Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Thêm nhiều nghi vấn xung quanh vụ bắt Dương Chí Dũng


Y Thoat (Danlambao) - Vụ bắt giữ ông Dương Chí Dũng là một thông tin rúng động nhiều ngày qua. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn không có thêm bất cứ thông tin gì từ bộ CA ngoài sự im lặng bất thường. Trong khi đó, lại xuất hiện một bức ảnh loan truyền trên mạng Internet ghi lại hình ảnh cảnh sát Campuchia bắt giữ Dương Chí Dũng tại nơi ẩn náu ở Phnôm Pênh. Đây là một bức ảnh ghép, giả mạo! Vậy có đúng là Dương Chí Dũng đã bị bắt, và bị bắt tại Campuchia hay không?

*

Sáng ngày 5/09, hàng loạt các trang báo tại Việt Nam đưa tin ông Dương Chí Dũng bị bắt giữ theo lệnh truy nã của Interpol khi đang lẩn trốn tại một nước trong khối ASEAN.

Sau bản tin trên Danlambao về việc chưa có thông tin gì từ Interpol, vài tiếng sau chi tiết nói rằng ông Dũng bị bắt tại nước ngoài theo lệnh truy nã của Interpol và việc "đã bị dẫn độ về VN" đều đã bị các báo tháo gỡ. Thay vào đó là một bản tin giống hệt nhau từ Cổng thông tin điện tử Bộ Công an.

Sự kiện tháo gỡ tin này cũng đã được trang Danlambao phân tích với hình ảnh minh chứng trong bài: Mập mờ tin bắt Dương Chí Dũng?

Cũng trong thời điểm này, trang báo điện tử Năng Lượng Mới của đại tá Nguyễn Như Phong bất ngờ cho đăng tải bản tin khẳng định: Dương Chí Dũng bị bắt giữ tại Campuchia hôm 3/9. Bản tin này cũng chung số phận "chết yểu" ngay sau đó. Dù TBT Nguyễn Như Phong đã âm thầm gỡ bỏ bản tin trên trang nhà Petrotimes.vn, tuy nhiên bạn đọc vẫn có thể đọc lại thông quatrang lưu trữ của Google Cache tại đường link này (LINK)

Đắk Nông: Công nhân bauxite Trung Quốc chém người, đốt lán trại công nhân Việt Nam


Công nhân Trung Quốc chém người

Hương Trạc (TNO) - Ngày 7.9, ông Trần Văn Bình, Trưởng công an xã Nhân Cơ, H.Đắk R’Lấp (Đắk Nông) cho biết sáng ngày 6.9, trong lúc đang làm việc tại nhà máy Alumina Nhân Cơ, một thanh niên có tên Liu Jin Fu (33 tuổi, người Trung Quốc) đã cầm một khúc gỗ đánh tới tấp 8 công nhân Việt Nam.

Để hỗ trợ cho Liu Jin Fu, một người Trung Quốc khác có tên Wang Yong Gang (29 tuổi), cầm mã tấu chạy tới chém loạn xạ vào nhóm công nhân người Việt.

Sau đó, Wang Yong Gang lấy một can dầu Diezen đổ lên lán trại của nhóm công nhân người Việt và đốt.

Hậu quả, nhiều công nhân bị thương, trong đó anh Nguyễn Văn Thắng (30 tuổi, trú tại Đắk Nông), bị gãy hai chân và phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM.

Công an tỉnh Đắk Nông đang xử lý vụ việc.

Hương Trạc

Lao động làm việc tại công trường Nhà máy Alumin - Nhân Cơ đánh nhau gây thương tích 

Ngày 3/9, trong lúc 8 công nhân Việt Nam đang thi công 2 bồn chứa Bôxít tại nhà máy Alumina Nhân cơ thì  1 công nhân người Trung Quốc tên Liu Jin Fu (SN 1979), thuộc Công ty Nhôm Sơn Đông (nhà thầu phụ Trung Quốc) đang thi công tại nhà máy đến làm việc.
Trong quá trình làm việc, do bất đồng ngôn ngữ và hiểu nhầm, tưởng mọi người trêu chọc mình nên Liu Jin Fu đã cầm một khúc gỗ rượt đuổi, đánh số công nhân Việt nam.
Lúc đó, Wang Yong Gang (SN 1983), công nhân của Công ty Sơn Đông cũng cầm mã tấu chạy lại hỗ trợ cho Fu và xông vào chém nhiều nhát vào nhóm công nhân Việt Nam.
Sau đó, Fu lấy mã tấu của Gang đuổi theo chém, đánh số công nhân người Việt Nam còn Gang thì về lấy 1 can dầu Diezen đến để đốt lán trại của nhóm công nhân Việt Nam nhưng ông Liu Gang – Giám đốc Công ty Nhôm Sơn Đông đã có mặt kịp thời can ngăn.
Trong lúc ẩu đả, Thắng (công nhân Việt Nam) đã bị Wang Yong Gang đánh gãy chân trái phải đi TP. Hồ Chí Minh điều trị. Còn Liu Jin Fu và Wang Yong Gang bị nhóm công nhân Việt Nam đánh gây thương tích nhẹ.
Quốc Cường

Đọc lại vụ: Hàng trăm công nhân Trung Quốc làm loạn tại Thanh Hóa

Gần 200 lao động Trung Quốc tay cầm ống nước, gậy gộc, lái xe tải từ công trường ra lấy đèn rọi vào nhà anh Len đập phá, đánh bị thương nhiều người trong gia đình anh. Thậm chí hàng xóm qua can ngăn cũng bị rượt đánh.

Campuchia không biết vụ bắt ông Dương Chí Dũng?


2012-09-07
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam vừa tuyên bố bắt được ông Dương Chí Dũng tại một nước ở khu vực Đông Nam Á.
File photo
Ông Dương Chí Dũng, ảnh chụp trước đây.
Trong lúc nhiều trang mạng trong và ngoài nước loan tin ông này bị bắt tại Campuchia nhưng giới chức cao cấp xứ chùa Tháp lên tiếng từ chối.
Interpol ở Campuchia không được báo cáo?
Sau khi được Việt Nam yêu cầu, Ban Tổng thư ký tổ chức Interpol đã ra quyết định truy nã quốc tế đối với ông Dương Chí Dũng, 55 tuổi, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), do ông này cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 Bộ luật hình sự.
Các trang mạng điện tử trong và ngoài nước loan tin ông này bị bắt vào ngày 1/9 tại Campuchia, rồi bị áp giải về Việt Nam vào ngày 4/9. Sau đó một ngày, ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tuyên bố tại cuộc họp báo rằng ngay sau khi ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, Thủ tướng đã trực tiếp nghiêm khắc nhắc nhở Bộ Công an và yêu cầu bộ tập trung chỉ đạo bắt bằng được ông Dương Chí Dũng.
Mặc dù thông tin chính thức Bộ Công an cho biết ông Dương Chí Dũng đã bị bắt nhưng chi tiết về việc bắt giữ, cũng như nơi mà ông Dũng ẩn trốn trong suốt thời gian qua không được đề cập. Tuy nhiên thông tin trên nhiều trang báo điện tử và trang blog của Việt Nam cho rằng ông Dương Chí Dũng bị bắt ở Campuchia.

