Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Từ câu chuyện một luận văn

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Giải văn hóa Phan Châu Trinh lần 7, năm 2014 vừa được trao tối 24.3.2014 tại Sài Gòn. Hạng mục Giải giáo dục năm nay gây chú ý đặc biệt khi chủ nhân là một nhà giáo dục người Mỹ có tư tưởng cấp tiến, một tên tuổi không xa lạ gì với những ai quan tâm đến Chương trình Fulbright, ông Thomas J. Vallely.

Năm 1994, ông Thomas J. Vallely với sự giúp đỡ của nhiều bạn bè đồng nghiệp Việt Nam, đã tham gia thành lập chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Hiệu quả của chương trình giáo dục trên đóng góp vào nguồn nhân sự trí thức trẻ, nhân lực quản trị kinh tế theo xu hướng tiến bộ của Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy. 20 năm sau, ông được mời tham gia trong một nỗ lực chung của Việt Nam và Mỹ ở dự án xây dựng Đại học có tên Fulbright Việt Nam.

Ông Thomas cho biết, dự án thú vị trên được truyền cảm hứng từ chính tư tưởng cải cách giáo dục, canh tân văn hóa của cụ Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX. Qua việc phân tích, cắt nghĩa về tính thời sự của tư tưởng Phan Châu Trinh trong việc chọn cải cách giáo dục làm trọng tâm canh tân, quyết định quỹ đạo phát triển đất nước, ông Thomas J. Vallely chỉ ra rằng, rào cản lớn nhất của giáo dục Việt Nam trong tiến trình hội nhập đó là tự tách mình ra khỏi mối tương quan với giáo dục hiện đại của thế giới phát triển bên ngoài. Ông gọi đó là một “cạm bẫy tinh thần”, một sự tự cô lập trong cái gọi là “ngoại lệ Việt Nam”.

“Sau một thời gian dài theo dõi các cuộc tranh luận về cải cách giáo dục ở Việt Nam, tôi thấy tính ngoại lệ này thể hiện ở ít nhất hai lĩnh vực. Đầu tiên là về cách thức đo lường và đánh giá tiến bộ. Không thể cứ tiếp tục nói rằng Việt Nam ngày nay khá hơn Việt Nam 20 một khi nó vẫn tụt hậu một cách tệ hại so với các nước trong khu vực. Giáo sư Hoàng Tụy là tiếng nói mạnh mẽ nhất phản đối sự nguy hiểm của tính tự mãn trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Lĩnh vực thứ hai mà chúng ta phải cảnh giác với ngoại lệ là quản trị đại học. Bất kỳ một nền giáo dục đại học có chất lượng nào cũng đều có một số đặc điểm có tính phổ quát, vượt ra khỏi bối cảnh địa phương. Những trường đại học xuất sắc nhất trên thế giới có chung một thuộc tính cơ bản, trong đó bao gồm tự do học thuật, trọng dụng nhân tài và minh bạch. Nỗ lực cải thiện giáo dục đại học mà bỏ qua những phẩm chất vô hình này thường không bao giờ đem lại kết quả mong muốn. Các trường đại học nên bắt rễ sâu từ nền văn hóa bản địa, nhưng sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu dùng văn hóa như một cái cớ để hạn chế những nguyên tắc cốt lõi của đại học, như tự do học thuật chẳng hạn”, ông Thomas J. Valley diễn giải.

2.
Luận văn Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa của Đỗ Thị Thoan (bút danh khác: Nhã Thuyên) ở ĐH Sư Phạm Hà Nội đang gây ra sự chú ý trong giới phê bình và sư phạm đại học. Cần lưu ý, đây là một luận văn thạc sĩ đã được hội đồng khoa học của trường Đại học Sư phạm ghi nhận với mức điểm tuyệt đối: 10/10 nhưng bỗng chốc chịu búa rìu nặng nề của những nhà phê bình “cung đình” tên tuổi trên một số tờ báo văn nghệ quốc doanh.

