Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

ĐCSVN đang mỗi ngày một phân hóa hay đang bị thuần nhất hóa?


ĐCSVN đang mỗi ngày một phân hóa hay đang bị thuần nhất hóa?

HNTW 7Cách đây 3 năm, trả lời câu hỏi của chị Phạm Thị Hoài trước khi Talawas ngừng hoạt động về 5 vấn đề hệ trọng nhất của Việt Nam hiện nay là gì, tôi cho giải quyết vấn đề một đảng hai phái Lãnh đạo và Cầm quyền, độc quyền chia nhau quyền hành quyền lợi, là hệ trọng nhất. Từ đó đến nay, nhất là từ sau Hội Nghị TW 6, trong  ĐCSVN lại còn mọc thêm một phái  thứ 3 gọi là phái Trương Tấn Sang, khiến nhiều người cho là ĐCSVN sắp tan vỡ thành nhiều mảnh vì mỗi ngày một bị phân hóa, không còn khả năng giải quyết được bất cứ vấn đề nào, từ vấn đề sửa đổi Hiến Pháp được đưa ra bàn cãi từ 3 năm nay, đến những vấn đề bức thiết hơn, như làm sao ngăn được tham nhũng tràn ngập và kiếm đâu được giải pháp để cứu vãn nền kinh tế đang xuống dốc.
Tôi thì nghĩ ngược lại :  ĐCSVN đang có cơ bị thuần nhất hóa bởi một nhân vật trong số 3 chóp bu trong đảng. Nhân vật này đang thực hiện ý đồ biến ĐCSVN  thành công cụ của riêng mình trong sự chinh phục mọi quyền hành để  trở thành một lãnh đạo duy nhất, vừa là Chủ tịch Đảng, vừa là Chủ tịch Nước. Nếu nhân vật này thành công, ĐCSVN sẽ chỉ là công cụ cầm quyền của một lãnh tụ độc tài và chế độ CSVN sẽ biến tướng – không còn là chế độ “Một đảng Hai phái” -  trở thành một chế độ độc tài cá nhân như cả chục chế độ độc tài khác trên thế giới, bất luận cộng sản hay tư bản.
Câu hỏi cần được đặt là trong trường hợp này, để đi đến dân chủ, chống lại một nhà độc tài  có dễ dàng hơn là phá đổ một cơ chế độc tài tập đoàn kiểu CSVN ?
Để trả lời câu hỏi, tôi thấy cần phải tìm hiểu ai là nhân vật đang tìm cách bình thường hóa ĐCSVN và ai (hay phái nào) đang kiếm đủ mọi cách chống lại để giữ nguyên tình trạng “độc đảng đa phái” ?
Theo tôi :
Người đang tìm đủ mọi cách để thôn tính, thuần nhất, bình thường hóa ĐCSVN là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thủ lãnh phái Cầm quyền.
Người muốn giữ nguyên tình trạng “một đảng 2 phái”, là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ lãnh phái Lãnh đạo bảo thủ.
Phái ” Lãnh đạo “, từ khi Đổi mới, bị mất nguồn lợi chính đến từ chế độ tập trung bao cấp, đồng thời những người cầm đầu lại toàn là những người gốc Bắc hủ lậu, giáo điều, lú lẫn, lẩm cẩm, không thích ứng được với kinh tế thị trường trong khi phái Cầm quyền, gồm những người miền Nam, được sự hỗ trợ của những nhà kinh tế miền Nam cũ, biết lợi dụng kinh tế thị trường tạo ra tiền của để lấy nó làm lợi khí củng cố quyền hành, mua chuộc Công an, quân đội và lôi kéo các đầu lãnh địa phương, bất kể Nam Bắc, đứng về phe mình. Đó là lí do vì sao phe Cầm quyền đã thắng thế trong các HNTW 6 và 7 : có tiền chui đâu cũng lọt. Vì vậy nhiều người gọi phái này là phái “Lợi ich”, dưới sự chi phối của giới tư bản tài phiệt trong nước, cấu kết với tư bản nước ngoài.

BIỂU TÌNH-VIẾT TRƯỚC CƠN GIÔNG



Mai Xuân Dũng
01/6/2013

Mấy ngày qua, một vài trang mạng xã hội như Facebook, vài blog ẩn danh đã lên tiếng kêu gọi người dân Việt Nam ở Hà Nội và TP/HCM xuống đường biểu tình chống Trung Quốc vào ngày Chủ Nhật này và được các trang mạng khác đăng lại. 

 



Mục đích của cuộc biểu tình được nêu ra là để “phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông”. Kể từ mùa hè 2011, dư luận đã quen với những hoạt động như vậy. Đặc biệt, chủ đề “Biểu tình” trở nên rất nóng, thu hút nhiều sự chú ý của quốc tế khi những người biểu tình bị chính quyền, công an nhìn nhận như những cuộc “gây rối” và đã có những hành động bắt bớ, trấn áp mạnh mẽ. Những việc đó thực tế đã làm quan hệ của nhân dân và nhà cầm quyền vốn đã có mâu thuẫn sâu sắc nay càng trở nên tồi tệ hơn.


Chắc chắn về phía nhà nước đã có nhiều cuộc họp bàn để đưa ra những giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiên, như đã thấy, có vẻ những quyết định trên thượng tầng tỏ ra thiếu sáng suốt hoặc bị chi phối bởi những “sức mạnh ý thức hệ” từ bên ngoài. Theo dư luận là để làm vừa lòng ông bạn khổng lồ Trung hoa để đổi lại sự “che chở”cho chế độ hoặc hứa hẹn hậu thuẫn những vị trí then chốt trong bộ máy lãnh đạo đảng cộng sản.

Sự chỉ đạo từ cấp trên theo đường hướng đó dẫn đến biện pháp khống chế các cuộc biểu tình ôn hòa của chính quyền tại hai thành phố là khá thô bạo.
Thực tế cho thấy các cuộc biểu tình nói trên được lực lượng công an “quan tâm đặc biệt”. Chính quyền hai thành phố Hà nội và Sài gòn tích cực ngăn chặn từ khi diễn tiến biểu tình chuẩn bị xảy ra và bao vây giải tán khi những người biểu tình tập trung xuống đường tuần hành. Việc “dọn dẹp” này thường được nhà nước giải thích là để “ngăn chặn các vụ gây rối trật tự công cộng”. Những người tích cực tham gia bị công an bắt tại chỗ đưa đi giam giữ tại trại Lộc Hà,nơi từng được biết đến là trại cải tạo dành cho những người dính đến các tệ nạn xã hội-một hàm ý nhục mạ họ.
Để giải thích cho những hành động bất khoan dung và trái hiến pháp của cơ quan công quyền, truyền thông nhà nước đưa ra một số lý do biện hộ thiếu thuyết phục  theo kiểu cách nói trên. Điều đó làm tình hình chính trị phức tạp thêm, mâu thuẫn giữa chính quyền và phía người biểu tình lớn hơn, sự bất bình trong dư luận dân chúng lan rộng nhiều thêm.
Một que diêm có thể thổi bùng lên thành các đám cháy lớn. Sự cảnh giác đối phó của nhà nước là dễ hiểu. Phía lãnh đạo đảng cộng sản nhận thức rõ về các nguy cơ bất ổn xã hội có thể dẫn đến sự chuyển biến xã hội, thúc đẩy, làm tan rã thể chế một cách khó lường như tại các nước đông Âu, Bắc Phi, Ả rập trong thập niên qua. Nhưng chính cách thức ứng xử thô bạo với các cuộc biểu tình tuần hành của phía nhà cầm quyền luôn là nguyên nhân chính tạo ra cú hích quyết định đối với sự bùng phát bất ổn, bạo loạn.

