Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Sao lại cứ nảy nòi thêm ra thế?

 Bà Đầm Xòe
Sau nhiều kỳ trì hoãn, may có ông Trương Tấn Sang lên giữ chức chủ tịch nước mà Luật Biển của nước mình được thông qua với tỷ lệ phiếu thuận áp đảo, chỉ có 4 " đại biểu" chống. Sau khi thông qua, bọn Tầu Cộng phản ứng liền, trước hết là Quốc hội, sau đó là Bộ Ngoại giao của Tầu Cộng. Đi liền với lời phản đối, Tàu Cộng còn ra quyết định thành lập huyện " Tam Sa", rồi đưa tầu thuyền ra Biển Đông tuần tra, đánh bắt hải sản, đồng thời  to mồm "mời thầu quốc tế" 9 lô dầu trên lãnh hải của Việt Nam, có nơi chỉ cách đất liền Việt Nam- tỉnh Quảng Ngãi- có 35 km. 
Trước hiện thực này, đến người mù cũng biết là Tầu Cộng đã và đánh chiếm Biển Động của Việt Nam. Vì vậy, bất kỳ một người Việt Nam yêu nước nào cũng cần phải lên án, phản đối. Thực tế dân ta đã phản đối mà biểu hiện tập trung là hai cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp vào hai ngày chủ nhật của đầu tháng 7 vừa qua.

Có thể nói hai, cuộc biểu tình này đã diễn ra ôn hòa, các lực lượng chuyên chính chỉ làm nhiệm vụ của mình như giữ trật tự và bảo vệ những nơi cần bảo vệ như Đại sứ quán TQ. Sự thô bạo với người biểu tình chỉ xẩy ra lẻ tẻ như bắt cô Huỳnh Thục Vi, Nguyễn Chí Đức…  rồi thả mà không hành hạ, tra tấn, sỉ nhục như những lần bắt trước đây.

Những ứng xử như vậy, phần nào làm cho quần chúng nhân dân lóe lên niềm tin về một chính quyền còn coi " lãnh thổ là thiêng liêng", "dân tộc là trường tồn" trước hiểm họa mất nước, mất dân tộc. Ngay cả báo Hà Nội mới, Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội, Quân đội nhân dân, Thời sự VTV, Công an nhân dân, An ninh thủ đô - những tờ báo nổi tiếng thù nghịch với người yêu nước, lần này cũng tỏ ra biết điều hơn, lời lẽ có đạo lý hơn (Ảnh: Biểu tình ở Sài Gòn, ngày 8.7.2012). Thế nhưng, như để bù vào phần " thiếu hụt" mà các báo kia bỏ qua, tay kỹ sư xây dựng Nguyễn Thế Thảo, nhân danh "Chủ tịch UBND TP Hà Nội, một mặt răn đe các báo: " UBND thành phố yêu cầu các cấp, ngành cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ "  và vu cho nguời biểu tình là những phần tử xấu, cơ hội "không bị các phần tử xấu, cơ hội lợi dụng xúi giục xuống đường, tụ tập biểu tình gây mất trật tự an ninh ở Thủ đô". Ông Thảo nói như vậy cứ như là ông vừa nhận được chỉ thị của Tầu Cộng để phải nói như vậy.

basamnews on 14/07/2012 - Tin thứ Bảy, 14-07-2012

NÓNG! 11h30′ – Tin từ CTV cho biết: “… khoảng 10h45′ sáng nay,  LS Lê Quốc Quân đã bị công an HN bắt ngay tại văn phòng công ty của ông ở Nam Trung Yên, Cầu Giấy, HN.” Mời tham khảo tin liên quan: Hà Nội: Xử phạt hành chính đối với Lê Quốc Quân và Phạm Hồng Sơn(CAND, 30/4/2011). - Tâm tình của Ls Lê Quốc Quân say khi được trả tự do  (YouTube).
13h30′ – Trên Facebook của LS Lê Quốc Quân: “Sáng nay khi đang làm việc tại Văn Phòng tôi bị công an của Thành Phố đến đưa giấy triệu tập (Lần 1) và cố tình ép buộc, dẫn giải đi làm việc nhưng tôi không đồng ý. Sau đó anh em đã nhanh chóng đến đông trợ giúp, cuối cùng họ đã không áp giải được. Tôi bây giờ đã về nhà bình an, xin cám ơn tất thảy Anh chị em đã quan tâm theo dõi và trực tiếp hỗ trợ Quân ngay tại Văn Phòng.” 
MAN MÁT! 15h25′ - Văn Giang (Hưng Yên): Khởi tố vụ ba người dân bị hành hung (PLTP). Còn vụ đánh 2 nhà báo VOV thì sao rồi?
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Cần cơ quan đặc trách về biển Đông (TP).  - Báo cáo Thường vụ Quốc hội việc xây dựng lực lượng kiểm ngư (PLTP).- Chung tay ‘bấm’ điện thoại ủng hộ ngư dân vươn khơi (VTC).  - Gieo mầm xanh ở Trường Sa (SGGP).  - LÊ VĨNH TÀI: Biển kể về nhiều chuyện khác (Lê Thiếu Nhơn). những người lính ‘nguỵ’ đã chết ở đây/ những người lính’ ‘cách mạng’ đã chết ở đây/ trời cao đất dày/ với 16 chữ vàng/ hảo hảo/ cô bé quàng khăn đỏ đang tâm giao/ cùng chó sói”.
THỜI ĐẠI … HOANG MANG - (Ng Văn Thiện). - Nguyễn Văn Thạnh – Dân trong một nước   –   (Dân Luận). “Chúng ta hãy xem phản ứng của dân ta khi ngư phủ bị lính TQ bắn chết với phản ứng của dân Hàn Quốc khi lính biên phòng của họ bị ngư dân TQ tấn công. Chính điều này giải thích một phần cho câu hỏi vì sao HQ giàu mạnh, văn minh hơn ta, dù họ cũng là một dân tộc nhỏ bé có xuất phát điểm còn thấp hơn dân tộc ta”. BTV: Câu hỏi này chắc phải gửi tới ông chủ tịch Nguyễn Thế Thảo:

