Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Quốc hội VN thông qua Hiến pháp sửa đổi



Các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp sửa đổi vào sáng nay thứ Năm ngày 28/11, truyền thông trong nước đưa tin.
Có 486 đại biểu trong tổng số 488 đại biểu có mặt đã bỏ phiếu thuận, trang mạng của Quốc hội Việt Nam cho biết. Chỉ có hai đại biểu không biểu quyết và không có phiếu chống nào.
Đây là một trong những công việc cuối cùng và cũng là công việc quan trọng nhất trước khi Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 bế mạc vào thứ Sáu 29/11.

‘Ý Đảng, lòng dân’

Bản Hiến pháp mới này dựa trên bản Hiến pháp có hiệu lực từ năm 1992, có sửa đổi một số điều khoản cũng như thêm bớt một số điều khoản khác.
Hiến pháp mới bao gồm 11 chương với 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992.
Theo tường thuật trên trang chủ của Quốc hội, trước khi nhấn nút bỏ phiếu, các đại biểu đã nghe lời phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
Ông Hùng được dẫn lời nói bản dự thảo đã thể hiện được ‘ý Đảng, lòng dân’.
Cũng theo ông Hùng, bản Hiến pháp này là kết quả làm việc của ‘Quốc hội, đồng bào cả nước, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị’ nên ‘chắt lọc được tinh hoa trí tuệ của toàn dân’.
Hiến pháp vừa được thông qua giữ nguyên Điều 4 quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với đất nước nhưng có bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của Đảng trước nhân dân.
Một điểm khác nữa là chủ tịch nước được quy định là người ‘thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh’.
Hai nội dung tranh cãi khác là vai trò chủ đạo của kinh tế nước và thu hồi đất để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bản Hiến pháp lần này vẫn giữ nguyên.

Chống phá nhà nước trên mạng xã hội bị phạt đến 100 triệu đồng

Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP mới được ban hành, các hành vi vi phạm đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt nặng. Theo đó, hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam và truyền bá tư tưởng phản động bị phạt nặng nhất, mức phạt từ 70 đến 100 triệu đồng.

internet
Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện, các trang thông tin điện tử hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Các mạng xã hội hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.
Điều 64 và 65 có quy định trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội không có hệ thống máy chủ đặt ở Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ TT&TT sẽ bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng.
Trên mạng xã hội, các hành vi tuyên truyền phá hoại chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc; Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động; Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân anh hùng dân tộc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng.
Các hành vi khác như: Tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của các cá nhân và tổ chức có liên quan; Đưa hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện đúng chủ quyền quốc gia; Đưa các thông tin miêu tả hành động dâm ô, bạo lực, chém giết, tai nạn rùng rợn không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.
Nghị định này có hiệu lực từ 15/1/2014.
Theo itcnews

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

NGÀY MAI QUỐC HỘI TỰ THÚ TRƯỚC DÂN


Ngày mai quốc hội tự thú trước dân
Phạm Đình Trọng 

Từ lâu người dân Việt Nam đã thừa biết Quốc hội này là của ai. Nhưng hàng ngày cả hệ thống truyền thông đông đảo với công suất cực lớn của Nhà nước Cộng sản Việt Nam, những quan chức của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam, những ông bà nghị sĩ của Quốc hội Việt Nam vẫn rổn rảng, vẫn véo von, vẫn ào ạt, cấp tập, xối xả rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhân Dân, Quốc hội thể hiện ý chí và nguyện vọng của Nhân Dân. Thực chất có đúng như vậy không, ngày mai, thứ năm, 28.11.2013, Quốc hội sẽ phải tự thú trước Nhân Dân, trước lịch sử khi những ông nghị, bà nghị biểu quyết quyết định số phận bản Hiến pháp năm 2013.

Hiến pháp năm 2013 dành cho đảng Cộng sản Việt Nam quyền hạn và lợi lộc mênh mông, vô hạn, đẩy cho người Dân mọi rủi ro, thua thiệt và bất hạnh. Hiến pháp năm 2013 dành cho đảng Cộng sản Việt Nam được quyền đương nhiên thâu tóm xã tắc, thống trị xã hội. Quân đội, công an là của đảng. Của nổi của chìm trên dải núi sông gấm vóc Việt Nam là của đảng. Đến những doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi tối đa, được sử dụng phần lớn nguồn vốn của đất nước, được độc quyền kinh doanh những ngành béo bở nhất cũng là của đảng, để rồi những doanh nghiệp đó giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đất nước cứ lãng phí, thất thoát, tham nhũng, thua lỗ triền miên, làm cho cả nền kinh tế đất nước lụn bại, ngân sách trống rỗng, đời sống người Dân điêu đứng. Nhưng đảng không chịu trách nhiệm.

Hiến pháp năm 2013 ưu ái dành mọi lợi quyền cho đảng đúng như lời bài đảng ca: “Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”. Hiến pháp năm 2013 tước đoạt quyền con người, quyền công dân của người Dân, tước đoạt từ giá trị vật chất lớn lao (đất đai), đến giá trị tinh thần cao cả (quyền bầu chọn lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội) của người Dân, làm cho người Dân trắng tay và trắng mắt. Hiến pháp năm 2013 đẩy đất nước lún sâu mãi trong khủng hoảng, bế tắc và lạc hậu.

Biểu quyết chấp nhận bản Hiến pháp đó: Quốc hội của đảng

Biểu quyết bác bỏ bản Hiến pháp đó: Quốc hội của Dân

Từ lâu người Dân Việt Nam đã thừa biết Quốc hội này của ai nên người Dân cũng biết chắc rằng Hiến pháp năm 2013 sẽ được Quốc hội chấp nhận với số phiếu cao. Số phiếu cao đó là điều Quốc hội tự thú với Dân và là dấu ấn tủi nhục Quốc hội để lại trong lịch sử!

P.Đ.T
Nguồn: BaSam

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Nạn bạo hành đối với phụ nữ ở Việt Nam


Nạn bạo hành đối với phụ nữ ở Việt Nam
Thanh Phương
Như mọi năm, hôm nay, 25/11/2013 là Ngày quốc tế diệt trừ bạo lực đối với phụ nữ. Nhân đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thực trạng bạo hành đối với phụ nữ ở Việt Nam và những giải pháp cần phải thực hiện để diệt trừ tệ nạn này, qua phần phỏng vấn bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Phụ nữ và Trẻ vị thành niên ( CSAGA ), Hà Nội.
Ngày quốc tế diệt trừ bạo lực đối với phụ nữ đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chính thức thiết lập trong nghị quyết được thông qua ngày 17/12/1999. Thật ra từ năm 1981, những nhà hoạt động về nữ quyền đã chọn ngày 25/11 là ngày chống bạo lực đối với phụ nữ để tưởng niệm ba chị em nhà Mirabal, những nhà hoạt động nữ quyền ở Cộng hòa Dominicana đã bị ám sát theo lệnh của Tổng thống nước này Rafael Trujillo.
Ngày 20/12/1993, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cũng đã thông qua Tuyên bố về diệt trừ bạo lực đối với phụ nữ. Thế nhưng, cho tới nay, tệ nạn này vẫn còn phổ biến ở nhiều nước, kể cả những nước dân chủ phương Tây như Pháp. Riêng tại Việt Nam, quốc gia vẫn mang nặng tâm lý “trọng nam khinh nữ”, nhiều phụ nữ vẫn là nạn nhân của bạo lực, mà chủ yếu là do bị chồng bạo hành.
Theo báo cáo nhân quyền Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố tháng 4 vừa qua, tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam là khá phổ biến. Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại rằng : “Bản báo cáo năm 2010 của Liên Hợp Quốc cho thấy 58% phụ nữ đã kết hôn là nạn nhân của các hành vi bạo hành cơ thể, bạo lực tình dục hoặc bạo lực cảm xúc trong gia đình. Các cơ quan chức năng coi hành vi bạo lực gia đình là các vụ việc dân sự, trừ trường hợp nạn nhân bị thương tích lên tới hơn 11% (...) Nhiều phụ nữ vẫn chấp nhận cuộc sống hôn nhân bị bạo hành hơn là phải đối đầu với sự kỳ thị xã hội và gia đình cũng như e ngại về sự bất ổn về kinh tế ”.
Cũng theo báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ, luật pháp Việt Nam quy định cụ thể các hành vi cấu thành bạo lực gia đình, đồng thời giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan chính phủ và các bộ ngành khác nhau. Bên cạnh đó, luật cũng quy định các mức hình phạt từ cảnh cáo, quản chế đến ba năm, hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ và các luật sư cho rằng nhiều quy định còn tỏ ra yếu kém và chính phủ không chịu công bố chính thức các số liệu về việc bắt giữ, truy tố, kết án và trừng phạt loại tội phạm này.
Một số tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế đã nỗ lực giải quyết vấn đề bạo lực gia đình. Ở các thành phố lớn, có đường dây nóng được điều hành bởi các tổ chức phi chính phủ trong nước dành cho các nạn nhân, trong số này có Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Trẻ vị thành niên ( CSAGA ). Nhân ngày quốc tế diệt trừ bạo lực đối với phụ nữ, mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc của trung tâm CSAGA.