Hiến pháp: Năm nội dung cần được giải trình thêm

Hiến pháp: Năm nội dung cần được giải trình thêm

 Đã có nhiều ý kiến đã được tiếp thu, có những điều khoản được đề nghị với hai, ba phương án, nhưng nhìn chung Dự thảo Hiến pháp phiên bản ngày 17.5.2013 chưa đáp ứng được mong đợi.
Ngày 21.5.2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân, và bản dự thảo mới.
Đã có nhiều ý kiến đã được tiếp thu, có những điều khoản được đề nghị với hai, ba phương án, nhưng nhìn chung Dự thảo Hiến pháp phiên bản ngày 17.5.2013 chưa đáp ứng được mong đợi. Một số nội dung quan trọng, cho dù không thuộc diện "nhạy cảm", vẫn được giữ như trong phiên bản tháng 12.2012 và cần được giải trình thêm. Xin dẫn ra đây năm vấn đề.
1. Nhiều góp ý, phân tích rất sắc sảo bởi những người trong cuộc có trọng trách, về Chương IX, Chính quyền địa phương, cho rằng khó chấp nhận cách viết trong phiên bản 12.2012, lẫn hai phương án đề ra trong phiên bản 05.2013, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều "cải tiến" chưa được tổng kết một cách nghiêm túc (như việc bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện chẳng hạn).
Cán bộ ở cơ sở thường nói với nhau: ở trên giống như ông Trời, tỉnh như mái nhà, huyện như các máng xối và xã là các cái lu hứng tất cả những quy định của cấp trên. Nhận xét này rất sát thực tế cần được ghi nhận để nhìn ra các hệ lụy tiềm tàng nếu những quy định về chính quyền địa phương (Chương IX) mờ mờ ảo ảo như trong dự thảo.
2. UBDTSĐHP bổ sung vào Điều 2 khoản 3, cụm từ kiểm soát: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Rất nhiều ý kiến xác đáng cho rằng không thể có chuyện kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước khi mà Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, và nêu câu hỏi không rõ Quốc hội chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước nào trong dự thảo Hiến pháp?
Chúng ta hãy chờ nghe giải trình của UBDTSĐHP.
Sẽ toàn diện và tốt hơn nhiều nếu Đảng quyết trên cơ sở ý kiến ban đầu của mình và sau khi lắng nghe kết quả bàn bạc giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
3. Nhiều ý kiến cũng yêu cầu Dự thảo cần quy định rõ trong Hiến pháp việc giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước và Đảng (Điều 4) sẽ được thực hiện bằng cơ chế nào.
Việc lấy phiếu tín nhiệm 49 vị được Quốc hội bầu và phê chuẩn là một bước tiến trong tiến trình dân chủ hóa đời sống chính trị và xã hội nước ta mà đáng lý ra đã phải được thực hiện từ nhiều năm rồi theo quy định của Điều 84 khoản 7 của Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001).
Mặc dù biết rằng đối tượng lấy phiếu tín nhiệm được xác định như thế, nhưng vẫn có một cái gì đó làm cho cử tri cảm nhận như một điều chưa được trọn vẹn. Có lẽ vì người có trách nhiệm cao nhất trong trọng trách lãnh đạo Nhà nước và xã hội lại đứng ngoài sự kiện.
Tại sao dự thảo Hiến pháp không quy định một điều khoản theo đó Quốc hội thể hiện mức độ tín nhiệm đối với vị này bằng lá phiếu của đại biểu Quốc hội, như là một phương thức thể hiện sự giám sát của nhân dân đối với Đảng? Thiết nghĩ UBDTSĐHP nên xem xét kiến nghị này.
4. Vị trí và vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội và một Quốc hội có thực chất tương xứng với chức năng và nhiệm vụ đã được góp ý khá nhiều. Không thể nói "cơ bản ý kiến nhân dân tán thành với quy định về Quốc hội như Dự thảo đã công bố" để không giải trình đầy đủ về hai vấn đề trên.
Từ chỗ là cơ quan thường trực của Quốc hội giữa hai kỳ họp của Quốc hội hiện nay, theo thiết kế của UBDTSĐHP 1992, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ trở thành một cơ quan thường trực của Quốc hội, với rất nhiều quyền hạn hiến định, kể cả lãnh đạo Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thường trực của Quốc hội.
Không thể viện dẫn lý do "trong điều kiện Quốc hội không hoạt động thường xuyên" để rồi trao một số thẩm quyền của Quốc hội cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, bởi lẽ viện dẫn này có nguy cơ dẫn đến tiếm quyền và truất quyền.
Một hai chục người trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể thay thế 500 đại biểu Quốc hội mà cử tri bầu ra và yêu cầu họ làm việc thực chất, có trí tuệ và trách nhiệm.
5. Về Chương X, tại nhiều diễn dàn, nhiều ý kiến đã được phát biểu không thể rõ ràng hơn: hoặc là thành lập Hội đồng Hiến pháp đúng nghĩa để bảo đảm sự tôn trọng Hiến pháp bởi mọi tổ chức và cá nhân, hoặc là không thành lập chứ không thể lập lờ lập ra "cái gọi là Hội đồng Hiến pháp" như UBDTSĐHP đề xuất.
Tương tự, Hội đồng bầu cử quốc gia ở các nước được thành lập là vì ở đó có nhiều đảng phái chính trị tham gia bầu cử. Ở Việt Nam, trong chế độ chính trị được quy định tại Chương I, lập ra Hội đồng bầu cử quốc gia có thực sự cần thiết không, ngoài một thông điệp nào đó, nếu có, cần nói rõ.
  • GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân 

TIẾP TỤC VẠCH MẶT ĐẠI TÁ QUÂN ĐỘI TỔNG CỤC II NGUYỄN MINH THÔNG

 
Hòn đá thề thiêng liêng ngàn năm 
trên đỉnh núi Đền Hùng bỗng dưng biến mất
Đăng ngày: 25/05/2013 08 giờ 14 bởi admin

(Lifetv.vn) - Dư luận gần đây xôn xao và bất bình về việc một hòn đá lạ có nhiều kí tự, hình vẽ khó hiểu tự nhiên lại xuất hiện ở Đền Hùng theo sự dàn xếp và lý giải khó hiểu tùy tiện của một số người có trách nhiệm khi tu bổ tôn tạo di tích Đền Hùng. Vậy hòn đá cũ thiêng liêng ngày xưa thì tại sao nó biến mất, và hiện nay đang ở đâu? Để có một câu trả lời chính xác chúng tôi đã tìm gặp Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Trưởng môn Dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền Việt Nam Tâm Khí Việt - là người nắm nhiều sự thật nhiều năm qua, đã hé lộ rất nhiều thông tin xung quanh vấn đề này.

