Website của Chính phủ Việt Nam chiều 12/9 đăng công văn thông báo ý kiến của ông Nguyễn Tấn Dũng về xử lý "việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước".
Công văn số 7169 /VPCP-NC nêu rõ tên ba trang mạng là Quan làm báo, Dân làm báo và Biển Đông, bị cho là các trang mạng "phản động", " thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch".
Thủ tướng Dũng cho rằng các trang này "bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội" và yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải tại đây.
Ngay lập tức, các báo trong nước đồng loạt đăng nguyên văn chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Một số trang "lề phải" cũng mở cuộc chiến trực diện với các trang mạng vẫn bị chặn ở Việt Nam mà nhiều người thực sự chỉ biết tới sau khi đọc thông báo ý kiến Thủ tướng.
Chùm ảnh này mô tả các 'đại gia' Việt như Trầm Bê, Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh xuất hiện tại nhiều sự kiện, bác bỏ thông tin họ đã bị bắt như nêu trên Quan làm báo.
Tờ Giáo dục Việt Nam cũng nhắc lại tuyên bố của báo Thanh Niên rằng báo này không "tô son trát phấn cho các đại gia' như Quan làm báo đưa tin. Một tờ báo điện tử khác, PetroTimes, do cựu đại tá công an Nguyễn Như Phong làm chủ biên, cũng bắt đầu chạy loạt bài phóng sự điều tra về Quan làm báo, mở đầu bằng bài Bấm Thủ đoạn “ném đá giấu tay” của “Quan làm báo”.
Bài của nhóm phóng viên PetroTimes nói trang blog này là "do các phần tử cơ hội chính trị ở nước ngoài, có sự tiếp tay của một số phần tử thoái hóa biến chất trong nước" lập ra.
Báo này còn khẳng định qua các nguồn thông tin riêng đã nắm bắt được cách thức hoạt động cũng như "dã tâm của các phần tử phá hoại".
Quanlambao - Chỉ trong một thời gian hơn 03 tháng mà Quan làm báo đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong hàng triệu triệu độc giả với những thông tin mà giới am hiểu chính trường, giới phóng viên, báo chí, giới doanh nhân, giới trí thức, giới công chức.... ngày càng thấy rõ độ tin cậy của các thông tin đã được Quan làm báo công bố. Gần như Sự yêu mến, tin cậy của Quan Làm báo tăng lên theo cấp số cộng thì đồng thời lòng căm thù của bè lũ tham nhũng, lũng đoạn Việt Nam tăng theo cấp số nhân!
Trong khi cái ngày 'lên thớt' đang đến gần, dù đã phải dốc toàn lực, điều động cả tay chân của Tướng Hưởng, Tô Lâm và Tư Liêm nhưng vẫn không 'tìm ra' những thứ mà Thủ Tướng 'mơ' để có thể làm con bài ngã giá với TBT và CTN còn xa vời vợi.... Thậm chí theo thông tin mới nhất chúng tôi nắm được: Tướng Tô Lâm đang thực hiện lập hồ sơ "Rửa tiền" để gán tội cho một số Doanh nhân được cho rằng thân cận với TBT và CTN với lý do: Tại sao tiền ra vào tài khoản nhiều thế!!!!
Có lẽ thói quen chung chi, hối lộ bằng tiền mặt là văn hoá của giới quan trường và của chính Tô Lâm và Tư Liêm, do vậy các hoạt động thanh toán, giao dịch qua ngân hàng trở thành .... RỬA TIỀN!!!
Tuần qua đã có 02 nhân viên vô tội bị chặn đường bắt cóc, sau đó là lục soát, khám xét bởi lực lượng mặt thường phục KHÔNG một tờ giấy lộn trưng ra cho phép họ làm cái việc khám xét đó, sau đó thì "bị kết tội tiết lộ bí mặt Quốc gia" tức là tiết lộ cái bản báo cáo của Uỷ ban giám sát Quốc gia mà Quan làm báo đã đăng tải và cung cấp tài liệu khác cho Quan làm báo!!!
Một số khác vẫn đang tiếp tục bị chặn đường ép lôi về trụ sở an ninh đe doạ ép cung, một số văn phòng bị những người gọi đến xưng danh là an ninh quấy nhiễu hàng ngày ... gây nên sự hoảng loạn trong giới doah nghiệp....
Chị Phương Bích vừa bị UBND phường Dịch Vọng gửi giấy mời yêu cầu tham dự cuộc họp bàn đưa đối tượng vào diện quản lý theo nghị định 163/2003/ND-CP do ông Phan Văn Khải ký ngày 19/12/2003.
Photo courtesy of danluan.org
Chị Phương Bích được thả ra từ Hỏa Lò hôm 25/8/2011 do biểu tình chống Trung Quốc trước đó.
Đây là hình thức đấu tố của chính quyền như đã từng xảy ra trước đây đối với luật sư Lê Quốc Quân. Chị Phương Bích là một người nổi tiếng trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Mặc Lâm phỏng vấn chị Phương Bích để biết thêm chi tiết, trước tiên chị nói về diễn tiến của việc mời chị:
"Giấy mời này là do chủ tịch UBND phường ký. Tôi từ chối tham gia nên cũng không rõ về cuộc họp này. Theo như tôi đọc cái nghị định này thì họ nói là sẽ làm theo cái nghị định đó thì có nghĩa là phải có người đề nghị lên. Tôi cũng đang chờ vì tôi không biết ai là người đề nghị. Theo quy định thì họ sẽ có người đề nghị như là một cái công văn đề nghị lên phường là người này cần thiết phải đưa vào diện gọi là cần phải giáo dục lại đấy. Tôi chưa biết họ dựa trên cơ sở nào. Các đoàn thể ở chung cư nhà tôi ở như tổ dân phố, hay Mặt trân Tổ quốc, hay là Phụ nữ v.v. họ có đề nghị lên thì lúc ấy phường họ sẽ họp dựa trên cơ sở mà hồ sơ họ cung cấp.
Công an đã kéo lê và đạp vào mặt ông Nguyễn Chí Đức hôm 17/7/2011
Nguyễn Chí Đức, người biểu tình chống Trung Quốc bị công an hành xử thô bạo hồi năm ngoái, vừa nộp đơn xin ra khỏi Đảng CSVN sau 12 năm làm Đảng viên.
Đúng ngày sinh nhật lần thứ 36 của mình, ông Đức đã gửi đơn lên đảng ủy chi bộ nơi ông công tác với nguyện vọng "được ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam càng sớm càng tốt".
Nói chuyện với BBC từ Hà Nội, ông Đức cho hay đây là quyết định được ông đưa ra sau một quá trình suy nghĩ nghiêm túc và lâu dài.
Ông nói kể từ khi ông phấn đấu để vào Đảng và được là đảng viên dự bị năm 2000 khi còn là sinh viên năm thứ nhất Đại học Bách khoa Hà Nội tới khi soạn thảo lá đơn, ông đã có nhiều thay đổi về nhận thức.
Ông Đức nói: "Khi rèn luyện phấn đấu để vào Đảng, tôi thực sự thấy rằng tôi muốn vào Đảng vì trong Đảng có nhiều người tốt, tôi chia sẻ tư tưởng của họ".
Được biết gia đình ông Nguyễn Chí Đức thuộc diện gia đình cách mạng với quá trình hoạt động lâu dài từ trước Cách mạng Tháng Tám.
Tuy nhiên trong thời gian suốt hơn 10 năm làm Đảng viên, ông Đức nói ông thấy dần xa lạ với những ý tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin và muốn theo đuổi con đường chủ nghĩa dân tộc.
Mặc Lâm (RFA) - Thêm một đảng viên trẻ tuổi công khai tuyên bố rời khỏi hàng ngũ của Đảng Cộng Sản VN. Đó là anh Nguyễn Chí Đức, người nổi tiếng vì bị công an Hà Nội đạp vào mặt khi đi biểu tình chống Trung Quốc vào năm ngoái. Mặc Lâm phỏng vấn anh để tìm hiểu thêm căn nguyên khiến anh từ bỏ lý tưởng mà anh theo từ bấy lâu nay. Trước tiên anh cho biết:
Anh Nguyễn Chí Đức: Tôi phải đính chính đối với RFA là tôi không phải từ bỏ đảng mà chỉ xin ra khỏi đảng thôi. Trước khi mình vào thì mình có làm đơn, bây giờ mình cũng đúng thủ tục thì mình xin ra. Nhưng mà trước khi ra thì tuần trước chi bộ cũng làm việc với tôi để hỏi thăm tôi nguyện vọng về một vấn đề khác, nhân tiện tôi cũng trình bày là tôi muốn ra khỏi đảng. Tôi cũng trình bày sơ lược quan điểm của tôi tại sao tôi lại ra khỏi đảng mà trong khi đang yên lành lại xin ra.
Tôi cũng xin trình bày với quý đài RFA rằng đó là một quá trình dài của tôi chứ không đơn thuần là một quyết định nhất thời, mà điều chắc chắn là không phải do bất mãn vì công việc hay vì một xích mích nào cả. Tôi vẫn đi làm bình thường, mà thậm chí công việc và sự nghiệp của tôi nó còn thăng tiến hơn. Không đi biểu tình thì sự nghiệp còn thăng tiến hơn, nhưng tất cả là do tư tưởng ban đầu của tôi.
Nơi kết nạp: Đảng bộ trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Nơi ra khỏi đảng:?
Trước khi soạn thảo đơn xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), trong tôi là cả một quá trình dài suy nghĩ nghiêm túc trước khi quyết định. Bởi vì chủ nghĩa Cộng Sản là ý thức về chính trị đầu tiên mà tôi tiếp nhận qua việc được giáo dục trong môi trường XHCN. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi đã phấn đấu không mệt mỏi cho đến năm cuối mới vinh dự được đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN. Mất 4 năm phấn đấu để trở thành người đảng viên thì cũng phải hơn 8 năm (2004) tôi mới dứt khoát viết lá đơn này. Âu cũng là lẽ thông thường trong cuộc sống, khi tuổi trẻ con người ta dành tình cảm, nhiệt huyết cho một lý tưởng vì lý do nào đó mà giã từ không khỏi giằng xé về tư tưởng.
Wall Street Journal – Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang gia tăng đàn áp các trang blog có quan điểm chỉ trích hoặc bất đồng với chính quyền. Họ ra lệnh điều tra và bắt giữ những người điều hành trang blog (3 trang nêu đích danh và các trang khác). Các công ty kinh doanh dịch vụ Internet thì lo ngại khi làm ăn tại đất nước bị công an quản lý rất khắt khe này.
Trong một văn bản do Chính phủ ban hành hôm thứ Tư, nêu đích danh 3 trang blog và một số trang khác thường đăng tải các bài viết tố cáo tham nhũng trong hệ thống chính quyền, tố cáo vi phạm nhân quyền. Văn bản của chính quyền mô tả đây là các trang blog có “âm mưu thâm hiểm của các thế lực thù địch” – cụm từ thường được chính quyền sử dụng để chỉ những người cổ súy, tranh đấu cho cải cách và dân chủ.