Đảng Cộng sản Việt Nam nguy cơ tan rã


PV Quốc Doanh
Không phải tiên tri, càng không ác cảm, đố kỵ, bài viết này xin trình bày sự quan sát cá nhân với nỗi đau xót xa. Chẳng gì, PV Quốc Doanh tôi đã ba chục năm là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng CSVN).
Dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9/2012 vừa qua, đọc một vài bài báo, tâm trí tôi day dứt suy nghĩ, Đảng CSVN đang đứng trước nguy cơ tan rã. TS Nguyễn Sỹ Dũng viết trên SGTT bài “Bốn ước vọng của tháng Tám”, nhắc lại độc lập là “một trong những quyền thiêng liêng nhất” và cho rằng “độc lập chỉ thực sự được bảo đảm khi chúng ta không bị phụ thuộc về tinh thần và tư tưởng”. Đường lối của Đảng CSVN thì vẫn như trước đây, không hề ngượng khi cứ khẳng định kiên định theo chủ nghĩa nọ, tư tưởng kia. Cũng trên báo lề phải, nhà sử học Dương Trung Quốc nói, sức mạnh vĩ đại của Cách mạng tháng Tám 1945 là sự đồng thuận dân tộc trên cơ sở đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, thì bây giờ giá trị ấy “trớ trêu thay lại còn đang… ở phía trước”.

Từ lâu rồi, dân tộc ta không còn sự đồng thuận – từ khi Đảng CSVN không còn tin nhân dân, không tin đảng viên của mình. An ninh văn hóa, một tổ chức trong ngành Công an của Đảng CSVN, được giao nhiệm vụ chuyên đi dò la, đánh hơi tư tưởng của đảng viên, của người dân.
An ninh văn hóa, ngay tên gọi đã thấy sự bỉ ổi. Bởi bản chất văn hóa vốn rất xa lạ với cấm đoán, áp đặt, rình mò, lén lút. Sinh ra an ninh văn hóa và làm việc đó chỉ có tác dụng duy nhất là đào hố chia rẽ Đảng CSVN, chia rẽ dân tộc Việt Nam, gây bất bình trong dân chúng đối với Đảng CSVN mà thôi.
Thành tích nổi bật của an ninh văn hóa là gì? Tạo ra tầng lớp văn nghệ sỹ hầu hết hèn mọn, nhục nhã, đầy ấm ức. Dưới sự rình mò của an ninh văn hóa (và một số cơ quan khác của Đảng CSVN nữa), văn nghệ sỹ mấy chục năm qua chỉ có được một cái quyền tự do là ca ngợi Đảng CSVN. Đua nhau ca ngợi, vắt hết tâm sức ra để ca ngợi, bắt chước nhau ca ngợi, quanh năm suốt tháng bám vào các ngày lễ kỷ niệm lấy cớ tập trung ca ngợi. Ca ngợi nhục nhã đến mức, văn nghệ sỹ sinh ra ghét nhau, coi nhau không ra gì, ca ngợi êm tai hay không êm tai cũng bị chê bôi, viết nhiều hay viết ít cũng bị khinh rẻ. Văn nghệ không có tự do sáng tác thì không còn văn nghệ, văn nghệ sỹ chửi nhau mà thực ra trong bụng chửi Đảng CSVN đấy. Gần đây, nhiều ý kiến phê phán văn nghệ sỹ kém văn hóa, thiếu đạo đức, thì cũng là phê phán Đảng CSVN kém văn hóa, thiếu đạo đức vì “dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng CSVN”, thậm chí là “thấm nhuần tư tưởng của Đảng CSVN”.
Nên một đảng viên đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, lại bị một nhóm đảng viên khác đánh đập và đạp vào mặt, thì biết Đảng CSVN đã chia rẽ đến mức nào. Một đảng bị chia rẽ nhường ấy là đã đứng trước nguy cơ tan rã.
Đội ngũ đảng viên của Đảng CSVN hiện nay, không còn đồng nhất, xét trên mọi phương diện. Chao ôi! Người nào có thể chỉ ra điểm đồng nhất giữa đảng viên là cán bộ Văn phòng Quốc hội mua con chó giá 1 tỷ đồng, mua con chim sáo giá 200 triệu đồng về nuôi chơi, với người đảng viên ôm con khóc khi con đậu đại học mà không có tiền đưa con đến giảng đường? Ai có thể chỉ ra điểm đồng nhất giữa những đảng viên đi cưỡng chế lấy đất ở Tiên Lãng, Văn Giang với những đảng viên có đất bị cưỡng chế? Hay giữa những đảng viên là công an vung gậy lên với những đảng viên bị gậy phang xuống là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam? Người lãng mạn nhất cũng khó tìm ra điểm đồng nhất giữa những đảng viên nhiều quyền lực có đủ thứ “sân sau” vơ vét ngân khố quốc gia, với những đảng viên phải bán sức lao động như nô lệ trong các nhà máy, hầm mỏ, trên những cánh đồng, đường phố hay ngoài biển khơi đầy bão tố. Có vô số ví dụ về sự không đồng nhất trong Đảng CSVN hiện nay, dễ tìm bao nhiêu thì lại khó tìm bấy nhiêu về sự đồng nhất.
Đảng CSVN đang bị chia rẽ sâu sắc hơn lúc nào hết, hơn bất cứ thời kỳ hiểm nghèo nào trước kia. Những thời kỳ hiểm nghèo trước kia, trong Đảng CSVN vẫn ấm áp tình đồng chí, đồng đội, tình người. “Chết còn trút áo cho nhau, miếng cơm dành để người sau ấm lòng”, thơ Tố Hữu viết về những đảng viên bị giam cầm trong ngục tù Côn Đảo. Bây giờ, khó tìm thấy tình đồng chí trong sáng và đẹp đẽ tương tự, từ cấp lãnh đạo cao nhất. Ngược lại, thấy rất nhiều sự lợi dụng nhau, hại nhau, ở cả lãnh đạo Đảng CSVN đương chức và đã nghỉ hưu, chẳng có được mấy tấm gương cho đảng viên trẻ noi theo. Một đảng lãnh đạo có quá ít tấm gương thì nguy cơ tan rã đã cận kề, với Đảng CSVN càng cực kỳ nghiêm trọng vì sinh ra và tồn tại nhờ chính sự làm gương của đảng viên, thực hiện vai trò lãnh đạo trước hết bằng sự làm gương của đảng viên.
Một câu cửa miệng nhiều thế hệ khi nói về những thắng lợi “nhờ sự lãnh đạo của Đảng”, trước đây gợi lên bao cảm xúc tôn kính thì bây giờ chỉ như câu nói hài hước. Có người a dua không suy nghĩ, rằng Đảng CSVN được nhân dân tin yêu, đã khiến một số người nóng nảy bộc phát chửi thề. Đảng viên ít tin yêu nhau mà còn được dân tin yêu? Dân không còn tin yêu đảng viên mà lại tin yêu cái Đảng của các đảng viên ấy? Đảng CSVN không hề tin dân, thiết lập mạng lưới an ninh dày đặc rình mò, kiểm soát mọi mặt người dân, mà vẫn được người dân tin yêu?
Xa rời dân, nghi kỵ dân, kìm kẹp dân, lừa dối dân, trộm cướp của dân, đó là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tan rã Đảng CSVN. Không phải “thế lực thù địch” nào cả, đẩy Đảng CSVN đến nguy cơ tan rã. Còn nói nguy cơ của “diễn biến hòa bình” thì lại là một cách nói tự làm hại Đảng CSVN mà thôi, vì dân tộc Việt Nam xưa nay ghét chiến tranh, yêu hòa bình. Cuộc sống luôn luôn vận động, luôn luôn tự diễn biến, diễn biến bằng bạo lực mới đáng ghét.
Có những việc Đảng CSVN hăm hở làm mấy chục năm nay, cứ như nhắm mắt mà làm. Đó là xây dựng tràn lan những công trình gọi là “di tích lịch sử”, “quãng trường lịch sử”, “khu lưu niệm” xoay quanh các vị lãnh đạo Đảng CSVN hoặc liên quan đến Đảng CSVN. Mỗi công trình tốn hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng. Trong lúc, đất nước thiếu trường học, thiếu bệnh viện vì không có tiền xây dựng. Lăng mộ, nơi thờ tự của các vị lãnh đạo Đảng CSVN cũng được xây dựng nguy nga nhiều nơi, tốn tiền không kể xiết, trong khi di tích lịch sử kiến trúc quý giá như chùa Trăm gian lại không có tiền trùng tu. Việc xây dựng đã đến mức chướng tai gai mắt, gây bất bình trong dân chúng nhưng Đảng CSVN vẫn chưa nhận ra. Dân tộc có lịch sử gần 4.000 năm mà Đảng CSVN làm như lịch sử chỉ có từ khi có Đảng CSVN. Thật là ngạo mạn, lố bịch. Dân tộc còn có thể tin yêu một Đảng CSVN như thế?
Nói thẳng ra sự thật cũng rất đau đớn, nhưng còn đau đớn hơn khi nhìn về tương lai thiếu ánh sáng hy vọng. Bao giờ Đảng CSVN lại được dân tin yêu như từng có? Tin yêu thật lòng, không phải ở lời nói hay sách vở, hay trên sân khấu biểu diễn nghệ thuật. Bao giờ từng vị lãnh đạo Đảng CSVN biết lắng nghe dân để mọi đảng viên biết lắng nghe dân, để được dân lắng nghe trở lại? Bao giờ, mọi nghị quyết của Đảng CSVN, mọi quyết định của Chính phủ do Đảng CSVN dựng lên, đáp ứng được mong mỏi của dân, còn nếu không đáp ứng thì phải thay đổi hay hủy bỏ nhanh chóng? Đơn giản như một quyết định phê duyệt quy hoạch, dự án, đụng chạm đến quyền lợi của dân, dù Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng nếu không được dân ủng hộ thì cũng phải hủy bỏ. Bao giờ Đảng CSVN không còn bịt miệng dân, không còn ngồi trên lịch sử dân tộc? Chỉ khi đó, Đảng CSVN mới hết nguy cơ tan rã.
Ngày 7/9/2012

