Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Chuyện bên trong phiên xử phúc thẩm Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

Hải Huỳnh - Kết quả phiên xử phúc thẩm vụ Phương Uyên - Nguyên Kha tại Long An ngày 16.8.2013 là một chiến thắng ngọt ngào của phong trào dân chủ cho Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng của Việt Nam cộng sản tòa phúc thẩm tuyên án khác xa tòa sơ thẩm. Đây là thành quả của lòng can đảm của các sinh viên yêu nước, sự hi sinh của gia đình, sự khích lệ của bạn bè, phối hợp của các blogger, sự sát cánh của truyền thông lề dân cùng tác động quốc tế đúng thời điểm. 

Bên trong của phiên tòa phúc thẩm này là một cuộc chiến gay cấn giữa nhà cầm quyền độc tài toàn trị trong tay có đủ các phương tiện hùng hậu và một bên là phe dân chủ yếu ớt mỏng manh có lúc tưởng chừng như gục ngã. Chúng tôi những người làm báo vì chính nghĩa nhân dân rất vui mừng vì chiến thắng của công lý và niềm tin. Và may mắn cho chúng tôi là tiếp cận với những nguồn tin từ ngay trong các cơ quan nội chính của Long An. Những tin tức chúng tôi có được rất chính xác, nhưng vì sự an toàn của nguồn tin chúng tôi từ từ cung cấp cho độc giả các tin tức được cập nhật có chọn lọc.

A. Công tác tổ chức phiên tòa

I. Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm gồm 3 thẩm phán:

1. Thẩm phán Trương Thị Minh Thơ - chủ tọa phiên tòa.
2. Thẩm phán Phan Thanh Tùng (chồng của thẩm phán Lương Bội Trâm).
3. Thẩm phán Trương Vĩnh Thủy.

Kiểm sát viên giữ quyền công tố là ông Hoàng Thanh Chuyên.

II. Phương thức tổ chức phiên tòa: 

Xử kín. Vì lý do an ninh nên hạn chế số người tham dự phiên tòa khoảng 15 người, đa số là an ninh của bộ, cục và từ thành phố xuống. Phía Long An có 2 người thuộc cục an ninh quản lý tham dự. Chỗ này cần nhắc lại là chúng tôi biết trước là gia đình của Nguyên Kha và Phương Uyên chắc chắn bị cấm tham gia phiên tòa này nên đã tìm cách báo tin cho phía gia đình các sinh viên yêu nước này biết trước.

III. Bất đồng giữa công an:

Có sự bất đồng về nhân sự trong việc tổ chức phiên tòa phúc thẩm này giữa Bộ công an và công an tỉnh Long An trong khâu tổ chức nên phía Long An gần như "thả nổi" các khâu phá sóng điện thoại, tuyên bố máy dò kim loại bị hỏng đột ngột nên đã có người cài được máy ghi âm và điện thoại di động vào ngay phòng xử. Việc bất đồng trong sự chỉ đạo thể hiện rõ là khi an ninh từ bộ yêu cầu công an tỉnh Long An cung cấp 4 đầu gấu xã hội đen để uy hiếp đoàn biểu tình vào buổi chiều ngày 16.08.2013 thì phía Long An từ chối nói là chúng tôi không có và yêu cầu gấp quá chúng tôi không chuẩn bị kịp.

IV. Phòng xử:

Phòng xử án được ngụy trang là vào sâu bên trong tòa án tỉnh Long An, xảy ra trong một phòng xử án dân sự nhỏ. Hội trường chính được trang trí như là phòng xử án chính nhưng để trống. Điều này đánh lừa được đám đông biểu tình đòi thả người có la hét ồn ào cỡ nào cũng chỉ ở khu vực gần hội trường chính được ngụy trang. Còn phòng xử thật thì sâu vào bên trong hoàn toàn không nghe gì từ bên ngoài.

Khẩn: CA tiếp tục khủng bố nhóm trẻ Hà Nội học tiếng Anh, 4 người bị bắt cóc mất tích



CTV Danlambao - Hôm nay, 15/8/2013, CA tiếp tục hành vi khủng bố những người sinh hoạt trong lớp học tiếng Anh của nhóm trẻ Hà Nội. Được biết, 4 bạn trẻ đã hoàn toàn bị mất liên lạc sau khi đến trụ sở CA phường Trương Định để đòi lại tài sản bị thu giữ trái phép. Đây đều là những bạn trẻ từng bị bắt giữ vào hôm 13/8/2013, sau vụ CA Hà Nội bất ngờ xua quân "triệt phá" lớp học tiếng Anh do những bạn trẻ này tự tổ chức. 

CTV Danlambao tại Hà Nội cho biết, danh sách 4 người hiện đang bị CA bắt cóc gồm có: Vũ Thị Thùy Linh (21 tuổi, Facebook Tâm Bão), Hồ Đức Thanh (32 tuổi, Facebook Ho Duc Thanh), Vũ Ngọc Thắng (24 tuổi, Facebook Thang Vu), Trần Quang Trung (22 tuổi).

Xin được nói thêm, bạn Vũ Ngọc Thắng là người từng bị CA Hải Phòng đánh đập dã man tại phiên tòa sơ thẩm vụ án gia đình anh Đoàn Văn Vươn hồi tháng 4/2013.

Lúc 20h tối nay, 15/8/2013, vẫn chưa có bất cứ thông tin gì thêm về những người đang bị bắt. Ba bạn trẻ Vũ Thị Thùy Linh, Vũ Ngọc Thắng, Trần Quang Trung bị CA bắt cóc mất tích vào lúc 08h30 sáng cùng ngày, sau khi cả ba đến trụ sở CA phường Trương Định đòi lại tài sản.

Anh Hồ Đức Thanh, người hướng dẫn học tiếng Anh cho mọi người cũng tiếp tục bị bắt ngay sau đó. Một nhân chứng có mặt tại hiện trường tường thuật lại: Khi đến trụ sở CA phường Trương Định, anh Hồ Đức Thanh bị một viên CA mặc sắc phục tên Tuấn (số hiệu: 116 242) tiến đến gây sự và đe dọa. Anh Thanh chưa kịp phản ứng thì đã bị viên CA sắc phục này túm áo lôi đi thô bạo. Bên ngoài, một số an ninh thường phục chờ sẵn cũng kéo đến bắt anh Thanh đưa đi mất tích. 

Nhiều người lập tức lên tiếng phản đối hành vi bắt người vô cớ. Blogger Trịnh Anh Tuấn (Gió Lang Thang) khi vừa hô lên thì đã bị công an xông đến trấn áp thô bạo. Trong lúc hỗn loạn, một viên công an sắc phục to béo đã lén lút đưa tay cào mạnh vào bụng của Trịnh Anh Tuấn để lại một vết xước dài. Facebook Đới Tuyết Mai, một phụ nữ chứng kiến toàn bộ sự việc cho biết: Khi chị trực tiếp đến chất vấn viên CA béo vì sao đánh dân, tên này đã chửi bới hết sức tục tĩu bằng câu "Đ.M con đĩ!". Facebooker này nhận xét: "Đó là văn hoá của bọn công an!"

Một số bạn trẻ tại Hà Nội nghe tin đã vội đến trước trụ sở CA phường Trương Định hỗ trợ. Lực lượng an ninh chìm nổi tiếp tục được huy động dày đặc, tình hình đang hết sức căng thẳng. 

Một nguồn tin thân cận gửi đến CTV Danlambao cho biết: Phía công an đang dùng mọi thủ đoạn để ép buộc những bạn trẻ phải ký tên vào những biên bản do CA soạn sẵn. Tuy nhiên, những bạn trẻ vẫn tỏ ra rất mạnh mẽ, vì vậy mà CA đang tiếp tục giam giữ để dùng thủ đoạn gây áp lực tinh thần.

Lúc 3 giờ chiều nay, xuất hiện một số kẻ giả dạng đóng vai quần chúng đi vào trụ sở CA phường Trương Định. Đây là một số cán bộ về hưu do CA huy động để đóng vai nhân chứng dỏm. 

Liên quan đến vụ việc, còn có 3 bạn trẻ khác bị bắt giữ trong đêm 13/8 gồm có: Phạm Văn Tiến (Facebook VN.Motherland), Hoàng Minh Trang (Facebook Trang Red), Đỗ Minh Trọng.

Thái độ hỗn xược đối với dân của CA phường Trương Định. 
Anh Hồ Đức Thành vừa đến làm việc đã bị một viên CA 
tên Tuấn ( số hiệu 116 242) chỉ mặt quát tháo và đe dọa

Kêu gọi thành lập chính đảng mới ở VN

Cập nhật: 11:17 GMT - thứ sáu, 16 tháng 8, 2013
Một số nhà hoạt động ở trong nước đang đưa ra lời kêu gọi 'thành lập một đảng mới để thúc đẩy dân chủ, xã hội công dân mạnh lên'.
Ý tưởng thành lập chính đảng mang tên đảng Dân chủ Xã hội được luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP HCM, đưa ra trong một bài viết mới ra vào giữa tháng Tám này.
Trong bài viết tựa đề "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…", ông Lê Hiếu Đằng, người được biết lâu nay với nhiều ý kiến đóng góp cho tiến trình dân chủ hóa ở trong nước, nhấn mạnh tầm quan trọng của đa nguyên, đa đảng.
Ông cho hay: "Có thời gian từ 1975 đến 1983 tôi là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định".

