Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Đòn độc đầu năm 2013 của CSVN nhắm vào tôn giáo

Nữ Vương Công Lý:
Đòn độc đầu năm 2013 của CSVN nhắm vào tôn giáo
Chúng ta đã có dịp ôn lại tình hình Công giáo bị bách hại trong năm qua, năm 2012 qua 10 biến cố tóm lược cống hiến độc giả NVCL ngày gần đây. Năm dương lịch 2013 chỉ mới bắt đầu tháng thứ nhất, CSVN đã mở nhiều mặt trận ồ ạt đánh vào tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng.
Cướp tu viện Carmêlô
Trước hết là vụ cưỡng chiếm tu viện Công giáo Carmêlô. Vụ cưỡng chiếm và đập phá tu viện Carmêlô tại Hà Nội do CSVN chủ trương và thực hiện một cách thô bạo và ngang ngược đã khơi dậy luồng phản ứng dữ dội từ các tầng lớp nhân dân trong cả nước, đặc biệt trong giới sinh viên Công giáo.
Vào thời gian cuối năm 2012 đến nay, Tòa TGM Hà Nội, đứng đầu là Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn, đã có tới 5 lần gửi văn thư đến Chính quyền, yêu cầu xem xét vấn đề tu viện Carmêô trên căn bản luật pháp.

Tu viện kín Camelo đang bị bao vây và cướp phá
Nhà cầm quyền CSVN coi khinh tiếng nói của thẩm quyền đại diện Giáo Hội Công Giáo. Chẳng những không thèm trả lời, đám chóp bu CS Hà Nội còn thúc đẩy cấp thừa hành tiếp tục phá dỡ tu viện có lâu đời nêu trên.
CSVN đã từng tạo nên một hiện tượng TGM Ngô Quang Kiệt trong vụ chúng chiếm đoạt Tòa Khâm Sứ Hà Nội, phải chăng nay lại đang dồn TGM Nguyễn Văn Nhơn và cả Tổng Giáo phận Hà Nội vào chân tường với vụ tu viện Carmêlô?
Có thể ĐC Nhơn đang tự kềm chế để giữ sự điềm tĩnh cố hữu của ngài, còn giáo dân Hà Nội thì có lẽ đang phân vân, sợ gây phiền toái cho Chủ Chăn hoặc sợ lại rơi vào tình trạng bi đát vì bị đánh phá, chụp mũ, vu khống như thời Đức Tổng Kiệt!

Đà Nẵng “phản pháo”, ông Nguyễn Bá Thanh lên tiếng bật lại Thủ tướng


TT - Ngày 18-1, ông Văn Hữu Chiến - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - ký văn bản phản hồi kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về những sai phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng làm thất thoát hơn 3.400 tỉ đồng.

Giải thích về kết luận thanh tra sai phạm đất đai: 

Tại văn bản này, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng hầu hết nội dung trong kết luận của TTCP là không chính xác. 

Không có cơ sở 

Theo văn bản của UBND TP Đà Nẵng, TTCP cho rằng dự án của Công ty Phúc Thiên Long gây thất thu trên 120 tỉ đồng là không có cơ sở. Về đơn giá giao quyền sử dụng đất đối với Công ty Phúc Thiên Long, TP thống nhất phê duyệt giá giao quyền sử dụng đất theo đề xuất của hội đồng thẩm định giá với đơn giá 3.030.000 đồng/m2 (cao hơn giá phê duyệt để đấu giá). Việc phê duyệt đơn giá này là đúng thẩm quyền của TP, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm. 

TP Đà Nẵng còn khẳng định đơn giá chuyển quyền sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức đối với khu đất này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường. Vì sau khi Công ty Phúc Thiên Long được phép chuyển đổi tên sang ông Nguyễn Hữu Bình và khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông Bình chuyển nhượng cho Công ty ATS (do bà Nguyễn Thị Thoa làm giám đốc). Bà Thoa và ông Bình là chị em ruột nên giá chuyển nhượng của hai người này không phải giá trị thực của khu đất.

19 tháng Giêng - Anh hùng tử khí hùng bất tử


Hoài Vũ Việt (Danlambao) - Ngày này năm xưa. 19 tháng Giêng năm 1974. 39 năm về trước. 74 anh hùng Việt Nam đã hy sinh trong sự nghiệp bảo toàn lãnh thổ. 74 chiến sỹ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân trong cuộc hải chiến Hoàng Sa. 

Ngày này năm nay. 19 tháng Giêng năm 2013. Một nhóm các bạn trẻ yêu nước tại miền Bắc, những người chưa ra đời vào thời điểm các anh nằm xuống, đã âm thầm bày tỏ lòng biết ơn bằng cách tưởng niệm để ghi nhớ, để nhắc nhở nhau gương hy sinh anh dũng cho Tổ quốc của 74 anh hùng vào 39 năm về trước.

Họ, những tuổi trẻ Hà Nội là những người từng tham gia các cuộc biểu tình chống TQ xâm lược vào 2011 và 2012. 