Miến Điện chuyển biến nhanh


Vệ Nhi

clip_image001
Hôm nay (6/9) tròn 6 tháng blog tôi post bài đầu tiên trong chuỗi 13 bài viết về Myanmar của Đại sứ Chu Công Phùng đang tại nhiệm ở đất nước này. Đó cũng là một “bán niên” với những đổi thay và chuyển biến được coi là vô cùng nhanh chóng và rộng khắp trên toàn đất nước được mệnh danh là xứ sở Chùa Vàng.
Chỉ cần quay lại những năm trước mốc 2010 là người ta khó mà tưởng tượng được một đất nước lại chuyển đổi về phía dân chủ và tự do mạnh mẽ đến thế sau những năm tháng xã hội Miến bị nhấn chìm và cô lập với thế giới bên ngoài trong một chế độ cai trị “quân phiệt hóa” điển hình châu Á. Mốc 2010 tôi vừa nói ở trên chính xác là ngày 7/11 năm ấy – một cuộc Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội Myanmar đã diễn ra thành công trước sự chứng kiến của hàng trăm quan sát viên nước ngoài được nhà cầm quyền đương nhiệm mời đến - trở thành một mốc dấu chuyển đổi hết sức căn bản của Myanmar về hướng dân chủ hóa đất nước. 
Một điều rất đặc biệt là vài ba tháng qua liên tiếp trên đất Miến Điện diễn ra những động thái đối ngoại không bao giờ thấy trước đây, đó là các chuyến thăm của Ngoại trưởng nhiều nước phương Tây trong đó có Mỹ đến Miến và nhiều nước khối này (trong đó có EU) đã khai trương hoặc tái lập lại các văn phòng ngoại giao với nước này. Như vậy thực chất của sự bao vây cấm vận mà phương Tây áp đặt lên đất nước Chùa Vàng coi như “dỡ bỏ” dù Mỹ và vài quốc gia khác vẫn tuyên bố là chưa hoàn toàn thông thương như một điều kiện để thúc giục Miến cải cách hơn nữa...clip_image003
Hai sự kiện được toàn thế giới đánh giá cao hơn nữa tại Miến Điện chính là tuyên bố mới đây của nhà cầm quyền bãi bỏ kiểm duyệt báo chí; và truyền thống quốc tế đưa tin Tổng thống Thein Sein sẽ có mặt tại Diễn đàn Liên hợp quốc (LHQ) do Mỹ vừa tuyên bố cấp visa cho lãnh đạo Miến Điện.

NHÀ BÁO HOÀNG KHƯƠNG BỊ TUYÊN ÁN 4 NĂM TÙ



Tòa tuyên nhà báo Hoàng Khương mức án 4 năm tù

TTO TRỰC TUYẾN - Chủ tọa phiên tòa tuyên bị cáo Nguyễn Văn Khương (nhà báo Hoàng Khương) mức án 4 năm tù về tội đưa hối lộ. Huỳnh Minh Đức 5 năm tù. Nguyễn Đức Đông Anh 4 năm tù. 

>> Liên tục cập nhật, mời bạn đọc bấm F5 để tiếp tục theo dõi

16g: Dù phiên tòa đã kết thúc nhưng gần như tất cả những người tham dự vẫn còn nán lại sân tòa. 

Chị Hoàng Anh, vợ nhà báo Hoàng Khương: "4 năm tù là án quá nặng với chồng và em trai của tôi, khi các lời khai đều khớp với nhau. Tôi vẫn giữ nguyên hy vọng đã từng chia sẻ với độc giả báo Tuổi Trẻ ở bản án phúc thẩm sắp đến". 

Ông Nguyễn Văn Khai - cha của nhà báo Hoàng Khương - không nói được nhiều, ông lê bước chân già nua khỏi bậc thềm tòa án nhân TP.HCM và nói: "Bây giờ tôi chỉ còn biết chờ vào phiên phúc thẩm, hy vọng con tôi sẽ được giảm án".

Thủ tướng cưỡi cọp



Phó thường dân Hà Nội (Danlambao) - Khi bắt được con mồi cọp thường cắn vào cổ, gáy rồi hất con mồi lên lưng, cõng chạy đến nơi an toàn rồi mới thả xuống đánh nhắm. Người nào bị ví “cưỡi lưng cọp” có nghĩa là đã chắc chết mười mươi. 