Jonathan Head, phóng viên BBC

Giới chức cộng sản tại Việt Nam chừa rất ít khoảng trống cho giới bất đồng, và việc gần 40 blogger đang bị cầm tù là minh chứng rõ ràng.
Chỉ riêng việc đặt câu hỏi về sự độc nắm quyền lực của đảng đã bị coi là tội phạm nghiêm trọng rồi. Cho nên các nhà hoạt động, những người tuyên bố sẽ lập một đảng mới, Đảng Dân chủ Xã hội, đang chấp nhận rủi ro lớn.
Việc hai trong số họ là các thành viên hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc, là tổ chức chính thức được Cộng sản ủng hộ - có thể sẽ đem lại cho họ sự bảo vệ nào đó.
Tuyên bố của họ được đưa ra sau hàng tháng có cuộc tranh luận bất thường về hệ thống chính trị, sau khi đảng cầm quyền lấy ý kiến nhân dân về đề án cải cách bản hiến pháp theo mô hình Liên Xô.
Một nhóm các học giả đã soạn thảo bản kiến nghị kêu gọi có dân chủ đa đảng – mà nay đã thu thập được hàng ngàn chữ k‎ý.
Niềm tin của người dân đối với giới lãnh đạo đất nước đã bị tổn hại do sự quản l‎ý yếu kém đối với nền kinh tế, và Đảng Cộng sản đã bị phân rẽ do cạnh tranh phe phái.
Nhưng vẫn chưa có mối đe dọa thực sự đối với sự cầm quyền của đảng. Đảng mới vẫn mới chỉ là ‎ tưởng – và ngay cả khi nó được thành lập thì cũng khó mà đoán được là đảng mới sẽ được phép hoạt động tới đâu, hay sẽ được cho tồn tại bao lâu.
"Về phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin mà tôi hiểu được có một điều cơ bản là cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sở xã hội, cơ sở kinh tế, v.v.) như thế nào thì phản ảnh lên thượng tầng kiến trúc như thế đó."
Ông nói tới nay, sau khi cải cách cho phép nhiều thành phần kinh tế thì "một khi cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có nhiều tầng lớp với lợi ích khác nhau, thì tất yếu họ phải có tổ chức để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của họ".
"Đó là qui luật tất yếu, vì vậy không thể không đa nguyên đa đảng được, và như vậy điều 4 Hiến pháp hiện nay là vô nghĩa."
Điều 4 của Hiến pháp hiện hành quy định quyền lãnh đạo bao trùm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo ông Lê Hiếu Đằng, "trước sau gì các vị lãnh đạo của Đảng CS phải chấp nhận thách thức này: các Đảng, tổ chức đối lập sẽ đấu tranh bình đẳng với Đảng CS trong các cuộc bầu cử hợp pháp có quan sát viên Quốc tế giám sát như hiện nay Campuchia đã làm".

Luật không cấm

Luật gia Lê Hiếu Đằng lập luận rằng "chủ trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng [CSVN] chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này".
"Mà nguyên tắc pháp lý là điều gì luật pháp không cấm chúng ta đều có quyền làm. Đó là quyền công dân chính đáng của chúng ta," ông khẳng định.
Từ đó, ông Đằng kêu gọi các đảng viên CSVN đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng cùng "tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ Xã hội".
"Đây là một yếu tố sẽ làm cho xã hội công dân, xã hội dân sự mạnh lên, không có thế lực nào ngăn cản được."
Ông cũng khuyến cáo cuộc đấu tranh phải được thực hiện "với phương châm công khai, minh bạch, ôn hòa, bất bạo động, phản đối tất cả mọi hành động manh động, bạo lực khiêu khích gây chiến tranh".
Ủng hộ ý tưởng trên của ông Lê Hiếu Đằng, một nhân vật đương chức khác của MTTQ Việt Nam cũng ra lời kêu gọi người dân "đứng vào hàng ngũ Đảng Dân chủ Xã hội mới ngày nay".
Ông Hồ Ngọc Nhuận, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM, nói với BBC chính đảng mới sẽ không nhằm chống đối Đảng CSVN, mà cùng hợp tác để thúc đẩy "xây dựng dân chủ cho nước Việt Nam".
"Có một đảng thì không thể có dân chủ. Một đảng cầm quyền từ năm nay qua năm khác, nắm hết mọi thứ, mọi tổ chức, thì không thể gọi là có dân chủ."
Ông Nhuận cho rằng các đảng viên CS kỳ cựu như ông Lê Hiếu Đằng đã hết sức "kiên nhẫn" nhưng Đảng CSVN ngày càng tỏ ra "độc đoán, độc tài, chuyên chế".
Đảng Dân chủ Xã hội sẽ "góp sức làm việc, xây dựng dân chủ" với Đảng CSVN.

Phản ứng tích cực

Theo ông Hồ Ngọc Nhuận, nếu như các đảng viên CSVN giống như ông Lê Hiếu Đằng "ở trong Đảng mà chán nản, không muốn tham gia nữa thì thành lập Đảng mới để̀ đối lập với Đảng CSVN và xây dựng nền dân chủ thật sự".
"Chủ trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng [CSVN] chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này."
Luật gia Lê Hiếu Đằng
Ông cũng cho biết việc thành lập Đảng Dân chủ Xã hội đang còn ở những bước sơ khởi đầu tiên là vận động hình thành, nhưng lời kêu gọi của ông nhận được phản ứng rất tích cực.
"Tôi nghe phản hồi từ nhiều người, cho tới giờ này ai nấy đều tán đồng, ủng hộ, chỉ có một trường hợp phản đối."
Tuy nhiên ông Nhuận cũng nói cần chờ đợi mới biết rõ phản ứng thế nào.
"Chính quyền chưa có phản ứng gì," ông nói.
Việt Nam cũng đã từng có các đảng Dân chủ và Xã hội, tồn tại song song sau 1975 với Đảng Cộng sản, nhưng giải thể năm 1988.
Năm 2006, nhà hoạt động bất đồng chính kiến Hoàng Minh Chính tuyên bố phục hoạt Đảng Dân chủ Việt Nam, nhưng có ý kiến cho rằng nên coi đây là một đảng mới.
Ông Chính qua đời năm 2008.
Cũng đã có một số nỗ lực kêu gọi thành lập chính đảng đối lập ở Việt Nam, và một số đảng cũng tuyên bố ra đời, nhưng chưa có lực lượng nào thực sự tỏ ra có khả năng thách thức Đảng CSVN trong tiến trình chính trị-xã hội ở trong nước.

