Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Ông Dương Chí Dũng đã bỏ trốn sang nước ngoài?

Thảo Lăng

Nhiều ý kiến cho rằng, có thể ông Dương Chí Dũng đã trốn sang Canada. Tuy nhiên, một cán bộ điều tra Bộ Công an nhận định, rất có thể ông Dũng vẫn đang “luẩn quẩn” đâu đó ở trong nước bởi nhân vật này chỉ biến mất vài giờ trước khi cơ quan công an tống đạt quyết định khởi tố, bắt giam.
Sự việc ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải bỏ trốn trước lúc có quyết định tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam chỉ vài giờ đang làm xôn xao dư luận. Bên cạnh những sai phạm nghiêm trọng của ông Dũng ở mức độ nào thì những vấn đề xung quanh việc chạy trốn của ông này cũng là điều gây băn khoăn với công luận.
Để đánh giá cặn kẽ hơn về vấn đề này, phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Hương, Phó trưởng ban Tổ chức TW. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Dương Chí Dũng vẫn “luẩn quẩn” trong nước ?

Nói về những việc cán bộ bỏ trốn sau khi gây sai phạm nghiêm trọng, ông Hương nói, xưa nay chưa có trường hợp cán bộ nào bị khởi tố, tạm giam mà bỏ trốn như trường hợp Dương Chí Dũng. “Khi một cán bộ bị khởi tố thì có 3 cơ quan được biết trước thông tin. Đó là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và cơ quan chủ quản của cán bộ đó. Cá nhân tôi cho rằng, rất khó có khả năng lọt lộ thông tin từ phía cơ quan điều tra và Viện kiểm sát bởi họ có cơ chế giữ bí mật cực kỳ tốt”.

Quốc Hội Ái Nhĩ Lan Vinh Danh Ts. Cù Huy Hà Vũ – Báo Công An: Một trò hề chính trị cũ rích

Quốc Hội Ái Nhĩ Lan Vinh Danh Ts. Cù Huy Hà Vũ
Quốc Hội Ái Nhĩ Lan chọn Ts. Cù Huy Hà Vũ là một trong năm nhà đấu tranh nhân quyền vào vòng chung kết của Giải Front Line Defender (Người Bảo Vệ Ở Tiền Tuyến) Dành Cho Những Nhà Tranh Đấu Nhân Quyền Bị Đàn Áp cho năm 2012.
Đây là giải thưởng hàng năm do tổ chức Front Line Defenders trao cho một người đang bị đàn áp vì đã can đảm đứng lên bảo vệ nhân quyền cho những người khác. Đầu năm nay, BPSOS đề cử Ts. Luật Cù Huy Hà Vũ cho giải thưởng này.
Tổ chức Front Line Defenders được thành lập năm 2001 và đặt trụ sở ở thủ đô Dublin của Ái Nhĩ Lan. Sứ mạng của tổ chức này là lên tiếng bảo vệ cho những nhà bảo vệ nhân quyền đang bị đàn áp.
Bà Mary Lawlor, Giám Đốc Điều Hành của tổ chức này, phát biểu về Ts. Cù Huy Hà Vũ khi tuyên bố danh sách ngắn của vòng chung kết vào ngày 17 tháng 5 vừa qua:
Từ trái: Bà Mary Lawlor, Sáng Lập Viên và Giám Đốc Điều Hành tổ chức Front Line Defenders; Ông Pat Breen, Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại của Quốc Hội; Ông Ruairi Quinn, Bộ Trưởng Giáo Dục; Ông Simon Conveney, Bộ Trưởng Nông Nghiệp, Thực Phẩm và Hàng Hải; Bà Noeline Blackwell, thành viên Hội Đồng Quản Trị của tổ chức Front Line Defenders.

Nhân quyền tại Việt Nam theo phúc trình của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua đã công bố bản phúc trình về tình trạng Nhân quyền trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
An ninh, cảnh sát cơ động đàn áp, bắt người dân biểu tình
 chống Trung Quốc lên xe buýt sáng 17-07-2011 tại Hà Nội.