Họ, những khuôn mặt yêu nước trong sáng của thế hệ hôm nay mong muốn thể hiện tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc đúng nghĩa nhất giữa những người dân đang bị cai trị bởi chế độ độc tài và khát vọng thể hiện ý nghĩa Tổ Quốc là của chung. 

Họ, thế hệ sinh sau đẻ muộn muốn xác định rằng: bất kỳ ai hy sinh vì độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc Việt Nam đều là những người anh hùng của đất nước Việt Nam. Cho dù là Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa hay Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. 

19-1-1974, Ngày này cách đây 39 năm, Hoàng Sa bị chiếm đóng trái phép


Video Clip Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại kể về trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974


Ngày này cách đây 39 năm, Hoàng Sa bị chiếm đóng trái phép

Thứ bảy 19/01/2013 10:43

Quần đảo Hoàng Sa (trực thuộc TP Đà Nẵng)  là một phần lãnh thổ thiêng liêng, máu thịt của Tổ quốc Việt Nam, được nhiều đời cha ông ta gìn giữ, quản lý. Nhưng cách đây tròn 39 năm, Hoàng Sa, thời điểm đó đang do Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) quản lý, đã bị  Trung Quốc chiếm đóng trái phép bằng vũ lực. 

Thời khắc Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp Hoàng Sa
Trong cuốn Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông do TS Trần Công Trục làm chủ biên (nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông) đã ghi lại khá chi tiết những mốc thời gian liên quan đến sự kiện Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp Hoàng Sa của Việt Nam. Sách viết: “Ngày 15 tháng 1 năm 1974, sau khi tuyên bố lên án chính quyền VNCH đã “xâm lấn đất đai của Trung Quốc”, “tất các quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Đông Sa và Trung Sa là lãnh thổ của Trung Quốc”…, CHND Trung Hoa đã đưa quân đổ bộ và cắm cờ Trung Quốc lên các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa.”

Ngày 16 tháng 01 năm 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt của hải quân VNCH đã đưa phái đoàn quân lực ra Hoàng Sa và phát hiện hai chiến hạm số 402 và 407 của Hải quân Trung Quốc đang ở gần đảo Hữu Nhật, xác nhận quân Trung Quốc đã chiếm đóng, cắm cờ trên các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Quang Ảnh… Lập tức Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc họp báo tố cáo Bắc Kinh đã huy động tàu chiến vi phạm vùng biển quần đảo Hoàng Sa và đưa binh lính đổ bộ xâm chiếm các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa, Duy Mộng thuộc nhóm phía tây quần đảo Hoàng Sa.

SÓNG GIÓ NỔI LÊN RỒI: NHÀ VĂN PHẠM NGỌC CẢNH NAM TỪ CHỐI “GIẢI THƯỞNG BẰNG KHEN” CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM 2012

Nguyễn Quang Lập: Theo tôi được biết, tiểu thuyết Thế Kỷ Bị Mất của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam được hội đồng văn xuôi đánh giá rất cao, với 6/7 phiếu ( Một người không bỏ phiếu vì chưa đọc) cuốn tiểu thuyết được xếp đầu bảng giải văn xuôi năm nay. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã phải thốt lên:” Lâu lắm rồi mới đọc được cuốn sách hay như thế này”. Thế nhưng lên  BCH, cuốn sách đã bị đánh tuột khỏi giải chính thức, chỉ được cái bằng khen.

Thực ra các nhà văn nước ta đều có con mắt xanh, bảo họ ngu là không đúng. Nhưng khi bình xét giải thưởng họ không dám dùng con mắt xanh trời cho mà dùng cái tai văn nô để nghe ngóng từ phía cấp trên. Vì thế nhiều giải thưởng văn chương không còn tính văn chương nữa, tính hay dở đã bị tư tưởng đúng sai ném vào sọt rác. Than ôi!
Sau đây là thư ngỏ của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam:
THƯ NGỎ GỬI HỘI NHÀ VĂN VN
 Tôi Phạm Ngọc Cảnh Nam, người vừa được HNV VN công bố  tặng bằng khen năm 2012 cho cuốn tiểu thuyết “Thế Kỷ Bị Mất” của tôi.
Tôi xin giành quyền được từ chối bằng khen nầy của HNV .
Lý do đơn giản, mà ai cũng thấy là giải thưởng đã không được xét đúng theo tiêu chí văn chương. Và, cũng là để cho sự trung thực còn có chỗ trú ngụ trong ngôi đền thiêng liêng của nó là Văn Học.
Phạm Ngọc Cảnh NamTác giả gửi cho Blog Quê Choa

Ðảng Cộng Sản đang tan rã


Ngô Nhân Dụng

Các chế độ cộng sản chiếm được chính quyền theo phương cách giống nhau, nhưng khi suy tàn thì mỗi đảng cộng sản tan rã theo một cách khác nhau. Anh hay đọc Lev Tolstoi thì nhận ra ngay cả câu này nhại theo câu mở đầu một tiểu thuyết nổi tiếng của ông (Anna Karenina).
Các đảng cộng sản lên nắm quyền đều dùng vũ lực, như Lenin nói, “Chiến tranh là bà mụ đỡ cho cách mạng.” Hoặc Mao nói, “Súng đẻ ra quyền.” Nhưng các chế độ cộng sản ở Liên Xô và Ðông Âu khi sụp đổ thì mỗi nơi bể vỡ một kiểu. Ðảng Cộng Sản Ba Lan tự chuyển giao quyền hành cho Công Ðoàn Ðoàn Kết sau khi lâm cảnh hoàn toàn bế tắc. Ðông Ðức, Tiệp Khắc phải nhượng bộ ý nguyện của người dân, sau các cuộc biểu tình dồn dập. Hungary đã bắt đầu thay đổi từ vài chục năm rồi nhưng phải đợi đến năm 1989 mới sụp đổ, một cách ôn hòa. Cộng sản Rumania hoàn toàn nhắm mắt bịt tai, cưỡng lại đến cùng; đưa tới cái chết thảm khốc của vợ chồng lãnh tụ sau cùng. Cộng Sản Nga khởi đầu chuyện thay đổi, cốt tìm đường tự cứu vãn, hy vọng nhờ thế sẽ cai trị lâu dài hơn; nhưng cuối cùng không tự cứu nổi, biết là hết thuốc chữa. Một yếu tố quyết định tình trạng sụp đổ của các chế độ cộng sản trên là trình độ nhận thức của người dân trong các nước đó đã lên cao đến mức chín mùi. Khi chế độ cộng sản sụp đổ, mọi người đều thở phào nhẹ nhõm, kể cả các đảng viên. Không một chi bộ đảng nào đưa một ngón tay ra để cứu đảng.
Ðảng Cộng sản Việt Nam sẽ tan rã như thế nào? Ðây là một câu hỏi cần nêu lên, càng sớm càng tốt. Thứ nhất, vì điều đó chắc chắn xẩy ra, cứ theo như tình hình nội bộ ung thối của họ cũng như trình độ nhận thức của người dân Việt Nam đã lên cao. Thứ hai, vì cần đoán trước cảnh tan rã của đảng Cộng sản sẽ diễn ra làm sao thì người Việt mới có thể trù tính việc xây dựng chế độ dân chủ tự do sắp tới phải tiến hành thế nào. Cần chuẩn bị ngay từ trước, nếu không thì sẽ lúng túng kéo dài thời kỳ chuyển tiếp quá lâu, tại hại cho tương lai dân tộc. Phải nói rằng việc xóa bỏ chế độ cộng sản ở nước ta bây giờ không phải là điều khó nữa. Nhưng sau đó thì công việc xây dựng lại đất nước mới sẽ khó gấp trăm, gấp ngàn lần. Nhất là sau khi đất nước ta đã bị đảng Cộng sản phá cho hư nát từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Ðây là một đề tài người Việt Nam cần thảo luận với nhau, có thể nên viết thành cả cuốn sách ngay từ bây giờ.
Ðảng Cộng sản Việt Nam đang tan rã. Ðây là một sự thật.
Ðó là một tập đoàn tham nhũng, thối nát và hoàn toàn bất lực trước các khó khăn kinh tế của người dân. Nhưng họ nhất định khư khư ôm lấy chính quyền không chịu nhả ra. Họ sẵn sàng đàn áp những đòi hỏi của “dân oan” bị bóc lột và tiếng nói của giới trí thức trung thực muốn cứu vãn đất nước. Từ mấy năm nay trong đảng Cộng sản họ la hoảng về “diễn biến hòa bình,” chuyển sang báo động tình trạng “tự diễn biến.” Tất cả cho thấy chính họ biết ngày tàn đang sắp tới; hiện tượng tự diễn biến là có thật. Không phải tự diễn biến về tư tưởng, đường lối nào cả, vì bây giờ đâu còn ai chứa tí ti tư tưởng nào nữa! Tình trạng tự diễn biến xẩy ra trong lãnh vực cơ cấu quyền lực. Nói giản dị, là không biết ai có quyền gì, ai phải nghe theo ai; nói cách khác, thằng nào được ăn miếng lớn, thằng nào phải ăn miếng nhỏ. Nếu diễn biến hòa bình là may mắn. Bế tắc quá thì sẽ diễn biến mà không được hòa bình. Ðể giải quyết vấn đề cơ cấu quyền lực người ta đang sẵn sàng lên đài đấu võ chết thôi. Biết tình trạng suy tàn đang tiến tới trước mắt, nhưng đám người đang hưởng những đặc quyền đặc lợi không thể tự cởi các dây trói chằng chịt để thoát khỏi ngõ bí. Bởi vì hễ một tay đầu sỏ muốn cởi bỏ một chỗ này thì lập tức có tay đầu sỏ khác thấy sắp mất phần ăn, nhẩy vào phá đám, đòi cởi bỏ chỗ khác. Tóm lại, hết thuốc chữa.
Các tay đầu sỏ biết nạn tham nhũng là hố sâu sẽ chôn vùi đảng. Nhưng tham nhũng cũng là sợi dây liên kết cả đảng lại với nhau. Nếu không có tham nhũng, nếu không hy vọng dùng quyền lực để làm giầu cho gia đình, thì các đảng viên cầm quyền đâu còn thấy lý do nào để bảo vệ ách độc tài của đảng? Không thể nào chấm dứt tham nhũng nếu còn chế độ độc tài, cho nên họ chỉ còn cách dùng món võ tố tham nhũng làm khí cụ hại lẫn nhau.
Cuộc đấu đá công khai trong vụ Nguyễn Bá Thanh là một thí dụ dễ thấy nhất. Nguyễn Phú Trọng đưa Nguyễn Bá Thanh về Hà Nội coi Ban Nội Chính để dùng Thanh tấn công Nguyễn Tấn Dũng. Sau khi đem được ủy ban chống tham nhũng về trong tay, Nguyễn Phú Trọng thật ra cũng không biết có cách nào diệt phe Dũng hay không. Thanh có thể đóng vai tiên phong tấn công vào thành trì kiên cố của đồng chí Ếch.

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

NHÀ VĂN Y BAN TỪ CHỐI NHẬN BẰNG KHEN GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN 2012 VÌ “MỘT BAN GIÁM KHẢO KHÔNG ĐỦ TÂM ĐỦ TẦM ĐỦ TÀI”

“Tôi từ chối không nhận bằng khen. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi không thừa nhận BGK này. Tại sao tôi lại phải chấp nhận một BGK không đủ Tâm đủ Tầm đủ Tài? Với một lý lẽ thông thường: Dám làm dám chịu các vị cũng không dám? Mà lại thích mưa móc ban ơn. 

Lợi ích nhóm. Cụm từ tưởng rất xa lạ trong văn chương. Nhưng không ngờ nó lại gần gũi đến vậy. Và tôi đã nhìn thấy nó đang trói buộc các vị. Một câu cửa miệng của các vị, nghe rất buồn cười, tôi có muốn làm đâu, anh ấy cứ bắt tôi làm. Giời ạ, thế hệ chúng tôi đang còn sung sức đây để chúng tôi làm cho. Anh ấy ơi để chúng tôi làm cho. Chờ đấy, cái thế hệ gạch nối chúng mày. Cứ viết đi, cứ phấn đấu đi, cứ tâm huyết đi, cứ đổi mới đi...Trong các báo cáo thành tích chúng anh khen chúng mày lên tận mây xanh nhưng thực tế bọn chúng anh đè cho không ngóc đầu lên được đâu. Đừng có ti toe.. Không, tôi không ti toe. Tôi chối từ”. (Nhà văn Y Ban)
Nhà văn Y Ban và lòng dũng cảm

THƯ NGỎ NHÀ VĂN Y BAN

Kính gửi ông chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam và 14 vị ủy viên BCH
Kính thưa các quí vị. Tên tôi là Y Ban, hội viên Hội nhà văn VN. Tôi viết thư này để bày tỏ với các quí vị một việc như sau: Ơn giời và nhờ sự mưa móc của các vị mà tôi được ngồi ở cái ghế ủy viên hội đồng văn xuôi. Đã trải qua hai mùa xét giải và kết nạp hội viên tôi đã nhận ra rằng, việc tôi ngồi ở hội đồng không thể đem lại lợi ích nào cho các nhà văn, cho người viết. Tôi chỉ đang bị biến thành một con rối trong tay những kẻ vụ lợi, bè phái và dối trá. Khi bức thư này đến tay các quí vị cũng có nghĩa rằng tôi chính thức chối bỏ cái ghế ủy viên hội đồng văn xuôi.

Nguyễn Tấn Dũng 'dằn mặt' Nguyễn Bá Thanh


Ủy Ban Nhân Dân Ðà Nẵng bị tố gây thất thu hơn 3,434 tỉ đồng

HÀ NỘI (NV) - Ông Nguyễn Bá Thanh, người mới được cắt đặt làm Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương của đảng CSVN, có thể bị hạ uy tín sau khi Thanh Tra Chính Phủ, dưới quyền của ông Nguyễn Tấn Dũng, cáo buộc Ủy Ban Nhân Dân thành phố Ðà Nẵng, gây thất thu cho ngân sách nhà nước số tiền hơn 3,434 tỉ đồng (khoảng 165 triệu USD) trong suốt một thời gian dài.

Khu đất 29 ha thuộc dự án khu đô thị Ða Phước (quận Hải Châu, Ðà Nẵng) là một trong những dự án bị Thanh Tra Chính Phủ CSVN thanh tra. (Hình: Tuổi Trẻ)

Ông Nguyễn Bá Thanh khi còn ở Ðà Nẵng là bí thư thành ủy, chủ tịch Hội Ðồng Nhân Dân (HÐND) và trước đó nữa là chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân. Còn chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân (UBND) hiện nay là ông Văn Hữu Chiến.

Một bản “Thông Báo” của Thanh Tra Chính Phủ đề ngày 17 tháng 1, 2013 do Phó Tổng Thanh Tra Nguyễn Ðức Hạnh ký tên, nói về “Kết luận thanh tra trách nhiệm của chủ tịch UBND thành phố Ðà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, thanh tra một số dự án đầu tư có liên quan đến việc sử dụng đất...” được phổ biến trên trang mạng của Thanh Tra Chính Phủ CSVN.

Trong đó nêu ra rất nhiều sai phạm về việc quy hoạch đất đai, giao đất cho nhà đầu tư cũng như đề bù và trợ cấp cho các người dân bị mất đất.

Ðặc biệt là trong giai đoạn từ 2003 đến 2011, thành phố Ðà Nẵng đã “thu hồi, giao đất, cho thuê đất đối với 1,061 công trình, dự án với diện tích 17,534 ha. Tổng số tiền thu được cho nhà nước chỉ có hơn 25,271 tỉ đồng.

Teo dần quyền con người trong Hiến pháp

 Hoàng Xuân Phú
 Trong thời gian qua, nhiều người mong muốn sửa đổi Hiến pháp 1992, để bỏ hoặc thay đổi một số quy định, ví dụ như quy định về quyền lãnh đạo (được hiểu là đương nhiên) của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với Nhà nước và xã hội(Điều 4), và quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý (Điều 17–18). Tôi không chia sẻ kỳ vọng đó, bởi không tin rằng giới lãnh đạo hiện nay có thể sớm chấp nhận thay đổi những điều mà họ khẳng định là bất di, bất dịch. Ngược lại, tôi thuộc số những người lo rằng việc sửa đổi Hiến pháp có thể bị lợi dụng để hạn chế hơn nữa quyền con người. Và bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã cho thấy nỗi lo đó không phải là vô cớ. Thậm chí, không ngờ họ lại có thể đi xa như vậy…

Trong Hiến pháp 1992, thuật ngữ "quyền con người" chỉ được nhắc một lần, tại
"Điều 50: Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật."
Tức là "quyền con người" được đồng nghĩa với "quyền công dân". Vậy thì những người đang tạm thời bị tước "quyền công dân" sẽ không còn được hưởng "quyền con người". Hơn nữa, sau khi định nghĩa "Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam" (Điều 49), thì "quyền con người" sẽ không còn được áp dụng cho những người đang tồn tại trên đất Việt Nam, nhưng không hoặc chưa "có quốc tịch Việt Nam". Điều này cho thấy cách hiểu về "quyền con người" trong Hiến pháp 1992 phiến diện như thế nào.

Một thay đổi dễ nhận thấy trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là "quyền con người" được tách ra, được nhắc tới 8 lần, luôn đi cạnh và được đặt trước "quyền công dân". Ở chế độ mà giới lãnh đạo vốn rất khó chịu khi nghe nhắc đến "nhân quyền" (tức là "quyền con người"), thì đây là một bước tiến, muộn mằn nhưng có vẫn hơn không.

Một thay đổi nữa, là "quyền công dân" cùng "quyền con người" được đưa từ Chương V (trong Hiến pháp 1992) lên Chương II (trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp). Ở Cộng hòa Liên bang Đức, "quyền con người" được đặt lên vị trí hàng đầu, trong Chương I của Hiến pháp. Ở CHXHCN Việt Nam thì Chương I của Hiến pháp được dành cho "Chế độ chính trị"."Chính trị" là một cái gì đó rất thiêng liêng, mà cũng rất bí hiểm, và càng bí hiểm thì càng… hữu dụng. Khi muốn đùn đẩy công việc, thì tuyên bố: "Cần có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị." Khi muốn làm liều, thì khẳng định: "Vớiquyết tâm chính trị, chắc chắn sẽ làm được." Còn khi muốn lẩn tránh trách nhiệm của bản thân, thì chỉ cần tỏ chút áy náy và "nhận trách nhiệm chính trị".

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Đà Nẵng 'thất thu hàng ngàn tỷ đồng'


Cập nhật: 14:19 GMT - thứ năm, 17 tháng 1, 2013
Ông Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh là bí thư thành ủy trong suốt giai đoạn thuộc diện thanh tra 2003-2011
Trong một diễn biến bất ngờ, kết luận thanh tra quê hương của người sẽ giữ chức Trưởng ban nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, đã được công bố cho dù được đóng dấu'mật' chỉ vài ngày trước.
Ông Thanh là người đã chỉ trích trực diện các vụ đổ bể ở các tập đoàn nhà nước mà ông nói khiến ông "xót hết cả ruột" khi thấy "hàng nghìn tỷ đồng hàng nghìn tỷ đổ sông đổ biển."
Nay Thanh tra Chính phủ kết luận rằng thành phố Đà Nẵng mà ông Thanh vẫn đang là bí thư thành ủy đã "gây thất thu ngân sách" hơn 3400 tỷ đồng do định giá đất đai không chính xác hay giảm giá đất không theo quy định của nhà nước.
Đây là cuộc thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2003 đến 2011, mà khi đó người nắm chức vụ này là ông Trần Văn Minh.
Mặc dù ông Thanh không bị nêu tên trong báo cáo ra ngày 17/1/2013, Thanh tra Chính phủ đề nghị ông Nguyễn Tấn Dũng, người đã chấp thuận, việc "kiểm điểm Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003 - 2011) ...[vì] vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất đai" cũng như giảm giá đất, ký hợp đồng chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và gia hạn nộp tiền sử dụng đất sai quy định.
Ngoài ra ông Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ đạo:
"Giao Bộ Công an xác minh, làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của pháp luật về đất đai và đầu tư xây dựng; hành vi chuyển nhượng đất trái pháp luật, gây thất thu ngân sách nhà nước..."
Ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
"Giao Bộ Công an xác minh, làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của pháp luật về đất đai và đầu tư xây dựng; hành vi chuyển nhượng đất trái pháp luật, gây thất thu ngân sách nhà nước..."
Ông Dũng cũng yêu cầu công an "trước hết" tập trung vào sáu vụ chuyển nhượng đất đai trong đó một số cá nhân và công ty đã được lợi tổng cộng hơn 2.000 tỷ đồng do được định giá thấp hơn quy định.
Vị thủ tướng cũng đồng ý với việc "kiểm điểm và có hình thức xử lý kỷ luật Giám đốc các sở: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Hội đồng thẩm định giá đất thành phố, Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Giám đốc công ty Quản lý và khai thác đất thành phố" và một số cá nhân khác.
Thanh tra Nhà nước cũng chỉ trích quyết định của Đà Nẵng giảm 10% tiền sử dụng đất đối với một số đối tượng và đề nghị thu hồi và hủy bỏ một trong số các quyết định này.

