Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Ủy ban Công lý Hòa bình và Giám mục Hải Phòng kêu gọi trả tự do cho gia đình Đoàn Văn Vươn


RFI Tiếng Việt

Bà Nguyễn Thị Thương trước ngôi nhà bị Công an Hải Phòng và chính quyền huyện Tiên Lãng phá trụi, 01/2012.
Bà Nguyễn Thị Thương trước ngôi nhà bị Công an Hải Phòng và chính quyền huyện Tiên Lãng phá trụi, 01/2012.
DR

Thanh Phương
Trong một văn thư đề ngày 29/03/2013, gởi Tòa án Hải Phòng, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Việt Nam Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Giám mục Hải Phòng Giuse Vũ Văn Thiên đã kêu gọi trả tự do và bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn trong vụ án cưỡng chế đất ở Tiên Lãng.

Từ ngày 02 đến 05/04, Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng sẽ xét xử ông Đoàn Văn Vươn và ba người khác trong gia đình ông với tội danh « giết người », vì đã dùng vũ khí chống trả lực lượng cưỡng chế ngày 05/01/2012 tại khu vực Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng. Hai người khác, trong đó có vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương, cũng sẽ bị xử với tội danh « chống người thi hành công vụ ».
Trong văn thư đề ngày 29/03, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình, thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam và Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng nhắc lại rằng ngay chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp ngày 10/02/2012 đã khẳng định việc cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng là « không đúng pháp luật ». Chính vì vậy, văn thư của Chủ tịch Ủy ban công lý và Hòa bình và của Giám mục Hải Phòng cho rằng : « Ông Đoàn Văn Vươn và gia đình, vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân ». Hành vi phòng vệ chính đáng đó là không có tội, cho nên Chủ tịch Ủy ban công lý và Hòa bình và của Giám mục Hải Phòng yêu cầu trả tự do và bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Riêng Tòa Giám mục Hải Phòng cho biết là ngày 26/03 vừa qua, cụ bà Trần Thị Mạp, thân mẫu của ông Đoàn Văn Vươn, đã đến Tòa Giám mục để xin cộng đoàn Giáo phận Hải Phòng cầu nguyện cho các con, các cháu của cụ trong những ngày xử án sắp tới. Đáp lại lời khẩn cầu này, Tòa Giám mục kêu gọi các linh mục, tu sĩ và tín hữu trong giáo phận Hải Phòng hiệp thông cầu nguyện cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, để vụ án này « được diễn ra trung thực và công bằng, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân ». 

TUYÊN BỐ VÀ LỜI KÊU GỌI CỦA BÀ CON VĂN GIANG VÀ DƯƠNG NỘI



TUYÊN BỐ CỦA NÔNG DÂN VĂN GIANG VÀ DƯƠNG NỘI
VỀ HAI VỤ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN NÔNG DÂN ĐOÀN VĂN VƯƠN TẠI HẢI PHÒNG

Chúng tôi yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng:

1-Tha bổng cho tất cả những người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn là bị cáo trong vụ án này. Đoàn Văn Vươn chính là anh hùng của nông dân Việt Nam, không chỉ trong lao động, khai phá miền đất mới mà còn trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền căn bản của người nông dân.

2- Trừng trị nghiêm khắc những kẻ đã gây nên sự kiện ngày 05/01/2012, đã có những quyết định thu hồi và cưỡng chế đất trái pháp luật, đã có những hành vi cưỡng chế, tấn công quá giới hạn, xâm phạm đến quyền và tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý, gây nên làn sóng phẫn nộ trong dân chúng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Nhà nước Việt Nam.

Chúng tôi kêu gọi nông dân cùng đồng bào cả trong và ngoài nước cùng lên tiếng bảo vệ gia đình ông Đoàn Văn Vươn như một cách để khẳng định quyền của người nông dân đối với ruộng đất của họ, cũng như khẳng định sự đấu tranh đến cùng, không khoan nhượng của người nông dân trong công cuộc giữ đất này. 


.

TÒA GIÁM MỤC HẢI PHÒNG KÊU GỌI HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN

Hiệp thông Cầu nguyện
Cập nhật: 30/03/2013 10:38 (GMT +7)
Hiệp thông Cầu nguyện
Kính thưa quý Cha, Quý Tu sĩ và Anh Chị Em tín hữu,
Vào ngày 05/01/2012, tại khu vực Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Tp. Hải Phòng xảy ra vụ tranh chấp đất đai giữa chính quyền huyện Tiên Lãng với gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Sự việc đã xảy ra cách đây hơn 1 năm nhưng chưa được giải quyết vì có nhiều tranh cãi trái ngược nhau xung quanh vụ án này. Được biết, Tòa Án NDTP Hải Phòng sẽ đưa “Vụ án cưỡng chế đất ở Tiên Lãng” ra xét xử công khai từ ngày 02/04 – 05/04/2013.
Thứ Ba, ngày 26/03/2013, cụ Maria Trần Thị Mạp, thân mẫu ông Phê-rô Đoàn Văn Vươn, đã đến Tòa Giám Mục, gửi thư cho Bề trên, để xin cộng đoàn Giáo phận cầu nguyện cho các con, các cháu của cụ trong những ngày xử án sắp tới.
Trong tinh thần liên đới và hiệp thông, Văn Phòng Tòa Giám Mục kêu mời Quý Cha, Quý Tu sĩ và Anh Chị Em cầu nguyện cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn cùng các anh em, nhận được ơn trợ giúp của Chúa và sự nâng đỡ của những ai thiện chí đi theo tiếng nói lương tâm. Đặc biệt, chúng ta cầu nguyện cho Vụ án này được diễn ra trung thực và công bằng, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.
                                               
                                       Hải Phòng, ngày 28 tháng 3 năm 2013

                                        Lm. Phê-rô Sanen Nguyễn Văn Hiệu
                                          Văn Phòng Tòa Giám Mục
 Sau đây, xin kính gửi Quý Cha, Quý Tu sĩ và Anh Chị Em Văn thư của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình trực thuộc HĐGMVN gửi Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hải Phòng.

Chẳng nhẽ độc quyền cả nói dối hay sao?


 Chúng ta đang chứng kiến các cuộc tấn công vào "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992" và những người ghi tên ủng hộ. Chương trình thời sự ngày 20/3/2013 của VTV là một ví dụ điển hình. Nó công bố kết quả "điều tra sự thật" ở Thái Bình và Hà Tĩnh. Ngay trong câu mở đầu, người xem đã có thể nhận ra thái độ của VTV đối với bản kiến nghị đó:
"Thưa quý vị và các bạn, thời gian gần đây, trên một số trang mạng đã xuất hiện cái gọi là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do một nhóm người soạn thảo và sau đó bản kiến nghị này được cho là đã có nhiều người ký tên ủng hộ, trong đó đông nhất là ở Hà Tĩnh và Thái Bình."
Nếu phỏng theo phong thái của VTV thì có thể mở đầu bài đáp lễ như sau:

Thưa "cái gọi là" VTV, "cái gọi là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992" không chỉ "xuất hiện" "trên một số trang mạng", mà đã được một đoàn đại diện gồm 15 người (không đến nỗi vô danh) chính thức trao cho ông Lê Minh Thông, là Phó Chủ tịch Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và Phó Trưởng Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, vào sáng ngày 4/2/2013 tại Văn phòng Quốc hội, 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội. Đó là một hoạt động công khai, với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao, hưởng ứng đợt lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đang được tổ chức trên toàn quốc. Sự kiện trao kiến nghị ấy đã được dư luận rất quan tâm và được báo chí "chính thống" đưa tin, ví dụ như báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh và báo Dân trí. Đặc biệt, báo Người lao động đã tường thuật với tiêu đề trang trọng: "Cơ hội tạo sức mạnh dân tộc". VTV không thể không biết sự kiện ấy, và lẽ ra phải đưa tin để "phản ảnh kịp thời ý kiến đóng góp của nhân dân", như đã viết trong Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Thế nhưng, cái "được cho là" "đài truyền hình quốc gia" và mang tên là "Đài Truyền hình Việt Nam" lại tỏ ra không hay biết, khi đó thì không hề đưa tin, và nay lại nhắc đến một cách miệt thị.

Vâng, ta có thể tiếp tục phong thái mỉa mai của VTV cho đến cuối bài. Nhưng thôi, xin chuyển sang lối viết thuần túy xây dựng, với hy vọng giúp họ nhận ra hạn chế của mình mà rút kinh nghiệm, rồi cố gắng học thêm để trưởng thành, xứng đáng với những đồng tiền thuế thấm đẫm mồ hôi và nước mắt của nhân dân, phải bỏ ra nuôi họ và chi phí cho họ hành nghề. Tất nhiên, phải giả thiết rằng họ thực sự cầu thị và thành tâm muốn học hỏi. Còn nếu ai đó đinh ninh rằng mình đã giỏi và hiểu biết hơn người, thì sự tệ hại của tác phẩm chắc hẳn bám rễ sâu trong tâm hồn tác giả, khi đó khó lòng mà lay chuyển nổi.

Sau đây tôi sẽ dùng đại từ "chư vị" để trao đổi với những ai tham gia tấn công "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992"và những người ghi tên ủng hộ, hay tham gia những chiến dịch tương tự để cản trở tiến trình dân chủ hóa xã hội tại Việt Nam. Tức là không chỉ trao đổi riêng với các vị đã làm chương trình thời sự 20/3/2013 của VTV, cũng không chỉ trao đối với các vị ở tầm biên tập viên hay phóng viên, mà với cả các cấp lãnh đạo của họ.


1.  Trước hết, đề nghị chư vị hãy bỏ chút thời gian xem lại nhiều lần đoạn video lưu trữ chương trình thời sự 20/3/2013 của VTV. Hãy nghe thật kỹ ý kiến của cả 5 vị, được VTV lựa chọn để đại diện cho nhân dân Thái Bình. Đó là các ông Nguyễn Văn Luân (Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Bình), Vũ Ngọc Ngoạn (phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình), Quách Thước (phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình), Vũ Đình Trích (giáo dân xã Đông Minh, huyện Tiền Hải) và Nguyễn Văn Chính (Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện Tiền Hải). Chư vị có thấy một bằng chứng bất kỳ nào được họ chưng ra hay không? Hoàn toàn không! Hết thảy 5 ông, cả quan lẫn dân, đều chỉ phát biểu cảm tưởng về một vụ việc mà họ không hề tham dự và không hề trực tiếp chứng kiến. Ví dụ như ông Vũ Đình Trích thì hùng biện thế này:
"Có bao nhiêu những người ở Nghệ An, khi hỏi đến họ thì họ không biết gì cả, thế mà họ lại có tên trong cái bản là là là xin là đa nguyên đa đảng. Như vậy đến khi hỏi đến họ thì họ không có biết gì cả, vì đấy là một số người bịa ra chứ không phải là là nhân dân Thái Bình, gần 2 triệu nhân dân Thái Bình không bao giờ như vậy.Đấy chỉ là một nhóm người bịa ra thôi."
Hẳn cộng tác viên của VTV phải có tài đi mây về gió như Tôn Hành Giả. Vừa say sưa vãn cảnh ở Nghệ An, vèo một cái đã lượn trên bầu trời Thái Bình để bao quát tình hình toàn tỉnh. Ông Trích túm lấy cái thông tin đã nghe được (có lẽ từ thời sự VTV) về xứ Nghệ An xa xôi làm bằng chứng, để suy diễn ra tình hình ở tỉnh Thái Bình, nơi mà chính ông đang sinh sống. Và thế là đã đủ cơ sở thực tiễn để vị giáo dân xã Đông Minh hùng hồn kết luận về toàn bộ nhân dân tỉnh Thái Bình"… đấy là một số người bịa ra chứ không phải là là nhân dân Thái Bình, gần 2 triệu nhân dân Thái Bình không bao giờ như vậy. Đấy chỉ là một nhóm người bịa ra thôi."

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục Nguyễn Quốc Hiếu


Thông báo của TGM Bắc Ninh: Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục Nguyễn Quốc Hiếu

Thông báo của TGM Bắc Ninh: Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục Nguyễn Quốc Hiếu
LTS:
Như Nữ Vương Công Lý đã thông tin đến bạn đọc nhiều trò bẩn thỉu, lừa đảo của hệ thống truyền thông Cộng sản Việt Nam từ những tờ báo thuộc Đảng Bộ các tỉnh như Hà Nội mới, Sài Gòn Giải phóng, An ninh Thủ đô đến Đài Truyền hình Việt Nam, ĐTH Hà Nội… mà Nữ Vương Công Lý đã nhiều lần vạch mặt.
Tuy vậy, chứng nào vẫn tật ấy, mới đây Đài TH Việt Nam VTV lại tiếp tục bịa đặt trong chuyện Góp ý sửa đổi Hiến Pháp bằng cách dựng lên một linh mục giả mang tên Nguyễn Quốc Hiếu – Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Bắc Ninh. Nữ Vương Công Lý đã kịp thời vạch mặt trò bẩn thỉu này khi đăng bài viết của J.B Nguyễn Hữu Vinh. Bài viết vạch rõ, thủ đoạn, ý đồ của nhà cầm quyền CSVN trong việc này nhằm mục đích gì.
Ngày 28/3/2013, Tòa Giám mục Bắc Ninh đã thông báo về vụ việc này.

