chí các bậc trí giả như Ông Giáo sư Đặng Hùng Võ, chuyên gia về đất đai, cũng khẳng định nhà nước thu hồi là đúng luật (cái này là tham khảo bài trả lời của Ông Võ trên BBC), thế thì nông dân hết cãi nhưng mà đau mà ức thành ra bất đắc dĩ phải viết mấy dòng thế này.
Tôi thiển nghĩ phàm cái gì đúng thì nó tồn tại lâu, cái gì không đúng nó sẽ khó mà tồn tại được, cũng vậy nếu thu hồi ruộng đất của nông dân chúng tôi mà các cơ quan nhà nước và cả chính quyền nữa cứ nhìn nhận là đúng thì nông dân chúng tôi không phục (mượn ý phim bao công mà nhân vật bị oan cứ la lên là tiểu nhân không phục). Bằng chứng là tại sao bảo đúng mà đơn từ tố cáo, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai cứ nhiều lên? Bảo đúng mà cả nước cứ như nồi áp suất trước các vụ việc thu hồi đất? Ở đâu có thu hồi đất là ở đó có bức xúc. Vậy khó mà bao biện, viện dẫn khoản nọ điều kia của luật nọ luật kia được.
Sự thực đến nay với tư cách một nông dân tôi khẳng định luật đất đai đã thất bại hoàn toàn bởi nếu không thất bại thì tại sao nó khó đi vào cuộc sống thế? Tại sao nông dân chúng tôi cứ chống nó? Là nông dân nhưng chúng tôi cũng hiểu được như thế này: Luật pháp chẳng phải là cái gì ghê gớm, nó chỉ lẽo đẽo chạy theo cuộc sống để mà điều chỉnh, uốn nắn các hành vi mà lợi ích phải phục vụ số đông dân chúng trong xã hội.
Xin đơn cử một ví dụ thế này: Có lần tôi xem một phóng sự phản ánh về tình hình giao thông trên tivi (VTV1) đề cập đến việc nghị định của chính phủ quy định đối với người tham gia giao thông bằng xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. Nghị định này cơ bản được số đông chấp nhận, nhưng phóng sự trên lại đề cập tới một bộ phận nhỏ là chị em đồng bào Thái không được hưởng lợi từ Nghị định này. Bằng chứng là đối với văn hóa đồng bào Thái, chị em phải vấn tóc cao trên đỉnh đầu gọi là Tằng Cẩu, thế thì mũ bảo hiểm nào có thể đội được? Như vậy trong hoàn cảnh này luật pháp đã không quan tâm tới lợi ích của một bộ phận nhỏ (chị em đồng bào Thái) trong xã hội.
Theo ông Lê Hiếu Đằng, thì việc trấn áp chỉ chứng tỏ rằng chính quyền đang rất yếu và rất sợ dân, ông đề nghị chính phủ cần đối thoại công khai, minh bạch trước dân. Lòng dân không an sẽ gây mất ổn định xã hội, hơn nữa Việt Nam đang cần tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trước sự chèn ép của Trung Quốc tại Biển Đông.
Sự kiện chính quyền huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên huy động một lực lượng công an hùng hậu để cưỡng chế đất đai của nông dân cho dự án Ecopark hôm 24/04/2012 cho đến nay vẫn còn gây chấn động dư luận.
RFI đã trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
RFI : Kính chào ông Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, theo dõi những sự kiện ở Văn Giang vừa qua, ông có nhận xét như thế nào ?
Ông Lê Hiếu Đằng : Sau vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng rồi thì bản thân tôi cũng như nhiều người khác nghĩ là chính phủ sẽ từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có cách xử sự khôn khéo hơn và hợp lòng dân hơn, đối với những vụ giải tỏa đền bù đang diễn ra trên các miền đất nước Việt Nam.
Để tìm những ký hiệu ngôn ngữ gắn bó với con người, tôi thường hình dung những chữ phù hợp với phong cách nghệ thuật của một vài nghệ sĩ,ví dụ với Lê Thị Lựu là niềm âu yếm, dịu dàng; Vũ Cao Đàm là nhữngmãnh liệt thầm kín; tranh Nguyễn Trung chứa đựng khát vọng dục tình... nhưng chưa bao giờ nghĩ đến một ký hiệu cho tranh Lê Tài Điển bởi hội họa của ông với tôi là bí mật, dù đã quen nhau rất lâu và cùng sống trên đất Pháp. Có một chữ gần ông nhất là ít : nói ít, viết ít, vẽ ít...
Ở người hoạ sĩ vẽ ít ấy, tranh Lê Tài Điển chia làm hai vùng :
Một vùng dễ hiểu chứa đựng những màu sắc, đường nét tươi sáng, rất trừu tượng, trẻ trung, mạnh bạo, dứt khoát vươn lên như muốn phá vỡ bức thành cổ của phục hưng hay ấn tượng, để xây dựng họa hình mới, tác phẩm mở, vào muôn vàn ngõ rẽ khác biệt.
Hai phóng viên của VOV như bạn đọc đã xem trên clip : bị cả lũ đầu trâu mặt ngựa lao vào đánh, giật máy ảnh và bắt giữ sau khi đánh hội đồng. Họ mặc áo trắng sơ vin, tay cầm máy ảnh đứng bên sân nhà của dân cạnh nghĩa trang như trong clip.
Hai phóng viên ( áo trắng ) bị cướp máy ảnh, đánh hội đồng. Ảnh cắt từ clip.
Một người cao, cầm máy ảnh bị đánh và bắt đầu tiên tên Nam, bị đưa về công an Hưng yên cùng bà con và còng tay, giam giữ, thẩm vấn đến chiều thì cho về cùng phóng viên kia.
Có thể phía công an đã thương lượng và thậm chí cả đe dọa hai anh này nên họ chưa dám công bố các tài liệu và chứng cứ về sự khủng bố, các hành vi đe dọa, giam giữ trái phép của công an Hưng yên đối với họ. hai phóng viên này bị đánh rất đau, có anh bị gãy xương sườn, một có thể bị hỏng mắt sau cú đá móc vào mặt của tên áo phông màu xanh đã tấn công cùng nhóm hơn chục tên kia.
Các nhà báo đang tìm cách lấy các tư liệu từ hai phóng viên này để sắp tới có thể sẽ ra tuyên bố báo chí, yêu cầu làm việc với các ban này ban kia để bảo vệ các phóng viên của mình. Điều đó chưa có nhiều trong quá khứ khi báo chí ở Việt nam đang được Thế giới xếp hạng bét như truyền thông đang đưa tin những ngày này.
Trong một diễn biến khác - đấu tranh với nạn mãi lộ của CSGT - Phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi trẻ vừa bị nhận quyết định tạm giam thêm 3 tháng mặc dù đã có đề nghị của Luạt sư, của phụ trách tòa soạn gửi sang cơ quan điều tra mong muốn cho Hoàng Khương được về tại nhà, lí do chính bởi sự việc của anh cũng không có gì phức tạp để điều tra gì đấy quá khó, quá lâu như vậy. Bản thân Hoàng Khương đang có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn : Cha Mẹ già, vợ đang có bầu và con còn nhỏ.
Tại sao các phóng viên đang hành nghề tại Việt nam lại phải đối mặt với những hoàn cảnh như vậy ? câu hỏi này rất dễ trả lời bởi với bảy tám trăm tòa báo viết và báo hình, phát thanh thì cũng chỉ có một tổng biên tập, ông ấy cho làm việc gì thì được làm việc ấy, đôi khi phóng viên viết bài phải theo cái đầu ngu ngốc và cái tay chỉ đạo của ông ta thì mới có nhuận bút.
Một nền báo chí chủ yếu để cho vui, giúp vui bằng tin sex, cướp, hiếp, giết, bảo sao Thế giới sếp hạng bét. Một cảnh sát Anh hay Mỹ mà dám tấn công nhà báo hay phóng viên như trong clip Văn giang thì sao ? chỉ có rũ tù !
Statement by the President on World Press Freedom Day
On this World Press Freedom Day, the United States honors the role of a free press in creating sustainable democracies and prosperous societies. We pay special tribute to those journalists who have sacrificed their lives, freedom or personal well-being in pursuit of truth and justice.
Over sixty years after the Universal Declaration of Human Rights proclaimed the right of every person “to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers,” that right remains in peril in far too many countries.
While this year has seen some positive developments, like the release of journalists along with hundreds of other political prisoners in Burma, arbitrary arrests and detentions of journalists continue across the globe. As we condemn recent detentions of journalists like Mazen Darwish, a leading proponent of free speech in Syria, and call for their immediate release, we must not forget others like blogger Dieu Cay, whose 2008 arrest coincided with a mass crackdown on citizen journalism in Vietnam, or journalist Dawit Isaak who has been held incommunicado by the Eritrean government for over a decade without formal charge or trial.
Threats and harassment, like that endured by Ecuadorian journalist Cesar Ricaurte and exiled Belarusian democratic activist Natalya Radzina, and indirect censorship, including through restrictions on freedom of movement like those imposed on Cuban blogger Yoani Sanchez, continue to have a chilling effect on freedom of expression and the press. We call on all governments to protect the ability of journalists, bloggers, and dissidents to write and speak freely without retribution and to stop the use of travel bans and other indirect forms of censorship to suppress the exercise of these universal rights.
In some cases, it is not just governments threatening the freedom of the press. It is also criminal gangs, terrorists, or political factions. No matter the cause, when journalists are intimidated, attacked, imprisoned, or disappeared, individuals begin to self-censor, fear replaces truth, and all of our societies suffer. A culture of impunity for such actions must not be allowed to persist in any country.
This year, across the Middle East, North Africa and beyond, the world witnessed not only these perils, but also the promise that a free press holds for fostering innovative, successful, and stable democracies. On this World Press Freedom Day, we call upon all governments to seize that promise by recognizing the vital role of a free press and taking the necessary steps to create societies in which independent journalists can operate freely and without fear.
Văn Phòng Bộ trưởng Báo Chí Để phổ biến ngay Ngày 3 tháng 5, 2012
Tuyên bố của Tổng Thống nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới
Nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới, Hoa Kỳ vinh danh vai trò của báo chí tự do trong việc thiết lập các nền dân chủ bền vững và xã hội thịnh vượng. Chúng tôi đặc biệt tưởng nhớ các ký giả đã hy sinh mạng sống, sự tự do và an nguy của mình khi đi truy tìm sự thật và công lý.
Đã hơn 60 năm sau ngày bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tuyên nhận quyền của mỗi con người được "tìm kiếm, thu nhận, và truyền bá các thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới", nhưng quyền đó vẫn bị đe dọa ở quá nhiều quốc gia.
Tuy trong năm nay có nhiều tiến triển tích cực, như việc thả các ký giả cùng với hàng trăm tù nhân chính trị khác tại Miến Điện, nhưng những vụ bắt giữ và giam cầm tùy tiện đối với ký giả vẫn tiếp diễn khắp thế giới. Chúng tôi lên án việc giam cầm gần đây đối với các ký giả như Mazen Darwish, một người tranh đấu hàng đầu cho tự do ngôn luận tại Syria, và kêu gọi hãy thả họ ra lập tức. Cùng lúc, chúng ta cũng không thể quên những người khác như blogger Điếu Cày, người đã bị bắt năm 2008 trong chiến dịch đàn áp hàng loạt phong trào dân báo tại Việt Nam; hay ký giả Dawit Isaak, người bị chính quyền Eritrean biệt giam đã hơn mười năm mà vẫn không có tội danh chính thức hay xét xử.
Những hành động sách nhiễu và đe dọa, như đối với ký giả Cesar Ricaurte tại Ecuador và nhà dân chủ Belarus lưu vong Natalya Radzina, cũng như những hình thức kiểm duyệt gián tiếp, bao gồm cả việc giới hạn đi lại như đã áp dụng đối với blogger người Cuba Yoani Sanchez, tiếp tục có tác động ghê rợn lên quyền tự do ngôn luận và báo chí. Chúng tôi kêu gọi mọi chính phủ hãy bảo vệ quyền của các ký giả, bloggers và các nhà đối kháng để họ có thể viết và lên tiếng tự do mà không bị trừng phạt; và hãy ngưng việc cấm đoán đi lại và những hình thái kiểm duyệt gián tiếp khác nhằm bóp nghẹt việc xử dụng các quyền phổ quát này.
Trong một số trường hợp, không chỉ các chính phủ đe dọa quyền tự do báo chí, mà còn có cả các băng đảng tội phạm, các kẻ khủng bố, hay các bè nhóm chính trị nữa. Dù vì lý do gì, khi các ký giả bị hăm dọa, tấn công, bỏ tù, hay mất tích, thì từng cá nhân sẽ bắt đầu tự kiểm duyệt; nỗi sợ hãi sẽ thay thế sự thật; và mọi xã hội chúng ta sẽ gánh hậu quả. Loại văn hoá cho phép những hành vi như thế không thể để tiếp tục tồn tại ở bất kỳ quốc gia nào.
Năm nay, khắp vùng Trung Đông, Bắc Phi và lân cận, thế giới đã chứng kiến không những các hiểm họa này nhưng cũng thấy những tiềm năng của nền báo chí tự do trong việc nuôi dưỡng các nền dân chủ bền vững, sáng tạo và thành công. Nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới năm nay, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi chính phủ hãy nắm lấy tiềm năng đó bằng cách nhìn nhận vai trò then chốt của nền báo chí tự do và có những bước cần thiết để thiết lập các xã hội mà trong đó các ký giả độc lập có thể hoạt động tự do và không sợ hãi.
* Xem thêm tin:
Tình hình tự do báo chí ở VN bị chú ý nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới
Năm 1993, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc công bố chọn ngày 3/5 là Ngày Tự do Báo chí Thế giới hầu cổ võ cho quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí trên toàn cầu, đồng thời nhắc nhở các chính quyền chuyên chế phải tôn trọng nhân quyền căn bản của người dân. Tình hình tự do báo chí tại Việt Nam một lần nữa được chú ý nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 năm nay.
Hình: Dân Làm Báo
Blogger Tạ Phong Tần, Điếu Cày và Phan Thanh Hải
Trong số 12 nhà báo bị đàn áp trên thế giới được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lưu ý nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 năm nay có trường hợp của blogger-nhà báo tự do Điếu Cày của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi Hà Nội phóng thích blogger Điếu Cày, đồng thời nêu rõ vụ bắt giữ blogger này xảy ra cùng lúc với chiến dịch đàn áp hàng loạt các ký giả công dân giữa lúc chính quyền Việt Nam loan báo về nghị định mới giới hạn quyền tự do internet và kiểm duyệt các trang nhật ký điện tử cá nhân.
Trên trang web nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, ông Michael Posner, nhấn mạnh:
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ các nước trả tự do cho các nhà báo đang bị cầm tù, chấm dứt những giới hạn ngăn cản ký giả hành nghề và đưa tin trung thực, và cho phép giới ký giả góp phần xây dựng một xã hội bền vững.”
Ngay trước Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, phúc trình thường niên về nền tự do báo chí toàn cầu do tổ chức cổ xúy dân chủ và nhân quyền thế giới Freedom House thực hiện tiếp tục giữ tên Việt Nam trong danh sách các nước không có tự do báo chí trên thế giới. Trên bảng xếp hạng của Freedom House, Việt Nam hiện đứng thứ 182 trên tổng số 197 quốc gia và lãnh thổ được khảo sát trong năm vừa qua.
Bà Rachel Jacobs, chuyên viên phân tích nghiên cứu về Châu Á thuộc Freedom House
Bà Rachel Jacobs, chuyên viên phân tích nghiên cứu về Châu Á thuộc Freedom House, cho Ban Việt ngữ VOA biết:
“Thứ hạng của Việt Nam năm nay không thay đổi mấy so với những năm gần đây và hơi sụt hạng so với năm trước. Chúng ta thấy xu hướng giới hạn quyền tự do của nhà báo và blogger tại Việt Nam không những tiếp diễn mà còn tệ hơn. Số nhà báo, blogger bị bắt giam không ngừng gia tăng cùng với sự đe dọa sách nhiễu những người cầm bút. Tính tới cuối năm 2011, có 18 blogger bị tống giam, đó là chưa kể tới các nhà báo. Hai trong số các trường hợp Freedom House đặc biệt quan tâm là ông Vũ Đức Trung và ông Lê Văn Thành bị phạt tù vì đã phát thanh các chương trình Pháp Luân Công sang Trung Quốc.”
