Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Thanh niên VN nghĩ gì về Trung Quốc?

RFA - Đài Á Châu Tự Do
Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-02-19

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
nguyenxuandien-ttxva.org-305.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cùng nhiều nhân sĩ trí thức khác đem vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến với Trung Quốc năm 1979 đang bị ngăn cản.
Photo courtesy of ttxva.org

Sáng 17/2, chính quyền Hà Nội cấm đoán, cản trở không cho người dân đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận chiến biên giới 1979.
Kẻ thù phương Bắc
Trước các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Trường Sa-Hoàng Sa và trước các biểu hiện của chính quyền Hà Nội trong thời gian gần đây mà mới nhất là hành động cấm đoán, cản trở không cho người dân đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận chiến biên giới 1979, thế hệ thanh niên VN nghĩ gì, nói gì và sẽ làm gì trước nguy cơ bành trướng xâm lược của Bắc Kinh?
Người lính về hưu Nguyễn Tường Thụy là một trong khoảng 40 người  đến đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 cho biết:
"Sáng 17/2, chúng tôi đặt vòng hoa ở đài Cảm Tử. Cách khoảng 2 mét trước chân đài thì họ vây rào và sắt cùng dây thừng. Gần đấy, tôi thấy có 2 xe công an, một số an ninh và cảnh sát và một số dân phòng. Khi chúng tôi vào thì chỉ có lực lượng dân phòng và mấy cậu an ninh đến cản trở không cho chúng tôi vào với lý do là tượng đài cần sửa chửa. Tất nhiên là không có một dấu hiệu nào của sửa chữa và chúng tôi tin rằng là những ngày sau cũng chẳng ai sửa chữa.
Chúng tôi không làm gì được và chúng tôi phải đi. Sau, chúng tôi đến tượng đài Bắc Sơn thì chúng tôi cũng bị bộ đội cản trở. Họ bày ra quy trình muốn thắp hương rất là khó khăn. Là phải đăng ký bên Xã hội-Ông Ích Khiêm và phải mang vòng hoa đến kiểm định. Họ nói nội dung của vòng hoa này là không được. Chúng tôi đứng ngoài đặt vòng hoa thật xa ở ngoài cổng và chúng tôi chỉ đứng xa xa vái vọng mà thôi. Song, chúng tôi lại mang đến tượng đài Quang Trung. Chúng tôi vội vàng đặt vòng hoa và tranh thủ khấn vái. Được một lúc thì bảo vệ ra ngăn cản”.

Bọn bành trướng Bắc Kinh xuyên tạc & kỷ niệm ngày xâm lược 6 tỉnh Biên giới của Việt Nam


Posted by basamvietnam on 22/02/2013
Đôi lời: Có lẽ đây sẽ là cái tát, câu trả lời rõ nhất, vạch mặt những kẻ vẫn tìm mọi lý lẽ rằng phải giữ hòa bình ổn định, tình “hữu hảo”, “16 chữ vàng, 4 tốt” hòng lấp liếm cho ý đồ rắp tâm bán nước, làm tay sai cho Trung Cộng qua hành động đàn áp, ngăn cấm những người yêu nước khi họ tự tổ chức Lễ tưởng niệm các liệt sĩ Việt Nam đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh Biên giới 1979 chống quân Trung Quốc xâm lược, cả những quyết định ngấm ngầm bịt miệng, tự bịt miệng báo chí không được đưa tin, bài mỗi khi tới ngày 17-2 hàng năm.
Bài 1:

NGÀY 17.2.1979 NỔ SÚNG MỞ MÀN CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

17.2.2013
Nguồn:  people.com.cn
Ngày 17.2.1979, theo lệnh của Quân ủy trung ương, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã buộc phải phát động cuộc chiến phản kích tự vệ với quân xâm lược Việt Nam ở vùng biên giới Quảng Tây, Vân Nam.
Sau khi tập đoàn Lê Duẩn lên cầm quyền, xuất phát từ dã tâm xâm lược của chủ nghĩa bá quyền, theo sự xúi giục và hỗ trợ của những kẻ khác, đã bội phản tín nghĩa, điên cuồng xua 1đuổi, cướp đoạt, bức hại Hoa kiều ở Việt Nam và người Việt Nam là người Hoa, liên tục tiến hành các hành động xâm phạm và khiêu khích vũ trang, đồng thời đưa quân đi xâm chiếm thủ đô Campuchia, gây nguy hại và phá hoại nghiêm trọng nền hiện đại hóa của nước ta và an ninh biên giới. Trước tình hình không thể chịu đựng thêm được nữa, chính phủ Trung Quốc quyết định tiến hành cuộc chiến đấu phản kích tự vệ, bảo vệ biên giới.
Cuộc chiến phản kích tự vệ bắt đầu từ 17.2 đến ngày 16.3 thì kết thúc, bộ đội biên phòng của ta đã khống chế được 3 tỉnh Lạng Sơn, Cao bằng, Lào Cai và 17 huyện thị, làm 4 sư đoàn và 10 trung đoàn chính quy thiệt hại nặng nề, tiêu diệt 3, 7 vạn quân Việt Nam, tịch thu rất nhiều trang bị vũ khí và vật tư tác chiến, cho kẻ xâm lược Việt Nam một bài học và sự trừng phạt nặng nề.
Ảnh :   Trong cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, các chiến sĩ đang ký tên trên lá cờ đỏ có dán dòng chữ “Tổ quốc trong chúng ta” tự làm
—-
Bài 2:

KHẮP NƠI TRONG CẢ NƯỚC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 34 NĂM THẮNG LỢI CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

20.2.2013
Ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013 lại trúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 34 cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, khắp nơi trong cả nước tổ chức các hoạt động kỷ niệm 34 năm thắng lợi cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam. Đại diện cựu chiến binh tham chiến tham gia vào hoạt động đã nói chuyện ôn lại lịch sử trận tác chiến với Việt Nam, tổng kết ý nghĩa của trận tác chiến với Việt Nam, lắng nghe hoài niệm của các cựu chiến binh may mắn sống sót về những chiến hữu đã hi sinh, kể lại tình cảnh chiến đấu nơi chiến trường cùng các chiến hữu anh hùng liệt sĩ, bày tỏ lòng yêu nước của các cựu chiến binh tham chiến, ca ngợi những chiến tích to lớn của các anh hùng liệt sĩ, đả thẳng vào hiện tượng xấu lãng quên các anh hùng của xã hội ngày nay, kêu gọi xã hội tăng cường giáo dục lòng yêu nước, yêu quý các anh hùng, tôn trọng các anh hùng, không quên lịch sử, luôn nhớ các anh hùng liệt sĩ!

Về Việt Nam với tấm hộ chiếu Trung Quốc

Cản trở viếng liệt sĩ - người Việt hay Hán gian?






















Câu hỏi có vẻ lạ... vâng rất lạ. Nhưng điều không tưởng đó đã, đang và trong tương lai gần, hiện diện ngay trước mắt chúng ta.

Là người Việt Nam, không ai muốn và chấp nhận điều này. Nhưng để điều kinh khủng và ô nhục không trở thành sự thực, bạn và tôi cần phải làm gì? Điều đó phụ thuộc vào tôi, bạn, vào tất cả chúng ta, vào sự tỉnh táo, nỗ lực và quyết tâm của cả dân tộc có tới 4000 năm truyền thống yêu nước nồng nàn, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
Ngược dòng lịch sử, không riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới, bộ lạc này muốn tiêu diệt bộ lạc khác, dân tộc này muốn tiêu diệt dân tộc khác, nhà nước này muốn thôn tính nhà nước khác. Đó là tham vọng từ cổ chí kim chưa bao giờ mất đi trong thuộc tính loài người. Để thỏa mãn tham vọng này, quy luật luôn bắt đầu bằng những cuộc chiến tranh, mà là những cuộc chiến tranh thì tất phải có kẻ thắng, người thua, kẻ chiến thắng sẽ làm bá chủ, kẻ thua sẽ bị đồng hóa làm kiếp tôi đòi.
Lịch sử đã chứng minh, có rất nhiều dân tộc đã bị đồng hóa gần như toàn diện, có nhiều quốc gia từng tồn tại đã bị xóa vĩnh viễn khỏi bản đồ thế giới, cũng có những dân tộc bé và yếu thí dụ như dân tộc Do Thái mà vùng đất của dân tộc họ tại Jerusalem (Trung Đông) đã bị đế quốc La Mã tấn công xóa sổ từ 3000 năm trước, nhưng là một dân tộc dù phân tán khắp thế giới nhưng họ và hậu duệ của họ không bao giờ ngừng nuôi tinh thần phục quốc. Nhờ ý chí tuyệt vời đó, cuối cùng nhà nước Do Thái (Isarael) đã phục quốc vào sau thế chiến thứ hai sau nhiều nghìn năm tưởng như vô vọng. Nhưng có hậu như Isarael thế giới không có nhiều.
Trở lại lịch sử Việt Nam. Tuy có nhiều điểm khác với Israel nhưng cũng là một dân tộc có số phân đặc biệt. Có thể rút gọn lịch sử bằng một ca từ nổi tiếng của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn ''Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu- Một trăm năm đô hộ giặc Tây- 20 năm nội chiến từng ngày''. 30- 4-1975 đất nước hoàn toàn thu về một mối sau một cuộc chiến đẫm máu mà sự thực là cuộc nội chiến anh em Bắc Nam, huynh đệ tương tàn. Đây là cuộc chiến kéo dài tàn khốc nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam, mà theo lời ông cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, cuộc chiến không có kẻ thắng, người thua, chỉ có nhân dân là thua thiệt, Ý ông muốn nói phù hợp nhận định của các nhà viết sử chân chính: ý thức hệ cộng sản, chủ thuyết mới mà khởi xướng đầu tiên là Liên Xô 'đã chết vào đầu những năm 90 thế kỉ trước' đương đầu với chủ nghĩa tư bản và phần còn lại của thế giới. Thật không may là Việt Nam ta đã vì nhiều lí do bị biến thành nạn nhân của cuộc chiến thử nghiệm ý thức hệ vô nghĩa này, là túi hứng bom đạn hao người tốn của bậc nhất trong lịch sử chiến tranh thế gới cận đại.
Ngăn chặn đặt hoa ở đài Bắc Sơn. 
Là người Việt Nam, ngoại trừ những kẻ theo đóm ăn tàn, cam tâm làm tay sai cho giặc Hán thì hầu hết đã được lập trình sẵn trong máu rằng, trong 1000 năm Bắc thuộc đó, chưa bao giờ dân tộc Việt cam chịu cúi đầu làm kiếp nô lệ. Mạnh yếu tùy từng thời kì nhưng hễ có cơ hội là các anh hùng hào kiệt lại cùng nhân dân nổi dậy đánh đuổi ngoại xâm, cởi ách nô lệ giữ yên bờ cõi. Lịch sử đã ghi nhận những chiến công lẫy lững khiến cho quân thù khiếp sợ nhiễm cả vào trong 'gien' ngay từ thời Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, đến Đinh- Lê- Lý- Trần Lê- Nguyễn. Đặc biệt anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã cùng vua tôi nhà Trần 3 lần đánh tan quân Mông nguyên mạnh gấp nhiều lần đã luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho lịch sử chống ngoại xâm vẻ vang bất diệt của dân tộc Việt Nam. Bài học kinh thiên động địa trên là bài học đau đớn nhất cho chủ nghĩa bá quyền phương Bắc ỷ mạnh hiếp yếu đến muôn đời muôn kiếp.

Đến tâm linh cũng không thoát khỏi "Cơ chế xin cho"



Phương Bích - Xem lại cái clip hôm 17/2/2013 vừa rồi, thấy cậu cảnh vệ ở đài liệt sĩ Bắc Sơn luôn miệng kêu: Khổ quá các bác ơi... thấy vừa bực mình vừa buồn cười. Hẳn rằng cậu ta đã được lệnh, bằng bất cứ giá nào cũng không được để cho “các bác ơi” ấy đặt được vòng hoa lên Đài...

Chắc thấy toàn các bậc cao niên, sợ một mình cậu ấy không dám quyết liệt, nên lát sau có thêm mấy cảnh vệ nữa đến chi viện? Họ viện ra đủ thứ lý do, quy định để làm nản lòng các bậc cao niên. Như là phải đem cả vòng hoa và người đi thêm vài cây số nữa để đi đăng ký và kiểm tra chẳng hạn. Rồi vòng hoa không được để băng đen, giá đỡ phải bằng sắt v.v... 

Ngần ấy lý do khiến người nghe ai nấy đều ngạc nhiên. Đài liệt sĩ đặt ngay bên cạnh đường. Du khách hay dân thường đi qua đều có thể ghé vào đặt bông hoa, đứng tưởng niệm. Có thấy biển nào đề quy định, là muốn viếng thăm thì phải đi thêm vài cây số nữa để đăng ký đâu? Khách thập phương đến lại bảo: Đi đăng ký đã!

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Rắn dại xuất hiện đầu năm Tỵ



Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Xưa nay người ta chỉ nghe đến chó dại, cỏ dại, chứ chưa ai nói đến rắn dại. Nhưng nay mới đầu năm Tỵ có con rắn dại xuất hiện. Đó là “nhà văn, phó phó giáo sư, tiến sĩ” Nguyễn Thanh Tú với bài viết đăng trên trang báo của Quân đội Việt Namngày 17/2/2013. 

Điểm qua bài viết của “nhà văn, phó giáo sư, tiến sĩ” - lại “nhà văn, phó giáo sư, tiến sĩ” - Nguyễn Thanh Tú loảng xoảng những điều dại dột: 

“Bỏ điều 4 Hiến pháp là việc làm nguy hiểm bởi nó đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc”. 

Với đủ thứ danh xưng học hàm trùm sò thiên hạ như trên (NV, PGS, TS) lại không phân được băng/đảng với dân tộc. Bỏ điều 4 HP thì băng đảng CSVN chết (“Bỏ điều 4 là tự sát”- Chủ tịch nước CHXHCNVN), chứ dân tộc nào chết? Lại nữa, băng đảng của rắn Tú xuất hiện bao giờ và tuổi thọ được mấy so với dân tộc 4000 năm? Từ ý... Tú mà suy ra thì té ra khi chưa có Đ.4 HP, dân tộc VN bị đe dọa sự tồn vong triền miên à? 

- “Khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng trong Hiến pháp là hợp lý, hợp tình”. 

Nguyễn Thanh Tú lấy tư cách gì, dựa vào đâu để kết luận chắc như... quân ta hợp đồng tác chiến “cưỡng chế” nhà cửa ruộng vườn, hầm chòi trăm trận trăm thắng, có trận “đẹp tuyệt vời có thể viết thành quân (ăn cướp) sử “rằng” khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng trong HP là hợp lý, hợp tình? “Nhà báo” kiêm “Phó giáo sư”, kiêm luôn, “Tiến sĩ” có tìm đâu ra nước nào trên thế giới có bản Hiến Pháp cho phép một băng/đảng nào ngồi chồm hổm trong đó độc quyền cai trị dân cả nước chưa? “Nhà báo” kiêm, “Phó giáo sư”, kiêm luôn “Tiến sĩ” đã hỏi ý kiến 85 triệu dân chưa để biết hợp tình dân? 

- “Không một ai có thể làm thay đảng ta công cuộc đưa đất nước phát triển, lớn mạnh,” 

Phát biểu này lại càng chứng tỏ “tính” cực dại, tức cực kỳ dại dột - của “rắn” Nguyễn Thanh Tú.“Đảng ta” tức là đảng CSVN; nói đến CS là nói đến kinh tế tập trung. “Độc” chiêu Kinh tế Tập trung đã đưa cả nước đến tình cảnh mà điển hình là “Cái Đêm Hôm Ấy” (Phùng Gia Lộc) khiến đảng phải “Đổi mới hay là chết”. Chẳng lẽ “nhà văn kiêm phó giáo sư kiêm Tiến sĩ” lại không biết “Đổi mới” ở đây thực chất là đổi cũ tức là học đòi Kinh tế Thị Trường của “Mỹ Ngụy” mà đảng phỉ nhổ trước đây. Một đảng nhờ “nhổ rồi lại liếm” để sống còn, nay nhờ bản chất gian manh phi nhân tính đã tự thú (Đồng đảng Trương Tấn Sang) biến thành “một bầy sâu” . 

Nếu như “nhà văn kiêm phó giáo sư kiêm luôn tiến sĩ” có được một chút đỡ... dại, thì đã sửa câu phát biểu trên thành ra “không một ai có thể làm thay đảng ta công cuộc đưa đất nước phá sản về mọi mặt như hôm nay” 

Theo BBC thì kết thúc bài viết, ông Tú dẫn lời Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du (Dẫu rằng vật đổi sao dời; Tử sinh phải giữ lấy lời tử sinh) để khẳng định “một bản lĩnh, một lập trường, một niềm tin” mà theo ông, đó là “bản lĩnh cộng sản”. 

Thảm hại quá! Ôi “nhà văn kiêm phó giáo sư kiêm tiến sĩ” đã vì không hiểu hai chữ “bản lãnh” là cái chi chi, mới dám viết ra “bản lĩnh Cộng Sản” giữ thời buổi này, vì bản lĩnh CS là gì nếu không phải là dối trá . 

Chẳng lẽ là nhà văn kiêm phó giáo sư kiêm luôn Tiến sĩ lại không học được câu nói của cựu chú đảng CS Liên Xô anh cả Gorbatchev, rằng: 

“Tôi đã bỏ hơn cả nửa đời người để tranh đấu và phục vụ cho lý tưởng cộng sản. Nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng cộng sản chỉ biết nói dối và tuyên truyền.” 

Mới đầu năm Tỵ, rắn dại đã lù lù. Biết đâu “điềm” trời cho dân Nam biết mà đập đầu để tránh hậu họa.


ĐÀO TIẾN THI: THƯ NGỎ GỬI ANH NGUYỄN THANH TÚ



Thư ngỏ gửi anh Nguyễn Thanh Tú:

TIẾNG NÓI THÀNH THỰC HAY TIẾNG GỌI CỦA SỔ HƯU? 
Đào Tiến Thi

Kính gửi anh Nguyễn Thanh Tú, PGS.TS, nhà văn
Vì cũng có chút biết anh nên xin phép xưng hô thân mật như trên. Chả là tôi và anh đã cùng dự lớp bồi dưỡng về lý luận, phê bình văn học hồi hè 2008 do Hội Nhà văn mở. Thời gian khoảng hơn hai tháng và học gần như liên tục các ngày nên nó cũng không đến nỗi quá ít để chúng ta biết nhau. Hơn nữa trong thời gian học, lớp có tổ chức một số cuộc hội thảo và một số lần gọi là “đi thực tế”, cho nên tôi và anh đã từng nói chuyện với nhau, từng được (hoặc phải) nghe ý kiến của nhau trong các hội thảo.
Dáng vẻ anh hiền lành, nho nhã. Anh kém tuổi tôi nên xưng hô, “anh – em” rất lễ độ. Anh giống một thầy giáo hơn là một người làm báo (tạp chí Văn nghệ quân đội). Cho nên ấn tượng về anh tuy không có gì đặc sắc nhưng tôi cũng có đôi chút thiện cảm.
Nhưng chính vì một chút thiện cảm trên mà một điều bất ngờ kinh khủng đã đến với tôi khi đọc bài của anh trên báo Quân đội nhân dân: Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là hợp lý, hợp tình.
Điều sốc đầu tiên là giọng điệu của người viết (anh là dân lý luận, phê bình văn học nên thừa hiểu giọng điệu quan trọng như thế nào trong một tác phẩm). Anh viết: “Có những kẻ cơ hội dựa vào một số sai lầm của Đảng ta để kêu gọi sửa đổi Điều 4 Hiến pháp (ĐTT nhấn mạnh) đòi thay đổi vị trí lãnh đạo cách mạng của Đảng”. Tuy ngôn từ không chỉ đích danh “những kẻ cơ hội”, nhưng còn ai khác ngoài những người đã ký bản kiến nghị – gọi là  “Kiến nghị 72” – gửi Quốc hội. Chưa kể đến nay hơn 4000 người ký, trong đó có hàng trăm người danh giá, chỉ tính riêng trong số 72 người “ký tươi” đợt 1 đã có hàng chục vị nhân sỹ, trí thức khả kính. Nếu chỉ tính riêng trong giới văn chương thôi, nhiều vị về tuổi tác là bậc cha chú, bậc anh chị của anh và tôi, về học vấn thì sự uyên thâm của họ là những bậc thầy, bậc đàn anh của anh và tôi. Đó là những người như nhà văn Nguyên Ngọc, GS. Trần Đình Sử, GS. Nguyễn Huệ Chi, PGS. Phạm Vĩnh Cư, nhà văn – nhà giáo Phạm Toàn, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn Tô Nhuận Vỹ, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên,... Trong số này, GS. Trần Đình Sử còn là người thầy trực tiếp hướng dẫn tiến sỹ cho anh, người thầy mà anh có dùng hết cuộc đời còn lại để học, tôi nghĩ cũng không có được sự uyên bác như thầy.

Thư ngỏ của ông Nguyễn Trung gửi Quốc hội, đảng CS và nhà nước Việt Nam

Nguyễn Trung (Viet-studies) “...Việc sửa đổi/soạn thảo Hiến pháp mới nhất thiết phải được coi là bước mở đầu và là nền tảng cho toàn bộ quá trình tiến hành cải cách chính trị và cải cách ĐCSVN. Không cải cách chế độ chính trị và hệ thống nhà nước hiện hành, không cải cách và tổ chức lại ĐCSVN, Hiến pháp được sửa đổi hay Hiến pháp mới dù được viết hay như thế nào cũng sẽ là vô nghĩa, thậm chí sẽ chỉ càng gây thêm hiểm họa mới cho đất nước...

*

Nguyễn Trung 
10(60A) ngõ 45 A phố Võng Thị 
Phường Bưởi, Quận Tây Hồ 
Hà Nội 
Hà Nội, ngày 19-02-2013 
Thư ngỏ 
Kính gửi 

- Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 
- Toàn thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt nam, 
- Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 

Kính thưa, 

Tôi là Nguyễn Trung, 78 tuổi, trú tại 10(60A) ngõ 45A, phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Với tư cách là một trong những người tham gia Kiến nghị của 72 nhân sỹ trí thức về việc sửa đổi Hiến pháp[1] (gọi tắt: Kiến nghị 72), xin được phép trình bầy một số suy nghĩ của tôi liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp đang được lấy ý kiến nhân dân cả nước 

• Một là, tôi nghĩ rằng sau 37 năm độc lập thống nhất, lần đầu tiên đất nước lại đứng trước nhiều nguy cơ lớn. Đó là: 

- Cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa hiện nay đất nước đang lâm vào khoảng một thập kỷ nay trầm trọng đến mức đe dọa sự mất còn chế độ chính trị và Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Điều này cũng có nghĩa cuộc khủng hoảng này đe dọa nghiêm trọng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải báo cáo tình hình này trước cả nước tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Bộ Chính trị nhận trách nhiệm về mình và đã xin lỗi trước cả nước và toàn Đảng. 

