Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Phe cộng sản thân hữu Việt Nam chống lại các phản ứng quyết liệt yêu cầu sửa đổi Hiến Pháp


Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch

Hoa được sắp xếp theo hình búa liềm Cộng sản trên một đường phố Hà Nội. Các nhà lập pháp hai năm trước đây đã khởi sự xem xét lại Hiến pháp, phản ánh một phần sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóatập trung theo kiểu xô viết sang nền kinh tế thị trường. Ảnh: Justin Mott/Bloomberg


Trong khi quay một phim tài liệu về Hồ Chí Minh lúc bộ đội của ông chiến đấu với quân đội Mỹ trong những năm 1960, ông Trần Văn Tân quan sát cách nhà lãnh đạo Cộng sản này giữ lối sống đơn giản như của người dân Việt Nam nghèo khổ.
Năm thập kỷ sau, ông Tân cho biết các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản bây giờ quan tâm về việc cố làm giàu cho bản thân mình hơn là thực hiện theo như lý tưởng của ông Hồ Chí Minh. Bãi bỏ hệ thống độc đảng sẽ dẫn đến “cạnh tranh lành mạnh” và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, ông Tân, 65 tuổi, một công chức về hưu bây giờ bán trà vỉa hè trong trung tâm thành phố Hà Nội, cho biết.
“Có những người không có đủ thức ăn để ăn, con cái của họ không có đủ quần áo che thân trong mùa đông”, ông Tân nói. “Có những người nông dân không có đất để cày. Họ rất nghèo, trong khi nhiều người trong giới lãnh đạo rất giàu. Các nhà lãnh đạo rất giàu mà ngay cả con cái, cháu chắt của họ cả đời sẽ không thể xài hết số tài sản kếch xù của họ.”
Ông Tân là một trong số hơn 12.000 quan chức về hưu, học giả, trí thức, thường dân và nông dân trồng lúa lên tiếng công khai chống lại những thay đổi hiến pháp được Đảng đề xuất nhằm sẽ tăng thêm sự nắm chặt quyền lực của Đảng Cộng sản đối với đất nước và dân chúng Việt Nam. Phong trào phản biện, đối lập mà từ trước đến nay chưa từng xảy ra đang gia tăng mối đe dọa và thách thức đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong khi ông ta đang tìm cách quay ngược một nền kinh tế bị trì trệ với số lượng nợ xấu cao nhất trong khu vực Đông Nam Á vào năm ngoái.
“Ngay cả nếu phong trào này bị đàn áp dập tắt và bị ép trở lại thời kỳ chuyên quyền lúc trước, phong trào đòi hỏi thay đổi sẽ không thể bị xóa mất. Đó là một mối đe dọa có thực”, Ernest Bower, chủ tịch của Fairfax, thuộc tổ hợp Bower GroupAsia có trụ sở tại Virginia, chuyên tư vấn cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động ở Đông Nam Á, cho biết. “Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải đối phó với vấn đề nan giải này. Nếu chế độ này bị kìm hãm khi những quyết định lớn này được thực hiện, thì đó là điều đáng lo ngại bởi vì nó có thể làm cho sự tăng trưởng bị chậm hơn và làm cho sự bất mãn ngày càng tăng.”


‘Chế độ toàn trị’