- Thưa ông, chúng tôi được biết ông là người biết được nhiều bí mật nhất về chuyện hòn đá thề trên đỉnh núi Đền Hùng bỗng dưng biến mất, việc này về mặt tâm linh theo ông sẽ có ảnh hưởng thế nào?

Đầu tiên tôi muốn nhắc tới việc hòn đá thiêng, đá thề ngàn năm, trường tồn cũng lịch sử, mang linh khí của trời đất Việt, tích tụ tâm nguyện của nhiều đời Vua hiền tại của đất nước, bỗng nhiên biến mất, bị “phế truất” một cách vô lý vì một mục đích nào đó không thể hiểu được và không thể chấp nhận được, thay thế vào đố là một hòn đá khác kích thước to cao hơn, bóng bẩy hơn, hoành tráng hơn, đắt tiền hơn. Mạch nguồn năng lượng nghìn năm bị chặt đứt, phá bỏ một cách vô ý thức, vô trách nhiệm, tùy tiện, vậy liệu có ai đặt vấn đề hậu quả của việc này ra sao, ai phải chịu trách nhiệm này trước lịch sử và công luận.

Vốn là kiến trúc sư  có đôi chút kiến thức về phục hồi di tích cổ, khi còn công tác tại trung tâm tu sửa phục hồi di tích Bộ văn hóa và thực tập kiến trúc cổ tại Ba Lan, tôi cứ phân vân suốt mấy tháng trời có nên viết ra sự thật này không, liệu có lợi gì và có hại gì cho cái chung, nhất là trong giai đoạn Unesco đang xem xét để công nhận lễ hội và di tích Đền Hùng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Đến nay khi niềm vui đón nhận danh hiệu đã  tạm lắng xuống, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh Tổng giám đốc liên hiệp khoa học UIA và một vị nguyên là phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ khuyến khích, động viên tôi hãy nói ra sự thật cho mọi người biết và để cảnh tỉnh, rút kinh nghiệm cho những ai thiếu hiểu biết, can thiệp tùy tiện, làm mất đi giá trị lịch sử và tâm linh của di tích.

Cột đá thề cũ

Câu chuyện được bắt đầu từ năm 2007 khi tôi được bác Quế nguyên Tổng giám đốc nhà máy giấy Bãi Bằng và bác Thái cán bộ đã nghỉ hưu của nhà máy mời về dạy một lớp Thái cực quyền cho câu lạc bộ dưỡng sinh sức khỏe của nhà máy giấy Bãi Bằng. Lớp học kết thúc tốt đẹp sau hai tháng rèn luyện. Sau buổi tổng kết long trọng bác Quế có mời đoàn Hà Nội giao lưu cùng câu lạc bộ và dã ngoại hành hương lên lễ Đền Hùng. Đoàn chúng tôi khoảng năm mươi người leo dốc đá lên đến Đền Thượng thì nghỉ chân để chuẩn bị vào lễ. Đang ngồi nghỉ tôi cảm thấy như có lực hút rất mạnh ở phía sau lưng ( cũng xin nói thêm tôi là người luyện tập võ thuật,khí công, thiền khoảng ngót ba mươi năm và là giám đốc trưởng môn dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền Tâm Khí Việt thuộc liên hiệp khoa học UIA). Tôi phát hiện lực hút này từ một tảng đá cao chừng 1.6 mét , ở phía trước tảng đá có bệ thờ đặt bát hương. 

NGUYỄN ĐẮC KIÊN: MỘT CON ĐƯỜNG CẢI TỔ


Một con đường cải tổ
Nguyễn Đắc Kiên

Lời dẫn

Ba tháng qua tôi đã có thời gian để suy xét lại về những điều tôi đã cho là đúng và cả những điều tôi đã cho là sai trước đó. Cũng trong ba tháng qua tôi có điều kiện quan sát gần hơn, tiếp cận gần hơn, có điều kiện để biết nhiều hơn, hiểu rõ hơn về các xu hướng vận động của nền kinh tế – chính trị nước nhà. Đó là khoảng thời gian quý báu với riêng tôi. Có thể coi đề xuất, chương trình, ý kiến… gọi là gì cũng được mang tên “MỘT CON ĐƯỜNG CẢI TỔ” ở dưới là kết quả của 3 tháng vừa rồi. Bài viết này xuất phát từ ý thức dân tộc, ý thức về trách nhiệm của một cá nhân, một công dân với vận mệnh dân tộc.

Tôi đã cố gắng giữ cho mình nguyên tắc, đứng ngoài mọi phe nhóm, mọi tổ chức chính trị, trong hay ngoài nước, trong hay ngoài Đảng Cộng sản để giữ cho mình một sự độc lập nhất định về tư tưởng. Hay nói cách khác, tôi chọn cho mình một con đường tri thức độc lập. Đó là tôn chỉ tôi đã theo và sẽ theo. Bài viết này, vì thế tôi mong mọi người được đọc với một tinh thần khách quan như vậy.

Về riêng bản thân tôi, tôi đã hoạch định cho mình một kế hoạch cá nhân và đã bắt đầu thực hiện kế hoạch này. Tôi đang theo học tiếng Đức với hy vọng có thể theo học và nghiên cứu triết học một cách bài bản tại Đức. Triết học là đam mê của cá nhân tôi, mặt khác, cá nhân tôi cho rằng, không một quốc gia nào có thể phát triển bền vững nếu không có nền Triết học, Toán học vững chắc. Tôi hy vọng rằng, mình có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc phục dựng lại, đặt lại những nền móng Triết học cho nước nhà, công việc mà theo tôi biết, đã có nhiều con người đáng kính đã làm và đang làm.