'Thành quả đáng khích lệ'

Bản kết luật chín trang do Phó tổng thanh tra Nguyễn Đức Hạnh ký dành khoảng nửa trang cho những lời hoa mỹ về "thành quả đáng khích lệ" của Đà Nẵng nhưng phần còn lại là liệt kê hàng loạt các sai trái của thành phố này.
Giai đoạn thanh tra từ 2003-2011 cũng là giai đoạn ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức bí thư thành ủy.
Người giữ chức chủ tịch từ năm 2004-2011 và hiện là Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương là ông Trần Văn Minh.
Chủ tịch hiện nay, ông Văn Hữu Chiến, trước đó là phó của ông Minh.
Kết luận của Thanh tra được đưa ra trong khi ông Nguyễn Bá Thanh mới chỉ có quyết định sẽ trở thành Trưởng Ban nội chính Trung ương nhưng chưa hình thành được mạng lưới của ông tại Hà Nội.

Tàu hải tuần Trung Quốc xâm phạm Hoàng Sa


Vũ Hà (Vnexpress) - Trung Quốc hôm qua cử tàu tuần tra đại dương được trang bị bãi đáp trực thăng đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Xinhua đưa tin, tàu Hải Tuần 21 của Trung Quốc hôm 15/1 rời cảng căn cứ ở thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, để đến cái gọi là "thành phố Tam Sa" và hôm qua đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Chuyến đi nhằm mục đích "tuần tra và thử nghiệm các thiết bị thông tin" dự kiến kết thúc vào ngày 19/1 với tổng hành trình khoảng 600 hải lý.

Tàu Hải Tuần 21 được coi là "tàu hàng hải số 1" của Trung Quốc, dài 93,2 m, trọng lượng rẽ nước 1.583 tấn. Tàu có tầm hoạt động 7.400 km không cần tiếp liệu, tốc độ tối đa 22 hải lý, có bãi đáp trực thăng có kích thước 21x11 mét. Tàu này vừa được phân vào biên chế của Cục An toàn Hàng hải tỉnh Hải Nam hôm 27/12 năm ngoái.


Tàu Hải Tuần 21 của Trung Quốc tại đảo Phú Lâm. Ảnh: People's Daily

Trung Quốc mới đây công bố chính thức nội dung và đưa vào hiệu lực "Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển Hải Nam"; tổ chức tập trận tại đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa; tổ chức khai thông và cung cấp dịch vụ 3G, CDMA tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa; phê duyệt "Quy hoạch phát triển du lịch tàu khách thành phố Tam Á 2012 – 2022" trong đó có tuyến đi tới các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

"Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp, trái với tinh thần DOC, không có lợi cho hòa bình ổn định trong khu vực và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay.

"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay các hoạt động sai trái đó", ông Nghị nhấn mạnh.

Ngoài Việt Nam, Philippines cũng "phản đối mạnh mẽ" việc Trung Quốc triển khai tàu tuần tra đến Biển Đông, trong khu vực mà Manila và Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Bộ Ngoại giao Philippines nói việc tuần tra của Trung Quốc sẽ không thể giải quyết được căng thẳng giữa hai nước bùng lên từ hồi tháng 4, đồng thời kêu gọi Trung Quốc tôn trọng vùng lãnh hải của Philippines cũng như vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trong phạm vi 200 hải lý từ thềm lục địa của nước này.

