Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

LỜI KÊU GỌI NHÂN NGÀY 17 tháng 2


Ngày 17-2-1979 là ngày quân xâm lược Trung Quốc theo lệnh của Đặng Tiểu Bình, trắng trợn trở mặt, phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979. Chúng đã huy động 9 quân đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng phụ trợ khác ước tính hơn nửa triệu quân với hơn 500 xe tăng, hơn 2000  khẩu pháo, tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, sát hại dân lành, đốt phá nhà cửa, cầu, đường, cướp bóc tài sản. Quân và dân ta đã ngoan cường chiến đấu,  chống trả quyết liệt, đánh những đòn quyết định buộc chúng phải tuyên bố rút quân, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược nhục nhã, hàng chục ngàn chiến sĩ ta đã dũng cảm hy sinh.
Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc ngày 17-2-1979 đi liền với cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam do Pôn Pốt phát động, về thực chất là thực hiện đòn hiểm của Trung Quốc nhằm làm suy yếu Việt Nam khi mà những vết thương chiến tranh trong cuộc chiến kéo dài chống thực dân và đế quốc chưa kịp hàn gắn, đời sống của nhân dân ta cực kỳ khó khăn. Hai cuộc chiến tranh này đã bộc lộ rõ quyết sách lâu dài của Trung Quốc là ngăn chặn một Việt Nam lớn mạnh, trở thành lực mưu đồ bành trướng về phía Nam, thực hiện mộng siêu cường bá quyền của chúng.
Mặc dầu cuộc chiến tranh xâm lược năm 1979 đã bị đập tan như mọi cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực phong kiến Trung Quốc trong lịch sử, chủ nghĩa Đại Hán vẫn chưa hề từ bỏ dã tâm bành trướng dưới nhiều hình thức, nhiều thủ đoạn. Chúng đã đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 khiến 74 người con yêu của đất nước ta hy sinh và gây hấn tại Trường Sa năm 1988 khiến 88 chiến sĩ dũng cảm nữa ngã xuống vì chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trong mấy năm gần đây, những thủ đoạn xâm nhập, gây hấn của Trung Quốc ngày càng thâm độc và trắng trợn, Biển Đông đang chứng kiến nhiều hành động bành trướng ngang nhiên, bất chấp đọ lý và luật pháp quốc tế. Thế lực bành trướng Trung Quốc tự phơi bày diện mạo vừa lừa mị, vừa tàn bạo, gây phẫn nộ trong nhân dân ta, nhân dân các nước Đông Nam Á và nhân dân yêu cuộng hòa bình trên thế giới.

CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG : 2-1979 - MỘT CUỘC CHIẾN CỐ TÌNH BỊ LÃNG QUÊN HAY LÀ SỰ PHẢN BỘI CỦA ĐẢNG CSVN ?

Thụy Giang
15-02-2013

Đáng lẽ ngày này phải có lễ kỷ niệm, bởi vì đó là ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam tàn phá biên giới giết hại nhân dân Việt Nam.  Đó là một dấu mốc mà nhân dân Việt Nam đời đời khắc cốt, ghi xương.  Đáng ra phải có lễ kỷ niệm, nhưng vì sao vậy? Đó là do sức ép của nhà cầm quyền Trung Cộng đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, Trung Quốc vừa ăn cướp vừa bịt miệng  nạn nhân với những mỹ từ nào là “16 chữ vàng” nào là “4 tốt”.

Hơn 1/3 thế kỷ trước đây, vào sáng sớm ngày 17 tháng 2, 1979 Trung Cộng bất ngờ mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới đất liền với Việt Nam thuộc địa phận 6 tỉnh  từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). 

Và sau một tháng Trung Cộng rút lui khi cả hai bên đều thiệt hại nặng nề về người, phía ViệtNam còn bị tổn thất nặng về tài sản do bị phá hoại tại những tỉnh, làng mạc, khu vực mà lính Trung Cộng đã chiếm đóng hoặc trên đường lui quân. Một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng thảm khốc.

Suốt bao nhiêu năm nay, cuộc chiến tranh với Trung Cộng năm 1979 và sau đó, năm 1984, đã trở thành một chủ đề nhạy cảm mà đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam hoàn toàn không muốn người dân nhắc đến.

Tất cả các báo, đài phát thanh, đài truyền hình do nhà nước cộng sản Việt Nam nắm giữ đều lặng thinh – Đó là sự quên lãng hay phản bội của Đảng Cộng  Sản Việt Nam?!

Cuộc chiến tranh chống Trung Cộng xâm lươc chỉ được nhắc đến qua báo chí nước ngoài, báo chí của người Việt ở hải ngoại, các diễn đàn độc lập, các trang blog cá nhân trong nước. Nhiều tin tức, tư liệu về cuộc chiến được công bố.

Cuộc chiến biên giới Việt – Trung  2/1979 đôi điều nhớ lại
Bản đồ chi tiết về trục tiến quân của địch quân Trung Cộng xuống đánh nước ta vào tháng 2/1979
Về phía Trung Cộng lực lượng được huy động cho chiến dịch là 28 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn và 39 trung đoàn pháo binh, 7 trung đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 sư đoàn phòng không, ngoài ra còn có nhiều trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh địa phương, biên phòng, các đơn vị binh chủng (công binh, thông tin, vận tải…), lực lượng dân binh tham gia trực tiếp chiến đấu và hỗ trợ chiến đấu. Một số sư đoàn không quân và hải quân của hạm đội Nam Hải cũng được lệnh sẵn sàng phía sau. 

Các lực lượng trên chủ yếu được lấy từ 2 quân khu Quảng Châu và Côn Minh, nhưng cũng có các đơn vị của các quân khu khác như Thành Đô, Thẩm Dương… tham gia tăng cường.
Lực lượng tham chiến của Việt Nam là các đơn vị thuộc Quân khu 1  và Quân khu 2  gồm các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới Lai Châu, Hoàng Liên Sơn (Lào Cai Yên Bái), Hà Tuyên (Hà Giang – Tuyên Quang), Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh
Cuộc chiến  kéo dài 16 ngày, chia thành 2 giai đoạn:


Giai đoạn 1 

5 giờ sáng ngày 17 thang2 năm 1979 lực lượng Trung  Cộng khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh.  Tổng cộng quân Trung Cộng xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm, Các khu vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái. 

CƯỠNG CHẾ ĐỂ CÓ ĐẤT LÀM CHÙA ?


Đây là một bài tổng hợp một số tư liệu về chùa Bái Đính do tiến sĩ sử và khảo cổ Nguyễn Hồng Kiên đăng trên facebook cá nhân. Nó hơi dài, nhưng xin bà con chịu khó đọc, vì có khá nhiều tư liệu bổ ích, giúp ta biết thêm phần nào về việc này.

" RẤT MONG BÀ CON HIỂU ĐÚNG RẰNG: 
CHỖ ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ CHÙA, LÀ NƠI THỜ PHẬT, MÀ LÀ ĐIỂM DU LỊCH, MỘT NƠI KINH DOANH."




ENTRY NÀY NHÀ CHÁU VIẾT TỪ NGÀY 10/8/2010 trên Gocsayblog, (đã bị tin tặc phá mất). 
May là còn tìm thấy trên mạng, ở:
http://nhobethoi.multiply.com/journal/item/302/302?&show_interstitial=1&u=%2Fjournal%2Fitem
http://tranhung09.blogspot.com/2010/08/cuong-che-e-co-at-lam-chua.html
NHÀ CHÁU ĐƯA LẠI, VÌ BÀ CON ĐANG XÔN XAO ĐI LỄ Ở CÁI GỌI LÀ CHÙA BÁI ĐÍNH.  
VÀ CHỦ YẾU CHI TIẾT THÊM VÀI HÌNH ẢNH VỀ CÁC TRÍCH DẪN, NGUỒN .  

Lúc 15g46 ngày 08/08/2010, báo Nhân Dân điện tử  bài "Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Ninh Bình giải phóng mặt bằng khu vực chùa Bái Đính" :

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

'Đừng khoanh tay nhìn Đảng tan rã'


Cập nhật: 16:06 GMT - thứ ba, 12 tháng 2, 2013
Dân Liên Xô lật đổ tượng Lenin sau một loạt biến cố chính trị hồi thập niên 90
Một đảng viên cộng sản cao cấp và kỳ cựu trong ngành truyền thông Việt Nam kêu gọi ‘mở rộng dân chủ hóa’ngay trong Đảng để tránh tình trạng “thụ động khoanh tay nhìn mất Đảng” như đã từng xảy ra ở Liên Xô cũ.
Cùng lúc, một cựu quan chức Văn phòng Quốc hội cũng lên tiếng đề xuất bổ sung điều 4 Hiến pháp sửa đổi để làm rõ hơn quyền của dân với Đảng.
Nhắc lại ví dụ Liên bang Xô Viết tan rã mà không đảng viên nào cứu, nhà báo Hữu Thọ, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Ủy viên Trung ương Đảng bày tỏ lo ngại về nguy cơ suy thoái, “đe dọa sự tồn vong” của Đảng Cộng sản mà ông là một thành viên cao cấp trong nhiều năm qua.

