Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

"Nhân quyền tại Việt Nam" - Một mơ ước xa vời ?



Nguyên Anh (Danlambao) - “Nhân quyền” một khái niệm đã bị đánh cắp lâu nay tại Việt Nam! Nhà cầm quyền cư xử với dân chúng theo cách cai trị độc tài toàn trị gần như trong mọi lĩnh vực. Đội ngũ công an hành pháp muốn đánh ai là đánh, bắt ai là bắt. Và họ nhận được sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo chỉ duy cần một yếu tố:

Trung thành với chế độ. Chắc không cần phải dẫn ra những người đang ở tù oan ức vì ai cũng biết. Trong lĩnh vực tôn giáo nhà cầm quyền không thích những tôn giáo không quản lý được, những mục sư Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, ngay cả Phật giáo chính thống cũng luôn nằm trong tầm ngắm. Đơn giản vì họ không tham gia các hội đoàn nhà nước cộng sản lập ra, và họ sợ những người có tiếng nói dễ dàng quy tụ đám đông như phong trào Phật giáo xuống đường năm 1963 lật đổ nền Đệ Nhất cộng hòa tại miền Nam Việt Nam. Trong đó có nhiều nhân vật hiện nay bị cục 2 quản thúc tại chùa Già Lam, Thanh Minh thiền viện và tại tư gia.

Trong một xã hội tự do, các nhà truyền giáo không cần phải tham gia vào hội đoàn nào cả, nhiệm vụ của họ là chăn dắt con chiên, tín đồ của mình đến sự Chân, Thiện, Mỹ và không ai, chính quyền nào có quyền ngăn cản.

Về kinh tế nhà cầm quyền thể hiện sự độc quyền trong kinh doanh trong đó chia ra các Cty nhà nước và tư nhân sau đó dành sự ưu tiên cho cánh quốc doanh. Các Cty nhà nước luôn có đặc quyền đặc lợi, đơn cử họ có thể làm ảnh hưởng cả xã hội khi lên giá điện, xăng, dầu, vàng, ngoại tệ,… mặc cho giá cả thế giới đang xuống. Đó cũng là một cách xem thường nhân quyền và tiếng nói người dân.

Về quyền con người của người dân bình thường? Người dân chỉ là các con cừu ngoan ngoãn chịu đựng mọi áp đặt bất công mà không dám hé môi phản kháng, từ đó ai cũng trở thành vô tri trước các bất công xã hội, dần dần họ trở thành con robot được lập trình, đảng nói sao nghe vậy.

Trong môi trường internet bất cứ ai bất đồng chính kiến có ý kiến ngược chiều đều bị bắt nhằm dập tắt những tiếng nói bất lợi, nhiều người mong muốn thúc đẩy dân chủ cho Việt Nam bị khống chế, đàn áp và giam lỏng. Bất cứ ai cũng đều được sống, làm việc nhưng chỉ trong khuôn khổ của nhà nước cộng sản.

Dù họ không thích chế độ họ cũng không dám nói ra. Với các điều luật mơ hồ nhà cầm quyền có thể cho bất cứ ai vào vòng lao lý theo điều 88 bộ luật hình sự còn đội ngũ luật sư của chế độ thì không thể đại diện cho thân chủ của mình khi tòa án đã được đảng chỉ đạo từ trên cao. Và vụ án Đoàn văn Vươn và một minh chứng.

Khi bầu cử người dân nhắm mắt nhắm mủi bầu cho có người đại diện của mình mà không biết họ có tài đức hay không? Hàng ngày dân chúng bị ép buộc nghe về “kinh tế thị trường định hướng XHCN” (?) rồi “Sống học tập theo tấm gương đạo đức HCM” (!) Đó là sự vi phạm nhân quyền vì không phải ai cũng thích HCM hay đảng cộng sản. Tín đồ của họ tôn sùng là điều bình thường nhưng dùng cả bộ máy tuyên truyền để thẩm thấu vào đầu óc người dân trong đó có các thế hệ trẻ trong trường học là vi phạm dân chủ và nhân quyền.

Một xã hội dân chủ không chấp nhận những thần tượng tôn thờ gượng ép. Cũng chính vì những vi phạm đó chính phủ Hoa Kỳ đã mở phiên điều trần các vi phạm tại VN nhiều lần và có thể đưa VN trở lại danh sách CPC (Country of Particular Concern-danh sách đen tôn giáo)

Dân biểu Christopher Smith phát biểu trước phiên điều trần tại Hạ Viện hoa kỳ như sau:

“Đối với tôi, hệ thống pháp trị hết sức quan trọng, tất cả những điều hứa hẹn trên giấy tờ không phải là những gì chắc chắn và tồn tại làm cơ sở, nếu người ta không muốn thi hành những luật lệ đó, thì người ta sẽ không làm. Nhà nước Việt Nam không có một hệ thống pháp luật để công dân có thể dựa vào đó thảo luận hay khiếu nại về những luật lệ hiện hành. Không có hệ thống kiểm soát lẫn nhau trong một chế độ độc đảng và như thế là độc tài”. [1]

Và nhân quyền tại Việt Nam có được cải thiện hay không còn tùy thuộc vào và mỗi chúng ta, những người đấu tranh cho nhân quyền và sau đó là thiện chí của nhà cầm quyền Hà Nội nhưng cũng đừng quên rằng đó là điều kiện tiên quyếttrước khi trở thành đối tác chiến lược với Mỹ. Dĩ nhiên cả về kinh tế lẫn quân sự.


______________________________________

Chú thích: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến