Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Mỹ: Lệnh cấm đánh cá của TQ ở Biển Ðông là hành động 'khiêu khích'



Hôm thứ Năm, Hoa Kỳ nói lệnh hạn chế đánh bắt cá của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp ở Biển Ðông là 'hành động khiêu khích và có thể gây nguy hiểm'.

Chính quyền tỉnh Hải Nam Trung Quốc vừa thông qua các điều luật của tháng 11 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1 là yêu các tàu cá nước ngoài phải xin phép khi vào khu vực biển nằm trong quyền tài phán của mình.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói trong một buổi họp báo rằng: 'Việc thông qua các lệnh cấm hoạt động đánh bắt cá của các nước khác trong khu vực tranh chấp trên Biển Ðông là một hành động khiêu khích và có thể gây nguy hiểm'.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói lệnh cấm có vẻ như được áp dụng đối với khu vực mà Trung Quốc gọi là 'đường chín đoạn' và nói thêm rằng 'Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào hay dựa trên luật pháp quốc tế đối với những khiếu nại về vấn đề hàng hải'.

Ðây là nhận định đầu tiên của chính phủ Hoa Kỳ về lệnh cấm đánh bắt cá của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/lenh-cam-danh-ca-cua-trung-quoc-o-bien-dong-la-khieu-khich/1826944.html

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Vì sao Thứ trưởng Bộ CA Phạm Quý Ngọ đột ngột “đổ bịnh”?

Cầu Nhật Tân - Bằng quyết định phút chót sau cuộc họp bất thường rất gay gắt của Bộ Chính trị hôm Chủ Nhật, số phận Thượng tướng bất đắc dĩ Phạm Quý Ngọ coi như đã được định đoạt. Trong cuộc họp, một số ý kiến đề nghị chỉ xử lý khoanh vùng nhưng cuối cùng tập thể BCT đã quyết là công khai hết, không có vùng cấm. Như vậy, việc khởi tố và bắt tạm giam Thượng tướng Thứ trưởng Bộ CA này chỉ là vấn đề thời gian. Trước đó, chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Điều tra Bộ CA đã bị tước từ tay tướng Ngọ trao sang tay tướng Lê Quý Vương. Hồi 2006 vụ PMU18, chức này bị tướng Ngọ đoạt từ tay tướng Cao Ngọc Oánh. Mới cách đây ít ngày, người ta còn thấy Thượng tướng rất hăng hái đi chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ mà giờ Thượng tướng đã đột ngột “đổ bịnh”. Tuy nhiên, ngay chiều nay, khi được phóng viên phỏng vấn về lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa thì Thượng tướng tỏ ra vô cùng minh mẫn và cãi rất khỏe.

Chuyện Thượng tướng (lúc đó vẫn là Trung tướng) dích tin cho họ Dương chạy trốn thì ai cũng đã rõ. Việc đó xảy ra lâu rồi, nhưng nay mới lần được tới tướng Ngọ. Còn cái cụ trên cả tướng Ngọ sao chưa thấy nói tới. Chuyện về tướng Ngọ be bét như vậy mà sau đó Đảng ủy Công an Trung ương vẫn trình thủ tục lên để Chủ tịch nước thăng quân hàm Thượng tướng cho đồng chí Ngọ hôm 22/7 năm trước. Tuy nhiên, có cái sạn mà anh nào tinh ý nhận ra ngay. Thăng thì cứ thăng vậy thôi, chứ lúc cử 1 ông ra thề bồi thì các chú định đưa tướng Ngọ lên nhưng bị Chủ tịch nước bác và Đ/c Lê Quý Vương phải lên đóng thế. Nghe nói là có một cụ khác nữa rất to đứng trên cả Đảng ủy CA Trung ương ép tướng Ngọ vào danh sách thăng Thượng tướng, chứ lúc đầu là không có đ/c Ngọ mà là 1 đồng chí khác.

Làm sáng tỏ tên tuổi mặt mũi cụ này ra sao không khó. Cứ đập Dương Chí Dũng thật mạnh là lòi ra Thượng tướng. Đập mạnh Thượng tướng là lòi ra cụ kia ngay.