TIN NÓNG MỚI NHẬN: giáo dân Giáo phận Xã Đoài tập trung để phản đối và cầu nguyện


Tin về ngày Chúa Nhật 15 tháng 7 năm 2012

 Kính thưa quí vị

Như chúng tôi đã có bài tổng hợp về việc chính quyền đàn áp tôn giáo tại Con Cuông, Nghệ An. Sau vụ đàn áp cao điểm vào ngày 1 tháng 7 năm 2012, Tòa Giám mục Xã Đoài đã chính thức lên tiếng phản đối và trình bày đầy đủ sự việc bằng văn thư gửi UBND tỉnh Nghệ An đồng thời kêu gọi toàn thể giáo dân thuộc Địa phận Vinh (bao gồn 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) treo băng rôn, tập trung thắp nến cầu nguyện để phản đối chính quyền vì đã đánh đập linh mục, giáo dân. Đặc biệt, chính quyền đã huy động công an, bộ đội đến để đàn áp và xúc phạm nặng nề đến Niền Tin Công Giáo qua việc đập phá ảnh tượng Đức Mẹ.

Chưa dừng lại ở những việc làm trái pháp luật cũng như trái đạo đức đó. Chính quyền Nghệ An còn huy động các báo, Đài phát thanh và truyền hình liên tục đưa tin xuyên tạc, vu khống, chụp mũ, bôi nhọ một cách bỉ ổi đối với các linh mục, tu sĩ và giáo dân.

Khi chế độ độc tài chấm dứt...



Ngày chế độ độc tài toàn trị chấm dứt, bối cảnh Việt Nam sẽ khác hẳn những gì đã xảy ra vào tháng 04/1975. Ở ngày đó, dù sự thay đổi đến từ đâu, và do ai, chắc chắn sẽ KHÔNG thể có "chính sách trả thù" và những"trại cải tạo". Tình trạng độc quyền thay thế vị trí lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) cũng sẽ KHÔNG thể xảy ra. Khi độc tài không còn nữa, Tự do sẽ bùng nở, và Dân chủ sẽ từng bước được phát triển. Việt Nam sẽ có một thể chế dân chủ pháp quyền. Song thay đổi lớn đó sẽ không xảy ra một cách dễ dàng, hoặc không điều kiện.
Khi đất nước vừa hết độc tài, nền dân chủ non trẻ sẽ khởi đầu với vô số trở ngại không thể tránh khỏi của buổi giao thời. Hoàn cảnh của chính phủ lâm thời, và ngay cả chính phủ dân cử chính thức sau đó, chắc chắn sẽ rất khó khăn. Ổn định tình hình trong khi xã hội đầy tâm lý nôn nóng là một áp lực vô cùng to lớn. Nhưng chính phủ mới sẽ phải bắt đầu bằng những gì có được -- tương tự như hoàn cảnh các nước vừa thoát khỏi chế độ độc tài trên thế giới.
Công việc đầu tiên là nỗ lực xây dựng thế hòa giải và đoàn kết dân tộc. Những người lãnh đạo mới phải có bản lãnh dung hoà được dị biệt giữa các thế lực chính trị bản xứ, và những ảnh hưởng chi phối bởi ngoại bang. Với khát vọng vươn lên đã được ươm mầm từ nhiều năm qua, hy vọng là các thành phần trí thức và công dân yêu nước sẽ hậu thuẫn chính quyền mới có được những chính sách đối nội và đối ngoại thích hợp với bối cảnh mới của đất nước.
Kế đến là xây dựng, củng cố và phát triển Dân Chủ như thế nào để thích hợp với văn hoá và hoàn cảnh đặc thù của nước ta. Trong thế giới liên lập ngày nay, nền chính trị của một quốc gia luôn có nhiều liên hệ sâu rộng với cộng đồng thế giới bên ngoài. Mặt khác, tuy cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt song Việt Nam vẫn là một yếu tố trong nhu cầu cân bằng và phát triển quyền lực của các siêu cường. Do vậy, làm sao để đất nước có thể phát triển mà không bị lệ thuộc bất lợi vào bất cứ thế lực quốc tế nào... là một thử thách đầy cam go; đòi hỏi sự linh động, cân bằng hiệu quả giữa nhu cầu đối ngoại và tinh thần dân tộc tự quyết. Nếu không muốn nền dân chủ mới sẽ bị lai căng, què quặt, người Việt không có sự chọn lựa nào hơn là phải dám đứng thẳng trên đôi chân của mình, và cùng đưa vai gánh vác lấy trách nhiệm với quốc gia.
Thách đố to lớn khác là giải quyết là những hậu quả để lại từ tình trạng độc đảng, tham ô và bất công. Tháo gỡ các quốc nạn tồn đọng cần có nhiều thời gian và biện pháp, nhưng khả năng ban đầu của chính phủ mới chắc chắn còn nhiều giới hạn. Tài nguyên quốc gia vận dụng được cho việc ổn định kinh tế lúc đó có thể sẽ không có nhiều. Việc hàng ngũ hoá nhân tài của đất nước cũng sẽ lắm nhiêu khê. Do vậy, chính phủ dân chủ đầu tiên sẽ phải chứng tỏ một thiện chí, bản lãnh và khả năng lãnh đạo vượt bực, bao gồm việc huy động được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ giới trí thức, doanh nhân và các tầng lớp xã hội. Tiến trình đó sẽ tốt đẹp hơn quá trình lột xác của các nước Đông Nam Á, Đông Âu, Bắc Phi và Trung Đông... hay không, câu trả lời tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố.
Công cuộc dân chủ hoá và phát triển đất nước sẽ đầy dẫy cam go song đó là một tiến trình khả thi.

Người Trung Quốc “cắm chốt” tại Cam Ranh nhờ lách luật

(Dân trí) - Tại buổi họp báo thường kỳ của UBND tỉnh Khánh Hòa ngày 12/7, ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, khẳng định, việc người Trung Quốc có mặt thường xuyên, thậm chí “đóng chốt” lâu dài tại Cam Ranh là do họ đang lách luật.
Số lao động này đều núp bóng khách du lịch, cứ gần đủ 3 tháng hết hạn quy định theo luật Việt Nam họ lại về nước thay người khác sang. Sắp tới tỉnh Khánh Hòa sẽ kiến nghị với các nhà làm luật nên quy định chặt chẽ hơn trong việc quản lý lao động là người nước ngoài để tránh tình trạng đáng tiếc đang xảy ra ở các địa phương của tỉnh.

Theo ông Huỳnh Ngọc Bông, Chánh văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND tỉnh đã nhận được văn bản kết quả kiểm tra, xử lý của TP Cam Ranh, Vạn Ninh, Nha Trang về hoạt động của người nước ngoài trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Báo cáo của UBND thành phố Cam Ranh cho biết, đến thời điểm hiện nay có 6 người nước ngoài (cụ thể là người Trung Quốc) đang lao động và cư trú có hộ chiếu nhập cảnh vào Việt Nam, có giấy phép cư trú hoạt động các ngành nghề nuôi trồng thủy sản, thu mua hải sản. Tuy nhiên, những người này chỉ có hộ chiếu, thị thực nhập cảnh hoặc thực hiện theo các hợp đồng (không phải hợp đồng lao động), đa số không có lý lịch tư pháp, chứng chỉ chuyên môn, giấy khám sức khỏe.

Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại Cam Ranh sử dụng lao động là người nước ngoài, để họ tự do ăn ở, đi lại trên khu vực biên giới biển và nội địa. Đây là hệ quả của việc quản lý, kiểm soát của các đơn vị không sâu sát, nhiều sơ hở, gây khó khăn trong quản lý nhà nước về biên giới quốc gia, phòng ngừa xâm phạm an ninh, trật tự xã hội.

Cần bắt khẩn cấp phó giám đốc công an Hưng yên !


  Vụ giang hồ khủng bố người dân Văng giang hôm rồi vốn chỉ là một giọt nước tràn ly bởi những vụ việc tương tự từng xảy ra nhiều lần, rải rác liên tục tại Văn giang kể từ ngày sinh ra cái dự án Ecopark.
 Trước đây vài năm thì cộng đồng mạng xã hội ít quan tâm đến các vụ việc dân oan hay những vụ cướp đất của dan xảy ra khắp nơi trên cả nước. Những doanh nghiệp ma cô núp sau nhóm lợi ích thi nhau cướp đất nông nghiệp, tàn phá những cánh đồng màu mỡ trên khắp đồng bằng Bắc bộ để làm những cái gọi là " công nghiệp'', ''thương mại, công trình công cộng..." 
 Trận khủng hoảng kinh tế tài chính chưa đến đáy năm nay đã lộ rõ bộ mặt nham nhở của những nhóm lợi ích đứng sau các tên doanh nghiệp FDI, Liên doanh, tư nhân... đều chỉ là những đám cướp và tàn phá Đất nước qua việc giết chết những cánh đồng lúa phì nhiêu bằng việc bê tông hóa ruộng lúa.
 Đó là một sai lầm thế kỷ cố ý của kẻ làm chính sách, nó cũng tựa như những sai làm trong lịch sử như cải cách ruộng đất, diệt trừ tư sản, tẩy chay trí thức, văn nghệ sỹ trong quá khứ.
 Trở lại giọt nước vừa tràn ly ở Văn giang đang khiến cho Tập đoàn ma Vihajico có thể đến sát bờ vực thẳm qua vụ khủng bố trắng tại Văn giang chiều kia, dư luận đang nóng lên từng phút bởi sự tàn bạo vô nhân của đám giang hồ do Việt Hưng thuê đã khủng bố dân Văn Giang không chỉ một lần.

Tên Vũ Mai Phong - phó TGĐ Ecopark ( đeo máy ảnh) trực tiếp chỉ huy đám giang hồ này.

 Bộ công an Việt nam cần bắt khẩn cấp Phó giám đốc công an Hưng yên để điều tra - tên này có em trai sở hữu công ty V & T bao thầu toàn bộ phần máy thi công san ủi, hút cát trái phép từ sông Hồng vào dự án Ecopark. Ảnh của đám giang hồ nghiện ngập lở loét đã được bà con Văn giang quay phim, chụp ảnh đang đầy trên trang blog của Cụ Lê Hiền Đức và các trang mạng xã hội.

ĐCSVN rất sợ biểu tình yêu nước. Đó là sự thật!


Nguyễn Chí Đức - Xin các đồng chí đừng sợ hãi biểu tình yêu nước khiến cho bất loạn tâm trí mà có những hành động dại dột và phát biểu mê sảng như ông Nguyễn Thế Thảo làm đau lòng, tổn thương dân lành. Chúng ta hãy xem đó là những tiếng chuông vang dền của dân tộc Việt góp phần thức tỉnh các đồng chí lãnh đạo sáng suốt thấu triệt dã tâm của giặc Tàu nhằm tìm ra đối sách quan trọng trong những lúc nước sôi lửa bỏng như thế này. Vì muốn hay không muốn, thích hay không thích trong những lúc này các đ/c đang lèo lái con tàu Việt Nam, đang cầm nắm vận mệnh của dân tộc. Xin các đ/c đừng đẩy 90 triệu dân trong đó có chính người thân, gia đình, dòng họ các đ/c xuống bờ vực thẳm, vào vòng cương tỏa của Tàu Khựa!...