Phần nói về Việt Nam trong phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu rõ vấn đề nhân quyền lớn nhất tại Việt Nam năm qua là sự giới hạn nghiêm nhặt từ phía chính quyền đối với các quyền chính trị của công dân; việc gia tăng các biện pháp hạn chế quyền tự do dân sự cũng như vấn đề tham nhũng trong hệ thống tư pháp và cảnh sát.
Những vi phạm nhân quyền được nêu lên trong bản phúc trình bao gồm sự ngược đãi vẫn tiếp diễn của cảnh sát đối với các đối tượng trong quá trình bắt giữ, chẳng hạn như sử dụng các biện pháp có thể gây tử vong hay các điều kiện giam giữ khắc nghiệt; việc bắt giữ tuỳ tiện những nhà hoạt động chính trị và không tiến hành xét xử công bằng và nhanh chóng những đối tượng này.

Tương lai nào cho đảng CSVN?

Từ năm 2010 đến nay ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng TC đã liên tiếp đưa ra những lời kêu gọi khẩn cấp cải cách kinh tế và chính trị nếu “không muốn những thành quả của 3 thập niên mở cửa đổi mới “ tan thành mây khói “.
Đây là một kết luận có tầm nhìn chiến lược và thông thái từ một nhân vật có bề dày kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo và là người học trò của Hồ diệu Bang và Triệu tử Dương (hai nhân vật lãnh đạo có tư duy cởi mở và tiến bộ trong đảng CS Trung hoa).
Vừa qua một tuyên bố làm chấn động thế giới của ông Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông – Uông Dương, một người cách đây mấy tháng nổi tiếng vì cách hành xử tiến bộ (và khôn ngoan) về hồ sơ Ô khảm.

Có thế lực nào đứng sau việc Dương Chí Dũng bỏ trốn?


Có thế lực nào đứng sau việc Dương Chí Dũng bỏ trốn?


Vụ việc công an điều tra vào cuộc mà đương sự trốn thoát đương nhiên đặt ra mối nghi ngờ cho công luận - về một sự bao che có thể xảy ra ở trường hợp ông Dương Chí Dũng mà báo chí truyền thông các loại đang gây ồn ào.

Một doanh nhân cỡ VIP. Đã từng là vậy, chứ thời gian gần đây ông ta đã thành một quan chức VIP chính hiệu (cục trưởng một Bộ). Đó là ông Dương Chí Dũng đang bị công an điều tra phát lệnh truy nã toàn quốc vì đã trốn biệt tăm. (có tin đã làm lệnh truy nã qua Interpol quốc tế - nếu biết chắc ông Dũng đào thoát qua biên giới thì sẽ phát lệnh này).

Sao một người từng có nhân thân “tốt tươi” cỡ vậy, thuộc loại vua biết mặt chúa biết tên (ít nhất về mặt tiền bạc); và cái doanh nghiệp mà ông ta từng làm chủ tịch HĐQT lại đang bị thanh tra chính phủ hỏi thăm…; với chừng ấy lý do để đưa ông vào “tầm ngắm” rồi thế mà ông chuồn lẹ. Hỏi ra thì đều bảo không ai biết! Sáng 17/5 ông vẫn đến trụ sở làm việc như thường trong khi lệnh tạm giam, khám xét được công bố và thực thi cũng đúng ngày đó! Quả là chuyện quá lạ đời.

Lạ nên thông thường cỡ thảo dân khắp nơi cùng dư luận thì sẽ đồng thanh ồ lên: “khó hiểu, khó hiểu quá”.

Thực ra chịu khó nghĩ ngợi một chút thôi sẽ thấy chẳng có gì là khó hiểu cả. Ở ta điều này cũng hơi bị thường. Chẳng đã có không ít tiền lệ tương tự như thế, cũng không nhắc lại ở đây làm gì cho thêm rườm rà. 

Tôi có anh bạn thường hay nói khi mấy chúng tôi có dịp gặp nhau: là cái cơ chế quy định ở ta nó lạ lắm các ông ạ, đủ vành đủ vẻ, tưởng như chặt chẽ đến ghê gớm… Nói hình ảnh thì con muỗi con ruồi đố mà chui lọt! Thế nhưng không ít trường hợp những con voi to vẫn dễ dàng chui tọt qua cái lỗ tí hon hon đó!

Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội nhận được văn bản phản đối từ phong trào vận động thu thập chữ ký yêu cầu Nhật Bản đình chỉ việc xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân sang Việt Nam

24/05/12, Văn phòng Jiji Press tại Hà Nội
Bản dịch của DO ANH
Qua một blog tại Việt Nam, phong trào vận động ký tên vào văn bản kiến nghị phía Nhật Bản ngừng hợp tác trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam đã được tiến hành.
Văn bản này được gửi tới Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội bằng đường bưu điện từ trước ngày 23/5. Đại sứ quán chưa tiết lộ cụ thể về nội dung của văn bản, tuy nhiên theo truyền thông địa phương, số người tham gia ký tên đã lên tới trên 100 người, và ở đây phê phán việc Nhật Bản vẫn tiến hành xuất khẩu công nghệ lò phản ứng hạt nhân sau sự cố Fukushima là "sự vô trách nhiệm".
Tại quốc gia có một đảng cầm quyền là Đảng Cộng sản như Việt Nam, việc tiến hành phản đối một chính sách quốc gia như xây dựng nhà máy điện hạt nhân là điều không bình thường/không có tiền lệ.
Văn bản kiến nghị đã đề tên người nhận là Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản Yoshihiko Noda. Văn bản chỉ ra rằng, sau sự cố hạt nhân Fukushima I, công ty Điện lực Tokyo, Nhật Bản đã cho ngừng hoạt động toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân của mình. Văn bản phê phán việc Nhật Bản dù không thể ngăn chặn sự cố với khả năng kỹ thuật của mình nhưng vẫn tiến hành hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam là hành động "vô trách nhiệm và không có đạo đức". Văn bản này cũng đã được gửi tới cả Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Người đã tiến hành kêu gọi thu thập chữ ký qua blog của mình cho biết, đã có hoạt động được tiến hành để ngăn trở cuộc vận động này. Hiện tại văn bản kiến nghị không còn đăng tải trên blog, tuy nhiên có thể thấy tại đây có nhiều bình luận bày tỏ ý kiến phản đối điện hạt nhân như “điện hạt nhân là nguy hiểm” và “nếu Trung Quốc tấn công vào các lò phản ứng thì sẽ ra sao”...
Việt Nam đã lên kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại một tỉnh phía Nam là Ninh Thuận. Trong giai đoạn đầu tiên một tổ máy sẽ do phía Nga tiến hành xây dựng và Nhật Bản đã nhận được đơn đặt hàng tổ máy điện hạt nhân thứ hai. Ngay cả sau khi sự cố hạt nhân tại Fukushima xảy ra, Việt Nam vẫn không thay đổi chính sách của mình trong quyết định đặt hàng phía Nhật Bản.

Trung Quốc lại lấy tàu, thả ngư dân-Việt-Trung thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng-Việt Nam-Trung Quốc trao đổi về công tác lãnh sự

Ngư dân khốn khổ nhà nước CSVN tỉnh bơ như không, cứ tuyên bố chống đối lấy lệ, trong khi TQ hành hạ ngư dân và chiếm gần hết biền Đông, thậm chí còn đi sứ sang Tàu tăng cường giao hảo  đôi bên

Trung Quốc lại lấy tàu, thả ngư dân

 
Sau 5 ngày bị phía Trung Quốc bắt, giam giữ tại đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa), rạng sáng 23.5, tàu cá QNg-50003TS đã đưa 14 ngư dân cập cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi).
14 ngư dân này đi trên 2 tàu cá QNg-50003TS và QNg-55003TS, đều của ngư dân xã Bình Châu, bị phía Trung Quốc bắt giữ hôm 16.5 khi đang hành nghề lặn ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, sau đó đưa về đảo Phú Lâm giam giữ. Trưa 21.5, phía Trung Quốc thả tàu QNg-50003TS và 14 ngư dân nhưng giữ lại tàu QNg-55003TS. 
 7 ngư dân đi trên tàu cá QNg-55003TS trở về nhà trong cảnh trắng tay
7 ngư dân đi trên tàu cá QNg-55003TS trở về nhà trong cảnh trắng tay - Ảnh: Hiển Cừ
Cố tình đuổi bắt tàu cá
Sáng 23.5, tiếp xúc với PV Thanh Niên, thuyền trưởng tàu cá QNg-50003TS Võ Minh Quân (42 tuổi, ở xã Bình Châu), kể: Sáng 16.5, khi tàu cá QNg-50003TS với 7 ngư dân, và 2 tàu cá khác (ở cùng quê) đang neo để anh em nghỉ ngơi lấy lại sức sau một đêm lặn mò dưới đáy đại

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Nông dân Văn giang và Dương nội tiếp tục khiếu kiện đất đai.

“Từ 9h sáng ngày 24-5-2012 tại trụ sở tiếp dân của Quốc Hội, số 35 Ngô Quyền có 400 nông dân Văn Giang sang gửi kiến nghị làm rõ hai văn bản :
- QĐ 303/ QĐ-TTg ngày 30-3-2004 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm ( 2001 -2005) tỉnh Hưng Yên.
- Quyết định 742/QĐ-TTg ngày 30-6-2004 của Thủ Tướng Chính phủ về việc giao đất để thực hiện dự án xây dựng đường từ cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên.
Được biết chiều bà con Dương Nội cũng tới 35 Ngô Quyền để gửi khiếu nại, kiến nghị.”







Những gì đằng sau vụ Vinalines


Cập nhật: 09:40 GMT - thứ tư, 23 tháng 5, 2012
Dư luận đang chú ý vào ông Dương Chí Dũng và bà Đặng Thị Hoàng Yến
Trong nhiều năm nghiên cứu chính trị Việt Nam, tôi chưa bao giờ chứng kiến một nỗ lực kiểm soát thông tin về các động thái nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam chặt chẽ như trong những năm gần đây.
Giới chức cộng sản đã thành công trong việc làm nhụt chí báo giới nước ngoài ở Việt Nam, và ít ai trong số phóng viên thường trú ở Hà Nội nay dám cả gan tường thuật về chính trị nội bộ Việt Nam như những người đi trước, thí dụ Murray Hiebert (Far Eastern Economic Review) và Robert Templer (AFP).
Đảng gia tăng kiểm soát các cơ quan tuyên truyền và hạn chế truyền thông Việt Nam tiếp cận các hội nghị và họp hành của Đảng.
Nhận định của tôi về kiểm soát thông tin quanh các quyết định nội bộ trong Đảng được đúc kết ra từ tường thuật các tranh luận hiện thời về việc sửa đổi Hiến pháp, cũng như chiến dịch chống tham nhũng và chỉnh đốn Đảng.
Toàn bộ các tường thuật của báo giới Việt Nam về kết quả Hội nghị Trung ương 5 vừa rồi đều thiếu vắng chi tiết. Điều này, theo tôi, chỉ dấu rằng đang có mâu thuẫn lớn trong nội bộ Đảng về cả các chính sách và các cá nhân.
Mạng lưới quyền lực
Việt Nam hẳn đang bấn loạn vì các bê bối nhiều tỉ đôla liên quan các tập đoàn khổng lồ của nhà nước là Vinashin và Vinalines. Hai bê bối này có liên hệ trực tiếp tới trọng tâm chính trị Việt Nam hiện nay vì chúng dính líu tới mạng lưới ngầm của quyền lực về kinh tế và chính trị.
"Rõ ràng là phong cách lãnh đạo tùy hứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu rộng của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam."
Nói cách khác, Vinashin và Vinalines không chỉ dính líu tới các chủ tịch, giám đốc, nhân viên của hai tập đoàn, mà các ông bầu chính trị đằng sau họ.
Các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả. Năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải xin lỗi trước Quốc hội vì bê bối Vinashin.
Rõ ràng là phong cách lãnh đạo tùy hứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu rộng của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam.
Cần nhớ rằng chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng do ông đứng đầu, sau khi ông được bầu làm Thủ tướng nhiệm kỳ đầu tiên.
Tại Hội nghị Trung ương 5, quyết định thành lập một Ban Chỉ đạo Trung ương mới chống tham nhũng có vẻ là một trong các bước đầu tiên của Đảng nhằm tái lập kiểm soát với chính phủ.
Nếu các tin tức là chính xác, Thủ tướng sẽ thôi chức trưởng ban và thay vào đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ban Nội chính Trung ương sẽ đóng vai trò thường trực của Ban Chỉ đạo mới.
Hai trường hợp
Nếu chính trị Việt Nam hiện thời phản ánh cả chính sách lẫn cá nhân, nó có thể giải thích cơn khốn khó của đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và lệnh bắt ông Dương Chí Dũng, cựu lãnh đạo Vinalines.
Bà Hoàng Yến được đồn là thân cận với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sự nghiệp kinh doanh lên như diều gặp gió của bà được đánh dấu bằng nhiều lần xuất hiện trước công chúng với các bức hình chụp cùng ông Sang.
Ông Dương Chí Dũng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đứng sau)
Một số người xem vụ điều tra ông Dương Chí Dũng (trái) là nhắm đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đứng sau)
Đơn xin từ nhiệm của bà bị Thường vụ Quốc hội bác bỏ với lý do các đại biểu đánh mất lòng tin nhân dân chỉ có thể bị Quốc hội bãi nhiệm. Nếu bà Yến từ nhiệm, câu chuyện đã kết thúc. Nay bà sẽ phải đối diện cuộc bỏ phiếu gây hổ thẹn tại Quốc hội.
Thủ tướng Dũng, về phần mình, thì phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các tập đoàn kinh tế nhà nước. Lệnh bắt ông Dương Chí Dũng và các quan chức khác của Vinalines có thể được xem là nhằm giảm bớt phe cánh của Thủ tướng, tương tự như khi các lãnh đạo Vinashin bị truy tố.
Cuộc đấu tranh nội bộ ngầm hiện tại giải thích vì sao đang có một đợt trấn áp đáng kể nhắm vào các blogger và phóng viên kể từ sau Đại hội Đảng XI.
Giới chức an ninh, sau khi đã thuần phục truyền thông nước ngoài, quay sang bịt miệng các nguồn thông tin khác duy nhất còn lại nói về chính trị nội bộ của Việt Nam.
Chính phủ cần đưa ra các quyết định lớn về cải cách, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, sở hữu đất đai và chống nạn tham nhũng. Các quyết định này sẽ tác động tới mạng lưới quyền lực và bảo trợ ở các cấp độ.
Nếu vụ Đặng Thị Hoàng Yến và Dương Chí Dũng báo trước một sự chia rẽ nội bộ trong Đảng vì các chính sách và các cá nhân, thì Việt Nam dường như sẽ bước vào một giai đoạn bất an về chính trị. Tình hình này sẽ lại càng trầm trọng thêm vì nền kinh tế yếu kém.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một chuyên gia nghiên cứu lâu năm về Việt Nam và hiện là giám đốc hãng tư vấn Thayer Consultancy ở Úc.
Các bài liên quan

Đơn của nhóm thương binh nặng yêu cầu xử lý TS Nguyễn Xuân Diện Viện Hán Nôm











* Xem thêm:

Tường thuật trực tiếp ngoài phiên toà xét xử 4 thanh niên Công giáo

VRNs (24.05.2012) - Nghệ An - 11:50 am: Chúng tôi nhận được tin Toà tuyên án Chu Mạnh Sơn 36 tháng tù giam, quản chế 1 năm sau khi mãn hạn tù;  Đậu Văn Dương 42 tháng tù giam, 18 tháng quản chế; Trần Hữu Đức 39 tháng tù giam, quản chế 12 tháng; Hoàng Phong 24 tháng tù treo, thử thách 36 tháng. Gia đình và các luật sư cho biết sẽ nộp đơn kháng cao ngay.
09:30 am: Trong tòa. Đại diện Viện kiểm sát đọc bản cáo trạng và đề nghị mức án đối với các thanh niên Công giáo như sau: Chu Mạnh Sơn,  Đậu Văn Dương: 42-45 tháng; Trần Hữu Đức 36 đến 39 tháng; Nguyễn Hoàng Phong từ 26 đến 29 tháng tù giam.
Sau đó, các luật sư bào chữa cho các bị cáo bắt đầu tranh tụng bằng việc lần lượt hỏi: “Các cáo buộc trong bản cáo trạng có đúng với thực tế không?” Tuần tự các thanh niễn Công giáo trả lời gần như giống nhau: “Không đúng”. Hiện các luật sư đang thay nhau biện hộ cho các thanh niên Công giáo.
Vào cuối phiên tranh luận, các luật sư đề nghị huỷ bỏ hồ sơ, tiến hành điều tra lại.
08:30 am: Cha Phanxicô Xaviê Hoàng Sỹ Hướng, chánh xứ Cầu Rầm đến, bà con giáo dân theo ngài kéo nhau đến trước cổng tòa án. Trước cổng tòa án giáo dân bắt đầu đọc kinh cầu nguyện. 
Bên ngoài phiên toà, một giáo viên ở huyện Đô Lương cho biết: “Tôi không có đạo, nhưng trước đây khi là sinh viên, tôi đã tham gia vào một số các công việc xã hội của bốn bạn sinh viên Công Giáo này. Tôi cho họ là người tốt”. Cô giáo này là người có theo dõi vụ án, nên nói tiếp: “Việc bầu cử mà đảng cộng sản VN thực hiện là một việc lừa đảo. Nếu họ là chính nghĩa thì không việc gì phải sợ 4 thanh niên nhỏ bé này. Không thể chấp nhận sự bắt cóc, giam giữ và xét xử theo lối xã hội đen này được.”
Trong tòa: ông Chu Văn Nghiêm đã đứng dậy hô lớn rằng: “các con vô tội, các con hãy can đảm lên. Cha mẹ, anh em, bạn bè, luật sư, công luận và những người tiến bộ đang ủng hộ các con”. Sau câu nói này, lực lượng công an đã áp giải ông ra khỏi tòa án.
Hình ảnh các đoàn học sinh, giáo dân các Giáo Xứ đến tham dự phiên tòa. Tay cầm băng rôn khẩu hiệu khẳng định 4 sinh viên nói riêng và 17 thanh niên Công Giáo nói chung: VÔ TỘI.
Nhiều đoàn thể khắp nơi kéo về dự phiên tòa, tay cầm băng rôn khẩu hiệu. Nhà cầm quyền Nghệ An đã huy đông rất đông lực lượng công an chìm nổi đến trấn áp các băng rôn của bà con.

Các Luật sư đã vào thành phố Vinh - Giáo dân khắp nơi cầu nguyện và hào hứng đi xem phiên tòa xét xử công khai

 TNCG - Theo tin chúng tôi vừa nhận được, 3 luật sư tham gia bào chữa cho các em đã đi từ Hà Nội vào thành phố Vinh thuộc tỉnh Nghệ An để chuẩn bị cho phiên tòa ngày mai diễn ra tại tòa án tỉnh. Mặc dù thời gian quá gấp và hồ sơ rất nhiều bút lục nhưng các luật sư đã gấp rút dành trọn thời gian đọc hồ sơ và tìm hiểu khá kỹ sự việc. Hy vọng các luật sư sẽ có một buổi bào chữa đúng theo pháp luật và tinh thần cải cách tư pháp mà đảng cộng sản đang chủ trương thực hiện.


Trong một diễn biến khác, rất nhiều giáo dân từ những giáo xứ khác nhau của Địa Phận Vinh đang háo hức chờ đợi phiên tòa ngày mai. Vì họ đã quen biết và chứng kiến những việc làm của các Thanh Niên Công giáo từ lâu nên họ đều xác tín rằng các em đều là những người tốt, sống chan hòa với mọi người và quyết liệt trong đấu tranh chống lại cái xấu. Phiên tòa này chỉ xét xử 4 thanh niên công giáo trong số 17 người bị bắt gần đây mà hầu hết là thanh niên địa phận Vinh cho nên gia đình các thanh niên khác dù không bị xét xử vào ngày mai cũng đều rất háo hức và nhiệt tình tham gia.


Hơn nữa các thanh niên đều là những người đã tham gia hoạt động và phục vụ nhiều năm trong cộng đoàn sinh viên Vinh tại Nghệ An nên các thế hệ các em sau đều biết và cảm phục. Trong lần gặp gỡ vào thứ 5 tuần trước với anh Phê Rô Trần Hữu Đức đã được gặp gia đình và cả khoảng 10 sinh viên đi theo gia đình ra tận trại giam. Hiện nay các sinh viên đang mong đợi được tham dự phiên tòa và sẽ kêu gọi các sinh viên khác tham gia. 

Xin cũng nhắc lại đây là phiên xử công khai tại tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ an có chứ không phải là một phiên xử kín vì vậy ai cũng có thể tham dự phiên tòa. Một số linh mục đã bị "nhắc nhở" và gợi ý "không nên tích cực quá" trong công việc ngày mai nhưng chúng tôi được tin rằng sẽ có những linh mục mặc "áo phông, quần bò và giày vải" hòa chung với anh em bạn bè sinh viên để cùng đến dự phiên tòa. 

Địa chỉ của tòa án tỉnh là 105 Nguyễn Thị Minh Khai - Thành Phố Vinh (Hình dưới ) nơi đây hai ngày trước đã diễn ra phiên xét xử về vụ sập mỏ đá ở Lèn Cờ, tòa đã phải quyết định trả hồ sơ để điều tra lại nhằm xem xét trách nhiệm của các cơ quan liên quan khác. Liệu sẽ có một kịch bản như vậy cho phiên tòa ngày mai hay không là điều rất nhiều người đang tự hỏi. 

Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật thông tin về việc xét xử và những diến biến xung quanh phiên tòa vào ngày mai.




Nguyễn Hoài Lan
TNCG tường trình từ Thành Phố Vinh 
* Xem thêm:

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Tin thứ Tư, 23-05-2012

NÓNG! 12h15′ – Tin tức CTV: “Từ 9h sáng hôm nay tại 46 Tràng Thi gần 500 nông dân Văn Giang, Dương Nội sang MTTQ VN gửi kiến nghị làm rõ hai văn bản: 
- QĐ 303/ QĐ-TTg ngày 30-3-2004 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm ( 2001 -2005) tỉnh Hưng Yên.
- Quyết định 742/QĐ-TTg ngày 30-6-2004 của Thủ Tướng Chính phủ về việc giao đất để thực hiện dự án xây dựng đường từ cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên.”
13h30′ – “Hiện tai đang có khoảng hai trăm bà con nông dân Văn Giang đang tập Trung trước 46 Tràng Thi ,và còn ở đến chiều nay,bà con mang thức ăn theo để ăn tại chỗ.”

CHÁNH VP UBND TỈNH HƯNG YÊN NÓI GÌ VỀ VỤ NHÀ BÁO BỊ ĐÁNH

Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên nói gì

VỀ VỤ NHÀ BÁO BỊ ĐÁNH

 

(Dân Việt) - Trao đổi với PV chiều tối 21.5, ông Bùi Huy Thanh - Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định: Tinh thần là không bao che, không nương nhẹ, phải xử lý nghiêm minh.

Ông có thể cho biết tiến độ việc làm rõ vụ hành hung hai nhà báo VOV bị đánh đến đâu rồi?
- Cái này UBND tỉnh đang chỉ đạo công an làm ráo riết, tập trung cao điểm. 

Thưa ông, đến nay đã 1 tháng kể từ khi vụ việc xảy ra, nửa tháng kể từ khi công an tỉnh nhận được đơn của 2 nhà báo mà vẫn chưa có kết quả?

- Đúng là tiến độ xử lý hơi chậm. Bởi vì không có căn cứ nào cả. Băng thì mờ tịt như thế thì làm sao được. Đấy là cái khó cho mình. Hơn nữa, cái này cũng phải thông cảm cho anh em vì nó liên quan tới sinh mạng chính trị một con người, phải làm thận trọng.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp thăm VN


Cập nhật: 03:57 GMT - thứ tư, 23 tháng 5, 2012
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta
Mỹ đang tập trung chiến lược quân sự vào khu vực châu Á- Thái Bình Dương
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta sẽ đến Việt Nam vào đầu tháng Sáu tới trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài một tuần lễ đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc cho biết.
Chuyến thăm kéo dài hai ngày đến Việt Nam của ông Panetta diễn ra hai năm sau chuyến thăm của người tiền nhiệm Robert Gates vào năm 2010.
Đây sẽ là lần thứ tư một bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thăm Hà Nội.
“Hoa Kỳ có cam kết lâu dài đối với việc thúc đẩy mối quan hệ quốc phòng song phương mạnh mẽ với Việt Nam dựa trên sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau,” thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Mỹ George Little phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba 22/5.
“Chuyến thăm này sẽ là chúng ta cơ hội để chúng ta tiếp tục làm việc trong mối quan hệ rất quan trọng này,” ông nói thêm.
Ông Little cũng cho hay ngày 30/5, trước khi bắt đầu công du Á châu, Bộ trưởng Pannette sẽ tới Honolulu, Hawaii, nơi ông sẽ tham vấn chỉ huy trưởng quân đội Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, Đô đốc Sam Locklear, về các vấn đề châu Á.
Sau đó ông mới đi Singapore.

Đối thoại Shangri-la

Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Panetta đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương kể khi Lầu Năm Góc công bố chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực này hồi đầu năm.

Bài đăng phổ biến