Vai trò và bổn phận của giáo dân trong việc góp ý sửa đổi Hiến pháp

Gioan Nam Phong: Tối 27/3/2013, Cha Bề trên tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội Mát-thêu Vũ Khởi Phụng đã có buổi nói chuyện với các giáo dân tại nhà thờ Thái Hà về bổn phận và vai trò của người giáo dân trong việc góp ý sửa đổi Hiến pháp.

Theo ngài, vì là những giáo dân công dân, nên mọi tín hữu Công giáo vừa có bổn phận và trách nhiệm đối với xã hội và đối với Giáo hội. Trong việc tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp, các giáo dân phải lấy tất cả lương tâm và trách nhiệm của mình, tìm hiểu cách kỹ lưỡng những gì cần góp ý và góp ý một cách thẳng thắn, không được đặt bút ký vội vã khi được các cơ quan nhà nước yêu cầu. Hội đồng Giám mục Việt Nam, đại diện cho tất cả mọi tín hữu Công giáo Việt Nam, đã chính thức lên tiếng góp ý trong bản " Nhận định và Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 " . Vì thế, mọi góp ý của các giáo dân phải tham chiếu bản nhận định này của Hội đồng Giám mục Việt Nam để không đi ngược lại với tiếng nói chính thức của toàn thể Giáo hội.



Những ngày này, nhà cầm quyền Việt Nam đang ráo riết, bằng nhiều cách thức khác nhau như dùng hệ thống truyền thông tivi, báo, đài, cho người tới các khu phố, thôn, ấp, làng xã, tuyên truyền cho cái “trò hề” gọi là “nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp” nhằm cố tình hợp pháp hóa “vai trò lãnh đạo của đảng”, phủ nhận những đóng góp đầy tâm huyết của các nhân sĩ trí thức, của các Giám mục đại diện Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Không chỉ có vậy, Đài Truyền hình Việt Nam trong chương trình thời sự tối 26/3/2013 đã bất chấp cả đạo lý và sự thánh thiêng của niềm tin Tôn giáo, dựng lên một “linh mục giả”, hòng làm giảm uy tín và tiếng nói trung thực của Giáo hội Công giáo Việt Nam mà đại diện tối cao là các Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.



Chắc chắn, những việc làm bất chấp lương tâm và đạo lý của Đài truyền hình Việt Nam – kênh truyền hình phủ sóng toàn quốc, ít nhiều đã có những tác động tiêu cực đến quảng đại quần chúng, cách riêng đối với những tín hữu Công giáo, khiến mọi người, ngay cả một số tín hữu vì thiếu thông tin, có thể hiểu sai về Giáo hội Công giáo, cách riêng các vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại Mặt trận Tổ quốc: Chủ tịch nước bị “bao vây”

Ba Sàm
Đó là vòng vây hữu hình của nhiều nhà báo chiều qua, khi cố tìm cách vào dự một Hội nghị ở Mặt trận tổ quốc mà không được. Nó lại hé lộ một “vòng vây” vô hình khác.
Trước hết xin trở lại chuyện một tài liệu gần đây được độc giả gửi tới hộp thư của blog Ba Sàm, bản ghi chép nội dung cuộc nói chuyện của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại CLB Thăng Long, ngày 19/2/2013, nơi sinh hoạt của các vị cựu quan chức. Do không có phần âm thanh đi kèm, nên chúng tôi không đăng vì khó xác định mức độ khả tín, chỉ dè dặt trích đoạn liên quan lực lượng vũ trang để tham khảo (sau đó có nhiều trang mạng đã đăng lại toàn văn):
“Về vai trò của Đảng với quân đội. Tôi cho rằng Đảng ta lập ra quân là để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân chứ không phải là lập ra là bảo vệ, trung thành với Đảng, vì vậy quân đội phải trung thành, bảo vệ Tổ Quốc, nhân dân rồi mới đến Đảng, có như vậy mới đúng chứ. Nay vì theo tập quán, nhận thức vẫn chưa thực hiện được.” 
Nếu như căn cứ vào sức nóng của vô số lời chỉ trích, quy kết đủ kiểu trên truyền thông nhà nước đối với bất cứ ai muốn Hiến pháp có nội dung khẳng định lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc, Nhân dân là trên hết, chứ không phải là với đảng (CSVN), thì cũng có thể đoán được những thái độ khó chịu tới đâu với phát biểu được cho là của CTN ở trên.
Còn mới đây, trên mạng lại có thông tin rằng đang có âm mưu “bao vây” ông CTN. Chưa rõ thực hư ra sao thì chiều qua một “Hội nghị lấy ý kiến nhân sĩ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN tổ chức, có CTN tham dự, hình như minh chứng cho dư luận đó.
Một vòng vây hữu hình là các nhà báo muốn vào dự mà không được và một “vòng vây” vô hình là khoảng trống giữa ông CTN với công luận khi người ta ngăn cản báo giới dự mà không rõ lý do thực là gì, cùng những nội dung tường thuật sơ sài, bị cắt xén trên vài báo đài nhà nước.
Theo các nhà báo cho biết, nghe tin có Hội nghị quan trọng, nhiều báo đã cử phóng viên đến mặc dù không nhận được giấy mời. Tới nơi, họ mới biết chỉ có 3 cơ quan được mời là báo Nhân dân, Đài truyền hình VTV và trang web Mặt trận tổ quốc, ngay cả báo Đại đoàn kết của Mặt trận cũng không có tên. Báo Đại biểu nhân dân của Quốc hội có giấy mời của Mặt trận Tổ quốc mà cũng không được vào.
Không khí của một phiên chợ cóc bắt đầu! Thắc mắc, hỏi han, tranh cãi, giãi bày …
Một chàng phóng viên của Tiền phong đã “lọt lưới” do vận comple nghiêm chỉnh làm ban tổ chức tưởng là đại biểu. Phóng viên báo Đại đoàn kết sau khi có sự can thiệp của Mặt trận, cũng đã qua cửa ải, kéo theo vài phóng viên báo khác, do “lừa” là người các ban của Đại đoàn kết.
Các phóng viên được giải thích là việc này do Văn phòng Chủ tịch nước quyết định. Nhưng lại có phóng viên cho là họ bị lực lượng an ninh chuyên trách bảo vệ các cuộc gặp lãnh đạo viện lý do này nọ để ngăn cản. Không khí càng nóng hơn, theo kiểu mà Aziz Nesin đã từng diễn tả, tức là thấy bị ngăn chặn quá phi lý, cánh nhà báo càng tò mò, nghi là CTN sẽ có thông điệp gì đó quan trọng lắm. Thế là một loạt phóng viên dùng điện thoại di động  nhắn tin trực tiếp vào máy của CTN, đại ý thắc mắc “sao chúng cháu không được vào?”
Có lẽ do “con khóc” nên “mẹ mới cho bú”, nhưng chỉ cho vài “con” thôi. Sau giờ giải lao, một vài báo được phép vào, chủ yếu là báo giấy như Tuổi trẻ, Thanh niên, Sài Gòn Giải phóng, … Đám báo mạng, là thứ khá nguy hiểm (?), như VietNamNet, Dân trí, VNExpres thì vẫn phải chầu rìa.