Đã đến lúc “phá xiềng”!

Sau khi ông Lê Hiếu Đằng nguyên Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt nam Tp.HCM tung ra liên tiếp ba bài viết tuyên bố cần phải thành lập một đảng đối lập tại Việt Nam mà ông là người sáng lập, để làm đối trọng với chế độ độc đảng hiện nay, ông Hồ Ngọc Nhuận, một trí thức nổi tiếng từng hoạt động công khai trong chính phủ Sài Gòn với vai trò của một dân biểu đối lập và sau năm 1975 ông tiếp tục giữ nhiều chức vụ quan trọng của chính quyền mới, đã tung bài viết mang tên Phá Xiềng đang tạo sôi nổi trong dư luận. Mặc Lâm phỏng vấn đặc biệt với ông để tìm hiểu thêm vấn đề quan trọng này.
Mặc Lâm:
"Thưa ông sau khi ông Lê Hiếu Đằng viết liên tiếp ba bài nói về sự bức thiết phải thành lập một đảng đối lập với cái tên gợi ý là Đảng Dân chủ Xã hội. Ngày hôm nay ông cũng có bài viết với tên gọi “Phá Xiềng” chẳng những ủng hộ quyết định của ông Lê Hiếu Đằng mà còn bổ túc thêm nhiều ý tuởng cho sự hình thành đảng này. Xin ông cho biết lý do chính của việc cần thiết phải thành lập đảng đối lập này là gì?"

"Chế độ này không dân chủ"

Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Chế độ này không có dân chủ. Anh thấy không, người ta lấy dân chủ người ta làm độc trị, độc quyền, độc đoán, đủ thứ hết trọi! Nhưng không có dân chủ thì không thể có lối thoát được. Và điều này thật sự ra những người nào yêu nước, những người có lòng, họ đã khổ sở đề nghị lâu rồi nhưng không ai nghe. Nếu mà dân chủ thì người ta sợ người ta mất. Ông Đằng đặt vấn đề cũng từ lâu rồi vì đây là lối thoát. Lối thoát cho những người đương cầm quyền mà còn là lối thoát cho dân mình, không còn cách nào khác. Hơn nữa, cái này cũng lâu đời rồi. Từ xưa đến giờ tất cả những nước đã phát triển thì tốt nhất là áp dụng dân chủ. Khi mà dân chủ được thì mọi người đều có dân chủ, mọi người mới hợp lực lại. Đâu có ai cản lại được đâu, có ai nói ngược lại đâu, có ai nói phải nói trái được đâu mà  nói phải nói trái thì tối thiểu là bị ém, bị trù, bị dập. Tức là nói nôm na có dân chủ mà không có đối lập thì  kể như là cụt chứ không phải cuội nữa mà nó là độc tài."
Mặc Lâm:
"Ông đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền hiện nay ông nhận thấy nền dân chủ của nuớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có gì đáng để phân tích hay không và đặc biệt vai trò của Đảng Cộng sản đối với nền dân chủ pháp trị mà chính phủ luôn hô hào vận động có điều gì cần phải bàn luận hay không?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Họ cứ nói là còn đảng còn mình nên quyết bảo vệ đảng. Một ngày nào đó, không sớm thì muộn, có thể họ ở lâu lắm, nhưng một ngày nào đó họ cũng ra đi nhưng là một sự tan nát ê chề bởi vì dân đâu có chịu! Nhiều đời lắm rồi, từ thời còn vua chúa kìa, dân mình không phải là dân không có tiếng nói. Luôn luôn có tiếng nói. Vua chúa ngày xưa cũng để cho dân nói. Cái chế độ cũ cũng để cho dân nói. Còn giờ đây không cho người ta nói thì làmsao mà góp ý và xây dựng đất nước được? Cho nên điều tâm đắc nhất của tôi từ xưa đến giờ là dân chủ mà muốn dân chủ là phải có 2,3 đảng. Người ta đâu có đòi phá mấy ổng, người ta đòi nói chuyện với mấy ổng một cách rất là tử tế và mấy ổng tử tế nói chuyện với người ta. Mà nói chuyện thì phải bình đẳng, bình quyền."

