Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Gia đình Điếu Cày trước cổng Trại giam số 6 – Ngày 20.07.2013

VRNs (20.07.2013) - Nghệ An -15:15: Bà Dương Thị Tân và anh Nguyễn Trí Dũng được mời vào bên trong cổng trại. Tín hiệu vui đầu tiên từ sáng đến giờ, nhưng có được gặp người mong đợi là Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải không thì còn phải đợi thêm mới rõ. 

15:10: Trời mưa, mọi người vẫn ngồi chờ trước cổng Trại giam số 6 để đợi tin tức về blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải. 

14:30: Một nguồn tin nội bộ chưa thể kiểm chứng cho biết anh Điếu Cày đã được đưa đến trạm y tế xã Hạnh Lâm. Một số blogger đang lên trạm y tế để tìm hiểu sự việc. Bác sĩ Nguyễn Đình Hòa, trưởng trạm y tế xã Hạnh Lâm (huyện Thanh Chương, Nghệ An) Điện thoại: (038).3936174. 

Tin bên lề, 11:00 trưa nay 2 vợ chồng luật sư Nguyễn Văn Đài đi mua đồ ngoài siêu thị thì đột nhiên có 6-7 công an mặc thường phục ập đến bắt cho lên xe ô tô trở đi đâu không biết. 

11:15: Nghĩ trưa, không giải quyết gì nữa. Tiếp tục một nhà cầm quyền câu giờ và lạm quyền để hành hạ dân. 

10:45: Cuộc cãi nhau to tiếng giữa công an và thân nhân blogger Điếu cày về lý do tại sao không cho dân vào phòng chờ theo quy định, tại sao không cho thăm gặp, mà chỉ bắt ngồi đợi ngoài nắng? 

“Chúng tôi ngồi ngoài nắng này suốt hơn hai tiếng, mà họ cứ bảo đợi. Cách đây hơn 30 phút, họ có cầm giấy CMND của tôi và cháu Dũng vào trong, nhưng đến giờ vẫn không trả lời gì cả”. Đây là lời bà Dương Thị Tân trực tiếp tường thuật với chúng tôi tại trước cổng Trại giam số 6.
 
Bà Dương Thị Tân và anh Nguyễn Trí Dũng ngồi phơi nắng ngoài cổng trại để đợi Giám thị và các cán bộ ở trong mát họp và xin ý kiến giải quyết. 

Ngồi lâu quá, hai mẹ con – vợ và con – blogger Điếu Cày lại đến hỏi cán bộ xem đã giải quyết đến đâu, thì những người này chỉ bảo “không biết!”

Bà Dương Thị Tân cho VRNs biết: “hai mẹ con sẽ ở đây cho đến khi được giải quyết, để biết rõ tình trạng của ông Nguyễn Văn Hải thì mới về”. Như vậy có thể sẽ có một cuộc tuyệt thực tập thể ngay trước cổng Trại giam số 6, nếu như Giám thị ở đây không làm mọi chuyện rõ ràng, minh bạch theo pháp luật. 

PV. VRNs

Nguồn: Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Bà Dương Thị Tân : Điếu Cày sẽ tuyệt thực đến chết để đòi công lý

Bà Dương Thị Tân và ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày). 

Thụy My
Hôm nay 20/07/2013 sau khi lặn lội đến trại giam ở Nghệ An và chờ đợi suốt một ngày từ sáng sớm đến cuối buổi chiều, bà Dương Thị Tân vẫn không được cho tiếp xúc với chồng là ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, đã tuyệt thực đến hôm nay là ngày thứ 28.

Chỉ có con trai bà Dương Thị Tân là Nguyễn Trí Dũng được gặp cha trong vòng 5 phút. Điếu Cày sức khỏe rất suy kiệt, cho biết ông tuyệt thực để phản đối lệnh biệt giam ba tháng vì ông không chịu ký vào bản nhận tội, và sẽ tiếp tục tuyệt thực để đòi công lý cho dù có phải chết. 
Vừa từ trại giam số 6, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An về được hai phút, bà Dương Thị Tân cho RFI Việt ngữ biết như sau :
Bà Dương Thị Tân 20/07/2013
 