HIẾP TẬP THỂ THẾ NÀY THÌ EM CHỊU HỔNG NỔI !


Thư giãn cuối tuần: XIN LỖI, HIẾP TẬP THỂ THẾ NÀY THÌ EM CHỊU HỔNG NỔI!

 

Hiến pháp bị hiếp dâm nên gọi tắt là Hiếp pháp? 

 

Từ ngữ trong xã hội bây giờ thay đổi nhiều quá. Bây giờ Hiến pháp biến thành “hiếp pháp” rồi đấy. Bảo thằng đánh máy ở báo này lỗi còn tạm nghe được, đằng này ba bốn thằng đánh máy ở mấy báo khác nhau, lại cùng phạm một lỗi đánh máy thì tài thật Hay là từ điển tiếng Việt thay đổi thật, mà chả bố cáo cho thiên hạ biết? 

 

Dân mạng bảo chả phải lỗi đâu, mà là chuyện bấy lâu nay, Hiến pháp nuớc ta bị “hiếp” đâu có lạ gì? Không thể gọi đây là lỗi thằng đánh máy được. 

 

Lại nữa, lâu rồi người ta thắc mắc, không biết cái cụm từ : “Quân đội ta trung với nước , hiếu với dân ....” hóa phép thành “trung với đảng” từ bao giờ? Dân mình quả là vô tư  và ngây thơ quá, bị “hiếp” từ lúc nào mà không biết. 

 

Tết đến, đơn giản là cả nước mừng xuân. Đảng viên mừng đảng thì cứ mừng, sao lại bắt cả thiên hạ mừng theo là thế nào? Không muốn mà cứ phải theo, thì rõ là bị “hiếp” chứ còn gì? 

 

Một anh bảo: nếu quân đội phải trung với đảng, vậy đổi tên là quân đội của đảng, bỏ chữ nhân dân đi. 

 

Ừ! Quả là nghe thế thấy điêu thật. Quân đội nhân dân thì trung với đảng. Báo nhân dân nhưng lại là cơ quan ngôn luận của đảng. Ủy ban nhân dân thì  “thằng” dân vào đó cứ rón ra rón rén như thằng đầy tớ. 

 

EM đề nghị lần sửa đổi Hiếp pháp này, nên thay một loạt danh từ, bỏ tất cả chữ nhân dân đi ạ, giả béng lại cho “chúng nó”. -( Phương Bích Blog)

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KHÔNG CÓ QUYỀN PHÊ PHÁN CÁC KIẾN NGHỊ, TUYÊN BỐ CỦA DÂN CHÚNG VỀ HIẾN PHÁP MỚI CỦA VIỆT NAM

Nguyễn HùngTrần Hoài Nam
28-03-2013
Đảng Cộng sản Việt Nam, một tổ chức chính trị duy nhất trên cả nước Việt Nam trong gần 70 năm qua đã liên tục cai trị toàn thể 90 triệu người dân Việt, vừa có quyết định chính thức sửa đổi Hiến pháp của đảng Cộng sản Việt Nam phát hành vào năm 1992 (gọi tắt là Hiến pháp 92).
Không như những lần thay đổi Hiến pháp trước đó từ năm 1954 đến năm 1992, các bản gọi là Hiến pháp này đều do nội bộ đảng Cộng sản biên soạn và quyết định ban hành, lần này lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi phương cách là chính thức yêu cầu toàn thể dân chúng cùng đóng góp công sức với đảng vào việc làm rất quan trọng này. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử cai trị chuyên chính của đảng cộng sản Việt Nam, dân chúng Việt Nam trong ngoài nước nhất là thành phần nhân sĩ trí thức chuyên gia về luật pháp quốc tế không phân biệt quan điểm chính trị được mời, được khuyến khích và được tự do đóng góp trí tuệ cho một công tác tuyệt đối quan trong đối với tương lai của đất nước và quyền tự do dân chủ thực sự của toàn dân Việt Nam. Chính các cán bộ của Ủy ban Soạn thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 khi lên tiếng mời gọi toàn dân góp ý đã tuyên bố công khai là không có vùng cấm khi người dân đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp lần này, ngay cả điều 4 của bản Hiến pháp 92 về quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn dân cũng không ngoại lệ.
Từ lúc tuyên bố quyết định thu thập ý kiến cho bản Hiến pháp mới dựa trên bản dự thảo của chính đảng cộng sản Việt Nam đưa ra, lúc đầu có một số đề nghị thêm bớt thưa thớt có tính cách cục bộ không được toàn diện, chỉ chú trọng vào quyền lợi cá nhân hay phe nhóm trong khi đó các điểm cơ bản của một bản Hiến Pháp mới như đặc quyền của đảng Cộng sản và các quyền cơ bản của người dân lại lờ đi. Tiêu biểu như đề nghị của nhóm Viêt kiều tại Âu Châu về quyền lợi của Việt kiều, của đoàn thanh niên cộng sản TP HCM vềquyền lợi của đoàn thanh niên cs, v.v..
Gần đây vấn đề quan trọng, bao trùm các điều khoản khác của bản Hiến pháp, là quyền lãnh đạo/cai trị đất nước đã được mạnh dạn đưa lên hàng đầu. Chúng ta phải hiểu thật rỏ và không được nhập nhằng rằng: quyền đó là quyền của toàn dân, không phải là quyền độc tôn của một cá nhân hay một dòng họ như theo các chế độ chuyên chính quân chủ của nhiều thế kỷ trước, càng không phải là quyền độc tôn của một tổ chức đảng phái chính trị nào như trong thế kỷ 20 và hiện nay. Chúng ta phải tuyệt đối thấu hiếu và nắm vững điểm mấu chốt này. Nếu không thì không nên gọi nó là Hiến pháp của nước Việt Nam mà gọi nó là Nội quy/Điều lệ của đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra bắt buộc dân Việt Nam phải tuân hành như đảng đã làm từ năm 1954 đến nay. Hiện nay, ngoại trừ 4 nước, trên thế giới không có một nước nào lại đặt ra một điều lệ riêng đặc biệt trong bản Hiến pháp của họ trao toàn bộ quyền hành cai trị đất nước cho một đảng chính trị duy nhất và đặt ngoài vòng pháp luật các tổ chức chính trị khác như Điều 4 trong bản hiến pháp 92.Việt Nam là một trong số 4 nước này, 3 nước còn lại là Bắc Triều Tiên, Cuba và Tàu.
Nếu quả thực đây là lòng thành của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, với thực tâm muốn Việt Nam có một bản Hiến pháp mới văn minh, phù hợp với trào lưu tiến bộ hiện nay của thế giới thì đảng Cộng sản Việt Nam phải hoàn toàn đứng ngoài, trao lại công việc soạn thảo cho một tổ chức độc lập gồm đại diện tất cả tầng lớp dân chúng trong và ngoài nước chịu trách nhiệm thu thập ý kiến từ toàn dân, rút tỉa những điều hay từ các bản hiến pháp lâu đời của các nước trên thế giới, từ đó soạn thảo một bản hiến pháp mới không bị các đảng phái hay phe nhóm áp lực hay lung lạc. Sau khi bản dự thảo Hiến Pháp được hoàn chỉnh cần công bố công khai cho mọi người dân nghiên cứu đóng góp thêm lần chót và cuối cùng đưa ra trưng cầu dân ý trước toàn dân Việt Nam đang sống trong và ngoài nước.

