Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

VIDEO BIỂU TÌNH CHỐNG GIẶC TẦU CỦA ĐỒNG BÀO NGƯỜI VIỆT TẠI HOA KỲ NGÀY 7/6/2013
















Video và hình ảnh người Việt ở Nam Cali biểu tình chống Tập Cận Bình 07-06-2013

 WESTMINSTER, CA - Đúng 8 giờ sáng ngày 7 tháng Sáu nhiều đồng hương gốc Việt đã tụ tập ở điểm hẹn chùa Điều Ngự, thành phố Westminster, Nam California, để cùng lên đường đến Palm Springs, biểu tình khẳng định chủ quyền, chống Tập Cận Bình - Trung cộng hung hăng gây hấn mưu đồ xâm chiếm biển đảo của Việt nam.....


Đồng hương tập họp trước tại chùa Điều Ngự trước giờ khởi hành. 07-06-2013

Với những khuôn mặt rạng rỡ, người trẻ thì tay cầm biểu ngữ, ngực đeo máy ảnh, lưng mang backpack, các vị lớn tuổi hơn, có người chân không vững lắm, phải lậm chậm dựa theo chiếc xe giúp người chân yếu mà đi.




Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

“Cửa quan thì cửa quyền!”

“Cửa quan”

Sáng nay (7/6/2013), các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế tiếp tục cuộc hành trình đi tìm công lý.

Tại Trụ sở Thanh tra Chính phủ - địa chỉ Lô D29, Khu Đô thị mới, Yên Hòa, Cầu Giấy – vừa trông thấy các linh mục xuống xe, một nhân viên bảo vệ lập tức xông tới quát nạt, lớn tiếng yêu cầu các linh mục, tu sĩ dời khỏi trụ sở.

Sau khi nghe các linh mục ôn tồn giải thích cán bộ nhân viên phải lịch sự, tôn trọng và có trách nhiệm hướng dẫn dân, thì một nhân viên bảo vệ khác ngăn nhân viên kia lại và hướng dẫn các linh mục tới Văn phòng Tiếp dân của Thanh tra Chính phủ, số 1, Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, vì –như người này nói, tại Hà Đông, Thanh tra Chính phủ “có một Cục nó nằm ở đó”?

Theo hướng dẫn, các linh mục, tu sĩ, lập tức tới số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông. Đây là nơi các cơ quan của Chính phủ dùng để tiếp các dân oan. Đoàn các linh mục, tu sĩ, vừa xuất hiện, thì ngay lập tức một số an ninh mặc thường phục lượn lờ, quay phim, chụp ảnh.

Các dân oan lần đầu nhìn thấy một đoàn các linh mục tu sĩ đông đảo đã tỏ ra phấn khích. Hàng chục dân oan bật dậy, thi nhau kể nỗi oan khiên của mình. Phần lớn trong số họ là dân oan đến từ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Một số từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Thâm niên có người đã khiếu kiện trên 30 năm. Có những cụ già vác đơn đi kiện từ lúc mái tóc còn xanh nay đầu tóc đã bạc trắng. Có người là mẹ liệt sĩ, con cháu các gia đình có công với cái gọi là “cách mạng”.

Họ nói: “Các cha, các thầy ở đâu tới? Các cha nhớ ở đây không có Bao công. Ở đây chỉ có bao che”.

Một nhân viên bảo vệ, khi được hỏi đã làm việc bao lâu, thì anh cho biết, anh là người thâm niên, nhưng cũng mới chỉ làm việc được một năm. Anh nói, ở đây căng thẳng lắm, vì quá nhiều nỗi oan khiên?

Sau một hồi làm các thủ tục, đoàn các linh mục được ông Nguyễn Hồng Điệp, Vụ trưởng Vụ Tiếp dân của Thanh tra Chính phủ, cùng hai viên được giới thiệu thuộc Ban Dân nguyện của Quốc hội, đón tiếp và hướng dẫn, với kết luận: “Vụ việc của giáo xứ Thái Hà vẫn đang thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố Hà Nội. Chúng tôi đã điện thoại cho Thanh tra Hà Nội và yêu cầu họ sớm có câu trả lời cho các linh mục”.

Chúng tôi ra về trong sự dò sét của các nhân viên an ninh.

Câu nói của những dân oan: “Ở đây, không có Bao công, chỉ có bao che” và câu nói của ông Vụ trưởng “vụ việc vẫn đang thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội”, cho thấy tại sao có những người dân 30 năm đi khiếu kiện mà không có kết quả nào.

Một câu nói chợt lóe lên trong đầu: “Cửa quan thì cửa quyền!”


Xem ảnh:



Vừa trông thấy các linh mục xuống xe, một nhân viên bảo vệ lập tức xông tới quát nạt,
 lớn tiếng yêu cầu các linh mục, tu sĩ dời khỏi trụ sở


LINH MỤC, TU SĨ THÁI HÀ ĐI KÊU OAN



Tin Hà Nội - Hôm thứ ba vừa qua, một nhóm linh mục và tu sĩ tu viện Thái Hà thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã đến trụ sở của Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam để gửi đơn kêu oan. Trước đó vào tháng 5, một nhóm linh mục và tu sĩ, đại diện tu viện Thái Hà cũng đã đến trụ sở Ban Tôn Giáo nhà nước đề nghị cơ quan này can thiệp, buộc nhà cầm quyền thành phố Hà Nội ngưng đập phá những tài sản mà họ đã mượn của tu viện Thái Hà và hoàn trả những tài sản mà họ đã mượn. Tuy nhiên một số nhân viên của Ban Tôn Giáo đã từ chối tiếp chuyện với lý do lãnh đạo của họ đi công tác. Cho tới nay, đơn khiếu nại của tu viện Thái Hà gửi Ban Tôn Giáo nhà nước chưa có hồi đáp. Trước năm 1954, tu viện của Dòng Chúa Cứu thế ở Thái Hà, Hà Nội, sở hữu 61,000 thước vuông đất và nhiều công trình trên đất.
Sau năm 1954, nhà cầm quyền Hà Nội vừa chiếm vừa mượn nên hiện nay, khuôn viên của tu viện Thái Hà chỉ còn 2700 thước vuông đất. Dựa trên các văn bản mà nhà cầm quyền từng gửi tu viện Thái Hà để hỏi mượn đất, các linh mục, tu sĩ của tu viện Thái Hà và sau đó có thêm giáo dân của giáo xứ Thái Hà đã nhiều lần yêu cầu nhà cầm quyền hoàn trả những tài sản họ đã mượn. Không những không trả, đảng Cộng sản còn cho phép cắt đất đã mượn ra thành một số lô để bán và cho mướn. Quan sát các diễn biến trong vụ tranh chấp chấp vừa kể, người ta tin rằng, áp lực của hàng ngàn giáo dân, biểu hiện qua việc thắp nến cầu nguyện, xếp hàng đi từ nhà thờ Thái Hà đến trụ sở tòa án, công khai bày tỏ sự ủng hộ tám bị cáo đã khiến nhà nước lúng túng không dám đàn áp thẳng tay. Chưa rõ lần này, chính quyền Việt Nam và chính quyền thành phố Hà Nội sẽ hành xử thế nào, sau khi tu viện Thái Hà tiếp tục cử đại diện đi kêu oan theo đúng trình tự và qui định pháp luật hiện hành.


