Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Bàn về chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang

Carlyle A. Thayer (BBC) - Có lẽ mục tiêu của Việt Nam là đẩy mạnh quan hệ trong những tháng tới để Tổng thống Obama có thể có chuyến thăm bên lề tới Việt Nam nơi hai nước sẽ ký hiệp định hợp tác chiến lược. Việt Nam sẽ được lợi vì hiệp định được ký trên đất của họ trong khi Hoa Kỳ cũng có lợi vì Tổng thống Obama sẽ tới Đông Nam Á thúc đẩy chiến lược tái cân bằng...

*

Hồi đầu tháng Sáu, Thủ tướng Việt Nam tuyên bố tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore rằng Việt Nam muốn thiết lập quan hệ chiến lược với tất cả năm thành viên thường trực của Liên Hiệp Quốc.

Tới nay Việt Nam đã có quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh.

Giờ Việt Nam phát tín hiệu rằng họ muốn nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ và Pháp.

Vào giữa năm 2010 khi Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm Hà Nội, bà tuyên bố rằng đã có đủ điều kiện để đưa quan hệ song phương Hoa Kỳ-Việt Nam lên tầm cao mới.

Nhưng, bà cảnh báo, trước hết Việt Nam cần cải thiện về nhân quyền. Kể từ chuyến thăm của bà Clinton, tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã xấu đi, nhất là trong nửa đầu năm nay.

Vào cuối năm 2011, các nhà ngoại giao ở Hà Nội nói đàm phán về quan hệ chiến lược đã bị đình trệ vì chuyện vấn đề nhân quyền cần được đề cập tới như thế nào trong dự thảo.

Phía Hoa Kỳ muốn có một điều khoản riêng về nhân quyền trong khi Việt Nam muốn nhân quyền chỉ nằm trong điều khoản nói về quan hệ chính trị.

Tới cuối năm 2012, Hoa Kỳ bất ngờ rút khỏi đối thoại nhân quyền thường niên với Việt Nam.

Đối thoại được nối lại đầu năm nay nhưng không có cải thiện nhân quyền đáng chú ý nào.

Hồi tháng Sáu, hai quan chức cao cấp của chính quyền Obama điều trần trước Quốc hội về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam và cả hai đều nhấn mạnh rằng cần phải có những thay đổi tích cực về nhân quyền ở Việt Nam.

Chính vì thế tin được hãng thông tấn Pháp AFP đưa hôm 11/7 rằng Tổng thống Barack Obama đã mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang thăm Washington vào cuối tháng là điều ít nhiều gây ngạc nhiên.

Hai ngày trước đó Việt Nam tuyên bố hoãn phiên xử của nhân vật bất đồng chính kiến có liên hệ với Hoa Kỳ, ông Lê Quốc Quân.

Hai bên cùng lợi

Tại sao Hoa Kỳ lại có vẻ thay đổi quan điểm về nhân quyền và mời chủ tịch Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ? Câu trả lời có thể nằm ở chính sách tái cân bằng và tiến triển gần đây trong quan hệ Việt - Trung theo sau chuyến thăm của ông Sang tới Bắc Kinh.

Việt Nam cũng đang tìm cách cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Hà Nội đã vận động trong ít nhất một năm trở lại đây để Tổng thống Obama tới thăm. Hồi tháng Sáu, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội thăm Washington cùng phái đoàn cao cấp.

Liệu cả hai phía đã đồng ý được về một sự trao đi đổi lại?! Việt Nam có thể đang tìm cách đẩy mạnh quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ trong khi Washington muốn thâm nhập sâu thêm vào Việt Nam. 

Một số nhà lãnh đạo Việt Nam dường như đã kết luận rằng nếu bế tắc trong quan hệ với Hoa Kỳ không được khai thông, họ sẽ không có nhiều con bài trong quan hệ với Trung Quốc.

Việt Nam muốn Hoa Kỳ xóa bỏ các hạn chế trong Quy định về Buôn bán Vũ khí Quốc tế (ITAR) mà theo đó hiện nay Việt Nam chỉ được phép mua vũ khí không sát thương tùy từng trường hợp. Mặc dù vậy, quy định này có lẽ sẽ không được xóa bỏ.

Nhưng gần đây ITAR cũng đã được sửa đổi và cho phép bán các công nghệ và thiết bị lưỡng dụng (quân-dân sự).

Khó mà có thể đoán được sự thay đổi cách nhìn của Hoa Kỳ đối với ITAR nhưng điều chắc chắn hơn là Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam trong cam kết đầu tiên của họ đối với sứ mệnh gìn giữ hòa bình dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công bố quyết định tham gia vào các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại đối thoại Shangri-La.

Chuyến thăm của ông Sang tới Hoa Kỳ là một phần cố gắng của Hà Nội nhằm có được hiệp định hợp tác chiến lược với Washington.

Tổng thống Obama sẽ cố gắng để có được những cam kết thêm nữa từ phía Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ kinh tế thông qua Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương.

Chuyến thăm của Chủ tịch Sang hứa hẹn sẽ đưa quan hệ Việt - Mỹ lên tầm cao mới trước Thượng đỉnh Á Đông tại Brunei vào tháng Mười năm nay.

Có lẽ mục tiêu của Việt Nam là đẩy mạnh quan hệ trong những tháng tới để Tổng thống Obama có thể có chuyến thăm bên lề tới Việt Nam nơi hai nước sẽ ký hiệp định hợp tác chiến lược.

Việt Nam sẽ được lợi vì hiệp định được ký trên đất của họ trong khi Hoa Kỳ cũng có lợi vì Tổng thống Obama sẽ tới Đông Nam Á thúc đẩy chiến lược tái cân bằng.

Giáo sư Danh dự, Học viện Quốc phòng Australia, Canberra.

Công an, Y tế, Nhà đất ở Việt Nam bị xếp vào diện tham nhũng nhất


Trọng Nghĩa (RFI) - Tổ chức theo dõi tình trạng tham nhũng trên toàn thế giới Minh bạch Quốc tế - Transparency International, trụ sở tại Berlin (Đức) - đã công bố bản báo cáo thường niên của minh hôm 09/07/2013 tại Berlin (Đức). Liên quan đến Việt Nam, bản báo cáo mang tên "Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu 2013" đã ghi nhận ý kiến người dân trong nước, nêu bật công an-cảnh sát, giới bác sĩ-y tá, và cán bộ nhà đất là các thành phần tham nhũng nhất.


Theo báo cáo 2013 của Transparency International ở Việt Nam công an-cảnh sát, giới bác sĩ-y tá, và cán bộ nhà đất là các thành phần tham nhũng nhất.

Điểm đáng ghi nhận trong bản phúc trình 2013 của Minh bạch Quốc tế là các chỉ dấu cảm nhận tham nhũng đã được thực hiện trên cơ sở các thăm dò ý kiến của tổng cộng 114.000 người dân ở 107 quốc gia trên thế giới, một công trình nhiên cứu kéo dài trong 3 năm. Tại Việt Nam, cuộc điều tra ý kiến được tiến hành theo phương thức hỏi trực tiếp 1000 người tại 15 đơn vị địa phương.

Về cảm nhận chung của người dân liên quan đến tình trạng tham nhũng, đa số người được hỏi (55%) cho rằng tệ nạn này tăng nhanh, 27 % thấy tình hình vẫn như cũ, chỉ có 18% thấy là tham nhũng đã giảm bớt.

Đáng chú ý nhất là cảm nhận của người dân về tham nhũng tại 12 loại hình tổ chức, cơ quan khác nhau đi từ các định chế tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan truyền thông báo chí, cho đến hệ thống giáo dục, bộ máy tư pháp, khu vực công quyền… hay là Công an, Quân đội, đảng phái chính trị, Doanh nhân…

Kết quả khảo sát cho thấy là giới công an cảnh sát bị người dân Việt Nam đánh giá là tham nhũng nhất, đứng đầu danh sách, theo sau là khu vực y tế - tức là giới bác sĩ y tá, và đứng thứ ba là khu vực công quyền.

Một cách cụ thể có đến 72% người được hỏi xác định là ngành cảnh sát tham nhũng nhất, 58% cho rằng đó là ngành y tế và 55% thấy rằng đó là giới công chức.

Các cảm nhận trên như đã được khẳng định bằng kết quả trả lời cho câu hỏi về hành động hối lộ đã tiến hành. Tỷ lệ hành vi hối lộ cho cảnh sát cao nhất : 48%, theo sau là việc hối lộ trong lãnh vực dịch vụ y tế (22%), và lãnh vực nhà đất (21%).

Trọng Nghĩa (RFI)

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130711-viet-nam-cong-an-y-te-nha-dat-bi-xep-vao-dien-tham-nhung-nhat

Ai bảo vệ ngư dân?


Nguyễn Văn Tuấn - Cứ mỗi lần ngư dân của mình bị bọn hải giám của Tàu tấn công và cướp bóc, câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu tôi: chẳng lẽ chẳng có ai bảo vệ ngư dân? Mới ngày hôm kia, một đám hải quân trong chiếc tàu gọi là “hải giám” của chúng đánh đập ngư dân ta, đập phá và ăn cướp ngư cụ, và còn chặt cột cờ. Hành động chặt cột cờ rõ ràng là một sự khiêu chiến. Chợt nhớ hôm nào có ngư dân bảo vệ lá cờ và sau này được trao huy hiệu. Không biết những người theo chủ nghĩa hình thức (trao huy hiệu đó) sẽ làm gì khi kẻ thù ngang nhiên khiêu chiến chặt quốc kì? Vậy mà cho đến nay, sau hai ngày sự việc xảy ra, Chính phủ chẳng hề có một phát biểu chính thức. Chỉ có “Hội nghề cá” lên tiếng một cách yếu ớt.

Những hành động đó của quân Tàu chỉ có thể mô tả bằng hai chữ: cướp biển. Bọn cướp biển này có tổ chức và được Chính phủ Tàu bảo trợ. Tiếng Anh có một chữ dành cho những kẻ này: state-sponsored piracy. Cũng có thể xem cướp biển là khủng bố, nên chúng ta cũng có thể dùng chữ state-sponsored terrorism – khủng bố do Nhà nước bảo trợ. 

Điều đáng nói là những hành động cướp biển / khủng bố này xảy ra chỉ vài tuần sau chuyến viếng thăm Tàu của ngài Chủ tịch Nước và đoàn quân sự Việt Nam. Chắc có lẽ chúng ta không bao giờ biết được những gì được bàn luận và thỏa thuận trong chuyến viếng thăm, cũng như chẳng bao giờ biết được những gì được thỏa thuận trong cuộc gặp gỡ Thành Đô trước đây. Những gì viết trong thông cáo báo chí chỉ là “phải đạo” thôi. Nhưng những gì xảy ra trong thực tế cho thấy hình như những hội nghị đó chẳng đem lại lợi ích và an toàn gì cho ngư dân Việt Nam. 

Hành động cướp biển / khủng bố mới nhất có lẽ chưa phải là lần sau cùng. Chúng ta còn nhớ trước đây Tàu đã 2 lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Vài tuần trước, chúng manh động đến độ bắn cháy cabin tàu đánh cá của Việt Nam. Còn những vụ chúng rượt đuổi, cho tàu đụng phá tàu của ngư dân Việt Nam thì đếm không xuể. Có khi chúng ngang nhiên vào tận bờ biển của Việt Nam để gây sự. Tất cả những hành động này cho thấy chúng chẳng xem chủ quyền biển của Việt Nam ra gì (chứ chưa nói đến tôn trọng). 

Và hình như chúng có lí do để hành xử lưu manh như thế. Lí do chính là sự khiêm cung của phía VN. Cứ mỗi lần sự việc xảy ra thì phản ứng của phía VN có thể nói là rất “truyền thống” và có thể đoán được. Đầu tiên là các lực lượng chức năng xác minh (làm rõ) sự việc. Phải mất một ngày thậm chí vài ngày thì mới xác minh được thủ phạm “lạ” đó chính là Tàu – kẻ thù của VN. Kế đến là người phát ngôn Bộ Ngoại giao phát biểu những câu chữ mà có lẽ chúng ta đã nghe qua nhiều lần đến độ nhàm (nên không cần lặp lại ở đây). Sau đó thì bên Tàu chúng nó phản bác lại phát biểu của phía VN. Thế là kết thúc. Hậu quả là ngư dân mất của, tổn hại tinh thần. Những ngư dân khác thì ái ngại hơn, suy nghĩ đôi ba lần trước khi đi biển. Dần dần chúng ta mất chủ quyền biển. 