So sánh hai chế độ

Mặc Lâm:
"Trong chế độ cũ ông từng là một dân biểu chọn vai trò đối lập, đồng thời cũng là giám đốc chính trị của nhật báo Tin Sáng có từ trước năm 1975. Giữa hai chế độ thì trong thâm tâm ông, ông có nhận xét như thế nào về nền dân chủ pháp trị trước đây và nền pháp trị của chế độ mới, nếu so sánh một cách công bằng, thưa ông?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Thật sự cái luật của chế độ mới bây giờ đâu phải là pháp trị mà là đảng trị. Họ thâu tóm tất cả trong tay họ hết. Chế độ này họ muốn cai trị nhưng họ không có luật. Họ không có luật thì làm sao ra luật được. Cái ông đảng này ổng thâu tóm hết rồi ổng “úm ba la” nay ổng làm cái luật này, mai ổng làm luật kia. Còn những cái mà ổng cho là quyền của dân thì ổng ghi trong hiến pháp thì ổng để đó. Ổng không dám làm luật vì nếu ổng làm luật, dẫu cho họ có nắm hết quyền hành từ Quốc hội cho đến đủ thứ đi nữa thì một ngày nào đó tối thiểu cũng mở cửa chút đỉnh. Còn cái này cũng không phải pháp trị mà cũng không pháp quyền nữa mà nó là đảng trị. Đảng trị từ đầu đến cuối. Đảng ta là đảng cầm quyền. Cầm quyền một mình nên đi tới độc quyền. Vậy thôi.
Còn chế độ cũ, tôi là một dân biểu đối lập trong chế độ đó. Tại sao ở chế độ cũ người ta cho đối lập? Từ hồi mới 75, mấy ổng nói với tôi là đây là kiểu thực dân mới nên nó mới áp dụng như vậy để nó coi là có dân chủ".
Đã có dân chủ thì phải có đa nguyên, có người này người khác chẳng hạn, không phải là tốt tuyệt đối đâu. Nó cũng có mặt này, mặt khác nhưng dưới chế độ cũ, tôi là dân biểu đối lập nhưng tôi làm báo được, mặc dầu tôi bị đóng cửa tới đóng cửa lui, rồi tôi bị tịch thâu tới, tịch thâu lui và sau cùng tôi bị đóng cửa hẳn năm 72. Đóng tờ này tôi lại làm tờ khác. Nói với anh Mặc Lâm, ngay cả bậc thầy của chúng ta trong làng báo là ông thầy Nguyễn An Ninh chẳng hạn, ổng từ Pháp về và viết những bài bằng tiếng Pháp. Hồi xưa dưới cái thời cai trị của thực dân nó cũng để cho người mình nói chuyện. Mặc dầu nó cũng bắt nhốt ổng và sau cùng ổng phải chết ở Côn đảo.
Thú thật ra bây giờ chế độ dân chủ ở M, ở Anh, ở Pháp hay ở Âu châu chẳng hạn, nó cũng có những đàn áp...bởi vì đây thật sự là đấu tranh mà! nhưng đấu tranh dân chủ ít ra phải có tiếng nói của dân, ít ra phải có tiếng nói của báo chí. Còn đằng này ổng tóm thâu hết. Cả cái suy nghĩ, cái tình cảm ổng cũng muốn làm chủ.
Anh Đằng ảnh nói đúng đó. Dưới chế độ cũ mấy ông làng văn cũ vô trong này hồi sau 75 chẳng hạn tôi còn tặng sách của mấy ổng mà ở ngoài đó mấy ổng không in được. Còn ở trong này in thả giàn. Tất cả những  sáng tác của thời gọi là thực dân, gọi là đủ thứ... tại sao những sáng tác đó có giá trị để đời còn bây giờ thú thật mấy ổng tặng thưởng này, tặng thưởng kia mà dân có ai đọc đâu?
Học sinh thì bị bắt học, thật tội nghiệp cho con cháu chúng ta quá. Nó bị nhồi nhét, nó bị một chế độ ngu dân. Cho nên nói thì nhiều lắm, anh Mặc Lâm ơi nhưng mà nói thì đâu có phải đả phá hay tranh đấu với mấy ổng đâu. Mấy ổng mạnh quá mà. Bao nhiêu lực lượng ở trong tay, còn lâu lắm nhưng nhất định mấy ổng không chịu, mấy ổng sợ."

Sẽ đàn áp đảng viên Cộng Sản?