Chẳng phải nói thì từ nay đến Đại hội 12 chắc cũng bị lôi ra hết. Nghe mấy đồng chí cán bộ lão thành bên Bộ CA nói để lo lót cái vụ Thượng tướng kia cũng tốn cỡ đôi triệu kim ngân (USD). Tiền này toàn doanh nghiệp nó “đấu” cho. Biết đâu trong đó chẳng có tiền triệu của Dương Chí Dũng. Thế cho nên kết án Dương Chí Dũng tử hình không đơn giản đâu. Nó liên quan nhiều ông nhớn lắm. Riêng về mạng lưới làm ăn ngầm (liên quan hàng trăm doanh nghiệp, dự án tổng trị giá hàng chục tỉ USD) mà phu nhân Trần Thị Nhạ (vợ đ/c Ngọ) tham dự điều hành (cùng nhiều đại phu nhân khác) thì quá khủng, không dám viết vì nó toàn liên quan đến các đại gia tư bản đỏ và nhiều cụ rất rất nhớn.

Tiết lộ chấn động: Tướng CA Phạm Quý Ngọ đã mật báo để Dương Chí Dũng trốn thoát



Nghe lời khai của ông Dương Chí Dũng về việc được tướng CA Phạm Quý Ngọ mật báo để bỏ trốn

  Sáng ngày 7/1/2014, tòa án Hà Nội đã mở phiên xử đối với phó giám đốc công an Hải Phòng, ông Dương Tự Trọng về hành vi 'tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài'. Người được ông Trọng tổ chức đưa đi trốn thoát là ông Dương Chí Dũng, anh trai ông Trọng, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines.

Trong vai trò nhân chứng, ông Dương Chí Dũng đã khai trước tòa một thông tin gây chấn động: Chính thượng tướng, thứ trưởng bộ CA Phạm Quý Ngọ là nhân vật đã mật báo để ông Dương Chí Dũng bỏ trốn trước khi quyết định khởi tố được ban hành.

Ông Phạm Quý Ngọ là trưởng ban chuyên án điều tra vụ án Vinalines. Khi lời khai của ông Dương Chí Dũng được công bố trước tòa thì ông Phạm Quý Ngọ bất ngờ đổ bệnh. Báo VNExpress nói rằng, 'hiện ông Ngọ đang trong giai đoạn điều trị bệnh'.

Báo điện tử Một Thế Giới dẫn lời khai của Dương Chí Dũng nói tại tòa với nội dung nguyên văn như sau:

“Ngày 17.5.2012, buổi trưa tôi có điện cho anh Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Bộ Công an hỏi thăm xem anh Ngọ đã về Hà Nội chưa vì anh Ngọ có nói với tôi là anh ấy đi công tác tại TP HCM. Anh Ngọ nói đang trên đường từ sân bay Nội Bài về Hà Nội và anh ấy nói luôn là chiều nay Thủ tướng nghe cái vụ của chú. Thế thì chiều 17.5 tôi loanh quanh ở trung tâm thành phố, gần nhà anh Ngọ để chờ anh Ngọ và nói với anh Ngọ: “Tối em đến anh”. Đến khoảng 17 đến 18h tối ngày 17.5, tôi đang loanh quanh trên xe thì anh Ngọ điện cho tôi thông báo Thủ tướng chấp thuận bắt tạm giam chú, chú tránh đi một thời gian. Sau đó anh ấy nói tiếp là chú tắt điện thoại đi. Sau đó, tôi trốn trong tối 17.5

Những điều tôi nói ở đây là sự thật khách quan. Tôi đã bị tuyên án tử hình ở vụ án của tôi rồi nên tôi hoàn toàn nói sự thật. Nghe em trai tôi nói tôi rất thương..."

Tuy nhiên, khi trích đăng lời khai của của Dương Chí Dũng, một số báo sau đó đều sửa tên ông Phạm Quý Ngọ thành cụm từ 'một ông anh bên bộ công an'. Có tin nói rằng, việc sửa tên ông Ngọ bằng cụm từ khác như trên là do chỉ đạo từ ban tuyên giáo trung ương.

Buổi trưa cùng ngày, báo điện tử VnExpress đã liên lạc qua điện thoại với ông Phạm Quý Ngọ thì ông này phủ nhận hoàn toàn vụ việc. Ông Ngọ nói: "Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Dũng khai là chuyện của anh ta, trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ việc này".