Với nhiều bài viết quy chụp tư tưởng, các nhà phê bình này đã gây áp lực với trường Đại học để đánh rớt hợp đồng lao động đối với tác giả luận văn, bêu riếu tên tuổi và tư cách của người hướng dẫn luận án, đặt dấu hỏi về lập trường quan điểm của hội đồng khoa học ở trường đại học và yêu cầu lập hội đồng xét lại giá trị của công trình (vào ngày 27.7.2013 vừa qua). Thô bạo và phản văn minh nhất, là mới đây chính trường ĐH Sư Phạm Hà Nội tổ chức một cuộc xét lại luận văn của cô Thoan, đi đến quyết định thu hồi, tước bằng thạc sĩ đối với cô Thoan đồng thời buộc người hướng dẫn luận văn về hưu non. Báo chí chính thống tuyệt nhiên không được bàn đến vụ việc này.

Chưa bàn đến chuyện mâu thuẫn thế hệ, xung đột trong phương pháp phê bình, sự cố tình đồng nhất giữa quan điểm của đối tượng nghiên cứu với cá nhân tác giả nghiên cứu, áp đặt ý thức hệ trong đánh giá... mà chỉ quan sát ở góc độ “thực hành phê bình”, đã cho thấy có một thứ quyền lực độc tôn đầy phi lý đang tồn tại, chi phối đời sống học thuật.
Lịch sử nghiên cứu đại học nhân loại đã chứng minh rằng, những mô hình giáo dục đại học đúng nghĩa phải được đảm bảo bằng những giá trị mang tính điều kiện: đại học phải là môi trường tự trị, tự do về tri thức qua việc tạo ra các thiết chế hóa mà những quyền lực thô thiển bên ngoài, kể cả ý hệ chính trị không có quyền gì can thiệp.

Triết gia Karl Jaspers lý giải: “Những thiết chế là những cơ chế có mục đích được tạo ra để làm cho sự giao dịch an toàn hơn và chắc chắn hơn. Chúng thiết lập những dạng thức mà, cho đến khi được cố ý biến đổi, vẫn giữ được tính giá trị hiệu lực không bị chất vấn. Tuân thủ theo những dạng thức và luật lệ này là một trong những điều kiện của công việc trí tuệ. Nó cung ứng nền tảng và trật tự”. Và ông cũng cho rằng: “Bên trong đời sống của đại học, thầy và trò được thúc đẩy bằng một động cơ duy nhất, lòng hiếu tri nguyên thủy của con người” (Karl Jaspers, Ý niệm đại học, Hà Vũ Trọng, Mai Sơn dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, NXB Hồng Đức, 2013)

Không phải ngẫu nhiên, bài phát biểu của giáo sư Ngô Bảo Châu tại lễ chào mừng và vinh danh được tổ chức tại Trung tâm hội thảo quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội tối 29.8.2010 nhân dịp ông nhận được giải thưởng Fields đã nhấn mạnh: “Từ trải nghiệm ở Pháp và Mỹ, tôi đã hiểu ra rằng, môi trường khoa học lành mạnh là điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành của các nhà khoa học trẻ. Môi trường khoa học lành mạnh chính là nơi học thuật và đạo đức trong học thuật luôn được xếp vị trí đầu tiên cùng với sự bình đẳng giữa các nhà khoa học không phân biệt già trẻ, cũng như sự tự do tuyệt đối trong nghiên cứu khoa học”. Khi trích đăng lại trong cuốn kỷ yếu Kinh nghiệm Thế giới & Việt Nam nhân kỷ niệm 200 năm ĐH Humboldt (1810-2010), ban biên soạn đã đặt tựa bài phát biểu này dưới dạng một khẩu hiệu khẩn thiết hướng đến “kinh nghiệm đại học” Việt Nam: “Môi trường đại học cần tự do tuyệt đối”.

Việc vươn cánh tay thép nhân danh văn hóa, tư tưởng đầy thô bạo vào môi trường nghiên cứu của đại học, lùng sục bản luận văn được lưu trong thư viện trường để mang ra mổ xẻ và dùng uy quyền của truyền thông để “đấu tố” trong trường hợp xảy ra tại ĐH Sư phạm Hà Nội cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với môi trường tri thức đại học. Nó cũng phơi bày một thực tế đáng sợ: quyền lực ý hệ cũ kỹ đang ôn tồn [? – BVN] can thiệp, bóp méo hoạt động nghiên cứu ở đại học.