Cháy lớn tại khu vui chơi thiếu nhi Mỹ Đình, Hà Nội.

Vào khoảng 7h45 sáng nay (7.6), tại cung thiếu nhi, khu vui chơi giải trí gần cung thể thao dưới nước, đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình - Hà Nội xảy ra một vụ cháy lớn. Sau khi đám cháy bùng phát, có ít nhất hai xe cứu hỏa đã có mặt kịp thời để dập tắt đám cháy.
Đến 8h10 sáng nay, đám khói vẫn bốc lên cao hàng chục mét từ khu vực trên. Xung quanh khu vực cháy, rất đông người dân hiếu kỳ đứng xem khiến giao thông tắc nghẽn cục bộ.

Theo quan sát của PV Lao Động điện tử cho thấy, đám cháy đã thiêu rụi nhiều đồ chơi trẻ em, bàn ghế nhựa...

Đến thời điểm 9h30', đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn. Tuy nhiên, các phóng viên có mặt tại hiện trường không thể vào trong để ghi hình vì công an và lực lượng bảo vệ ngăn cản.

Tại hiện trường, các lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy.

Lao Động điện tử sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ cháy.

Dưới đây là một số hình ảnh từ vụ cháy.


Phương Bích: LÒNG TIN CHỈ LÀ MỘT CANH BẠC ?

Lòng tin chỉ là một canh bạc?
Phương Bích

Gần đây, truyền thông nhà nước có vẻ mạnh dạn đưa tin về các vụ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trên biển Đông, các vụ tấn công ngư dân ngay trong lãnh hải... Nhưng chỉ đơn thuần là đưa tin, chứ không hề cho người dân thấy một biện pháp tích cực, mang tính quyết liệt nào ngoài “võ mồm”. Dân chán nghe cái câu “cực lực phản đối” và “yêu cầu” của Bộ ngoại giao lắm rồi. Nhìn sang dân và lãnh đạo nhà anh Philipin mà thèm.


Thế nên nhiều người hậm hực lắm, khi thấy cái thằng hàng xóm to xác nó cứ ngang ngược quá thể. Có lẽ không ngư dân nước nào khổ như ngư dân nước mình. Cứ lầm lũi, đơn độc trước gã kẻ cướp bần tiện, tham lam. Ông chủ tịch nước thì nói ngon ơ rằng biển ta, ta cứ đánh bắt. Còn đánh bắt thế nào thì mặc mẹ chúng này. Lũ kẻ cướp nó đánh, bắt ngư dân của ông thì ông cứ tảng lờ.


Hay thật! Ít ra cũng phải triệu đại sứ lên, trao công hàm cho nó ra dáng phản đối, chứ cứ để anh Nghị ngồi phản đối vặt thì chán lắm.

Khi có lời kêu gọi biểu tình trên mạng, suốt mấy ngày sau đó lòng dạ tôi cứ bời bời. Không thể biết được điều gì sẽ chờ đón những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Nhà cầm quyền sẽ nhất định đàn áp biểu tình hay là ngầm bật đèn xanh? Có người nói, thực ra họ cũng đang cần mình biểu tình lắm đấy chứ. Nhưng đặt lòng tin vào họ thì khác gì đánh bạc?


Không đi thì không đành, bỏ mặc những người khác ngoài đó sao được. Thôi thì đã xác định đi là chấp nhận tất cả. Đến ngày đến giờ, tôi khăn gói đồ lề, lặng lẽ chuồn ra khỏi nhà. Trước đó, mấy anh em có nguy cơ bị chặn than thở với nhau khi tìm cách trốn nhà: Cứ như là đi hoạt động cách mệnh vậy! Đến khổ. 


Hóa ra chỉ có dăm ba người là bị chặn. Bác Khánh chồng bác Trâm cũng bảo đã trốn trước mấy ngày rồi. Thêm JB Nguyễn Hữu Vinh cũng bị chặn nhưng vẫn thoát được mới tài. Còn lại, tất tật đều thoải mái ra khỏi nhà. Sao mà sướng thế? Ngẫm lại cay đắng. Có mỗi việc được tự do ra khỏi nhà, cũng khiến người ta cảm thấy hạnh phúc được thì quả là đáng buồn. 


Sáng chủ nhật, tôi có mặt tại Bờ Hồ từ sớm. Thấy quang quẻ các bóng áo xanh áo vàng lại bán tín bán nghi. Không lẽ đèn xanh thật? Không lẽ lại phúc đức thế? 


Vừa mới nghĩ vậy thì một em bên cạnh cười khắc khắc, chỉ vào phía đầu đường Hàng Gai, có dăm chú áo xanh đang ngồi trên via hè, cạnh đó là chiếc xe tải nhỏ của cảnh sát.


Nhưng quả thực là không thấy có dấu hiệu đàn áp. Không thấy lực lượng an ninh đứng dày đặc trên đường bao quanh Hồ Gươm. Không thấy các biển cấm quay phim chụp ảnh ở khu vực tượng đài vua Lý. Chỉ lác đác một vài xe cảnh sát loại bán tải đỗ bên lề đường. 


Những người quen nhận ra nhau, chào hỏi bắt tay vui vẻ. Ai đó khều khều tay tôi, ngoảnh ra thì thấy một chị dân oan. Tôi chào lại rồi bảo, biểu tình chống TQ thì không đòi nhà cửa đất cát gì nhé, chị ấy gật gật bảo: OK!