Song song với những hành động cướp và khủng bố, chúng còn gia tăng cường độ xâm lấn. Chúng xua hàng trăm, thậm chí hàng ngàn, tàu cá xuống vùng biển VN để đánh bắt. Chúng cho tàu hải quân theo để hộ tống cho đoàn tàu ăn cướp. Thật khó hình dung nổi còn hành động nào du côn hơn? Hành động du côn đó xuất phát từ một chính quyền tự gắn (hay trói) những chữ “tốt” và “vàng” với Việt Nam! 

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

VẪN CHƯA THẤY ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LÊN TIẾNG VỤ NGƯ DÂN BỊ TẤN CÔNG

Tàu cá thiệt hại 400 triệu sau khi bị tấn công ở Hoàng Sa

Không chỉ bị tàu Trung Quốc thu giữ ngư lưới cụ, nhiên liệu, hai tàu cá của ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường (huyện đảo Lý Sơn) từ vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam trở về quê trong tình trạng tàu hỏng, người lo. 
9-7-Anh-1-Tau-ngu-dan-1373436999_500x0.j
Sau 3 ngày rời cảng Lý Sơn (Quảng Ngãi) ra vùng biển Hoàng Sa hành nghề lặn hải sâm, lúc 7h sáng ngày 7/7, 15 ngư dân đi trên tàu cá Qng 96787 của ông Võ Minh Vương bị tàu 306, sơn màu trắng, có chữ Trung Quốc hai bên mạn tàu bất ngờ tấn công, truy đuổi, đập phá và thu giữ nhiều tài sản, thiết bị.
9-7-Anh-2-Tau-ngu-dan-1373437000_500x0.j
Nhiều người từ tàu Trung Quốc tràn lên tàu cá của ông Vương rồi dùng dao chặt 720m dây hơi thành nhiều đoạn nhỏ, lấy đi nhiều thiết bị, ngư lưới cụ cùng 1 tấn cá và hút 5000 lít dầu diesel, ước tổng thiệt hại 400 triệu đồng. 
9-7-Anh-3-Tau-ngu-dan-1373437000_500x0.j
Không chỉ lấy tài sản, nhiều người trên tàu Trung Quốc còn dùng xà beng, búa đập vỡ cửa kính cabin tàu. 
9-7-Anh-4-Tau-ngu-dan-1373437000_500x0.j
Những cánh cửa tủ, nắp hầm của tàu cá ông Vương còn bị nhiều người trên tàu 306 dùng dao chẻ nhỏ nằm la liệt trên sàn tàu. 
9-7-Anh-5-Tau-ngu-dan-1373437000_500x0.j
Kính cabin và nắp hầm nứt toác nằm ngổn ngang khắp nơi.
9-7-Anh-6-Tau-ngu-dan-1373437000_500x0.j
Tủ cabin lái của tàu bị đập phá, các trang thiết bị thông tin liên lạc hiện đại trên tàu cũng bị người của tàu 306 thu giữ.
9-7-Anh-7-Tau-ngu-dan-1373437000_500x0.j
Sau cuộc đập phá, cabin tàu ông Vương bị bể nát, trống hoác, hư hỏng nặng.
9-7-Anh-8-Tau-ngu-dan-1373437001_500x0.j
Vết tích của dao chém đứt dây hơi của các ngư dân còn in sâu trên be tàu cá ông Vương. Trong khi đó, tàu ông Mai Văn Cường trở về quê cũng chịu nhiều thương tích, bị tàu 306 trấn lột, tịch thu tài sản vào lúc 9h sáng ngày 7/7 với tổng thiệt hại hơn 200 triệu đồng. 
9-7-Anh-9-Tau-ngu-dan-1373437001_500x0.j
Thuyền trưởng Võ Minh Vương bị nhiều người trên tàu 306 dùng dùi cui điện chích vào người, dùng chỏ đánh vào sau gáy ngất xỉu ngay trên tàu. Ngay sau khi trở về quê, ông Vương cảm giác đau đầu, chóng mặt, thấp thỏm lo âu cho sức khỏe của mình. Vụ việc hai tàu cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn bị tàu Trung Quốc tấn công, tịch thu tài sản đã được chính quyền địa phương xác minh, báo cáo cơ quan chức năng Tỉnh, Trung ương có giải pháp can thiệp bảo vệ quyền lợi của ngư dân. 
Trí Tín
Nguồn: VNE
 Nguồn:http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/07/co-mot-noi-nhuc-mang-ten-viet-nam.html

RFA: Đáp án cho “danh sách 20”


000_Hkg7852839-305.jpg
Công an, dân phòng dày đặc trước Tòa án Nhân dân TPHCM tại phiên xử ba blogger Điếu Cày, Anhba Saigon, Tạ Phong Tần hôm 24/9/2012, ảnh minh họa.
AFP photo

 Có lẽ, giới blogger Việt Nam hiểu rằng họ vừa thoát khỏi một nỗi nguy hiểm không hoặc chưa có thực, và có thể từ đây đến cuối năm 2013 hoặc kéo sang cả năm 2014, họ sẽ tương đối bình yên mà “tác nghiệp” và nhậu nhẹt, trong lúc các chính khách còn quá nhiều mối lo quốc gia đại sự và cả mất ngủ vì “lo nghĩ” về nhau.

Cải chính Nguyễn Trọng Tạo
Nửa tháng sau bài “Gửi thủ tướng Ba Dũng” trên blog của mình, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo lại viết tiếp một bài “sửa sai” với tựa đề “Vụ 20 bloger bị bắt: thông tin thật và giả?”, với câu kết như một lời xin lỗi: “Sau vụ này, tôi thấy mình cần cảnh giác hơn, và bạn bè của tôi trên mạng nữa, hãy cẩn thận kẻo bị lẫn lộn thật giả không đáng có”.