- Chủ nghĩa thực dân mới siêu cường Đại Hán đang trở thành vấn đề của cả thế giới - đặc biệt là đối với khu vực Biển Đông, uy hiếp trực tiếp các nước tại đây; đồng thời căng thẳng đang leo thang với nguy cơ có thể xảy ra chiến tranh trên Biển Đông. Sự lũng đoạn của Trung Quốc đối với các nước láng giềng – đặc biệt ở Đông Nam Á – đã tới mức nguy hiểm, trong đó có Việt Nam với tính cách là chướng ngại vật tự nhiên đầu tiên mà Trung Quốc nhất thiết phải khuất phục trên đường vươn ra đại dương. Cần nhìn thẳng vào sự thật là sự lũng đoạn mọi mặt của Trung Quốc hiện nay trên thực tế đã đặt Việt Nam lọt thỏm vào vòng kiềm tỏa nhiều mặt của Trung Quốc. Không ít ý kiến trong nhân dân cho rằng về nhiều mặt Việt Nam trên thực tế đã trở thành một chư hầu kiểu mới của chủ nghĩa thực dân mới siêu cường Đại Hán.
- Hệ thống chính trị của Việt Nam có quá nhiều bất cập để có thể cùng một lúc giải quyết 3 vấn đề lớn nóng bỏng đang đặt ra cho đất nước: (1) cần ổn định kinh tế để tìm đường đi vào một thời kỳ phát triển mới, nhưng hiện nay vẫn chưa có kế sách khả thi nào, nguy cơ kinh tế rơi xuống đáy sâu hơn nữa vẫn là thường trực; (2) chế độ chính trị tha hóa và quá yếu kém; tình hình đã đến mức vô hiệu hóa nhiều nỗ lực cứu chữa đã bỏ ra, tiếp tục kìm hãm sự phát triển của đất nước; trong khi đó hệ thống chính trị vẫn tiếp tục lún sâu hơn nữa vào độc tài toàn trị, để xảy tay có thể dẫn đến đổ vỡ; (3) đất nước vừa cần một sức mạnh bên trong làm nền tảng cho chính sách đối ngoại, vừa cần một đường lối đối ngoại độc lập tự chủ để đứng vững được trong tình hình căng thẳng và rất nhạy cảm hiện nay – đặc biệt là trên Biển Đông; song hiện nay cả hai đòi hỏi này cho mặt trận đối ngoại đều chưa có. 

Có thể nói, những yếu kém của đất nước trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế và khu vực - nhất là hiện tượng leo thang gây căng thẳng của Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông - đang uy hiếp nghiêm trọng độc lập chủ quyền và kìm hãm sự phát triển của đất nước ta. 

• Hai là, toàn bộ tình hình nêu trên đã được hàng nghìn ý kiến cảnh báo trong những kỳ chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc lần thứ X và lần thứ XI của ĐCSVN, rất tiếc rằng không được lãnh đạo lắng nghe và tiếp thu. 

Trong những ý kiến cảnh báo ấy, ý kiến quan trọng nhất là nhận định cho rằng nguyên nhân cơ bản của tình hình đất nước hiện nay là sự tha hóa và bất cập của toàn bộ hệ thống chính trị, bắt đầu từ Đảng. Nhận định này kết luận: Tình hình đòi hỏi phải thực hiện một cuộc cải cách chính trị triệt để và toàn diện để mở lối ra cho đất nước. Song trong thực tế, đòi hỏi vô cùng quan trọng này chẳng những bị gạt đi, mà toàn bộ hệ thống chính trị của đất nước trong gần một thập kỷ vừa qua ngày càng tiếp tục lún sâu vào bảo thủ, giáo điều, quan liêu; tệ nạn tiêu cực và tham nhũng ngày càng nặng; các quyền tự do dân chủ của nhân dân ngày càng bị xâm phạm. Chính thực trạng này là nguyên nhân gốc làm cho những năm vừa qua là thời kỳ phát triển xấu nhất, nguy hiểm nhất trong suốt 37 năm độc lập đầu tiên của đất nước.

Nông dân Văn Giang bước vào sản xuất vụ xuân với tinh thần và ý chí quật cường


Sau mấy ngày Tết ấm áp tình làng nghĩa xóm, sát cánh với nông dân Dương Nội (Hà Đông) cùng chia ngọt sẻ bùi với dân oan các tỉnh trụ lại Hà Nội theo kiện, ngay sáng sớm mồng 7 tết, bà con Văn Giang đã nô nức xuống đồng sản xuất vụ xuân. Những người nông dân bắt tay vào làm thủy lợi, tự đưa nước vào đồng sau nhiều năm chính quyền Văn Giang cắt nước nông nghiệp nhằm triệt đường sản xuất, buộc nông dân phải bỏ ruộng. Trong tình đoàn kết thương mến, bà con các xã xung quanh đã sang thăm hỏi chia bánh kẹo chúc mừng, kịp thời động viên cổ vũ những người nông dân chân sắt, gan đồng.
Vừa khi làm đất xong xuôi, trời cũng chiều lòng người nên tiết trời ấm dần rất thuận lợi cho gieo cấy. Trong không khí đất trời náo nức, tưng bừng, ngày 18/2/2013, bà con nông dân đã nô nức mở hội xuống đồng cấy lúa. Sau đây là hình ảnh nông dân 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao của Văn Giang cùng cấy lúa trên phần đất ruộng mà bà con bền bỉ đấu tranh giữ được sau cưỡng chế hồi tháng 4/2012. Trước đó bà con đã kiên trì nhiều lần bẻ gãy các đợt tấn công của liên quân chính quyền – chủ đầu tư – đầu gấu nhằm đưa máy móc vào phá ruộng.
Tinh thần nông dân Văn Giang bất diệt !