Trong quá khứ không xa, miền Nam Việt Nam trước năm 1975, đã có một thế hệ những người nghiên cứu và làm Triết học một cách bài bản, tạo ra một trào lưu mà bất cứ ai đọc lại những tác phẩm của họ tôi vẫn thấy một niềm kỳ vọng, một sự khích lệ lớn lao, đó là những tên tuổi như: Lê Tôn Nghiêm, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung… và miền Bắc là Trần Đức Thảo, Trường Chinh, Hồ Chí Minh… Thời qian qua, tôi cũng có tìm đọc lại các tác phẩm của Trường Chính, nếu bỏ qua các định kiến ý thức hệ, thì ta có thể tìm thấy ở Trường Chinh, Hồ Chí Minh nhiều nhân tố triết học thực hành có giá trị. Tôi cũng có điều kiện tiếp cận với ý tưởng triết học rất thú vị của Lê Quý Đôn. Riêng Lê Quý Đôn tôi nghĩ mình cần thêm nhiều thời gian để nghiên cứu ông và có thể từ ông sẽ khơi gợi, phục dựng được nhiều giá trị văn hóa, triết lý mang bản sắc Việt.

Người ta vẫn thường hô hào “Giữ gìn bản sắc dân tộc”, lĩnh hội “Tinh hoa văn hóa nhân loại”… nhưng tôi chưa thấy họ thực sự đã làm gì để đạt được những mục tiêu này. Cá nhân tôi cho rằng, việc học tập những phương pháp nghiên cứu, tinh thần dân chủ, khoa học phương tây, đặc biệt với giới trẻ là điều kiện tiên quyết. Chúng ta không thể cứ ngồi một chỗ, giữ khư khư những thứ mà ta cho là hay, là tốt mà lại không biết nó thực sự có vị trí như thế nào trong thế giới tư tưởng nhân loại. Tôi thấy rằng, mỗi khi chúng ta quên mình đi nhiều nhất, mở rộng lòng mình ra nhiều nhất, gỡ bỏ những định kiến, những thói quen xưa cũ nhiều nhất, là mỗi khi mình nhìn thấy mình rõ nhất, ta mình tự nâng mình lên nhiều nhất.

Tôi cũng sáng lập ra một nhóm gọi là Nhóm Thứ-Ba. Đây không phải là một nhóm chính trị. Mọi người có thể thấy rõ điều đó khi đọc nguyên tắc nhóm. Mục tiêu của tôi khi lập ra nhóm này là muốn khơi gợi tinh thần trung thực, ý chí tự cường, tinh thần dám phiêu lưu khám phá những chân trời mới, dù là trong cuộc sống hay trên con đường truy tầm chân lý. Tôi cho rằng, đó sẽ là những tinh thần mà người Việt chúng ta cần trên con đường chấn hưng đất nước.

Những giá trị này tôi đã tìm thấy khi tiếp cận triết học F.Nietzsche. Tôi đã từng đặt những câu hỏi, tại sao phương Tây phát triển như ngày nay, tại sao họ có được nền khoa học, tinh thần dân chủ, khoa học như ngày nay? Tại sao phương Đông lại đứng lại lâu thế? Những động lực nào thúc đẩy xã hội con người tiến lên? Tôi nghĩ rằng, mình có thể tìm được những câu trả lời căn bản khi đọc F.Nietzsche.

Thời gian qua, được tiếp cận nhiều hơn với những con người dân chủ, tiến bộ (quan facebook, blog…), tôi cũng có dịp tiếp cận nhiều hơn với các luồng thông tin, tri thức mới, nhận thấy rõ hơn những con người tri thức cao quý, tiến bộ… những con người này mang lại cho tôi kỳ vọng lớn lao nếu có thể tập hợp lại được dưới ngọn cờ dân tộc thống nhất. 

Do công việc học tập và nghiên cứu của mình, tôi cũng hy vọng mọi người có thể ưu ái cho tôi một thời gian yên tĩnh cần thiết không phỏng vấn, không mời gọi ra nhập nhóm này, nhóm kia. Tôi xin nhắc lại tôi chọn con đường tri thức độc lập.


Trân trọng
Nguyễn Đắc Kiên
MỘT CON ĐƯỜNG CẢI TỔ
Chương 1 - Tình thế hiện nay 

1. Nhận diện nhóm cấp tiến 

Hội nghị Trung ương 6 và 7 của Đảng cho thấy phe bảo thủ, muốn kiên trì định hướng XHCN theo học thuyết Marx-Lenin đang ở thế yếu.

Cuộc vận động tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong quần chúng cho thấy, một bộ phận không nhỏ người dân đã ý thức mạnh mẽ về quyền lực chính trị của mình. Họ sẵn sàng là lực lượng đi đầu thúc đẩy tiến trình dân chủ, tự do cho đất nước.

Nhưng sẽ là quá lạc quan nếu ai đó, đưa ra một dự đoán nhất quyết về một cuộc cải tổ trong tương lai ngắn hạn ở VN.

Tình thế hiện nay, trong nội bộ ĐCS, nhóm lợi ích đang tỏ ra chiếm ưu thế hơn nhóm bảo thủ. Nhưng cả hai nhóm này đều sẽ là trở lực cho tiến trình dân chủ. Nhóm lợi ích đôi khi tỏ ra cấp tiến, tuy nhiên những người theo dõi chính trường VN đã quá quen với những thủ đoạn, những trò lật lọng của nhóm này. Sẽ chẳng ai ngạc nhiên nếu khi nhóm này đã đạt được mục đích thâu tóm quyền lực sẽ quay mũi giáo, chống lại nhân dân, đàn áp lực lượng dân chủ.

Lực lượng bảo thủ trong đảng, nhóm lợi ích cùng với thế lực bành trướng Bắc Kinh rõ ràng sẽ là những trở lực lớn nhất cho dân chủ, cũng là hiểm hoạ lớn nhất đẩy VN vào đêm dài lạc hậu, suy thoái, thậm chí hỗn loạn.

GS. HOÀNG XUÂN PHÚ: QUYỀN BIỂU TÌNH CỦA CÔNG DÂN


QUYỀN BIỂU TÌNH CỦA CÔNG DÂN 
Hoàng Xuân Phú
Kẻ đúng thì rụt rè, do dự, vì e là phạm luật.
Người sai lại năng nổ, thẳng tay, bởi tin rằng có lý.

