Một viên chức nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi tại Saint Petersburg, chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng của Việt Nam còn cho biết thêm là sau chiếc đầu tiên mang tên Hà Nội (ký hiệu HQ 182), chiếc thứ hai tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh (ký hiệu HQ 183) cũng sẽ được bàn giao cho Việt Nam vào cuối năm nay. Chiếc này đang chạy thử ngoài biển Barents.
Loại tầu ngầm mà Việt Nam đặt mua của Nga mang tên chính thức là Dự án 636 lớp Varshavyanka - nhưng được phương Tây gọi là Kilo - chạy bằng động cơ Diesel và được trang bị tên lửa chống hạm. Cho đến nay, Nga đã bán hơn 30 chiếc tàu ngầm loại này cho 7 nước, trong đó có Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc hiện có đến 12 chiếc tàu ngầm Kilo đang hoạt động, trong lúc Việt Nam phải đợi đến năm 2016 mới có được 6 chiếc. Tuy nhiên, theo phân tích vào hôm nay của chuyên san quốc phòng Kanwa Defense Review tại Canada, loại tàu ngầm Kilo mà Nga đóng cho Việt Nam có thể hiện đại hơn loại đã bán cho Trung Quốc : Kính viễn vọng tốt hơn, vỏ tàu bằng chất liệu không phản xạ tốt hơn, khiến cho việc bị phát hiện khó khăn hơn…
Theo nguồn tin trên, hạm đội tàu ngầm "sẽ tăng cường uy lực của Hải quân Việt Nam", cũng như mang lại lợi thế tốt hơn cho Việt Nam trong bất kỳ cuộc đối đầu nào với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Với hạm đội tàu ngầm mới này (của Việt Nam), Trung Quốc sẽ bị thêm nhiều áp lực trong việc bảo vệ nguồn cung cấp cho mình bằng đường biển nếu xung đột nẩy sinh.
Nhận định trên đây cũng trùng hợp với phân tích của Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc. Trong một bài viết « Với sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam áp dụng chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập A2/AD » được tạp chí trên mạng The Diplomat công bố hôm 08/10/2013, giáo sư Thayer cho rằng cán cân lực lượng hải quân trên Biển Đông sẽ bắt đầu thay đổi từ cuối năm nay, khi Việt Nam tiếp nhận các chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên.
Theo ông Thayer, tàu ngầm của Việt Nam được thiết kế cho các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra, chống ngầm và chống hạm. Cộng thêm với phi đội chiến đấu cơ Su-30 mà Việt Nam vừa đặt mua thêm 12 chiếc, lực lượng tàu ngầm này sẽ tăng cường đáng kể khả năng của Việt Nam trong việc triển khai sức mạnh trong vùng lãnh hải của mình trên Biển Đông và nâng cao năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập của quân đội Việt Nam.
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131030-nga-ban-giao-tau-ngam-kilo-dau-tien-cho-viet-nam-vao-thuong-tuan-thang-muoi-mot
Loại tầu ngầm mà Việt Nam đặt mua của Nga mang tên chính thức là Dự án 636 lớp Varshavyanka - nhưng được phương Tây gọi là Kilo - chạy bằng động cơ Diesel và được trang bị tên lửa chống hạm. Cho đến nay, Nga đã bán hơn 30 chiếc tàu ngầm loại này cho 7 nước, trong đó có Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc hiện có đến 12 chiếc tàu ngầm Kilo đang hoạt động, trong lúc Việt Nam phải đợi đến năm 2016 mới có được 6 chiếc. Tuy nhiên, theo phân tích vào hôm nay của chuyên san quốc phòng Kanwa Defense Review tại Canada, loại tàu ngầm Kilo mà Nga đóng cho Việt Nam có thể hiện đại hơn loại đã bán cho Trung Quốc : Kính viễn vọng tốt hơn, vỏ tàu bằng chất liệu không phản xạ tốt hơn, khiến cho việc bị phát hiện khó khăn hơn…
Theo nguồn tin trên, hạm đội tàu ngầm "sẽ tăng cường uy lực của Hải quân Việt Nam", cũng như mang lại lợi thế tốt hơn cho Việt Nam trong bất kỳ cuộc đối đầu nào với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Với hạm đội tàu ngầm mới này (của Việt Nam), Trung Quốc sẽ bị thêm nhiều áp lực trong việc bảo vệ nguồn cung cấp cho mình bằng đường biển nếu xung đột nẩy sinh.
Nhận định trên đây cũng trùng hợp với phân tích của Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc. Trong một bài viết « Với sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam áp dụng chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập A2/AD » được tạp chí trên mạng The Diplomat công bố hôm 08/10/2013, giáo sư Thayer cho rằng cán cân lực lượng hải quân trên Biển Đông sẽ bắt đầu thay đổi từ cuối năm nay, khi Việt Nam tiếp nhận các chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên.
Theo ông Thayer, tàu ngầm của Việt Nam được thiết kế cho các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra, chống ngầm và chống hạm. Cộng thêm với phi đội chiến đấu cơ Su-30 mà Việt Nam vừa đặt mua thêm 12 chiếc, lực lượng tàu ngầm này sẽ tăng cường đáng kể khả năng của Việt Nam trong việc triển khai sức mạnh trong vùng lãnh hải của mình trên Biển Đông và nâng cao năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập của quân đội Việt Nam.
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131030-nga-ban-giao-tau-ngam-kilo-dau-tien-cho-viet-nam-vao-thuong-tuan-thang-muoi-mot