Hai trong số 3 trang blog đề cập đã tuyên bố vẫn tiếp tục hoạt động. Trang Dân Làm Báo cho hay trên một thông báo hôm Thứ Năm rằng “Dân Làm Báo sẵn sàng chấp nhận bị trấn áp, bỏ tù hơn là phải sống đời một con chó câm, ẳng cũng không dám ẳng”. Tuyên bố này dẫn tới sự đối đầu ngày càng sâu sắc giữa các lãnh đạo độc đoán của Việt Nam với cộng đồng dân mạng ngày càng phát triển tại quốc gia mà nền kinh tế đang suy thoái.
Các nông dân Văn Giang: Lê Dũng, Đặng Văn Dật và Trần Thị Thanh Kiệm đang theo dõi tin tức trên Internet.
. Tốc độ phát triển Internet ở VN nhanh hơn một số quốc gia. Hiện VN có khoảng 34% trong số dân 90 triệu người tiếp cận được với Internet. Tỉ lệ này cao hơn một số quốc gia như Thái Lan, Indonesia do sự phát triển của hạ tầng viễn thông cũng như ước vọng của người dân được tiếp cận với tin tức độc lập không do chính quyền kiểm soát.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa chỉ đạo xử lý các trang mạng đăng tải "thông tin bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước" như trang Quan làm báo, đồng thời ngăn cấm cán bộ nhà nước xem và phổ biến tin từ các trang đó.
Website của Chính phủ Việt Nam chiều 12/9 đăng công văn thông báo ý kiến của ông Dũng về xử lý "việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước".
Công văn số 7169 /VPCP-NC do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Quang Thắng ký lúc 5 giờ chiều nêu trực tiếp tên một số trang mạng nhiều người truy cập tuy đã bị chặn tường lửa ở trong nước là Dân làm báo, Quan làm báo và Biển Đông.
Văn bản này viết qua xem xét một số báo cáo của các bộ Công an, Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng, Chính phủ kết luận rằng các trang nói trên cùng một số trang mạng khác "đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội".
Công văn khẳng định: "Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch".
Danlambao - Ngày 12/09/2012, Văn phòng chính phủ (VPCP) vừa gửi đi một công văn "hỏa tốc" đến Bộ Công An, Bộ Thông Tin Truyền Thông và Ban Tuyên giáo về việc "Xử lý thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà Nước" liên quan đến Dân Làm Báo.
Trong nội dung công văn số 7169/VPCP-NC, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ CA phối hợp cùng Bộ Thông Tin Truyền Thông & các cơ quan chức năng "điều tra" và đòi "xử lý nghiêm" những người tham gia xây dựng, hỗ trợ Dân Làm Báo. Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng ra lệnh cấm cán bộ nhà nước không đọc và không phổ biến các thông tin trên Dân Làm Báo.
Công văn trên được phó chủ nhiệm VP Chính Phủ Nguyễn Quang Thắng ký và đóng dấu.
Văn phòng Chính phủ cáo buộc Dân Làm Báo và một số trang thông tin điện tử khác như "Quan Làm Báo", "Biển Đông"... đã đăng tải những thông tin "vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội".
Ngoài ra, VPCP còn khẳng định các thông tin được đăng tải trên Dân Làm Báo "là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch".
Động thái của Văn phòng Chính Phủ có thể liên quan đến việc các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam tiếp tục xiết chặt các truy cập đến Dân Làm Báo bằng cách dựng tường lửa vào tối qua, 11/09/2012.
Bắt đầu từ khoảng chiều hôm qua, ngày 11/09/2012, một số nhà mạng đã gia tăng chặn tường lửa đối với Dân Làm Báo. Theo số liệu, lượng bạn đọc trong 24 giờ qua đã giảm khoảng 30%.
Nhật Khuê (Danlambao) - Vào năm 2010 khi RFA đưa tin công an Việt Nam từ Việt Nam sang Thái Lan bắt cóc "2 cựu điệp viên CIA" (thật sự là hai thành viên đảng Vì Dân). Tin này gấy chấn động và phía Việt Nam đã lên tiếng phản bác điều này. Từ Bộ công an đến Bộ ngoại giao Việt Nam lên tiếng gay gắt. Họ gởi công hàm phản đối đến Bộ ngoại giao Thái Lan, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và cả đài RFA chịu ảnh hưởng.
Thế nhưng vụ bắt ông Dương Chí Dũng thì nhà nước Việt Nam công khai là họ ra nước ngoài bắt người mà họ cần truy bắt. Cho đến hôm nay thì chưa có một quốc gia nào lên tiếng là có một người bị interpol truy nã và bắt tại đất nước của họ. Điều này có nghĩa là nếu ông Dương Chí Dũng bị bắt thì bị bắt cách bất hợp pháp trên một quốc gia nào đó. Chắc chắn là ông Dương Chí Dũng không thể bị bắt ở các quốc gia tự do dân chủ như là Singapore hay là Thái Lan. Nếu có thì interpol cũng như các phương tiện truyền thông ở các quốc gia này lên tiếng rồi.
Khả năng ông Dương Chí Dũng bị bắt ở một quốc gia ASEAN như báo chí lề đảng tuyên truyền thì bây giờ chỉ còn là ở Lào hay Campuchia. Tình báo quân đội Việt Nam sang một đất nước khác để bắt người lén lút là hành động vi phạm luật quốc tế và vi phạm luật pháp của đất nước sở tại. Cho dù ngay cả nếu Lào hay Campuchia là quốc gia "thuộc địa" của đảng CS Việt Nam đi nữa thì các cơ quan tình báo của Việt Nam cũng không được phép hành động này.