*

Tôi viết những dòng này trong tâm trạng rất tức cười vì một vài xử sự gần đây của chính quyền các cấp liên quan đến biểu tình yêu nước trong tháng 7/2012, biểu tình của nông dân bị cướp đất… 

Ngày hôm nay thứ bảy 14/7/2012, chính quyền địa phương phường Yên Hòa quận Cầu Giấy Hà Nội bất ngờ cưỡng bách giáo dục luật sư Lê Quốc Quân tại địa phương, đồng loạt với việc các báo chí chính thống dồn dập đưa tin về việc côn đồ hành hung nông dân huyện Văn Giang – Hưng Yên. Nhìn qua có vẻ chẳng có liên quan gì đến nhau, nhưng bản chất mục đích của chính quyền nhằm góp phần “rút củi dưới đáy nồi” tinh thần yêu nước của nhân dân đang sục sôi. Một mặt họ cho xả su páp đối với số đông dân thường, mặt khác họ tìm cách dằn mặt những nhân vật có tên tuổi như cụ bà Lê Hiền Đức, TS Nguyễn Xuân Diện, LS Lê Quốc Quân… qua những sách nhiễu vụn vặt. Còn ngày hôm qua, nhân cơ hội chủ trì cuộc họp của HĐNDTP Hà Nội, ông chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã có phát biểu hết sức xuyên tạc và phản động về biểu tình yêu nước nhằm gây hoang mang và chia rẽ dư luận nhân dân thủ đô.

Nông dân Đại Từ Thái Nguyên biểu tình ban đêm tại EVN

Đêm qua, bà con nhân dân Đại Từ Thái Nguyên đã căng băn rôn, biểu tình ban đêm ngay tại trụ sở EVN, họ đã mang chăn màn đến tá túc tại đây để khiếu kiện như các báo mạng đã đưa tin gần đây.


Cập nhật lúc 12 giờ 14 tháng 7 : 

 Chị Lý mới gọi điện nhờ đưa tin : bà con Hà nội có lòng hảo tâm thì xin giúp bà con một hai thùng mì tôm, hiện lương thực của bà con đã cạn kiệt. Nước uống đã được một số bà con Hà nội ủng hộ. 
 Cám ơn sự chia xẻ của bà con Hà nội và cả nước.

An ninh côn đồ hành hung các blogger


Dân Làm Báo (12 giờ 30 sáng thứ Bảy - 14 tháng 7) - Tối thứ Sáu ngày 13 tháng 7, khoảng 40-50 bạn bè của các blogger Trịnh Kim Tiến, Trăng Đêm, Bùi Minh Hằng đã đến tham dự sinh nhật của 3 người tại quán Hương Đồng 4 quận Bình Thạnh. Khoảng 20 an ninh / côn đồ thường phục "quen mặt" đã kéo đến và sau đó đã bám theo, khủng bố, đập xe và gây thương tích cho một số blogger trên đường về. 

Blogger Nguyễn Hoàng Vi, người đã bị an ninh trấn áp và bắt giam trong ngày biểu tình 1 tháng 7, đã bị an ninh canh gác hàng ngày quanh nhà và bám sát khi Vi đến thăm mẹ ở bệnh viện và đến dự tiệc sinh nhật với bạn bè. 

Tin thêm về vụ nông dân Văn Giang bị đánh

Ngay sau khi bị côn đồ hành hung, nông dân Văn Giang đã làm đơn tố cáo gửi ông Bộ trưởng Công an và cụ bà Lê Hiền Đức. Nội dung như sau:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Xuân Quan ngày 12 tháng 7 năm 2012

ĐƠN TỐ CÁO KHẨN CẤP

Kính Gửi: Ông Bộ trưởng Bộ Công an
Đồng Kính gửi: Cụ Lê Hiền Đức (công dân chống tham nhũng)
Chúng tôi nhiều công dân thuộc xã Xuân Quan huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên gửi đơn này tới ông Bộ trưởng và cụ để tố cáo việc khẩn cấp xảy ra tại địa bàn thôn 1 xã Xuân Quan như sau:
Vào hồi 16 giờ 45 phút hôm nay ngày 12-7-2012 trong lúc xóm thôn đang bình yên thì bỗng dưng có một tốp người toàn độ tuổi thanh niên tay gậy gộc, tay vỏ chai hùng hổ tràn vào thôn xóm vào khu dân cư thẳng tay đánh đập nhân dân rất dã man. Bọn chúng ngang nhiên đuổi dân và tràn vào từ nhà này sang nhà khác thẳng tay đánh bị thương rất nặng ba ông là Lê Thạch Bàn, Đàm Văn Đồng, Đàm Văn Nghiệp đang được dân đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Thưa ông Bộ trưởng,
Thưa cụ Lê Hiền Đức
Đây là một việc làm hết sức dã man, tàn bạo của một tổ chức côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật.
Vậy chúng tôi gửi đơn tố cáo khẩn cấp tới ông Bộ trưởng và cụ. Kính mong có biện pháp kịp thời ngăn chặn và trừng trị nghiêm minh những kẻ không còn lương tri con người, dã man không khác loài cầm thú để đem lại sự bình yên cho đất nước.
Chúng tôi khẩn thiết kêu cứu.
Xin chân thành cảm ơn Bộ trưởng và cụ Lê Hiên Đức.
Công dân ký tên.

THẾ NÀY MỚI LÀ BÁO THANH NIÊN CHỨ

Có ba tờ báo đăng về vụ côn đồ hành hung nông dân ở Văn Giang, đó là Thanh Niên, Người Lao Động và Vnexpress.
Người lao Động: Cần xử lý nghiêm vụ côn đồ đánh dân
Thanh Niên: Côn đồ ngang nhiên đánh 3 người nhập viện
Vnexpress: Người dân Văn Giang bị truy sát giữa ban ngày
Đến nay, 6g54 ngày 14.7 chỉ còn bài trên Người Lao Động và trên Thanh Niên, không tìm thấy bài trên VNE.
Báo Thanh niên:

Cam Bốt đóng vai trò con ngựa thành Trojan của Trung Quốc. Việt Nam và Philippines: Thà không có thông cáo chung còn hơn đưa ra một tuyên bố mà không dám đề cập đến những vấn đề nóng bỏng ở Biển Đông.

ASEAN chia rẽ trước tham vọng

 lãnh thổ của Trung Quốc



Ngoại trưởng các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN), họp tại Phnom Penh, Cam Bốt chia tay nhau hôm nay, 13/07/2012, mà không ra được một thông cáo chung. Sau nhiều cuộc họp tranh cãi, thảo luận quyết liệt, các thành viên ASEAN đã không giải quyết được những bất đồng nội bộ liên quan đến việc xử lý các tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.