Câu kết trên xuất hiện vào ngày 9/7/2013, trùng với ngày xét xử luật sư công giáo Lê Quốc Quân bị đình hoãn một cách ngộ nghĩnh, và trong bối cảnh chưa có thêm một blolgger nào bị câu lưu sau vụ blogger Từ Anh Tú sáng bắt chiều thả.
Cần nhắc lại, điểm nhấn rối trí đáng bận tâm nhất trong bài “Gửi thủ tướng Ba Dũng” trên blog Nguyễn Trọng Tạo ngày 24/6/2013 không phải là sự gợi nhớ lại tình đồng đội và thân phận thương cảm của một bà mẹ Việt Nam anh hùng, mà là một đoạn bình luận chen ngang: “Hôm 19/6 có người trong đoàn anh Tư Sang từ Trung Quốc điện cho tôi bảo đã có danh sách 20 blogger có thể bị bắt. Tôi nói vui: Bắt hết nhân dân đi, xem họ sống với ai”.
Lời bình luận này, hoàn toàn không phù hợp với chủ đề và những nội dung chính của bài viết, lẽ ra có thể làm cho người đọc cảm nhận về một sự chông chênh không thể lý giải của tác giả về kinh nghiệm hành văn. Tuy vậy, chính cái đoạn viết tưởng đâu hết sức nhỏ nhặt và thuộc vể lỗi kỹ thuật như thế lại là tác nhân gây nên một làn sóng xáo động và hoang mang trong giới blogger, kéo dài ngay sau khi bài viết này được đăng tải cho đến tận giờ đây, cùng kéo theo rất nhiều bình luận trên mạng và giới lề dân về khả năng và câu chuyện dành cho những ai có triển vọng “nhập kho”, thậm chí còn khiến khá nhiều hãng truyền thông quốc tế không thể đứng ngoài cuộc.
Ở một thái cực ngược lại hoàn toàn, bài “Vụ 20 bloger bị bắt: thông tin thật và giả?” lại là lời trần tình của thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo về việc đã chẳng hề tồn tại một “nhà báo quen” nào trong “đoàn anh Tư Sang đi Trung Quốc”, tức bản thân tác giả đã bị “hố” khi có nhã ý nêu ra thông tin về “danh sách 20 blogger có thể bị bắt” để cảnh báo cho các “đồng đội”.
Ai chỉ đạo bắt blogger?
Một chi tiết không thể bỏ qua là việc xác minh về nhân vật “nhà báo quen” như vậy đã được thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo tiết lộ là do một “anh bạn của mình” – tức một người phải có năng lực đặc biệt để tiến hành kiểm tra về hoạt động xuất cảnh trong vòng mấy tháng qua của “nhà báo quen”. Nếu hành động kiểm tra như vậy là có thực thì “anh bạn” phải thuộc một cơ quan đặc biệt (chẳng hạn như cơ quan an ninh), hoặc chí ít cũng phải có mối quan hệ rất đặc biệt với một cơ quan đặc biệt nào đó.

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới ra thỉnh nguyện thư kêu gọi phóng thích 35 blogger bị cầm tù


Bấm vào đây để ký Thỉnh Nguyện Thư 

RSF (10.7.2013) - Việt Nam là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới đối với blogger và người bất đồng chính kiến online, chỉ sau Trung Quốc. 

Các blogger Việt Nam là một nguồn thông tin độc lập và là giải pháp thay thế cho truyền thông của chính phủ. Họ viết về tham nhũng, vấn đề môi trường và diễn tiến chính trường của đất nước.

Đã có nhiều đợt tập kích blogger, cư dân mạng và nhà báo trong những năm gần đây. Cảnh giác về các cuộc nổi dậy của dân chúng Arab, chính quyền Việt Nam đã truy bắt dữ dội hơn nhằm đè bẹp sự bất đồng và ngăn chặn mọi bất ổn. 

Hai blogger vừa bị bắt là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào nằm trong số 35 blogger hiện đang bị cầm tù. Người bảo vệ nhân quyền Điếu CàyLS Lê Quốc QuânPaulus Lê SơnTạ Phong TầnTrần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung, tất cả họ đang chịu những bản án dài hạn với các tội danh như trốn thuế, phá hoại, tuyên truyền chống nhà nước và toan tính lật đổ chính quyền. 

Thân nhân gia đình họ phải chịu sự quấy nhiễu và tuyên truyền bôi nhọ. Mẹ của blogger Tạ Phong Tần đã tự thiêu năm 2012, một hành động tuyệt vọng về cách đối xử đối với con gái của bà. 

Phóng viên không Biên giới kêu gọi thả tự do ngay lập tức các blogger và cư dân mạng, bãi bỏ kiểm duyệt và hủy những luật lệ đàn áp vốn được sử dụng chống lại giới làm tin tức, đặc biệt là Điều 88 và Khoản 1 của Điều 79 trong BLHS. 

Hãy cùng chúng tôi chiến đấu với kiểm duyệt online tại Việt Nam! Hãy phổ biến bản thỉnh nguyện thư này trong mọi khả năng có thể!

