Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

NHÂN DÂN XÃ NINH HIỆP, GIA LÂM, HÀ NỘI KÊU CỨU TẠI BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG.



Vào lúc 2h chiều ngày 17/1/2014 tại Tru sở Ban Nội Chính Trung Ương, số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Ba Đình, Hà Nội có hơn 50 người dân xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội đến kêu cứu vì chính quyền địa phương cướp đất, cướp trường học để xây dựng Trung tâm thương mại bán cho tư nhân, trong đó có cả thương nhân Trung Quốc.

Vì không có ai đón tiếp nên khoảng 5h chiều cùng ngày họ về nhà và hẹn lần sau sẽ tiếp tục kéo đến biểu tình.

Quý vị có thể xem thêm các đường link:

http://dantri.com.vn/xa-hoi/hang-tram-tieu-thuong-ninh-hiep-bai-thi-doi-thoai-voi-chu-tich-huyen-828790.htm

http://giadinh.net.vn/xa-hoi/gia-lam-ha-noi-pha-truong-chuan-quoc-gia-de-xay-trung-tam-thuong-mai-20140117022550310.htm

http://ttxva.org/gia-lam-ha-noi-pha-truong-chuan-quoc-gia-de-xay-trung-tam-thuong-mai/

Sau đây là một số hình ảnh biểu tình của bà con xã Ninh Hiệp tại Ban Nội Chính Trung Ương.


Bản điều trần của bà Trần Thị Ngọc Minh - Mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh - trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos tại Quốc hội Hoa Kỳ

Trần Thị Ngọc Minh
Washington, Ngày 14 tháng 01 năm 2014
Kính thưa quý vị, 

Tôi là Trần Thị Ngọc Minh, hôm nay tôi được có mặt ở đây để trình bày câu chuyện về người con gái Út của tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh, 28 tuổi một tù nhân lương tâm tại Việt Nam, chỉ vì giúp đỡ những công nhân khốn khổ, những nông dân bị cộng sản Việt Nam cướp đất, cướp nhà mà nhà nước cộng sản bắt con tôi giam vào tù.

Điều trần của Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos (Tom Lantos Human Rights Commission) 
tại Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 16-1-2014 - ảnh Nguyễn Quốc Khải

Có lẽ quý vị ngồi đây, tại nước Mỹ này, quý vị không thể biết hết tình cảnh của công nhân tại Việt Nam, những người trực tiếp làm ra của cải, trong đó có những hàng hóa do họ làm ra được bán sang Hoa Kỳ. Họ đã sống và làm việc trong những điều kiện hết sức tồi tệ, họ cư trú trong những khu nhà thiếu tiện nghi, mất vệ sinh, chật chội. Có hàng trăm vụcông nhân bị ngộ độc thực phẩm từ bữa ăn do công ty xí nghiệp cung cấp. Họ phải làm việc từ 12 đến 15 giờ mỗi ngày nhưng chỉ được trả lương bình quân 70 đôla mỗi tháng. Nhiều trường hợp bị chủ không trả lương, không đóng bảo hiểm, sa thải khi ốm đau, gặp tai nạn lao động thì không bồi thường đầy đủ. Họ không được quyền thành lập công đoàn riêng để bảo vệ cho mình.

Con gái tôi cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và nhiều người khác đã đến giúp đỡ công nhân đấu tranh với giới chủ bảo vệ các quyền tối thiểu của họ, nhưng cả ba người đều đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt, đánh đập và kết án nặng nề.

Thân nhân các Tù nhân Lương tâm Việt Nam lên tiếng trước Quốc hội Hoa Kỳ




Lúc 10 giờ sáng ngày 16/1/2014 (theo giờ Washington), Quốc hội Hoa Kỳ đã mở phiên điều trần nhấn mạnh về tình trạng của các Tù nhân Lương tâm toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Buổi điều trần do Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos tổ chức và được truyền hình trực tiếp trên Internet lúc 22 giờ tối, theo giờ Việt Nam.

Xuất hiện tại phiên điều trần có thân nhân của các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam như: Bà Trần Thị Ngọc Minh - mẹ Đỗ Thị Minh Hạnh, bà Nguyễn Thị Trâm - mẹ luật sư Lê Quốc Quân, ông Trần Văn Huỳnh - ba anh Trần Huỳnh Duy Thức... Trong các phiên điều trần từng diễn ra, đây là lần đầu tiên chứng kiến sự xuất hiện của nhiều thân nhân trực tiếp đến từ Việt Nam như vậy.