Ông Phạm Quý Ngọ là ủy viên Trung ương Đảng, thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam). Ngày 22/7/2013, ông Ngọ được chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong hàm thượng tướng.

Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2014/01/tiet-lo-chan-ong-tuong-ca-pham-quy-ngo.html

"CẦN TÔN VINH NHỮNG QUÂN NHÂN VN CỘNG HÒA CHỐNG NGOẠI XÂM"

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước:

 ‘Cần tôn vinh những quân nhân VNCH chống ngoại xâm’

(TNO) Chia sẻ cảm nhận về sự hy sinh của những người lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH) tháng 1.1974, trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, cho rằng cần thiết phải tôn vinh tinh thần yêu nước của người lính VNCH chống ngoại xâm.


Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: ‘Cần tôn vinh những quân nhân VNCH chống ngoại xâm’  
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu 4 - Ảnh: M.H

Tướng Thước cho biết Bác Hồ đã nói “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, đó là tư tưởng xuyên suốt. Sau 30 năm thống nhất đất nước, những người sau năm 1975 di tản đa phần đã từng trở về, vì họ hiểu thế nào là ý nghĩa của Tổ quốc. 

Theo ông, lên án chế độ VNCH là chuyện khác, nhưng tôn vinh tinh thần yêu nước của người lính VNCH chống ngoại xâm là cần thiết, hai điều này hoàn toàn khác nhau. 

Tướng Thước cho rằng, hành động của người lính VNCH bảo vệ chủ quyền, đưa người ra chiến đấu giữ Hoàng Sa tháng 1.1974, không để một thế lực nước ngoài nào vào xâm lược mảnh đất của Tổ quốc là hành động yêu nước, hành động chính nghĩa và cần được nhân dân ghi nhận. 

“Tổ quốc chúng ta có đất, có biển, có trời. Việt Nam giải phóng Campuchia khỏi nạn diệt chủng Pol Pot, và rút quân về, đó là hành động chính nghĩa. Nhưng bất kỳ thế lực nào lấy danh nghĩa giúp chúng ta, chiếm đất, đảo của chúng ta và không trả lại đó là hành động phi nghĩa”, trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhấn mạnh.

Nói thêm về công cuộc bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền Việt Nam, trung tướng cho biết: Lãnh đạo của chúng ta cũng rất nhạy cảm, năm 1975 đang đánh trong đất liền để giải phóng đất nước, nhưng đã cho quân ra lấy lại Trường Sa. Nếu giống như năm 1974, thì tình hình Trường Sa cực kỳ phức tạp. 

Đảng ta đã thấy: “Không ai giải phóng cho ta bằng chính sức của ta” và hành động rất đúng. Bài học lịch sử từ trước tới nay, một mặt giải phóng trên đất liền, một mặt phải giải phóng ngoài biển. Sự thật lịch sử phải được ghi nhận. Những gì hôm nay chưa nói được thì ngày mai phải nói cho rõ.
Mai Hà (ghi)