Do vậy việc đưa tin ông Dương Chí Dũng bị bắt tại một quốc gia khối ASEAN đang/đã được dẫn độ về Việt Nam là một lời tự thú của nhà cầm quyền Việt Nam. Họ đã vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và cả luật pháp tại quốc gia mà ông Dương Chí Dũng đang ẩn trốn.
T-Rang (Danlambao) - Sáng ngày 11/9/2012, báo Tuổi Trẻ đăng tải bản tin "Yêu cầu báo cáo quá trình truy bắt Dương Chí Dũng". Bài báo dẫn nguồn tin từ Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, nội dung yêu cầu các cơ quan tố tụng báo cáo 'rõ thêm' về các vụ án. Đáng chú ý, trong đó có nội dung liên quan đến "quá trình triển khai truy bắt bị can Dương Chí Dũng".
Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang chây lỳ giữ ghế trưởng ban. Với yêu cầu 'báo cáo rõ thêm' này, ta có thể hiểu rằng: Hóa ra chính Thủ tướng và Ban Chống tham nhũng của ông ta cũng chẳng biết gì thêm về vụ bắt giữ Dương Chí Dũng. Điều này trái ngược hoàn toàn với tuyên bố của ông Vũ Đức Đam hôm 5/9 khẳng định "Thủ tướng chỉ đạo rất sát sao vụ bắt Dương Chí Dũng".
Quả thật là "giấu đầu lòi đuôi", miệng nói 'chỉ đạo rất sát sao' ngay từ đầu mà lại phải yêu cầu các cơ quan tố tụng 'báo cáo rõ thêm' về 'quá trình triển khai truy bắt bị can Dương Chí Dũng'. Xem ra vở kịch của Thủ tướng 3 Dũng ngày càng trở nên vụng về và hài hước một cách lố lăng.
Đấy là chưa nói đến chuyện Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ Phòng chống tham nhũng đã công khai nói cho bàn dân thiên hạ biết rằng: Bộ CA và Tướng Trần Đại Quang tỏ ra coi thường Thủ tướng như thế nào trong vụ bắt giữ này.
Có lẽ vì quá nôn nóng phục thù nên phe nhóm của Thủ tướng vô tình để lộ ra sơ hở chết người như trên. Thực ra thì phe 3 Dũng cũng đã thừa biết quá trình Dương Chí Dũng bị tóm, cái mà 3 Dũng cần ở đây là một văn bản giấu đỏ do bộ CA gửi đến báo cáo 'Quá trình triển khai truy bắt bị can Dương Chí Dũng'. Tức là muốn biết rõ bắt ở đâu, bắt khi nào? Ai chỉ đạo và những ai tham gia vụ bắt? Khi đã có trong tay văn bản này, phải chăng phe nhóm Thủ tướng sẽ lên danh sách, bắt đầu 'tính sổ' từng người một?
Nóng - Nông dân Văn Giang biểu tình, bao vây trụ sở huyện !
Hôm nay, gần 500 nông dân Văn Giang tập trung tại trụ sở UBND huyện để biểu tình, họ sẽ nấu những nồi cháo tại đây giống như nông dân các vùng khác đang khiếu kiện, tố cáo chính quyền về các vấn đề tham nhũng đất đai tại địa phương.
Từ 8h sáng, hàng trăm bà con nông dân 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao đến UBND huyện Văn Giang. Yêu cầu UBND huyện giải quyết khiếu nại của bà con về việc cưỡng chế đất trái luật ngày 24-4-2012 của UBND huyện Văn Giang. Phản đối việc Tòa ánh nhân dân huyện Văn Giang trả lại đơn khiếu kiện vụ án hành chính về quyết định cưỡng chế đất trái luật của UBND huyện Văn Giang năm 2009.
Hiện tại cổng UBND huyện Văn Giang đóng, bên cạnh là trụ sở Huyện ủy Văn Giang cũng đóng cửa cổng.
Bà con Văn Giang cũng mang theo nồi để nấu cháo chờ cho tới khi UBND huyện Văn Giang mở cửa giải quyết khiếu nại của bà con.
- Vào tháng 6-2012 bà con xã Liên Hiệp - huyện Phúc Thọ - Hà Nội liên tiếp tổ chức nấu cháo, bao vây UBND xã Liên Hiệp. Bà con đã tố cáo các sai phạm, tham nhũng của cán bộ. Yêu cầu chính quyền cấp trên cách chức, thay thế 11 cán bộ xã tham nhũng đất đai. - Xã Tiền Phong - TP Thái Bình cũng nấu cháo kéo dài nhiều tháng tại UBND xã Tiền Phong để chống lại các sai phạm, tham nhũng đất đai của cán bộ xã, thành phố Thái Bình hồi mấy năm trước.
Một số hình ảnh do phóng viên gửi về từ hiện trường :
Danlambao - Hôm 4/9/2012 vừa qua, gia đình Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã đến trại giam số 4 Phan Đăng Lưu để làm thủ tục thăm nuôi định kỳ. Trong buổi thăm gặp lần này, bé Yến - con gái út của Blogger Điếu Cày đã được gặp bố sau quãng thời gian 5 năm ngăn cách. Khi bị bắt vào năm 2008, con gái út của Điếu Cày chỉ mới 13 tuổi, đến nay cô bé đã trở thành thiếu nữ 18.
