Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Trương Vĩnh Ký và những nỗ lực phổ biến chữ quốc ngữ cuối thế kỷ XIX

Trong suốt cuối thế kỷ XVI và nửa đầu thế kỷ XIX, chữ quốc chỉ được dùng trong mục đích truyền giáo. Đây là loại kí tự dùng chữ cái La tinh để ghi lại tiếng nói của người Việt. Công trình này lần lượt được các nhà truyền giáo dòng Tên khởi nguồn và hoàn thiện, từ Gaspard d’Amaral và Antonio Barbosa, hai giáo sĩ dòng Tên người Bồ Đào Nha, cho tới Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ) hay Pigneaux de Béhaine (cha Bá Đa Lộc), người Pháp.

Khi mới đặt chân tới Tourane (Đà Nẵng) vào năm 1624, cha Đắc Lộ đã không khỏi ngạc nhiên khi nghe người bản địa, đặc biệt là phụ nữ, nói như “chim hót” và đã từng nghĩ không thể nào học được tiếng nói này. Sau này, chính ông là người đã hệ thống hóa và phổ biến loại chữ viết La tinh, vừa dễ học vừa nhanh hơn so với chữ Hán và chữ Nôm. Tuy nhiên, chữ quốc ngữ được hoàn thiện như ngày nay là nhờ vào công sức của cha Bá Đa Lộc trong khoảng cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX.
Sau khi chiếm được Sài Gòn và bắt đầu công cuộc khai thác, chữ quốc ngữ trở thành công cụ hữu ích cho chính sách đô hộ. Chính quyền Pháp muốn sử dụng loại chữ viết này để cắt hẳn mọi liên hệ giữa người dân Nam Kỳ, giờ đây nằm dưới sự cai trị của người Pháp, với nền văn minh Trung Hoa, tiếp theo là phổ biến học thuật Pháp và đồng hoá dân bản địa.
Trong thư văn đề ngày 15/01/1866 gởi cho thống đốc Sài Gòn, giám đốc nội vụ Paulin Vial có viết : « Từ những ngày đầu người ta (Pháp) đã hiểu rằng chữ Hán còn là một ngăn trở giữa chúng ta và người bản xứ ; sự giáo dục bằng thứ chữ tượng hình khó hiểu làm chúng ta rơi tuột hoàn toàn ; lối viết này chỉ tổ khó cho việc truyền đạt đến dân chúng những điều tạp sự cần thiết có liên quan tới khung cảnh của nền cai trị mới cũng như cho việc thương mại... Chúng ta bắt buộc phải theo truyền thống nền giáo dục riêng của chúng ta ; đó là cách duy nhất khiến chúng ta có thể gần gũi người An Nam thuộc địa hơn, ghi vào tâm não họ những manh mối của nền văn minh Âu châu đồng thời cô lập họ khỏi ảnh hưởng đối nghịch của các lân quốc của chúng ta ».

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ không để xảy ra chuyện đốn hạ cây xanh



Thành phố Hồ Chí Minh không để xảy ra chuyện đốn hạ cây xanh bừa bãi là khẳng định của ông Võ Văn Luận, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại buổi họp báo định kỳ quý 1/2015, tổ chức ngày 27/3.

Theo ông Võ Văn Luận, cây xanh là một bộ phận không thể tách rời của đô thị, bảo vệ môi trường cũng như tạo diện mạo thành phố. Hiện nay trên địa bàn còn rất ít cây xanh nên chủ trương của lãnh đạo thành phố là tăng mật độ bao phủ cây xanh và đưa chỉ tiêu này vào nội dung của đại hội Đảng bộ thành phố trong các nhiệm kỳ.

Mỗi cây xanh trồng ngoài đường đều được quản lý rất chặt, việc chặt cây phải theo quy trình chặt chẽ, được cân nhắc kỹ lưỡng. Theo đó, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (quản lý mảng cây xanh, hạ tầng giao thông) trực tiếp làm việc với Hội Liên hiệp Khoa học kỹ thuật thành phố (thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố) để lấy ý kiến chuyên môn từ các chuyên gia; sau đó trình lên Thường trực Ủy ban nhân dân để trình Hội đồng nhân dân thông qua. 

Thậm chí có những dự án, các đơn vị thiết kế ban đầu đề xuất đốn hạ, di dời hàng trăm cây nhưng đã bị Thường trực Ủy ban nhân dân và Thành ủy bác bỏ.

Để hạn chế thấp nhất việc đốn hạ số lượng lớn cây xanh, nhiều dự án đã buộc phải đổi hướng, làm cầu giữa đường. Còn diện cây xanh bị gãy đổ, sâu mục thì nhất thiết phải chặt nhưng cũng phải có phương án cụ thể.

Theo số liệu của Sở Giao thông Vận tải, hiện Sở đang quản lý trên 262ha công viên, mảng xanh công cộng và gần 124.000 cây xanh. Năm 2014, thành phố đã trồng mới hơn 6.000 cây xanh và đặt ra chỉ tiêu trồng mới khoảng 5.000 cây, tăng thêm khoảng 28ha diện tích mảng xanh trong năm 2015./.

Theo http://www.vietnamplus.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-se-khong-de-xay-ra-chuyen-don-ha-cay-xanh/314473.vnp

Bài đăng phổ biến