Biểu tình là một hoạt động hợp hiến và hết sức thông thường ở xã hội văn minh. Nhưng đến nay, biểu tình (ngoài sắp đặt của cơ quan Nhà nước) vẫn còn là một chuyện tương đối xa lạ ở Việt Nam, thậm chí như một điều „phạm húy“. Biểu tình bị ngăn cản, dù có diễn ra thì người ta vẫn quanh co, không dám gọi đúng tên. Đa số người dân nhìn nhận quyền biểu tình như một thứ xa xỉ phẩm, không liên quan đến cuộc sống của mình, thậm chí còn nhìn nó như một miếng mồi nhử nguy hiểm: Ừ thì Hiến pháp cho phép đấy, nhưng cứ thử động vào mà xem... Vốn dĩ thuộc phạm trù đối nội, quyền biểu tình được nêu trong Hiến pháp trên thực tế chỉ còn để đối ngoại.
Cản trở đối với quyền biểu tình của công dân không chỉ xuất phát từ ý muốn được „yên ổn“ của những người cầm quyền, mà còn bị ảnh hưởng nhiều bởi sự nhầm lẫn về mặt lô-gíc: Cả hai phía đều coi việc chưa có Luật biểu tình chính là nguyên nhân khiến quyền biểu tình chưa được hay chưa thể thực thi.
Phía người dân tưởng là khi chưa có Luật biểu tình thì không được biểu tình, nên đa số những người muốn bày tỏ chính kiến... vẫn im lặng. Ngay cả những người đã can đảm xuống đường vẫn cảm thấy chưa yên tâm, lo là hành động của mình có gì đó không ổn về mặt pháp luật, nên mới đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật biểu tình.
Phía chính quyền thì coi các cuộc biểu tình không do họ hoặc các cơ quan Nhà nước tổ chức là bất hợp pháp, là cố tình gây rối, thậm chí là do các thế lực thù địch tổ chức hoặc kích động, nên nếu có biểu tình thì chính quyền có quyền giải tán, có quyền bắt bớ... Có lẽ cũng do tin rằng chưa có Luật biểu tình thì không được biểu tình, nên một số người muốn trì hoãn việc ban hành Luật biểu tình, vì nếu có luật thì dù quy định ngặt nghèo đến đâu đi nữa, vẫn còn lại những quyền tự do tối thiểu, và không phải ai cũng muốn chấp nhận những quyền tối thiểu ấy của người dân.
Câu hỏi đặt ra là: Nên hiểu quyền biểu tình và mối quan hệ của nó với Luật biểu tình như thế nào cho đúng?
Quyền biểu tình trong Hiến pháp hiện hành
Cơ sở pháp lý để đánh giá về tính hợp pháp của hoạt động biểu tình là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.  Điều 69 của Hiến pháp hiện hành quy định:
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Mệnh đề „theo quy định của pháp luật“ khiến người dân lúng túng, do dự khi thực hiện quyền biểu tình, và bộ máy chính quyền dựa vào đó để phủ nhận quyền biểu tình của công dân trên thực tế. Thật ra, từ „pháp luật“ xuất hiện 60 lần trong Hiến pháp 1992, nhiều khi chỉ là một phạm trù chung chung, không ám chỉ một luật cụ thể nào. Phải hiểu „theo quy định của pháp luật“ hay „trong khuôn khổ pháp luật“ là tuân theo những quy định thuộc về pháp luật – nếu đã cóChưa có luật tương ứng thì có nghĩa là chưa có hạn chế, bởi không thể dùng cái chưa có để hạn chế thực tại. Sau khi Hiến pháp có hiệu lực, thì còn thiếu rất nhiều luật, và đến bây giờ vẫn còn thiếu, nhưng mọi tư duy lành mạnh đều hiểu rằng: Không thể bắt cuộc sống dừng lại, để đợi đến khi cơ quan lập pháp ban hành đủ luật.
Hiến pháp 1992 viết công dân có quyền biểu tình „theo quy định của pháp luật“, chứ không đòi hỏi cụ thể là „theo quy định của Luật biểu tình. Giả sử, nếu Hiến pháp quy định là công dân chỉ có quyền biểu tình theo quy định của Luật biểu tình, thì công dân có quyền chất vấn và phê phán Quốc hội: Tại sao mấy chục năm rồi mà vẫn chưa ban hành Luật biểu tình? Lúc đó nhân dân nhắc nhở và đòi hỏi Quốc hội phải ban hành Luật biểu tình, chứ không phải chỉ đề nghị, kêu gọi, hay xin xỏ, vì:
Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân, là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
(Điều 6, Hiến pháp 1992)
Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, ...
(Điều 53, Hiến pháp 1992)
Như vậy, khi không (hoặc chưa) có luật nào quy định cụ thể hơn về việc biểu tình, thì có nghĩa là pháp luật không (hoặc chưa) có hạn chế nào cả, và công dân hoàn toàn có quyền biểu tình, như Hiến pháp cho phép. 

Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với quyền biểu tình
Nếu Quốc hội muốn định hướng hay hạn chế hoạt động biểu tình của công dân trong một khuôn khổ nào đó, thì phải ban hành luật tương ứng. Nếu thấy cần kíp phải có luật để điều tiết hoạt động biểu tình, thì chính Quốc hội và các cơ quan giúp việc phải khẩn trương, chứ dân không phải sốt ruột xin Quốc hội ban hành. Cơ quan quản lý Nhà nước mới phải vội, chứ dân không cần vội. Việc một số công dân đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật biểu tình là một yêu cầu hoàn toàn chính đáng, nhưng điều đó lại góp phần làm cho người dân tiếp tục hiểu sai về quyền cơ bản của công dân, và làm cho những người thuộc cơ quan hành chính Nhà nước thêm ngộ nhận về quyền hạn của họ.

CẨM NANG BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG CỘNG - MÙA HÈ 2013



BIỂU TÌNH: NÊN VÀ KHÔNG NÊN

Biểu tình là một hình thức hành động thể hiện nguyện vọng, ý chí của một nhóm người, lớn hoặc nhỏ, trong cộng động, bênh vực hay phản đối một chính sách, hành động hay sự kiện chính trị, xã hội, quân sự, văn hóa…Một cuộc biểu tình ôn hòa, không bạo lực được pháp luật hỗ trợ ở hầu hết các thể chế chính trị trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Gần đây, ở Việt Nam đã liên tiếp có các cuộc biểu tình tự phát của quần chúng nhân dân để phản đối các hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Hoa tại phần biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. Người viết bài này do ở xa các trung tâm biểu tình của đất nước, chưa có dịp tham gia vào cuộc biểu tình nào nhưng cũng xin có một số đề nghị như dưới đây:

1. VỀ PHÍA NGƯỜI THAM GIA BIỂU TÌNH

A. Những điều nên làm:

1. Nên có liên lạc trước với ít nhất 5-7 người sẽ tham gia cùng mình, để có thay đổi ở phút chót về thời gian, địa điểm… thông tin sẽ được cập nhật ngay. Tránh hoang mang, xao động không cần thiết;

2. Nên có các khẩu hiệu, biểu ngữ làm trên vải hay, giấy cứng, cỡ chữ càng to càng tốt. Biểu ngữ nên có nội dung rõ ràng, viết đúng chính tả, bảo đảm thẩm mỹ và bắt mắt;