Đứng nhìn Đảng tan rã?

Trả lời Bấmbáo Việt Nam, nhà báo nổi tiếng Hữu Thọ, sinh năm 1932, tự hỏi khi nhắc lại chuyện Liên Xô:
“Tôi vẫn băn khoăn, vì phân tích như thế thì đông đảo đảng viên vô can ư? Tình trạng thụ động của gần 20 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô trước tình trạng tan rã của Liên bang và sự sụp đổ của Đảng nói lên điều gì?”
Có vẻ không đồng ý với cách nhìn hiện nay ở Nga và châu Âu rằng sự tan rã của Liên Xô đã mở đường cho một nước Nga mới quay trở về các giá trị truyền thống của họ, ông Hữu Thọ chú ý nhiều hơn đến số phận của Đảng Cộng sản “có truyền thống vẻ vang suốt tám thập kỷ”:
“Và vì sao hơn 200 triệu dân Xô Viết không bảo vệ Đảng trong lúc nước sôi lửa bỏng?”
Nhưng ông cũng nêu ra bài học đó để nhân dịp Năm Mới Quý Tỵ cảnh báo các đảng viên ở Việt Nam hiện nay:
“Phân tích sự tan rã của Liên bang Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, chúng ta lại nhớ tới lời cảnh báo của Lênin đại ý, không ai có thể đánh đổ chúng ta nếu ta không mắc sai lầm…”

Bên Thắng Cuộc: Một cuốn sách hay (1)



Nguyễn Hưng Quốc (VOA blog) - Hiếm có cuốn sách về chính trị nào hấp dẫn như cuốn Bên Thắng Cuộc. Điều đó có thể thấy qua những tiếng ồn nó gây ra trong mấy tháng vừa qua. Lâu lắm rồi, giới cầm bút Việt Nam hầu như hoàn toàn bất lực trong việc gây ồn. Hầu hết sách báo được xuất bản ở trong nước cũng như ở hải ngoại, đặc biệt ở hải ngoại, đều rơi vào im lặng. Không phải chỉ là chuyện hay hay dở. Mà chủ yếu ở tâm lý quần chúng: dửng dưng. Cuốn Bên Thắng Cuộc, ngược lại, ngay từ lúc mới ra mắt ở hải ngoại, là đã gây ồn ào ngay. Kẻ bênh người chống, bên nào cũng xôn xao và lên tiếng ỏm tỏi trên mọi diễn đàn, từ trên giấy đến trên mạng. Những tiếng ồn ấy khiến cả những người chưa đọc cuốn sách, hoặc có khi, không có ý định đọc cuốn sách, cũng quan tâm, thậm chí, như ở California, xuống đường biểu tình đòi... đốt sách!

*

Tôi có cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức đã khá lâu nhưng mấy ngày vừa rồi mới có thì giờ để đọc. Ấn tượng chung: Thích.