Mặc Lâm:
" Như ông vừa nói, đảng Cộng sản còn đang rất mạnh, có biết bao nhiêu lực lượng trong tay, như vậy khi một đảng đối lập mới được hình thành với cái tên Đảng Dân chủ Xã hội chắc chắn sẽ bị chính quyền chống phá mãnh liệt và sự mãnh liệt ấy có thể dẫn đến đổ máu. Ông có dự báo câu chuyện có thể dẫn đến mức độ tồi tệ như vậy hay không?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Thât sự ra đâu có ai làm gì mấy ổng đâu mà đổ máu? Tất nhiên là mình bất bạo động mà. Vả lại tôi bây giờ, như anh Mặc Lâm có hỏi hồi nãy đó là vấn đề sức khỏe. Những ông già như chúng tôi thì làm cái gì mà đổ máu? Tất nhiên là bịt miệng thôi. Tôi chỉ làm đảng đối lập thôi chứ có làm gì đâu và không như các  đảng đối lập ở các nước làm loạn để họ đàn áp đẫm màu được?
Nếu họ đàn áp đẫm máu thì chuyện này rất là lạ lùng, quái dị nhưng tôi hy vọng ở tuổi trẻ. Thời nào cũng vậy hết, không có tuổi trẻ thì không làm ăn gì được hết. Và tôi hy vọng cả những ông đảng viên, thật sự như ông Đằng ổng nói đó, có nhiều người  chuyển sinh hoạt đảng đâu đó thì cũng không thèm. Con số âm thầm đó là bao nhiêu? Số đó đông lắm vì họ uất ức, họ nghẹn ngào, buồn tủi vì bị cấy lý tưởng thời còn trai trẻ. Họ vì dân vì nước mà bị người ta phản bội. Con số nguời đó thật tình đấu tranh, dấn thân, vào tù ra khám. Đó là thật sự những người đảng viên Cộng sản yêu nước  họ cũng là những người đấu tranh kiên cường".
Mặc Lâm:
"Ông có cho rằng vì không thể im lặng nhìn một lực lượng nổi lên chống lại sự độc đảng của mình nên đảng cộng sản sẽ ra tay đàn áp, bắt bớ những người tham gia vào đảng Dân Chủ Xã Hội hay không?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Có thể là bắt bớ người nhưng có ai làm gì đâu mà bắt bớ. Thật sự ra là họ bắt những người trong nội bộ đảng vì họ đã đứng ra không chấp nhận đảng nữa và lập cái đảng mới. Điều này tôi rất mong từ lâu rồi. Nói cách này thì họ ngại nhưng không có gì đáng ngại đâu, không phải là diễn tiến tự sụp đổ đâu mặc dù đúng là một hình thức đó, tự sụp từ bên trong.
Nếu họ bắt một người đảng viên cộng sản ly khai thì họ tự đục một cái lỗ hổng. Bắt nhiều người cộng sản ly khai thì họ đục thêm nhiều cái lỗ như vậy. Bắt nhiều người như vậy trong cùng một cái đảng của họ mà không còn chấp nhận họ nữa thì cứ cho họ tự phá con thuyền của họ".
Mặc Lâm:
"Để bắt đầu xây dựng một đảng đối lập trong bối cảnh hiện nay ông nghĩ bộ phận nào trong xã hội sẽ được kêu gọi và gây dựng làm thành phần nòng cốt?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Tôi tin rằng với nòng cốt của đảng mới này như ông Đằng hô hào và kêu gọi. Ông ấy hỏi tại sao chúng ta là những người đảng viên cảm thấy mình hổ thẹn với tiền nhân, với con cháu vì bị phản bội; Nếu mình cứ tiếp tục làm thêm như vậy thì chính mình cũng là người phản bội. Ổng có kêu gọi những người bạn đó và tôi cũng kêu gọi những người đó. Bởi những người đó, đúng ra là một bộ phận của người cng sản muốn công khai đấu tranh ôn hòa, đấu tranh dân chủ để mà xây dựng đất nước, thế thôi."
Mặc Lâm:
"Nếu vượt qua được bước đầu thành lập đảng mà không bị bắt bớ hay đàn áp vì theo như ông nói Đảng Cộng sản sẽ không dại gì mà tự đục thuyền của mình bằng cách bắt bớ đảng viên ly khai, như vậy buớc kế tiếp Đảng Dân Chủ Xã hội mà cốt cán là thành phần đảng viên ấy sẽ làm điều gì với đảng Cộng sản hiện nay?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Nếu họ không làm chuyện đó vì họ nghĩ như vậy là tự đục thuyền thì chỉ còn một cách là ngồi lại với nhau, thử nói chuyện. Ông Đằng có nói rất rõ là ổng thách mấy ổng nói chuyện thẳng với ổng. Ổng thách cả ông đầu sỏ của tuyên huấn của đảng Cộng sản về lý luận nói chuyện với ổng. Chứ đâu có nói đấu võ đâu! Nói ra điều này ai cũng ngại nhưng mà đối với đảng Cộng sản thật sự mà thấy tình hình thực tế dân tình không cho phép mấy ổng làm chuyện cũ nữa. Không chuyên quyền nữa thì mấy ổng phải nghe."
Mặc Lâm:
"Xin cám ơn ông Hồ Ngọc Nhuận đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này."

MỪNG ĐÓN PHƯƠNG UYÊN CHIẾN THẮNG TRỞ VỀ



Tối qua, một niềm vui vỡ òa đã được ủ trong suốt cả một buổi chiều, đúng hơn là cả một ngày chờ đợi, lo lắng đến thắt ruột về hai em Phương Uyên và Nguyên Kha bỗng bật ra. Sài Gòn - Hà Nội - Vinh và một số thành phố khác, nhiều người đã tụ tập nhau để mừng Phương Uyên - trong một niềm vui quá bất ngờ.