Tôi chả nhớ lúc đó là mấy giờ, chỉ biết ở khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, một số người bắt đầu căng biểu ngữ và hô khẩu hiệu. Đương nhiên đã biểu tình thì phải hô, giống như ngày xưa dân ta hô đả đảo Mỹ xâm lược nước một răng một rắc ấy.


Tôi cũng hô váng lên. Nhìn thấy phía trước là nhà văn Thùy Linh đang chen chân với các tay máy, vừa chụp ảnh vừa hô: đả đảo!


Hô chừng dăm phút thì mọi người bắt đầu đi diễu hành về phía Thủy Tạ. Ai đó đưa cho tôi một tờ giấy A3 ghi dòng chữ Tàu khựa cút khỏi biển Đông. Mới đi được vài chục mét, qua nhà hàng Thủy Tạ thì tiếng huyên náo nổi lên xung quanh. Những gã thanh niên lao vào đoàn người giật tất cả những khẩu hiệu mọi người cầm trên tay. Cái khẩu hiệu trên tay tôi vụt biến mất sau khi một gã lướt qua. Một số tên huơ tay, miệng la to: không được chụp ảnh! - thật ngu xuẩn.


Phải nói cái âm thanh huyên náo và hình ảnh cướp giật rất bạo lực đối với tôi thực sự kinh khủng. Nó khiến máu bốc lên đầu, cổ họng thì thắt lại, tim đập chân run. Run là vì căm giận chứ không phải sợ hãi. Ba bốn gã thanh niên đang túm lấy Phương Anh, vợ của Lê Anh Hùng, nhưng người phụ nữ bên cạnh cứ ôm cứng lấy cô ấy. Hai người phụ nữ bị giằng giật rất hung bạo, tôi không đủ sức mạnh để chen vào hỗ trợ họ, chỉ biết la to: Không cần, cứ để cho chúng lấy! Bản thân những chiếc áo No-U chẳng phải đã là khẩu hiệu rồi sao? Viết đến đây tôi chợt nghĩ, nếu những người biểu tình viết những dòng chữ chống quân xâm lược lên cánh tay, như cha ông ta từng thích chữ “Sát Thát” thì chúng cướp giật kiểu gì đây?


Bên cạnh đó, cựu chiến binh, blogger Nguyễn Anh Dũng cũng bị một đám hung hãn bao quanh, cố giằng cái khẩu hiệu trong tay người lính già. Khi cơn huyên náo lắng xuống, tấm khẩu hiệu trên tay người lính chỉ còn lại một mẩu giấy nhăn nhúm – phần nằm trong lòng bàn tay bác ấy. Bác ấy vừa đi vừa giơ cao đoạn giấy rách nham nhở trên đầu, giống như hình hài nham nhở của đất nước, đang bị đủ các thứ giặc xâu xé…


Đoàn người lại tiếp tục lặng lẽ đi. Không có khẩu hiệu trên tay thì tôi giơ hai nắm đấm lên trên đầu. Mọi người truyền tin cho nhau, một số người đã bị bắt lên xe buýt ở ngay khu vực Thủy Tạ (trong đó có cả nhà văn Thùy Linh), nghĩa là mới bắt đầu xuất phát thôi.


Lúc này tiến sĩ Nguyễn Quang A xuất hiện với chiếc áo No-U. Mọi người hồ hởi bắt tay tiến sĩ. Tôi cũng chen vào bắt tay bác ấy. Cảm động lắm khi trong lúc nước sôi lửa bỏng thế này, mà thấy bóng một nhân sĩ trí thức xuất hiện cùng mọi người.


Khi chúng tôi đi về phía Tràng Tiền, đám cô hồn vẫn lầm lũi đi bên cạnh. Dưới lòng đường là chiếc xe buýt kềnh càng chầm chậm lăn bánh.


Người biểu tình đúng là chưa có kinh nghiệm. Họ đi rất nhanh hay vì tôi đau chân? Tôi tụt dần lại phía sau. Đến đoan Hàng Khay, chiếc xe buýt đột nhiên rồ ga chạy nhanh về phía trước. Đám cô hồn chạy túa theo. Lại bắt người rồi! Quay ra tìm bạn bè trong đám người còn lại, chả thấy ai!


Gọi điện cho cựu chiến binh Phan Trọng Khang, người đi cùng tôi ban sáng. Giọng anh cười nhẹ nhàng: 


- Anh đang qua sông Đuống!


Tôi đã quen với việc này. Lòng bình thản nghĩ về chặng đường tới sang Lộc Hà. Sức tôi đàn bà, chỉ cần chạm vào chúng là bắn văng ngay ra, nên có cố xông vào cứu đồng đội cũng chả được. Tôi và chị bạn đi theo tay an ninh Phường ra chỗ lấy xe để cậu ta đèo về (chắc chưa thấy tôi về, phường họ chưa yên tâm – bài Không thể để đảng và nhà nước lo được). Dọc đường gặp cụ giáo sư già Ngô Đức Thọ. Muốn khóc quá! 

CHÙM ẢNH SÁNG CHỦ NHẬT, NGÀY 2/6 TẠI HỒ GƯƠM

Vườn hoa Lý Thái Tổ sáng chủ nhật - ngày 2/6/2013

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Tướng Vịnh sang Tàu, mang quà chầu Bắc Kinh


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sắp đi Trung Quốc?

Bảng Đỏ (Danlambao) - Hôm 5/6/2013, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cùng đoàn quan chức cao cấp bộ quốc phòng Việt Nam đã sang Trung Quốc tham dự cuộc ‘Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc’. Buổi ‘đối thoại’ diễn ra sau đúng 3 ngày xảy ra sự kiện nhà cầm quyền CSVN đàn áp man rợ cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược của nhân dân yêu nước (2/6/2013).

Đây là buổi đối thoại lần thứ 4 nhằm mục đích “xây dựng lòng tin chiến lược quốc phòng” của quan chức quân đội hai nước cộng sản. 

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã có buổi ‘đối thoại’ với người đồng nhiệm phía TQ là Trung tướng Thích Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Cũng cần nhắc lại, tại buổi ‘đối thoại’ diễn ra vào tháng 8/2011, chính thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã khẳng định với phía TQ về "chủ trương kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam". Khi ấy, tướng Vịnh đã cam kết sẽ "không tái diễn" những cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam.

