Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Tin trái ngược về ông Trần Xuân Giá


Cập nhật: 06:19 GMT - thứ sáu, 21 tháng 9, 2012
Trần Xuân Giá
Trước khi từ nhiệm, ông Trần Xuân Giá đã giữ nhiều trọng trách trong bộ máy kinh tế Việt Nam
Một loạt tin tức trái ngược về ông Trần Xuân Giá, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB, được tung ra trong ngày 21/9.
Báo Pháp Luật TP. HCM nói ông Giá, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tờ này nói quyết định khởi tố "đã được tống đạt và ông Giá được cho tại ngoại do sức khỏe yếu và nghiêm túc hợp tác với cơ quan điều tra".
Nhưng ngay sau đó, ông Giá được các trang mạng khác dẫn lời nói không có chuyện này.
Trang tin Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) nói ông Giá khẳng định "bản thân ông cũng không biết gì về Quyết định tống đạt như một số báo đã đưa".
"Tôi không hề biết gì về “Quyết định bắt tạm giam” như báo Pháp luật TP. HCM đưa," VOV dẫn lời ông.
Trang mạng Giáo dục Việt Nam cũng dẫn lời một phát ngôn nhân của ACB: "Không có chuyện ông Trần Xuân Giá bị khởi tố”.
Trong vụ bắt ông Lý Xuân Hải, cựu tổng giám đốc ACB, các tờ báo Việt Nam cũng đưa những thông tin trái ngược trước khi vụ này được xác nhận.
Ông Trần Xuân Giá đã từng được ủy nhiệm vị trí Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 1995, sau đó lên chức Bộ trưởng từ năm 1996 đến 2002.
Rời ghế Bộ trưởng về hưu năm 2006, ông Giá về với ACB và đóng vai trò cố vấn hội đồng quản trị cho ngân hàng này, sau đó trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị chính thức từ ngày 22/3/2008.
Ngày 19/9, ACB đã ra công bố việc ba lãnh đạo Hội đồng quản trị từ nhiệm gồm ông Trần Xuân Giá, và hai vị phó là Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang đều với lý do cá nhân hoặc sức khỏe.
ACB còn cho biết thêm cả ba ông "có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải ủy thác 19 nhân viên ACB thực hiện việc nhận 718 tỷ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công thương Việt Nam".

Bộ TNMT chỉnh Đảng bên trong, Văn Giang chầu trực đòi nợ bên ngoài

Sáng ngày 21/9/2012 hơn 200 bà con nông dân Văn Giang lại kéo nhau đến chầu trước trụ sở Bộ TNMT. Đến hôm nay là 1 tháng kể từ buổi đối thoại giữa Bộ và bà con nhưng biên bản làm việc và việc trả lời bằng văn bản các câu hỏi vẫn chưa có. Ngày 21/8/2012, theo lời hứa trước đó của ông Bộ trưởng là sẽ tổ chức buổi đối thoại với dân, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển đã chủ trì nhưng không thể trả lời được hầu hết các chất vấn (trong kiến nghị số 02 Văn Giang). Ông Thứ trưởng hôm đó hứa Bộ TNMT sẽ sớm trả lời lại các nội dung chất vấn bằng văn bản.
Một tháng đã trôi qua và thời gian chứng minh rằng ông Thứ trưởng đã hứa suông. Vì vậy, bà con phải lên Bộ TNMT đòi nợ – biên bản làm việc và văn bản trả lời theo hứa hẹn của ông Thứ trưởng. Sau thời gian dài để bà con vật vạ trước cửa Bộ, phía cơ quan Bộ lại khất bà con nông dân cho Bộ nợ sang tuần sau.
Được biết, bên trong Bộ, các quan chức đang say sưa kiểm điểm, tự phê bình, phê bình tập thể và cá nhân theo Nghị quyết Trung ương 4. Ngoài số quan Bộ, cùng đến để tự phê còn có Ủy viên Bộ Chính trị Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương.
Tin vào lời khất nợ và để Bộ chỉnh đốn cho xong Đảng, đoàn nông dân lại hành quân về quê để tuần sau lên Bộ TNMT đòi nợ tiếp. Hy vọng đây không phải là khoản nợ xấu, khó đòi.
..
Nông dân Văn Giang chầu trực đòi nợ bên ngoài Bộ TNMT:
.

Vĩnh Long: Công an bắn trọng thương 3 phụ nữ trong vụ cưỡng chế đất


Giải tỏa ngăn cản thi công, công an xã bắn 3 người bị thương

Mai Trâm (Thanhnien) - Sáng 20.9, lực lượng chức năng xã Mỹ Hòa, H.Bình Minh (Vĩnh Long) tổ chức căng dây thi công công trình tuyến đường từ trung tâm xã về Rạch Chanh, nhưng bị một số hộ dân đứng ra ngăn cản, dẫn đến xô xát. 

Trong lúc giằng co, người dân nghe tiếng súng nổ và cuộc xô xát dừng lại. Ba phụ nữ trúng đạn bị thương, gồm: Võ Thị Sang, Nguyễn Thị Loan và Nguyễn Thị Nhanh. Ngay sau đó, 3 người phụ nữ này được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long.

Trao đổi với PV Thanh Niên về vụ việc trên, ông Trương Văn LợtChủ tịch UBND xã Mỹ Hòa, cho biết: “sáng 20.9, xã huy động khoảng 50 người để vận động người dân và tổ chức bảo vệ lực lượng thi công căng dây công trình, nhưng gặp sự phản ứng dữ dội của một số người dân (chủ yếu là phụ nữ). Trong đó, có nhiều người chuẩn bị xăng, dao, cây tấn công lại và gây thương tích cho một công an viên. Khi đó, lực lượng làm nhiệm vụ đã cho bắn súng hơi ngạt, tước hung khí của những người quá khích. Trong lúc khống chế, lực lượng công an xã đã bắn 3 phát súng chỉ thiên; nhưng người dân vẫn tiếp tục tấn công lực lượng làm nhiệm vụ, buộc lực lượng công an xã nổ súng bắn vào nhóm người nói trên”. 