20/07/2013
 
 
Tôi lặn lội gần hai ngàn cây số để đến được đất Thanh Chương, Nghệ An, mà ngày 16 họ cũng đành đoạn để mẹ con tôi chờ hơn bốn tiếng đồng hồ ở ngoài cổng, sau đó họ đuổi về. Đến ngày hôm nay tôi chờ từ 9 giờ sáng cho đến tận 4 giờ chiều. Họ cũng giả vờ cho tôi qua cái cổng đấy. Mọi hôm thì họ để tôi đứng ở ngoài, nhưng hôm nay trời mưa rất là to. Tôi nghĩ là họ cho hai mẹ con tôi vào, nhưng tôi đâu biết là vào trong có một cái phòng làm việc, họ giam lỏng tôi ở đấy. Họ giải thích vòng vo việc này việc nọ, xong họ đi ra ngoài. 
Chỉ có một mình cháu Dũng, tức con trai tôi được vào thăm bố, mà thời gian thì cũng không lâu. Tôi nghĩ là tối đa được 5 phút, vì tôi ngồi đấy với hai người kia được khoảng 15 phút thì tôi đã thấy con tôi ra rồi, mà từ cái chỗ cháu vào gặp bố cháu là đi khoảng một cây số. 
Từ hôm 16 đến giờ thì họ giở ra rất nhiều trò để bưng bít những thông tin về việc ông Hải tuyệt thực. Cho nên khi vào gặp thì bố cháu nói ngay là, cuộc gặp này sẽ rất ngắn, nên con lắng nghe bố đây - mặc dù sức khỏe rất yếu, ông nói với giọng nói thều thào thôi. Chắc cô biết là khi một người tuyệt thực tới gần ba chục ngày thì đâu còn sức lực nữa. 
Anh nói là, bố tuyệt thực vì một cái quyết định biệt giam ba tháng. Lý do là không ký vào bản nhận tội mà họ đưa cho. 
Khi ông Hải nói đến đấy thì họ cắt, họ ồn ào nói là « Ông Hải không tuyệt thực, Ông Hải không tuyệt thực ! ». Nhưng ông Hải vẫn kiên quyết nói là « Bố tuyệt thực » - mặc dù giọng nói yếu ớt nhưng cực kỳ kiên quyết. Ông nói là đơn ông đã gởi lên Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An ngày 24/6, tức là cách nay đã gần một tháng rồi, nhưng không thấy phản hồi. Ông chỉ còn cách phản kháng duy nhất là tuyệt thực. 
Và trước khi đứng lên ông nói rõ với con ông là bố sẽ vẫn thực hiện việc tuyệt thực này cho đến khi có phản hồi chính thức từ Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An. Nếu họ không đáp ứng, bố sẵn sàng chết chứ không thay đổi quyết định. 
Mặc dù cháu rất là đau xót khi thấy cái tình cảnh của bố cháu như thế, cháu nói là bố phải nghĩ đến sức khỏe của mình. Nhưng ông Hải thì tôi nghĩ là chắc tất cả bạn bè cũng như người Việt gần xa đều biết tính cách của con người đó. Ông vô cùng cương trực và sẵn sàng thực hiện ý định của mình, khi biết việc này là đúng đắn. 
Cháu cố gắng lắng nghe, nhưng khi ông Hải nói, tiếng nói thì rất yếu ớt nhưng xung quanh ông bốn người công an liên tục la hét, thậm chí nói lớn để át đi cho cháu khỏi nghe, cháu phải áp tai vào. Và bên cạnh ông Hải có hai tù nhân khác luôn luôn trừng mắt để hăm dọa con trai tôi. 
Xin nói một điều nữa là sức khỏe của ông Hải đang gần cạn kiệt. Ông ngồi không thể thẳng người lên được, hai tay ông phải chống để đỡ lấy cái đầu. Con trai tôi khi đi ra, câu đầu tiên nói với tôi là : « Con không nhận ra bố con, mẹ ơi ! » Ông hoàn toàn khác hẳn sau 28 ngày tuyệt thực – ngày hôm nay là đúng 28 ngày. 
Tính mạng ông Hải đã nguy hiểm. Nguy hiểm đến mức con tôi lúc bấy giờ ra cũng không thể nói được. Tôi vừa dừng chân khoảng hai phút thôi thì cô gọi đó. 
Tôi mong mỏi mọi người hãy cùng gia đình tôi lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ mạng sống của ông Hải.
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130720-ba-duong-thi-tan-dieu-cay-se-tuyet-thuc-den-chet-de-doi-cong-ly

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

TUYÊN BỐ CỦA MẠNG LƯỚI BLOGGER VIỆT NAM

H1VIỆT NAM PHẢI SỬA ĐỔI PHÁP LUẬT ĐỂ CHỨNG MINH CAM KẾT TRANH CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC
Hội đồng Nhân quyền Liên HiệpQuốc (HĐNQ) có trách nhiệm tăng cường việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, giải quyết tình trạng vi phạm nhân quyền và đưa ra khuyến nghị.
Là một ứng cử viên vào HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016, Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với HĐNQ và duy trì “những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.
Những nghĩa vụ và trách nhiệm này không chỉ được áp dụng trên bình diện quốc tế, mà còn trong nội bộ Việt Nam. Chính quyền Việt Nam cũng cần xem xét ại tình trạng vi phạm nhân quyền trên đất nước họ và nhân dân Việt Nam cũng phải có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, kể cả các vấn đề nhân quyền.
Để cải thiện việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, chúng tôi sẽ thực thi các nguyên tắc của HĐNQ như những hướng dẫn cho các hành động của chúng tôi, vốn cũng đồng thời tuân thủ các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật nhân quyền quốc tế.
Chúng tôi sẽ:
- Tiếp tục xúc tiến và truyền đạt đến người dân Việt Nam về các quyền của họ bằng cách phân phối công khai bản Tuyên ngôn nhân quyền, tổ chức các diễn đàn công khai để thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam và vận động cho những sự cải thiện cần thiết trong việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền.
- Tiếp tục giám sát, báo cáo và bình luận công khai về sự cải thiện, thụt lùi hay vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, với sự tập trung vào vấn đề chính sách và thực thi chính sách ảnh hưởng đến nhân quyền do nhà chức trách Việt Nam tiến hành.
Để hoàn thành những hành động có trách nhiệm này, chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam và HĐNQ xem xét lại Điều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 – “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Trong tháng Năm năm 2013, hai blogger đã bị tạm giữ ngay sau khi họ phân phát bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và cảnh sát cáo buộc họ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Chỉ vài tuần sau đó, hai blogger khác cũng bị tam giữ sau khi tham gia một cuộc dã ngoại để thảo luận về các nội dung của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.
Gần đây nhất, trong tháng Năm và tháng Sáu năm 2013, điều 258 đã được sử dụng để bắt blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn hoà lên blog của họ.