Đây có lẽ là một trong những lý do lý giải cho sự mất sinh khí dân chủ, ý thức nghiêm túc trong sinh hoạt khoa học ở các đại học, đặc biệt là khu vực đại học công lập. Hệ quả của nó là nạn thỏa hiệp và rập khuôn, sao chép luận văn, luận án, giáo trình, mua bán điểm chác, bằng cấp, tạo ra những học hàm học vị ảo... đang diễn ra phổ biến, giết chết nhận thức sáng tạo và tinh thần theo đuổi tri thức chân chính cần có ở người học và nghiên cứu.

Trong cuốn Luận văn (Phạm Nữ Vân Anh dịch, NXB Lao động, 2010), một cẩm nang dành cho Sinh viên khoa học xã hội, Umberto Eco - nhà tư tưởng, nhà văn, nhà phê bình văn học và đồng thời là giáo sư danh dự của đại học Oxford, Kellogg – đã dành nhiều trang chứng minh rằng: không có sự phân biệt nào giữa tính khoa học và tính chính trị trong một luận văn. Bởi điều mà một luận văn hướng đến là trình bày một quá-trình-tri-thức. Ông viết: “Một mặt, có thể nói rằng, mỗi một công việc nghiên cứu khoa học luôn có giá trị chính trị tích cực, bởi vì nó đóng góp vào sự phát triển tri thức của người khác (có giá trị chính trị tiêu cực khi nó cản trở quá trình nhận thức), nhưng mặt khác nói, một cách chắc chắn mỗi công việc chính trị muốn thành công thì phải có nền tảng của sự nghiêm túc trong khoa học”.

3.
Từ câu chuyện xảy ra với luận văn cô Đỗ Thị Thoan, những ai cần phải lên tiếng?

Những tiếng nói phản biện từ báo chí, các nhà phê bình ngoài lề với tư cách “liên lụy” với đời sống văn chương là cần thiết. Nhưng thiển nghĩ, cần thiết hơn, là những phản ứng quyết liệt, mạnh mẽ từ giới nghiên cứu ở các trường đại học trong nước. Đó là trách nhiệm và sứ mạng của họ. Thật không thể lý giải nổi vì sao đến nay, sau cái quyết định đáng hổ thẹn trong đời sống học thuật đại học đó, là một quãng lặng im không âm không vọng.

Những nhà sư phạm cao quý không thấy có chút liên hệ nào với đời sống nghiên cứu của bản thân, với môi trường học thuật mà mình đang tham gia?

Họ không nhận ra việc tự biến mình thành kẻ vô can sẽ dẫn dắt tình hình đến chỗ một ngày nào đó câu chuyện của cuốn luận văn của cô Đỗ Thị Thoan cũng sẽ là mẫu số chung của bất kỳ một cuốn luận văn nào, thực tế đang diễn ra ở Đại học Sư Phạm Hà Nội cũng sẽ là thực tế của bất kỳ một trường đại học nào trên đất nước này?!
Cũng đã có những nhà giáo nhận được các giải thưởng giáo dục lớn trong và ngoài nước, họ liên tục lên báo chí, xuất hiện các diễn đàn nói rất kêu về tự do và khai phóng đại học. Họ đang ở đâu, làm gì?

Phản ứng trước cách xử lý đối với một luận văn và tác giả luận văn, không có nghĩa là bảo vệ cho sự đúng, sai của luận văn đó hay cho tác giả, mà trong trường hợp này, là tìm lại giá trị cốt lõi để đại học đúng nghĩa sinh tồn; tìm cách chữa trị cho một đời sống nghiên cứu lành mạnh trong một hệ thống giáo dục đang nan y mãn tính; giúp cho nó thoát khỏi tình trạng ốc đảo man rợ của “ngoại lệ Việt Nam”.

N.V.N.
Nguồn: plus.google.com

Lãnh án tù vì đòi phá lăng Hồ Chủ tịch


Bốn người tự nhận theo Pháp Luân Công và có kế hoạch phá hoại một số địa chỉ nổi tiếng ở Hà Nội vừa bị phạt giam.

Một trong số đó, ông Nguyễn Doãn Kiên, đã bị tòa án Hà Nội tuyên án sáu năm tù vì tội 'Gây rối trật tự công cộng' theo Điều 245 Bộ Luật Hình sự, gia đình ông cho biết.