NGHĨ VỀ TRƯỜNG HỢP NGUYỄN ĐÌNH LỘC

Lê Xuân Khoa * 
Tôi không quen ông Nguyễn Đình Lộc nhưng được biết về ông qua một số phát biểu và trả lời phỏng vấn của ông trong mấy năm gần đây, đặc biệt là cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Anh Tuấn về Dân chủ và Pháp quyền” trên Tuần Việt Nam, ngày 25/8/2010.
Là một người Việt Nam ở nước ngoài quan tâm đến những vấn đề của đất nước, tôi đánh giá ông là một trí thức tiến bộ, thẳng thắn và can đảm trong một chế độ độc tài toàn trị, mặc dù tôi có khác ý kiến với ông về một số điểm. Tôi tôn trọng ông hơn khi thấy ông đứng tên trong số 72 nhân sĩ, trí thức khởi xướng bàn Kiến Nghị về Sửa đổi Hiến Pháp 1992 (KN72) và cầm đầu phái đoàn 15 người đến trao bản Kiến nghị cho Ủy ban Pháp luật của Quốc hội ngày 4 tháng 2, 2013.
Bởi thế, tôi rất ngạc nhiên và thất vọng khi xem và nghe ông trả lởi trên đài VTV về vai trò của ông Lộc trong nhóm khởi xướng KN72. Tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy có điều gì khác thường cần tìm hiểu thêm, nhất là chờ phản ứng từ những bạn đồng chí của ông trong nhóm KN72. Sau khi đã đọc và suy nghĩ về những ý kiến và giải thích của những người mà tôi quen biết và quý mến, tôi muốn góp thêm một số nhận xét như sau:
  1. Sự kiện quan trọng và minh bạch nhất là ông Lộc đã ký vào bản KN 72 và ông không hề phủ nhận điều ấy. Ông Lộc đã cho thấy là một nguyên bộ trưởng bộ tư pháp với kinh nghiệm già dặn như ông chỉ có thể đặt bút ký trên một văn kiện quan trọng sau khi đã đọc kỹ với đầu óc sáng suốt và tinh thần trách nhiệm. Chắc chắn ông Lộc cũng có cùng một suy nghĩ như GS Tương Lai: “Với tư cách là trí thức, mình đã đặt bút ký thì chữ ký đó nặng ngàn cân, vì nó là danh dự và trách nhiệm của người trí thức.”
  2. Ông Lộc đính chính ông không phải là người tham gia “việc viết cái văn bản,” nhưng việc đính chính này không liên quan đến việc ông ký tên vì ai cũng hiểu rằng không phải người nào ký tên cũng là người tham gia viết văn bản. Các bạn ông đều nói ông đã phải chịu nhiều sức ép rất mạnh. Đó là lý do khiến ông phải đính chính, nhưng ông đã chỉ nói ra một sự thật khách quan vô hại. Như vậy ông đã chọn được một cách đính chính khôn ngoan: đính chính một việc không cần phải đính chính. Như ta thường nói: “bị ép thì làm cho có, cho yên chuyện,”
  3. Ông Lộc giải thích lý do ông làm trưởng đoàn là vì ông là nguyên Bộ trưởng bộ Tư pháp nên được các bạn “tín nhiệm giao” cho ông trao bản Kiến nghị. Ông cũng nói là việc làm trưởng đoàn “cũng có lúc định là người khác” nhưng đến hôm cuối cùng thì mọi người gặp nhau “bảo là bác Lộc phải trao, thì tôi trao.” Ông Lộc cũng nói là vào lúc chót, ông “muốn sửa đổi một số chỗ” (trên bản văn mà ông đã ký) nhưng tất nhiên là không được vì bản văn đã được công bố rồi.
Ông Lộc cho thấy ông chỉ muốn nói cho rõ việc ông làm trưởng đoàn không phải do ông tự ý tình nguyện mà do lời yêu cầu của các bạn trong buổi họp mặt trước khi cùng nhau đến Quốc hội để trao bản Kiến nghị. Ông Lộc đã dùng lời lẽ có vẻ như đính chính nhưng thật ra thì ông xác nhận việc ông được bạn bè tín nhiệm là chính đáng nên ông đã nhận lời. Một lần nữa, trong tình thế bị áp lực, ông Lộc lại tìm được cách đính chính mà không phải là đính chính. Còn việc ông Lộc nói ông muốn sửa đổi mấy chỗ thì ông cũng chỉ nói lên một điều mà ông biết là không thể làm được vào lúc đó. Dù sao, nếu có những chỗ muốn sửa thì chỉ là về hình thức, chứ không phải về nội dung mà ông đã đồng ý khi ký tên cũng như khi đi cùng với đoàn và nhận làm trưởng đoàn.

VỢ ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN TRẢ LỜI ĐÀI RFI VỀ PHIÊN TÒA SẮP TỚI

Vụ án Đoàn Văn Vươn:

Gia đình bị cáo kêu cứu khắp nơi trước phiên xử 

Anh Vũ


Trước phiên tòa xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, dự kiến diễn ra từ ngày 02/04 đến ngày 05/04/2013, gia đình ông Đoàn văn Vươn liên tục gửi thư kêu cứu khắp nơi hy vọng được xét xử công bằng. Gia đình đang rất lo lắng, vì bị truy tố với các tội danh mà họ cho là quá nặng nề và bất công.