Khán phòng buổi điều trần treo hình ảnh của nhiều tù nhân lương tâm trên thế giới. Trong đó, nổi bật nhất là bức ảnh về Đỗ Thị Minh Hạnh trong hai hoàn cảnh tương phản: một bên là bức chân dung Hạnh chụp khi còn là sinh viên trong bộ áo dài, bên phải là bức ảnh lớn hơn được chụp lúc Hạnh mặc áo tù.

Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, ông Robert P. George đã giơ cao bức ảnh về Đỗ Thị Minh Hạnh và linh mục Nguyễn Văn Lý, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do ngay lập tức cho tất cả các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm.

Đỗ Thị Minh Hạnh năm nay 29 tuổi, chuẩn bị đón sinh nhật lần thứ 5 trong tù vào ngày 13/3 sắp tới. Hạnh bị kết án 7 năm tù vì tham gia hỗ trợ công nhân đấu tranh đình công đòi quyền lợi và nhân phẩm vào năm 2010.

Phát biểu tại phiên điều trần, mẹ Đỗ Thị Minh Hạnh là bà Trần Thị Ngọc Minh đã lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng đối với các tù nhân lương tâm và đối với người lao động.

Khi nhắc đến tình cảnh Hạnh đang bị khối u một bên ngực, bà Minh không kìm được nước mắt đã bật khóc kêu gọi quốc tế hỗ trợ, lên tiếng giúp con gái bà mau chóng được chữa trị kịp thời.

Bà Nguyễn Thị Trâm - mẹ luật sư Lê Quốc Quân, ông Trần Văn Huỳnh - ba anh Trần Huỳnh Duy Thức cũng xuất hiện tại buổi điều trần. 

Trong đoạn video được trình chiếu sau đó, ông Võ Văn Bửu - chồng bà Mai Thị Dung cũng lên tiếng kêu cứu về tình trạng hiện nay của vợ. 

Tại đoạn video tiếp theo, thay mặt cho bà Nguyễn Thị Trâm và bà Nguyễn Thị Kim Liên - mẹ Đinh Nguyên Kha, ông Trần Văn Huỳnh với bài phát biểu tiếng Anh trôi chảy lên tiếng kêu gọi quốc tế can thiệp, gây áp lực đòi trả tự cho tất cả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. 

Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos được thành lập nhằm tôn vinh sự nghiệp tranh đấu nhân quyền của cố dân biểu Thomas Peter Lantos. Đây là một ủy ban thuộc Quốc hội Hoa Kỳ, gồm 200 dân biểu và nghị sĩ thuộc cả hai chính đảng lớn, mục đích để cùng hợp tác nâng cao nhận thức về các vấn đề nhân quyền trên thế giới

Công an tổ chức phòng chống nhân quyền?!

Ma Văn Thành

Thật lạ?

1. Khủng bố và nhân quyền là hai vấn đề đối lập mà công an Thanh Hóa có thể chống gộp chung giống như hai vấn đề tương tự, "chống khủng bố và nhân quyền". Mà chống nhân quyền là chống gì vậy?

2. Kinh phí hội nghị chống khủng bố và nhân quyền lại lấy từ nguồn kinh phí an ninh biên giới, biển đảo. Phải chăng họ chống khủng bố và nhân quyền ngoài đảo? Nếu chống khủng bố Trung Quốc hành hung, giết hại ngư dân thì tốt ha. Nhưng nếu chống ngư dân có nhân quyền, tức chỉ coi ngư dân như súc vật để đè đầu cưỡi cổ thì không được đâu nhé.

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

THƯ MỜI CỦA CLB PHAOLO NGUYỄN VĂN BÌNH

Nhân kỷ niệm 40 năm cuộc hải chiến bảo vệ Hoàng Sa (1.1974 – 1.2014), thân mời Quý Anh Chị thành viên và thân hữu CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình đến tham dự thánh lễ tưởng niệm, tri ân và cầu nguyện cho tất cả đồng bào và chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988), được tổ chức tại Phòng họp Phạm Tiên Long, 43 Nguyễn Thông, Quận 3 TP.HCM lúc 16 giờ ngày Thứ Bảy 18-01-2014.