Với hành vi trấn áp khốc liệt cuộc biểu tình yêu nước tại Hà Nội hôm 2/6, đây sẽ là một món quà thể hiện sự thần phục của đảng cộng sản Việt Nam trong chuyến đi yết kiến thiên triều của Nguyễn Chí Vịnh.

Tại buổi ‘đối thoại chiến lược quốc phòng’ hôm 5/6/2013, tướng Vịnh nói rằng việc hợp tác giữa quân đội Việt Nam – Trung Quốc sẽ ‘có tác dụng rất lớn trong việc định hướng dư luận hai nước’

Liên quan đến vấn đề Biển Đông, trích lời tướng Vịnh, bản tin của TTXVN có sử dụng các cụm từ khá đặc biệt và gây chú ý như: “hiệp thương hữu nghị, xuất phát từ “tầm cao chiến lược,” “đại cục” trong quan hệ song phương”… 

Người đồng nhiệm phía TQ là trung tướng Thích Kiến Quốc cho biết: Trong năm 2013, TQ đang sửa đổi thỏa thuận về hợp tác biên phòng, “cố gắng ký trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang”.

Như vậy, từ giờ đến cuối năm, nhiều khả năng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ phải đi Trung Quốc. Đây được dự báo là chuyến đi không dễ dàng cho ông Sang.

Sau buổi đối thoại, quan chức quân đội hai nước cũng đã ký thỏa thuận về việc xây dựng đường dây thông tin điện thoại bảo mật nối thẳng giữa bộ quốc phòng Việt Nam với Trung Quốc. 

Ngày 6/6, thứ trưởng bộ quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh cũng đã đến gặp bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.


Hèn quan đi sứ!


Nguyên Anh (Danlambao) - Truyền thông trong nước đưa tin nhược tướng Nguyễn Chí Vịnh sau hội nghị Shangri-La có chuyến công du thiên triều Trung Quốc và trình làng cho 90 triệu người dân trong nước thấy khuôn mặt của ngài ngầu như là… trái bầu trước sự hồ hởi, hân hoan của bọn giặc cướp nước!


Dân trong nước không lạ gì trước tâm lý bạc nhược của anh em nhà ông, với câu không làm ảnh hưởng tới đại cục cùng với đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân, tướng Vịnh đã cho cả nước thấy những lon lá ông đeo trên ngực chỉ là mấy món đồ chơi rẽ tiền của bọn TQ ban bố cho công lao khuyển mã.

Tại hội nghị Shangri-La ông cũng không khác gì ông anh cùng cha khác mẹ khi phát biểu vuốt đuôi bọn bá quyền như sau:

“Để thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong khu vực, các nước cần tiếp tục xây dựng lòng tin và cách tốt nhất để xây dựng lòng tin vẫn là hành động. Hãy bắt đầu hợp tác từng mặt, rồi từ kết quả hợp tác lại củng cố lòng tin để đi đến hợp tác sâu rộng hơn, trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hơn. Muốn vậy, các nước phải thực tâm hợp tác, đặc biệt là các cường quốc, phải thể hiện rõ quyết tâm, có đầu tư thích đáng, thực hiện cam kết đi đôi với hành động, lấy hành động trên thực tế để chứng minh cho trách nhiệm của mình. Trong quá trình hợp tác, cần lắng nghe dư luận, quyết định trên cơ sở luật pháp quốc tế, có tính đến lợi ích chính đáng của các bên, thể hiện sự bình đẳng, tôn trọng lợi ích của nhau, cũng như tôn trọng lợi ích chung của khu vực. Làm được như vậy sẽ không tạo ra sự khu biệt và không đơn phương giải quyết các vấn đề mang tính khu vực và quốc tế.” [1]

Trong nước nghe cái loa đài truyền thông của bọn bồi bút bưng bô anh em ông ai cũng phì cười vì sự ngây thơ ấu trĩ đến độ phi lý khi giặc nó chiếm hết biển Đông mà không dám vạch mặt chỉ tên đã vậy còn ngây thơ tuyên bố xây dựng lòng tin với một quốc gia không biết lý lẽ!

Một đại tá già bỏ đảng, ông Bùi Tín hiện sống lưu vong bên Pháp đã có bài chỉ trích phát biểu ươn hèn của thủ tướng 3 Ếch:

“Đọc kỹ bài phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng, có thể thấy Bộ Chính trị đảng CS Việt Nam không những đã bỏ ngoài tai những lời khuyên thức thời của những trí thức dân tộc và bỏ qua một cơ hội hiếm có, mà còn phơi bày ra trước cả khu vực Đông Nam Á và trước thế giới một lập trường cực kỳ bạc nhược đáng hổ thẹn. 

Đưa sĩ quan QĐND sang Tàu học cái gì đây?



Vũ Bất Khuất (Danlambao) - Trong lịch sử Việt Nam, chưa có một tướng lãnh, một sĩ quan nào sang Tàu học cả, nhưng họ chưa bao giờ thua trận. Những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc bị thất bại có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chưa bao giờ là nguyên nhân chiến thuật. Trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, dù không được sự chỉ đạo một cách có tâm huyết từ những lãnh đạo cao nhất, nhưng QĐND Việt Nam đã tự thân từ những đơn vi nhỏ nhất, cũng đã giáng trả cho quân thù những đòn chí mạng và loại khỏi vòng chiến hơn phân nửa quân số mà chúng đưa sang. Sự tổn thất của QĐND Việt Nam lúc đó, hầu hết đều do một nguyên nhân duy nhất, thiếu tiếp tế.

Trong tình hình hiện nay, sự căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc càng lúc càng lộ rõ. Sự yếu thế không bắt nguồn từ tương quan lực lượng mà từ thái độ lập lờ, co ro cúm rúm của đảng Cộng Sản Việt Nam. Họ muốn gì khi khi có thái độ như vậy? Lập luận vì “hòa bình và ổn định để cùng phát triển” không thể nào biện minh cho thái độ lập lờ đó và bây giờ lại nãy sinh ra cái khái niệm mơ mơ hồ hồ nữa “niềm tin chiến lược” chẳng những không giải quyết được gì mà còn làm lộ rõ thêm một hành vi mà Những Người Trái Ý chính quyền cộng sản gọi là bán nước. Thực ra, thì cho kẹo CQCS cũng không dám công khai bán nước, dù Tàu khựa rất muốn mua.