Các hãng tin lớn như BBC, RFI, RFA, VOA đã nhanh chóng có những tin bài, bài PV về kết quả phiên tòa phúc thẩm vụ xét xử hai sinh viên yêu nước Phương Uyên và Nguyên Kha.

Ngày 16.8 - 2013 là một ngày đặc biệt, ghi dấu hai sự kiện: sự xuất hiện của bài viết Phá Xiềng của ông Hồ Ngọc  Nhuận được loan tải khắp trên các trang mạng xã hội và kết quả phiên tòa ở Long An đã hứa hẹn nhiều hy vọng về những bước đi tiếp theo trong tương lai. 

Xin chúc mừng Phương Uyên! Chúc mừng tất cả chúng ta!

Xin giới thiệu dưới đây các tin bài về sự kiện hy hữu hôm qua tại Long An, coppy từ trang Ba Sàm:



Bất ngờ lớn trong phiên phúc thẩm : Phương Uyên được trả tự do, Nguyên Kha giảm án còn 4 năm tù (RFI). - Phương Uyên hưởng án treo, Nguyên Kha được giảm án (RFA). - Phương Uyên trở về từ một bản án.   - Bản án được biết trước.   - Sinh viên Nguyễn Phương Uyên được trả tự do sau phiên tòa phúc thẩm (VOA).  - Sinh viên Phương Uyên hưởng án treo (BBC). “Mức giảm án như trên là chưa từng thấy, nhất là trong các vụ án có yếu tố chính trị, đặc biệt khi kết thúc phiên xử sáng, Viện Kiểm sát còn đề nghị giữ nguyên án của Phương Uyên (6 năm tù giam) và chỉ giảm án cho Nguyên Kha từ 8 năm xuống còn 5-6 năm”.  Phỏng vấn Phương Uyên: ‘Chưa thể dừng ở đây’ (BBC).  


- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: ‘Chính quyền lắng nghe dư luận’ (BBC). - Phỏng vấn TS Phạm Chí Dũng: Thả Phương Uyên vì áp lực của Mỹ? (BBC). - Phạm Chí Dũng: Ơn Đảng, ơn Chính phủ (RFA).  Tưởng là một lời mai mỉa, nhại câu cửa miệng đầy dẫy trên TV mỗi ngày. Nhưng không! Đọc vào bài mới thấy đó là một lời cám ơn chân thành, nức nở. Hay mối ngờ vực của ta đã quá lớn mà không nhận ra chất trào phúng được ẩn chứa trong đó rất kín đáo nhỉ? Nếu vậy thì thật nguy nếu như rất nhiều độc giả cũng lại như ta, để lại góp phần cho cái bi kịch khổng lồ của Dân tộc cứ  được diễn đi diễn lại trong trăm ngàn màn nho nhỏ, hơn nửa thế kỷ qua … Chợt nhớ tới cú “vỡ òa” cách đây chưa lâu, khi ngài Thủ tướng hiên ngang dõng dạc trên diễn đàn Quốc hội, lên tiếng về chủ quyền biển đảo.
Dân Việt xem Phương Uyên là người nhà của mình (Chúa Cứu Thế).  - Kết quả phiên tòa xử 2 sinh viên yêu nườc – bước thành công ban đầu của tinh thần dân chủ. - Bịt miệng thiên hạ ! Ôm cả bầu trời !!!   - Và chúng ta cùng nhau ăn mừng chiến thắng…  - Phương Uyên đã về với Dân Tộc bằng bước chân trên nền tảng Công Lý. - Chúc mừng chiến thắng của những người yêu nước. - Thơ:  Lòng Yêu Nước rốt cục rồi đã thắng.   - Lời các em đã trở thành Hiệu Triệu. - Phương Uyên về với vòng tay thương yêu. Không kịp tìm hiểu, đành đặt câu hỏi nho nhỏ: trong bữa tiệc nhỏ mừng vui này, có mặt những người thân của 2 em Kha, Uy hay không?  



- David Thiênngoc Phương Uyên đã về với Dân Tộc bằng bước chân trên nền tảng Công Lý. (Bà Đầm Xòe). – Tạ Ơn (Đinh Tấn Lực).


TƯỜNG THUẬT QUANH PHIÊN TÒA PHÚC THẨM XÉT XỬ HAI SV YÊU NƯỚC



TƯỜNG THUẬT PHIÊN TÒA PHÚC THẨM XÉT XỬ HAI SINH VIÊN YÊU NƯỚC
NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN VÀ ĐINH NGUYÊN KHA

Kết quả phiên tòa Phúc thẩm xử 2 sinh viên yêu nước:
- Đinh Nguyên Kha: 4 năm tù giam.
- Nguyễn Phương Uyên: 3 năm tù treo.


Hôm nay, 16.8.2013 tòa án nhân dân tối cao mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ hai sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Phiên tòa được nói là công khai, nên ngay từ nhiều ngày trước rất nhiều người quan tâm đã đổ về Sài Gòn rồi Long An để được tham dự.