Bấm vào đây để ký Thỉnh Nguyện Thư

Danh sách 35 blogger và cư dân mạng đang bị cầm tù:

1.   Bị bắt từ 15.6.2013 – Đinh Nhật Uy
2.   Bị bắt từ 13.6.2013 – Phạm Viết Đào
3.   Bị bắt từ 26.5.2013 – Trương Duy Nhất
4.   Bị bắt từ 27.12.2012 – Lê Quốc Quân
5.   Bị bắt từ 14.10.2012 – Nguyễn Phương Uyên
6.   Bị bắt từ 11.10.2012 – Đinh Nguyên Kha
7.   Bị bắt từ 8.8.2012 – Đinh Đăng Định
8.   Bị bắt từ 6.7.2012 – Le Thị Kim Thu
9.   Bị bắt từ 1.12.2011 – Lê Thanh Tùng
10. Bị bắt từ 19.9.2011 – Trần Vũ Anh Bình
11. Bị bắt từ 5.9.2011 – Tạ Phong Tần
12. Bị bắt từ 27.8.2011 – Trần Minh Nhật
13. Bị bắt từ 18.8.2011 – Thái Van Dung
14. Bị bắt từ 7.8.2011 – Nguyễn Văn Duyệt
15. Bị bắt từ 5.8.2011 - Nông Hùng Anh
16. Bị bắt từ 3.8.2011 – Paulus Lê Sơn
17. Bị bắt từ 2.8.2011 – Đậu Văn Dương
18. Bị bắt từ 2.8.2011 – Trần Hữu Đức
19. Bị bắt từ 1.8.2011 – Chu Mạnh Sơn
20. Bị bắt từ 30.7.2011 – Đặng Xuân Diệu
21. Bị bắt từ 30.7.2011 – Hồ Đức Hòa
22. Bị bắt từ 30.7.2011 – Nguyễn Văn Oai
23. Bị bắt từ 25.7.2011 – Nguyễn Văn Lý
24. Bị bắt từ 28.4.2011 – Nguyễn Công Chính
25. Bị bắt từ 2.4.2011 – Nguyễn Ngọc Cường
26. Bị bắt từ 26.3.2011 – Lữ Văn Bảy
27. Bị bắt từ 4.11.2010 – Cù Huy Hà Vũ
28. Bị bắt từ 27.10.2010 – Vi Đức Hồi
29. Bị bắt từ 18.10.2010 - Phan Thanh Hải
30. Bị bắt từ 7.7.2010 – Trần Huỳnh Duy Thức
31. Bị bắt từ 9.10.2009 – Nguyễn Xuân Nghĩa
32. Bị bắt từ 9.10.2009 – Nguyễn Kim Nhàn
33. Bị bắt từ 7.7.2009 – Nguyễn Tiến Trung
34. Bị bắt từ 7.7.2009 – Trần Anh Kim
35. Bị bắt từ 19.4.2008 – Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) 

Nguồn: RSF

Những quẫy đạp cuối cùng chăng?


Người Quan sát (Danlambao) - Chưa có ở nơi nào có những quy định kỳ cục… bởi một lũ lãnh đạo kỳ dị… hợm như ở cái đất nước này… Sau một thời gian dài sử dụng cái học thuyết ngoại lai, dùng bạo lực trấn áp nhân dân, tàn hại đất nước. Bọn chúng hiện đang phải đối mặt với nguy cơ diệt vong và đang lớn giọng cao rao những luận điệu dối trá để che chắn những hành vi bán nước.

Sự thực đang càng lúc càng phơi bày một cách trần trụi và tởm lợm như cái cúi đầu gục mặt một cách hèn hạ của Trương Tấn Sang trước quan thầy, rồi 10 văn kiện được ký kết như là một nỗi ô nhục. Hậu quả của nó là trong những ngày vừa qua, liên tục các ngư dân bị bọn Tàu khựa bắt bớ, đánh đập, cướp bóc từ ngoài biển vào đến tận trong đất liền mà cái nhà nước hèn hạ ấy lại hoàn toàn im lặng.

Tiếp theo là hàng loạt những “đề xuất”, những “thông tư”, “nghị định” được tuôn ra, mà nội dung của nó khi đọc xong là mắc chửi thề: “Phụ nữ trên 33 tuổi không được mang thai” ; “Ưu tiên cộng thêm 2 điểm thi đại học cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với kháng chiến…”. Điều này làm cho cả nước (có lẽ cả thế giới) chết cười.

Song song theo đó là cường độ trấn áp dân oan càng lúc càng bạo liệt từ hình thức vây bắt, tuyên truyền mua chuộc, quản thúc, rình mò chuyển sang đánh đập, tưới acid… Bao vây chùa chiền, nhà thờ, thánh thất, khuấy động mâu thuẫn cá nhân và gây chia rẽ trong các đoàn thể tôn giáo trên bình diện khắp cả nước.

Về chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn Sang


Nguyễn Trọng Vĩnh (Bauxite Việt Nam) - Tôi có cảm tưởng bản “Tuyên bố chung Việt - Trung” do phía Trung Quốc soạn thảo, chủ yếu lợi cho họ... Rõ ràng là bản “Tuyên bố chung” hoàn toàn lợi cho Trung Quốc còn phía ta lại bị ràng buộc bởi nhiều điểm trong các mục... Chủ tịch Trương Tấn Sang mời Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam. Ông Tập Cận Bình chỉ cám ơn, lập lờ không rõ có nhận lời hay không. Thái độ “kẻ cả” thường như thế...


*

Tôi vừa đi nghỉ mát về, có bạn đến chơi. Sau khi thăm hỏi sức khỏe, bạn hỏi: - Bác có theo dõi chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn Sang không? 

Tôi nói: - Có. 

- Bác có đọc bản tuyên bố chung không? Bác có nhận xét gì? 

Sau đây là ý kiến của tôi: 

Sau Đại hội XI, hầu hết các vị lãnh đạo quan trọng đều đã lần lượt sang thăm Trung Quốc. Còn Chủ tịch Trương Tấn Sang thì chỉ mới đi thăm Philippines, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Nga, Brunei, chưa thăm Trung Quốc. 

Cảm thấy Chủ tịch Trương Tấn Sang có suy nghĩ khác về Trung Quốc, ông Tập Cận Bình quyết định mời Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm, mong uốn ba tấc lưỡi cùng với sự đón tiếp long trọng, nồng nhiệt thuyết phục tranh thủ Chủ tịch Trương Tấn Sang có lợi cho Trung Quốc. 

Chủ tịch Trương Tấn Sang không thể không đáp ứng lời mời. 

Tôi có cảm tưởng bản “Tuyên bố chung Việt - Trung” do phía Trung Quốc soạn thảo, chủ yếu lợi cho họ. 