Buổi gặp gỡ diễn ra với thời gian chóng vánh, chỉ kéo dài khoảng 10 phút. Những viên công an quản lý trại giam thường xuyên tìm cách rút ngắn thời gian thăm nuôi của các gia đình tù nhân chính trị.
Gia đình cho biết tinh thần của Blogger Điếu Cày rất kiên cường, sức khỏe của anh có phần khá hơn trước.
Đến nay, Điếu Cày đã bị giam giữ gần 2 năm không xét xử, cùng với rất nhiều lần phiên tòa bị trì hoãn. Lần trì hoãn gần đây nhất là hôm 7/8/2012. Luật sư Hà Huy Sơn - người bảo vệ quyền lợi cho Điếu Cày nói rằng: "Theo quy định pháp luật thì hoãn tòa không quá 30 ngày" như vậy có nghĩa là trước ngày 7/9/2012, tòa án phải có thông báo mở phiên xử trước 10 ngày. Tuy nhiên cho đến ngày 4 tháng 9, cả gia đình và luật sư vẫn chưa thấy có bất cứ thông báo hoặc động thái nào từ tòa án.
Điếu Cày cho biết, anh chỉ nhận được duy nhất một tờ giấy mập mờ ghi rằng thời hạn "Tạm giam cho đến khi kết thúc phiên xử sơ thẩm".
Hạ Đình Nguyên- Sau 10 năm chiến tranh vừa công khai vừa âm thầm, mất đất và mất đảo, Đảng CSVN sang tận Thành Đô năm 1991, ký kết với Đảng CSTQ một Hiệp ước bí mật mà 20 năm sau, nhân dân và Quốc hội Việt Nam chưa biết nội dung , chỉ biết đó là văn kiện tái bang giao, hữu nghị với khẩu hiệu16 chữ vàng được treo dán khắp nơi. Mọi đau thương, mất mát vừa qua đã không được phép nhắc tới... Căn cứ trên những lời phát biểu của các lãnh đạo Hà Nội, có thể nhận biết rằng, những gì Trung Quốc muốn, Việt Nam gần như đồng thuận, những vấn đề nhân dân quan tâm thì cho là nhạy cảm, nói úp mở và né tránh...
*
Việt Nam là một quốc gia đã tồn tại hơn 4.000 năm, với lịch sử chiến tranh giữ nước liên tục chống lại các cuộc xâm lăng của phương Bắc, nhưng cũng như hầu hết các quốc gia phương Đông đều bị lạc hậu trước sự phát triển của phương Tây, bị phương Tây đô hộ.
Chủ nghĩa Cộng sản xuất hiện từ phương Tây đã du nhập vào Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác, trở thành phương tiện tạo thêm một sức sống mới, vượt qua chế độ Phong kiến đã lạc hậu, làm kích thích tinh thần chiến đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc và ý thức mới về một thể chế dân chủ, các nước đã cùng đứng chung trong một hệ tư tưởng là Chủ nghĩa Cộng sản.
Vòng xoáy ý thức hệ
Giữa thế kỷ 20, thế giới chuyển hóa thành hai phe, phe theo chủ nghĩa Cộng sản và phe chống chủ nghĩa Cộng sản. Việt Nam là một nước nhỏ, nằm vào vị trí địa-chính trị quan trọng nên đã trở thành trận địa giao tranh của hai thế lực, tiếp tục chìm trong máu lửa, trong khi các nước lớn Liên Xô, Trung Quốc thì đã sớm giành được độc lập, thoát ra khỏi chiến tranh.
Thời đại bước vào một vòng xoay mới: Phe chống chủ nghĩa Cộng sản - mà ta quen gọi là chủ nghĩa Tư bản – do sự phát triển khoa học kỹ thuật và tinh thần đấu tranh cho khát vọng dân chủ, đã chuyển hóa thành thể chế dân chủ ngày càng tốt hơn, đưa xã hội tiến lên một bước văn minh, các giá trị sống con người được tôn trọng và có luật pháp nâng đỡ, với mô hình tam quyền phân lập, đã thuyết phục hầu hết các quốc gia trên thế giới đi theo.
Trong khi đó, phe theo chủ nghĩa Cộng sản, thực hiện mô hình XHCN, với Liên Xô là 80 năm, Trung Quốc hơn 50 năm, theo cơ chế tập quyền độc đoán, trở thành một thể chế xơ cứng, chậm phát triển, tệ nạn chuyên quyền, hối lộ trong giới cầm quyền trở thành hệ thống. Nội bộ giới cầm quyền liên tục trải qua những cuộc thanh trừng nhau đẫm máu, nhân dân bị buộc phải sống trong khuôn khổ bị chỉ huy toàn diện.
Khát vọng tự do của nhân dân và của một bộ phận lớn những người có ý thức trong đảng Cộng sản Liên Xô đã thúc giục họ cùng nhau tự đứng lên, làm một cuộc cách mạng thay đổi thể chế cũ của 80 năm qua, sang thể chế mới: Từ bỏ chủ nghĩa xã hội, giải tán đảng Cộng sản, chuyển sang cơ chế dân chủ, hội nhập vào thế giới, không xem quốc gia khác là kẻ thù, chỉ chăm lo cho sự phồn vinh của đất nước mình trong tinh thần cạnh tranh toàn cầu theo luật chơi bình đẳng.
Liên Xô, vốn là quốc gia đi đầu, được xem là thành trì của phong trào Cộng sản quốc tế, nay không còn nữa.
Hệ tư tưởng chủ nghĩa CS đã bộc lộ tính bất khả thi về mặt thực tiễn, lẫn rối loạn về mặt lý thuyết ở quy mô thế giới. Từ đây cũng chính thức chấm dứt cuộc đấu tranh ý thức hệ của chủ nghĩa CS quốc tế, mà Việt Nam đã là nạn nhân đẫm máu lâu dài nhất.