Thích nhất là về tư liệu. Đã có nhiều người, Việt Nam cũng như ngoại quốc, viết về Việt Nam sau năm 1975 nhưng có lẽ chưa có cuốn sách nào bao quát nhiều khía cạnh và dồi dào tư liệu đến như vậy. Các cuốn sách khác, cho đến nay, dưới hình thức hồi ký hay biên khảo, thường chỉ tập trung vào một lãnh vực và từ một góc độ cụ thể nào đó. Bên Thắng Cuộc, ngược lại, hầu như đề cập đến mọi góc cạnh lớn, từ quân sự đến chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, từ tổ chức chính quyền tại Sài Gòn sau năm 1975 đến các chiến dịch đánh tư sản, các trại cải tạo, phong trào vượt biên, các nỗ lực “xé rào” về kinh tế, chính sách đổi mới, chiến tranh với Campuchia cũng như với Trung Quốc và các cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng Cộng sản. Ở từng vấn đề, Huy Đức đều nêu lên thật nhiều chi tiết. Các chi tiết ấy thuộc hai loại chính: Một, lời kể của các chứng nhân được thu lượm qua các cuộc phỏng vấn hoặc qua các hồi ký - đã hoặc chưa xuất bản - của họ; và hai, các tài liệu đã được công bố đây đó, bằng tiếng Việt cũng như bằng tiếng Anh. Nguồn tài liệu thứ nhất được Huy Đức thực hiện với tư cách một nhà báo; nguồn thứ hai, với tư cách một nhà nghiên cứu. Tôi cho sự kết hợp giữa hai tư cách này là mặt mạnh nhất của Huy Đức đồng thời cũng là ưu điểm chính của cuốn Bên Thắng Cuộc: Thường, các nhà báo Việt Nam chỉ “tác nghiệp” theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, dựa trên những gì mình nghe kể hoặc quan sát được; còn các nhà nghiên cứu thì lại thiếu thực tế, do đó, hoặc chỉ xào nấu từ các cuốn sách khác hoặc phải sa vào tư biện, tệ hại hơn nữa là tư biện kiểu Việt Nam: cứ lải nhải những luận điệu rặt mùi tuyên truyền, tức những luận điệu ai cũng biết, hơn nữa, biết là sai.

Hải Phòng thu hồi khẩn cấp lồng đèn 'Tam Sa'


Hải Phòng bị biến thành 'phố Tàu': Video do bạn đọc Danlambao gửi đến ghi nhận hình ảnh các loại lồng đèn TQ trên một số tuyến đường tại Hải Phòng.

CTV Danlambao - Trước dịp tết nguyên đán, TP Hải Phòng đã phải huy động lực lượng để đi thu hồi khẩn cấp hàng loạt lồng đèn Trung Quốc chứa nội dung xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đây là một ví dụ điển hình trong âm mưu thâm độc của giặc Tàu, bên cạnh là sự tiếp tay, nô dịch văn hóa của những tên Việt gian bán nước

Nguyên nhân vụ việc bắt nguồn từ thói khoe khoang của một số quan chức Hải Phòng khi 'vận động' người dân treo đèn lồng nhằm phô trương trong những ngày tết. Lợi dụng dịp này, phía Trung Quốc đã tuồn vào Hải Phòng hàng loạt lồng đèn viết bằng chữ Hán có nội dung nói rằng 'Tam Sa' của TQ.

Vụ việc đã bị phát giác bởi một số người dân biết tiếng Trung trên địa bàn TP. Ngay lập tức, thông tin về những lồng đèn này đã được báo lên các cơ quan chức năng và tiếp tục được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

UBND Phường Đăng Giang (Hải Phòng) sau đó cũng đã ra thông báo kêu gọi người dân 'không treo đèn lồng do nước ngoài sản xuất'. Xem lại bài: Trung Quốc tuồn lồng đèn 'Tam Sa' vào Việt Nam

Theo ghi nhận của người dân, những loại lồng đèn như trên đã xuất hiện tại Hải Phòng từ cuối tháng 1 năm 2013. Đến chiều ngày 7/2/2013, chính quyền TP Hải Phòng đã phải huy động lực lượng công an để đi thu hồi những loại lồng đèn này trên một số tuyến phố.

Chủ tịch chúc Tết không nhắc tới Đảng

BBC Vietnamese
Cập nhật: 08:02 GMT - thứ ba, 12 tháng 2, 2013
Chủ tịch Trương Tấn Sang đọc thư chúc Tết
Thư chúc Tết của Chủ tịch là thông lệ hàng năm ở Việt Nam
Toàn văn thư chúc Tết Quý Tỵ 2013 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khác hẳn thông lệ, đã không nhắc tới Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thư chúc Tết của Chủ tịch được đăng tải trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng ở trong nước và phát trên Truyền hình Trung ương lúc giao thừa.
Bức thư dài 400 chữ có một số điểm đáng chú ý, trước hết là vì nó không lặp lại cụm từ "toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng" trong các bức thư của chủ tịch nước những năm trước đây.
Thay vào đó, ông Sang kêu gọi "Cả nước đồng lòng gắng sức, nhất định thành công".
Năm nay, ông Trương Tấn Sang cũng không nhắc tới "sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" như trong thư năm ngoái.
Ông nói mục tiêu của người dân Việt Nam là "đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam yêu quý của chúng ta".