3. Mặc áo có in cờ Việt Nam hay/và mang theo cờ Việt Nam là tăng màu sắc của cuộc biểu tình;

4. Nên có một vài biểu ngữ lớn, ấn tượng để từ xa có thể đọc rõ. Khi các phóng viên chụp hình toàn cảnh thì độc giả vẫn đọc được nội dung biểu ngữ;

5. Nên đi sát vào nhau tạo thành một khối vừa an toàn, vừa có sức mạnh, tránh bị xé lẻ thành các nhóm manh mún;

6. Khi có thành viên gặp sự cố cả đoàn phải dừng lại hỗ trợ, dùng sức mạnh số đông để áp đảo nhằm trợ giúp cho đồng đội thoát hiểm;

7. Nên mang theo đủ nước uống và mũ nón che nắng. Riêng nữ giới dùng kem chống UV để bảo vệ da trong ít nhất 2 tiếng là tốt;

8. Nên đi ngủ sớm đêm hôm trước để có đủ sức tham gia cùng đoàn;

9. Người trẻ nên đi bên cạnh người già để hỗ trợ cho nhau. Kinh nghiệm cho thấy lực lượng an ninh thường nể người già hơn. Và đặc tính của người Việt là kính lão đắc thọ;

10. Nên vận động những người thân quen của lực lượng an ninh (LLAN) tham gia biểu tình, hay con em, người thân của các lãnh đạo là tốt nhất;

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

NHÀ SỬ HỌC DƯƠNG TRUNG QUỐC KÊU GỌI TẠM HOÃN VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Phúc quyết Hiến pháp chuyện buồn mà cười
Nam Nguyên 

Nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội đơn vị Đồng Nai hôm 27/5 kêu gọi tạm hoãn việc sửa đổi Hiến pháp cho đến khi phục hồi những quyền cơ bản của công dân như quyền trưng cầu dân ý, quyền tự do hội họp và biểu tình, quyền lập hội.


image
Sửa đổi Hiến Pháp: một trò đùa lãng phí thời gian và tiền bạc


Quốc hội Việt Nam dành trọn ngày 27/5 cho các cuộc thảo luận ở tổ, phát biểu dài 15 phút của đại biểu Dương Trung Quốc được báo chí đưa lên mạng, thể hiện quan điểm là người dân chưa có công cụ để thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp.


Vietnam Net ghi nhận ý kiến của sử gia Dương Trung Quốc khá đầy đủ, vị đại biểu tỏ ra thất vọng qua nhận định “vẫn chưa có cơ sở nào để khẳng định là đã tập hợp tất cả ý kiến nhân dân. Đại biểu Dương Trung Quốc, cũng là một thành viên Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đã ghi nhận một sự thật trần trụi: bản dự thảo lần thứ ba về Hiến pháp thể hiện sự tiếp nhận tinh thần cởi mở, ý kiến đa chiều. Nhưng đến dự thảo cuối cùng tất cả các vấn đề mà ông Quốc gọi là nhạy cảm nhất, được xã hội quan tâm nhất đã trở lại như dự thảo ban đầu. Tuy ông Quốc không nói ra nhưng sự trở lại mức xuất phát bao gồm không bỏ điều 4 Hiến pháp, không ban hành Luật về Đảng Cộng sản, không đổi tên Nước, không bỏ qui định thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế.

Trả lời chúng tôi vào tối 29/5, GSTS Nguyễn Thế Hùng hiện sống và làm việc ở Đà Nẵng nhận định về sự kiện 26 triệu lượt ý kiến và 28.000 cuộc hội nghị hội thảo để góp ý sửa đổi Hiến pháp và cuối cùng là những con số không vĩ đại, đối với những vấn đề mà xã hội mong muốn cải cách nhiều nhất.


“ Đó là một trò đùa lãng phí thời gian và tiền bạc của người dân của đất nước rất nhiều và tưởng rằng thế giới này người ta không biết. Rất là buồn nhưng phải cười…”


GSTS Nguyễn Thế Hùng. Photo SBTV
GSTS Nguyễn Thế Hùng. Photo SBTV
Theo Vietnam Net và Tiền Phong Online, Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh rằng, sửa đổi hay soạn thảo Hiến pháp là cả một cơ hội lịch sử, bởi nó sẽ chi phối hay điều chỉnh xã hội ít nhất trong vài chục năm. Không thể sửa Hiến pháp vì những cái trước mắt mà phải thông qua việc sửa đổi Hiến pháp có giá trị lâu dài.


Đại biểu Dương Trung Quốc tự nhận là ý kiến của ông hơi trái chiều, theo đó có thể cần hoãn việc sửa đổi Hiến pháp, đồng thời sớm hồi phục một số quyền cơ bản của công dân vốn bị treo trong các Hiến pháp từ 1946 cho tới nay. Sau đó có thể sửa đổi Hiến pháp một cách căn cơ. Về những vấn đề đòi hỏi bức xúc của xã hội bây giờ, ông Quốc cho là có thể điều chỉnh  bằng một số văn bản luật.

Linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà xuống đường: Đến Ban Tôn giáo Chính phủ

JB Nguyễn Hữu Vinh - Thời gian qua, việc đập phá tu viện Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà được nhà cầm quyền Hà Nội khẩn trương tiến hành bất chấp những lá đơn khiếu nại của linh mục, tu sĩ, giáo dân đã gửi đi khắp nơi nhưng các cơ quan công quyền câm như hến.
Cũng cần nhắc lại điều này dù đã nhiều người biết: Năm 1828, Dòng Chúa Cứu thế mua khu đất tại Nam Đồng, Hà Nội với diện tích hơn 61.000 mét vuông để kiến thiết một Tu viện tại đây nhằm phục vụ người nghèo theo linh hướng của Dòng. Từ đó, tu viện được xây dựng sau một số năm đến 1931 tạm hoàn thành với các nhà ba tầng, nhà phụ trợ. Kể từ đó, Dòng Chuá Cứu thế Hà Nội hoạt đông liên tục cho đến nay.
Bỗng nhiên, khi đất nước được “giải phóng” chính quyền “của dân, do dân, vì dân” được thành lập dưới sự lãnh đạo của đảng CS – một đảng “không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân”. Nhà dòng bắt đầu những năm tháng bị cướp, chiếm tàn tệ, dù văn bản Hiến pháp và pháp luật ghi rõ: “Đất đai thờ tự được luật pháp bảo hộ”. Việc bảo hộ đó được thực hiện cho đến nay, từ hơn 61.000 m2 nay chỉ còn 2.700 m2 mà Nhà Dòng không hề bán, tặng, cho bất cứ một cá nhân hoặc tổ chức nào.
Đất đai, nhà cửa đã mất gần sạch vào tay tư nhân, dùng làm trụ sở Ủy Ban Nhân Dân, chia chác, bán mua… chỉ còn tu viện vì vướng mấy ngôi nhà ba tầng nên không dễ dàng xóa bỏ, nhà nước dùng cách “mượn”.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

ĐẠI TÁ QĐ NGUYỄN MINH THÔNG ĐÃ LÉN ĐƯA HÒN ĐÁ BÙA RA KHỎI ĐỀN HÙNG!