Người ta nói oan có đầu nợ có chủ; họa phúc đâu tự nhiên xảy ra mà có nguồn cơn từ đâu đó lâu rồi. Với ông Dũng thì ngoài việc tranh đấu với ông Sang, Trọng là rõ thù ta còn các vị khác trong Bộ chính trị thì có các lý do cũng nặng ký, vậy nên khi bỏ phiếu tín nhiệm ông chỉ được 3/14 phiếu. Với đà này thì đến hội nghị Trung ương tiếp theo ông Dũng sẽ đối mặt cuộc bỏ phiếu để loại khỏi chức vụ thủ tướng hay là cách thay ngựa giữa dòng của BCT. Việc này gần như 90% sẽ xảy ra. 

Điểm qua một số vị trong BCT không vừa lòng ông Dũng ta thấy: 

1- Ông Tô Huy Rứa bị ông 3D chơi khăm khi hứa đưa con gái ông Rứa vào chức chủ tịch VINACONEX thì lại đưa vào một công ty con đang nợ đầm đìa của Vinaconex, sau hai tháng con gái ông Rứa vội rút ra. Sinh năm 1947, tuổi này muốn được cơ cấu thêm một nhiệm kỳ trong BCT thì bắt buộc ông phải tiếp tay với thế hệ trẻ 1956-1954-1950-1949... 

2- Ông Phạm Quang Nghị cũng bị 3D thẳng tay hủy bỏ luật thủ đô và coi đó là trò hề, dùng hàng loạt báo chí phang tới tấp. Ông Nghị cũng được sang Trung Quốc họp như ông Trọng và cũng là người ngấp nghé cho chức TBT khi ông Trọng nghỉ nên đang cần lá phiếu của ông Trọng, ông sẽ nghiêng về phe Sang-Trọng. 

3- Ông Phùng Quang Thanh bộ trưởng quốc phòng cũng bị phe 3D dùng chính công ty 361… của con ông Thanh là Phùng Quang Hải để tố cáo tham nhũng hàng ngàn tỷ đồng, nếu để phe ông Dũng thắng thì ông Thanh cũng chẳng còn gì. 

4- Ông Lê Thanh Hải người miền nam nhưng thực sự lại là em rể bà Trương Mỹ Hoa nên được nâng đỡ từ bà này; và cũng được tổng bí thư cũ Nông Đức Mạnh ưu ái. Đàn em ông này như ông Sĩ bị án cùng vị PCI của Nhật do tham nhũng đường đại lộ Đông Tây, ông bí thư cũ cũng bị phe 3D tấn công đến thân bại danh liệt và vẫn còn căm phe 3D tận xương tủy. 

5- Ông Trần Đại Quang bộ trưởng bộ công an thì là người bị phe 3D phang mấy gậy vẫn chưa quên; nào là khai man lý lịch, nào là bằng cấp rởm… nhưng có chủ tịch nước đứng ra đỡ đầu nên thoát hiểm. Ông này không căm phe 3D mới lạ. 

6- Bà Tòng Thị Phóng hiện nay là gương mặt nổi bật vì đại diện cho giới nữ và là người dân tộc duy nhất trong BCT, sinh năm 1954 nên bà sẽ vẫn ung dung ở lại BCT thêm khóa nữa mà không cần tranh đua. Đi lên BCT từ chức phó chủ tịch quốc hội khóa 12, chức vụ hữu danh vô thực nên bà cũng chẳng ưa phe 3D, người đỡ đầu của bà thuộc loại công thần nhất đẳng nên bà cũng chẳng sợ ai, có theo thì theo phe có số đông trong BCT là hợp lý. 

7- Ông Ngô Văn Dụ là kiểu mẫu sống lâu lên lão làng của Ban bí thư. Hết nhiệm kỳ này ông cũng về hưu và nếu lo xa một chút thì lấy lòng các vị có khả năng nằm trong BCT các khóa tới là phương sách đúng của ông. Chức vụ của ông chẳng to tát gì so với cương vị thủ tướng có thể quyết một lúc cả vài trăm ngàn tỷ đồng nên ông không bất đồng mới lạ. 

8- Ông Đinh Thế Huynh là do phe miền bắc tiến cử, có quan hệ với hơn phân nửa các ủy viên BCT gốc miền bắc nên kiểu gì cũng phải “ăn theo, nói leo” cho hợp môn phái. Ông cũng thuộc phe bảo thủ không mong muốn cải cách như phe 3D có lần khởi xướng.- Ông Phúc là mẫu người coi như gió ngả chiều nào theo chiều ấy, hiện ông tỏ ra nghiêng về phe 3D nhưng trong tâm ông đã theo người khác, ông sinh năm 1954 còn trẻ, đàn em nhiều nên chưa thể nào rụng khỏi BCT khóa tiếp được. 

Con số 3/14 tín nhiệm thủ tướng như vậy cũng coi như sát thực tế. Việc này đã đẩy phe 3D lên một nước cao hơn: tồn tại hay không tồn tại. Những ngày tiếp theo chúng ta sẽ thấy còn nhiều chiêu nữa được tung ra của cả hai phe. 

7/9/2012 




Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Hai tù nhân kiên định sắp về. Two invincible prisoners to be released


(Bilingual)

Ông Nguyễn Văn Túc, sinh năm 1964, và ông Phạm Văn Trội, sinh năm 1972, dự kiến sẽ mãn hạn tù lần lượt vào ngày 10/09  và 11/09 tới đây. Cả hai ông đều chấp nhận ở tù hết án giống nhau 04 năm tù giam và sẽ tiếp tục ra tù lần lượt chịu 03 năm và 04 năm quản chế tại gia kể từ ngày mãn án.

Biểu ngữ do nhóm ông Túc treo tại Hải Phòng năm 2008. Photo: on the Net

Ông Nguyễn Văn Túc: xuất thân nông dân tại Thái Bình bị bắt vào ngày 10/09/2008 sau đó bị cáo buộc vào Điều 88 Luật Hình Sự “Tội tuyên truyền chống Nhà nước…” do đã tham gia vào những hoạt động cổ xúy dân chủ, nêu cao tinh thần yêu nước. Hoạt động nổi nhất là tham gia vào nhóm treo biểu ngữ ở Hải Phòng với dòng chữ “Bảo Vệ Toàn Vẹn Lãnh Thổ, Lãnh Hải, Hải Đảo VN…”. Qua hai phiên xét xử mức án của ông Nguyễn Văn Túc vẫn không thay đổi: 04 năm tù giam và 03 năm quản chế. Trong suốt quá trình tù đày cho đến nay ông Nguyễn Văn Túc luôn kiên định quan điểm và thường nhắn nhủ ra ngoài: ”Gia đình và mọi người phải tin rằng tôi không làm gì sai.”

Ông Nguyễn Văn Túc hiện đang bị bệnh mạch vành, thoái hóa đốt sống cổ và trĩ. Vợ ông Nguyễn Văn Túc là bà Bùi Thị Rề làm nghề nông (sinh năm 1968).  Hai ông bà có hai con, con gái lớn 24 tuổi và con trai 18 tuổi. Trong chuyến thăm nuôi cách đây hơn một tháng, bà Rề cho biết ông Túc tinh thần vẫn vững vàng và nói: “Gia đình không phải đi đón anh vì họ đã bắt đưa anh đi thì họ phải đưa anh về.”

Địa chỉ gia đình: Thôn Cổ Dũng 1, Xã Đông La, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình. Điện thoại (Bùi Thị Rề): 097 275 3049.
Địa chỉ trại giam: Đội 16, Phân trại 3, Trại giam Nam Hà, Xã Ba Sao, Huyện Kim Bảng, Hà Nam.