Thế thì là cái gì? Chẳng có gì cả? Cộng sản Việt Nam muốn “thiên thu trường trị”. Mà muốn vậy thì chỉ còn một chỗ nương tựa duy nhất là Tàu Cộng. Chỉ có như vậy chúng mới có hành loạt những hành động như dưới đây.

- Sửa đổi Hiến Pháp 1992 để khẳng định vị trí độc tôn của CS trong sinh hoạt chính trị.

- Ngăn trở dự thảo luật “Biểu Tình” để giới hạn tối đa những phản ứng của nhân dân về mặt luật pháp trong việc phản đối những hành vi xâm phạm chủ quyền đất nước của Tàu.

- Trấn áp thẳng tay các thành phần chống đối Tàu cộng bất kể kẻ đó là ai. Nhân dân trong và ngoài nước, kể cả đảng viên của chúng.

- Phó mặc nền kinh tế tụt dốc, thậm chí còn làm cho tụt dốc thêm. Nợ nước ngoài lút đầu vẫn cứ vay thêm để làm công tác “dân vận” nhằm mục đích đánh lạc hướng

- Vận dụng hết công suất hệ thống tuyên truyền nhằm bôi nhọ những người Yêu Nước và bưng bít thông tin.

- Để cho bọn “đặc tình văn hóa” của Tàu Cộng thao túng trong các lĩnh vực văn hóa, tâm linh. Từng bước hủy hoại những công trình mang tính lịch sử. Phổ biến hình ảnh, cờ xí và các loại hình văn hóa Trung quốc cả trên bình diện nhỏ nhất.

Cuối cùng, từng bước khẳng định khái niệm “quân đội trung thành với đảng”, nhằm mục đích biến quân đội thành một đám lâu la như Tàu Cộng biến hồng quân Trung Quốc thành những kẻ bạo tàn với sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989. Việc đưa Sĩ Quan cao cấp sang Tàu tập huấn phải chăng là để học tập kinh nghiệm này, vừa để trấn áp một cách bạo liệt những phản ứng của nhân dân, vừa để tránh những sự kiện quyết tử của QĐND Việt Nam như cuộc chiến 1979 hay ở Trường Sa và đảo Garma.

Mùa vàng trên cánh đồng Văn Giang


Chắc hẳn chúng ta không thể quên ngày 24 tháng 4 năm 2012. 
Tiếng súng nổ không phải từ phía người dân bị cưỡng chế như ở đầm 
nhà Đoàn văn Vươn - Tiên Lãng, mà từ phía lực lượng công an đi cưỡng
 chế đất tại Văn Giang. Biết bao trở ngại từ phía chính quyền gây ra nhằm
 cướp những thửa ruộng "bờ xôi ruộng mật" thành biệt thự - vila.
Máu của bà con nông dân đã đổ, biết bao công lao đã bỏ ra để giữ lại được
 mảnh đất sinh sôi ra hạt thóc hôm nay, không thể kể hết được trong một bài 
viết ngắn này. Nhưng trời đất không phụ công con người!
Hôm nay ngày 06 tháng 06 năm 2013 toàn thể bà con Văn Giang đã xuống 
đồng thu hoạch một vụ lúa bội thu. Theo bà con nói, vụ này bà con đã tập 
trung mua sắm máy móc như máy lồng - máy tuốt lúa - máy bơm và giống
 má để cấy hái trên 10 mẫu ruộng.
Ngày hôm nay đã thu được 7-8 tấn thóc, và bà con sẽ còn thu hoạch trong 
vài ngày tới, sản lượng ước đạt 20 - 21 tấn thóc.
Mời anh chị cô bác ghé qua Văn Giang thăm và chia vui cùng bà con!

Trước tiên xin mời xem qua một số hình ảnh của ngày hôm nay. Những
 giọt mồ hôi của nhọc nhằn nhưng hạnh phúc! (Ảnh do các phóng viên
 NO-U thực hiện)



CHÚC MỪNG VĂN GIANG MỘT MÙA VÀNG BỘI THU TRÊN CÁNH ĐỒNG CƯỠNG CHẾ


Hôm nay, bà con ba xã Xuân Quan, Cửu Cao, Phụng Công, huyện Văn Giang nhộn nhịp vui vẻ đi gặt lúa. Mới ngày nào còn cắm cây mạ non tình nghĩa của bà con Thái Bình chia sẻ với bà con nông dân Văn Giang, đến hôm nay bà con Văn Giang đã có một mùa bội thu trên khu ruộng bị cưỡng chế. Cụ bà Lê Hiền Đức và một số anh chị em ở Hà Nội cũng đã sang gặt với bà con và chia sẻ niềm vui mùa vụ.

Cảnh tượng vui vẻ trên đồng không thể không nhớ đến câu thơ:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!

Những hình ảnh buổi sáng nay, do Lã Việt Dũng gửi từ cánh đồng Văn Giang:


TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI BẢN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP ĐANG TRÌNH QUỐC HỘI


PHẢN ĐỐI DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 
TRÌNH QUỐC HỘI KHÓA XIII TẠI KỲ HỌP THỨ 5 
Ngày 3/6/2013 những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mang chữ ký của 72 người (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã gửi cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và một số Đại biểu Quốc hội bản Phản đối Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 5. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Bauxite Việt Nam

Chúng tôi, những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mang chữ ký trực tiếp của 72 người (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã được trao tận tay Uỷ ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp (UBDTSDHP) ngày 4-2-2013, cùng với những người đã nêu những ý kiến khác với bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được Quốc hội công bố để lấy ý kiến của nhân dân từ ngày 2-1-2013, kiên quyết phản đối bản Dự thảo Hiến pháp ngày 17-5-2013 (DTHP) do UBDTSĐHP trình tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII, vì những lý do sau đây:

1- Về nội dung, trong khi nhân dân mong đợi một sự đổi mới thể chế chính trị theo hướng thật sự dân chủ, tạo sức mạnh cho sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước, thì bản DTHP mới này hầu như không thay đổi so với Dự thảo lần đầu đưa ra lấy ý kiến nhân dân, mà còn có điểm kém hơn, thậm chí thụt lùi rõ nét so với Dự thảo đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 4-2013.