'Đất nước Việt Nam yêu quý'

Nếu so sánh với thư chúc Tết của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hai năm trước đây, thì thư của Chủ tịch Trương Tấn Sang hoàn toàn không nhắc tới vai trò 'dẫn đường' của Đảng cộng sản, cũng như không có chữ Đảng, ngoại trừ hai từ 'đồng chí'.
Thư của Chủ tịch Triết nhắc tới Đảng bốn lần.
Lời chúc Tết của ông Sang dường như lặp lại một số phát biểu gần đây của ông, trong đó ông nói "chúng ta phải biết hổ thẹn với tiền nhân'.
Theo ông Sang, năm mới Quý Tỵ 2013 là thời điểm "để thêm một lần nữa, mỗi gia đình, mỗi người Việt Nam chúng ta khắc sâu công ơn dựng nước và giữ nước của các bậc tiền nhân".
"Biết bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau kiên cường chiến đấu, hy sinh, lao động sáng tạo, hiến dâng cho Tổ quốc cuộc đời mình để đất nước được như ngày hôm nay."
Ông kêu gọi người dân "kế thừa xứng đáng sự nghiệp rạng rỡ của cha ông", xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Dù ý tứ trong bức thư của ông chủ tịch ngoài ra không có gì đột phá, những sự thay đổi nói trên nhanh chóng được ghi nhận.
Một số người nhận xét đây là nỗ lực 'khích lệ tinh thần dân tộc' thay vì lặp lại giáo điều về Đảng Cộng sản như thường lệ.
*/ http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130212_sang_ny_message.shtml

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Kami - Anh Ba Sàm: Cánh tay nối dài của đảng CSVN trong truyền thông lề trái?

ABS (ngồi giữa) chủ tọa phiên hội thảo

Chuyện này tôi đã định viết từ lâu, từ sau khi có Hội thảo “Tác động của Truyền thông Xã hội lên tác nghiệp Báo chí” diễn ra tại Hà nội cuối tháng 12.2012. Khi ấy hình như sự ngờ vực của tôi bấy lâu nay càng được khẳng định rõ ràng hơn. Khi đó, tôi đã từng trao đổi với một người quen, chủ một trang website báo chí lề trái khá lớn. Nhưng anh bạn nói nó là vấn đề tế nhị nên tôi đành cất đi. Hôm nay, ngày cuối năm, nhưng cây đang lặng mà gió chẳng đừng. Họ lại "chơi" mình rồi, thôi đành giở ra viết tiếp để chuyện vớ vẩn khỏi ám ảnh mình khi sang năm mới vậy.

Tự do báo chí hay tự do thông tin là một trong những quyền căn bản nhất của con người, được hầu hết các quốc gia công nhận bằng văn bản luật, thậm chí Hiến pháp của từng quốc gia cũng đề cập tới. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền cũng đề cập và công nhận quyền tự do này của mỗi công dân. Ở Việt nam cũng vậy, quyền Tự do báo chí hay tự do thông tin được ghi nhận tại điều 69 Hiến pháp và Việt nam cũng là thành viên tham gia ký Công ước quốc tế về quyền con người từ năm 1986. Như vậy về mặt pháp lý, Tự do báo chí hay tự do thông tin của công dân ở Việt nam được ghi nhận như một thứ quyền con người. Song trên thực tế điều đó có được thực hiện một cách đầy đủ theo Hiến pháp - pháp luật lớn nhất hay không? Câu trả lời cho câu hỏi này tưởng rất dễ, nhiều người sẽ sẵn sàng kết luận rằng quyền Tự do báo chí hay tự do thông tin của công dân ở Việt nam bị vi phạm nghiêm trọng một cách không chần chừ. Cụ thể, ví dụ người đứng đầu cơ quan hành pháp, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu công khai một ý kiến bị cho là vi phạm Hiến pháp "Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức; không để bất cứ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí phục vụ lợi ích riêng.". Đó cũng là nội dung cơ bản Chỉ thị 37 hồi năm 2006, để thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về biện pháp tăng cường lãnh đạo, quản lý báo chí.