Vũ Hà 

Công an Hà Nội vi phạm pháp luật: Ghép tội trốn thuế, bắt giam thai phụ

VRNs (17.01.2013) – Hà Nội – Hôm qua, ông Trần Đình Huy đã gởi một lời Kêu cứu khẩn cấp đến các tổ chức Uỷ ban bảo vệ bà mẹ trẻ em Trung Ương, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Các tổ chức bảo vệ bà mẹ, trẻ em Việt Nam và Quốc Tế, Các bà mẹ đang mang thai trên toàn thế giới, Các cơ quan truyền thông Việt Nam và Quốc Tế, để xin mọi người lên tiếng cứu vợ ông là bà Nguyễn Thị Oanh đã bị bắt và tạm giam một tháng qua, vì là trợ lý cho một giám đốc bị gán ghép cho tội trốn thuế.
Trong thư, ông Huy viết: “Theo điều 2 khoản 88 Bộ luật tố tụng hình sự ban hành năm 2003 có quy định như sau: “Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ rang thì không được tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”.
Theo tôi được biết xưa nay chưa ai bị bắt khẩn cấp vị tội trốn thuế, trong khi vợ tôi là một công dân tốt, chưa có tiền án tiền sự, đang mang bầu bước sang tháng thứ 3 mà lại bị bắt khẩn cấp trong đêm với tội danh tòng phạm trốn thuế. Cùng với những hành vi giam giữ hà khắc đối với vợ tội hiện nay là điều hết sức vô nhân đạo đối với một phụ nữ mang thai”.
Một lần nữa công an Hà Nội đã vi phạm pháp luật về tố tụng. Tình trạng vi phạm pháp luật của ngành công an càng ngày càng nhiều và càng công khai, kể từ năm 2008 đến nay. Liệu đất nước này đang được điều hành bằng pháp luật hay chỉ đơn giản là hành động tùy tiện của công an?
VRNs xin chuyển lời Kêu cứu khẩn cấp của ông Huy đến với mọi người.
Pv. VRNs

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

LÊN TIẾNG CÙNG BÀ CON DÂN OAN TẠI BAN TIẾP DÂN HÔM NAY 15-1-2013

Bùi Thị Minh Hằng

Sáng nay 15-1-2013 Bà con Dân Oan Dương Nội đã dầm mưa dưới trời rét để đòi chính quyền phải thực thi công lý

Tiền thuế và mồ hôi nước mắt người Dân đổ ra để những nhóm người "nhàn hạ" khoanh tay đứng chờ lệnh  là ra tay đàn áp những người bị chính họ và chính quyền cướp đi quyền lợi chính đáng

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Dân oan Dương Nội đi đòi Công Lý

Sáng ngày 15/1/2013 có rất nhiều nông dân Dương Nội, Hà Đông và dân oan nơi khác đến phòng tiếp dân thuộc UBND TP Hà Nội kêu oan. Lực lượng Công an Hoàn Kiếm được huy động rất đông để canh chừng bà con.


 Dân oan áo đỏ

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Nông dân Dương Nội sẽ đấu tranh đến cùng




Gia Minh (RFA) - Trong những ngày này một số người dân thôn La Dương, phường Dương Nội, Quận Hà Đông cương quyết giữ lại phần đất của họ không để cơ quan chức năng thu hồi. Lý do vì sao người dân lại kiên quyết đến thế?



Mất đất, thất nghiệp

Sau bao lần khiếu kiện ở các trụ sở tiếp dân cấp trung ương của chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam ngay tại Hà Nội, nhưng việc thi công, giải phóng mặt bằng được cho biết sẽ tiến hành trong tuần này; kể từ ngày 11 tháng giêng vừa qua, những người trong số 360 hộ dân tại thôn La Dương, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông đã kéo nhau ra canh giữ tại khu đất của họ mà chủ đầu tư Tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Hà Nội, Geleximco triển khai dự án xây dựng khu đô thị mới.

BÀ CON VĂN GIANG MỜI CÁC NHÀ BÁO, BLOGGER VỀ DỰ PHIÊN TÒA PHÚC THẨM


Ông Đàm Văn Đồng - nạn nhân trong vụ côn đồ xã hội đen tấn công dân lành Văn Giang vừa nhận được Giấy Triệu tập tới phiên tòa phúc thẩm tại Trụ sở Tòa án Nhân dân huyện Văn Giang.

Thời gian: 08h00 ngày 17 tháng 01 năm 2013.

Ông Đàm Văn Đồng thay mặt các nạn nhân và bà con Văn Giang kính mời các nhà báo, blogger và tất cả những ai quan tâm đến vụ việc về dự, đưa tin về phiên tòa.