DTHP vẫn khăng khăng bám giữ thể chế toàn trị của một đảng gắn với ý thức hệ và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lênin, một học thuyết tuy đã có vai trò lịch sử nhất định trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc nhưng nay đã bị thực tế chứng minh rõ là không tưởng và có nhiều sai lầm được coi là nguyên lý xây dựng xã hội mới, dẫn tới sự sụp đổ chế độ chính trị-xã hội ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa cách đây hơn hai mươi năm, và vì vậy đã bị loài người tiến bộ bác bỏ.

Việc hiến định sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với xã hội và nhà nước là biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần phản dân chủ; tự nó đã khiến cho những điều ghi trong DTHP về quyền lực của nhân dân và của các tổ chức do dân bầu cũng như các quyền cơ bản của con người và của công dân chỉ là cái vỏ, không có thực chất, như đã thể hiện rõ trong thực tế nước ta nhiều năm qua.

Duy trì sự độc quyền toàn trị của giới cầm quyền nhân danh ĐCSVN chi phối toàn bộ quyền lực nhà nước và hệ thống chính trị là nguyên nhân cơ bản khiến cho đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và đang bị thách thức trầm trọng về nhiều mặt như hiện nay. Sự độc quyền toàn trị cũng là nguyên nhân gốc hủy hoại vai trò lãnh đạo của ĐCSVN.

DTHP đi ngược lại xu thế tiến bộ của loài người về những quan điểm cơ bản của thể chế chính trị trong thời đại ngày nay như quyền lập hiến thuộc về nhân dân, nhà nước tam quyền phân lập, đa sở hữu tư liệu sản xuất kể cả đất đai… Việc giải trình DTHP nhằm phản bác những quan điểm ấy đều theo lối mòn, dựa vào những lập luận giáo điều, khoác cái áo gọi là sự đồng thuận của đông đảo nhân dân.

Trải qua nhiều thập kỷ không nề hy sinh, gian khổ đấu tranh giành độc lập, thống nhất để xây dựng xã hội tự do, dân chủ, dân tộc ta không thể chấp nhận một Hiến pháp phản khoa học, phản tiến bộ và phản dân chủ như vậy.

2- Quá trình tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, như UBDTSDHP trình bày trước Quốc hội, được đánh giá “thực sựlà đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý dân chủ, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trịđã cóhơn 26.091.000 lượt ý kiến góp ý của nhân dân với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức; ý kiến của nhân dân đã được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực”. Nhưng trong thực tế, ai cũng thấy cuộc sinh hoạt chính trị kiểu này mang nặng tính hình thức, áp đặt và quá tốn kém. Mọi ý kiến về những điều cốt yếu khác với quan điểm hoặc ý muốn của cơ quan lãnh đạo đều không được chấp nhận, thậm chí không được công bố và thảo luận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà chỉ bị phê phán, quy kết một chiều. Không những các ý kiến hợp lý mang tính xây dựng của các tầng lớp nhân dân, mà cả một số quan điểm sát thực tế, hợp lòng dân từ phía Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đều bị bỏ qua.

Tóm lại có thể nói rằng: Sự bảo thủ đến ngoan cố của một bộ phận trong giới lãnh đạo đang biến công việc hệ trọng về sửa đổi Hiến pháp thành một màn kịch chính trị.

Chúng tôi mong các đại biểu Quốc hội thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về những điều quan trọng của Hiến pháp đang còn ý kiến khác nhau, yêu cầu UBDTSĐHP và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng với lãnh đạo ĐCSVN và Chính phủ tôn trọng các ý kiến khác với Dự thảo, thẳng thắn công bố các ý kiến ấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức thảo luận thật sự dân chủ, bình đẳng, công khai trên các diễn đàn, qua tranh luận mà xác định chân lý và tạo sự đồng thuận, từ bỏ cách lấy ý kiến theo kiểu áp đặt tư duy, quy kết tùy tiện.

Chúng tôi đề nghị Quốc hội làm mọi việc cần thiết tạo ra sự đồng thuận lớn nhất trong nhân dân theo tinh thần dân chủ về những vấn đề trọng đại cần phải đạt được trong Hiến pháp sửa đổi lần này và sớm quyết định tổ chức trưng cầu ý dân về những vấn đề cốt lõi của Hiến pháp để có thời gian chuẩn bị và làm tốt công việc quan trọng và mới mẻ này. Đất nước đang rất cần một hiến pháp dân chủ để sớm thoát khỏi tình trạng bế tắc đầy nguy hiểm hiện nay, mở ra một thời kỳ phát triển mới vì một Việt Nam độc lập – tự do – hạnh phúc. Vì thế không nên câu thúc về thời gian, mà cần bảo đảm thật sự quyền quyết định của nhân dân đối với Hiến pháp. Nếu làm vội chỉ cốt thông qua DTHP như đã trình Quốc hội thì sẽ là tai họa cho đất nước. Nhân dân trông đợi các đại biểu Quốc hội hãy đại diện cho nguyện vọng của cử tri, nói lên tiếng nói của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp.

Chúng tôi tin tưởng đồng bào trong và ngoài nước nhận rõ việc sửa đổi Hiến pháp lần này là cơ hội thuận lợi để cải cách thể chế chính trị, đòi hỏi phải kiên trì đấu tranh để từng bước dân chủ hóa xã hội, xây dựng một nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân, vì dân, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Quá trình đấu tranh này cũng là quá trình hòa giải, hoà hợp dân tộc, khép lại quá khứ, vượt qua mọi định kiến, hướng tới tương lai của đất nước và dân tộc. Mỗi người chúng ta, tùy theo cương vị và hoàn cảnh của mình hãy góp sức một cách thiết thực và hiệu quả vào quá trình vận động dân chủ bằng các hình thức đấu tranh ôn hòa, công khai, minh bạch.

Chúng tôi mong đợi mọi người có lương tri trong hệ thống chính trị hiện nay nhận rõ sự thật, đứng về phía nhân dân, ủng hộ nhân dân trong sự nghiệp vinh quang và khó khăn này. 

NHIỀU ĐẠI BIỂU QH ĐỀ NGHỊ CHƯA VỘI THÔNG QUA HIẾN PHÁP

Chưa vội thông qua Hiến pháp 
Thứ Tư, 05/06/2013 23:53

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị đưa dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ra khỏi chương trình kỳ họp thứ 6 và đến kỳ họp thứ 7 (năm 2014) mới đưa vào để xem xét thông qua


Ngày 5-6, Quốc hội (QH) thảo luận ở hội trường về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014; điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của QH. .


Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cho rằng nhiều chế định quan trọng
vẫn còn ý kiến rất khác nhau nên chưa vội thông qua dự thảo Hiến pháp Ảnh: BẢO TRÂN


Không đủ thời gian

Nhiều đại biểu (ĐB) QH đề nghị đưa dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dự thảo Hiến pháp) ra khỏi chương trình kỳ họp thứ 6 và đến kỳ họp thứ 7 (năm 2014) mới đưa vào để xem xét thông qua. 

ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) thẳng thắn: "Qua 2 ngày góp ý dự thảo Hiến pháp cho thấy nhiều chế định quan trọng vẫn còn ý kiến rất khác nhau, thậm chí ngược nhau như: chính quyền địa phương, Hội đồng Bảo hiến, viện kiểm sát... Chỉ còn hơn 3 tháng nữa sau kỳ họp này, QH sẽ thông qua nên tôi sợ rằng không đủ thời gian để tổng kết, nghiên cứu hội thảo và kết luận những vấn đề lớn như vậy".

Đồng tình, ĐB Lê Văn Lai (Quảng Nam) đề xuất kéo dài thêm thời gian lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp. "Hiến pháp không chỉ dừng lại trong hội trường này với 500 ĐBQH mà là đại diện cho 85 triệu dân. Nếu QH bấm nút thông qua thì một bản Hiến pháp mới sẽ ra đời nhưng xin nhớ đây là vấn đề hết sức hệ trọng" - ông Lai cảnh báo. 

Luật Biểu tình sẽ ngăn hành vi xấu

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đề nghị bổ sung Luật Biểu tình vào chương trình năm 2014. Theo ông Nghĩa, vấn đề chúng ta đang băn khoăn là có những hành vi lợi dụng quyền biểu tình để làm mất an ninh trật tự, thậm chí vận động chống Đảng, chống nhà nước... "Tôi tin rằng chính Luật Biểu tình sẽ ngăn chặn, đề phòng và chống được những hành vi trên và đáp ứng được quyền hiến định của nhân dân" - ông Nghĩa nhận định. 

Theo ông Nghĩa, từ "biểu tình "không phải mới nghĩ ra mà từ ngày 13-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành một sắc lệnh, trong đó nêu rõ: "Xét quyền tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời, cần xem xét, kiểm soát những cuộc biểu tình để tránh bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến nội trị hay ngoại giao…" và cho phép biểu tình với điều kiện báo trước 21 giờ. "Không cần ban hành ngay Luật Biểu tình trong năm 2014 mà có thể lùi đến năm 2015 hoặc 2016" - ông Nghĩa nói. 

Nhiều ĐB đề xuất đưa thêm vào chương trình một số dự luật mới. ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM) cho rằng cần sớm sửa đổi Bộ Luật Hình sự. "Cử tri bức xúc về tội phạm như Lê Văn Luyện giết cả nhà người ta cướp vàng mà chỉ có thể xử mức án cao nhất là 18 năm tù. Trường hợp đó ít nhất phải 30 năm mới giữ được yên ổn cho xã hội và đời sống của nhân dân..." - ông Đương lý giải.

TƯỚNG VĨNH LÊN TIẾNG VỀ VỤ BẮT GIỮ NGƯỜI BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC 2.6.2013

Sao lại bắt người biểu tình yêu nước!
Nguyễn Trọng Vĩnh

Từ trước đến nay, Trung Quốc làm biết bao nhiêu việc bạo ngược xâm phạm chủ quyền của chúng ta. Gần đây trong tháng 5-2013, họ ngang nhiên đơn phương tuyên bố cấm đánh cá ở Biển Đông một cách phi pháp, đuổi tàu cá Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của mình, dùng tàu 264 đâm thẳng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam tại điểm chỉ cách Đà Nẵng 120 hải lý, gây hư hại mạn tàu và nguy hiểm cho ngư dân trên tàu. 

Ngày 24-5-2013, họ huy động lực lượng của cả ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải mở một cuộc tập trận cực lớn, bắn đạn thật ở Biển Đông, đe dọa Việt Nam chúng ta và các nước Đông Nam Á liên quan.


Trước những hành động ngang ngược ăn hiếp nước ta, cắt đường sinh sống của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ, mọi người Việt Nam yêu nước ai mà không phẫn nộ. Hôm 2-6-2013, những người phẫn nộ biểu tình phản đối Trung Quốc quanh Hồ Gươm lại bị công an bắt đi 20 người, những người biểu tình không có khẩu hiệu nào chống nhà nước, chống Chính phủ, họ chỉ nêu khẩu hiệu phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc thôi. Chính phủ cũng phản đối Trung Quốc về vụ đâm tàu cá của ngư dân Việt Nam kia mà. Sao lại cấm họ phản đối Trung Quốc?! Họ diễu hành hòa bình trật tự trên bờ Hồ, chỉ khi công an xông vào bắt người xô đẩy, lôi kéo mới rối trật tự.

Bắt người biểu tình yêu nước là vi phạm hiến pháp hiện hành. Biểu tình là một trong những quyền công dân được ghi trong Hiến pháp. Lại đưa ra luận điệu là việc đối phó các vụ việc xẩy ra ở Biển Đông đã có lãnh đạo và Chính phủ lo. Chả lẽ ông cha ta nói: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách” là sai à? Dân không được quan tâm đến việc nước à?


Bắt người biểu tình phản đối Trung Quốc xâm hại Việt Nam là dập tắt lòng yêu nước của dân, là không cần dân. Vậy lỡ mà bị nước ngoài cướp nước, cướp đất thì một mình lãnh đạo và Chính phủ chống lại được ư? Bác Hồ đã nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong” kia mà.


Cấm, bắt người biểu tình yêu nước phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, dập tắt tinh thần yêu nước của dân khác nào đánh tín hiệu cho nhà cầm quyền Trung Quốc: “Anh cứ việc, muốn làm gì thì làm, ở đâu cũng được”.


N. T. V.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

 

Nguồn: http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/06/tuong-vinh-len-tieng-ve-vu-bat-giu.html

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

BBC: 'Biểu tình ở VN được tổ chức chưa kỹ'



Cập nhật: 13:53 GMT - thứ tư, 5 tháng 6, 


Biểu tình băng phương thức bất bạo động bên ngoài trại Lộc Hà hôm 2/6/2013
Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc hôm 02/06 và việc chính quyền dùng vũ lực trấn áp người biểu tình được viết lại trên một số trang blog, trong đó đa phần tỏ ra thất vọng với chính quyền vì cảnh trấn áp và không được thể hiện tiếng nói cá nhân một cách hòa bình.
Tiến sỹ Jonathan London, từ đại học City University ở Hong Kong trong blog ‘BấmBàn về những cuộc biểu tình ở Việt Nam nhân ngày 4/6’ đã nhìn vào các cuộc biểu tình ở Việt Nam dưới lý thuyết ‘phong trào xã hội’.
Lấy mốc ngày tưởng niệm thảm sát Thiên An Môn 04/06/1989, ông nhận định rằng các cuộc biểu tình ở Việt Nam ‘chưa nên gọi là phong trào xã hội vì tính tổ chức và tính bền vững của nó chưa rõ ràng’.
Tác giả cho rằng, muốn các phong trào xã hội đạt hiệu quả và bền vững thì ‘phải có tổ chức’, và lý do chính khiến các phong trào này thất bại chính là sự kém cỏi về mặt tổ chức, tuy nhiên trong bối cảnh đàn áp và “có nhiều hạn chế từ mọi phía”, thì việc phát triển và tổ chức phong trào ‘cực kỳ phức tạp’.
Bên cạnh đó, “ít khi các cuộc biểu tình được tổ chức kỹ lưỡng”, và đa số các cuộc biểu tình bắt nguồn từ “những ‘vụ án’ cụ thể, chẳng hạn như cướp đất hoặc ai đó đâm đơn kiện chính quyền hoặc là vấn đề lao động,” nhà nghiên cứu người Mỹ viết.
"Cùng bày tỏ quan điểm về vấn đề biển Đông, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rất thẳng về những vấn đề với Trung Quốc ở biển Đông trong một khách sạn sang trọng ở Singapore trong khi nhân dân ở Việt Nam – một đất nước độc lập tự do – không được phép biểu tình ôn hòa tại đất nước của chính mình"
Jonathan London
Tiến sỹ người Mỹ cũng đưa ra so sánh, cùng bày tỏ quan điểm về vấn đề biển Đông, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “nói rất thẳng về những vấn đề với Trung Quốc ở biển Đông trong một khách sạn sang trọng ở Singapore (một đất nước độc đoán, luôn thích biến công dân thành những người máy chỉ biết phục tùng) trong khi nhân dân ở Việt Nam – một đất nước độc lập tự do – không được phép biểu tình ôn hòa tại đất nước của chính mình.”
“Có một số người cho rằng việc Nguyễn Tấn Dũng có hai ‘đồng minh’ (Ngân và Nhân) bên cạnh ở Bộ Chính trị bao hàm khả năng ông ta có ưu thế.
"Một số người vẫn nghĩ rằng Luật Biểu tình dù đã trở nên mờ nhạt từ năm 2011, giờ có thể được đưa ra thực hiện. Những điều đó, tôi chẳng biết. Nhưng ít khi có thay đổi về thể chế chính trị một chiều từ trên xuống.”
'Chủ đề chính đáng'
Ông Jonathan London mô tả điều ông gọi là "các quyền công dân đã bị vi phạm nghiêm trọng” khi xảy ra việc trấn áp.
Ông cũng mô tả về việc người biểu tình nằm xuống đường để cản trở việc công an đưa những người họ bắt đi là "một hiện tượng chưa từng thấy ở Việt Nam"
Ông Jonathan bình luận về biểu tình ở Việt Nam rằng, “trong bối cảnh chính quyền tăng cường đàn áp, việc tổ chức biểu tình cũng có nguy cơ nhất định của nó".
Ông nhận xét về một đặc trưng trong các cuộc biểu tình ở nước này là phần lớn đều liên quan đến vấn đề biển Đông “vì chủ đề đó được coi là chính đáng lẫn tương đối ‘an toàn’.
Tuy nhiên theo ông thì "sau những gì ghi nhận từ cuộc biểu tình hôm kia, chúng ta thấy chưa ‘an toàn’ đâu".
'Đồng đội'
Trang blog của nhà văn BấmNguyễn Tường Thụy mô tả lại vụ bắt bớ người biểu tình hôm Chủ nhật như sau:
“Hô tại chỗ được vài phút, thì những tiếng còi rít lên, bắt đầu cuộc đàn áp... Nhưng chỉ được vài bước, bọn đàn áp gồm đủ các lại trang phục xông ngay vào bắt người lên xe.”
"Thỉnh thoảng, chúng bắt chừng chục người hốt lên 1 xe bus. Số còn lại không hề nao núng vẫn tiếp tục mang theo những biểu ngữ đã rách nát, đi trong lặng lẽ chứ không hô gì nữa. Cuối cùng, đi như tản bộ chúng cũng đều bắt cho đến khi không còn ai"
“Thỉnh thoảng, chúng bắt chừng chục người hốt lên 1 xe bus. Số còn lại không hề nao núng vẫn tiếp tục mang theo những biểu ngữ đã rách nát, đi trong lặng lẽ chứ không hô gì nữa. Cuối cùng, đi như tản bộ chúng cũng đều bắt cho đến khi không còn ai,” ông viết.
“Trong số những người bị bắt đầu tiên có blogger JB. Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Tường Thụy, Bùi Minh Hằng... Có khoảng 20 người đã bị đẩy lên hai xe buýt đưa về trại Phục hồi nhân phẩm Lộc Hà.”
Dù các cuộc biểu tình ở Việt Nam là có tổ chức hay không, blogger Nguyễn Tường Thụy đã gọi những người cùng đi biểu tình là 'đồng đội', "ở trận tuyến này, tình đồng đội của chúng tôi thiêng liêng hơn, máu thịt hơn."
"Chúng tôi trở thành đồng đội bằng sự tự nguyện, bằng ý thức trách nhiệm của một con dân nước Việt chứ không phải là từ việc thi hành nghĩa vụ," ông viết.
Một trong những người cũng thường xuyên đi biểu tình, bà BấmLê Hiền Đứccũng tường thuật lại vụ việc bằng ảnh, và bình luận trên blog của mình.
“Ngay lập tức lực lượng an ninh các loại đồng loạt xuất hiện vây bắt các biểu tình viên yêu nước".

Nguồn:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/06/130605_blogger_viet_ve_bieu_tinh_o_vietnam.shtml

Bài đăng phổ biến