Ông Phạm Văn Trội, cử nhân Khoa học Xã hội Nhân văn chuyên ngành Quản lý Xã hội, bị bắt rạng sáng ngày 11/09/2008, bị cáo buộc vào Điều 88 Luật Hình Sự “Tội tuyên truyền chống nhà nước…” do những hoạt động cổ xúy dân chủ, nhân quyền. Sau hai phiên xét xử mức án của ông Phạm Văn Trội giữ nguyên: 04 năm tù giam và 04 năm quản chế. Mặc dù hai con còn rất nhỏ (hiện nay cháu trai đầu 10 tuổi, cháu gái út 06 tuổi) cùng với mẹ già (80 tuổi), ông Phạm Văn Trội luôn khước từ mọi gợi ý nhận tội để được giảm án. Cách đây khoảng 06 tháng ông Phạm Văn Trội đã bị chuyển trại đi xa hơn từ Nam Hà vào Nghệ An nhưng quan điểm của ông vẫn không thay đổi. Ông Phạm Văn Trội thường động viên vợ bằng câu nói: “Đừng quá lo cho anh. Cứ coi như anh lại đi bộ đội một lần nữa đi.”

Vợ ông Phạm Văn Trội là bà Nguyễn Thị Huyền Trang sinh năm 1980 là thợ thêu thủ công. Từ nhiều tuần nay công an huyện đã đến nhà ông Phạm Văn Trội gặp mẹ và vợ để trấn an tinh thần và cho biết “Ông Trội sẽ được cơ quan chức năng đưa về tận nhà”.

Địa chỉ gia đình: Thôn Kỳ Dương, Xã Chương Dương, Huyện Thường Tín, Hà Nội. Tel. của bà Nguyễn Thị Huyền Trang: 0123 9542 730
Địa chỉ trại giam: Trại giam số 06, Xã Hạ Lâm, Huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An.

Đăk Nông: Ngăn cấm sinh viên nhập học vì biểu tình chống TQ


Đăk Nông: Chủ tịch UBND xã Đắk Mol, huyện Đắk Song hành xử tùy tiện

VRNs (06.09.2012) – Hai ngày vừa qua, 5 và 6/9/2012 Trịnh Anh Tuấn, thường trú tại xã Đăk Mol, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông đến UBND xã xin xác nhận để chuẩn bị lên trường nộp hồ sơ học Đại học Tây nguyên, chuyên ngành Luật. Tại trụ sở UBND xã Đăk Mol, những người có trách nhiệm đã đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và không chịu ký vào hồ sơ cho Tuấn đi học.

Chủ tịch UBND xã Đăk Mol, Ngô Anh Nhượng, không có mặt tại nơi làm việc mặc dù trong giờ làm việc, hai phó Chủ tịch Giảng và Lim trốn tránh trách nhiệm, bị Tuấn chất vấn đành trốn ra ngoài uống cafe. Tuấn gọi cho Chủ tịch UBND xã thì được trả lời rằng em phải làm việc với cơ quan an ninh, vì cơ quan an ninh yêu cầu như vậy. Tuấn gọi điện thoại cho hai công an viên tên Nguyễn Văn Mạnh và Lê Hồng Hướng thì họ không bắt máy, người khác bắt máy, nhưng khi biết Tuấn gọi thì tắt máy ngay.

Ngoài ra, hôm nay công an huyện Đăk Song gửi giấy mời Tuấn lên trụ sở CA huyện làm việc nhưng Tuấn đã gọi điện thoại thông báo rằng hôm nay em bận không lên được. Nội dung giấy mời chứng tỏ công an huyện Đăk Song rất coi thường công dân khi viết giấy mời với nội dung không rõ ràng: “làm việc” gì? Đây là thái độ chung của tất cả mọi thành phần công an Việt Nam hiện nay.



Chị Bùi Hằng đã gọi điện thoại đến ông Ngô Anh Nhượng, chủ tịch UBND xã Đăk Mol để hỏi về chuyện này. Là một chủ tịch UBND xã nhưng ông Nhượng không có chút hiểu biết gì về pháp luật, mà chỉ nói theo những gì an ninh mớm cho. Ông trả lời lý do không ký giấy cho Tuấn vì bên an ninh cho biết Tuấn vi phạm pháp luật, vì đã tham gia biểu tình chống Trung Quốc và không đến làm việc với an ninh theo giấy mời (ông Nhượng nói nhầm là giấy “triệu tập”)!!!

Ông Nhượng đã hành xử hoàn toàn vi phạm pháp luật. Hiện nay Trịnh Anh Tuấn vẫn là một công dân với tất cả mọi quyền lợi, chưa hề bị bất cứ một tòa án nào tại Việt Nam kết tội.

Vậy tại sao ông chủ tịch UBND xã Đăk Mol không ký giấy xác nhận cho Trịnh Anh Tuấn theo đúng quy định pháp luật?

Liệu việc học đại học của công dân Trịnh Anh Tuấn có thực hiện được dưới lối hành xử tùy tiện của công an và chủ tịch xã không?

SOS: tin cấp báo cho biết do bị nhiều người gọi điện thoại chất vấn, tay an ninh tên Lê Hồng Hướng (0987 631 246) đã đến tận nhà của Trịnh Anh Tuấn để gặp em.

Mới đây, một người dân tên Nguyễn Mậu Thuận đã bị công an xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội đánh đến chết khi ông này bị mời làm việc tại trụ sở công an.

Dak Nong - chính quyền cướp đất, đốt nhà dân, bắn đạn cay, phá hoại hoa màu của dân.


 Hiện tại, dân Đắk Nông đang tiếp tục quay ra Hà nội để kêu cứu, khiếu nại lên trung ương vì chính quyền sở tại đã lừa họ nhiều lần, hứa hẹn giải quyết các khiếu nại của dân từ đầu năm nay.

 Mời bà con xem cảnh cướp phá nhà dân bằng lực lượng cơ động, cảnh sát, kéo đổ nhà dân, đốt nhà dân, bắn đạn khói đạn cay vào dân  để cướp đất  xem có giống cảnh thực dân ngày xưa càn quét qua làng mạc đồng quê Việt nam hay không ?

 Thật đau xót khi nhìn cảnh này, những năm tháng trước kia khi Đất nước còn giặc giã liệu có khốc liệt và tàn bạo, man rợ như những gì đang diễn ra ở Dak Nong hay không ?

Khả năng Việt Nam phải nhờ đến sự trợ giúp của IMF



Thanh Phương (RFI) - Trong một báo cáo công bố trên trang web của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Việt Nam ngày 05/09/2012, ủy ban này cho rằng Việt Nam có thể phải cần đến sự trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và phải nhanh chóng giải quyết nợ xấu, nợ quá hạn, nếu không kinh tế Việt Nam có nguy cơ trì trệ lâu dài.

Trong bản báo cào dày 298 trang, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị hai điều mà chính phủ cần làm ngay. Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải đưa ra các văn bản pháp lý rõ ràng về các hoạt động mua bán nợ, đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo Uỷ ban, đây là một yêu cầu « rất quan trọng » để giải quyết nợ xấu, nợ quá hạn.