David Brown/Asia Sentinel - Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ - Khả năng kiểm soát chính phủ Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị suy yếu. Vị Thủ tướng Việt Nam đang bị tấn công bởi các đối thủ trong nội bộ đảng, thành phần vốn không ưa những người bạn giàu có và lỗi lầm trong quản lý kinh tế của ông ta.Nếu Dũng đi xuống, những thay đổi quan trọng trong quản lý các vấn đề kinh tế và xã hội của Việt Nam có khả năng sẽ xảy ra.
Như một quy luật, Đảng Cộng sản Việt Nam không vạch áo cho công chúng xem. Phát ngôn viên của đảng đã làm việc cần mẫn để duy trì hào quang thẩm quyền và không thể sai lầm của đảng. Đảng viên không mách lẻo chuyện nội bộ với người bên ngoài. Các quyết định thực hiện bởi Bộ Chính trị hay Uỷ ban trung ương đảng của họ được miêu tả như một sự đồng lòng nhất trí.
Điều 4 của Hiến pháp của Việt Nam rất rõ ràng về quyền lực chính trị độc quyền của Đảng Cộng sản: Đảng "là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội." Một trong 30 người Việt Nam - tổng cộng khoảng 3 triệu người - là đảng viên. Các cấp uỷ đảng hiện diện trong mọi làng quê, mọi khu dân cư của các tỉnh thành.
Đảng đổi mới giới lãnh đạo của mình tại các đại hội đảng được xoay sở bằng nhiều tháng trời thay đổi đồng minh và dàn xếp phe phái. Thông thường đây không phải là một dịp của việc người thắng cuộc ăn cả, mà đúng hơn là để nhằm cập nhật sự cân bằng trong nội bộ giữa các phe phái và quyền lợi khi các nhà lãnh đạo già về hưu một cách ít đổ máu.
Các đối thủ trong nội bộ có thể lôi ông ta xuống
Theo các nhà ngoại giao và một số các học giả phương Tây, trong thời gian chuẩn bị hội lần thứ 11 được tổ chức đầu năm ngoái, quan chức đảng cao cấp Trương Tấn Sang đã từng sắp đạt một nỗ lực mạnh mẽ để thay thế việc Dũng làm thủ tướng. Ông đã thất bại và Quốc hội đã trao cho Dũng một nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai. Giải khuyến khích cho Sang là một chức vụ chủ tịch chủ yếu về nghi lễ. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được phong làm Tổng bí thư Đảng.
Hiện nay có dấu hiệu cho thấy Sang Trọng đang vận động để phá vỡ khả năng kiểm soát của ông Dũng trên các đòn bẩy chính sách và bảo trợ. Cả hai có thể vạch ra một danh sách dài của các rủi ro và thất bại. Họ có thể hướng cuộc đấu tranh vất vả với nạn lạm phát và sự thái quá của giới giàu mới nổi vào cơn giận của công chúng.
Tham luận tại Hội thảo về Biển Đông ngày 28/8 tại Hà Nội
Những bằng chứng văn bản nhà nước, chính sử, địa chí, bản đồ về chủ quyền của Việt Nam tại Hòang Sa & Trường Sa & Các giải pháp giải quyết ở Biển Đông*
Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học
1. Chưa hề có nước nào như ở Việt Nam trước năm 1909 qua châu bản, văn bản chính quyền từ trung ương đến địa phương ghi rõ việc xác lập và hành xử chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.
2. Chưa hề có nước nào như ở Việt Nam trước năm 1909 có sách ghi điển chế, luật định của triều đình định lệ hàng năm sai thủy quân đi xác lập, thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa , Trường Sa.
3.Chưa hề có nước nào như ở Việt Nam trước năm 1909, chính sử, sách địa lý ghi rõ việc xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
4. Chưa hề có nước nào như ở Việt Nam trước năm 1909, lại có nhiều tư liệu phương Tây từ thế kỷ 19 trở về trước và của chính Trung Quốc ghi rõ việc xác lập và hành xử chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
5.Chưa hề có nước nào như Việt Nam mà người phương Tây và nhà nước Việt Nam từ thế kỷ 19 trở về trước đã vẽ bản đồ xác định rất rõ “Paracel tức Hoàng Sa” và ghi chú Hoàng Sa thuộc xứ Đàng Trong của Vương quốc An Nam tức Việt Nam.
Mặt mạnh của Việt Nam về tranh cãi chủ quyền tại Hoàng Sa & Trường Sa là học thuật nắm rất chắc sự thật lịch sử quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa. Song Việt Nam chưa làm tốt, quảng bá rộng rãi , phát huy tác dụng mặt mạnh của mình.
Nếu làm được như thế thì ngay cả nhân dân Trung Quốc nếu muốn trái đất này và ngay cả đất nước mỉnh tồn tại và phát triển, không thể để xảy ra bi kịch Á Châu như các học giả quốc tế trong Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ ba vừa qua tại Hà Nội ái ngại xảy ra như bi lịch Ấu châu thế kỷ trước vì sự hung dữ của chính quyền ở Châu Ấu. Mọi nước phải tôn trọng sự thật và lẽ phải, không thể chấp nhận sự hung dữ, trái với luật pháp quốc tế nhưchính quyền Trung Quốc hiện nay.
Về pháp lý quốc tế nhất là hiệp định Genève lại có khả năng phản bác luận điểm mạnh nhất của Trung Quôc cũng như Hiến Chương LHQ cấm sử dụng võ lực và Công Uớc LHQ về Luật biển năm 1982.