Giám đốc CSAGA Nguyễn Vân Anh
 
20/11/2013
 
 

Luật hóa việc Ban Nội chính tiếp dân

Ban Nội chính sẽ là cơ quan thường xuyên tiếp dân
Ban Nội chính của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp công dân 'thường xuyên', trong lúc bộ trưởng cũng phải tiếp dân mỗi tháng một lần.
Đó là nội dung Luật Tiếp công dân được Quốc hội Việt Nam biểu quyết thông qua chiều 25/11.
Báo Việt Nam đưa tin Ban Nội chính của ông Nguyễn Bá Thanh sẽ có vai trò lớn trong việc tiếp dân tới khiếu nại tố cáo theo luật mới.
Tờ Tiền Phong nói Luật Tiếp công dân, vốn vừa được Quốc hội thông qua hôm 25/11 với gần 85% số phiếu, quy định Ban Nội chính là "cơ quan tiếp công dân thường xuyên ở trung ương và cấp tỉnh" theo Luật Tiếp công dân.
Từ trước tới nay vấn đề khiếu nại, tố cáo vẫn khiến các quan chức trong chính quyền đau đầu.
Nhiều người dân từ các tỉnh đã đổ ra Hà Nội để khiếu nại, tố cáo nhưng không được giải quyết.
Hiện chưa rõ sự tham gia của Ban Nội chính có giúp giải quyết tình trạng này và cơ quan của ông Thanh sẽ có quyền hạn tới đâu so với các cơ quan Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Luật Tiếp công dân, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, cũng buộc những người đứng đầu cơ quan công quyền, từ cấp bộ trưởng trở xuống, phải tiếp dân theo định kỳ.
Tổng Thanh tra Chính phủ và Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân ở trung ương ít nhất một ngày mỗi tháng
Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch tỉnh phải tiếp dân ít nhất một ngày mỗi tháng.
Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm tiếp dân ít nhất hai ngày trong tháng trong khi chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã phải tiếp dân mỗi tuần một ngày.

'Tập trung đông người'

Bấm Tiền Phong dẫn luật mới nói thủ trưởng các cơ quan cũng cần tiếp dân đột xuất khi có những "vụ việc gay gắt, phức tạp có nhiều người tham gia, kéo dài, ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác nhau".
Trang web của Chính phủ Việt Nam cũng đưa tin: "Đạo luật nghiêm cấm những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở người khiếu nại, tố cáo, phản ánh hoặc thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc tiếp công dân.
"Đồng thời, cũng nghiêm cấm việc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự, xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, kích động, lôi kéo người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân."

Bài đăng phổ biến