Kính báo

Sửa đổi Hiến pháp Việt Nam phải bắt đầu với việc bỏ điều 4

RFI tiếng Việt

DR
Thanh Phương
Kể từ ngày 02/01 cho đến ngày 30/03/2013, người dân Việt Nam được mời tham gia đóng góp ý kiến cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Theo dự thảo sửa đổi Hiến pháp, có 8 nội dung sửa đổi được lấy ý kiến nhân dân, trong đó có Lời nói đầu của Hiến pháp; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bộ máy Nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp, v.v...
Trong cuộc họp báo ngày 29/12 vừa qua, ông Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã tuyên bố là nhân dân có thể cho ý kiến đối với mọi nội dung trong bản dự thảo, kể cả điều 4 của Hiến pháp Việt Nam, « không có cấm kỵ gì cả ». Cho tới nay, ở Việt Nam, điều 4 Hiến pháp vẫn là chủ đề cấm kỵ và cựu chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết khi còn tại chức đã từng tuyên bố rằng : « Bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát ».
Trong bản hiến pháp 1992, điều 4 quy định vai trò của Đảng là « lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội », đồng thời khẳng định : « Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. ». Trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, điều 4 vẫn quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước, chỉ có thêm một câu: « Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. » Theo nhận định của ông Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội, những câu viết thêm đó không mang lại thay đổi căn bản nào cho điều 4 Hiến pháp :
« Đằng đẵng suốt từ 1980 đến nay Điều 4 vẫn tiếp tục ngự trị Hiến pháp Việt Nam, nhưng phải nói rằng, so với Hiến pháp 1980, Điều 4 lần này đã bớt độc tài hơn khi không còn quy định: “ĐCSVN … là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội” mà chỉ ghi: “ ĐCSVN … là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”

Điểm tin Công giáo Việt Nam năm 2012



Lê Thiên (Nuvuongcongly) "Rõ ràng CSVN tiếp tục hành động sách nhiễu, cướp bóc của chúng hồi năm 2012 trở về trước nhằm vào tài sản hợp pháp của GHCG. Điều này buộc chúng ta nhìn lại những hành động ăn cướp dã man đê hèn trắng trợn của nhà cầm quyền CSVN trong năm qua (2012)."

*

Chúng ta bước vào năm Quý Tị 2013 với một biến động mới đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: Cộng sản lại đánh cướp tu viện Carmêlô ở Hà Nội.

Theo thông báo mới nhất của Tòa TGM Hà Nội ngày 03/01/2013, “Ngày 29/10/2012 Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp lần 4 đến các cấp chính quyền liên hệ. Trong khi Tòa Tổng Giám mục chưa nhận được văn thư trả lời nào từ chính quyền, thì sáng hôm nay ngày 03/01/2013 Sở Y tế Hà Nội lại tiếp tục phá dỡ Tu viện và tiến hành công trình xây dựng Nhà điều trị Nội khoa tại đây. Hôm nay, sau khi đã liên hệ nhưng không thể tiếp xúc được với những vị hữu trách cấp cao của chính quyền, Đức Tổng Giám mục đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp lần 5 đến Thủ tướng và các cấp chính quyền.”

Tu viện Camelo đang bị đập phá khẩn trương
Rõ ràng CSVN tiếp tục hành động sách nhiễu, cướp bóc của chúng hồi năm 2012 trở về trước nhằm vào tài sản hợp pháp của GHCG. Điều này buộc chúng ta nhìn lại những hành động ăn cướp dã man đê hèn trắng trợn của nhà cầm quyền CSVN trong năm qua (2012).

Trước khi đi vào nội dung chính các biến cố đã xảy ra cho Giáo Hội Công Giáo và dân Chúa trong nước, chúng ta cũng nên lướt qua trang web của HĐGMVN để xem trang ấy nêu lên những “biến cố” nào gọi là “biến cố nổi bật”của Giáo Hội Công Giáo VN:

Cơ quan tố tụng làm sai luật'


Cập nhật: 11:23 GMT - thứ hai, 14 tháng 1, 2013
Luật sư bào chữa cho ông Lê Quốc Quân tố cáo cơ quan tiến hành tố tụng "làm trái quy định pháp luật".
Trả lời BBC ngày 14/1, luật sư Trần Thu Nam, văn phòng luật sư Tín Việt nói đã hoàn tất bộ hồ sơ được gia đình ông Lê Quốc Quân mời bào chữa đến Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế.
Tuy nhiên cho đến nay, theo ông Nam, vẫn chưa có phản hồi từ cơ quan cảnh sát.
"Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo các giấy tờ liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan điều tra phải cấp cho chúng tôi giấy chứng nhận người bào chữa", ông Nam nói.
"Tuy nhiên đã 10 ngày quá quy định thời gian tiến hành tố tụng, họ vẫn chưa gửi cho chúng tôi phản hồi. Do vậy họ đã vi phạm Khoản 4 Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003."
Luật sư Nam cho biết văn phòng luật sư của ông đã gửi đơn khiếu nại lên Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội và Trưởng cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Hà Nội, ghi rõ các sai phạm của cơ quan tiến hành tố tụng.
Ông Nam cũng nói rằng nếu không nhận được giấy tờ chứng nhận bào chữa thì phía bên luật sư bào chữa không thể tiếp cận ông Quân, không thể có mặt tại những buổi lấy lời khai, xác minh tài liệu chứng cứ hay những lần đối chất với nhân chứng, ảnh hưởng đến tính khách quan của quá trình điều tra.
Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân bị bắt từ ngày 27/12, với cáo buộc trốn thuế, theo công an Hà Nội.
Tuy nhiên trong quá khứ, đã có nhiều nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam bị bắt với cáo buộc trốn thuế, vốn là vi phạm về kinh tế, sau đó bị chuyển sang tội chống phá nhà nước theo điều khoản 88 Bộ luật Hình sự.

Bài đăng phổ biến