Trùm mật vụ bắt người vượt biên trở thành 'bà tướng đầu tiên' của ngành CA

Bảng Đỏ - Sau đợt phong tướng một cách vô tội vạ cho hàng loạt quan chức CA, hệ thống truyền thông lề đảng tiếp tục ồn ào ngợi ca về một nhân vật được gọi là 'nữ tướng đầu tiên' của ngành CA cộng sản – bà Bùi Tuyết Minh.
Bà Minh (51 tuổi) hiện đang là giám đốc CA tại tỉnh Kiên Giang, đây vốn được xem là 'lãnh địa' mà gia đình bên vợ TT Nguyễn Tấn Dũng đã thâu tóm toàn bộ quyền lực.

Theo báo chí lề đảng, bà Bùi Tuyết Minh gia nhập ngành CA năm 19 tuổi, công tác tại Kiên Giang. Trong vai trò là một 'trinh sát ngoại tuyến', bà Minh đã được nhiều danh hiệu và thành tích trong việc 'triệt phá' các hoạt động 'đưa người vượt biên trái phép'.
Viết đến đây, Bảng Đỏ tui bỗng phì cười với cái cách dùng từ của cha con công an cộng sản. Đã là 'vượt biên' mà còn thòng thêm từ 'trái phép', vậy tức là đảng cs cũng thừa nhận có một loại hình gọi là 'vượt biên có phép' chăng?
(Nhắn với mấy ông Dư Lợn Viên của đảng, muốn biết 'vượt biên có phép' là gì thì hãy cứ hỏi gia đình, họ hàng nội ngoại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ rõ.)
'Vượt biên có phép' được biết đến với tên gọi khác là 'vượt biên bán chính thức'. Có lần, một bác lớn tuổi kể lại với Bảng Đỏ rằng: Tại Kiên Giang, mỗi người muốn vượt biên theo còn đường bán chính thức phải nộp ít nhất 12 cây vàng cho gia đình Nguyễn Tấn Dũng. Sau khi đã bán bãi lấy vàng xong, hầu hết những con tàu chở người vượt biên khi  vừa ra đến biển đều bị công an biên phòng bắn chìm để bịt đầu mối. Sau mỗi chuyến như vậy, hàng trăm người vượt biên chết mất xác trên biển, trong khi vàng thì vẫn cứ chảy đều về nhà ông Dũng.
Đó cũng là nguồn gốc của số tiền khổng lồ để xây nên ngôi nhà thờ tổ cha dòng họ Nguyễn Tấn Dũng. Số tài sản kếch sù mà gia đình ông Dũng có được như hôm nay, tất cả đều lấy từ vàng và mạng sống của nhân dân, đặc biệt là những người vượt biên đã bỏ mạng trên vùng biển Kiên Giang.
Trở lại với chủ đề về 'bà tướng đầu tiên' của ngành công an cộng sản. Qua những gì được truyền thông lề đảng công bố thì bà Bùi Tuyết Minh cũng chẳng có công trạng gì đáng kể, ngoài việc đi lùng sục, bắt bớ những người vượt biên hồi thập niên 80.

KẺ ĐƯA HÒN ĐÁ BÙA VÀO ĐỀN HÙNG ĐƯỢC THƯỞNG HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG


Tác giả vụ “hòn đá lạ” lọt vào Đền Hùng 
nhận Huân chương lao động

 Thứ tư 17/07/2013 06:31
(GDVN) - Dư luận bức xúc thời gian vừa qua di tích lịch sử Đền Hùng bị xâm hại nghiêm trọng, thậm chí có những vụ việc vi phạm làm nóng cả nghị trường Quốc hội thế nhưng “tác giả” của những sai phạm đó không hề bị xử lý kỷ luật mà ngược lại còn được tặng Huân chương lao động về “thành tích” bảo vệ di tích Đền Hùng. Vậy có hay không việc bao che cho sai phạm?


Vi phạm làm “nóng” Quốc hội chỉ “họp rút kinh nghiệm”

Sau khi báo chí phản ánh việc ông Nguyễn Tiến Khôi (ảnh, nguyên Giám đốc Ban quản lý khu di tích Đền Hùng) cho đưa hòn đá có nhiều ký tự lạ vào Đền Thượng (Đền Hùng) thì cơ quan chức năng đã vào cuộc làm rõ và xác định việc làm trên của ông Khôi là sai trái gây bức xúc trong xã hội. 
"Hòn đá lạ" ở Đền Thượng, Đền Hùng đã được chuyển đi

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Blogger Điếu Cày 'tuyệt thực'