Thứ hai, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Việt Nam đề nghị chính phủ thành lập một quỹ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Quỹ này có thể được hình thành từ nguồn vốn vay từ IMF hoặc các quỹ quốc tế khác mà Việt Nam tham gia. Ngoài ra, quỹ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng có thể sử dụng tiền tiết kiệm từ chi tiêu chính phủ hoặc từ việc bán trái phiếu của chính phủ. Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Việt Nam thẩm định rằng cần phải huy động thêm ít nhất 12 tỷ đôla vào việc giải quyết nợ xấu, nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Theo nhận định của hãng tin Bloomberg News hôm nay, 06/09/2012, chính phủ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang cố khôi phục sự tín nhiệm của Việt Nam sau vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, nhà tài phiệt sáng lập ngân hàng ACB, ngân hàng lớn thứ tư ở Việt Nam tính về giá trị, vào tháng trước.

Trước đó, công an cũng đã bắt giữ ông Lý Xuân Hải, tổng giám đốc ACB. Chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam đã tuột dốc mạnh ngày 27/08/2012, vì người ta sợ rằng những vụ bắt giữ có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống tài chính Việt Nam thêm bất ổn định, trong khi Việt Nam hiện đã có mức nợ xấu cao nhất Đông Nam Á.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam đã tăng từ 3,07% cuối năm 2011 lên 4,47% cuối tháng 5 vừa qua. Nhưng chính Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình tháng 4 vừa qua nhìn nhận rằng tỷ lệ nợ xấu trên thực tế cao hơn con số chính thức, còn ngân hàng Mizuho thẩm định là có đến 20% nợ ở Việt Nam là nợ xấu.

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Giữa đêm, nhà Bùi Hằng bị tưới xăng dọa đốt


THOAT (Danlambao) - Liên tục những ngày gần đây, nhà chị Bùi Thị Minh Hằng tại 106 Lê Hồng Phong (Vũng Tàu) thường xuyên bị những kẻ lạ mặt khủng bố, quấy phá giữa đêm. Đặc biệt, vào dịp quốc khánh 2/9, cường độ các cuộc tấn công ngày càng táo tợn và liều lĩnh hơn. Được biết, đây cũng là thời điểm mà lực lượng an ninh gia tăng theo dõi, chốt chặn chung quanh nhà Bùi Hằng cả ngày cũng như đêm.


Sự kiện nghiêm trọng nhất xảy lúc 3h đêm, rạng sáng ngày 4/9, nhà Bùi Hằng bất ngờ bị một số đối tượng ném xăng tung tóe giữa lúc mọi người đang ngủ.

Mùi xăng bốc lên nồng nặc, cộng với tiếng chó sủa đã kịp đánh thức Bùi Hằng. Rất may là kẻ thủ ác chưa châm lửa.

Hiện trường vụ án lúc 03h40 sáng ngay 4/9

Theo quan sát tại hiện trường vụ án, thủ phạm đã ném vào nhà Bùi Hằng tổng cộng 2 chai xăng và 2 hộp sơn có màu xanh, tất cả đều đã được mở nắp. Xăng và sơn bắn tung tóe khắp nền nhà, trên tường và trên cửa.

Ngoài ra, kẻ gây án còn xé nát một số hình ảnh, khẩu hiệu có nội dung tố cáo tiêu cực, chống Trung Cộng xâm lăng... Đây là những băng-rôn mà Bùi Hằng thường treo trước cửa nhà để quần chúng nhân dân địa phương đến đọc.

Việt Nam cần tích cực phá vỡ âm mưu chia rẽ ASEAN của Trung Quốc


Lính Hải quân Việt Nam trên một hòn đảo thuộc Quần dảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 16/04/2010
Lính Hải quân Việt Nam trên một hòn đảo thuộc Quần dảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 16/04/2010
REUTERS/Stringer
Trọng Nghĩa
Chưa bao giờ vấn đề đoàn kết của ASEAN trên hồ sơ Biển Đông lại được chú trọng như hiện nay. Vào lúc Hoa Kỳ tìm cách hỗ trợ nỗ lực của Indonesia trong việc gắn kết khối Đông Nam Á trở lại, Trung Quốc lại có dấu hiệu tiếp tục chiến lược chia rẽ, để ngăn chặn việc hình thành mặt trận thống nhất chống lại các hành vi lấn lướt của Bắc Kinh. Theo giới quan sát, Việt Nam - nạn nhân số một của Trung Quốc trên Biển Đông – cần phải năng nổ hơn trong việc tạo điều kiện cho khối ASEAN đoàn kết lại.
Biển Đông trong tuần này sẽ nổi lên thành một chủ đề lớn tại châu Á với chuyến ghé thăm Indonesia bắt đầu từ hôm nay 03/09/2012 của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, được tiếp nối bằng hai chặng ngừng sau đó là Trung Quốc và Brunei. Ngay từ trước lúc bà Clinton lên đường, Bộ Ngoại giao Mỹ đã loan báo rằng lãnh đạo của họ sẽ tranh thủ mọi cơ hội thích hợp nhân vòng công du lần này để đề cập đến tình hình căng thẳng tại Biển Đông.
Tại Jakarta, Ngoại trưởng Mỹ sẽ khẳng định lập trường ủng hộ mạnh mẽ bộ quy tắc ứng xử do khối ASEAN dự trù, nhằm giảm bớt căng thẳng đang gia tăng tại Biển Đông. Theo một quan chức Mỹ cao cấp trong phái đoàn của bà Clinton vào hôm qua, mong muốn của Mỹ là « củng cố sự đoàn kết của ASEAN để tiến về phía trước ». Bà Clinton cũng sẽ đề nghị khối Đông Nam Á yêu cầu Trung Quốc chấp thuận một cơ chế chính thức để giảm bớt rủi ro xung đột nhằm tiến tới một giải pháp dứt điểm cho các tranh chấp chủ quyền.
Sự kiện Hoa Kỳ thúc đẩy khối ASEAN tăng cường đoàn kết không phải là ngẫu nhiên, sau khi tình trạng chia rẽ của giữa các nước Đông Nam Á trên vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc đã bộc lộ công khai tại Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN ở Phnom Penh vào tháng 07/2012.
Theo đa số các nhà quan sát, Trung Quốc đã thành công trong việc mượn tay Cam Bốt để ngăn chặn mọi tuyên bố chính thức của ASEAN về các hành vi gây căng thẳng ở Biển Đông mà chính Bắc Kinh là tác giả. Và cho đến hôm qua, 02/09, Trung Quốc – qua lời Thủ tướng Ôn Gia Bảo, cũng vẫn ca ngợi Cam Bốt trong « vai trò quan trọng trong việc duy trì quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc và ASEAN ».
Đối với các nhà phân tích, khi ca ngợi vai trò của Phnom Penh, Bắc Kinh vẫn bộc lộ ý đồ muốn tiếp tục gây phân hóa trong nội bộ ASEAN.

Dân Việt Nam không thích nói chuyện chính trị


Jeffrey Thai (Danlambao) - "Không thích nói chuyện chính trị" là câu nói cửa miệng từ bao lâu nay của hầu hết người dân Việt Nam sống trong nước, dưới chế độ hiện hành (kể cả bản thân tôi khi còn sống trong nước cũng vậy). Ai ai cũng nói như thế, từ người già đến thanh niên, từ người có học đến người ít học, và nó luôn được xem là câu nói an toàn nhất, hứa hẹn nhận được nhiều "đồng cảm".