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

TQ chiếu cảnh tàu TQ đâm tàu Việt Nam

Cập nhật: 13:31 GMT - chủ nhật, 5 tháng 1, 2014
Đài Truyền hình Trung Quốc vừa chiếu cảnh tàu Hải giám Trung Quốc đâm vào tàu của Việt Nam trên Biển Đông dù không nói rõ ở đâu.
Phim tài liệu 'Canh gác Biên cương Xanh' của đài CCTV-4 có đoạn dài bốn phút ghi cảnh tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam tại vùng biển mà CCTV-4 nói là của Trung Quốc trên Biển Đông, theo trang tin BấmShanghaiist.
Đài truyền hình Trung Quốc không nói rõ địa điểm xảy ra va chạm.
Sự cố được nói là xảy ra hôm 30/6/2007, một ngày sau khi hai tàu Hải giám của Trung Quốc nhận lệnh ra giải cứu tàu nghiên cứu hải dương của họ đang bị tàu của Việt Nam áp sát.
Video clip, vốn cũng xuất hiện trên YouTube, cho thấy tàu Hải giám mang số hiệu 83 và 51 với sự hộ tống của máy bay trực thăng đã gọi loa yêu cầu các tàu Việt Nam rời khỏi vùng biển mà họ nói là thuộc "quyền tài phán của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa".
Tiếng loa từ tàu Hải giám 83 kêu gọi:
"Quý vị cần chấm dứt ngay lập tức việc cản trở tàu của chính phủ Trung Quốc."
"Thật lòng, với tư cách là những người chỉ huy, chúng tôi thấy căng thẳng khi phải ra lệnh này vì thường chúng tôi hay dạy thủy thủ của chúng tôi hành động một cách an toàn, thực hiện các biện pháp an toàn để tránh va chạm."
Một chỉ huy tàu Hải giám của Trung Quốc
CCTV nói tàu Việt Nam lùi lại khi thấy các tàu Hải giám nhưng không rời "vùng hoạt động" của các tàu Trung Quốc khiến tàu nghiên cứu hải dương không thể hoạt động.
Một chỉ huy tàu Hải giám được dẫn lời nói trước cảnh tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam:
"Từ kinh nghiệm thực tế của chúng tôi, tấn công dễ hơn nhiều so với phòng thủ."
Hình ảnh trên truyền hình Trung Quốc cho thấy 12 tàu Trung Quốc sau đó đã lập vòng tròn bao vây sáu tàu của Việt Nam đang chặn đường tàu nghiên cứu hải dương.
Các tàu Việt Nam cũng dùng loa kêu gọi tàu Trung Quốc rời khỏi "vùng biển Việt Nam".
CCTV nói tàu Việt Nam cũng không tuân theo các quy định tránh va chạm và "liên tục tiến sát" tàu nghiên cứu hải dương của Trung Quốc để "phá hoại" hoạt động của tàu này.
Đây là thời điểm chỉ huy lực lượng hải giám ra lệnh tấn công khiến một trong số các tàu hải giám tông vào tàu Việt Nam.
Một sỹ quan chỉ huy của tàu Hải Giám 74 được dẫn lời nói:
"Thật lòng, với tư cách là những người chỉ huy, chúng tôi thấy căng thẳng khi phải ra lệnh này vì thường chúng tôi hay dạy thủy thủ của chúng tôi hành động một cách an toàn, thực hiện các biện pháp an toàn để tránh va chạm.
"Nhưng rồi, chúng tôi lại bảo họ đâm các tàu khác. Dù kết cục tốt đẹp, bản thân hành động đó gây đe dọa nhất định tới sự an toàn của họ."

'Xua đuổi toàn bộ'

Đoạn phim tài liệu của CCTV mô tả vụ đâm tàu:
Một số tàu Hải giám Trung Quốc đâm vào các tàu Việt Nam
"Hải giám 74 nhận lệnh, tăng tốc tiến về phía đuôi của tàu đối thủ [mang số hiệu] DN35.
"Họ tăng tốc để tránh chúng tôi.
"Hải giám 71 đuổi kịp và đâm trúng đuôi tàu [DN35].
"Trong lúc đó Hải giám 72 lao tới mạn phải và đâm vào giữa tàu.
"Mũi tàu chúng ta chĩa thẳng vào cabin tàu của họ và đẩy họ lùi lại...
"Cùng lúc đó một tàu khác của họ cách đó 200m lao tới cứu [DN35].
"Họ toan đâm vào Hải giám 72.
"Hải giám 74 nhận lệnh, tăng tốc tiến về phía đuôi của tàu đối thủ [mang số hiệu] DN35. Họ tăng tốc để tránh chúng tôi. Hải giám 71 đuổi kịp và đâm trúng đuôi tàu [DN35]. Trong lúc đó Hải giám 72 lao tới mạn phải và đâm vào giữa tàu."
CCTV
"Hải giám 72 đổi hướng và chĩa mũi vào tàu [Việt Nam].
"Tàu DN29 tăng tốc và nhắm vào tàu nghiên cứu hải dương [của Trung Quốc] lao tới.
"Tàu Hải giám 51 phản ứng nhanh vào chĩa mũi vào cabin tàu [DN29].
"Cuối cùng chúng tôi đã xua đuổi được toàn bộ [tàu Việt Nam] khỏi vòng vây của chúng ta."
Phim tài liệu của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn.
Một số báo Việt Nam đang đưa tin về sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng hòa 40 năm về trước.

Bài đăng phổ biến