Cập nhật: 14:55 GMT - thứ tư, 17 tháng 7, 2013
Blogger Điếu Cày
Phiên tòa năm 2012 tuyên án 12 năm tù với ông Nguyễn Văn Hải
Có tin nói blogger Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày) tuyệt thực sang ngày 25, trong lúc vợ hai nhà đối kháng cùng trại giam lo ngại về hoàn cảnh của chồng.
Bà Dương Thị Tân, vợ cũ ông Nguyễn Văn Hải, nói với BBC rằng bà vừa ra trại giam tỉnh Nghệ An hôm 16/7, nhưng không được cho gặp ông Hải.
"Họ thông báo cho mẹ con tôi rằng ông Hải bị kỷ luật," bà Tân kể.
Theo bà, một trung tá giải thích ông Hải "gây rối, mất trật tự và bị kỷ luật, nên mẹ con tôi đành ra về".
'Tuyệt thực'
Trại 6, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đang giam giữ một số nhà đối kháng, như ông Nguyễn Văn Hải, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Kim Nhàn, Trần Anh Kim.
Bà Tân kể tiếp rằng hôm nay khi vừa về đến Sài Gòn, bà nghe tin từ vợ ông Nguyễn Xuân Nghĩa, vừa thăm chồng trong ngày, rằng ông Nguyễn Văn Hải đang tuyệt thực.
Nói chuyện với BBC, bà Nguyễn Thị Nga, vợ ông Nghĩa, xác nhận bà đã chuyển tin này cho bà Tân.
"Chiều nay tôi được vào thăm. Theo tiêu chuẩn trước đây là một tiếng, nhưng hôm nay họ nói chỉ được 15 phút thôi."
"Trước đây biết chồng tôi ở với anh Điếu Cày, tôi hỏi anh bây giờ vẫn ở chung phải không, thì họ gạt ngay, chị không nói vấn đề nhạy cảm ấy."
"Đến khi gần hết cuộc gặp, anh Nghĩa thét lên, em có biết không anh Hải Điếu Cày đã tuyệt thực 25 ngày rồi. Lập tức, họ bịt mồm anh và đưa anh đi luôn," bà Nga nói.
Trong khi đó, bà Tân, vợ cũ ông Hải, nói "đây là tình huống họ cố tình đày đọa để giết chết ông Hải".
Bà nhắc lại rằng cuối năm 2011, ông Hải đã tuyệt thực 29 ngày.
"Đến khi gần hết cuộc gặp, anh Nghĩa thét lên, em có biết không anh Hải Điếu Cày đã tuyệt thực 25 ngày rồi. Lập tức, họ bịt mồm anh và đưa anh đi luôn."
Nguyễn Thị Nga
"Nơi đó cách thành phố Vinh 70 cây số, rừng núi heo hút, việc cấp cứu sẽ không kịp thời," bà Tân lo ngại.
Cùng đi thăm chồng với bà Nguyễn Thị Nga còn có bà Ngô Thị Lộc, thăm chồng Nguyễn Kim Nhàn, bị kết án 5 năm 6 tháng tù năm ngoái theo tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
"Tháng trước họ không cho thăm, nói là anh Nhàn bị kỷ luật. Lần này họ tách tôi với chị Nga riêng; chị Nga thăm xong thì tôi mới được vào, chỉ được 15 phút."
"Tôi hỏi anh Nhàn làm sao mà bị kỷ luật. Anh bảo bị hai người dân tộc Tây Nguyên ở chung phòng đánh. Anh báo cáo cán bộ ba lần mà họ không bảo gì, anh ức quá."
"Anh định đâm đầu vào tường chết cho xong, thì cán bộ bảo anh vi phạm kỷ luật, không cho gặp tháng rồi," bà Nga kể.
Bà nói đến nay, hai người tù ở chung phòng đã "chuyển đi phòng khác".
Phiên tòa năm 2012 tuyên án 12 năm tù với ông Nguyễn Văn Hải, còn nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị án sáu năm tù trong phiên tòa năm 2009.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

TIN NÓNG: CHIỀU NAY, PHE ÁO ĐỎ HÀ ĐÔNG LẠI NHUỘM ĐỎ BỜ HỒ

TIN NÓNG: 15h00 chiều nay, 16.7.2013, vài chục dân oan Hà Đông mặc áo đỏ đã bộ hành ở Bờ Hồ. Có khoảng 30 - 40 nhân viên an ninh theo sát đoàn người, nhưng không thấy ra tay đàn áp. Nhưng những người tiếp cận đoàn quân áo đỏ thì bị cấm chụp ảnh quay phim.








Các bà các chị nghịch quá! Còn leo lên cây chơi thế này nữa!

TIN TỪ THÀNH VINH
Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước...
 
Đã hơn 1 tháng nay, 583 xã viên HTX Hưng Thủy vẫn ngày đêm thay nhau "trực chiến" bên đồng ruộng của HTX mình. Các băng rôn, khẩu hiệu, đơn từ, tài liệu liên quan được treo trước những căn lều dựng tạm đòi công lý.

Hình ảnh được chụp sáng 16.07.2013 tại khu đất tranh chấp, đoạn giao nhau giữa Đại lộ Ven Sông và đường Nguyễn Văn Trỗi - P. Bến Thủy - Vinh - Nghệ An.

Đáy kinh tế và bến bờ sạt lở

Phạm Chí Dũng (BBC) - Cuộc tranh cãi về cái gọi là “đáy” của nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp biến, giữa một bên là những chuyên gia “trung thành” với đường lối của các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu quan chức, với phía đối diện là những người phản biện độc lập thừa lòng tự trọng.

Gần đây, một số dư luận trong nước đã phải lên tiếng phản ứng đối với ông Vũ Đình Ánh - một cấp phó của Viện Nghiên cứu thị trường-giá cả (Bộ Tài chính) và cũng là người đang cổ vũ cho học thuyết “đáy kinh tế”, khi vị tiến sỹ này cho rằng “không thể đòi hỏi công khai minh bạch về vàng” và quy kết rằng những người có đòi hỏi như thế chứng tỏ “không hiểu gì về bản chất của vàng”.
Có ý kiến nói tăng trưởng kinh tế ở 
Việt Nam có thể chỉ hơn 0% đôi chút
Khẩu khí của ông Ánh lại như khá đồng điệu với khẩu ngữ của Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình: “Chênh lệch giá vàng thuộc về đất nước, thuộc về nhân dân”.