Rất mong sự hiện diện của Quý Anh Chị và thân hữu để cùng nhau thể hiện tình hiệp thông huynh đệ thiêng liêng.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 13-01-2014
Tm. CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình
NNC Nguyễn Đình Đầu
Phó Chủ nhiệm
Nguồn: Ba Sàm

THÔNG BÁO VỀ LỄ TƯỞNG NIỆM 40 NĂM NGÀY TRUNG QUỐC CHIẾM HOÀNG SA


 

THÔNG BÁO VỀ LỄ TƯỞNG NIỆM 40 NĂM 
NGÀY TRUNG QUỐC XÂM CHIẾM HOÀNG SA

Hoà chung không khí tưởng niệm của nhân dân Việt Nam trên toàn thế giới.
Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Dựa trên quyền con người cơ bản là quyền tự do bày tỏ quan điểm, bao gồm quyền tự do bày tỏ lòng yêu nước, tự do thờ phụng và tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc.
Với thực tế không thể chối cãi là Trung Quốc đã xâm lược, chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và đang tiếp tục gây hấn, xâm lấn và thôn tính nước ta một lần nữa.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào hãy tham gia Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 17-19/01/1974!

Thời gian: Từ 8h30 – ngày 19/01/2014
Địa điểm: Tại tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội

Hãy đến với chúng tôi để chứng tỏ với cộng đồng quốc tế Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam, để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc và để khẳng định chúng ta không sợ hãi trước bất kỳ sự đe doạ nào khi bày tỏ lòng yêu nước của mình!

Đề nghị UBND thành phố Hà Nội cùng các lực lượng chức năng đảm bảo an toàn cho buổi lễ, không tổ chức lễ hội, hát hò, vui chơi thể thao trong khu vực quanh Hồ Gươm và không cản trở, gây khó dễ cho những người tham gia buổi tưởng niệm này.

17-19/01/1974 – Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa
Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên!

Anh em No-U Hà Nội
Trân trọng kính báo!

Nguồn: Ba Sàm và Diễn đàn XHDS

SẼ CÓ NGÀY LẤY LẠI HOÀNG SA

 


SẼ CÓ NGÀY LẤY LẠI HOÀNG SA
Phan Duy Kha 

(Tưởng nhớ 74 Liệt sĩ hi sinh trong trận
Hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974) 

Người ta gọi các anh là “quân ngụy”
Bởi các anh là lính Việt Nam cộng hòa
Nhưng tôi gọi các anh là Liệt sĩ
Bởi các anh ngã xuống vì Hoàng Sa.

Bọn giặc dữ mang dã tâm cướp đảo
Chúng hung hăng dùng chiến thuật “biển người”
Tàu chiến, máy bay…rung trời đạn nổ
Duy Mộng, Quang Hòa, Hữu Nhật (1)… Hỡi ơi !

Tổ quốc ghi tên các anh:
                  Nguyễn Thành Trí, Ngụy Văn Thà,
Lễ, Nghĩa, Hùng, Cường, Quý, Danh, Đức, Dũng (2)…
Bảy mươi tư anh hùng xả thân nơi đầu súng
Máu  thịt các anh hòa sóng biển bao la.

Bốn mươi năm rồi, trái tim ta ứa máu
Giặc ngang nhiên cướp biển đảo ông cha
Bốn mươi năm rồi, lòng ta luôn nung nấu:
Sẽ có một ngày lấy lại Hoàng Sa ! 

P.D.K 
Hà Nội, 14.1.2014

Chú thích: 
(1): Tên một số hòn đảo bị giặc chiếm trong trận hải chiến ngày 19.1.1974
(2): Tên một số Liệt sĩ hi sinh trong trận hải chiến này (Xem danh sách cụ thể ở dưới)

DANH SÁCH 74 QUÂN NHÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA HI SINH TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974(Cập nhật từ Thanh niên Online)

THÔNG BÁO VỀ CUỘC BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TQ TẠI TOKYO NGÀY 19.1.2014


Người Việt Nam biểu tình phản đối Trung cộng tại Tokyo ngày 26.6.2011.