Tôi vừa trực tiếp gặp một trường hợp nữa minh họa cho điều ấy. Số là tôi vừa gửi bài viết"Luận về thần tượng" của tôi cho tờ báo mạng VietNamNet và được đăng tải. Một bạn trẻ trong nước đọc xong rất tâm đắc và gửi email cho tôi, ngỏ ý muốn được kết giao trên Facebook. Tôi hồi đáp rằng tôi rất sẵn sàng, chỉ xin nói trước là trên trang Facebook của tôi, dù bản thân tôi rất ít khi đề cập đến vấn đề chính trị, nhưng các thành viên bạn khác thì lại chia sẻ rất thường xuyên thái độ chính trị của họ. Bạn ấy trả lời là bạn ấy rất muốn được trao đổi với tôi về mọi điều, nhưng bạn ấy đã được giáo dục là không được nói chuyện chính trị. 

Câu nói "được giáo dục để không nói chuyện chính trị" ấy của người bạn trẻ đã làm tôi, một lần nữa, băn khoăn suy nghĩ thật nhiều. Chính trị là gì mà ghê gớm thế? Đáng kinh sợ thế? Tại sao lại phải giáo dục thế hệ trẻ để không nói chuyện chính trị? Nếu đó là sở thích cá nhân (không muốn nói đến hay không quan tâm đến), thì đó chỉ là lẽ thường: Những con người khác nhau có những sở thích khác nhau. Nhưng khi thái độ ấy đã được "giáo dục" hay nhắc nhở, trực tiếp hay gián tiếp, và đã dần hình thành nên một nếp hằn suy nghĩ trong tâm trí của mọi người dân thì nó không còn là điều đơn giản nữa, và kéo theo nó là những hệ lụy vô cùng to lớn. 

Có thực sự phải "giáo dục" thế không? Và có thực sự nên "giáo dục" thế không?

Trước hết, xin được kể ra những điều tương phản mà tôi đã nhiều lần trải nghiệm trực tiếp trong cuộc sống cá nhân ở Mỹ. Tôi vốn không phải là người quan tâm nhiều quá đến vấn đề chính trị (mặc dù thường tìm hiểu, nhưng chỉ thỉnh thoảng mới nói đến). Thế mà, trong những lần thỉnh thoảng ấy, tôi đã vô cùng ngạc nhiên về cái cách người dân Mỹ (chỉ là những con người bình thường) đáp ứng khi tôi đề cập đến nó. Họ trả lời một cách sôi nổi và nhiệt tình. Họ nêu lên một cách rõ ràng và mạnh mẽ quan điểm của họ, những gì họ ủng hộ, những gì họ không tán thành về các chính sách kinh tế, xã hội và quân sự hiện hành, về xã hội Mỹ hiện tại, cũng như cả về những người đang lãnh đạo đất nước. Họ nói nhiều và hùng hồn đến nỗi tôi có cảm giác tôi vừa "bắt trúng đài" hay chạm phải "chỗ ngứa" của họ. 

Thế đấy! Chính trị ở xã hội Mỹ là thế đấy! Nó phổ biến và được đề cập đến bình thường như mọi vấn đề bình thường khác. Người dân luôn nắm vững và quan tâm đến nó như nắm vững lịch sinh hoạt hàng ngày của mình hay thậm chí, như nắm vững tình trạng sức khỏe của bản thân mình. Từ đó, ta có thể nhận ra rất rõ rằng sinh mạng và hiện trạng của đất nước Mỹ hoàn toàn nằm trong tay người dân và do chính họ quyết định, chứ không phải là ai khác. Khi nhận thấy nó đi chệch quỹ đạo vận hành hay vận hành theo một cách không mang lại lợi ích cho số đông thì cũng chính là lúc họ sẽ cất lên tiếng nói - những tiếng nói rất mạnh mẽ và dứt khoát. 

Thế thì tại sao người dân VN lại được "giáo dục" để không nói về chính trị? ("Giáo dục" ở đây phải hiểu là có nhiều cấp độ. Đầu tiên là nhắc nhở, uốn nắn. Kế tiếp là khuyến cáo và đe dọa. Mức độ cao nhất là trừng phạt và xử án). Lý giải được câu hỏi này cũng chính là đã trả lời được phần nào cho những hiện trạng nhếch nhác đang diễn ra trong xã hội VN ở mọi phương diện, cũng như trả lời được cho sinh mạng đang bị đe dọa của đất nước VN. 

Khái niệm chính trị, thực ra, là một khái niệm đã hiện hữu từ ngàn xưa. Đức Khổng Tử (551-471 TCN) tin rằng có một mối quan hệ mật thiết giữa chính trị với luân thường đạo lý và đạo đức cá nhân. Theo quan điểm chính trị của ông, chỉ những người quân tử liêm khiết và tuân theo đạo của người quân tử thì mới được cầm quyền, và những tư cách của những nhân vật đó phải kiên định với địa vị trong xã hội. Triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle (384–322 TCN) cũng quả quyết rằng về bản chất, con người là một động vật chính trị, và luân thường và chính trị có liên kết chặt chẽ với nhau. Ông cho rằng mọi công dân chỉ có thể có được một đời sống hạnh phúc và đạo đức khi họ tích cực tham gia vào chính trị (citizens must actively participate in politics if they are to be happy and virtuous). 

Trên trang Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia, ở chuyên mục Chính Trị, có viết: "Modern political discourse focuses on democracy and the relationship between people and politics. It is thought of as the way we "choose government officials and make decisions about public policy" (Tranh luận chính trị hiện đại tập trung vào dân chủ và mối quan hệ giữa con người và chính trị. Nó được coi như là cách chúng ta lựa chọn các quan chức chính phủ và đưa ra các quyết định về chính sách công cộng). 

Dựa trên những lập luận đó, ta có thể suy ra rằng: 

+ Khái niệm chính trị là một khái niệm cần thiết cho mọi công dân. Hiểu rõ về nó giúp con người ý thức nhiều hơn về những quyền hạn mình có, cũng như vai trò của mình trong mọi tổ chức, hội đoàn từ những cấp mực thấp đến cấp mực quốc gia.

+ "Giáo dục" cho người dân đừng nói về chính trị là cách được thực thi nhằm vào mục đích tước bỏ của người dân cái quyền vốn có (cũng như sự hiểu biết) trong việc "lựa chọn các quan chức chính phủ và đưa ra các quyết định về chính sách công cộng" - những điều có liên quan mật thiết đến sự tồn vong của một đất nước. Có nền tảng từ việc "giáo dục" đó, một số hiện trạng chua xót và đau lòng đã diễn ra trong xã hội VN (và hầu như chỉ có trong xã hội VN, trong thời gian gần đây): Lòng yêu nước trở thành đặc quyền của một nhóm người, những tiếng nói yêu nước bị vùi dập không thương tiếc...

+ "Không thích nói về chính trị" là thái độ mà một con người vô thức đã vô tình tước bỏ đi quyền hạn công dân của mình trong việc gìn giữ và phát triển xã hội cũng như đất nước, và ở một mức độ sâu xa hơn, tước bỏ đi cả quyền được sống như một con người đúng nghĩa của mình. Thái độ này lý giải cho việc phần lớn người dân Việt trong nước trở nên vô cảm với mọi thực trạng không hay đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong xã hội, và ở một mức độ cao hơn, vô cảm ngay cả với vận mệnh của đất nước. Hệ quả có thể thấy rõ của thái độ này chính là: Cả một dân tộc đang đắm chìm trong một nỗi sợ hãi... mênh mông. 