Nhưng cũng trong khối chuyên gia quan chức, vẫn xuất hiện những nhân tố mới đang xa dần bến bờ cũ.

“Những dự báo về khả năng “thoát đáy” của nền kinh tế có thể bắt đầu từ giữa năm 2012 đang trở nên xa vời hơn” - trong Diễn đàn kinh tế mùa Xuân ở Nha Trang vào tháng 4/2013, viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên đã phóng ra một phản biện bất ngờ.

Khác hẳn với năm 2012, số ý kiến phản biện độc lập đối với triển vọng “kinh tế Việt Nam thoát đáy”, bao gồm cả những quan chức đa ngành vốn chưa có điều kiện để thể hiện khẩu khí và dũng khí, đã vang lên can đảm và tự tin hơn vào nửa đầu năm 2013, ngược chiều với não trạng của giới quan chức chính phủ.

Ở phía bên kia dòng sông, nhiều người đang nhìn thấy bến bờ cũ bị sạt lở nghiêm trọng và còn đang cận kề nguy cơ lũ quét.

Cho dù mức lạm phát năm 2012 chỉ có 7% và 6 tháng đầu năm 2013 chưa đầy 3%, nhưng với việc tỷ lệ tăng trưởng GDP cũng bị sụt giảm gần như tương ứng, thay cho “quyết tâm” đến 8%-9% của những năm trước, hiển nhiên điều này không phải là một thành tích và cũng chẳng phát đi dấu chỉ “điềm lành” nào.

Một nhà nghiên cứu Hong Kong mới đây đã đưa ra đánh giá rằng về thực chất, kinh tế Trung Quốc chỉ đang tăng trưởng với mức 3,3%, thay vì 7,5% như báo cáo của chính phủ nước này. Và nếu tương ứng với những sai lệch thâm căn về số liệu của Trung Nam Hải, thực chất GDP mà nền kinh tế Việt Nam đạt được trong năm 2012 và hiện thời có thể chỉ nhích hơn chỉ số 0% đôi chút.

Giảm phát lại là hệ lụy của hiện tượng lạm phát kinh niên bị ép xuống đột ngột. Vòng quay vốn trong năm 2012 chỉ còn 0,8 lần so với mức hơn 2 lần trong giai đoạn 2007-2008 là một minh chứng điển hình cho chiều cao hình thể kinh tế bị lùn hóa hơn một nửa.

Đáy giả 2013 - 2014 

Cho tới nay, ba năm suy thoái nặng nề vẫn như chưa sáng ra được bài học cơ bản nào. Tất cả vẫn như nguyên vẹn, từ nợ và nợ xấu trong các ngân hàng đến tỷ lệ tồn kho chất ngất của thị trường bất động sản vẫn hầu như chưa được thanh lý. Con số hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản có lẽ vẫn chưa phải là là đáp án cuối cùng, nếu so với tình trạng thất nghiệp mà chính một quan chức phải cho rằng “thêm vào một con số 0 vẫn đúng”.
Các chính sách kinh tế gây ra nhiều tranh cãi
Vào đầu năm 2013, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã công bố tỷ lệ thất nghiệp trên toàn Việt Nam chỉ là 1,99%, tức còn xán lạn hơn cả mức thất nghiệp của năm 2011 và 2010.

Đến giữa năm 2013, bộ trưởng của đức tin xán lạn ấy là bà Phạm Thị Hải Chuyền đã phải nhận lãnh số phiếu “tín nhiệm thấp” khá cao từ các đại biểu Quốc hội - một sự trả giá cho thói quen vô cảm trước tâm thế khốn khổ của các doanh nghiệp và người lao động.

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH NÓI RÕ SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT - TRUNG

 

GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC KHÔNG TRUYỀN THỐNG HỮU NGHỊ,

CŨNG KHÔNG CÓ TƯƠNG ĐỒNG VỀ Ý THỨC HỆ


Nguyễn Trọng Vĩnh

Trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 10/2011 của đoàn Việt Nam do TBT Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, TBT Hồ Cẩm Đào nói với TBT Nguyễn Phú Trọng câu: “Truyền thống hữu nghị giữa 2 Đảng và 2 nước là tài sản quý báu cần gìn giữ và truyền cho các thế hệ mai sau”… và từ trước đến nay trong các cuộc gặp gỡ cấp cao hai bên, phía Trung Quốc thường nhắc lại: “Hai nước chúng ta song núi liền nhau, văn hóa tương đồng, hai đảng cùng chúng ý thức hệ là cơ sở của tình hữu nghị bền vững…”.

Dựa trên diễn biến thực tế, thử phân tích xem có đúng thế không?

Khách quan mà nói, tình hữu nghị Việt – Trung có biểu hiện trong hai thấp kỷ từ 1950 đến 1970. Trong thời gian đó, Trung quốc giúp ta khá lớn về nhiều mặt. Trong sự giúp đỡ đó, có lợi ích trước mắt và động cơ sâu xa của họ, vừa giúp ta vừa hạn chế thắng lợi của ta. Dù sao ta cũng công nhân là có tình hữu nghị Trung  – Việt. Còn ra thì sao?