Thông báo chính thức: 
Về cuộc Tuần hành tại Tokyo sáng Chủ Nhật, 19/1/2014, Phản đối Trung Quốc 40 năm xâm lược Hoàng Sa 
13 Tháng Giêng 2014 lúc 7:58

Chúng tôi kêu gọi mọi người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế yêu chuộng hòa bình và công lý nhiệt tình tham gia cuộc tuần hành Phản đối Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược và chiếm đóng Hoàng Sa(19/1/1974~19/1/2014).Đồng thời phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc bắt tất cả ngư dân nước ngoài phải xin phép khi hành nghề trên BiểnĐông từ ngày 1/1/2014.

Thời gian: 10h –12h Chủ Nhật, ngày 19/1/2014

Hành trình (Địa điểm tập hợp, khởi hành, các con đường tuần hành và địa điểm giải  tán): Trong phạm vi từ khu vực gần ga Roppongi đến khu vực gần ga Ebisu.

Địa điểm và hành trình chính xác, ban tổ chức sẽ thông báo sau vài ngày nữa, khi có Giấy phép chính thức của Cảnh sát Tokyo ngày thứ 3, 14/1/2014.

Vấnđề xin phép tuần hành: Ban tổ chức đã được sự đồng ý và cam kết hỗ trợ của Cảnh sát Tokyo đi theo bảo vệ đoàn, giữ gìn trật tự và giao thông. Ngày thứ 3, 14/1/2014, sẽ nhận được Quyết định chính thức bằng Văn bản cho phép tuần hành. Chúng tôi sẽ đưa văn bản đó lên trang Facebook này.

Nộidung của cuộc tuần hành:

1.Phản đối Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược và chiếm đóng trái phép Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cách đây tròn 40 năm (19/1/1974 – 19/1/2014). 

2.Phản đối một quy định ngông cuồng màTrung Quốc đã ban hành là bắt tất cả ngư dân nước ngoài hành nghề cá trên Biển Đông phải xin phép họ. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.

3. Đoàn Tuần hành sẽ cử 5 thành viên đại diện đến trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo để đọc Kháng Nghị thư bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, trong đó nêu rõ tinh thần phản đối quyết liệt hành vi xâm lược của Trung Quốc, dứt khoát khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại HoàngSa và kiên quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mọi hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông. (Cảnh sát Nhật chỉ cho phép tối đa 5 người đến trước Sứ quán Trung Quốc đọc Kháng Nghị thư).

Nhóm vận động từ Việt Nam tới Hoa Kỳ


Trần Đông Đức (BBC) - Một nhóm người gồm thân nhân các nhà đấu tranh dân chủ và các blogger nổi tiếng từ Việt Nam đã đến Hoa Kỳ để vận động dư luận về quyền con người.

Theo họ, đây là chuyến đi diễn ra trong dịp Việt Nam đang có chân trong hội đồng nhân quyền ở Liên Hiệp Quốc.

Trước đó, họ đã đưa được cha của ông Trần Huỳnh Duy Thức, mẹ của luật sư Lê Quốc Quân, và mẹ của anh Đinh Nguyên Kha đến Hoa Kỳ.

Dự kiến cả nhóm sẽ ra điều trần tại Ủy ban nhân quyền, Quốc hội Hoa Kỳ ngày 16/1 này.

Trong nhóm đi vận động và đến được Hoa Kỳ hôm nay, còn có cả ký giả Đoan Trang và sinh viên Nguyễn Anh Tuấn, người nổi tiếng trong vụ “yêu cầu công an khởi tố chính mình” vì có cùng quan điểm như luật sư Cù Huy Hà Vũ.

Tất cả đều phải đi “lách” qua những con đường xuất cảnh tuy hợp pháp nhưng rất khó khăn vì cấm đoán của nhà chức trách ở Việt Nam.

Ban đầu họ âm thầm đến một trong những nước có chính sách miễn thị thực với Việt Nam trong khối Đông Nam Á, rồi từ đó họ xin visa vào Hoa Kỳ và Âu Châu.

Mẹ đi theo con

Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của Đinh Nguyên Kha còn cho biết cá nhân bà hiện nay cũng đã trở thành một con người tranh đấu sau khi con trai bị bắt.

“Từ một bà mẹ quê, vì cứu con mà tôi đã trở thành blogger và biết dùng cả Facebook”, bà chia sẻ với mọi người trong một cuộc họp báo tại trụ sở báo Người Việt hôm 14/1/2014 ở Quận Cam, California.

Bà Kim Liên cũng nói lên lời mạnh mẽ rằng, bà nhận biết bây giờ đấu tranh cho dân chủ tự do ở Việt Nam là một sứ mệnh không chỉ giải cứu con trai bà mà còn cứu rất nhiều người có cùng cảnh ngộ.