Sau bức thư ngỏ gửi các trang mạng xã hội hồi đầu tuần này để tố giác bất công, kêu gọi sự ủng hộ của dư luận trong và ngoài nước đối với gia đình trong phiên tòa sắp tới, hôm qua 26/3 bà Nguyễn Thị Thương vợ ông Đoàn Văn Vươn và Phạm Thị Hiền vợ ông Đoàn Văn Quý, tiếp tục gửi một bức thư lên Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam, kêu gọi sự hỗ trợ để gia đình có được công lý và đề nghị Uỷ ban cử quan sát viên tới giám sát phiên tòa.

Vụ gia đình ông Đoàn văn Vươn sử dụng vũ khí chống lại chính quyền Hải Phòng xảy ra từ 05/01/2012. Khi đó chính quyền đã huy động khoảng 100 công an và quân đội tới cưỡng chế hơn 40 ha đất ven biển, trong đó một nửa là đất giao, phần còn lại là do gia đình này suốt 14 năm tự đầu tư đắp đê ngăn biển mở rộng bãi bồi làm đầm nuôi thủy sản. Hậu quả : 4 công an và 2 bộ đội bị thương, nhà ở của anh em Đoàn Văn Vươn bị phá hủy hoàn toàn.

Vụ việc đã gây chấn động dư luận trong ngoài nước. Một số quan chức chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế cũng đã bị cách chức hoặc truy tố, đang chờ xét xử trong một phiên tòa khác vì tội hủy hoại tài sản và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Hải Phòng ký ngày 4/1/2013, bốn người trong gia đình bị truy tố tội giết người là ông Đoàn Văn Vươn, em ruột Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sinh và người cháu Đoàn Văn Vệ. Ngoài ra, vợ ông Đoàn Văn Vươn, bà Nguyễn Thị Thương và bà Phạm Thị Hiền, vợ ông Đoàn Văn Quý đang được tại ngoại, bị truy tố tội chống người thi hành công vụ. Với tội danh giết người, theo luật hình sự Việt Nam các bị cáo có thể bị kết án từ 12 năm đến chung thân hoặc tử hình.

Gần đến ngày xử, gia đình ông Đoàn văn Vươn đang rất hoang mang « lo lắng không biết công lý có được thực thi và thật sự có được sáng tỏ ».

Trả lời phỏng vấn RFI, bà Nguyễn Thị Thương cho biết :  
.


Nguồn: RFI Việt ngữ. 
_________________________ 

Trong một diễn biến khác, chiều 26.3, cụ bà Trần Thị Mạp đã tới Giáo xứ Thái Hà để xin lễ cầu nguyện cho gia đình. Dự kiến, Giáo xứ Thái Hà sẽ tổ chức lễ thắp nến cầu nguyện cho gia đình Phê rô Đoàn Văn Vươn vào hồi 18h30 ngày Chúa nhật, 31.3.2013. 

Sáng 27 tháng 3, cụ bà Trần Thị Mạp đã tới Báo Nhân Dân và một số cơ quan báo chí tại Hà Nội để đưa thư kêu cứu 

Trả lời của Gs Nguyễn Huệ Chi về bài viết của anh Nguyễn Đắc Kiên



Nguyễn Huệ Chi (BVN) - “Nói lên mối thông cảm với ông Nguyễn Đình Lộc là một tình cảm chân thật của tôi, vì tôi nghĩ một người từng giữ chức vị như ông mà nay tự nguyện đặt bút ký vào một Kiến nghị yêu cầu dân chủ hóa như Kiến nghị 72 là không dễ dàng gì và cũng do đó hiện đang ở trong một trạng thái phải chịu những tác động tâm lý không thoải mái gì, thế mà vẫn không rút chữ ký thì chứng tỏ việc đặt bút ký tên của ông không phải là một việc bất chợt hứng lên, hay bị ai lôi kéo, trái lại ông đã nghĩ chín chắn. Đó là thêm một hiện tượng phản tỉnh đáng mừng về nhận thức trong hàng ngũ vốn là quan chức cỡ bự của Việt Nam.

“Tôi cũng thành tâm mong gắn kết khối đoàn kết của phong trào dân chủ vốn còn non yếu trong tình thế hiện nay, điều đó hay hơn là vừa nghe lời phát biểu của vị cựu Bộ trưởng Tư pháp – mà mình chưa rõ lý do đích thực vì sao và có xảo thuật gì không trong cách phỏng vấn ông của truyền thông nhà nước vốn chưa bao giờ thiếu xảo thuật – liền vô tình hay hữu ý đẩy ông ta trở lại tư cách “ông quan” chứ không cho ông cơ hội phát huy tư cách “làm dân” nữa – để ông phải tiếp tục bảo vệ bằng chết những điều nó từng trói buộc dân tộc này đã bao nhiêu năm khiến đất nước ngày thêm suy thoái, xuống dốc không phanh. Như thế hỏi có ích gì hay không? 

“Một phong trào muốn tiến lên thì phải có những người có tầm nhìn, biết tạo sự đồng tâm, gây niềm tin cho quần chúng, chấp nhận mọi khác biệt và tìm được mẫu số chung giữa những khác biệt, chứ nếu khăng khăng đưa ra một tiêu chí cứng nhắc theo ý riêng nào đấy thì chưa họp đã tan ngay thôi. 

“Tất nhiên, cần hiểu cho rằng tôi không trả lời phỏng vấn về người khác cốt để nói thay “tâm sự” của mình, và cũng không có ý muốn hành xử như ông Lộc. Bản thân tôi, nếu đi trong đoàn đưa Kiến nghị, tôi sẽ không đề nghị cử ông Lộc làm trưởng đoàn, mà cử một người khác có trí tuệ nhưng là một trí thức tự do và tuyệt không từng có địa vị gì trong Nhà nước cả, như thế thoải mái hơn và cũng biểu hiện sự dứt khoát hơn về con đường dân chủ mà mình theo đuổi. Chọn “trí thức cận thần” trước sau vẫn là một sách lược đấu tranh theo kiểu mong bề trên… cởi mở. Từ lâu trang mạng BVN đã không làm thế. Tuy nhiên, đã ở trong phong trào thì phải biết gắn bó và đoàn kết với nhau – vì cách làm thì có thể ta không tán đồng nhưng người làm lại xuất phát từ ý tốt, hơn nữa dù nhiều dù ít cách nào cũng góp phần dấn thêm một bước tới đích.