Chiều qua, đông đảo các nhân sĩ trí thức, các blogger nổi tiếng đã đến trại giam để thăm gặp hai em Uyên và Kha. Trong số họ có các vị: Huỳnh Kim Báu, Huỳnh Ngọc Chênh, Kha Lương Ngãi, Nguyễn Tường Thụy...Cuộc gặp diễn ra trong thời gian không dài nhưng mọi người đều vui mừng vì thấy sức khỏe và tinh thần các em khá tốt.

08h00: Anh Viễn Nguyễn từ HN vào dự tòa, vừa bị đưa lên xe ô tô để đưa về đồn CA Tân An.
Anh Trương Dũng cũng đã bị bắt vào đồn cùng anh Viễn.

LM Thoại: Hai bên GD vẫn chưa ai được vào trong toà! Đã bị bắt đi 3 người: Thuý Nga, Anh Dũng, Anh Nguyễn Thiện! 

NTT thông báo: Không khí khủng bố bao gồm khắp phiên tòa. An ninh đã bắt đi Viễn, Phan Trung Lương, mẹ con Trần Nga và Trương Dũng, tất cả là 4 người.

Nhà báo Kha Lương Ngãi bị bắt đưa về đồn.
(Ông Kha Lương Ngãi nguyên là Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM) 

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đang có mặt tại trước cửa tòa án cho biết: Ngoài việc 4 người bị bắt, công an còn xông vào giằng co cháu bé Tài trên tay chị Thuy Nga (mẹ của bé). Sợ nguy hiểm mọi người chặn xe không cho công an chở đi. Ông Huỳnh Kim Báu phải nằm xuống trước bánh xe để chặn xe lại.

Trước đó, vì không ai được vào phiên tòa, kể cả chị Nguyễn Thị Kim Liên là mẹ của Kha và Uy nên mọi người tổ chức biểu tình tại chỗ, hô vang khẩu hiệu phản đối phiên tòa "công khai" và đòi trả tự do lập tức cho các em.

Tiếp đó, mọi người bắt đầu đi bộ tuần hành một vòng thành phố Tân An rồi mới trở về trước cửa tòa án.

Hôm nay, có hàng trăm nhân viên an ninh làm việc quanh tòa, với các công cụ trấn áp và vẻ mặt bặm trợn. 
09h30: Luật sư Hà Huy Sơn đã trở ra. Ông cho biết tòa án đã mời ông ra ngoài vì Nguyễn Phương Uyên từ chối luật sư bào chữa.

Như vậy, phiên tòa hôm nay không có thân nhân nào có mặt trong tòa, mà cũng không có luật sư bào chữa. 
Luật sư Hà Huy Sơn cho biết: "Cả ba bạn Uyên, Kha và Uy đều từ chối luật sư. Lý do, các bạn này cho rằng phiên tòa đã có bản án, luật sư vào chỉ trang điểm cho phiên tòa mà thôi, nên không cần. Chính các bạn sẽ lên tiếng tự bảo vệ mình trước phiên tòa. Tinh thần các bạn rất mạnh mẻ, rất cương quyết và luôn luôn khẳng định mình vô tội. Chỉ chống Trung Quốc, không chống Việt Nam." (Theo VRNs). 

Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên tuyên bố sẽ chết tại sân Tòa án. Công an đang bu lại rất đông. (VRNs).

Từ Long An, blogger Nguyễn Tường Thụy mô tả "Không khí khủng bố trùm khắp phiên tòa!"

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết: Sáng nay có rất đông các nhân sĩ trí thức, các nhà hoạt động đã tới quan sát phiên tòa như: các ông Huỳnh Kim Báu, Kha Lương Ngãi, nhà thơ Hoàng Hưng, Tô Lê Sơn....Một xe chở bà con từ Vũng Tàu thì đã bị chặn không tới được tp Tân An của tình Long An.
Từ Lanney Tran cho biết: 

10h30 Tòa tạm ghỉ giải lao. Nguyên Kha được đề nghị mức án từ 5-6 năm, Phương Uyên vẫn y án 6 năm. Đến 14h chiều sẽ tiếp tục diễn tuồng..

Mọi người ở ngoài tòa án hô to khẩu hiệu "Đả đảo Trung Quốc xâm lược!", "Đả đảo tay sai bán nước!". Mọi người vừa đi vừa biểu tình trên đường Trương Định về phía siêu thị Coop Mark. Phiên tòa dự kiến sẽ bắt đầu trở lại lúc 2 giờ chiều.

Khi xe các bị cáo đi ngang qua, tuy không có ai thấy rõ những người bên trong, nhưng theo lời của LS Hà Huy Sơn, cả 3 đều ở trong và Đinh Nhật Uy không phải là bị cáo. 

Theo lời chị Dương Thị Tân, mẹ của Uy & Kha là chị Kim Liên trong lúc dằng co để giữ người (1 bác lớn tuổi lúc đang bị an ninh kéo đi) thì chị Kim Liên bị té, xỉu và bị thương cột sống. Bà con nằm xuống đường để cản xe bắt người đi, an ninh không nương tay đánh đập bà con để mở đường cho xe, bản thân chị Dương Thị Tân cũng bị đạp vào bụng.

Bài đăng phổ biến