Thăm Trung Quốc - Chuyến đi sứ 'sống còn' của Thủ tướng?


Y Thoat (Danlambao) - Chiều ngày 20/09, trên danh nghĩa tham dự Hội chợ ASEAN-Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức đặt chân đến Quảng Tây, Trung Quốc. Chuyến đi của ông Dũng là một sự kiện đáng quan tâm trong thời điểm các cuộc đấu đá chính trị ngày càng khốc liệt trong hàng ngũ chóp bu Đảng CS.

Giữa lúc nước sôi lửa bỏng, chuyến đi bất thường của ông Dũng được phía TQ tiếp đón tại sân bay bởi Hoàng Đạo Vỹ - Phó Chủ tịch Khu tự trị Dân tộc Choang cùng với một vài quan chức cấp thấp khác. Sau đó, một buổi gặp gỡ với Tập Cận Bình cũng được diễn ra, hai bên lập lại những luận điệu 'hữu nghị', 'hợp tác'... quá nhàm chán mà ai cũng biết.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mời Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam sau khi họ Tập lo giải quyết xong các đối thủ trong Đảng CS Trung Quốc. Tuy nhiên, viễn cảnh về một chuyến thăm chính thức giữa Nguyễn Tấn Dũng - trên cương vị Thủ tướng Việt Nam và Tập Cận Bình - trên cương vị Chủ tịch Trung Quốc vẫn còn khá mịt mù.
Cặp đôi 3 Dũng và Tập Cận Bình cùng đeo cra-vat xanh, thể hiện sự đồng lòng, đồng phục?
Ông Dũng đang đứng trước nguy cơ bị truất phế quyền lực, có thể đây là chuyến đi sứ sang Tàu cuối cùng của ông trên cương vị Thủ tướng. Tuy nhiên, một kịch bản tháo chạy theo kiểu Hoàng Văn Hoan sẽ khó có thể xảy ra.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Nhóm tháp tùng nhà sư "đi một bước lạy một lạy" tiếp tục đánh người

(GDVN) - Hành trình “nhất bộ nhất bái” của Đại đức Thích Tâm Mẫn đã bước vào giai đoạn cuối, khi nhà sư chỉ còn cách địa phận tỉnh Quảng Ninh chưa đầy 10km. Thế nhưng câu chuyện đánh người của nhóm tháp tùng nhà sư này vẫn đang tiếp diễn. 


Hành trình “nhất bộ nhất bái” của Đại đức Thích Tâm Mẫn đã bước vào giai đoạn cuối, khi nhà sư chỉ còn cách địa phận tỉnh Quảng Ninh chưa đầy 10km. Thế nhưng câu chuyện đánh người của nhóm tháp tùng của nhà sư này vẫn đang tiếp diễn. 
Mới đây, qua số điện thoại đường dây nóng 0917.84.9911, tòa soạn báo điện tử giaoduc.net.vn đã nhận được phản ánh của anh Đỗ Đức Thanh (SN 1974, trú tại thôn Hữu Bằng, Ngọc Xá, Quế Võ, Bắc Ninh) về việc anh bị nhóm hộ tống Đại đức Thích  Tâm Mẫn hành hung khi đi làm qua nơi nhà sư hành lễ.
Anh Thanh là nạn nhân mới nhất của nhóm tháp tùng nhà sư Thích Tâm Mẫn.
Theo lời anh Thanh, khoảng 5h20' sáng 14/9/2012, khi vừa kết thúc ca đêm ở khu công nghiệp trở về nhà, qua địa phận xã Việt Hùng, anh nhìn thấy một đám đông trên đường. Khi đi tới nơi, chưa kịp biết chuyện gì đang xảy ra, anh bị một thanh niên đầu trọc chửi thề rồi quát “Thằng kia, đi nhanh lên”. Bất ngờ vì bị quát nạt, anh Thanh hỏi lại: “Mày làm gì mà ghê thế?”.

Đại biểu QH 'cầu cứu' Bộ Chính trị


"Vào chiều ngày 5/9/2012, khi ông Nguyễn Duy Hưng đang trên đường đi làm việc thì bị một số người mặc thường phục khống chế bắt đi." - Đơn cầu cứu khẩn cấp của ông Đặng Thành Tâm

BBC - Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm đã gửi đơn cầu cứu khẩn cấp lên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản và lãnh đạo Việt Nam về việc nhân viên của ông bị bắt.

Theo một nguồn khả tín trong nước, lá Đơn cầu cứu xem xét khẩn cấp đã được gửi đi hôm 8/9, ngay sau khi thông tin về việc ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn (SGI) ở Hà Nội, bi bắt được loan báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

SGI là công ty do ông Đặng Thành Tâm làm chủ tịch.

BBC có trong tay văn bản này, được nói đã gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan báo chí. Tuy nhiên cho tới nay, chưa thấy báo nào đưa tin và cũng chưa có phản hồi gì từ các cơ quan chức năng.

Ông Đặng Thành Tâm là chủ tịch SGI
Trước đó, tối 7/9, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an "đã thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ" đối với ông Nguyễn Duy Hưng, vì hành vi Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự.

Lá đơn của đại biểu QH khóa XIII Đặng Thành Tâm trong khi đó viết: "Vào chiều ngày 5/9/2012, khi ông Nguyễn Duy Hưng đang trên đường đi làm việc thì bị một số người mặc thường phục khống chế bắt đi".

"Kể từ đó đến chiều ngày 7/9/2012, công ty không thể liên lạc được với ông Hưng."