Bị tuyên án vì cùng tội danh với ông Kiên trong phiên sơ thẩm ngày 27/3 còn có ba người khác là ông Vũ Hồng Tố (5 năm tù), Nguyễn Văn Kiểm (4 năm tù) và Trinh Kim Khánh (4 năm tù).


Bốn người này đã bị công an Hà Nội bắt giữ hồi 3/2 sau khi mang theo búa ra lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với ý định đập phá.

Cả bốn tự nhận là học viên Pháp Luân Công, nhưng một số tổ chức không chính thức của Pháp Luân Công tại Việt Nam lên tiếng bác bỏ điều này.
Trước đó, hôm 4/1, nhóm ông Kiên cũng đã dùng dây cáp nhằm kéo đổ tượng Lenin ở vườn hoa trên đường Điện Biên Phủ, Hà Nội, nhưng không thành.
Kế hoạch kéo đổ tượng Lenin và đập phá lăng Hồ Chủ tịch đều được nhóm của ông Kiên công bố công khai trên mạng xã hội trước khi tiến hành.

 'Không được thông báo'

Trả lời BBC ngày 3/4, bà Nguyễn Thị Quỳnh, vợ ông Kiên, cho biết gia đình không nhận được thông báo dự phiên tòa và cũng không được nhận văn bản chính thức nào về bản án của ông Kiên.

"Sau đó một ngày thì tôi mới biết thông tin. Không hề có thông báo gì và người thân cũng không được dự phiên tòa đó," bà nói.

Bà Quỳnh cũng cho biết vài ngày sau khi phiên tòa kết thúc, bà đã vào gặp chồng ở Trại giam Hỏa Lò và được ông Kiên cho biết phiên xử diễn ra "rất nhanh chóng, các bị cáo không được cho cơ hội để phát biểu trước tòa."

"Dù đây là phiên tòa công khai nhưng không ai khác có mặt tại tòa ngoài các bị cáo và hội đồng xét xử," bà nói.

"Gia đình rất bức xúc trước cách làm việc của tòa án Hà Nội."

"Ông Kiên và ba người còn lại đã gửi đơn kháng án cho trại giam để trại giam gửi lên tòa án", bà Quỳnh cho biết thêm.

"Gia đình có nguyện vọng phiên phúc thẩm sẽ diễn ra một cách công khai và minh bạch hơn".

Giải thích về động cơ của mình trong cuộc phỏng vấn với BBC hồi tháng Một, ông Kiên nói: "Cộng sản Việt Nam chỉ là một cái vòi bạch tuộc của Cộng sản Trung Quốc, mà Trung Cộng đã bức hại Pháp Luân Công bao năm nay rồi."

"Bản chất cộng sản không thể cải biến được, mà chỉ có thể đào thải thôi."
Pháp Luân Công chưa được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và nhiều buổi tụ tập của các học viên Pháp Luân Công tại đây những năm qua đều bị giải tán.

Hồi tháng 9 năm ngoái, sáu học viên Pháp Luân Công từ Việt Nam sang Trung Quốc bị chính quyền nước này bắt giữ nhiều ngày trước khi được trả về nước.


Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/04/140403_nguyendoankien_jailed.shtml


Các bài liên quan

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

KHẨN CẤP! CHÍNH QUYỀN TỈNH BÌNH THUẬN BỊ NGƯỜI TÀU KHỐNG CHẾ

‘Kỹ sư’ Trung Quốc trộn hồ ở công trường

Quế Hà - Báo Thanh Niên
01/04/2014 09:00
Lời dẫn của Lâm Khang: 
Bài báo cho biết: “Khi nghe có lao động người Trung Quốc chết tại công trường, tôi và đồng chí đại tá Phó giám đốc công an tỉnh đến tận nơi nhưng không vào được. Đến khi vào được thì có thấy gì nữa đâu” - ông Anh kể.
Phó giám đốc công an tỉnh mà không vào được nơi có vụ việc xảy ra, thì đúng là người Trung Quốc đã thiết lập xong lãnh địa của họ rồi!