Tình đoàn kết của những người bị áp bức muôn năm !
VG1

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Xin hương hồn các anh về chứng giám cho chúng tôi

Nguyễn Tường Thụy - Chúng tôi là những người chịu ơn Các Anh vì nếu không có Các Anh, đất nước ta bị Trung Cộng chiếm từ năm 1979 rồi.

Với tôi, ngoài tư cách của người chịu ơn, tôi với Các Anh còn là đồng đội.

Để đặt được vòng hoa, thắp nén hương gọi Các Anh về, nối cõi âm dương, chúng tôi đã phải chạy đi 3 nơi: Đài Cảm tử, Đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn, cuối cùng chạy đến chân tượng Vua Quang Trung nhưng rồi cũng không trọn ven.

Mang vòng hoa, mang hương đến đâu, chúng tôi cũng bị cấm. Thắp hương tưởng nhớ hương hồn các liệt sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc mà bị cấm. Thử hỏi có nơi nào trên trái đất này có sự cấm đoán kỳ quặc và quái đản như thế này không.

Cuối cùng thì một nén hương cũng không được thắp lên. Vòng hoa mang đến địa điểm thứ ba là tượng Vua Quang Trung đặt vội nhưng sao đó bảo vệ ra đòi phá. Chúng tôi phải đấu tranh bảo vệ.Nhưng chắc là sau khi về, người ta đã ném vào thùng rác mất rồi.

Không thắp được nén hương cho Các Anh, tôi áy náy vô cùng. Tôi muốn nói với Các Anh rằng, lòng chúng tôi đâu vong ân bội nghĩa như thế. Tôi biết Các Anh đang bị lãng quên. Nếu chúng tôi không thắp hương cho Các Anh thì ai là người tri ân Các Anh đây.

Tại sao chúng tôi hay làm những việc gọi là nhạy cảm? Ví như giúp đỡ những người khó khăn nói chung thì đã có nhiều người làm và chúng tôi cũng đã làm. Nhưng giúp đỡ dân oan là việc ít ai dám làm vì được coi là nhạy cảm. Vậy nếu không ai làm thì những người khốn khổ ấy ai giúp đây.

Thắp hương cho các liệt sĩ chống “đế quốc Mỹ và tay sai” đã có nhiều người làm. Nhưng thắp hương cho các liệt sĩ chống Trung Quốc xâm lược được coi là việc nhạy cảm, nếu ai cũng sợ thì ai là người hương khói cho Các Anh đây.

Lý do là vì thế, chứ đâu chúng tôi có muốn bị gây khó, để ý, bị qui kết, bị theo dõi và hại đến bản thân và gia đình.

Những hình ảnh và đoạn video sau đây đã nói lên tất cả. Các anh vào mạng mà xem, qua đó, Các Anh sẽ biết kẻ nào chủ trương không cho nhân dân tưởng nhớ đến Các Anh. Các Anh sống khôn thác thiêng thì về vật chết bọn vong ân bội nghĩa đi.


Trước đài cảm tử là bãi giữ xe thuê, giá 20.000 đ/chiếc.

PHÓNG SỰ ẢNH : TƯỞNG NIỆM NHỮNG CHIẾN SĨ ĐÃ ANH DŨNG HI SINH TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC. (ngày 17-2)

Quảng trường bao xung quanh tượng đài "CẢM Tử CHO TỔ QUỐC QUYẾT SINH" được xây dựng bằng tiền thuế của NHÂN DÂN, là nơi những người yêu nước TƯỞNG NIỆM NHỮNG CHIẾN SĨ ĐÃ ANH DŨNG HI SINH TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC... trở thành bãi giữ xe (20.000đồng 1 vé)...Phía sau tượng đài là một bãi hoang đầy kim tiêm chích , mùi xú uế bốc lên nồng nặc....

1

Ảnh 2: Nâng niu từng cánh hoa, cành lá, dải băng tưởng niệm...trân trọng dâng lên linh hồn: NHỮNG CHIẾN SĨ ĐÃ ANH DŨNG HI SINH TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC BẢO VỆ TỔ QUỐC

2

Ảnh 3:Bao quanh sát chân Tượng đài là một hàng rào sắt, có một khoảng trống nhỏ...nhưng đã được căng dây. Vòng hoa tưởng niệm và những người yêu nước đã bị chặn tại đó...và bị đẩy lui lại bằng chân

Thông báo của Nhóm soạn thảo và ký đầu tiên Kiến nghị 72 về công văn trả lời của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Ngày 18 tháng 2 năm 2013


Ngày 4-2-2013, một đoàn 15 người, đại diện cho 72 người đã ký ngày 19-1-2013 bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 (xin được gọi tắt là Kiến nghị 72) và cho hơn 2000 người đến thời điểm đó đã ký ủng hộ Kiến nghị 72, do Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn, đã gặp đại diện của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dưới đây gọi tắt là Ủy ban) và trao bản Kiến nghị 72 cùng với một Dự thảo Hiến pháp mới (dưới đây gọi tắt là Dự thảo Hiến pháp 2013). Đoàn đã được Ủy ban tiếp đón trọng thị và tiếp nhận Kiến nghị có 72 chữ ký cùng với Dự thảo Hiến pháp 2013. Một số phóng viên báo đến dự và sau đó một số báo trong đó có báo in đã đưa tin về cuộc gặp này.
Chúng tôi đã nhận được công văn trả lời số 227/UBDTSDHP, ngày 7-2-2013 của Ủy ban do ông Phan Trung Lý, ủy viên Ủy ban, Trưởng Ban Biên tập ký, gửi tới ông Nguyễn Đình Lộc. Chúng tôi cảm ơn Ủy ban đã sớm trả lời và xin trân trọng thông báo văn bản này (đính kèm) tới tất cả những người ký Kiến nghị 72 và đồng bào trong, ngoài nước.