Philippines, cùng với Việt Nam, những quốc gia hiện có quan hệ căng thẳng với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông, đã phê phán thất bại của Hội nghị ASEAN và nhấn mạnh rằng việc không ra được bản thông báo chung là sự kiện « chưa từng thấy trong suốt 45 năm tồn tại của ASEAN ».

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Trịnh Kim Tiến: Thư mời tham dự phiên tòa phúc thẩm vụ án Trung tá công an đánh chết người

Trịnh Kim Tiến Bố của con (em) đã không còn nhưng còn nhiều người khác mà con (em) không muốn thấy họ sẽ phải trải qua những nỗi khổ đau, oan ức mà gia đình con (em) phải chịu. Công lý phải được phục hồi, pháp luật phải nghiêm minh thì mới chấm dứt được tội ác và những oan sai. Ước mong rằng các bác, các cô-chú cùng anh, chị, em và bạn bè sẽ luôn đồng hành với con (em) để cùng nhau trên con đường nỗ lực đi tìm công lý, sự thật và công bằng cho đồng bào và đất nước thân yêu. Sự có mặt của mọi người trong phiên tòa sắp tới vào lúc 7h ngày 17 tháng 07 năm 2012 tại 262 Đội Cấn là một niềm khích lệ và hỗ trợ tinh thần lớn lao đối với con (em)...


Kính thưa các bác, các cô, chú cùng anh, chị, em và bạn bè thân mến, 

Con (em) là Trịnh Kim Tiến, con gái ông Trịnh Xuân Tùng – nạn nhân trong vụ án Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh giết người vào hồi tháng 2/2011. 

Sau 11 tháng tạm giam, khởi tố hình sự vụ án, công an thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử lần đầu tiên tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố – số 43 Hai Bà Trưng, Hà Nội vào ngày 13 tháng 01 năm 2012. 

Tuy nhiên, ở phiên tòa sơ thẩm, các nhân chứng bên bị cáo – là những người có nghĩa vụ và trách nhiệm trực tiếp liên quan đến vụ án đã không được triệu tập theo yêu cầu của luật sư. Phiên tòa đã tạm kết thúc với mức án 4 năm tù dành cho Trung tá Nguyễn Văn Ninh với tội danh: “làm chết người trong khi thi hành công vụ”, không truy cứu trách nhiệm của những công an trực ban, dân phòng có mặt tối hôm xảy ra sự việc. 

Sau 6 tháng và 2 lần tạm hoãn phiên xử phúc thẩm, nay gia đình con (em) đã nhận được giấy triệu tập của Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội, thông báo về phiên phúc thẩm sẽ diễn ra sắp tới đây vào lúc 8h ngày 17 tháng 07 năm 2012 tại trụ sở Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân Hà Nội – 262 Đội Cấn

Với tinh thần theo đuổi đến cùng công lý, sự thật và công bằng, nhằm góp phần chấm dứt thảm trạng công an – những người thừa hành pháp luật đánh chết người dân, con (em) xin gửi đến các bác, các cô-chú cùng anh, chị, em và bạn bè quan tâm theo dõi diễn tiến của vụ án này, lời mời tham dự phiên tòa xét xử công khai Trung tá Nguyễn Văn Ninh. 

Con (em) chân thành cảm ơn mọi người đã luôn đồng hành, ủng hộ và khuyến khích tinh thần của gia đình nói chung và con (em) nói riêng trong thời gian qua. 

Bố của con (em) đã không còn nhưng còn nhiều người khác mà con không muốn thấy họ sẽ phải trải qua những nỗi khổ đau, oan ức mà gia đình con (em) phải chịu. Công lý phải được phục hồi, pháp luật phải nghiêm minh thì mới chấm dứt được tội ác và những oan sai. Ước mong rằng các bác, các cô-chú cùng anh, chị, em và bạn bè sẽ luôn đồng hành với con (em) để cùng nhau trên con đường nỗ lực đi tìm công lý, sự thật và công bằng cho đồng bào và đất nước thân yêu. Sự có mặt của mọi người trong phiên tòa sắp tới vào lúc 7h ngày 17 tháng 07 năm 2012 tại 262 Đội Cấn là một niềm khích lệ và hỗ trợ tinh thần lớn lao đối với con (em). 

Một lần nữa, con(em) xin cảm ơn tất cả mọi người đã dành thời gian để đồng hành và ủng hộ tinh thần của con và gia đình trong suốt thời gian qua. 

Trân trọng, 

Văn Giang điềm báo

Người Buôn Gió - Những người theo đạo Công Giáo ở Con Cuông và linh mục của họ khi làm thánh lễ đã bị một đám đông tấn công bằng vũ lực. Đây không phải là chuyện bất bình thường, trước đó ở nhà thờ Thái Hà rất đông quần chúng tự phát kéo vào nhà thờ đòi giết Linh Mục, Đức Cha trong đêm và nhiều lần khác xông vào gây rối.Về trước nữa tại giáo xứ Tam Toà linh mục, giáo dân cũng bị đánh đập tàn tệ, thậm chí linh mục còn bị truy đuổi trên mái nhà như phim hành động. Mới đây tại Chương Mỹ, hàng trăm tên côn đồ đã xông vào đập phá cô nhi viện của linh mục Giu se Nguyễn Văn Bình, đánh linh mục này trọng thương.

Dư luận chỉ thở dài, ở Việt Nam, một đất nước có 3 triệu đảng viên cộng sản lãnh đạo, theo chủ nghĩa duy vật. Thì những người thở dài là số ít có lương tri. Số bộ phận khác thì thơ ơ, coi như đó không phải là chuyện gì đáng ngại về mặt đạo đức, trật tự xã hội.

SOS: GIẶC TẦU ĐÃ TRÀN VÀO BIỂN VIỆT NAM !

Trung Quốc gây hấn đưa 30 tàu cá đến Trường Sa
 - Lại thêm một hành vi gây hấn mới của Trung Quốc trên biển Đông. Lúc 10g ngày 12-7 (giờ Việt Nam), Trung Quốc xua 30 tàu cá đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Số này được chia thành hai biên đội gồm sáu tổ nhỏ từ cảng Tam Á.

30 tàu cá Trung Quốc trên đường tiến ra Trường Sa -Ảnh: Chinanews.com

Báo Tin Tức Trung Quốc nêu rõ mỗi tàu cá có trọng tải từ 140 tấn trở lên, chở được 15-16 ngư dân. Trong 30 tàu này có một tàu tiếp tế nặng khoảng 3.000 tấn cung cấp nước, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm cho các tàu cá còn lại do thời gian đánh bắt kéo dài khoảng 20 ngày.30 tàu cá trên sẽ đánh bắt tại Đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngư dân tỉnh Hải Nam mỗi năm thường tự tổ chức các đợt đánh bắt cá kéo dài khoảng một tháng, nhưng đây là lần đầu tiên có sự tham gia tổ chức của Hiệp hội ngư dân.
Nhật báo Trung Quốc cảnh báo: Những tàu lần này khác hẳn các tàu trước đây, khi được trang bị hệ thống định hướng và thủy thủ trên tàu rất chuyên nghiệp.
Rõ ràng Trung Quốc đang tìm cớ gây hấn khi Tân Hoa xã loan báo họ đã cử các phóng viên túc trực trên tàu cá để “liên tục đưa tin về hoạt động đánh bắt cá”. Tàu tuần tra và các căn cứ của Trung Quốc cũng được đặt trong tình trạng luôn sẵn sàng ứng phó với các “tình huống bất ngờ” có thể xảy ra để “bảo vệ” việc đánh bắt cá.
Trong diễn biến khác, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimaru cho biết Nhật Bản đã gửi thư phản đối thứ 2 đến chính quyền Bắc Kinh sau khi Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) lại phát hiện một tàu tuần tra Trung Quốc ở gần quần đảo Senkaku hôm 12-7.
Theo báo Japan Times, tàu Ngư chính 33001 bị phát hiện vào sáng ngày 12-7 tại đảo Kuba nằm trong lãnh hải thuộc quyền tài phán Nhật Bản. Đến giữa trưa có thêm 2 tàu khác kéo đến đây.
Khi lực lượng tuần tra Nhật Bản tra hỏi qua điện đàm về mục đích xuất hiện của tàu Ngư chính 33001 tại khu vực này thì phía tàu Trung Quốc phản hồi rằng “đang giám sát vùng biển của Trung Quốc”.
Ông Fujimaru cho biết đơn vị bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã được ra lệnh “duy trì cảnh giác cao độ và tiếp tục giám sát tình hình”.
Trước đó một ngày, Nhật Bản đã triệu hồi đại sứ Trung Quốc để phản đối việc Bắc Kinh điều ba tàu tuần tra gồm các tàu Ngư chính 35001, 204 và 202 đến gần quần đảo Senkaku ngày 11-7.
HOÀNG NGỌC - TẤN KHOA - TTO

Vụ công an đánh hai nhà báo VOV đang chìm xuồng ?

Đã hơn hai tháng kể từ ngày 24 tháng  4, với gần 3000 nhân viên công vụ của chính quyền cộng với Vihajico ồ ạt đàn áp, cướp đất của nhân dân 3 xã tại Văn Giang đến nay, hai nhà báo của VOV là Phi Long và Ngọc Năm bị tấn công tại hiện trường đang bị để chìm xuồng, trốn tránh đưa ra công luận.
 Ông Ngạn - Giám đốc công an Hưng yên không biết đã làm gì trong hai tháng rưỡi nay, điều tra, tập hợp hồ sơ ra sao chưa biết nhưng theo một kênh thông tin từ ban tuyên giáo cho hay : móc xích lằng nhằng từ các nhân sự Hưng yên đến bên trên có nhiều rối rắm, các cá nhân dính vào vụ tấn công hai nhà báo lại có quan hệ thân thiết với các lãnh đạo công an Hưng yên, mấy phó giám đốc đều có người nhà dính dáng đến làm ăn tại Vihajico, thậm chí có quyền lợi rất sâu trong dự án này.
 Vì vậy, dễ hiểu vì sao vụ việc nghiêm trọng như vậy lại được điều tra một cách câu giờ như đã thấy, hai nhà báo VOV có thể sẽ phải ấm ức mà ...mất tất cả khi vì công việc mà bị sỉ nhục, tấn công gây nguy hiểm đến tính mạng, tổn hại sức khỏe nghiêm trọng. 
 Báo tuổi trẻ cũng đã dành riêng một chuyên mục về cưỡng chế Văn giang, lên tiếng đòi hỏi sự công bằng cho các nhà báo, tuy nhiên sự việc cũng đang chỉ dừng ở đấy. Bóng tối và giang hồ tiếp tục khiến nền báo chí nhà nước tiếp tục như một trò chơi vô bổ, vô tích sự.


Dư luận phẫn nộ vụ 2 nhà báo bị đánh
    Hơn 1.100 ý kiến phản hồi của bạn đọc liên quan đến việc hai nhà báo của Đài Tiếng nói VN (VOV) bị đánh ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Hình ảnh trong clip được hai nhà báo VOV xác nhận là nhân vật trong đó - Ảnh chụp từ video clip

Hầu hết ý kiến đều đòi hỏi phải sớm làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm những người có liên quan đến vụ việc này.
Xử lý nghiêm khắc

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Việt - Mỹ và Việt – Trung


2012-07-12
Trong khi chuyến viếng thăm đến Việt Nam lần thứ ba trong vòng 2 năm của bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ có thể mở ra một tương lai mới làm sâu sắc thêm mối quan hệ Hà Nội – Washington, thì những tranh chấp lãnh hải dường như đang làm mối quan hệ Việt – Trung trở nên căng thẳng.
RFA screen capture
Bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton phát biểu tại bộ ngoại giao Việt Nam.
Việt – Mỹ siết tay
Bà Hillary Clinton rời Việt Nam sau hai ngày thăm viếng với lời khẳng định “Việt Nam đang ngày càng quan trọng ở Đông  Nam Á”, trong lúc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định cần nâng tầm quan hệ hai nước. Lần này đến Việt Nam, người đứng đầu bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mang theo một lịch trình dày đặc, không kém các chuyến đối thoại nhộn nhịp của giới chức Hà Nội, Washington trong thời gian gần đây.
Mới đầu tháng trước, Tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta cũng đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Hình ảnh ông Tổng trưởng vẫy chào trên tàu USNS Richarcd. E Byrd neo đậu tại cảng Cam Ranh đánh dấu bước chân đầu tiên của một bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đến đây từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Tiếp theo chuyến viếng thăm của người đứng đầu bộ Quốc phòng Hoa Kỳ là cuộc đối thoại quốc phòng giữa trợ lý ngoại trưởng đặc trách vấn đề chính trị và quân sự Andrew J. Shapiro cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh. Những hoạt động ngoại giao này diễn ra trong một thời gian ngắn sau những bước phát triển của 15 năm bình thường hóa quan hệ cho phép người ta lạc quan về một mối quan hệ mới giữa hai nước cựu thù.
dưới góc độ kinh tế, tôi nghĩ rằng cả Hà Nội và Washington đều đang nỗ lực để duy trì ...mối quan hệ thương mại với Bắc Kinh. Thế nhưng, dưới góc độ an ninh, thì sự quan ngại là rất rõ ràng.TQ ngày càng tăng cường củng cố quân sự, cách thức họ gây áp lực lên Việt Nam, cách thức họ tuyên bố chủ quyền ngoài Biển Đông và cả những động thái của họ đối với Hoa Kỳ nữa.
học giả Michael Auslin
Tháng 7 là tháng quan trọng đánh dấu nhiều mốc tích cực trong quan hệ Việt - Mỹ. Tháng 7 năm 1995, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ hai nước.
Bản đồ chỉ rõ 9 lô dầu khí mà Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế
Bản đồ chỉ rõ 9 lô dầu khí mà Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
Tháng 7 năm 2010, bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Việt Nam lần đầu tiên trong nhiệm kỳ với nổ lực thúc đẩy nâng tầm quan hệ hai nước. Và tháng 7 năm nay, bà Ngoại trưởng đến Việt Nam lần thứ ba trong vòng hai năm với những hứa hẹn mới cho sự hợp tác quan trọng.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với đài RFA, học giả về Châu Á Michael Auslin cũng cho biết vì sao Hoa Kỳ cần Việt Nam:
“Cả hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ đều đang có những quan ngại giống nhau về Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang trở thành một đối tác thương mại quan trọng đối với cả 2 quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ. Vì thế dưới góc độ kinh tế, tôi nghĩ rằng cả Hà Nội và Washington đều đang nỗ lực để duy trì sự ổn định cũng như phát triển hơn nữa mối quan hệ thương mại với Bắc Kinh. Thế nhưng, dưới góc độ an ninh, thì sự quan ngại là rất rõ ràng. Trung Quốc ngày càng tăng cường củng cố quân sự, cách thức họ gây áp lực lên Việt Nam, cách thức họ tuyên bố chủ quyền ngoài Biển Đông và cả những động thái của họ đối với Hoa Kỳ nữa”.
…trên cơ sở “đôi bên cùng có lợi”
Điểm đặc biệt trong chuyến đi này của bà Hillary Clinton là bà trực tiếp gặp Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng. Nằm trong bộ Chính trị, nắm ngành an ninh, quân đội trên thực tế, ĐCSVN được cho là nhân tố quan trọng trong các chính sách của Việt Nam. Tuy nhiên, theo Washington, ĐCSVN
Ngày 21 tháng 6 vừa qua quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Biển. (Source VTV9)
Ngày 21 tháng 6 vừa qua quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Biển. (Source VTV9)
“rất thận trọng trong mối quan hệ với Hoa Kỳ”.
Theo một thông cáo của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh đi từ Hà Nội ngày 10 tháng 7 ghi lại cuộc họp thường kỳ của cơ quan này, thì mục đích cuộc tiếp xúc của bà Ngoại trưởng và ông Nguyễn Phú Trọng là vì Hoa Kỳ chủ động nâng cao niềm tin của ĐCSVN với Washington.
“Thận trọng” có thể là một từ dùng để chỉ mối quan hệ hiện nay của Hà Nội – Washington nhưng nó không phải là một mối quan hệ thụt lùi hay dậm chân tại chỗ. Nếu so sánh với mối quan hệ 60 năm giữa Việt Nam – Trung Quốc, có nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Việt – Mỹ được xây dựng trên một cơ sở chắc chắn hơn và không ngừng phát triển.
“Thận trọng” có thể là một từ dùng để chỉ mối quan hệ hiện nay của Hà Nội – Washington nhưng nó không phải là một mối quan hệ thụt lùi hay dậm chân tại chỗ...có nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Việt – Mỹ được xây dựng trên một cơ sở chắc chắn hơn và không ngừng phát triển
Năm 2000, hai nước ký kết hiệp định thương mại song phương. Năm 2007, Quốc hội Hoa Kỳ phê duyệt việc bình thường hóa thương mại vĩnh viễn (PNTR). Năm 2006, Việt Nam được ra khỏi danh sách các nước cần được quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo. Cũng năm đó, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Tất cả những điều đó đã làm thương mại hai nước từ hầu như bằng không hồi năm 1995 đã tăng lên 22 tỷ đô la trong năm 2011.
Về quân sự, năm 2008, cuộc đối thoại quân sự - chính trị đầu tiên về an ninh khu vực và các vấn đề chiến lược được thực hiện. Tháng 8 năm 2010, hai nước đã đồng ý tổ chức đối thoại an ninh quốc phòng mỗi năm 2 lần. Tất cả những ký kết sẽ không mang một ý nghĩ thực tiễn nếu nó không được thực hiện bởi những chuyến viếng thăm, trao đổi dày đặc giữa cơ quan an ninh, quốc phòng hai nước diễn ra trong vòng hai năm nay, mà điển hình nhất là những cuộc thăm viếng của các tàu chiến quan trọng của Hoa Kỳ tại các cảngViệt Nam.

BBC: TRUNG QUỐC NẮM HỒ SƠ NGƯ DÂN VIỆT?



Nhiều ngư dân Lý Sơn đã bị Trung Quốc bắt
Ngư dân Lý Sơn bị bắt giữ ở đảo Phú Lâm khi đánh bắt ở Hoàng Sa nói phía Trung Quốc nắm nhiều thông tin về gia đình của họ.

Ông Trần Hiền, từ xã An Vĩnh, Lý Sơn, nói ông được kể lại rằng người Trung Quốc trên đảo Phú Lâm có giữ hình ảnh vợ con và mẹ của ông.
Tàu số QNg 66074 mà ông Hiền vừa là chủ tàu, vừa là thuyền trưởng, bị bắt hồi đầu tháng Ba cùng với một tàu khác số hiệu QNg 66101 do ông Lê Vinh, người cùng xã An Vĩnh, làm chủ.
Khi ông bị giữ cùng các ngư dân khác trên đảo Phú Lâm, vợ của ông Trần Hiền đang chuẩn bị sinh con.

Ông nói với BBC từ Lý Sơn hôm thứ Năm 12/7: "Khi được thả gần 50 ngày sau, tôi nghe có người nói nhìn thấy hình của gia đình tôi trên đảo [Phú Lâm]."

"Cả hình vợ con tôi, cả hình bà già. Họ còn biết vợ tôi sinh con thứ ba."

"Làm sao họ có hình ảnh thì tôi không biết."

Tương tự, ông Lê Vinh, chủ tàu QNg 66101 bị bắt cùng ngày, nói phía Trung Quốc cũng nắm rõ thông tin về bản thân ông.

Ông Vinh kể với BBC: "Lúc tàu của tôi bị bắt, tôi không có mặt nhưng em trai đi trên tàu nói họ cho xem chi tiết gia đình mình."

Tuy nhiên, các ngư dân trên cũng bác bỏ rằng có "nguồn tin nội gián" cung cấp chi tiết thân nhân ngư dân cho Trung Quốc.

Lý do mà phía Trung Quốc tìm hiểu và tàng trữ thông tin, theo họ, là do cả hai ông đều đánh bắt ở Hoàng Sa nhiều năm nay và đều đã bị bắt nhiều lần.

Ông Lê Vinh đã bị bắt bốn lần, còn ông Trần Hiền thì "bao nhiêu lần không nhớ nữa".

Tịch thu tài sản

Hiện tàu của ông Trần Hiền đã được thả về tuy tịch thu hết tài sản thiết bị, nhưng tàu của ông Lê Vinh còn bị giữ.

Toàn bộ 21 người trên hai tàu bị bắt cũng đã được cho về nhà.
"Cả hình vợ con tôi, cả hình bà già. Họ còn biết vợ tôi sinh con thứ ba. Làm sao họ có hình ảnh thì tôi không biết."

Ngư dân Trần Hiền
Theo các ngư dân, kinh tế của họ "rất khó khăn" khi việc làm ăn bị Trung Quốc cản phá.

Ông Vinh nói: "Mỗi lần bị bắt, Trung Quốc đều đòi tiền phạt hàng chục nghìn nhân dân tệ mới cho về. Họ còn tịch thu hết cá, hải sâm, lấy hết dầu và giữ thuyền, thiệt hại tính cũng hàng trăm triệu đồng".

Ông Trần Hiền, người bị Trung Quốc ghi nợ 30.000 Nhân dân tệ, thì nói nay không thể đi biển xa vì không còn phương tiện nên "chỉ ở nhà chờ đợi hỗ trợ".

Các ngư dân cho hay khi bị bắt, phía Trung Quốc luôn luôn tra hỏi lý lịch từng người, nhất là các chi tiết như họ có làm việc cho chính quyền địa phương hay tham gia bộ đội, du kích gì không.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã An Vĩnh Trần Bút nói dù ngư dân lâu nay bị ngăn cản, bắt giữ, chính quyền vẫn khuyến khích họ tiếp tục đánh bắt ở Hoàng Sa.

Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền với quần đảo mà Trung Quốc đã chiếm giữ hoàn toàn từ 1974.

Hoạt động ngư nghiệp tại khu vực mà Việt Nam coi là "ngư trường truyền thống" này cũng được coi như hình thức khẳng định chủ quyền.

Nguồn: BBC Tiếng Việt.

Dân xã Xuân Quan 'bị xã hội đen đánh'?


Một số người dân phản đối dự án Ecopark ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cáo buộc họ bị ‘xã hội đen’ đánh đập.
Vụ tấn công được nói xảy ra chiều thứ Năm 12/7 ở xóm Một, xã Xuân Quan. Nói chuyện với BBC qua điện thoại, một phụ nữ nói bà còn đang ở hiện trường xảy ra vụ việc vào buổi tối cùng ngày.
“Xã hội đen vào tận nhà chúng tôi đánh, nhiều người đi cấp cứu chưa biết sống chết ra sao,” người này nói.
Một phụ nữ khác nói nhiều người bị đánh ở đầu ngõ, đã chạy vào nhà bà lánh nạn.
“Tôi chốt cửa lại. Chừng 20 thằng cứ xông vào, máu me đầy giường, đầy sân nhà tôi.”
“Nào chai bia, gậy gộc, đập người ta tan nát.”
“Tầm ấy chỉ có vài người dân đến, vài ông già chẳng làm gì được,” người này kể.
Người này thốt lên “dã man khủng khiếp”, và rằng những kẻ tấn công dọa “nếu còn chứa người, sẽ đập chết cả gia đình”.
Theo lời bà, những kẻ này sau đó rời khỏi nhà bà và sang nhà một người đàn ông khiếu kiện khác đánh, khiến ông này cũng phải được đưa vào viện.

Bài đăng phổ biến