Phải chăng là tỉnh Bình Thuận, chính quyền đã bị vô hiệu hóa, đã mất quyền kiểm soát tại công trường Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân. Quá nguy hiểm rồi!

Đề nghị Bộ Công an khẩn trương điều các tướng giỏi vào để thiết lập lại sự kiểm soát tại Bình Thuận!

Trong hồ sơ xin giấy phép lao động, người Trung Quốc đến làm việc ở công trường Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 được khai báo là kỹ sư, hoặc lao động tay nghề cao. Nhưng khi đến công trường, họ làm tất cả mọi việc: từ trộn hồ, cột dây thép đến... đào đất.  

Kỹ sư Trung Quốc làm cả việc đúc bê tông, trộn hồ trên công trường 
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - Ảnh: Quế Hà 

Không có người Việt

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận tại buổi giao ban báo chí hôm qua, tính đến ngày 31.3, tại công trường Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, H.Tuy Phong, Bình Thuận) còn 528 lao động (LĐ) người Trung Quốc. Trong số đó chỉ có 283 LĐ có giấy phép, còn lại là LĐ “chui”.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, Trưởng phòng LĐ (Sở LĐ-TB-XH) số lượng LĐ người Trung Quốc đến Bình Thuận phụ thuộc vào tiến độ xây dựng công trình NMNĐ. Hiện NMNĐ Vĩnh Tân 2 đã có một tổ máy hoạt động, tức là sắp hoàn thành, nên nhu cầu tuyển LĐ có giảm. Tuy nhiên, ông Thành dự báo, “từ nay đến cuối năm sẽ có thêm khoảng 500 LĐ người nước ngoài nữa sẽ đến các công trường NMNĐ Vĩnh Tân làm việc” - ông Thành không nói rõ số người này sẽ đến từ quốc gia nào.

Cũng theo ông Thành, NMNĐ Vĩnh Tân 2 hiện có tới 4 nhà thầu chính từ Trung Quốc. Nhưng họ lại có thêm nhiều “thầu con” cũng của người Trung Quốc.

Từ “kỹ sư” theo quy định của VN đối với họ rất dễ, chỉ cần đào tạo một năm với họ đã là “kỹ sư” hoặc “công nhân kỹ thuật cao”. Họ tự hào với chúng tôi về việc đào tạo kỹ sư của họ là như vậy đó

Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bình ThuậnMai Văn Anh

“Theo các quy định của nước ta, trước khi triển khai xây dựng nhà máy, các nhà thầu phải thông báo tuyển LĐ làm việc là người VN. Chỉ khi nào “anh” không tuyển được người Việt thì mới tuyển người nước ngoài. Tuy nhiên, do yêu cầu kỹ thuật, người Việt mình không đáp ứng được (!?), nên công trình NMNĐ Vĩnh Tân 2 vắng người Việt là vậy” - ông Thành lý giải câu hỏi của PV Thanh Niên vì sao công trường nhà máy này thiếu vắng người Việt.

Cũng theo ông Thành, trước đây UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo Sở LĐ-TB-XH phải phối hợp với các tỉnh lân cận (Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai…) tìm kiếm LĐ có tay nghề cho các dự án NMNĐ ở Vĩnh Tân. Tuy nhiên, sau một thời gian dài “vẫn không đáp ứng được nguồn LĐ cho các dự án này”. Vì vậy, đầu năm 2014, UBND tỉnh Bình Thuận chính thức có văn bản cho phép các dự án nhiệt điện ở 
Vĩnh Tân được tuyển dụng LĐ nước ngoài. “Nhưng thực chất, họ tự tuyển LĐ người nước họ sang làm việc ngay từ đầu rồi”, ông Thành nói.  

“Kỹ sư làm tất cả” 

Trả lời câu hỏi của Thanh Niên vì sao trong hồ sơ thì ghi “kỹ sư”, “công nhân kỹ thuật cao”, nhưng khi đến công trường thì thấy hàng trăm LĐ người Trung Quốc làm tất tần tật, từ trộn hồ, cuốc đất, cột dây thép, đúc bê tông…, ông Mai Văn Anh, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận, cho biết việc quản lý LĐ người nước ngoài có trách nhiệm của Sở, nhưng là vấn đề rất khó. “Khi chúng tôi kiểm tra, họ nêu nhiều vấn đề, nhưng mà toàn là né tránh các ràng buộc theo quy định của pháp luật”.