Không kể Trung Quốc đã đô hộ nước ta 1000 năm, đến quân Nam Hán lại mang quân xâm lược nước ta, rồi nhà Tống, Mông Cổ sau khi chinh phục xong làm chủ Trung Quốc cũng 3 lần xâm lược nước ta, nhà Minh đem quân xâm lược, đánh bại Hồ Quý Ly, lại đô hộ nước ta 10 năm, nhà Thanh huy động 20 vạn quân chiếm đóng thủ đô Thăng Long. Năm 1974 Trung Quốc huy động hải quân mạnh tiêu diệt bộ phận lực lượng Việt Nam Cộng hòa đóng giữ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và cướp quần đảo từ tay Việt Nam Cộng hòa, lại trẹo họng nói là “thu hồi”. Tháng 2/1979, Đặng Tiều Bình huy dộng 60 vạn quân xâm lăng các tỉnh biên giới nước ta. Gần đây, dựa vào cái “lưỡi bò” bất hợp pháp thành lập cái gọi là huyện Tam Sa, thực hiện mọi thủ đoạn, chuẩn bị điều kiện hòng chiếm nốt Trường Sa của chúng ta. Thế là chỉ có 2 thập kỷ (50 – 70) nói trên tạm gọi là “hữu nghị”, còn thì suốt chiều dài lịch sử, truyền thống của Trung Quốc là truyền thống xâm lược nước ta.

TS. Giáp Văn Dương: HÃY TỪ BỎ CHẤT GÂY NGHIỆN CHẦU VỀ TRUNG CỘNG!

Thoát Trung Luận 
Giáp Văn Dương

Thời gian gần đây, khi thảo luận về những nguy cơ đối với nước ta trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, về lựa chọn mô hình phát triển cho Việt Nam, về tình hình tranh chấp Biển Đông …, một số người thuộc giới trí thức trong và ngoài nước, dù chưa chính thức, cũng đã ít nhiều đi đến một nhận định chung: Cần thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc!

Tuy nhiên, nhận định này chưa bao giờ được viết ra một cách mạch lạc, có hệ thống, và dường như chỉ mới dừng ở mức trực giác. Vì thế, một bài luận nhằm phân tích rõ ràng về nhận định quan trọng này là cần thiết. 

Tư tưởng thoát khỏi Trung Quốc thực ra không hề mới. Lịch sử nước ta có thể được diễn giải tương đối đầy đủ dưới góc nhìn thoát Trung. Phần lớn các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta đều mang trong mình một thông điệp nóng hổi: Thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc! 

Sự kiện dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa và giành lại được độc lập sau gần một nghìn năm Bắc thuộc là một sự kiện hy hữu trên thế giới. Đó là kết quả của một quá trình thoát Trung bền bỉ kiên trì. Sau khi giành được độc lập, quá trình này được tiếp nối không chỉ ở các cuộc kháng chiến vệ quốc, mà còn ở các nỗ lực giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa ở các triều đại sau này. 

Khi còn nhỏ, tôi đã từng ngạc nhiên khi đọc bài hịch của vua Quang Trung khích lệ tướng sĩ trước khi ra trận: “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để răng đen…”.  Tôi đã tự hỏi, vì sao nhà Vua không chọn những biểu tượng lớn lao hơn mà lại chọn những điều nhỏ nhặt như vậy để động viên quân sĩ? Nhưng càng ngày tôi càng thấm thía: Đó là lòng kiên định của tổ tiên nhằm thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nền văn hóa Trung Hoa, ngay từ những việc nhỏ nhất.

Ý thức vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này là thường trực. Tuy nhiều lúc bị chao đảo bởi sự tấn công mạnh mẽ đến từ phương Bắc, nhưng mỗi khi cần đến thì ý thức vùng thoát này lại bùng lên dữ dội. Nỗ lực xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc như chữ Nôm của cha ông, và gần đây nhất là việc toàn dân đồng loạt chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, là minh chứng rõ ràng cho sự vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này.

Riêng với việc chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, có thể nói, đây là một cuộc thoát Trung ngoạn mục. Thành quả của nó thật đáng nể: Số người biết đọc biết viết tăng lên gấp bội, số lượng văn bản sử dụng chữ quốc ngữ chỉ trong một thời gian ngắn đã tăng lên gấp nhiều lần so với số văn bản chữ Nho của toàn bộ lịch sử nước ta trước đó. Cũng chính nhờ chữ quốc ngữ mà về mặt hình thức, ngôn ngữ của chúng ta đã thoát khỏi vòng kiềm tỏa của tiếng Hán. Tỷ như đến giờ phút này, nước Việt ta vẫn dùng chữ Nho để viết và giao tiếp với thế giới, thì đối với họ, ta có khác nào một quận huyện của Trung Quốc? Ta sẽ gặp khó trong việc thuyết phục họ rằng, ta là một quốc gia độc lập, có ngôn ngữ và văn hóa riêng.

Tên gọi của nước ta cũng không phải là một sự ngẫu nhiên. Đằng sau mỗi cái tên đều là một lời nhắn nhủ hoặc một mong đợi sâu thẳm. Ông cha ta đã chọn hai chữ Việt Nam để đặt làm tên nước. Việt Nam có nghĩa là tiến về phương Nam. Điều này có nghĩa là gì? Chỉ có thể cắt nghĩa: Tiến về phương Nam để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc. Đó là di lệnh của tổ tiên cho các thế hệ con cháu người Việt Nam mình.