Mức VN-Index đã tăng 22 phần trăm trong năm nay, một kết quả tốt nhất có được trong khu vực châu Á sau Nhật Bản, trong khi có sự giảm bớt nguồn vốn đưa vào các thị trường mới xuất hiện từ một số quốc gia có nền kinh tế tiến tiến. Chỉ số này, trong khi tăng lên 18 phần trăm vào năm ngoái, tăng 0,6 phần trăm vào hôm nay tính đến lúc nghỉ buổi sáng. Tiền đồng đã giảm 0.5 phần trăm trong năm nay.
Các nhà lập pháp hai năm trước đây đã khởi sự xem xét lại Hiến pháp, phản ánh một phần sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo kiểu xô viết sang nền kinh tế thị trường. Ngày 2/01/2013, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức yêu cầu mọi tầng lớp dân chúng đóng góp ý kiến về những điều khoản mới và những thay đổi cho các điều khoản cũ của Hiến pháp 92 trong bản dự thảo Hiến pháp mới 2013, chẳng hạn như loại bỏ ngôn từ quy định khu vực nhà nước sẽ đóng “vai trò chủ đạo” trong nền kinh tế.
Hai tuần sau, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận được một trong những thách thức lớn nhất đối với quyền lực của đảng kể từ khi đất nước thống nhất 37 năm trước đây, sau khi chiến tranh chấm dứt: Bảy mươi hai vị nhân sĩ trí thức và quan chức nhà nước trước đây, trong đó có nhiều đảng viên Đảng Cộng sản, chính thức đưa ra một dự thảo hiến pháp khác kêu gọi thực thi “tự do cạnh tranh chính trị.” Tính đến tuần trước, kiến nghị và dự thảo Hiến pháp 72 đã nhận được hơn 12.000 chữ ký thông qua một chiến dịch ký tên ủng hộ trực tuyến.
Nhóm này, trong đó bao gồm các thành viên hiện nay của Đảng Cộng sản, vào tuần rồi đã gia tăng cường độ chỉ trích lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi các nhà lập pháp từ chối xem xét đề xuất của họ. Trong một bài phổ biến trực tuyến, họ lên tiếng kêu gọi các phương tiện truyền thông nhà nước công bố các tài liệu về kiến nghị và bản dự thảo Hiến pháp của họ, và kêu gọi mọi người chống lại “chế độ toàn trị của chế độ độc đảng với Đảng Cộng sản nắm toàn qưyền, đứng trên nhà nước và pháp luật, bóp chết rất nhiều quyền tự do và dân chủ được minh định trong Hiến pháp 92″.
‘Không có thảo luận’
“Chúng tôi hy vọng có đối thoại công bằng, có các cuộc thảo luận thẳng thắn với họ (Ủy ban Biên soạn dự thảo Hiến pháp), nhưng cho đến nay vẫn hoàn toàn không có một lần thảo luận nào”, bà Phạm Chi Lan, người từng là cố vấn cho cựu Thủ tướng Phan Văn Khải, cho biết ngày 03 tháng 4.
Bản dự thảo Hiến pháp của 72 vị nhân sĩ, trong đó kêu gọi cho các cuộc bầu cử dân chủ và quyền sở hữu đất tư nhân, trái ngược với bản dự thảo mới của Chính phủ (Đảng Cộng sản Việt Nam) đưa ra, trong đó lại tiếp tục tái khẳng định như Hiến pháp 92 với Đảng Cộng sản “được toàn quyền lãnh đạo của Nhà nước và xã hội.”
Trong số những vị nhân sĩ ký tên cho bản dự thảo Hiến pháp 72 có ông Hồ Ngọc Nhuận, Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đơn vị Thành phố Hố Chí Minh – một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam, và ông Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Nhiều nông dân tại Nghệ An, tỉnh quê hương của ông Hồ Chí Minh, cũng đã ký tên với kiến nghị này.
‘Đổ máu’
Ông Nguyễn Quang A, một nhà kinh tế đã nghỉ hưu, người đã giúp viết dự thảo Hiến pháp 72 trên đây, cảnh báo về khả năng sẽ có phản đối mạnh bạo tương tự như cuộc nổi dậy ở Ai Cập và Tunisia năm 2011 nếu nhà nước cộng sản không giải quyết hợp lý tranh chấp đất đai thí dụ như những vụ cưỡng chế trục xuất người dân ra khỏi khu đất họ sở hữu lâu đời. Khoảng 70 phần trăm của 1,6 triệu khiếu nại nộp cho Cơ quan Thanh tra Nhà nước từ năm 2008 đến 2011 liên quan đến vấn đề đất đai, theo một trang web chính phủ cho biết.
Nông dân nuôi tôm Đoàn Văn Vươn và năm thành viên gia đình ông vừa bị kết án tù hồi tuần trước, với bản án tù đến năm năm vì chống lại và bắn vào cảnh sát đến cưỡng chế gia đình của họ ra khỏi khu đất họ đang canh tác hợp pháp, theo một bài viết trên trang web của chính phủ ngày 05 tháng 4. Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm ngoái cho biết hành động cưỡng chế đó là bất hợp pháp và đã ra lệnh điều tra những hành động cưỡng chế rất sai trái này.
“Chúng tôi muốn tránh bất kỳ cuộc đụng độ bạo lực nào có thể đưa đến đổ máu,” ông Nguyễn Quang A cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 22 tháng Ba 2013. “Đó là lý do tại sao chúng tôi đang làm việc này trong lúc này. Đảng và những người cầm quyền cần phải hiểu các vấn đề xã hội để tránh phải trả một giá rất cao.”
Đảng Cộng sản đã chuyển hướng sang thực hiện các hành động dèm pha, hăm họa những người làm và phổ biến kiến nghị sửa đổi dự thảo Hìến pháp mới. Báo nhà nước, Gia đình & Xã hội, đã sa thải phóng viên Nguyễn Đắc Kiên vào ngày 26 tháng Hai sau khi ông ta viết một bài chỉ trích Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, người đã phỉ báng những vị nhân sĩ trí thức lên tiếng trong bản kiến nghị thúc đẩy đòi hỏi đa nguyên đa đảng.
Nhạc sĩ bị bỏ tù
Ông Nguyễn Đình Lộc, một vị Bộ trưởng Tư pháp trước đây đã ký tên vào kiến nghị và bản dự thảo Hiến pháp 72 thay thế bản dự thảo do Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra vào tháng trước, cho biết ông đã không tham gia viết dự thảo Hiến pháp 72 sau khi ông bị mời làm việc với các quan chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính phủ – vừa cho biết rằng có được một phần sáu của tổng số 90 triệu người dân Việt Nam đã đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Hiến pháp mới của Đảng Cộng sản biên soạn – quyết định cho gia hạn thêm thời gian lấy ý kiến của dân chúng từ ngày 31/03/2013 đến ngày 30/09/2013, sau đó các nhà làm luật sẽ xem xét các ý kiến đề nghị thay đổi.
Việt Nam thường xuyên bỏ tù những người bất đồng chính kiến lên tiếng kêu gọi tự do chính trị. Vào tháng Giêng, 14 người hoạt động ôn hoà đã bị kết án lên đến 13 năm tù vì bị gán cho tội danh lật đổ nhà nước chỉ vì họ tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Năm ngoái, hai nghệ sĩ đã bị bỏ tù vì bị gán cho tội tuyên truyền chống nhà nước sau khi Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh đàn áp các blog xã hội đã công khai phê phán ông ta.
Những vụ tranh chấp quyền hành trong nội bộ hồi năm ngoái đưa đến kết quả ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng phải công khai xin lỗi trước toàn dân về sự thất bại của Đảng Cộng sản trong công tác loại trừ tệ trạng tham nhũng trầm trọng trong Đảng Cộng sản. Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo cao cấp trong chính phủ sẽ phải đối mặt với việc bỏ phiếu tín nhiệm họ lần đầu tiên trước Quốc hội vào tháng tới.
Tháng 12 vừa qua, Ông Dũng cho biết nền kinh tế có thể tăng trưởng 5,5 phần trăm trong năm nay sau khi tăng 5,03 phần trăm trong năm 2012, mức thấp nhất kể từ năm 1999. Trong năm 2010, thành phần giàu có nhất nước, chiếm 20 phần trăm dân số của Việt Nam, có mức thu nhập trung bình hơn 9,2 lần cao hơn so với mức thu nhập của số người nghèo nhất, chiếm khoảng một phần năm dân số (20%), tăng hơn so với 8,4 lần trong năm 2006, theo tổng kết của Tổng cục Thống kê.
Nền kinh tế của Việt Nam sẽ phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong năm nay, Phó Chủ tịch Quốc hội bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết tại một hội nghị được tổ chức bởi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ngày 06 tháng 4. Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng, bà nói.
Ông Tân, người đã giúp đỡ thực hiện phim tài liệu vể Hồ Chí Minh, cho biết sự ủng hộ cho một hệ thống chính trị đa đảng là việc làm cần thiết và quan trọng mặc dù sự thay đổi này có thể phải cần một số năm.
“Chúng tôi có lẽ không thể làm bất cứ điều gì khác lạ nào đáng kể vào lúc này, nhưng chúng tôi vẫn cần phải nói ra,” ông nói. “Hy vọng rằng việc làm này có thể giúp thể chế thay đổi dần dần.”
Các dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.