Chúng tôi thấy cần nói rõ vài điểm sau đây:
1- Trong một nước mà tất cả quyền lực thuộc về nhân dân và Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thì quyền lập hiến là quyền sinh ra các quyền khác (lập pháp, hành pháp và tư pháp) phải thuộc về toàn dân, chứ không thể thuộc về bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào, kể cả Quốc hội. Kiến nghị 72 đã nhấn mạnh quan điểm đó và nêu cách làm cùng với thời gian cần thiết để bảo đảm thực quyền của nhân dân quyết định Hiến pháp.
Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội dựa vào Hiến pháp hiện hành quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Công văn trả lời của Ủy ban theo đúng Nghị quyết đó và yêu cầu người đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp phải “thực hiện đúng quy định của pháp luật và nghị quyết của Quốc hội”.
Theo chúng tôi, quy định nêu trên của Hiến pháp hiện hành phủ nhận quyền lập hiến của nhân dân; đây chính là điều đầu tiên cần sửa trong Hiến pháp và quá trình sửa đổi Hiến pháp lần này phải thấu suốt tinh thần tôn trọng quyền của nhân dân quyết định Hiến pháp.
2- Chúng tôi đề nghị Ủy ban tôn trọng và đưa ra công khai một cách trung thực các kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp, kể cả những ý kiến khác với dự thảo của Ủy ban, để nhân dân bàn bạc, tranh luận; đó là điều kiện nhất thiết phải có để đi tới tổ chức trưng cầu ý dân nhằm xây dựng một bản Hiến pháp đúng là của nhân dân Việt Nam. Theo tinh thần đó, trang thông tin điện tử của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp và các báo in cần đăng Kiến nghị 72 và Dự thảo Hiến pháp 2013 cùng với các ý kiến khác về sửa đổi Hiến pháp.
3- Từ ngày được công bố (22-1-2013) đến ngày 16-2-2013, dù một số ngày bận vào Tết, bản Kiến nghị 72 đã có hơn 4 ngàn người ký ủng hộ, biểu thị ý thức chủ động tham gia vào công việc hệ trọng này đối với vận mệnh của đất nước. Chúng tôi tha thiết mong bản Kiến nghị 72 và Dự thảo Hiến pháp 2013 cùng với các kiến nghị khác về sửa đổi Hiến pháp tiếp tục được phổ biến rộng rãi bằng nhiều hình thức, giúp cho đông đảo các tầng lớp nhân dân đọc, thảo luận và ký ủng hộ, vượt qua sự e ngại cũng như cách nghĩ thụ động cho rằng “dẫu có đóng góp ý kiến sửa đổi hiến pháp hoặc ký vào kiến nghị 72 cũng chẳng có tác dụng gì”. Đó là một hành động tích cực nhằm thực thi quyền công dân của mình để đổi mới và phát triển đất nước. Chúng tôi mong đợi và tin tưởng rằng sự bày tỏ ý kiến của đông đảo nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh.
* * *
Công văn trả lời số 227/UBDTSDHP, ngày 7-2-2013 của Ủy ban do ông Phan Trung Lý, ủy viên Ủy ban, Trưởng Ban Biên tập ký, gửi tới ông Nguyễn Đình Lộc:

clip_image002

clip_image004

Chúng tôi tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Trung Cộng

 Theo boxitvn.blogspot.com

Hoàng Hưng
Ảnh minh họa: PV Bauxite Việt Nam

clip_image002
Gặp nhau tay bắt mặt mừng

Tối qua, được cú phôn của Lưu Trọng Văn: “Ngày mai 8 giờ tại tượng Trần Hưng Đạo…”. Cảm ơn anh đã nhắc. Không phải ai cũng nhớ ngày này 34 năm trước (17/2/1979) triều đình Trung Cộng đã xua nửa triệu quân bất thần xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta. Không nhớ ngày ấy, tôi cũng đáng trách y như nhiều người chúng ta đã bị những chuyện vụn vặt hàng ngày che lấp mối nguy vẫn đe dọa độc lập, chủ quyền của đất nước trong suốt ngàn năm. Vô cùng cảm ơn các vị nhân sĩ, trí thức luôn ý thức nhắc nhở toàn dân về mối nguy đó, cũng như về lòng tri ân các liệt sĩ, lòng yêu thương những đồng bào đã ngã xuống trong các cuộc chiến mà bọn Trung Cộng tham tàn gây ra chống lại nhân dân ta. Chỉ vì sự quên lãng này mà những người lãnh đạo quốc gia đã đưa cả dân tộc dấn sâu từng bước vào cái thòng lọng “16 chữ vàng” đang ngày càng siết chặt cổ họng mình. Chỉ vì sự quên lãng này mà bao nhiêu người dân chỉ vì món lợi nhỏ mọn trước mắt đã vô tình tiếp tay cho bọn bành trướng áp đảo nền kinh tế non yếu, thôn tính cả đời sống văn hóa của nước nhà.

Nhà tôi ghé chợ Tân Mỹ chọn kỹ lưỡng hai bó hoa thật đẹp. Sau một lúc tự hỏi vì sao hai bó, tôi chợt hiểu. Nhà tôi nhớ đến hai người em trai út của mình đã hy sinh, một em ở biên giới phía Nam năm 1978, một em ở biên giới phía Bắc năm 1984. Đều là tội ác trực tiếp và gián tiếp của Trung Cộng.
Gần 8 giờ mà khu vực tượng Trần Hưng Đạo trên bến Bạch Đằng không thấy bóng ai. Điện thoại hỏi lại Văn. Thì ra mọi người lác đác tới nhưng đều “ém” trong các quán cà phê quanh đấy, để đúng 8 giờ 30 mới bất ngờ tập hợp và trưng ra các vòng hoa tưởng niệm. Thật xót xa cay đắng. Có thể nào trên một đất nước độc lập, lòng yêu nước lại phải hoạt động bí mật thế này?