Chia sẻ cảm nghĩ nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới, một ngòi bút trong nước được biết đến qua bút hiệu Trương Ba Không cho rằng đánh giá của tổ chức Freedom House về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam là chính xác:
“Về tự do báo chí của Việt Nam, cảm giác thất vọng tới tột cùng và đến bây giờ không còn thất vọng hơn được nữa. Những tiếng nói khác đi một chút như chúng tôi, thật sự không được phép nói. Có nói trên các trang mạng hay trang cá nhân của mình cũng bị sự kiểm duyệt hết sức tinh vi và hà khắc của nhà cầm quyền. Thế giới đánh giá tự do báo chí Việt Nam hoàn toàn không có tôi đồng ý với quan điểm như thế. Nó phản ánh đúng hiện trạng Việt Nam hiện nay.”
Một blogger nổi tiếng khác có bút hiệu là Người Buôn gió phát biểu về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam nhân Ngày Tự do Báo chí 3/5 năm nay:
“Ngày Tự do Báo chí là ngày tôi phải làm việc với cơ quan an ninh điều tra về những bài viết. Tôi nghĩ câu trả lời đấy cũng đủ cho độc giả hiểu về tình trạng tự do báo chí của Việt Nam. Là một người dân Việt Nam và một người yêu chuộng sự viết lách tự do, tôi thấy đây là một điều quá buồn và quá thất vọng.”
Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay diễn ra giữa lúc dư luận trong và ngoài nước đang chú ý tới phiên xử sắp tới dành cho 3 blogger được nhiều người biết tiếng là AnhbaSG, Điếu Cày, và Tạ Phong Tần. Ba thành viên chủ chốt của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do bị cáo buộc tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’vì những bài viết phản ánh những bất công trong xã hội và phản đối Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam.
Ngày 3/5 hằng năm được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Ngày Tự do Báo chí Thế giới nhằm nhắc nhở các nước tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm của công dân được quốc tế công nhận.
”Thời gian trôi quá chậm đối với những ai đang chờ đợi, trôi nhanh đối với ai sợ hãi, qúa dài đối với ai phiền não, qúa ngắn đối với ai hân hoan”. Trước những bất công và gian dối, tôi đã lớn dần theo thời gian.
Không còn bất ngờ như trước khi nhận được thông báo về phiên xử phúc thẩm vụ án của bố tôi bị Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh cùng dân phòng phường Thịnh Liệt đánh và mất ngày 8/03/2011. Tôi đọc thông báo với cái tên “giấy triệu tập” với một thái độ bình tĩnh hơn rất nhiều so với lần trước đó.
Trong phiên tòa sơ thẩm đầu tiên, gia đình chúng tôi có nhận được 4 giấy mời thông báo về phiên xử. Khác với lần trước, lần này Tòa án dùng giấy triệu tập. Giấy triệu tập những người liên quan đến sự việc đến dự phiên xử phúc thẩm thì cũng là điều hợp lý và không có gì sai với quy định pháp luật. Nhưng ở đây, điều khiến tôi ngạc nhiên là giấy triệu tập đó chỉ triệu tập mình cụ già đã 90 tuổi là bà nội tôi đến tham dự phiên tòa. Trong khi mẹ tôi, tôi, cùng em gái lại không có nhận được bất cứ thông tin nào về phiên xử phúc thẩm. Triệu tập là một điều bình thường nhưng triệu tập một mình cụ già 90 đến nghe xử án là một điều lạ lùng mà tôi chưa hình dung ra được tại sao.