Xem bản tiếng Anh:

Vietnam Crony Communists Resist Constitution Backlash


While filming a documentary about Ho Chi Minh as his compatriots battled U.S. forces in the 1960s, Tran Van Tan observed how the Communist leader’s embrace of a simple lifestyle endeared him to Vietnam’s poor.
Five decades later, Tan says the Communist Party’s leaders are more concerned with enriching themselves than adhering to Ho Chi Minh’s ideals. Abolishing the one-party system would lead to “healthy competition” and narrow the wealth gap, said Tan, 65, a retired civil servant who now sells tea in downtown Hanoi.
“There are people who don’t have enough food to eat, whose children don’t have enough clothes to cover their bodies in winter,” Tan said. “There are farmers who don’t have land. They are so poor, while many in the leadership are very wealthy. These leaders are so rich that even their children, grandchildren wouldn’t be able to use it all up.”
Tan is among more than 12,000 former bureaucrats, academics and rice farmers speaking out publicly against proposed constitutional changes that would strengthen the Communist Party’s grip on power. The unprecedented movement threatens to increase challenges to Prime Minister Nguyen Tan Dung as he seeks to turn around a slowing economy which posted Southeast Asia’s highest level of bad debt last year.
“Even if this gets clamped down and turned back, it’s not gone. It’s a real thread,” said Ernest Bower, president of Fairfax, Virginia-based BowerGroupAsia, which advises businesses on operating in Southeast Asia. “The party will have to deal with this. If the system grinds down as these big decisions are made, that’s worrisome because it could create slower growth and growing discontent.”