Thêm một trò bịa đặt, dối trá trắng trợn của Đài Truyền hình Việt Nam


 Những đợt sóng lòng dân, hoảng hốt chống đỡ
Trước làn sóng hưởng ứng Kiến nghị của 72 nhân sĩ, trí thức đất nước về Hiến Pháp, nhà cầm quyền CSVN đã hết sức hoảng sợ và lúng túng. Đạp vào miệng Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội rằng “không có vùng cấm” trong góp ý, Nguyễn Phú Trọng đã hăm dọa nhân dân cả nước rằng đó là “suy thoái đạo đức, chính trị”. Trả lời cho Nguyễn Phú Trọng, một nhà báo nhà nước – Nguyễn Đắc Kiên đã khẳng định việc vứt bỏ nội dung điều 4, thành lập một nhà nước dân chủ, tiến bộ là nguyện vọng của nhân dân. Đồng hành với Nguyễn Đắc Kiên, phòng trào Tuyên bố Công dân Tự do đã thu hút hàng ngàn người đồng loạt ký tên.
NgoclongkyKiennghiHP
Giáo dân Xứ Ngọc Long, GP Vinh nô nức ký tên vào bản Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp của nhân sĩ trí thức. Hình Nuvuongcongly.net
Chưa hết, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đưa ra một văn bản Nhận định và Góp ý. Văn bản của HĐGMVN đã thẳng thắn nêu rõ những vấn đề cơ bản cần có trong một bản Hiến pháp để đáp ứng đầy đủ quyền con người và đưa xã hội phát triển đi lên. Văn bản đó khẳng định nguyện vọng của 8 triệu người Công giáo và đông đảo nhân dân Việt Nam: Vứt bỏ nội dung điều 4 quy định sự lãnh đạo của Đảng CS, vứt bỏ tà giáo Mác – Lênin đã làm băng hoại dân tộc, đưa đất nước đến chỗ suy vong và nô lệ như hiện nay. Một bản văn hết sức súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu và diễn đạt đầy đủ các yếu tố, tâm tư nguyện vọng của mình.
Văn bản của HĐGMV như tiếng sét giữa trời quang, làm nức lòng nhân dân, tín hữu và tu sĩ trong và ngoài công giáo. Giáo dân, giáo sĩ Việt Nam hết sức phấn khởi trước văn bản này của HĐGMVN và hưởng ứng khắp nơi. Không chỉ có giáo dân, giáo sĩ mà đông đảo nhân dân, trí thức Việt Nam đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và nhất trí với văn bản này ngày càng rộng khắp.
Hoảng hốt trước tiếng nói không khoan nhượng ngày càng rộng rãi của nhân dân. Đặc biệt là sự thống nhất, khảng khái của HĐGMVN, hệ thống tuyên truyền Hà Nội đã giở nhiều ngón nghề tinh vi nhằm hạ thấp sự đồng thuận và lừa bịp dư luận. Một trong những chiêu trò đó là dùng truyền thông đánh phá trực diện các nhân sĩ, trí thức đã đau đáu vì đất nước, trăn trở vì vận mệnh dân tộc mà bất chấp hiểm nguy nói lên nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Mặt khác ra sức bịa đặt, khai thác những chiêu trò bẩn thỉu nhằm tuyên truyền, nhồi nhét sự dối trá cho cả đất nước, dân tộc này.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Truy tố ông Đoàn Văn Vươn: Bất ổn trong căn cứ pháp lý


Nguyễn Trang Nhung (Dân Luận) - Tháng Tư tới đây, ông Đoàn Văn Vươn, nhân vật trung tâm trong vụ án cưỡng chế đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng sẽ bị đưa ra xét xử về tội giết người, cụ thể là giết người thi hành công vụ, theo điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự [1].

Đã có nhiều tranh cãi về căn cứ pháp lý này. Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu có thỏa đáng hay không khi căn cứ này bất ổn ngay từ tiền đề 'người thi hành công vụ'?

Bất ổn thứ nhất: Không đúng 'người'

Bộ luật Hình sự hiện hành (1999) cùng các văn bản hướng dẫn của nó, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính không giải thích thế nào là ‘người thi hành công vụ’. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29.11.1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự 1985: "Người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ (như tuần tra, canh gác...) theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội". [2]

Qua định nghĩa trên, có thể xác định ‘người thi hành công vụ’, tức lực lượng cưỡng chế trong vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, chủ yếu là ‘những công dân được huy động làm nhiệm vụ theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền’, bên cạnh một số ít ‘người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước’.

Khi vụ cưỡng chế xảy ra vào ngày 5/1/2012, trong lực lượng cưỡng chế hơn 100 người có cả bộ đội. Điều này làm dấy lên một băn khoăn là liệu sự tham gia của bộ đội có phù hợp với tính chất vụ việc, vốn là một vụ cưỡng chế hành chính thông thường?

Về nguyên tắc, bộ đội không được phép trực tiếp tham gia các vụ việc không thuộc chức năng và nhiệm vụ của mình. Sự tham gia của bộ đội trong những trường hợp như vậy chỉ được phép khi diễn biến của vụ việc nằm ngoài khả năng kiểm soát của công an và các lực lượng vũ trang khác. Trong vụ án Đoàn Văn Vươn, bộ đội xuất hiện trong lực lượng cưỡng chế ngay từ đầu, tức là khi chưa có gì xảy ra để cho thấy diễn biến của vụ việc nằm ngoài khả năng kiểm soát của công an và các lực lượng vũ trang khác cả.

Cuộc chiến "sửa đổi hiến pháp"


Trần Hoàng Lan (Danlambao) - Đây là cuộc chiến ngôn luận nhưng một bên ngoài việc tự tung tự tác trên hệ thống truyền thông "lề đảng" khổng lồ, còn sẵn sàng đưa cả quân đội, công an vào cuộc, thậm chí "hy sinh" cả uy tín của lãnh đạo để đạt được mục đích. Chẳng cần phải chờ tới 9/2013 thời hạn cuối cùng của góp ý, sau đó quốc hội sẽ tập hợp, cho ra đời hiến pháp 2013 mà ngay từ bây giờ có thể khẳng định đảng đã đạt được mục đích, giành được "thắng lợi" trong cuộc chiến trên. Nhưng nó chưa kết thúc vì những người "thua trận" vẫn tiếp tục thức tỉnh dân tộc, danh sách ký tên vào "kiến nghị 72" vào "tuyên bố của các công dân tự do" vẫn tiếp tục nối dài... Tới đủ để bắt đầu cho cuộc chiến lật đổ chế độ độc tài, thay hiến pháp 2013 bằng một hiến pháp mới theo đúng nghĩa...

*

Vốn coi hiến pháp là để "thể chế hóa đường lối lãnh đạo" nên cứ mỗi lần chuyển "giai đoạn cách mạng" đảng cộng sản Việt Nam lại sửa đổi hiến pháp cũ thành hiến pháp mới với lý do để "phù hợp với tình hình nhiệm vụ". Vì vậy kể từ khi giành được chính quyền tới nay họ đã có tới 4 hiến pháp. 

Giành được chính quyền vào tháng 8/1945 vì cần tập hợp nhân tài, vật lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp và muốn thế giới công nhân chính thể mới nên hiến pháp 1946 mang dáng dấp của một hiến pháp dân chủ tiến bộ ra đời. 

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, giành quyền kiểm soát miền Bắc theo hiệp định Giơ ne vơ, được các nước trong phe XHCN công nhận, bắt đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiến đánh miền Nam thì hiến pháp 1946 "không phù hợp" nữa được thay thế bằng hiến pháp 1959. 

Tháng 4/1975 thôn tính xong miền Nam thống nhất đất nước. Vừa kiêu căng tuyên bố "đất nước vĩnh viễn sạch bóng quân xâm lược" thì cuộc chiến ở biên giới Tây Nam diễn ra và 4 năm sau Việt Nam bị chính người đồng chí "môi hở răng lạnh" phản bội bằng hành động gây ra cuộc chiến tranh đẫm máu ở biên giới phía Bắc. Trong tình thế đó Đảng cộng sản Việt Nam đã liên kết toàn diện, tuyệt đối với Liên Xô thách thức Trung Quốc. Gọi là sửa đổi của hiến pháp 1959 nhưng thực chất hiến pháp 1980 là sao chép hiến pháp của Liên Xô trong đó điều 4 quy định đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo xã hội vốn là điều 6 của hiến pháp này. Đặc biệt trong lời nói đầu còn ghi rõ kẻ thù là bọn bá quyền Trung Quốc.

Dự thảo sửa đối Hiến pháp 1992, thực chất chỉ là xảo thuật chính trị

 27/03/13

VRNs (27.03.2013) – Texas, USA – Ngày 24.03.2013, tại thành phố Houston, Câu lạc bộ luật khoa Việt Nam đã ra bản Tuyên bố về việc sửa đổi Hiến Pháp đang diễn ra tại VN. Tuyên bố này ủng hộ ý kiến của các trí thức và các tổ chức tôn giáo trong và ngoài nước đã lên tiếng, đồng thời chỉ rõ: “Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp đã giữ lại Điều 4 Hiến Pháp, cũng như chỉ sửa chứ không đổi trong những điều khoản khác, đều nhằm tiếp tục củng cố sự độc tôn, độc quyền thống trí cho đảng Cộng sản Việt Nam, trong một chế độ độc tài toàn trị.Vì vậy, chỉ xét riêng Điều 4 Hiến Pháp cũng đã đủ cho thấy ý đồ của nhà cầm quyền hiện nay tại Việt Nam là phủ định tất cả những nguyên tắc điều hành chính quyền và sinh hoạt chính trị trong một chế độ dân chủ pháp trị, tước đoạt tất cả các quyền tự do dân chủ, nhân sinh và nhân quyền căn bản, vốn là những quyền tự nhiên, thiêng liêng, bất khả xâm phạm và càng không thể là ân huệ của nhà cầm quyền ban cho người dân”.
VRNs xin giới thiệu Tuyên bố này để quý độc giả được tường.
————

TUYÊN BỐ CỦA CÂU LẠC BỘ LUẬT KHOA VIỆT NAM

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP CỦA CHẾ ĐỘ ĐƯƠNG QUYỀN TẠI VIỆT NAM


Trước việc công bố và lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của chế độ đương quyền tại Việt Nam, Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam, một hiệp hội của các cựu sinh viên luật khoa Việt Nam thấy cần tuyên bố những nhận thức và quan điểm sau đây:
1. Hiến Pháp là một văn kiện pháp lý căn bản làm nền tảng xây dựng chế độ chính trị theo đúng ý nguyện của nhân dân, phải được làm hay sửa đổi bởi Quốc Hội gồm các đại biểu do dân bầu trong một cuộc bầu cử tự do,công bằng.
Thế nhưng, bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 dựa trên những bản Hiến Pháp trước đó, đều từ một Quốc hội do đảng Cộng sản cử người ra cho dân bầu, hầu hết là đảng viên Cộng sản, trong các cuộc bầu cử không có tự do và dân chủ. Vì vậy, việc sửa đổi Hiến Pháp lần này vẫn không phải bởi một Quốc Hội do dân và vì dân, mà hoàn toàn do một Quốc Hội của đảng và vì đảng cộng sản Việt Nam, nên đã không đáp ứng đúng ý nguyện của toàn dân. Do đó cả hình thức lẫn nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp đều vô hiệu đối với nhân dân.
2. Trong một chế độ dân chủ pháp trị, chủ quyền quốc gia tối thượng thuộc về toàn dân, với các quyền lợi và nghĩa vụ công dân, tổ chức cơ cấu và nguyên tắc điều hành chính quyền đều được quy định đầy đủ trong Hiến Pháp. Nguyên tắc tam quyền phân lập và tính đa đảng đều được thể hiện trong Hiến Pháp như những phương cách bảo vệ hữu hiệu và thực thi đầy đủ các quyền dân chủ, dân sinh và nhân quyền căn bản cho mọi công dân. Nhân dân là chủ thể Đất nước. Chính quyền trong đó có quân đội là công cụ của nhân dân, làm việc và hưởng lương bổng của dân, chỉ có trách nhiệm phục vụ nhân dân và trung thành tuyệt đối với Tổ Quốc.
Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp đã giữ lại Điều 4 Hiến Pháp, cũng như chỉ sửa chứ không đổi trong những điều khoản khác, đều nhằm tiếp tục củng cố sự độc tôn, độc quyền thống trí cho đảng Cộng sản Việt Nam, trong một chế độ độc tài toàn trị.Vì vậy, chỉ xét riêng Điều 4 Hiến Pháp cũng đã đủ cho thấy ý đồ của nhà cầm quyền hiện nay tại Việt Nam là phủ định tất cả những nguyên tắc điều hành chính quyền và sinh hoạt chính trị trong một chế độ dân chủ pháp trị, tước đoạt tất cả các quyền tự do dân chủ, nhân sinh và nhân quyền căn bản, vốn là những quyền tự nhiên, thiêng liêng, bất khả xâm phạm và càng không thể là ân huệ của nhà cầm quyền ban cho người dân.

Bài đăng phổ biến