Cũng có người sẽ dẫn ra báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới khẳng định Việt Nam không có truyền thông độc lập. Hay Việt Nam xếp hạng gần cuối trong bảng xếp hạng về chỉ số tự do báo chí. Báo chí, truyền hình và radio đều nằm dưới sự điều khiển của chính quyền. Với dẫn chứng bốn cơ quan chính là Thông tấn xã Việt Nam Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và báo Nhân Dân đều được phối hợp để thi hành tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam. Hay theo tổ chức Freedom House công bố ngày 1 tháng 5, 2012 thì Việt Nam đứng hạng thứ 182 trên 197 quốc gia thế giới, đồng hạng với Ả Rập Saudi, Bahrain, Lào và Somalia. So với các nước khác ở Đông Á thì Việt Nam chỉ hơn Bắc Hàn (đội sổ), Miến Điện và Trung quốc. Với dẫn chứng, hiện khoảng 10 nhà báo và nhà bất đồng chính kiến mạng đang bị ở tù "vì những phát biểu của họ". V.v...

Tuy vậy, cá nhân tôi cho rằng những nhận định trên là chưa hoàn toàn đúng, có lẽ chỉ mới đúng một nửa vì trên thực tế hiện nay thì sự tự do báo chí hay tự do thông tin ở Việt nam vẫn tồn tại mà chỉ là sự thiên lệch có chủ ý và không công bằng. Nói đến đây sẽ có không ít người giãy nảy lên và cho rằng tôi là đặc công đỏ, là Phạm Xuân Ẩn hay gián điệp dân chủ...etc đang ca ngợi cho thứ dân chủ của cộng sản. Tôi ca ngợi hay không ca ngợi cho sự dân chủ kiểu của cộng sản hay không, xin xem tiếp sẽ biết tôi nói đúng hay sai?

LM Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Quảng Độ được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2013



Trà Mi (VOA) - Hai nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam được nhiều người biết đến, Linh mục Nguyễn Văn Lý và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, được đề cử nhận Giải Nobel Hòa Bình năm 2013. 

Thư đề cử của hai nghị sĩ Hoa Kỳ Chris Smith và Zoe Lofgren gửi Ủy ban Nobel Hòa Bình tại Na Uy nói hai nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà hoạt động dân chủ, và cũng là tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam này tuy phải chịu sự đàn áp thường xuyên từ nhà cầm quyền, nhưng vẫn kiên định tiếp tục cổ xúy nhân quyền cho người dân Việt Nam bằng những cái giá mà bản thân họ phải trả.

Thư viết rằng Linh mục Lý trong 37 năm qua không ngừng đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhiều lần bị nhà nước bỏ tù trong những điều kiện giam giữ nghiệt ngã. Vị linh mục 66 tuổi này đã bị tuyên án 4 lần với tổng cộng 53 năm tù đày và 10 năm quản chế.

Năm 2006, ông thành lập nhóm đấu tranh dân chủ tại Việt Nam lấy tên là Khối 8406 nhằm kết nối các nhà hoạt động trong và ngoài nước trong công cuộc cổ võ dân chủ-đa đảng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, và tự do lập hội cho người dân tại Việt Nam. Linh mục Lý là tác giả nhiều bài viết nói về dân chủ, nhân quyền, và cũng là người đồng sáng lập Đảng Thăng tiến Việt Nam.

Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà Chung thuộc Tòa Tổng giám mục Huế (ảnh chụp ngày 15/3/2010).

Linh mục Lý hiện đang thi hành bản án 8 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” dù tình trạng sức khỏe đang rất suy yếu ​​Linh mục Lý hiện đang thi hành bản án 8 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” dù tình trạng sức khỏe đang rất suy yếu.

Phiên xử ông cuối tháng 3 năm 2007 bị công luận quốc tế chỉ trích mạnh mẽ, đặc biệt sau khi bức hình chụp cảnh ông bị một nhân viên an ninh bịt miệng ngay trước vành móng ngựa được phổ biến ra thế giới. 

Trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ vào giữa tháng 3 năm 2010 ngay khi bước chân ra khỏi trại giam với lệnh hoãn thi hành án trong 1 năm vì lý do sức khỏe, linh mục Nguyễn Văn Lý khẳng định tù tội không làm ông nao núng trong lý tưởng đấu tranh đòi dân chủ cho người dân Việt Nam vì, theo ông, đó là “cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính”.

Bài đăng phổ biến