Hòn đá lạ ở Đền Hùng: 
Nghi án “bẻ đầu” tượng Phật? (5) 

(Kienthuc.net.vn) - Có nhiều bằng chứng cho thấy, hòn đá lạ vốn là bức tượng Phật ngọc. Nhưng dường như bức tượng đã bị người ta "bẻ đầu" để che giấu sự thật mờ ám đằng sau nó.  
Hòn đá lạ ở Đền Hùng: lá bùa cực độc (4)  
Ảnh của Tễu blog
Vết sẹo trên đỉnh hòn đá 

Trong lúc dư luận đang bàn luận xem bản chất của hòn đá có phải lá bùa hay không, tốt hay xấu thì đã quên không để ý đến một chi tiết vô cùng quan trọng. Chi tiết này cho đến nay rất hiếm người để ý đến. Trên đỉnh của hòn đá lạ có một vết sẹo lớn. Vậy tại sao hòn đá lại có vết sẹo này? Mọi người có thể không biết căn nguyên của vết sẹo trên nhưng Đại tá Nguyễn Minh Thông, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa Phương Đông và ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ là những người trực tiếp đặt hòn đá lạ ở Đền Hùng chắc hẳn phải biết.

Thực tế, ban đầu hòn đá là một bức tượng phật ngọc. Nó vốn là hòn đá ngọc xanh được chế tác rất công phu, gồm ba phần, trên cùng là hình đầu Đức Phật từ cổ trở lên. Còn thân và đế của hòn đá vẫn như hiện nay. Sau khi đặt hòn đá lạ đó yên vị ở Đền Thượng, người ta đã tổ chức "lễ yên vị hô linh nhập bùa, hô thần nhập tượng". Việc tổ chức hô thần nhập tượng này chỉ có vài người có liên quan biết. Suốt gần bốn năm qua nhân dân không ai hay biết, kể cả báo chí địa phương và trung ương đều không được thông báo. Nếu việc làm tốt đẹp tại sao lại giấu giếm, không công khai?

LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM LẠI NÓNG BỎNG VÌ LĂNG NGÔ QUYỀN



Đường Lâm lại nóng vì lăng Ngô Quyền

Nhiều người dân Đường Lâm lo lắng về dự định xây mới lăng Ngô Quyền tại đây. 

Tu bổ hay xây mới ?

Không rõ việc xây sắp tới liệu có ảnh hưởng tới long mạch không, là thổ lộ của cụ từ hiện đang trông coi lăng Ngô Quyền. Một nỗi lo rất tâm linh, dựa trên lòng thành kính của cụ với nhà vua. Nhưng dân Đường Lâm còn nỗi lo khác cụ thể hơn. Họ sợ di tích ngàn năm tuổi này bị phá đi xây mới. “Đập đi xây cái mới thì còn gì là cổ kính, còn gì là di sản nữa”, ông Hà Kế Toán - một người dân lo lắng.

Trong khi đó, ông Kiều Mạnh Cường - cán bộ mặt trận của thôn - lại khá điềm tĩnh. Ông cho biết, kế hoạch tu bổ lăng Ngô Quyền đã có từ lâu. Dân thôn đã được bàn bạc. Bộ VH-TT-DL cũng đã thỏa thuận đồng ý về việc tu bổ. Bản vẽ thiết kế cũng đã được trưng bày tại lăng để mọi người biết. Nhà đại bái sẽ được mở rộng thành 5 gian. Tả hữu mạc được dịch sang hai bên. Còn lo lắng của một số người dân về việc xây dựng tại lăng, ông Cường cho biết: “Thực sự chúng tôi không biết có việc như vậy”.
 
Người dân Đường Lâm vẫn thường xuyên nhang 
khói tại lăng Ngô Quyền - Ảnh: Trinh Nguyễn

GS. TRẦN LÂM BIỀN NÓI TOẠC SỰ THẬT DỰ ÁN 31 TỶ TRÙNG TU CHÙA MỘT CỘT



GS Trần Lâm Biền:
Những chuyện nhập nhèm, vô lối ở dự án Chùa Một Cột

(ĐVO) - "Dự án 31 tỉ là dành cho công tác trùng tu quần thể di tích chùa Một Cột-Diên Hựu và Điện Mẫu. Không phải dành để xây nhà tổ, nhà tăng... Không nhà nước nào cấp tiền cho làm việc đó. Đó là điều hết sức phi lý" - GS Trần Lâm Biền nói về dự án 31 tỉ trùng tu di tích của BQL dự án quận Ba Đình.

GS Trần Lâm Biền
Sau tối hậu thư của trụ trì chùa Một Cột-Diên Hựu Đại đức Thích Tâm Kiên gửi tới UBND TP Hà Nội, BQL dự án quận Ba Đình đã lên tiếng chỉ trích phía nhà chùa "Trời không mưa, sao tượng phật vẫn mặc áo mưa". Còn trụ trì cũng chính thức thừa nhận "mặc áo mưa, đội nón cho tượng phật là để tạo dư luận"..., ép đẩy nhanh tiến độ dự án.

GS Trần Lâm Biền (ảnh bên) đã có những phản ứng gay gắt về lối ứng xử cũng như những hạng mục công trình nằm trong dự án này. 

Nhập nhằng ngay từ cái tên dự án! 

GS Trần Lâm Biền cho biết, chùa Một Cột là một ngôi chùa nhỏ nhưng có giá trị lịch sử, văn hóa rất lớn. Ngôi chùa này luôn được ngành văn hóa quan tâm, nhưng vì nằm trong khu vực nhạy cảm thuộc quần thể di tích quận Ba đình nên buộc các nhà quản lý phải có sự thận trọng.