Đề xuất Tổng Bí thư làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng T.Ư


"Ban chỉ đạo TƯ chỉ là một cơ quan chỉ đạo, trực thuộc Bộ Chính trị để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, còn để phòng, chống tham nhũng hiệu quả, cần tăng cường đồng bộ năng lực của các cơ quan tham gia công tác này như thanh tra, kiểm toán, điều tra, công tố, xét xử, giám sát..." - Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng.

*

Xuân Hải (Infonet) - Chiều nay (18/9), tiếp tục phiên làm việc thứ 11, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Chưa có quy định người đứng đầu cơ quan

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày báo cáo thẩm tra.

Báo cáo thẩm tra nêu rõ, việc thực hiện các quy định về xử lý trách nhiệm đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng còn gặp lúng túng và ở một số nơi chưa thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm. Trong luật chưa có quy định khái niệm về người đứng đầu, chẳng hạn khi có hành vi tham nhũng xảy ra ở một bộ, ngành thì người đứng đầu được xác định là Trưởng phòng, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng hay Bộ Trưởng; tương tự như vậy ở địa phương khi có một hành vi tham nhũng xảy ra thì người đứng đầu là ai và trách nhiệm của từng vị trí quản lý đến đâu chưa được làm rõ.

Phiên họp thứ 11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 18.9.

Liên quan đến việc sửa đổi quy định về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức (Điều 47. Việc thực hiện các quy định về xử lý trách nhiệm đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng còn gặp lúng túng và ở một số nơi chưa thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm. Dự thảo luật lần này đã quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tham nhũng để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Bản lên tiếng chung của các Bloggers và Nhà báo Tự do về trường hợp nhà báo Hoàng Khương


Cập nhật danh sách lúc 10h45, 18.09.2012

Trong bối cảnh tham nhũng là quốc nạn, tình trạng lợi dụng chức quyền để tham ô bòn rút túi tiền của người dân ngày càng phổ biến, mục tiêu của nhà báo Hoàng Khương là chính đáng, là tích cực góp phần vào nỗ lực chung của cả nước nhằm làm trong sạch guồng máy điều hành quốc gia.

Trong môi trường hoạt động vô cùng khó khăn và hiểm nghèo của làng báo Việt Nam, trước những đe doạ vô hình lẫn hữu hình mà mỗi phóng viên luôn phải đối diện hàng ngày, hành động tác nghiệp của nhà báo Hoàng Khương là hành động can đảm, xứng đáng với đạo đức, danh dự và lương tâm của một nhà báo chân chính

Các phóng sự của Hoàng Khương, cụ thể là “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ”, “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép ”, “Nhức nhối nạn mãi lộ, ghê hơn cướp cạn”... không những góp phần soi sáng những góc tối tiêu cực của những người đang nắm trong tay trách nhiệm duy trì, gìn giữ kỷ cương pháp luật mà còn là bằng chứng hùng hồn nhất về động cơ việc làm chính đáng của nhà báo Hoàng Khương.

Dựa vào mục tiêu và việc làm, đối chiếu với những tiêu chuẩn về giá trị đạo đức, nền tảng công bằng, minh bạch của một nền pháp lý đúng đắn và những kết quả đóng góp tích cực cho đất nước của nhà báo Hoàng Khương, chúng tôi, những Bloggers và Nhà báo tự do tin tưởng và khẳng định rằng:

- Hoàng Khương là một nhà báo có lương tâm nghề nghiệp, có trách nhiệm và đặt lợi ích chung của xã hội lên trên hết. 

- Hoàng Khương là một công dân Việt Nam có trách nhiệm, đã can đảm dấn thân góp phần tích cực nhằm lành mạnh hóa xã hội để phát triển đất nước.

Do đó, 

- Trong một phiên tòa mà cơ quan chủ quản nơi Hoàng Khương đang làm việc không được phép tham gia tranh tụng để chứng minh hành động tác nghiệp của nhà báo Hoàng Khương hoàn toàn không có dấu hiệu vi phạm hình sự bởi bản chất hành động ấy đã góp phần làm giảm bớt mối nguy cơ do tệ nạn tham nhũng trong xã hội thì không thể kết án nhà báo Hoàng Khương. Vì vậy, bản án sơ thẩm 4 năm tù dành cho anh là một bản án bất công.

Biểu tình phản đối nghệ sĩ Hồng Vân tại Little Saigon


Đài Á Châu Tự Do

2012-09-17
Trưa ngày 16/9, cộng đồng người Việt tại Liltte Saigon đã tổ chức biểu tình trước rạp hát Saigon Performing Art Center nhằm phản đối buổi trình diễn của kịch sĩ Hồng Vân trong vở kịch “Kỹ Nghệ Lấy Tây”, do công ty MH Entertaiment tổ chức.
RFA photo/Ngọc Lan
Cộng đồng người Việt tại Liltte Saigon tổ chức biểu tình phản đối kịch sĩ Hồng Vân tại Little Saigon trưa 16/9.
Cuộc biểu tình được tổ chức với lý do “phản đối đoàn văn công Việt Cộng do đảng viên, đại biểu quốc hội kiêm nghệ sĩ ưu tú Hồng Vân dẫn đầu.” Tham dự cuộc biểu tình có rất đông các hội đoàn quanh vùng Little Saigon và các vùng lân cận hưởng ứng với sự tham gia của hàng ngàn đồng hương gốc Việt.

Khán giả ngần ngại

Không giống như một số cuộc biểu tình văn nghệ sĩ trước đây là người biểu tình đứng bên ngoài khu vực đậu xe của nơi diễn ra buổi trình diễn. Lần này, người biểu tình cầm loa, băng rôn kêu gọi đả đảo, phản đối ngay trước cửa nhà hát, “khiến một số khán giả đã mua vé muốn vào xem cũng phải ngần ngại bỏ vé, ra về” như lời của ông Micheal Hoàng, người đứng ra tổ chức buổi trình diễn nói.
Ngọc Lan đã có mặt tại rạp Saigon Performing Art để ghi nhận lại một số hình ảnh của cuộc biểu tình.
Mời quý thính giả lắng nghe ý kiến của một số người tham gia cuộc biểu tình này.
Ông Phan Kỳ Nhơn, đại diện ban tổ chức biểu tình:
Chúng tôi có một cuộc biểu tình để phản đối một cán bộ cộng sản, một đảng viên cộng sản Hồng Vân sang đây trình diễn văn nghệ.                                                      Ô. Phan Kỳ Nhơn
“Kính chào cô Ngọc Lan, kính chào toàn thể đồng hương khán thính giả của đài Á Châu Tự Do. Thưa đồng hương, chúng tôi là Phan Kỳ Nhơn, một trong những người tổ chức cuộc biểu tình ngày hôm nay. Ngày hôm nay là 16 tháng 9 năm 2012, chúng tôi có một cuộc biểu tình để phản đối một cán bộ cộng sản, một đảng viên cộng sản Hồng Vân sang đây trình diễn văn nghệ. Đây là mục tiêu chúng tôi thấy rằng vì California là thủ đô của người Việt tị nạn cộng sản mà đảng cộng sản một cách ngang nhiên đến đây qua những tay bầu show như Tô Văn Lai và Micheal Hoàng đưa vào đây để trình diễn văn nghệ. Đây là một thách thức hết sức lớn lao và chúng tôi nghĩ rằng đối với chúng ta là người Việt tị nạn thì cộng sản dù bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu thì chỗ chúng ta ở là không có sự xuất hiện của một tên cộng sản. Do đó cuộc biểu tình này nhằm mục tiêu là chống một tên cán bộ cộng sản xâm nhập thủ đô người Việt tị nạn cộng sản.”
Ông Lê Khắc Lý, chủ tịch lâm thời của cộng đồng Việt Nam Nam California:

Khởi tố Bầu Kiên và bắt thêm người


Cập nhật: 09:36 GMT - thứ ba, 18 tháng 9, 2012
Ông Nguyễn Đức Kiên
Ông Nguyễn Đức Kiên lúc đầu bị bắt vì cáo buộc 'kinh doanh trái phép'
Bộ Công an thông báo khởi tố Bầu Kiên và bắt thêm hai người của Công ty cổ phần đầu tư ACB. 
Thông báo trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công an nói:
"Ngày 17/9/2012, Lãnh đạo ba ngành Tư pháp Trung ương đã họp nghe Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an báo cáo tiến độ, đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và những người có liên quan, quyết định:
"1. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Kiên – Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165- Bộ Luật Hình sự.
"2. Ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Kiên về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139- Bộ Luật Hình sự."
Khung hình phạt cao nhất cho tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản tương ứng là 20 năm và tù chung thân.
Bác 'tin đồn'
Bộ Công an cũng Bấmtuyên bố "quyết định khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với: Trần Ngọc Thanh – Giám đốc và Nguyễn Thị Hải Yến – Kế toán trưởng Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội với vai trò đồng phạm.
"Các bị can đã được dẫn giải về trại tạm giam Bộ Công an để điều tra làm rõ vụ án," Thông báo của Bộ Công an cho hay.
Ông Nguyễn Đức Kiên, người trước đây là phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB, bị bắt hôm 20/8 và cáo buộc khi đó là 'kinh doanh trái phép'.
Sau ông Kiên, Tổng Giám đốc từ nhiệm của ACB, Lý Xuân Hải, cũng đã bị bắt hôm 24/8 với tội danh 'Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165’.
Những vụ việc này xảy ra khi Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ACB, người cũng là cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Trần Xuân Giá đang có chuyến thăm Hoa Kỳ.
Từ khi vụ việc xảy ra cũng có tin đồn về chuyện ông Giá 'bị bắt' nhưng người phát ngôn của ACB, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Toại, bác bỏ tin này khi nói chuyện với BBC chiều 18/9.

Công an Hà Nội cưỡng chế nông dân Đông Anh

Theo tin từ mạng lưới phóng viên nhân dân đang theo dõi tin tức toàn thành phố Hà Nội, sáng 18/9/2012, UBND huyện Đông Anh mà lực lượng nòng cốt là Công an sẽ thực hiện cưỡng chế đất đai của bà con nông dân thôn Hà Khê- xã Vân Hà- huyện Đông Anh – Hà Nội. Thời gian gần đây, bà con nông dân khu vực này đã liên tục phản đối dự án sai trái do các quan tham nhũng vẽ ra để lấy đất ruộng của dân làm khu công nghiệp (do chính UBND huyện Đông Anh làm chủ đầu tư) nhưng thực chất sẽ biến tướng thành lô đất ở để bán chia nhau.
Phó Chủ tịch TP Hà Nội là Vũ Hồng Khanh đã nhận được tờ trình thay đổi mục đích sử dụng đất do UBND huyện Đông Anh trình. Chỉ nay mai, quyết định này do ông Khanh ban hành, ruộng của bà con sẽ chui tọt vào túi các quan tham. Dân mất đất. Quốc gia mất tài nguyên. Ngân sách nhà nước tốn tiền nuôi một lực lượng lớn các cơ quan chức năng chỉ để phục vụ quan tham nhũng tư lợi. Thuế của đất nước thất thu…
Rất mong được sự hiệp thông, giúp đỡ của cộng đồng.
Trong cơn tuyệt vọng, không thể trông cậy vào đâu, bà con nông dân đã dựng lều trại để canh giữ đất ruộng. Chiều qua (17/9/2012), Công an, Thanh tra huyện đã cử lực lượng xuông phá các lều trại này.
Lần lại lịch sử, Đông Anh là nơi sớm nhất trong cả nước đối đầu với Công an và Quân đội trong cuộc chiến chống cướp đất. Dự án sân golf Thọ Đa, Kim Nỗ từ thời Phạm Thế Duyệt làm Bí thư thành ủy (1995) đã dậy tiếng trong nước và quốc tế. Nhiều người nông dân vô tội (phần đông là phụ nữ) đã bị đánh đập, tù đày. Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự TP Hà Nội (ông Nguyễn Đức Bình) dưới sự chỉ huy của tướng Phạm Chuyên, lúc đó, thực sự là những hung thần đối với nông dân ở khu vực này. Sau một thời gian đi lên bằng xương máu của nhân dân, viên Đại tá Công an Nguyễn Đức Bình vừa được “trên” cho làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tp Hà Nội. Như vậy, nông dân còn mong chờ gì công lý nơi Tòa này?
Trên địa bàn huyện Đông Anh, các dự án: cầu Nhật Tân, đường nối cầu Nhật Tân – sân bay Nội Bài, dự án cầu Đông Trù (Đông Hội, Lại Đà – quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng), rồi Nam Hồng, Vĩnh Ngọc, Vân Hà, Tiên Dương, Xuân Canh, Cổ Loa … đã đi vào lịch sử đấu tranh của nông dân nơi đây như những trang bi tráng, đau thương trong giai đoạn quá độ cả nước từ Chủ nghĩa xã hội tiến lên Tư bản dã man.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

KẾ HOẠCH ĐÀO TẨU CỦA CÁC BỐ GIÀ 'ĐEN' & BỐ GIÀ 'ĐỎ'

Quanlambao - Trong lúc Bộ Chính trị lên lịch chuẩn bị cho kỳ họp quan trọng sắp tới nghe Uỷ Ban kiểm tra Trung Ương báo cáo kết quả kiểm tra Triển khai Chỉnh đốn Đảng thì ở trong bóng tối các thế lực các Bố già 'Đỏ' và 'Đen' cũng đã hoàn tất kế hoạch đào tẩu của chúng.

Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang là những bố già đã có bề dầy kinh nghiệm 'làm việc' với các thế giới ngầm từ hàng mấy chục năm qua tại Nga, nay đã được giao nhiệm vụ đầu mối thực hiện Kế hoạch đào tẩu cho toàn thể 'tổ chức' Tội phạm 'Đen' và 'Đỏ' của ViệtNam.
 HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK   HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA   HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK   HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ  NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
Thông tin cho đến giờ phút này chúng tôi nắm được, danh sách 'Những gương mặt MỐC' sau đây đã có Hộ chiếu NAM PHI, mỗi gia đình đã chuyển lậu được 10 triệu USD và đã mua một căn nhà có hầm kiên cố và đồng thời Bản Hợp đồng thuê tiểu đội xe bọc thép cùng lính cảm tử Nam Phi đang được đàm phán chỉ cần chờ kết quả Kết Luận bỏ phiếu của BCT vào cuối tháng 9 này.

Sau đây là danh sách những Bố già 'Đỏ' và 'Đen' trong Kế hoạch đào tẩu:

1.  Thống đốc Nguyễn Văn Bình cùng vợ con
2. Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cùng vợ con 
3. Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang cùng vợ con

Riêng Nguyễn Văn Hưởng sẽ 'tháp tùng' Hồ Hùng Anh để 'vượt biên' bằng máy bay sang Nam Phi!

Sau khi gây tội lỗi cho nhân dân và để lại biết bao hậu quả khôn lường, đến nay bè lũ'Bố già đen và Đỏ' chuẩn bị hạ cánh an toàn ở một Quốc ga khác và sẽ mặc sứ hưởng thụ hàng nhiều tỷ đô la ăn cướp được của nhan dân!

Nếu các Bố già này thực hiện đào tẩu thành công thì Việc thực hiện chỉnh đốn Đảng có thể sẽ chỉ còn là nửa vời và thật sự đánh mất lòng tin của nhân dân vào Những Lời Hiệu Triệu Của Ngài Tổng Bí THư và Chủ tịch nước hô hào từ nhiều tháng qua!??

Thám tử Quan làm báo
HỒ SƠ MASAN & TECHCOMBANK
Không phải Quan điểm VP CTN 
Nghi vấn về một tấm hình?   Sự thật về lễ công bố Báo cáo Tín nhiệm 2012  Ông 'Trời' can thiệp cho Hồ Hùng Anh  Khẳng định Hồ Hùng Anh đã bị bắt & Thông tin cố tình dấu nhẹm   HỒ HÙNG ANH - Chủ tịch Techcombank đã bị bắt   Kịch bản thâu tóm Mobifone & khống chế Bộ Trưởng TĐQ Masan - Kẻ cướp tay không 'bắt Núi Pháo' Infornet tay sai của các bố giàChỉ 10 triệu gỡ bài cứu bố già Quang & Anh Vụ án rửa tiền của Tập đoàn Masan & Techcombank Tại sao CT Masan 'nhởn nho'?  Kế hoạch đào tẩu của CT Masan Hãy hỏi NĐQuang   Chạy án Chủ tịch Masan đã bị bắt Cảnh báo nhà đầu tư  Các bố già trốn thuế   Hai ổ tội phạm lũng đoạn Việt Nam Chân tướng những kẻ cầm đầu Thâu tóm doanh nghiệp Trò chơi của hai bố già Quang-Anh  Chèn ép dân cướp núi pháo Tập đoàn Masan - Bản chất lừa đảo  Cuộc hôn nhân của 3Dũng & Sói NgaMasan làm giàu trên sinh mạng người dân 'Sói Nga' từ thua lỗ thành kẻ cướp  Thủ tướng & nhóm thâu tóm Các bố già xoá dấu vết phạm tội  Hối lộ, đánh bài & Ăn cướp ...  Thống đốc tiếp tay cho Mafia  

Trò hề của chính quyền phường Dịch Vọng


NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Đặng Bích Phượng hôm nay khoe đã nhận được quyết định áp dụng biện pháp “giáo dục” tại phường.
Phượng kể, ngay sau đó, chị chạy đến gặp “thầy giáo” của mình hỏi về bài học đầu tiên. Tuy nhiên, “thầy” danh tính ra sao, chức vụ, học vấn thế nào thì không thấy Phượng nói.
“Thầy” của Phượng loanh quanh một lúc rồi trả lời “ví dụ như vận động chị sáng chủ nhật không ra khỏi nhà nữa chẳng hạn”.
Giời ơi! Chương trình giáo dục phải cụ thế, chứ đâu có thể “ví dụ” bừa bãi như thế được.
“Sáng chủ nhật không được ra khỏi nhà”?. Tôi truy cập mãi, không thấy điều khoản nào cấm công dân đang được “giáo dục” ra khỏi nhà vào sáng chủ nhật.
Như vậy các ngày khác Phượng thoải mái ra khỏi nhà, gặp gỡ các “thế lực thù địch” bàn chuyện lật đổ chế độ, tha hồ biểu tình chống chính phủ chắc???
Bích Phượng cứ thắc mắc mãi tại sao sáng chủ nhật lại không được ra khỏi nhà mà không nói rõ lý do cho chị biết. “Thầy” chịu không trả lời được nên vẫn còn nợ.
Phượng kể còn bí thư và các vị mặt trận có mặt ở đấy thì im re chỉ biết cười ruồi.
Học viên được giáo dục tại phường mà không biết phải học gì. Thế thì bó tay rồi.
Ai cũng biết, học gì thì cũng phải có chương trình cụ thể được phê duyệt. Hôm nay học cái gì, mấy tiết, từ mấy giờ đến mấy giờ? Giảng viên là ai? Ví dụ trẻ em mẫu giáo, hôm nay nay học chữ a thì mai học chữ b. Học sinh phải có thời khóa biểu. Chiến sĩ mới tuần này học bắn súng thì tuần sau học ném lựu đạn. Các chương trình học tập, huấn luyện gì thì cũng thế, cứ phải có kế hoạch cụ thể chứ đâu phải là tùy hứng mà được.
Vậy mà chủ tịch phường Dịch Vọng vẫn hồn nhiên đưa Đặng Bích Phượng giáo dục tại phường mà chẳng biết giáo dục bắt đầu từ đâu? Thế nên mới lâm vào cảnh học viên thì đòi học nhưng chính quyền thì ngắc ngứ.
Đúng là trò hề chỉ ở chế độ cộng hòa XHCN ta mới có, mà oái oăm thay, lại vào thế kỷ 21 này chứ không phải là những năm ngu muội ở giữa thế kỷ trước.
Như vậy, chính quyền phường Dịch Vọng không có giáo án “giáo dục” Đặng Bích Phượng. Nếu tôi là chủ tịch phường, tôi sẽ yêu cầu cấp chỉ đạo đưa Đặng Bích Phượng vào “giáo dục” cấp cho tôi chương trình cụ thể. Điều đó hoàn toàn chính đáng. Không hiểu cán bộ phường Dịch Vọng không biết điều sơ đẳng ấy hay là biết mà không dám hỏi. Thế thì làm chủ tịch, bí thư làm gì cơ chứ.

CA Bạc Liêu xua quân khủng bố lễ cúng 49 ngày của bà Đặng Thị Kim Liêng


Danlambao - Cập nhật tin lúc 3h sáng ngày 17/09/2012 - Sau khi đã về đến Sài Gòn, Linh mục Lê Ngọc Thanh gửi cập nhật một số thông tin như sau:

"Xin cám ơn quý vị !

Tôi, Antôn Lê Ngọc Thanh cùng với những người đi Bạc Liêu cầu siêu cho bà Đặng Thị Kim Liêng, nhân 49 ngày chết oan khuất của bà đã về tới Sài Gòn bình an lúc 3 giờ sáng, ngày 17.09.2012.

Nữ CA Bạc Liêu đánh chị Tạ Khởi Phụng
Thông tin về cái chết của bà Liêng:

- Tối hôm trước ngày bà Liêng chết, bà Liêng có gặp anh Phú, con trai bà tại 1 quán cà phê. Anh Phú kể, bà nói: "Mẹ sắp xa tụi con rồi, vì tụi nó sẽ bắt mẹ. Nhà sẽ thu". Bà không hề nói đến cái chết.

- Cô Tạ Khởi Phụng, tại đồn công an phường 1, thành phố Bạc Liêu, sau khi bị hành hung, và bị đưa vào đồn công an, mà kẻ hành hung nhơn nhởn trước cửa đồn, mà công an không làm gì. Chị Phụng đã nói: "Bây giờ tôi biết lý do tại sao mẹ tôi chết !"

Đây là hình nữ an ninh theo dõi chúng tôi tại quán cà phê, cách Tỉnh ủy khoảng 500m. Khi ra siêu thị Vinatex, cô này thay áo màu sám và đánh cô Tạ Khởi Phụng".

*
Theo tin khẩn báo gửi đến Danlambao, khoảng 3 giờ chiều nay, 16/09/2012, công an TP. Bạc Liêu đã xua quân đàn áp, bắt bớ những người đến tham dự lễ cúng 49 ngày của bà Đặng Thị Kim Liêng - thân mẫu chị Tạ Phong Tần. Tin cho biết, đây là một vụ giàn cảnh bắt người hết sức dã man và thô bạo. Hành vi đánh đập trong lúc bắt người cho thấy rõ bản chất côn đồ của lực lượng CA Bạc Liêu nhằm trả thù gia đình của bà Liêng - người đã chết tức tưởi vì tự thiêu.

Đổi ảnh Phó Thủ tướng Đức bên cờ vàng

BBC - Báo mạng tại Việt Nam đã nhanh chóng thay hình chụp Phó Thủ tướng Đức gốc Việt, Philipp Roesler đứng cạnh cờ vàng ba sọc đỏ khi đưa tin về chuyến thăm của ông sang Hà Nội.


Truyền thông Việt Nam rầm rộ đăng tải về chuyến thăm của ông Roesler, người gốc Sóc Trăng, đến Việt Nam ở cương vị Phó Thủ tướng nước có nền kinh tế lớn nhất khối Liên hiệp châu Âu.

Hiện giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ của Đức, ông Roesler dự kiến sẽ nhận bằng tiến sỹ danh dự tại Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội.

Trong lịch trình thăm Việt Nam từ 17 đến 19/9, ông cũng có hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam.

Sự cố hình ảnh

Hình này chụp ông Philipp Roesler trên báo 
Việt Nam đã bị gỡ xuống
Nhưng trong lúc đăng hình ông, một trang báo điện tử tại Việt Nam đã gây ra 'sự cố hình ảnh' vì dùng bức hình ông chụp dưới cờ Việt Nam Cộng hòa vốn bị cấm tại nước Việt Nam do Đảng Cộng sản nắm quyền.

Bức hình đã nhanh chóng bị gỡ xuống và thay bằng một bức hình chụp ông Philipp Roesler chụp chung với Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Hiện bức hình ban đầu chỉ còn được lưu truyền trên một số trang mạng xã hội.

Tuy vậy, với người theo dõi tin về ông Roesler ở nước ngoài thì tình cảm của ông với cộng đồng người Việt tỵ nạn sau 1975 ở Đức và châu Âu không phải là điều gì bí mật.

Hồi tháng 6/2010, ông Philipp Roesler, khi đó làm Bộ trưởng Y tế của Đức đã đến thăm và nói chuyện với phái đoàn dân chủ Việt Nam hải ngoại tại Berlin.

Tiến tới Hội nghị TƯ 6: Gay cấn xung quanh một cái ghế


Ngày 15/5/2012, ngày bế mạc của Hội nghị Trung ương 5 khóa 11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản VN ký ban hành Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa 11 (Kết luận số 21-KL/TW) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng. Theo đó, Ban Phòng chống tham nhũng được quy định trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư đứng đầu. Điều này đồng nghĩa với việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải bàn giao ghế Trưởng Ban cho ông Trọng. Tuy nhiên, đã gần 4 tháng trôi qua, việc bàn giao này vẫn chưa xảy ra. Vậy đâu là vướng mắc?
Rối rắm cơ chế phân công phối hợp
Ông Trọng gần đây thường nhắc lại nội dung của Văn kiện Đại hội 10 Đảng CSVN “ở Việt Nam quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ở các nước tư sản thực hiện cơ chế phân chia quyền lực, nên không có sự thống nhất này”. Song, ai cũng biết Việt Nam hiện tồn tại song hành hai hệ thống quyền lực Đảng và Chính phủ (đó là chưa nhắc đến các nhóm lợi ích có khi còn to hơn cả Đảng và Chính phủ). Đảng lãnh đạo, chính quyền thực hiện đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ lãnh đạo và cán bộ. Thực tế vừa qua cho thấy, thể chế hóa Kết luận 21-KL/TW của Đảng Cộng sản đã vấp phải những khó khăn mang tính hệ thống. Chức danh Trưởng ban Phòng chống tham nhũng được quy định “cứng” trong Luật Phòng chống tham nhũng do Thủ tướng đứng đầu (Luật số: 55/2005/QH11). Quy định này lại có quan hệ với nhiều Luật khác như Tổ chức Quốc hội, Tổ chức Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, Thanh tra … Đưa ra chỉ đạo chung là Đảng. Để thể chế hóa, xây dựng nội dung sửa đổi luật do bên Chính phủ thực hiện. Đưa vào chương trình xây dựng để ban hành, thẩm tra luật lại là trách nhiệm của Quốc hội. Điều khó nhất là Đảng, Chính phủ, Quốc hội hiện mang những tiếng nói khác nhau và chạy theo lợi ích khác nhau, trong mỗi cơ quan lại có những nhóm lợi ích trị vì. Đặc biệt, Thủ tướng có lý do “nhạy cảm” để giữ khư khư chiếc ghế Trưởng Ban. Kết quả là đã gần 4 tháng trôi qua, ghế Trưởng ban được cả Ban Chấp hành Đảng Cộng sản quy định là của ông Trọng nhưng ông Dũng vẫn cứ ngồi lỳ trên đó.
Kết luận Hội nghị TƯ 5 khóa 11 – Kết luận 21
Nội dung số 6 của Kết luận 21: “Ở Trung ương, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Lập lại Ban Nội chính Trung ương, là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính; đồng thời, là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”.
Đoạn cuối Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa 11 nhấn mạnh các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận cần thường xuyên theo dõi, đôn đốc và báo cáo tình hình thực hiện Kết luận này lên Bộ Chính trị.
Sau khi ông Trọng thay mặt Ban chấp hành TƯ ký ban hành Kết luận 21, các cơ quan dân chính đảng cả nước nô nức bước vào học tập, quán triệt và triển khai Kết luận này. Tuy nhiên, nội dung của Kết luận chẳng có gì mới ngoài câu chuyện quanh chiếc ghế Trưởng Ban phòng chống tham nhũng, nút thắt chính trên sân khấu chính trị hiện nay.
Chống Kết luận của Hội nghị Trung ương 5?
Nhằm thực hiện Kết luận 21, Chính phủ đã thực hiện dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Phòng Chống tham nhũng. Thanh tra CP (cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ) là đơn vị được giao chủ trì soạn thảo. Ban soạn thảo do ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra làm Trưởng ban đã thực hiện Kết luận rất nghiêm túc, đề xuất sửa đổi Luật theo đúng tinh thần Kết luận 21, trong đó có đưa ra quy định dự thảo về chức danh Trưởng Ban Phòng Chống tham nhũng do Tổng Bí thư nắm giữ. Tuy nhiên, khi xây dựng tờ trình dự án luật (sửa đổi) để Chính phủ lấy ý kiến bộ ngành liên quan thì ban soạn thảo nhận được chỉ đạo là chưa đề cập đến việc kiện toàn Ban Phòng chống tham nhũng. Tức là “phanh” vấn đề này lại.
Tháng 8/2012, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ, Chính phủ đã thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi). Các thành viên Chính phủ đã được chỉ đạo phát biểu là “cần tiếp tục xin ý kiến và nghiên cứu thêm liên quan đến Chức danh Trưởng Ban Phòng chống tham nhũng”. Tức là chưa kiện toàn Ban này đồng nghĩa với việc Trưởng Ban vẫn sẽ là Thủ tướng. Việc không kiện toàn thực là cú chơi khăm Tổng Bí thư bởi Kết luận Hội nghị TƯ vừa rồi liên quan đến dấu ấn cá nhân ông. Nếu không kiện toàn, có nghĩa Kết luận 21, Tổng kết 5 năm thực hiện Phòng chống tham nhũng … và dấu ấn của ông Trọng là chỉnh đốn, làm trong sạch Đảng bị mấy anh Chính phủ biến thành trò cười cho thiên hạ. Trong con mắt dân chúng, ông Trọng hiện rõ là người tranh ghế, tủn ngủn, vô tích sự …
Quốc hội của đồng chí Sinh Hùng thì nhiệt liệt hưởng ứng ý kiến này của Chính phủ. Quốc hội vội vã bổ sung dự án Luật phòng chống tham nhũng (PCTN – sửa đổi) vào chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012), mặc dù bây giờ nội dung sửa đổi vẫn đang tranh cãi … Chắc chắn Quốc hội sẽ sử dụng nội dung trong Tờ trình của Chính phủ để làm căn cứ chính cho công tác thẩm tra, thảo luận, ban hành. Ngày 18/9/2012 Ủy ban Thường vụ QH sẽ khai mạc phiên họp thảo luận, cho ý kiến về sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng. Theo quy chế làm việc, trước mỗi kỳ họp, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phải họp thẩm tra dự luật. Kết quả thẩm tra đã thực hiện cho thấy vấn đề duy nhất phải tranh luận gay cấn là có hay không quy định trong luật về Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương và tranh cãi này vẫn chưa được ngã ngũ nhưng đã có chỉ đạo là cài vào mấy phương án để ra vẻ Quốc hội đang khẩn trương thực hiện Kết luận 21. Tuy nhiên, việc biểu quyết lựa chọn phương án nào trên thực tế cũng rất khó khăn.
Phương án hay các quả nổ được cài một cách tinh vi
Trong Tờ trình nội dung sửa đổi Luật PCTN, Chính phủ đề xuất ba phương án về Ban Chống tham nhũng:
Phương án 1: thể chế hóa Kết luận 21, xác định rõ Ban thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư đứng đầu có Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực. Phương án này được 10/22 bộ tán thành.
Khó khăn là Tổng Bí thư phải nắm được Quốc phòng, Công an, Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, Kiểm toán nhà nước là những đơn vị có chức năng chuyên trách về chống tham nhũng. Muốn nắm những cơ quan này, hàng loạt các Luật phải phá ra làm lại như Tổ chức Chính phủ, Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Tòa án, Tổ chức Viện Kiểm sát, Luật sỹ quan, Luật Công an Nhân dân, Luật Kiểm toán …
Phương án 2: ly khai Kết luận 21, chỉ quy định chung là Ban Phòng chống tham nhũng có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc… và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban. Phương án này được 4/22 bộ ủng hộ.
Phương án 3: coi Ban Phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương là cơ quan của Đảng, hoạt động theo điều lệ, nghị quyết, chỉ thị nội Đảng, không cần quy định trong luật. Được 6/22 bộ ủng hộ.
Ở sân khấu chính trị hiện nay, cả 3 phương án đều có vấn đề đối với bên này hoặc bên kia. Riêng với phương án 1, nghe có vẻ quán triệt Kết luận 21, nhưng trên thực tế, việc thực hiện là rất khó và mất nhiều thời gian.
Kết luận 21 không triển khai nổi trên thực tế
Qua thẩm tra, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đưa ra ý kiến không cần quy định việc thành lập, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế của Ban. Cần coi cơ cấu này như một tổ chức của Đảng, thực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, thông qua các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng. Còn về mặt pháp luật, các thiết chế nhà nước như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng, TAND, VKSND, các bộ, ngành, chính quyền địa phương, các cấp cơ quan nhà nước đều có trách nhiệm trong công tác chống tham nhũng. Trách nhiệm ấy được thực thi theo đúng chức năng, nhiệm vụ do Hiến pháp, pháp luật quy định cho mỗi cơ quan, tổ chức.
Quốc hội còn đá quả bóng lại chân ông Trọng rằng “các vướng mắc nêu trên cho thấy Đảng cần tiếp tục thảo luận nhiều hơn về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”. Đây thực chất là nói về thể chế hóa Điều 4 Hiến pháp, thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng. Cần có luật cụ thể hóa sự lãnh đạo này, định rõ quyền hạn trách nhiệm của Đảng, ngăn chặn tình trạng coi quyền lãnh đạo của Đảng là vô giới hạn, đi đến lạm quyền, lộng quyền”.
Vậy đó. Đã 4 tháng qua đi, cả hệ thống chính trị vẫn loay hoay tranh cãi gay gắt làm thế nào để chuyển cái ghế từ đít ông này sang đít ông kia. Ngoài những lý do riêng, rất “nhạy cảm” của Thủ tướng thì nút thắt chính vẫn là thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng để Đảng chuyển từ vị trí nằm trên Pháp luật xuống vị trí nằm dưới.

Bài đăng phổ biến