04/09/2012

Jeffrey Thai

Sự thật về bản kết luận khi được phơi bày


Nguyễn Thị Thanh Tuyền - Tôi đã chờ đợi mỏi mòn trong nỗi lo lắng và một chút hy vọng trên con đường tìm công lý, để rồi 18 tháng sau nhận được cái bản kết luận của VKSND Tối Cao về kết quả điều tra nguyên nhân cái chết của Anh Nhựt: “Việc Nhựt treo cổ là do ân hận việc làm trái quy trình của mình tại công ty Kumho” đúng là một sự dối trá. Đọc xong bản kết luận tôi đã thức trắng đêm ngồi nhìn cái bản kết luận này, tôi thật sự bàng hoàng và không tưởng tượng được VKSNDTC lại copy 100% nội dung kết luận của Công An Bình Dương để đưa ra kết luận nguyên nhân cái chết chồng tôi.


Họ có thể thay trắng đổi đen một cách trắng trợn. thật sự là tôi không ngờ một cơ quan hành pháp cao nhất Việt Nam lại che chắn bảo vệ việc làm trái pháp luật và dã man của CA Bình Dương. Cái chết của chồng tôi quá rõ ràng cả một đứa trẻ cũng hiểu ra, chồng tôi chết do bàn tay của công an Bình Dương gây ra, vết tích trên thân thể của Anh ấy đã chứng minh điều đó,"Đầu gối chân phải xưng to bầm tím, trên ngực có hai vết bầm, hai bên hông xuống đến đùi bầm tím, hai bên hố chậu bị thối rữa, da bìu bị trượt mất một số thượng bì, bị dập tinh hoàn chảy máu và kiến bu rất nhiều, trên đùi đến chân có nhiều dấu vết li ti. Chân tay bị co và bầm tím hết các ngón tay, trên bàn tay và ngón chân, môi bị dập, quần dính máu, áo gối dính máu và chất nhờn rất tanh….”. Bấy nhiêu thôi thì cũng biết chồng tôi chết do đâu? Nhưng VKSNDTC lại kết luận bừa bãi, một số nội dung bịa đặt trong bản kết luận, đúng là một sự thật đáng buồn cười trong bản kết luận VKSNDTC về cái chết Anh Nhựt.

Công an VN 'chống vô cảm trước dân'


Cập nhật: 14:28 GMT - thứ hai, 3 tháng 9, 2012
Chủ trì hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình của ngành công an, với sự hiện diện của chủ tịch nước và thủ tướng Việt Nam, lãnh đạo Bộ Công an nói rằng cần chống thói vô cảm làm tổn hại đến quan hệ công an với dân.
Trong buổi họp được truyền hình đăng tải cho thấy không khí khá nặng nề, ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đã chủ trì hội nghị nhằm thực hiện nghị quyết trung ương 4 về phê bình và tự phê bình.
Đây là hội nghị kéo dài 5 ngày, từ 29/8/2012 của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương tại Hà Nội, nhằm nhấn mạnh sự lãnh đạo của Trung ương Đảng với ngành công an trong bối cảnh các vụ án kinh tế – ngân hàng lớn gây xôn xao dư luận.
Ngành công an Việt Nam cũng đang bị phê phán vì các vụ sử dụng bạo lực gây chết dân trong những lần bắt và tạm giữ bình thường nhất.
Lãnh đạo hai bên
Ngoài các công tác chống diễn biến hòa bình, hàm ý phản bác lại xu hướng dân chủ đa nguyên, Đảng còn nhấn mạnh rằng ngành công an còn có nhiệm vụ chống 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa'.
Lãnh đạo công an Việt Nam cam kết sẽ "đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án kinh tế, tham nhũng còn tồn đọng".
Thượng tướng Trần Đại Quang, người có vai trò quan trọng trong vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên gần đây, cũng đã nêu ý kiến chỉ đạo các cán bộ cao cấp của ngành công an phải "xử lý dứt điểm các trường hợp còn tồn đọng về công tác cán bộ".
Sự có mặt của hai vị lãnh đạo, một bên là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một bên là Thủ tướng Chính phủ, Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp được đài VTV chiếu hôm 30/8 và nhiều trang mạng xã hội lưu lại, đã gây sự chú ý của dư luận.
"Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật khách quan, toàn diện, không nể nang, né tránh "
VTV1
Bình luận trên một số trang mạng nói “không khí có vẻ căng”, nhất là sau các vụ bắt quan chức và lãnh đạo ngân hàng được cho là có quan hệ thân tín với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Khác với những hội nghị kiểm điểm nội bộ chung chung trước đây, văn bản được truyền thông Việt Nam trích đăng từ Hội nghị lần này nói đến các “báo cáo kiểm điểm của tập thể” và của cả các “cá nhân” trong bộ máy lãnh đạo ngành công an.
Ngoài ra, hội nghị cũng “kết hợp giải trình ý kiến đóng góp đối với tập thể và cá nhân Ban Thường vụ”.
Hành động công an đánh chết dân gây phẫn nộ trong dân chúng trong những năm gần đây.
Tuy không nói gì cụ thể về các vụ bạo lực nhiều khi gây tử vong với dân, lãnh đạo ngành công an, qua lời ông Trần Đại Quang nói tới nhu cầu “tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá tinh thần thái độ phục vụ nhân dân, trước hết ở các bộ phận thường xuyên quan hệ, tiếp xúc và giải quyết công việc của người dân”.
Lời thuyết minh trên VTV1 nói:
"Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật khách quan, toàn diện, không nể nang, né tránh,"
"Trong công tác, chiến đấu, cán bộ, chiến sỹ phải luôn nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật; kiên quyết chống tình trạng thiếu trách nhiệm, vô cảm trước yêu cầu chính đáng của người dân."
Công an Việt Nam cũng được yêu cầu phải “khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm làm tổn hại đến mối quan hệ giữa nhân dân với lực lượng công an”.
Chỉ một ngày sau khi diễn ra cuộc họp khai mạc hội nghị đã có thêm một vụ dân bị chết trong đồn công an ở Đông Anh, Hà Nội.
Vụ ông Nguyễn Mậu Thuận, 54 tuổi, 'đột tử' chỉ vài giờ sau khi vào đồn công an tại xã Kim Nỗ hôm 30/8 đã khiến các ông Hoàng Ngọc Tuyên, 32 tuổi, phó công an xã Kim Nỗ và ba công an Đoàn Văn Tuyến, 29 tuổi, Hoàng Ngọc Thức, 24 tuổi và Nguyễn Trọng Kiên, 21 tuổi bị buộc tội 'cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người'.
Cũng trong tháng 7 năm nay, tòa án tại Hà Nội đã y án sơ thẩm chỉ có bốn năm tù giam với một trung tá công an, ông Nguyễn Văn Ninh gây ra cái chết của ông Trịnh Xuân Tùng hồi đầu 2011.
Trước đó, báo chí Việt Nam cũng đưa tin về vụ thắc mắc tử vong vì 'treo cổ' ở đồn công an Bến Cát, Bình Dương hồi 2011.

Bài đăng phổ biến