Trong chuyến đi này, bà đã làm bạn với mẹ của luật sư Lê Quốc Quân và thân phụ của Trần Huỳnh Duy Thức.

Ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ của nhà tranh đấu Trần Huỳnh Duy Thức cũng nói rằng ông không còn cảm thấy đơn độc để tranh đấu cho con trai của riêng mình mà phải tiếp tục con đường tranh đấu một xã hội dân chủ và công bằng cho Viêt Nam.

Cựu binh: 'Hoàng Sa đáng ra không mất'

Cập nhật: 10:47 GMT - thứ năm, 16 tháng 1, 2014
Những thủy thủ tham gia trận Hoàng Sa được chào đón tại đất liền
Một cựu binh Hoàng Sa nói ông vẫn chưa quên những ký ức trận chiến năm 1974 và vẫn ấp ủ ý muốn được quay lại chiến trường cũ.
Trò chuyện với BBC qua điện thoại, ông Đỗ Văn Thọ, cựu hạ sỹ quan điện tử trên khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư thuộc hải quân VNCH, nói ông và các đồng đội “rất buồn” ngày HQ-4 phải rút lui, để lại Hoàng Sa phía sau.
“Khổ lắm, làm một người quân nhân thì đành phải làm theo lệnh,” ông nói.
“Tôi vẫn còn căm hận lắm đấy. Tôi giờ sức khoẻ còn dồi dào lắm, nếu phải ra đi để tái chiếm lại [Hoàng Sa] thì tôi cũng sẵn sàng ra đi thôi.”

‘Không chịu tăng viện’

Khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư
Ông Thọ cho biết trong cuộc giao tranh ngày 19/1/1974, HQ-4 bị hư hỏng nặng, nhiều thuỷ thủ bị thương, và tàu của ông mất đi thiếu uý Sá và hạ sỹ Doanh.
Ông nói ông và các đồng đội đã rất “bất bình” vì không được tăng viện, đồng thời cho rằng nếu nhận được tiếp viện, Hoàng Sa có thể đã không mất.
“Hải quân VNCH thì bao nhiêu chiến hạm, rồi cả không quân nữa. Lúc đó cứ nói sẽ yểm trợ cho chúng tôi mà không thấy gì cả.”
Ông Thọ cũng cho biết đây là tâm lý của “tất cả những người tham dự cuộc chiến”, không chỉ riêng HQ-4.
“Tại sao phi cơ thì nhiều mà không đi, còn bao nhiêu chiến hạm nữa, như HQ-1 Trần Hưng Đạo.”
“HQ-10 đã bị hỏng máy, gặp nhiều trở ngại kỹ thuật, mà còn không chịu thay thế, rồi đánh nhau như thế không chịu tăng viện. Trong khi đó khu trục hạm HQ-1 Trần Hưng Đạo, là soái hạm, cứ nằm mãi ở Bộ Tư lệnh, làm kiểng sao?”
“Có một trận lớn như vậy, giặc đến như vậy, phải dốc sức mà đánh giặc chứ, sao chỉ để có 4 tàu vậy?”
“Tôi rất buồn và rất thương thiếu tá Nguỵ Văn Thà, bị để trong hoàn cảnh kẹt quá như vậy. Tôi nghĩ đó là lỗi của Bộ Tư lệnh hải quân VNCH.”
Hình chụp HQ-4 đâm vào tàu 407 của Trung Quốc ngày 17/1/1974, hai ngày trước khi xảy ra trận hải chiến

‘Đạp xích lô'