Như thế, tổ tiên chúng ta bằng kinh nghiệm và trực giác, thông qua cách chọn tên nước, đã di lệnh cho con cháu: Muốn tồn tại thì phải tiến về phương Nam, thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc. Lịch sử mở nước của chúng ta trong thời cận đại có thể  được hiểu là gì khác hơn việc thực hiện di lệnh của tổ tiên mình?

GS. Nguyễn Văn Tuấn: PHẢI THOÁT TÀU

Phải thoát Tàu 
 Nguyễn Văn Tuấn

Những sự việc gần đây như ngư dân VN bị Tàu tấn công nhắc nhở chúng ta rằng Tàu là cạm bẫy, là rủi ro. Các lãnh đạo VN, từ cấp thấp đến cấp cao, đều than phiền rằng mối quan hệ giữa VN và và China có quá nhiều cạm bẫy. Ấy thế mà các thế hệ lãnh đạo VN tiếp tục đưa VN vào quĩ đạo của Tàu. Những dấu hiệu dồn dập trong thời gian gần đây cho thấy nhà cầm quyền VN ngã về phía Tàu. Nói lịch sự như Alan Phan là "định hướng" Tàu. Nhưng người dân bình thường ít chữ nghĩ hơn thì nói dễ hiểu hơn: theo Tàu. Theo tức là chạy theo đuôi người ta. Theo Tàu là bắt chước và chạy theo đuôi Tàu.

Trước hết là một thắc mắc nhỏ về chữ “Trung Quốc”. Hiểu theo nghĩa thông thường Trung Quốc là “quốc gia trung tâm”. Nhưng nghĩa đằng sau có lẽ là trung tâm của thế giới, là middle kingdom. Nhưng có lẽ VN là nước duy nhất trên thế giới gọi China là “Trung Quốc”. Trước 1975, ở miền Nam chẳng có danh từ Trung Quốc. Nhưng sau này tự nhiên chữ Trung Quốc xuất hiện, và trở thành chính thức. Cách gọi đó cũng là một cách thần phục chăng? Tôi nghĩ cách thích hợp nhất là gọi họ là China, hay ngắn hơn là Tàu. Hai cách gọi này chẳng có ý xúc phạm họ và dứt khoát chẳng có ý nghĩa thần phục họ.
Ngày nay, phải thừa nhận rằng VN rất giống Tàu. Hình như cái gì Tàu có thì ta cũng có. Kinh tế thì rập khuôn theo Tàu, nhưng sau họ cả chục năm. Tàu có nhóm lợi ích thì VN cũng có. Tàu có phong trào “thái tử đỏ” thì VN cũng có nhưng qui mô nhỏ hơn. Tàu có tình trạng gian lận bằng cấp và gian dối khoa học thì VN cũng y chang. Ngay cả tên tờ báo (như Nhân Dân) mà cũng y chang như Tàu. Đồng phục quân đội cũng na ná giống Tàu, rất khó phân biệt. Sự rập khuôn theo Tàu phải nói là đáng kinh ngạc!

Bị đòn vì cự cãi công an giao thông


Video: bị đòn vì cự cãi CSGT


Bị đòn vì cự cãi CSGT

Thời gian gần đây, Báo Thanh Niên tiếp nhận nhiều đơn thư, phản ánh của người vi phạm giao thông bức xúc về việc họ bị xử “oan”, nhưng sau khi tranh cãi với CSGT thì đa phần là thua, thậm chí bị ăn đòn.