Dân oan tiếp tục tập trung khiếu kiện tại Hà Nội


Dân oan vẫn tiếp tục kéo đến văn phòng tiếp dân trung ương đảng và 
Nhà nước ở số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, thủ đô Hà Nội

Những người dân oan đi khiếu kiện trong hai ngày hôm qua và hôm nay tiếp tục tập trung tại Trụ sở Tiếp dân số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, thủ đô Hà Nội để đòi hỏi quyền lợi của họ.
Thông tin được một số trang mạng loan tải, trong khi truyền thông chính thức của Nhà Nước không đưa tin về đợt tập trung đông người này khi mà Quốc hội Việt Nam đang tiến hành kỳ họp.
Một người dân Nam Định có mặt tham gia khiếu kiện trong đợt này cho biết:
Chúng tôi tên là Nhuận ở đoàn Nam Định. Về đất đai của bà con họ thu hồi mà không công khai thủ tục hành chính. Tiền của mình đáng lẽ đựơc đựơc bồi thường nhiều, đáng 10 đồng nhưng họ chỉ trả 1 đồng, tất cả các khoản hỗ trợ họ đều cắt xén hết. Đã có đối thoại của tỉnh rồi nhưng đến bây giờ họ vẫn chưa hỗ trợ họ chỉ cho một chút gọi là an sinh xã hội để yên dân nhưng dân vẫn chưa nhận thế cho nên chúng tôi tiếp tục làm đơn khiếu nại văn bản chấm dứt của tỉnh.
Tình trạng khiếu kiện đông người vẫn kéo dài lâu nay ở Việt Nam vì các vụ việc không được giải quyết thỏa đáng, dứt điểm.
Vào ngày hôm qua, trong báo cáo cho Quốc hội, Thanh tra chính phủ cho biết trong năm ngoái và bốn tháng đầu năm nay các cơ quan Nhà nước tiếp gần 500 ngàn lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo.

Thanh tra Chính Phủ Việt Nam nói rằng tính đến trung tuần tháng 5 năm nay, cả nước giải quyết được 462 trên 528 vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Hiện vẫn còn 66 trên 528 vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm.
Trong khi đó số người dân khiếu kiện dai dẳng lâu nay vẫn tiếp tục đến tại các cơ quan tiếp dân của Trung ương Đảng và chính phủ để đòi hỏi công lý. Chưa có con số thống kê chính thức về số người này.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/land-protes-in-hanoi-05302013084747.html

Làm sao để biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh thành công?



Nguyễn Ngọc Già - Kể từ cuộc biểu tình năm 2007, nhiều nhân vật nổi tiếng đã và đang bị vô hiệu hóa, như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anhbasaigon với án tù nhiều năm, cho đến LS. Lê Quốc Quân đang bị tạm giam; người con gái bé nhỏ nhưng kiên cường Phạm Thanh Nghiên đã ra khỏi tù nhỏ cũng vì biểu tình tại gia, hoặc đạo diễn Song Chi phải tị nạn chính trị tại Na Uy cũng vì "tội" xuống đường chống bành trướng Bắc Kinh, cũng như trường hợp Paulus Lê Văn Sơn - một biểu tình viên, vừa trải qua phiên phúc thẩm với những thanh niên Công giáo mà án tù của họ đang tạo làn sóng giận dữ của dư luận. 

Nhiều người khác bị o ép, theo dõi và gây khó khăn, hay bị hành hung thô bạo kèm theo bị sỉ nhục nghiêm trọng như Trần Thị Nga mới đây, đặc biệt Bùi Thị Minh Hằng, từ một dân oan đã tự phát xuống đường cùng mọi người và hậu quả sau đó đối với chị là án tù 5 tháng không qua xét xử mà chị vẫn đang miệt mài theo đuổi đơn kiện Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch Tp. Hà Nội. 

Sự bức xúc với nhiều án tù oan nghiệt và chà đạp chân lý còn xảy ra với đôi bạn trẻ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha cũng làm dấy lên sự phẫn nộ trong nhiều tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước, cho đến sự băng hoại của xã hội rữa nát với những màn đấu đá kịch liệt nội bộ người CS, đã khiến cho một số bạn hữu của tôi "đặt hàng" cho tôi viết bài này. 

Sau nhiều lần biểu tình trong 5 năm qua, đặc biệt năm 2011, 2012, bạn bè tôi cho rằng một cuộc biểu tình CHÍNH QUY và BÀI BẢN là điều nên được suy nghĩ chín chắn, thấu đáo, không thể là "tập dợt" hay "thử lửa" nữa. Tham khảo một số người bạn khác, họ cũng cùng nhận định như thế và cho rằng: biểu tình nếu xảy ra trong tương lai, nhất định phải thành công. Thành công ở đây nghĩa là: không có đàn áp và giới cầm quyền buộc phải xuống thang và chấp nhận điều đình với những yêu sách cụ thể của nhân dân. 

Vừa mới đây, trang Dân Luận dẫn bài viết của tác giả Xuân Việt Nam kêu gọi biểu tình vào ngày 02/6/2013 tới đây. Tôi cho rằng, thời điểm không phải lúc để biểu tình và càng không nên biểu tình tự phát như thế nữa, không hiệu quả, không bảo toàn lực lượng và dễ làm ngã lòng trong bối cảnh giới cầm quyền cấp cao đang đấu đá kịch liệt và thế giới ngày càng chỉ trích mạnh Việt Nam, mới nhất là trường hợp của blogger Trương Duy Nhất bị bắt. 

Tôi thay mặt một số người bạn, mạn phép đưa lên trang Dân Luận những vấn đề nhằm rộng đường dư luận và nhận được càng nhiều góp ý càng tốt cho công cuộc đấu tranh dân chủ nhân quyền bất bạo động của Việt Nam. 

Theo bạn, 

I/ Ngoài những yếu tố dưới đây, cuộc biểu tình chính quy và bài bản còn cần gì nữa: 

1/ Có kế hoạch tổ chức. 

2/ Có lực lượng đủ lớn cho hai thành phố quan trọng (Hà Nội và Sài Gòn): 

2.1 Khoảng 10.000 người? 

2.2. Khoảng 50.000 người? 

2.3 Khoảng trên 100.000 người? 

II/ Làm sao để hội tụ đủ 2 điều kiện trên và điều kiện của bạn đưa ra (nếu có)? 

III/ Ngoài Hà Nội và Sài Gòn, địa phương nào là "ứng viên" cho địa điểm thứ ba để tổ chức biểu tình? 

IV/ Có nên chờ "Luật Biểu Tình" của Nhà nước CHXHCNVN ban hành và có hiệu lực rồi hãy tiến hành biểu tình? 

V/ Những khuôn mặt nào hoặc/và những tổ chức nào, nhóm người nào có thể làm đại diện để đàm phán với giới cầm quyền một khi biểu tình thành công? 

VI/ "Luật Biểu Tình" phát huy tác dụng hay trở thành "cái bẫy" nếu không có "Luật Về Hội"? 

VII/ Những yêu sách cơ bản nào cần đưa ra cho giới cầm quyền thực thi ngay trong ngắn hạn để làm nền tảng cho một xã hội tự do dân chủ? 

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn: Dân Luận

Bài liên quan:

Bài đăng phổ biến