Những cơn dư chấn liên tục sau trận động đất hôm thứ Ba đã khiến cư dân huyện Bắc Trà My và khu vực lân cận mất ăn mất ngủ. Người ở huyện Bắc Trà My còn thêm nỗi lo là nếu đất tiếp tục rung chuyển mạnh và liên tục thì đập thủy điện Sông Tranh 2 có thể vỡ và nước sẽ tràn ngập khu dân cư phía dưới.
File photo
Đập Thủy điện Sông Tranh 2 ở huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Rất có thể
Để tìm hiểu vấn đề, Thanh Trúc phỏng vấn giáo sư tiến sĩ Nguyễn Trường Tiến, chủ tịch Hội Cơ Học Địa Chất Việt Nam. Đầu tiên, nhà cơ học đất và địa kỹ thuật công trình này khẳng định:
GSTS Nguyễn Trường Tiến: Chuyện xây dựng một đập thủy điện thì nó tăng thêm rất nhiều tải trọng lên nền đất và nền đá. Đó là lý do thứ nhất. Thứ hai, nó tăng thêm trọng lượng của nước tác động lên đất và đá và sẽ gây kích thích động đất. Đấy là một sự thật, tôi khẳng định như thế.
Thanh Trúc: Thưa trường hợp có những rung chấn mạnh tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 từ mấy hôm nay thì nhận định đầu tiên của ông là như thế nào?
Động đất gây nứt tường nhà dân - Ảnh: Hoàng Sơn/Thanh Niên
GSTS Nguyễn Trường Tiến: Đấy chắc chắn là động đất chứ không có gì khác cả. Điều mà mấy đồng chí, mấy anh lãnh đạo của khu vực đấy với lại bà con cảm giác thì đó là dư chấn, là động đất nhỏ, có thể cấp hai, cấp ba, cấp bốn gì đó.
Thanh Trúc:Vậy khu vực Sông Tranh nằm trong tầm nguy hiểm đến mức độ nào. Liệu đập thủy điện Sông Tranh 2, vốn trước đó có nhiều vết nứt và đã được khắc phục, có thể bị vỡ hay không?
GSTS Nguyễn Trường Tiến: Câu chuyện đặt ra là hiện nay tất cả những thông tin của Viện Địa Lý rồi Viện Địa Chấn rồi các chuyên gia … thì tôi hiểu kết quả đo địa chấn hiện nay là đang ở cấp nằm trong sự cho phép nào đó, nhưng tất nhiên dưới kết luận nó sẽ tăng dần. Câu chuyện nó sẽ tăng dần tại vì nó như một vết gãy mà có tác dụng của tải trọng thì nó có thể tăng dần cấp động đất lên, cái tầng suất động đất phát triển lên. Đương nhiên bây giờ người thiết kế hay người kiểm tra hay người chịu trách nhiệm phải đánh giá toàn bộ lại cái ảnh hưởng của động đất này tới thủy điện Sông Tranh và đập thủy điện Sông Tranh.
Tôi thì tôi hình dung rằng cấp động đất ấy sẽ tăng dần lên bởi vì tải trọng tăng dần lên và tầng suất của động đất nó tăng dần lên, phá hỏng đập thủy điện Sông Tranh hoàn toàn là câu chuyện có khả năng.
GSTS Nguyễn Trường Tiến
Tôi thì tôi hình dung rằng cấp động đất ấy sẽ tăng dần lên bởi vì tải trọng tăng dần lên và tầng suất của động đất nó tăng dần lên, phá hỏng đập thủy điện Sông Tranh hoàn toàn là câu chuyện có khả năng.
Thanh Trúc: Nếu chẳng may đập thủy điện Sông Tranh này bị nứt hay bị vỡ thì..?
GSTS Nguyễn Trường Tiến:Những người có trách nhiệm, hoặc là chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn về điện, phải mô hình hóa toàn bộ bài toán, cái đập đấy, cái nước đấy, rồi cái tải trọng đấy với cái cấp động đất mà làm hỏng cái đập thủy điện Sông Tranh đấy. Những câu chuyện đó hoàn toàn có thể mô hình toán học. để biết nước sẽ chảy với tốc độ bao nhiêu, nó sẽ tạo nên thảm họa như thế nào.
Bởi vì tôi là một nhà khoa học mà tôi lại không có các số liệu ở trong tay thì tôi cũng không thể dự báo được mà tôi hình dung chuyện đấy hoàn toàn là với những công cụ của máy tính, của thiết kế, và chúng ta hoàn toàn có thể dự báo được là cái thủy điện Sông Tranh mà nó bị sập hoặc là nó bị nứt thì nước nó sẽ cuốn như thế nào nó sẽ chảy đến đâu và nó gây ngập lụt thế nào, toàn bộ câu chuyện có thể tính toán bằng số.
Thanh Trúc: Thưa như thế thì ai, cơ quan nào, chịu trách nhiệm nhiều nhất về cái tính toán và đưa ra những con số?
GSTS Nguyễn Trường Tiến: Tôi nghĩ theo đúng luật đầu tư của Việt Nam thì ông chủ đầu tư, ông mà bỏ tiền xây đập và bỏ tiền xây dựng nhà máy thủy điện Sông Tranh là phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Thứ hai là Tổng Công Ty Điện Lực quản lý vùng điện năng đấy và thứ ba là Bộ Công Thương quản lý ngành điện lực. Cả ba phải chịu trách nhiệm, trong lãnh vực này là như thế.
Thanh Trúc:Những vết nứt xảy ra ở đập thủy điện Sông Tranh dưới mắt nhìn của ông là như thế nào?
GSTS Nguyễn Trường Tiến: Câu chuyện của thủy điện là một câu chuyện rất khó. Tức là thực ra chúng ta xây dựng quá nhiều thủy điện, chuyện qui hoạch thủy điện là một đề tài rất rộng. Đầu tiên là vấn đề qui hoạch, vấn đề thứ hai là khảo sát, vấn đề thứ ba là thiết kế, vấn đề thứ tư là thi công và vấn đề cuối cùng là giám sát chất lượng thi công.
Thế thì chuyện gây nên những vết nứt rồi gây ra những cái như nước chảy nước thấm … thì nó tích tụ rất nhiều từ những cái sai sót đọng lại và tạo nên cái sai sót cuối cùng ấy, làm nước cứ chảy và đập không an toàn, nó bị nứt.
Thông Luận- Trong lúc này, khi mà tình hình kinh tế nguy ngập, vật giá leo thang, hàng loạt công ty phá sản hoặc hấp hối, các ngân hàng trong tình trạng báo động đỏ vì nợ xấu chồng chất, đa số các nhà đầu tư rời Việt Nam, các vụ bê bối liên tục được phơi bày vì không thể che giấu được nữa, nếu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị mất uy tín và bị đả kích gay gắt thì cũng là một điều dễ hiểu. Nhiều người cho rằng ông đang gặp khó khăn lớn, thậm chí có thể mất chức. Ngược lại cũng có ý kiến cho rằng phải ủng hộ ông Dũng vì dù sao ông cũng là người đang cố gắng thoát ra khỏi thế lệ thuộc Trung Quốc để đến gần với Hoa Kỳ và các nước dân chủ.
Như trong mọi tình huống tranh tối tranh sáng chúng ta cần hết sức cảnh giác.
Việc ông Dũng tham nhũng và bao che tham nhũng là điều mà không ai, dù bênh ông, có thể chối cãi. Bảy năm trước khi lên làm thủ tướng ông đã dõng dạc cam kết sẽ bài trừ tham nhũng và còn tuyên bố sẽ từ chức nếu không đẩy lùi được tham nhũng, nhưng suốt bảy năm qua tham nhũng đã không ngừng gia tăng và gia tăng với một vận tốc chóng mặt. Cũng không ai có thể phủ nhận ông không có khả năng để lãnh đạo một đất nước gần một trăm triệu người với vô số vấn đề phức tạp trong một bối cảnh toàn cầu hóa. Vinashin, Vinaline, EVN chỉ là vài thí dụ. Thành tích nổi bật của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là đã biến Việt Nam thành nước rủi ro nhất trong vùng cho đầu tư mặc dù mới chỉ là một trong những nước nghèo nhất. Trong bất cứ một nước bình thường nào một thủ tướng như ông Dũng chắc chắn đã phải từ chức hoặc bị cách chức từ lâu. Nhưng ông Dũng vẫn còn đó. Không những thế quyền lực của ông còn mạnh lên. Ông nắm được cả quân đội, công an và tài phiệt. Ông lấn áp cả đảng cộng sản. Việt Nam đang chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu Nguyễn Tấn Dũng bị chống đối bởi cả nhân dân Việt Nam lẫn đa số đảng viên cộng sản.
Có hai loại người bênh Nguyễn Tấn Dũng. Trước hết, và phần chính, là những người mà quyền lợi và địa vị gắn chặt với ông Dũng. Sau đó là một số ít những người tin rằng ông Dũng đang cố gắng gia tăng quan hệ với các nước dân chủ. Hai loại người này rất khác nhau nhưng sử dụng cùng một lâp luận: nếu ông Dũng bị loại, các thế lực thủ cựu thân Trung Quốc sẽ thắng và Việt Nam sẽ còn lệ thuộc Trung Quốc với tất cả nhục nhằn và mất mát trong một thời gian dài.
Lập luận này dù xuất phát từ thiện chí hay quyền lợi bất chính cũng không thuyết phục. Thời gian bảy năm vừa qua, khi ông Dũng là thủ tướng gần như toàn quyền, cũng là thời gian mà chính quyền cộng sản Việt Nam tỏ ra khiếp nhược nhất đối với Trung Quốc. Đó cũng là thời gian mà Việt Nam cho Trung Quốc thuê dài hạn nhiều khu rừng có giá trị chiến lược trên thượng nguồn, cho Trung Quốc đấu thầu khai thác mỏ bô-xit ở Tây Nguyên, để hàng lậu Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, và chấp nhận một quan hệ ngoại thương bệnh hoạn trong đó thâm thủng ngoại thương với Trung Quốc bằng tổng số thâm thủng ngoại thương của Việt Nam. Cũng nên nhớ là nếu dự án bô-xit Tây Nguyên sau cùng đã được giảm thiểu thì đó là vì ông Dũng đã phải nhượng bộ những áp lực từ xã hội Việt Nam được sự khuyến khích của những đối thủ của ông Dũng trong ban lãnh đạo cộng sản. Ông Dũng và những người ủng hộ ông có thể biện luận rằng đó là những quyết định tập thể trong đó ông Dũng chỉ có một phần trách nhiệm, nhưng nói như thế là quên rằng ông Dũng có ảnh hưởng lớn nhất thì cũng có trách nhiệm lớn nhất và hơn nữa, trái với một vài người khác trong bộ chính trị, ông Dũng tuyệt đối chưa hề biểu lộ một chống đối nào, thậm chí một sự dè dặt nào trong những chọn lựa này.