Vị cựu binh cho biết khi trở về đất liền, ông và các đồng đội được “đồng bào đón tiếp, giúp đỡ rất nhiều”.
“Cái cuộc nội chiến thì không nói làm gì, nhưng đánh nhau với người nước ngoài thì khác. Dân mình toàn người yêu nước chứ đâu phải không, họ cho rằng điều đó là xứng đáng,” ông nói.
Ông Thọ cho biết sau ngày 30/4/1975, ông đã nghĩ đến chuyện ra đi, nhưng có hai lý do khiến ông ở lại.
“Đúng ra tôi phải đi, nhưng vợ thì mới sanh con đầu lòng. Đó là lý do thứ nhất.”
“Thứ hai là HQ-4 lúc đó đang sửa chửa, chỉ còn vỏ, mà tôi không muốn đi trên một con tàu khác.”
“Từ ngày nhận chiến hạm, 25/12/1971, cho đến ngày cuối cùng, tôi cũng chỉ ở đơn vị này, không chuyển đi đâu cả.”
Ông Thọ hiện đang cư trú tại Bắc Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TP.HCM.
Ông cho biết những năm qua ông “chỉ làm nông nghiệp để kiếm sống, sau đó phải đi đạp xích lô để nuôi gia đình” và không nhận được sự hỗ trợ nào từ chính quyền.
“Sau này giải phóng làm đại lộ, diện tích nhà tôi ở bị mất hết một nửa, tôi phải bán hết đất đai nông nghiệp để sống qua ngày,” ông nói.

''Giặc Tàu''

"Hữu nghị hữu nghị cái gì chứ, nhiều khi họ phỏng vấn, tôi gọi là “giặc Tàu”, cũng không đồng ý cho tôi nói từ đó. Thành thử tôi cũng rất buồn"
Khi được hỏi ông nghĩ gì về thái độ của chính quyền ngày nay đối với vấn đề trên Biển Đông, ông Thọ nói:
“Tại sao giặc đến không đánh mà phải nhịn nhục đến nỗi mất hết 64 người năm 1988. Tôi nghe buồn lắm.”
“Giặc đến thì cứ đánh, đánh không lại cũng đánh, tại sao lại để họ tự nhiên bắn hết 64 người như vậy, tôi thấy chuyện đó là không được.”
“Hữu nghị hữu nghị cái gì chứ, nhiều khi họ phỏng vấn, tôi gọi là “giặc Tàu”, cũng không đồng ý cho tôi nói từ đó. Thành thử tôi cũng rất buồn.“
“Tính ông Hạm trưởng [Vũ Hữu] San (hạm trưởng HQ-4), cũng giống như tôi vậy, gặp là cứ đánh thôi, chuyện gì tới sẽ tới, đánh không lại cũng đánh.”
“Thuyết phục hay là nói qua nói lại hay đèn tín hiệu với nhau, phiền lắm.”
“Chúng tôi ngang ngược lắm, thấy là ‘làm’ thôi.”

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Hà Nội: Học viên Pháp Luân Công 'tử chiến' trước lăng Ba Đình



CTV Danlambao - Lúc 09h30 sáng ngày 14/01/2014, một nhóm 5 thanh niên trong bộ đồng phục vàng của Pháp Luân Công đã bất ngờ kéo đến căng biểu ngữ ngay trước khu vực quảng trường Ba Đình. Hình ảnh gửi đến Danlambao cho thấy một tấm biểu ngữ khổ lớn có nội dung:"Chân tướng Pháp Luân Công là tử huyệt của ma giáo cộng sản" được giăng ngang ngay phía chính diện cổng lăng Hồ Chí Minh. Bên cạnh là một biểu ngữ nhỏ hơn có nội dung: "Tà đảng Việt Cộng và đại ma đầu Hồ Chí Minh là tội đồ của dân tộc".

Lăng Ba Đình được xem là một biểu tượng quyền lực độc tôn và được sùng bái bởi đảng cộng sản. Bên trong, lăng được dùng để thờ cúng và bảo quản thi hài lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong bức email đến Danlambao xác nhận vụ việc, nhóm các học viên Pháp Luân Công viết: "5 đệ tử Đại Pháp trong "Pháp Luân Đại Pháp - Thập Tam Chân Truyền Đệ Tử" tử chiến trước lăng Hồ Chí Minh.

Gồm:

1. Nguyễn Tăng Lượng
2. Nguyễn Văn Kiệm
3. Vũ Hồng Tố
4. Nguyễn Doãn Kiên
5. Nguyễn Xuân Trường".


Các video tiếp theo cho thấy hình ảnh lực lượng bảo vệ lăng sau đó đã xuất hiện giựt băng-rôn và xô xát với nhóm các học viên Pháp Luân Công. Có nhiều tiếng la lối, quát tháo không nghe rõ nội dung xen lẫn tiếng còi xe của nhiều người dân qua đường. Bị lấy mất băng-rôn, nhóm thanh niên trên đã ngồi thiền tại chỗ để bày tỏ sự phản đối.

Bài đăng phổ biến