ASIAD 18 : Việt Nam muốn bỏ cuộc chơi cũng không đơn giản

Theo RFI tiếng Việt

Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (DR)
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (DR)

Anh Vũ
Tháng 11 năm 2012, Hội đồng Olympic châu Á OAC đã chính thức công bố kết quả Hà Nội đánh bại thành phố Sabaraya của Indonesia để giành quyền đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao châu Á ASIAD 18 vào năm 2019.

Hồ sơ xin đăng cai tổ chức sự kiện này phải được chính phủ ủng hộ tích cực và đã thuyết phục được đa số các thành viên của OAC mặc dù các nhà tổ chức đưa ra một đề án với dự chi chỉ khoảng 150 triệu đô la Mỹ, một con số quá khiêm tốn so với các kỳ đại hội thể thao của khu vực.
Tuy nhiên, cách đây ít ngày Quốc hội Việt nam đặt lại vấn đề về dự án tổ chức ASIAD 18 khiến chính phủ phải yêu cầu Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phải giải trình lại, thậm chí còn hé lộ khả năng bỏ cuộc.
Trong những ngày qua, dư luận trong nước xôn xao bàn luận xung quanh việc nên hay không nên tổ chức kỳ đại hội thể thao này. Không ít tiếng nói nên rút lui vì điều kiện kinh tế của Việt Nam không cho phép.
Để tìm hiểu thêm thông tin, RFI phỏng vấn chuyên gia thể thao Trần Văn Mui tại Thành phố Hồ Chí Minh, từng có thời gian dài lãnh đạo ngành thể thao của thành phố.
Ông Trần Văn Mui
 
02/04/2014
 
 

TAGS: PHỎNG VẤN - THỂ THAO - THEO DÒNG THỜI SỰ - VIỆT NAM

Thủ tướng Dũng chỉ 'hoàn thành nhiệm vụ'

Ông Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp thường kỳ của Chính phủ hôm 1/4
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tại phiên họp Chính phủ rằng dù được chi bộ cho là xuất sắc, ông cũng chỉ "tự nhận ở mức hoàn thành nhiệm vụ".
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Dũng nói tại phiên họp thường kỳ tháng Ba của Chính phủ ngày 1/4 rằng để đánh giá cán bộ "Tóm lại có bốn mức là xuất sắc, tốt, hoàn thành, không hoàn thành".
“Tôi thì nhận ở mức hoàn thành, chi bộ thì cho là xuất sắc, tôi cũng kiên định tự nhận ở mức hoàn thành," người đứng đầu Chính phủ khẳng định.
Theo bậc thang mà ông thủ tướng đưa ra, 'hoàn thành nhiệm vụ' là mức trung bình.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã nói như vậy khi nhận xét về các cán bộ công chức, mà theo báo cáo của các địa phương đa phần thuộc diện hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Ông nói "vừa qua các tỉnh, các bộ báo cáo lên tỷ lệ cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ vào khoảng 0,5-0,6%".
"Nhìn chung dư luận không đồng tình với kết quả đó, một số ý kiến nói là tỷ lệ không hoàn thành nhiệm vụ phải lên đến 20-30%. Bộ Nội vụ cần thanh tra, kiểm tra và khảo sát để đưa ra đánh giá."
Cũng trong cuộc họp Chính phủ, T̀hủ tướng Dũng phát biểu về đề xuất rút đăng cai Asiad năm 2019 tại Hà Nội.
Ông nói chưa được nghe Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch báo cáo về phương án đăng cai Asiad 18 nên yêu cầu bộ này giải trình cụ thể vào tuần tới. Theo ông Dũng, việc này cần làm chặt chẽ và thông tin rộng rãi.
"Mình đồng ý về chủ trương song phải có kế hoạch khả thi thì mới làm, còn không thì không làm."

Thành lập đoàn kiểm tra

Liên quan tới vấn đề cán bộ, nhưng trong lĩnh vực Đảng, ông Lê Hồng Anh - ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư - vừa ký quyết định thành lập chín đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm kiểm tra việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Bài đăng phổ biến