‘Totalitarian Regime’

The benchmark VN Index has rallied 22 percent this year, the best-performing measure in Asia after Japan, as easing in some advanced economies spur inflows into emerging markets. The gauge, which climbed 18 percent last year, rose 0.6 percent today as of the morning break. The dong has weakened 0.5 percent this year.
Lawmakers began the constitutional review process two years ago, in part to reflect the country’s shift to a market economy from Soviet-style central planning. On Jan. 2, the party asked for public comments on new clauses and changes to old articles, such as removing language stipulating the state sector will play the “leading role” in the economy.
Two weeks later, the party received one of the biggest challenges to its power since the country reunified 37 years ago after the war: Seventy-two intellectuals and former government officials, including many party members, produced an alternative draft constitution calling for “political competition.” As of last week, the draft received more than 12,000 signatures via an online campaign.
The group, which includes current members of the Communist Party, sharpened its criticism last week after lawmakers refused to consider their proposals. In an online post, they called on state media to publish the document and urged people to reject the “totalitarian regime of the one-party system, which stands above the state and the law and disables many of the freedoms and democracy defined in the Constitution.”

‘No Discussion’

“We expected to have fair dialogue, straight discussions with them, but so far there’s absolutely no discussion,” Pham Chi Lan, who served as an adviser to former Prime Minister Phan Van Khai, said on April 3.
The alternative draft, which calls for democratic elections and private land ownership, contrasts with the government’s proposal, which reiterates the current constitution in calling the Communist Party “the force assuming leadership of the State and society.”
Notable signees of the alternative draft include Ho Ngoc Nhuan, vice-chair of the party-backed Vietnam Fatherland Front’s Ho Chi Minh City unit, and Chu Hao, former deputy minister of science and technology. Farmers from Nghe An, the provincial home of Ho Chi Minh, also signed the petition.

‘Bloodshed’

Nguyen Quang A, a retired economist who helped write the draft, warned of violence similar to 2011 uprisings in Egypt and Tunisia if the government doesn’t address land disputes such as forced evictions. About 70 percent of 1.6 million complaints received by the country’s Inspectorate between 2008 and 2011 involved land issues, according to a government website.
Shrimp farmer Doan Van Vuon and five family members were sentenced last week to prison terms of as much as five years for resisting and shooting at police who came to evict the family from their land, according to a posting on the government’s website April 5. Prime Minister Nguyen Tan Dung last year said the eviction was illegal and ordered an investigation.
“We want to avoid any violent clashes which may result in bloodshed,” Quang A said in a March 22 interview. “That’s why we’re doing this now. The party and those in power need to understand the issues to avoid society having to pay a very high price.”
The party has moved to silence detractors. State-run newspaper Gia Dinh & Xa Hoi, or Families and Society, fired journalist Nguyen Dac Kien on Feb. 26 after he wrote a blog post that criticized Communist Party chief Nguyen Phu Trong, who had vilified the push for more political parties.

Musicians Jailed

Nguyen Dinh Loc, a former justice minister who had signed the alternative draft, last month said he didn’t participate in writing it after meeting with party officials. The government, which said a sixth of Vietnam’s 90 million people have commented on the changes, extended a March 31 deadline for comments until September, after which lawmakers will consider the changes.
Vietnam routinely imprisons dissidents who call for greater political freedom. In January, 14 activists received as many as 13 years in prison for subverting the government by participating in anti-China protests. Last year, two musicians were jailed for spreading anti-state propaganda after Dung ordered a crackdown on blogs that attacked him.
Internal disputes last year prompted Trong to apologize for the Communist Party’s failure to rein in corruption. Dung and other top government leaders will face confidence votes in Parliament for the first time next month.
Dung said in December the economy may grow 5.5 percent this year after expanding 5.03 percent in 2012, the slowest pace since 1999. Vietnam’s wealthiest 20 percent earned on average 9.2 times more in wages in 2010 than the poorest fifth, up from 8.4 times in 2006, according to the General Statistics Office.
Vietnam’s economy will continue to face difficulties this year, said National Assembly Vice Chairwoman Nguyen Thi Kim Ngan at a conference held by the parliament’s economic committee April 6. The government needs to accelerate economic structural reforms to boost growth, she said.
Tan, who helped with Ho Chi Minh’s documentary, said it’s important to advocate for a multi-party system even though changes may be years away.
“We probably can’t make anything significantly different right now, but we still need to speak out,” he said. “Hopefully it can help change things gradually.”
To contact Bloomberg News staff for this story: K. Oanh Ha in Hanoi at oha3@bloomberg.net
To contact the editor responsible for this story: Peter Hirschberg at phirschberg@bloomberg.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến