Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

THÔNG BÁO SỐ 2 CỦA NHÓM 42 NHÂN SĨ TRÍ THỨC SÀI GÒN

http://soundcloud.com/nh-t-k-y-u-n-c/42-nh-n-s-tr-th-c-s-n-s-ng-ra

THÔNG BÁO SỐ 2

CỦA TẬP THỂ 42 CÔNG DÂN GỞI VĂN BẢN
ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC BIỂU TÌNH ĐẾN THÀNH ỦY
ĐẢNG CỘNG SẢN, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
& ỦY BAN TP HỒ CHÍ MINH
---oOo---

Chúng tôi xin thông báo chung diễn tiến tình hình giải quyết văn bản đề nghị biểu tình của lãnh đạo thành phố từ ngày 27/7/2012 đến nay như sau:

Sau khi tiếp nhận văn bản đề nghị của chúng tôi ngày 27/7/2012, lãnh đạo thành phố đã triển khai một số biện pháp sau đây :

- Mời một số Công dân là Đảng viên đến gặp Bí thư Đảng ủy phường, Bí thư chi bộ khu phố.
- Mời 3 trong 42 Công dân đến phòng tiếp dân của UBND TP Hồ Chí Minh (phòng họp có thu băng và thu hình ).
- Mời một số Đảng viên và Công dân đến Công an các cấp.
- Một số công dân không được mời.

Một số nội dung được các cấp Ủy Đảng, Ủy ban và Công an TP, quận, huyện, phường xã đã tập trung như sau :

- Đề nghị xác nhận chữ ký trong đơn , hỏi ai soạn thảo và đưa ký
- Biểu tình là vi phạm vì chưa có luật biểu tình , biểu tình bị thế lực thù địch lợi dụng
- Đề nghị rút tên , đảng viên được nhắc nhở biểu tình là vi phạm điều cấm Đảng viên.
- Đề nghị không đi biểu tình.

Tất cả các công dân được mời đều xác nhận đã ký và không rút tên, riêng các đảng viên chấp nhận mọi hình thức kỷ luật Đảng ngay cả khai trừ Đảng.

Một số nhận xét chung :

- Trong tiếp xúc thái độ của các cấp ủy Đảng và Công an tỏ ra ôn hòa, không phủ nhận được cuộc đấu tranh chính nghĩa chống nhà cầm quyền Trung quốc xâm lược của các công dân được mời, hứa chuyển ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của các công dân lên cấp trên.

- Biện pháp mời riêng lẻ của các cấp lãnh đạo thay vì mời chung 42 công dân là nhằm ý đồ uy hiếp tinh thần, gây chia rẽ nội bộ và thiếu ý thức tôn trọng đối với các Công dân đã ký tên vào văn bản đề nghị.

Một số đề nghị của tập thể 42 công dân:

- Lãnh đạo thành phố có văn bản phúc đáp đối với văn bản đề nghị của tập thể 42 công dân.

- Tổ chức các cuộc đối thoại công khai như Hội đồng nhân dân thành phố đã từng thực hiện chương trình “nói và làm”.

- Hình thức bày tỏ yêu nước của công dân là đa dạng như biểu tình, mít tinh , hội thảo trong các trường học, cơ quan, xí nghiệp thông qua vai trò của các cấp quản lý và đoàn thể quần chúng, ra tuyên ngôn, tuyên cáo của các hội đoàn quần chúng...Việc lãnh đạo thành phố cho rằng các hoạt động này “dễ bị địch lợi dụng” là vô tình đánh giá thấp vai trò của lực lượng công an, quân đội trợ thủ đắc lực của Đảng và Nhà nước

Trong khi chờ đợi văn bản trả lời của lãnh đạo TP, nếu nhà cầm quyền Trung Quốc tiếp tục khiêu khích, gây hấn, thì chúng tôi sẽ có quyết định kịp thời để bày tỏ thái độ yêu nước phù hợp của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2012
Thay mặt tập thể 42 công dân

TS-BS Huỳnh Tấn Mẫm

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Đoàn "hộ tống" nhà sư "đi một bước, lạy một lạy" đánh người vỡ đầu

(GDVN) - Sáng nay (17/8), Đại đức Thích Tâm Mẫn đã về tới địa phận huyện Tiên Du, Bắc Ninh trong hành trình “nhất bộ nhất bái”. Dù gặp mưa khá lớn trên đường, trang phục ướt sũng nước nhưng Đại đức Thích Tâm Mẫn vẫn không hề ngưng bước. Nhưng điều khiến nhiều người bất bình và khó hiểu là nhóm người mặt mũi bặm trợn đi bên cạnh nhà sư này sẵn sàng dùng dùi cui và nắm đấm để ngăn không cho người dân gần vị sư. Một người dân địa phương không may "phạm húy" khi muốn gần nhà sư đã bị đánh vỡ đầu trong sáng nay.

Sáng 17/8/2012, Đại đức Thích Tâm Mẫn đã về tới địa phận huyện Tiên Du, Bắc Ninh trong hành trình “nhất bộ nhất bái”. Dù gặp mưa khá lớn trên đường, trang phục ướt sũng nước nhưng Đại đức Thích Tâm Mẫn và các đệ tử của mình vẫn không hề ngưng bước.
Trên quốc lộ 1A, đoạn đi qua huyện Tiên Du, hàng trăm Phật tử địa phương đã giăng kín hai bên đường để đồng hành cùng vị sư này.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Có nên để Đảng và Nhà nước tiếp tục lo không?

Trần Tiến (Danlambao) - Mỗi khi đọc được những lời khuyên bảo “mọi chuyện để Đảng và Nhà Nước lo”, tôi lại cảm thấy bồi hồi như vẫn còn nghe vang vọng đâu đây những cái loa phường khóm phát thanh ra rả nhiều năm trước ở khắp đất nước Việt Nam. Lời dạy dỗ của Đảng và Nhà Nước đã được mang đến từng nhà, từng người, mọi lúc mọi nơi, qua phương tiện truyền thông hết sức thuận lợi này. Sau một thời gian im ắng, cái câu “mọi chuyện để Đảng và Nhà Nước lo” giờ đây được sử dụng nhiều hơn để đối phó với những ý kiến đóng góp, phản bác… về các động thái kinh tế, chính trị, ngoại giao, quốc phòng của Nhà Cầm Quyền Việt Nam hiện nay.

Tôi xin tóm tắt một cách rất sơ lược về những gì mà Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam đã lo cho dân tộc và đất nước trong những giai đoạn dưới đây (có thể không hoàn toàn chính xác nhưng về đại thể thì chắc là không sai gì lắm):

1954 – 1975:

Tự xưng là Đảng và Nhà Nước nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam hình như chưa bao giờ xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh để bảo đảm được cơm no áo ấm cho người dân dưới quyền cai trị của mình, nhưng họ lại có một bộ máy tuyên truyền hữu hiệu đến mức đa số người dân miền Bắc đều tin rằng cần phải giải phóng người dân miền Nam không có cơm ăn áo mặc, đang rên siết đau khổ dưới ách cai trị của Mỹ Ngụy, dù trong thực tế miền Nam những năm ấy tuy chưa phải là sung túc, dư thừa nhưng chắc chẳng hề thiếu đói như những năm sau 1975 dưới sự chăm lo của Đảng & Nhà Nước.

Bộ máy tuyên truyền của Đảng & Nhà Nước này cũng hữu hiệu đến mức đã lôi kéo được biết bao nhiêu người miền Nam từ trí thức đến nông dân… bỏ ruộng đồng, bỏ trường học, hy sinh tính mạng, tài sản và tất cả mọi thứ khác vì những khẩu hiệu tổ quốc, nhân dân và cách mạng.

Quyết định xử phạt TS Nguyễn Xuân Diện của Thanh tra Sở 4T-HN

Posted by basamnews on 16/08/2012

Tôi cực lực phản đối QĐ xử phạt số 70/QĐ.XPVPHC của Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Văn Minh.
 Tôi phản đối quy chụp, vu khống của Đoàn thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đối với tôi. Trong quá trình làm việc, Đoàn thanh tra đã không hề xuất trình được bất cứ bằng cứ nào về việc “lợi dụng trang thông tin điện tử cá nhân để cung cấp thông tin” đã “gây phương hại đến trật tự an toàn xã hội”. Và trong quá trình làm việc, tôi luôn luôn bị một số thành viên Đoàn thanh tra uy hiếp tinh thần, gây phiền phức và ứng xử thô bạo; điều này đã được tôi nêu rõ trong Khiếu nại gửi GĐ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội ngày 5/6/2012.
Tôi sẽ xem xét để khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định này.
Ngày 16-8-2012.
Nguyễn Xuân Diện

Dân oan Dương nội kéo đến trụ sở tiếp dân UBND TP

 Hôm nay tại 34 Lý Thái Tổ, bà con Dương nội lại tiếp tục kéo đến đòi quyền lợi của mình :

Hơn 11 giờ trưa, bà con Dương nội vẫn chầu trực tại cổng và trong sân cơ quan.

Vinaconex cũng nợ hàng nghìn tỷ

Vinaconex
Vinaconex dự định thoái vốn hàng loạt công ty và dự án để trả nợ
Tiếp theo một loạt tập đoàn nhà nước khác, Vinaconex cũng loan báo đang nợ ngân hàng hơn một nghìn tỷ đồng.
Khoản nợ hiện tại của Tổng công ty cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam là hơn 1.112 tỷ đồng, trong đó 467 tỷ là nợ ngân hàng nhà nước; 219,6 tỷ nợ Vietinbank.
400 tỷ đồng trong số này là nợ ngắn hạn, còn 712 tỷ là nợ dài hạn.
Vinaconex cho biết đang có kế hoạch thoái vốn tại hàng loạt công ty, dự án như Vinaconex Viettel, Vinaconex Xuân Mai, Vinaconex Thanh Hóa, Vinaconex Hoàng Thành, đồng thời đang lên kế hoạch bán công ty Xi măng Cẩm Phả, một trong những công ty con trực thuộc Vinaconex để giải quyết khoản nợ này.
Các nguồn tin cho biết Xi măng Cẩm Phả có thể sẽ được chuyển nhượng qua cho Tổng công ty Công nghiệp Xi măng VIệt Nam.
Vào tháng Tư năm nay, thông tin liên quan Vinaconex làm xôn xao dư luận khi cô Tô Linh Hương, con gái của Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị một công ty con của tập đoàn là Vinaconex - PVC mặc dù cô này mới 25 tuổi và được đào tạo từ ngành báo chí và tuyên truyền, vốn không liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên chỉ sau vài tháng, cô này đã tuyên bố từ chức Chủ tịch, chấm dứt nhiệm kỳ lẽ ra phải kéo dài 5 năm.
Đầu năm 2012, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà Nước (SCIC) đã đầu tư thêm vào Vinaconex một khoản 1.000 tỷ đồng để tăng vốn cho công ty này.
Trước đó, đã có một số ý kiến chỉ trích SCIC vì liên quan sai phạm trong việc quản lý vốn đầu tư quốc gia.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Dân đập phá trụ sở UBND ở Hà Tĩnh


Tin cho hay hàng trăm người dân xã Yên Lộc, huyện Can Lộc, đã bao vây, đập phá trụ sở Ủy ban Nhân dân xã để đòi thả một người bị công an bắt.
Các báo trong nước nói sự việc diễn ra từ chiều thứ Ba 14/8 cho tới tận sáng thứ Tư 15/8. Kết quả là ba người gồm Chủ tịch xã Yên Lộc Nguyễn Huy Quế, Phó chủ tịch xã Dương Chí Thanh và Trưởng Công an huyện Can Lộc Trần Văn Sơn bị thương phải nhập viện cấp cứu.

Vụ việc được nói kéo dài từ tối thứ Ba tới sáng thứ Tư
Hai ông Quế và Thanh bị nói là thương nặng ở đầu, phải theo dõi chấn thương sọ não. Hiện hai ông này vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh.
Các phòng làm việc của UBND xã cũng bị đập phá hư hỏng nặng, hệ thống điện bị cắt.
BBC đã liên lạc với nhiều quan chức có trách nhiệm của huyện Can Lộc và của xã Yên Lộc, nhưng họ đều từ chối trả lời với lý do "đang bận họp".
Một bản tin về vụ này đăng trên báo điện tử Dân Trí, sau vài tiếng đồng hồ đã bị gỡ xuống và không thể truy cập. Tuy nhiên, thông tin trên một số báo khác vẫn còn.

Đất do ủy ban quản lý

Theo các báo, khoảng 15:00-16:00 giờ chiều thứ Ba, hàng trăm người dân ở xã Yên Lộc đã kéo đến bao vây phòng làm việc của chủ tịch và phó chủ tịch xã đòi thả một người địa phương là ông Đặng Văn Công (27 tuổi).
Ông Công là người ở xóm Tràng Sơn thuộc xã Yên Lộc, trước đó bị công an huyện triệu tập vì hành vi chống người thi hành công vụ.
Hầu như tất cả các kênh chính thức đều đưa lý do việc ông Đặng Văn Công bị triệu tập là do đã thuê máy ủi để ủi khu vực đất "thuộc UBND xã quản lý" và có phản ứng chống đối cán bộ; nhưng không nói đẫt thuộc UBND xã quản lý là diện đất gì.
Tuy nhiên, có nguồn tin chưa thể kiểm chứng nói với BBC rằng khu đất này trước là sân chơi, sau được chính quyền xã dựng hàng rào khoanh lại để bán nên bị dân phản đối.
Theo báo Thanh Niên, những người 'quá khích' đã xông vào đập phá trụ sở UBND khiến công an huyện phải cử người xuống can thiệp.
Tuy nhiên vụ việc vẫn leo thang, cho tới 19:00 cùng ngày thì người dân tự ý cắt điện trụ sở và 'giam lỏng' hai quan chức xã, đòi họ phải gọi điện cho trưởng công an huyện Can Lộc để thả ông Đặng Văn Công về nhà.
Tới rạng sáng thứ Tư 15/8, khi ông Công vẫn chưa được thả thì một nhóm khoảng 20 thanh niên đã "dùng gậy gộc, bàn ghế, ống tuýp nước... tấn công" hai ông chủ tích và phó chủ tịch xã Yên Lộc ngay trong phòng làm việc của họ cho tới khi hai ông ngất xỉu.
Giới chức địa phương đang yêu cầu điều tra làm rõ và xử lý vụ mà họ gọi là "vi phạm pháp luật nghiêm trọng" này.
Gần đây, các vụ người dân manh động tấn công cơ quan công quyền xảy ra khá thường xuyên.
Vụ lớn gây chú ý nhiều tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, từ đầu năm tới nay vẫn chưa có kết luận chính thức cuối cùng.

Rầm rộ căng khẩu hiệu 'bao vây' đòi tiền hội sở HD Bank

 Sáng  14/8, hàng chục nhân viên của Cty CP Dịch vụ Viễn thông An Đô và Cty TNHH Thép Thành Đô đã đem băng rôn, khẩu hiệu đến trụ sở ngân hàng HD Bank Hà Nội, 32 Trần Hưng Đạo để yêu cầu ngân hàng này trả nợ tiền cho Công ty họ.
Rầm rộ căng khẩu hiệu 'bao vây' đòi tiền ngân hàng HD Bank
Rầm rộ căng khẩu hiệu 'bao vây' đòi tiền ngân hàng HD Bank
Rầm rộ căng khẩu hiệu 'bao vây' đòi tiền ngân hàng HD Bank
Cán bộ, nhân viên của công ty An Đô và công ty Thành Đô căng khẩu hiệu 'biểu tình' trước hội sở HD Bank trên phố Trần Hưng Đạo đòi trả tiền. Ảnh: Thanh Hằng
Để tìm hiểu thêm thông tin về sự việc này, PV báo điện tử Infonet đã đến liên hệ làm việc với ngân hàng HD Bank nhưng khi đến đây nhân viên hành chính cũng bảo vệ đều báo lãnh đạo ngân hàng...không có nhà!?
Trước đó, chiều qua (13/8), hàng chục nhân viên của Công ty CP Dịch vụ Viễn thông An Đô và Công ty TNHH Thép Thành Đô cũng đã đem băng rôn, khẩu hiệu đến chi nhánh ngân hàng HD Bank tại 144 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội để yêu cầu ngân hàng trả nợ.

Nhân dân Đại từ Thái Nguyên Tiếp tục khiếu kiện, biểu tình tại EVN

Bà con Đại từ Thái Nguyên lại đến EVN khiếu kiện.

   Sáng nay 15/8/ 2012, bà con Đại từ Thái Nguyên lại tiếp tục phải nghỉ việc để đến EVN khiếu kiện.
 Đầu giờ, khi bà con đến trụ sở EVN thì bảo vệ được lệnh ngăn cản, không cho bà con vào trong trụ sở. Thậm chí họ đã thô bạo xô dẩy bà con với một thái độ rất thiếu văn hóa. Phải chăng đây là văn hóa của EVN ?

Bảo vệ đang ngăn cản bà con vào trong trụ sở.

Bà con đang ngồi rất đông bên ngoài EVN



   Vụ việc khiếu kiện của bà con Đại từ bắt đầu từ hơn một tháng trước, xuất phát từ lối làm ăn vô trách nhiệm của EVN khi thi công để đường dây cao thế đi qua khu dân cư, việc đền bù giải tỏa không đến nơi đến chốn gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân nơi đường dây đi qua. Tính mạng của dân dưới đường dây cao thế bị ảnh hưởng khi cuộc sống của bà con cứ kéo dài dưới đường dây lẽ ra phải là hành lang an toàn cho lưới điện, không được phép sinh sống trong khu hành lang đó.
  Hiện các phóng viên đang theo bà con đến EVN để đưa tin, trang tin sẽ cập nhật tin tức để phục vụ bạn đọc.

Tình hình Việt Nam, Trung Quốc sau Luật Biển của Việt Nam


Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Ngày 21/6/2012 đánh dấu 1 mốc quan trọng trong lịch sử bang giao Việt-Trung. Ngày Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển VN. Ngày chấm dứt giai đoạn "hồn bướm mơ tiên" của ĐCS VN. Chấm dứt giai đoạn vùi đầu vào cát, lừa dối mình, lừa dối dân tộc VN về tình hữu nghị TQ-VN, kể từ hội nghị Thành Đô 1990 tới nay.

Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền theo đúng Công ước Luật Biển LHQ năm 1982.

Có 2 điều quan trọng của Luật Biển VN /http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/77381/toan-van-luat-bien-viet-nam.html/

"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Điều 2. Áp dụng pháp luật

1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về chủ quyền, chế độ pháp lý của vùng biển Việt Nam thì áp dụng quy định của Luật này.

2. Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó."

Luật Biển Việt Nam đã được bắt đầu thảo luận từ năm 1998 và trải qua 3 nhiệm kỳ Quốc hội các khóa X, XI, XII.

Chỉ riêng thời gian để 3 nhiệm kỳ Quốc hội VN bàn về nội dung và thông qua Luật Biển VN, đã nói lên sự khó khăn của việc có được đồng thuận trong Quốc hội VN về Luật Biển VN.

ĐIỀU GÌ ĐANG XẨY RA VỚI NGÀNH ĐIỆN LỰC CỦA VIỆT NAM?

Lê Anh Hùng
Hà Nội, 14/8/2012

Giữa lúc tình hình Biển Đông đang ngày một nóng lên và không ai dám loại trừ khả năng một cuộc chiến sẽ xẩy ra trên vùng biển sôi động này[i], những ai quan tâm đến vận mệnh nước nhà hẳn không khỏi giật mình trước thông tin EVN vẫn thản nhiên bỏ ra 50 tỷ VNĐ để thuê chuyên gia, nhà thầu Trung Quốc xử lý sự cố rò rỉ nước qua thân đập chính tại thủy điện Sông Tranh 2, bởi lẽ một khi chiến tranh đã nổ ra thì nó sẽ không còn bó hẹp trong phạm vi Biển Đông nữa. Ngoài vấn đề an ninh năng lượng, những người có trách nhiệm ở EVN dường như lại còn tin tưởng phó thác tính mạng của hàng chục ngàn người dân sinh sống ở vùng hạ lưu nhà máy thuỷ điện này vào tay “bạn vàng”, những kẻ vốn nổi (tai) tiếng về chất lượng công trình ở Việt Nam cũng như những mưu ma chước quỷngay cả trong những ngày tháng mặn nồng nhất của cái gọi là “Mối tình thắm thiết Việt-Hoa/Vừa là đồng chí vừa là anh em”.
Điểm lại những diễn biến mấy năm gần đây, người ta dễ có cảm giác là ngành điện lực Việt Nam giống như một cô gái cuồng si, mê muội cứ một hai nhào vô vòng tay đầy lông lá của gã người yêu tráo trở và bất nhân họ Sở:

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

ĐƠN KHIẾU NẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI CỦA VIỆT KIỀU THỤY SĨ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

Biên Hòa, ngày 10 tháng 08 năm 2012

ĐƠN KHIẾU NẠI


Kính gửi: Ông Trần Gia Thái,
Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội,
Địa chỉ: Số 03 – 05 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Người khiếu nại:
Tôi, Nguyễn Văn Ngoan sinh năm 1959, quốc tịch số PA CHE F1871949 Thụy Sĩ cấp ngày 20/06/2005, địa chỉ trú tại Route de la Brinaz 30, 1422 GRANDSON, Thụy Sĩ.
  • Người bị khiếu nại:
Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội về nội dung chương trình phát thanh chiều ngày 06/8/2012 (17:50 – 19:30)
http://hanoitv.vn/video-clip/74/Chuong-trinh-Thoi-su-chieu-682012/video647.htv

NỘI DUNG:
  1. Tóm tắt sự việc:
Tôi là Việt kiều Thụy Sĩ về Việt Nam thăm gia đình theo Giấy miễn thị thực nhập số AR 0337982 do Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Genève – Thụy Sĩ cấp ngày 27/01/2012. Tôi về Việt Nam của ga hàng không Tân Sơn Nhất vào chiều ngày 26/07/2012. Ngày 04/8/2012 tôi du lịch đến Hà Nội.

Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990

Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990

Nguyễn Trung


          Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam kể từ sau khi đất nước đã hoàn thành sự nghiệp độc lập thống nhất ngày 30-04-1975 cho đến hôm nay, sự kiện hội nghị bí mật Thành Đô tháng 9-1990 giữa hai đoàn đại biểu cấp cao hai nước Việt – Trung để bình thường hóa quan hệ là một thất bại nhục nhã của nước ta, bẻ ghi con đường phát triển của nước ta dẫn đến tình hình đất nước như hôm nay: Một lần nữa Trung Quốc lại trở thành mối uy hiếp trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và con đường phát triển của nước ta. 
          Tóm tắt lịch sử đã xảy ra: Không thể nào chấp nhận được thắng lợi của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, ngay sau 30-04-1975 Trung Quốc đã tạo ra cái “bẫy Campuchia”, khuyến khích Khmer đỏ khiêu khích vũ trang đánh Việt Nam và đến tháng 4-1977 Khmer đỏ đã tiến hành chiến tranh lớn tấn công diện rộng toàn vùng biên giới Tây Nam nước ta giáp Campuchia; đồng thời ngày 17-02-1979 Trung Quốc huy động 60 vạn quân phát động cuộc chiến tranh quy mô lớn ồ ạt tiến công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam, với cái đích kiêu ngạo “Dạy cho Việt Nam một bài học”. Với chiến lược căng Việt Nam ra cả hai đầu mà đánh, hai cuộc chiến tranh dã man này nhằm mục đích khuất phục nước ta, trên thực tế đến 1989 mới thực sự im tiếng súng ở biên giới phía Bắc và ở Campuchia. Song cả hai cuộc chiến tranh này đã thất bại, vì Trung Quốc không thực hiện được mục tiêu chiến lược của nó là khuất phục Việt Nam, hơn thế nữa Việt Nam đã đánh tan Khmer đỏ và cứu được nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc luôn là đòi hỏi chiến lược của Việt Nam, song tình hình nêu trên cho thấy dù bị sức ép quyết liệt từ phía Trung Quốc và bị bao vây cấm vận vì vấn đề Campuchia, Việt Nam không ở trong thế yếu. Song vào thời điểm cuối những năm 1980 và đầu năm 1990 các nước Liên Xô Đông Âu sụp đổ. Diễn biến này được lãnh đạo nước ta lúc ấy coi là hệ quả phản công của chủ nghĩa đế quốc, và lo rằng nạn nhân kế tiếp có thể là Việt Nam. Với tư duy như vậy, sau nhiều nỗ lực khác không thành vì bị Trung Quốc luôn gây sức ép, lãnh đạo nước ta đã chấp nhận hai đòi hỏi quan trọng nhất của Trung Quốc là rút quân khỏi Campuchia và loại bỏ Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch để mở đầu cho quá trình bình thường hóa quan hệ. Ngày 3 và 4 tháng 9-1990 cuộc họp cấp cao Thành đô được tiến hành, Việt Nam tham gia với mong muốn bình thường hóa quan hệ và liên minh với Trung Quốc để cùng nhau bảo vệ chủ nghĩa xã hội, bất chấp việc Trung Quốc tháng 3-1988 đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi đá của ta ở Trường Sa, bất chấp công cuộc đổi mới của nước ta bắt đầu từ năm 1986 mang lại thành quả bất ngờ và nhanh chóng cải thiện tình hình kinh tế nước ta trong những năm ấy. 

Kêu gọi trả tự do cho 17 thanh niên Công giáo và Tin Lành

Kêu gọi trả tự do cho 17 thanh niên Công giáo và Tin Lành

Ảnh : thanhnienconggiao.blosgpot
Ảnh : thanhnienconggiao.blosgpot

Thanh Phương
Trong một thông cáo đưa ra tại Nghệ An hôm nay, 11/08/2012, một nhóm thanh niên Công giáo đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho 17 thanh niên Công Giáo và Tin Lành*, hiện đang bị giam giữ.

Theo bản thông cáo nói trên, đã hơn một năm qua kể từ khi các thanh niên này bị bắt giam, chính quyền vẫn chưa cho họ tiếp xúc với luật sư, không được hỗ trợ về tư pháp theo quy định của luật pháp Việt Nam. Chính quyền cũng chưa đưa ra được bất cứ bằng chứng nào để buộc tội các thanh niên nói trên.
Đáng quan tâm hơn là 2 trong số 17 người mẹ của các thanh niên này đã chết trong nỗi buồn phiền, uất ức, như mẹ của blogger Lê Văn Sơn, bà Đỗ Thị Tần, đã qua đời mà không gặp được con và mẹ của blogger Tạ Phong Tần, bà Đặng Thị Kim Liêng, đã tự thiêu để phản đối việc giam giữ và xét xử con gái. 

Thêm một nhà bất đồng chính kiến bị kết án tù ở Việt Nam

Thêm một nhà bất đồng chính kiến bị kết án tù ở Việt Nam

Ông Lê Thanh Tùng bị kết án 5 năm tù và 4 năm quản chế (DR)
Ông Lê Thanh Tùng bị kết án 5 năm tù và 4 năm quản chế (DR)

Thanh Phương
Hôm qua, 10/08/2012, sau một phiên xử sơ thẩm chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án 5 năm tù và 4 năm quản chế đối với ông Lê Thanh Tùng, bị cáo buộc phạm tội « tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam », chiếu theo điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Theo bản cáo trạng, ông Lê Thanh Tùng, bị bắt tạm giam từ ngày 01/12/2011, đã có những bài viết trên mạng với nội dung bị coi là « chống phá Nhà nước, nói xấu chính quyền, đòi đa nguyên đa đảng, đòi thay đổi Hiến pháp Việt Nam ». Phiên toà đã diễn ra không có luật sư biện hộ.
Cách đây 2 ngày, 09/08/2012, ông Đinh Đăng Định, một cựu giáo viên, cũng đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông kết án 6 năm tù giam với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ». Phiên tòa cũng diễn ra nhanh chóng, không có luật sư, không người tham dự.

Bài đăng phổ biến