Ngay đầu mục 2 người ta nêu ngay bài bản lừa phỉnh cũ: “Phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt, tình hữu nghị Việt – Trung là tài sản quý báu của hai nước”… 

Từ trước đến nay, có bao giờ Trung Quốc thực hiện các “phương châm” và “tinh thần” đó đâu? Ngược lại, hoạt động của họ từ lâu nay chỉ nhằm thực hiện mưu đồ hiểm ác khống chế chúng ta, thực tế họ đã khống chế chúng ta về cả quân sự, chính trị, kinh tế. 

Về quân sự: 

Không kể việc đánh cướp Hoàng Sa của chúng ta năm 1974 và cuộc xâm lược của 60 vạn quân giết hại đồng bào, tàn phá các tỉnh biên giới của chúng ta vào tháng 2/1979, chỉ kể từ khi Trung Quốc đưa ra “Phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt”, họ cậy có bộ máy quân sự đồ sộ, tự tung tự tác liên tục hoành hành bá đạo ở biển Đông mà ta không làm gì được. 

Tờ “Hoàn cầu thời báo” của Đảng Cộng sản Trung Quốc không biết bao nhiêu lần lăng mạ ta, dọa đánh ta, hung hãn nhất là câu “diệt bọn Việt Nam làm lễ tế cờ cho trận đánh Nam Sa...”, ta cũng phải im. 

Về chính trị: 

Trung Quốc ngăn ta không được nhắc đến cuộc xâm lược tháng 2/1979 của họ, không được truy nhận liệt sĩ đối với cán bộ, chiến sĩ ta trong trận chiến ấy, cũng như đối với 64 cán bộ, chiến sĩ ta hy sinh trong trận Trung Quốc chiếm bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của chúng ta, hành động tưởng niệm các liệt sĩ trong hai trận chiến ấy cũng bị cấm. 

Trung Quốc tùy tiện can thiệp vào sự sắp xếp nhân sự trong bộ máy Đảng, chính quyền của nước ta, ngăn ta không được quốc tế hóa vấn đề tranh chấp biển Đông, không được đàm phán đa phương, ép ta không được để cho dân biểu tình, không cho phép báo chí phản đối Trung quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, ngăn ta không được quan hệ mật thiết với Mỹ. 

Gần đây, các bài thi viết về học tập đạo đức Hồ Chí Minh mà đụng đến Trung Quốc và biển Đông thì không được xét chấm. Tóm lại trung Quốc muốn gì đều được. 

Về kinh tế: 

Trung Quốc lũng đoạn thị trường nước ta, hàng hóa Trung Quốc tràn ngập kể cả hàng hóa độc hại chèn ép hàng hóa của ta. Hiểm ác hơn nữa, Trung Quốc còn qua thương lái phá hoại kinh tế nước ta. Hàng trăm tấn dưa hấu, vải thiều thối bỏ ở cửa khẩu Lạng Sơn; đặt mua giá cao “trồng khoai tím”, “chặt dừa non” của đồng bào Nam Bộ rồi bỏ không mua; mua rễ cây hồ tiêu giá cao để “làm thuốc”, làm mất mùa tiêu khiến nông dân điêu đứng. 

Tàu TQ cướp tàu cá VN như thế nào?

Họ cho một chiếc ca nô trên đó có 5- 6 người chạy theo kẹp tàu của tôi. Sau đó 2 người lên tàu tôi dùng dùi cui bắt mọi anh em trên tàu ra phía trước quì cúi đầu xuống. Sau đó 3-4 người nữa từ ca nô nhảy lên, và rồi tàu lớn của họ kẹp vào. Họ kẹp vào và xuống tàu phá phách, lấy hết đồ... Họ mặc đồ rằn ri màu xanh đen, trang phục của kiểm ngư. Họ sử dụng dùi cui, nói tiếng Trung Quốc xí lô xí là...


*

Gia Minh (RFA) - Hài tàu đánh cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn hôm ngày 9 tháng 7 trở về bờ trong tình trạng bị cướp hết ngư cụ và hải sản đánh được. Cơ quan chức năng đang trong tiến trình điều tra về vụ việc. 
Chặt cột cờ của tàu 

Gia Minh hỏi chuyện ông Võ Minh Vương, chủ tàu kiêm thuyền trưởng của một trong hai chiếc tàu bị nạn. Trước hết ông này kể lại: 

Võ Minh Vương: Ngày 4 tháng 7, chúng tôi xuất biển ra Hoàng sa, đến ngày 7 tháng 7 thì bị tai nạn, phía Trung Quốc bắt.

Gia Minh: Tai nạn xảy ra với tàu thế nào? 

Võ Minh Vương: Ngày 6 làm tại đảo Trụ Cẩu, tối đó neo nghỉ lại tại đó, sáng ngày 7 chạy đến đảo Phú Lâm. Ở đó tôi phát hiện một chiếc tàu trắng mang biển số 306 đuổi theo tàu, tôi cho tàu bỏ chạy. Họ cho một chiếc ca nô trên đó có 5- 6 người chạy theo kẹp tàu của tôi. Sau đó 2 người lên tàu tôi dùng dùi cui bắt mọi anh em trên tàu ra phía trước quì cúi đầu xuống. Sau đó 3-4 người nữa từ ca nô nhảy lên, và rồi tàu lớn của họ kẹp vào. Họ kẹp vào và xuống tàu phá phách, lấy hết đồ. Ba bốn tiếng đồng hồ sau, họ kẹp chạy đến chỗ tàu ông Cường và bảo dắt chiếc tàu đó về Việt Nam. Nhưng tôi nói không dắt về, cả hai chiếc vào đảo ở luôn. 

Sau đó họ lên chặt hai cây cờ của tàu tôi vứt xuống nước. Tôi nhảy xuống lấy cờ lên; từ đó họ đánh tôi đến ngất xỉu luôn. Sau đó tàu lớn của họ mở dây và bảo về Việt Nam. Khi tỉnh dậy, tôi chạy tàu về. 

Gia Minh: Những người lên tàu của ông ăn mặc sắc phục thế nào và sử dụng tiếng nói gì?

Võ Minh Vương: Họ mặc đồ rằn ri màu xanh đen, trang phục của kiểm ngư. Họ sử dụng dùi cui, nói tiếng Trung Quốc xí lô xí là, tôi không biết. Họ ra hiệu cho chúng tôi thôi.