Tưởng niệm người chết để nhắc nhở người sống và sống sao cho nhân bản với nhau trong tương lai



Nguyễn Chí Đức - Bỗng nhiên tôi chạnh lòng nghĩ đến những người yêu nước của các đảng phái quốc gia thời kỳ chống Pháp bị Cộng Sản dẫn dụ và cuối cùng bị thủ tiêu chẳng qua do muốn độc bá, độc quyền yêu nước. Tôi cũng suy tư tới những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Nói chung cùng là người Việt trong sâu thẳm ai chẳng có tình yêu gia đình, gắn bó với quê hương, tình tự dân tộc. Có ai muốn bỏ mạng, mất một phần máu xương nơi chiến trường nhưng rồi cuối cùng do thua trận mà bị tuyên truyền là ngụy, con cháu bị ghi lý lịch đen tới ba đời đâu cơ chứ? Tàn dư phong kiến vẫn được áp dụng trong chế độ Cộng Sản. Vậy phải chăng chế độ hiện nay là một chế độ phong kiến trá hình trong khi lúc nào cũng ra rả tuyên truyền về cách mạng, về dân chủ?...

*

Dạo trước ở cty tôi có hay nói chuyện phiếm với một anh đồng nghiệp là công an chuyển ngạch về các vấn đề xã hội. Có lần tôi nói với anh này rằng chuyện tôn vinh ngày thương binh liệt sỹ 27-7 của chế độ Cộng Sản chủ yếu để giáo dục cho thanh niên, các sỹ quan quân đội đang cắm chốt tại biên giới, hải đảo chắc tay súng, vững ý chí chiến đấu bảo vệ tổ quốc mà thôi. Chứ còn đối với những người đã mất họ chẳng bao giờ mong và nghĩ đến một ngày nào đó được vinh danh ở các tượng đài, nghĩa trang liệt sĩ. Những người ngã xuống vì tiếng gọi non sông, tình yêu quê hương đất nước mà nhập ngũ hay xung phong khi có lệnh tổng động viên chứ không phải vì chủ thuyết nào mỹ miều hay bả danh lợi gì đó. Tuy nhiên đạo lý tốt đẹp của người Việt nhằm tôn vinh những người vị quốc vong thân trong môi trường Cộng Sản cũng bị méo mó, bị toan tính nhằm mục đích chính trị cho các thành phần lãnh đạo hơn là cho đại cuộc của quốc gia-dân tộc.

Tường thuật lễ dâng hương tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh chống quân xâm lược Trung Quốc 17/2/2013



Hãy Giành Thời Gian - Tường thuật vắn về cuộc dâng hương, đặt hoa tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược tại biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc 1979, tại Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988.

GS Tương Lai - Đúng 8h30 sáng nay,17.2.2013, một nhóm trí thức hưởng ứng LỜI KÊU GỌI NHÂN NGÀY 17.2 đã làm lễ dâng hương và đặt hoa tưởng niệm những người con yêu của Tổ quốc đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc tại tượng đài Trần Hưng Đạo, Công trường Mê Linh gần bến Bạch Đằng, quận I, tpHCM. Sau mấy lời phát biểu vắn mở đầu phút mặc niệm, nhóm trí thức trên cùng ngồi lại trao đổi về việc thực hiện Tuần lễ kỷ niệm ngày 17.2 một cách thiết thực tại quán cà phê đối diện. Một nhóm người mặc thường phục [không hiểu có phải Công An không hay bọn côn đồ tay sai của Trung Quốc giả danh CA] đã vội vã gỡ bỏ ngay các băng rôn khẩu hiệu tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chống quân xâm lược Trung Quốc vừa được căng lên. Hoa thì vẫn còn để lại. Có lẽ chỉ gỡ khẩu hiệu để khỏi phật lòng “thiên triều” vốn cùng “chung ý thức hệ” như viên đại tá PGS dốt nát nọ rao giảng. 

Xem ảnh>>


Nhiều báo im lặng trong ngày 17/2

Nhiều báo im lặng trong ngày 17/2

Cập nhật: 11:59 GMT - chủ nhật, 17 tháng 2, 2013
Tưởng niệm 17/2
Tưởng niệm các liệt sỹ cuộc chiến Việt - Trung 1979 ở Hà Nội
Nhiều báo chính thức của Việt Nam đã im lặng trong ngày 17/2, ngày đánh dấu 34 năm xảy ra cuộc chiến Việt-Trung ở biên giới phía Bắc, trong khi một đoàn tưởng niệm do một cựu bộ trưởng dẫn đầu bị "ngăn chặn" và "làm khó dễ" ở Thủ đô.
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc nói với BBC ông và các thành viên của đoàn tưởng niệm đã bị lực lượng an ninh "cấm" dâng hương tưởng niệm và cho rằng đây là một hành động "rất không bình thường."
BấmTướng Nguyễn Trọng Vĩnh chất vấn việc "tại sao chúng tôi không được viếng" và đặt vấn đề "lẽ ra nhà nước và chính quyền" phải là người đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm. Ông cũng phê phán việc nhiều báo chí trong nước "im lặng" trong ngày 17/2 về sự kiện lịch sử và cho rằng nhiều báo đã chịu "chỉ đạo" và sức ép của cơ quan tuyên huấn của chính quyền để không đề cập sự kiện.
Tính tới cuối giờ chiều ngày Chủ Nhật, hàng loạt các tờ báo và trang tin điện tử chính thức của Việt Nam như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam (Vov online), Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam (vtv.vn) cho tới các tờ báo khác như Sài Gòn Giải Phóng, Cựu Chiến Binh v.v... chưa thấy đưa tin, bài nào về ngày tưởng niệm cuộc chiến, cũng như chưa thấy có tin lãnh đạo đảng, nhà nước, hay quân đội thăm viếng, tưởng niệm sự kiện.

Bài đăng phổ biến