Phản ánh tới Thanh Niên, có người cho biết vụ việc của họ mới xảy ra gần đây; có trường hợp xảy ra cũng đã lâu, nhưng thấy báo chí đăng tải thông tin người vi phạm giao thông bị đánh chết sau khi cự cãi với CSGT xảy ra tại Q.Tân Phú, TP.HCM, nên bức xúc đi phản ánh.
Liên quan đến vụ đánh chết người vi phạm giao thông tại Q.Tân Phú, mặc dù 2 hung thủ đã bị bắt và vụ án đang trong vòng điều tra song dư luận không khỏi băn khoăn, thắc mắc vì sao hung thủ lại ra tay tàn nhẫn đến như vậy. Vụ việc, theo thông tin ban đầu từ cơ quan công an, diễn biến như sau: chiều 9.4, ông T.V.Hiền (42 tuổi) cùng hai người thân rủ nhau đi nhậu tại quán Phượng Cát trên đường Lê Trọng Tấn, Q.Tân Phú. Đến 21 giờ cùng ngày, khi cả 3 điều khiển xe gắn máy (mỗi người đi 1 xe) ra khỏi quán một đoạn thì ông Hiền bị CSGT thổi lại lập biên bản vi phạm về nồng độ cồn. Do bị tạm giữ phương tiện nên ông Hiền đã cự cãi với CSGT và dọa lấy ĐTDĐ chụp hình. Sau hơn 30 phút cãi nhau với CSGT, ông Hiền để xe lại, đón xe ôm về nhà, nhưng đi được khoảng 300 m thì bị Lê Thanh Bằng (36 tuổi, ngụ Bến Tre) và Lê Văn Tòng (18 tuổi, ngụ Tiền Giang) đi xe gắn máy đuổi theo đánh ông té ngã, đầu đập xuống đường. Người lái xe ôm hoảng sợ đã bỏ đi… Mặc dù được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng ông Hiền không qua khỏi do bị chấn thương sọ não. Hơn 1 tuần sau, Bằng, Tòng ra đầu thú tại Công an Q.Tân Phú. Bước đầu, 2 người này khai do thấy ông Hiền cự cãi với CSGT nên bức xúc chặn đường đánh “dằn mặt” ông Hiền cho hả giận (?!)…
Bị đòn vì cự cãi CSGT
Người đàn ông to con đánh người vi phạm
“Mày chống đối à ?”
May mắn hơn trường hợp trên, anh Phùng Viết Cần (35 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức) trực tiếp đến tòa soạn nhờ báo lên tiếng phản ánh anh cũng bị người lạ hành hung sau khi phản ứng lại CSGT. Theo anh Cần trình bày: vào cuối năm 2012, khi điều khiển xe gắn máy lưu thông trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (từ hướng cầu Thủ Thiêm về cầu Sài Gòn), đến đường giao nhau ở gầm cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh), anh cho xe qua giao lộ này khi đèn tín hiệu vừa chuyển qua màu vàng ở giây đầu tiên thì bị 2 CSGT ra hiệu dừng xe với lỗi vượt đèn đỏ. Anh Cần chấp nhận để CSGT lập biên bản vi phạm, nhưng ghi vào phần ý kiến (của người vi phạm) là xe của anh vượt đèn vàng giây đầu tiên. Lập biên bản xong, CSGT yêu cầu anh Cần xóa 2 chữ “…đầu tiên…” nhưng anh không đồng ý. Viên CSGT đã tự tay lấy bút xóa, rồi yêu cầu anh Cần ký biên bản vi phạm nhưng anh vẫn cự tuyệt. Sau một hồi cự cãi, viên CSGT đã ném giấy tờ xe xuống đất. Anh Cần lượm lên bỏ đi thì bất ngờ CSGT xông vào giật chìa khóa xe và lấy ĐT gọi cho ai đó. Đợi 10 phút sau, anh Cần đến yêu cầu CSGT lập biên bản, nếu không thì trả chìa khóa lại để anh đi, nhưng viên CSGT vẫn không nói gì. Bức xúc, anh Cần rút ĐT gọi điện cho tổng đài xin số đường dây nóng của báo chí nhờ can thiệp. Nghe vậy, 2 CSGT này ném trả lại chìa khóa, lên xe bỏ đi.

Tướng cướp hay tướng lưu manh ?

 Đỗ Hữu Ca - kẻ chỉ huy tấn công gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn, phá nhà Đoàn Văn Quý trong vụ án "cướp đầm Vươn" tháng 1 năm 2012 vừa được phong tướng !
  Thiên hạ chửi rầm lên  : " Trò hề !"
  Nguyễn Đức Chung - giám đốc công an Hà nội ( tức Chung con ) cũng được lên tướng cùng với đại ca ca, hai vé mua lon này thiên hạ đồn đoán có lẽ phải trên triệu đô ngót.

Tướng này mà cũng lên tướng thì còn tướng nào không lên tướng ?


Đại ca trực tiếp chỉ huy cướp đàm Vươn, phó giám đốc Dương Tự Trọng - người đang chỉ tay đã bị lột lon vì dính vào vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Việc đại ca ca lên được gắn lon tướng đã khiến thiên hạ bình phẩm rằng : kẻ phát ngôn cho rằng vụ cưỡng chế đầm Vươn hoàn toàn sai luật, chủ nhiệm văn phòng chính phủ thay mặt thủ tướng trả lời báo chí trong nước và quốc tế đến sau khi gắn lon cho Ca thì giống như việc nhổ xong liếm, nằm ngửa nhổ  lên trời vậy.

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Thăng tướng cho chỉ huy vụ Tiên Lãng

Lễ thăng chức của ông Ca diễn ra chỉ 2 tuần trước phiên phúc thẩm của ông Đoàn Văn Vươn.

Báo trong nước ngày 14/7 đưa tin ông Đỗ Hữu Ca, đại tá, giám đốc công an Hải Phòng, vừa được thăng lên hàm Thiếu tướng theo quyết định của thủ tướng chính phủ.
Ông Ca là người đã trực tiếp có mặt tại hiện trường để chỉ huy vụ cưỡng chế đất gây xôn xao dư luận đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng, năm 2012.
Quyết định thăng chức cho ông Ca được công bố trong buổi lễ ngày 13/7 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.
Một trong các lãnh đạo công an khác trong danh sách được thăng Thiếu tướng là ông Nguyễn Đức Chung, người chỉ mới tháng Tám năm ngoái được thăng chức lên Giám đốc công an Hà Nội, thay Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh nghỉ hưu.

'Viết thành sách'

Ông Đỗ Hữu Ca hồi năm 2010 đã thu hút nhiều sự chú ý của báo chí và dư luận vì những phát biểu về vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng.
Trả lời báo điện tử VnMedia trongBấmcuộc phỏng vấn được đăng tải ngày 8/1/2012, ông này đã cho rằng việc phối hợp giữa công an và quân đội trong vụ cưỡng chế đất, mà sau này Tòa án Nhân dân TP Hải phòng phán quyết là có nhiều sai trái từ phía chính quyền, là "hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay".
"Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này," ông Ca nói về vụ cưỡng chế mà sau này nhiều quan chức địa phương đã mất chức và phải ra tòa.
"Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào."
"Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách."

Bài đăng phổ biến