Gia Minh: Trên tàu của ông có bao nhiêu người?

Võ Minh Vương: Có 15 người, họ dùng dùi cui bắt cúi đầu, ai mà có hành động gì là bị, khiến nhức mình, nhức mẩy hết.

Gia Minh: Còn tàu của anh Cường thế nào?

Võ Minh Vương: Tàu anh Cường bị chết máy và rồi họ kẹp vào rồi chỉ hướng bảo về Việt Nam.

Gia Minh: Họ lên tàu lấy những gì và phá ra sao?

Võ Minh Vương: Họ lấy hết trang thiết bị, dụng cụ để đi làm. Hải sản bị lấy cũng hơn một tấn gồm cá đỏ và nhiều loại cá khác. Tàu của ông Cường bị lấy đồ trước đó mấy tiếng đồng hồ rồi dắt đến.

Gia Minh: Trên đường đi về, ông báo cho các cơ quan chức năng trong bờ thế nào?

Võ Minh Vương: Trên đường về gặp một chiếc tàu cũng đang làm nghề, tôi mượn COM báo về cho cơ quan chức năng Trạm, đồn... Họ nói khi nào tới bờ báo lại cho tàu đó. Tàu đó của dân làm ban đêm, ngày nghỉ.

Gia Minh: Tổng kết lại tàu thuyền thế nào?

Võ Minh Vương: Tàu thuyền hư hỏng và cơ quan chức năng đang làm việc. Đồn, trạm, tỉnh, phóng viên. Họ điều tra 15 ngư dân xong rồi. Họ đưa lên đài...

Gia MinhTàu của ông đi biển bao lâu rồi?

Võ Minh Vương: Tôi đi biển 20 năm rồi, cũng mất mấy chiếc bên Trung Quốc, ở tù bên đó cũng hai lần rồi. Tàu này do Nhà nước hỗ trợ theo chương trình tấm lưới nghĩa tình hồi năm ngoái mấy trăm triệu và vay bà con, thân nhân. Tàu này đóng hết 1 tỷ mấy. Hiện còn nợ chín trăm mấy triệu.

Giờ chờ Nhà nước quan tâm hổ trợ để mua sắm lưới cụ đi làm lại.

Gia Minh: Ông mất mấy chiếc tàu bên Trung Quốc rồi, vậy mong muốn điều gì để bảo đảm làm ăn.

Võ Minh Vương: Tôi cũng bị nhiều lần bên đó rồi; nhưng vẫn ra để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa; nay mong Nhà nước hỗ trợ để ra khơi bám biển; trốn chỗ này, chỗ khác để làm. Giờ chỉ mong Nhà Nước thôi.

Gia Minh: Xin cám ơn ông.



Thi đại học 2013: Ưu tiên... Bà mẹ Việt Nam anh hùng!

Mẹ VN anh hùng được cộng 2 điểm khi thi đại học

N.C.Khanh (TPO) - Tại thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 4/7 cho biết Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 sẽ thuộc đối tiện ưu tiên khi dự thi đại học.

Tại điểm a của khoản 1 điều 7 bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 03, gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng”.

Tại điểm b của điều 1 Sửa đổi đối tượng ưu tiên “con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945” thuộc đối tượng 04 thành “con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”.

Điểm c cũng bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 04, gồm: Con của Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;Con của người có công giúp đỡ cách mạng”.

Bổ sung đối tượng ưu tiên vào điểm a khoản 2 Điều 7: “Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến”.

Thông tư do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký cho biết, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/ 8 /2013.


*
Mẹ VN anh hùng được cộng 2 điểm khi thi đại học

Phạm Thanh (PhuNuToday) - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước 1/1/1945 sẽ thuộc đối tiên ưu tiên, được cộng 2 điểm khi dự thi đại học, dù có thể tuổi đời đã thuộc xưa nay hiếm.

Ngày 4/7, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 24/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.

Theo đó, tại điểm a của khoản 1 điều 7 bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 03, gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Bên cạnh các đối tượng đã được quy định ưu tiên từ trước như: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng.

Các Bà mẹ Việt Nam anh hùng hầu hết đều đã tuổi cao, sức yếu. 
Ảnh chụp các mẹ dự Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, hồi tháng 10/2010.

Thông tư do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký căn cứ Nghị định 31/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, và theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/8/2013.

Còn cơ hội nào cho các chóp bu cộng sản hay không ?

Vũ Bất Khuất (Danlambao) - Dù giận có cành hông chăng nữa, chúng ta cũng thể phủ nhận cái đảng cộng sản quái gở và những đảng viên từ to đến bé này đều là người Việt Nam. Sự sai lầm của một cá nhân, thậm chí sai lầm đó biến cá nhân này thành con thú thì điều đó cũng có thể xảy ra. Đứng trên bình diện con người với nhau thì chúng ta phải có một cái nhìn bình tĩnh và khách quan hơn để xem coi cái tập thể đó, cá nhân đó có điều kiện nào để sửa chữa sai lầm hay không?

Ở đây tôi muốn nói, cái sai lầm của đảng cộng sản trong quá trình giành giật và củng cố quyền lãnh đạo đất nước. Sự sai lầm cơ bản thì không còn gì phải bàn cãi rồi. Họ đã bám chặt vào cái học thuyết ngoại lai mà không nắm rõ được cái bản chất thực sự của nó, rồi áp dụng một phương thức sắt máu và dối trá để thực hiện cái gọi là “cuộc cách mạng giải phóng dân tộc”. Trong quá trình lịch sử của đất nước, không ít lần dân tộc đã tiếp nhận các học thuyết ngoại lai. Từ Nho giáo đến các tư tưởng triết học phương tây và học thuyết cộng sản. Hầu hết các học thuyết đến Việt Nam đều mang theo tính áp đặt cao độ.
Nho giáo núp phía sau những chuôi gươm, cán giáo của các đoàn quân xâm lược tràn vào Việt Nam.
Riêng chủ nghĩa cộng sản thì đến bằng sự dối trá và lưu manh và đi vào cuộc sống bằng nòng súng. Và ở đây tôi muốn trình bày về con đường xâm nhập và tồn tại của chủ nghĩa cộng sản.