Ngay sau khi phiên tòa sơ thẩm ngày 13/01/2012, ngày 20/1/2012, bốn người trong gia đình chúng tôi đã đồng thời gửi đơn kháng cáo đến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, phản đối mức án 4 năm tù giam cho một mạng người, kháng cáo toàn bộ Bản án hình sự sơ thẩm ngày 13/01/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử bị cáo Nguyễn Văn Ninh, nguyên Phó Công an phường Thịnh Liệt về tội Làm chết người trong khi thi hành công vụ theo Khoản 1, Điều 97 Bộ luật hình sự. Đề nghị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với dân phòng và các cán bộ trực ban Công an phường Thịnh Liệt trong ca trực ngày 28/2/2011.
Không có một lý do gì để Tòa án tối cao có thẩm quyền hủy đi quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của chúng tôi, vợ và con người bị hại. Chúng tôi có quyền tham gia tố tụng trong phiên tòa xử liên quan đến việc bố tôi bị công an đánh chết.
Sau khi nhận được giấy triệu tập bà tôi ngày 02/05/2012, triệu tập đúng 8h ngày 14/05/2012 có mặt tại trụ sở Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội- số 262 phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, phòng xử III để tham gia tố tụng trong phiên tòa phúc thẩm, chúng tôi đã chờ đợi 2 ngày là đến hôm nay, ngày 04/05/2012 nhưng vẫn không có thêm thông báo nào khác. Đường bưu điện không thể có sự trục trặc, chậm trễ trong việc chuyển phát đến tận 2 ngày.
Tôi lo ngại cũng như phiên Tòa sơ thẩm trước, một lần nữa chúng tôi có thể bị hụt hẫng chăng? Lại một lần nữa chúng tôi tiếp tục chờ đợi một thông báo từ Tòa. Nhưng chúng tôi luôn sẵn sàng cho phiên xử dù bất cứ lúc nào và trước mắt là ngày 14/05 sắp tới đây.
Hành trình đi tìm công lý đúng là có những gian nan, có lúc mệt mỏi, nhưng tôi chưa một lần có ý định dừng lại ở phiên sơ thẩm. Dù còn một chút hi vọng tôi cũng gắng sức bởi bản án 4 năm tù giam đó là một sự chà đạp lên công lý. Bởi không chỉ có mình bố tôi là một nạn nhân bị công an đánh chết. Bởi sau đó tôi đọc thấy được, biết được còn rất nhiều, rất nhiều trường hợp tương tự. Bởi sau lá thư gửi ông Nguyễn Tấn Dũng- Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam, sau lá đồng đơn tố cáo và yêu cầu Quốc hội lên tiếng về việc công an lạm quyền đánh chết dân, tội ác vẫn còn hoành hành vì công lý chưa được thực thi. Bởi ổ dịch vẫn đang lan tràn mà không có một biện pháp nào ngăn chặn, hình ảnh thương tâm của những người dân bị chết oan trong đồn công an vẫn lặp lại liên tục.
Đài Á Châu Tự Do ( RFA ) - Vào sáng ngày 4 tháng 5, trang mạng bauxite Việt Nam đã cho đăng tải bản tuyên bố về việc cưỡng chế giải tỏa đất Văn Giang bằng vũ lực.
boxitvn.net hoặc boxitvn.wordpress.com
Bản "Tuyên bố về việc cưỡng chế giải tỏa đất Văn Giang bằng vũ lực" của trang mạng Bauxite Việt Nam.
Đây được xem như sự lên tiếng của giới nhân sĩ trí thức Việt Nam phản đối hàng động dùng lực lượng vũ trang của chính quyền để cưỡng chế đất đai của người dân. Việt Hà từ Bangkok gửi về bài chi tiết sau đây:
Vụ việc cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, tiếp tục gây bức xúc trong dư luận. Bằng chứng là vào sáng ngày 4 tháng 5, trang mạng Bauxite Việt Nam đã công bố bản tuyên bố phản đối vụ cưỡng chế với 125 chữ ký của những nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước, bao gồm cả những đảng viên cộng sản kỳ cựu.
Đối xử với người dân như đối với kẻ thù
Bản tuyên bố viết ‘vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai bằng vũ lực diễn ra sáng ngày 24 tháng 4 năm 2012 ở địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên đang gây xúc động mạnh mẽ tất cả những người Việt Nam có lương tri, dấy lên nỗi lo lắng chưa từng có trong mọi người dân Việt biết suy tư về vận mệnh đất nước’.