Ngay khi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Cộng Sản được công bố, người ta nhận ra ngay cái liên minh công nông là một liên minh mang tính chi phối toàn bộ xã hội, nhưng nếu chỉ cây búa và cái liềm thì không thể thể nào nắm lấy quyền chi phối và 2 cái khẩu hiệu đầu tiên được tung ra là “chuyên chính vô sản” và “nuôi dưỡng căm thù”. Sau đó dùng “bạo lực cách mạng” để giành lấy chính quyền. Những định chế xã hội, những nền tảng văn hóa, những hệ thống kinh tế, những giá trị lịch sử được xây dựng từ bao đời trong một số quốc gia đang trên đà phát triển hoàn toàn bị xóa sổ, trong đó có Việt Nam.

Một công xưởng vĩ đại được xây dựng từ những năm 20 và hoàn chỉnh ở Liên Xô, Đông Âu, Đông Á. Cái liên minh công nông ấy được giũ bỏ cái áo “nô lệ” và mặc lên người cái áo mới tinh “nhân dân làm chủ” nhưng bản chất thực sự của cái áo thì không thay đổi. Máu loang khắp nơi và mồ hôi tuôn ra như suối để cho đói nghèo tràn ngập khắp nơi. Những cuộc chiến tranh giải phóng vẫn tiếp tục.

Giải thích về việc Việt Nam đàn áp những người biểu tình chống Trung Quốc


Tôi đã tường thuật cuộc biểu tình ở Hà Nội vào ngày Chủ nhật và tôi nhận ra sự hung hãn hơn rất nhiều từ phía các công an mặc thường phục. Đã xuất hiện những tấm hình trên Facebook về một người biểu tình bị đánh bên ngoài trại lưu trú Lộc Hà. Bạn có nghĩ rằng điều này đánh dấu một sự gia tăng những chiến thuật mạnh tay chống lại các biểu tình viên không? Nếu có, thì vì mục đích gì? 

TRẢ LỜI: Có vẻ rõ ràng với tôi rằng cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với các blogger và những biểu tình viên chống Trung Quốc có nhiều việc để làm trong việc đấu đá nội bộ của những thành phần ưu tú của đảng hơn là phản ứng tức khắc chuẩn mực của Việt Nam đối với bất kỳ dấu hiệu của biểu tình công cộng hoặc thách thức thẩm quyền của chế độ. Một số động thái dường như trình diễn.

Thứ nhất, khi mà thời điểm Quốc Hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các Bộ trưởng và các thành viên cấp cao đang tới gần, một số Bộ trưởng đang tạo dáng để đảm bảo một kết quả tốt. 

Thứ hai, Đảng vẫn chưa đi đến kết luận chiến dịch phê và tự phê của mình. Điều này đã dẫn đến hành động mạnh mẽ chống lại các blogger và những biểu tình viên chống Trung Quốc. Không ai muốn biểu lộ không nghiêm về “mối đe dọa của âm mưu diễn biến hòa bình”.

Như bạn sẽ chú ý từ báo chí Việt Nam đưa tin về sự thể hiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Shangri-La [tôi đã hiện diện ở đó], Việt Nam đang đi trên vỏ trứng để không làm mất lòng Trung Quốc. Thủ tướng đã thẳng thừng từ chối trả lời theo bất kỳ cách thức có ý nghĩa nào đối với hai câu hỏi: Việt Nam có ủng hộ cho tuyên bố của Philippines trước Tòa án trọng tài? Và từ một nữ tướng Trung Quốc, ví dụ cụ thể nào mà ông ta (Thủ tướng Dũng) có thể đưa ra để nói rằng Trung Quốc đang can thiệp vào tự do hàng hải? Thủ tướng Dũng đang thế lên cao và có sự hỗ trợ của Bộ Công An. Dũng muốn kiểm soát cả hai mặt trận chính sách trong và ngoài nước. Ông đã đánh bật các đối thủ gièm pha mình và đang tìm cách để giành chiến thắng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc Hội. Nhớ lại năm ngoái ông đã hứa đối phó với các blogger. Có một tia hy vọng rằng Trung Quốc và ASEAN sẽ bắt đầu thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (nguyên văn: Nam Trung Hoa). Không ai muốn ảnh hưởng xấu đến ngoại giao vào giai đoạn này. Ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin đã không đề cập đến Biển Tây Philippines trong bài trình bày của mình ở cuộc đối thoại Shangri-La. Ông chủ yếu được thôi thúc trong việc giữ vững tuyên bố của Philippines tới Tòa án trọng tài cấp thấp của Liên Hợp Quốc.

Chúng tôi đang chuẩn bị một báo cáo về số lượng ngày càng tăng của các blogger bị bắt vì tội “lạm dụng quyền tự do dân chủ” ở Việt Nam. Khi bàn về việc xử lý những biểu tình viên chống Trung Quốc hồi đầu tháng này, bạn đã viết: “Có vẻ rõ ràng với tôi rằng cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với các blogger và những biểu tình viên chống Trung Quốc có nhiều việc để làm trong việc đấu đá nội bộ của những thành phần ưu tú của đảng hơn là phản ứng tức khắc chuẩn mực của Việt Nam đối với bất kỳ dấu hiệu của biểu tình công cộng hoặc thách thức thẩm quyền của chế độ”. Như một kết quả của những sự kiện trong vài tuần gần đây bạn vẫn còn khẳng định đánh giá này chăng? 

TRẢ LỜI: Đánh giá này vẫn còn đứng vững nhưng một vài sự loại bỏ là cần thiết. Chính quyền Việt Nam sẽ ngăn chặn những thách thức trực tiếp đến quyền lực của mình. Nhà cầm quyền hạn chế cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bình luận như một sự kiện bình thường hàng ngày. Nhưng lấy gì giải thích cho sự gia tăng những vụ bắt giữ các blogger? Các trường hợp gần đây nhất là một phần liên quan đến chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Các vụ bắt giữ những người chỉ trích Trung Quốc làm nên bầu không khí thích hợp cho chuyến viếng thăm chính thức của ông ta.

Bài đăng phổ biến