Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

SV Nguyễn Phương Uyên trong mắt bạn bè


Khánh An (RFA) - Việc cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị công an bắt đi điều tra mà không thông báo kể từ ngày 14/10 đã khiến cho dư luận rất quan tâm và bức xúc. Nhờ các trang mạng điện tử mà nhiều bạn bè của Phương Uyên đã biết được phần nào của sự việc và tỏ ra vô cùng bất ngờ. Nguyễn Phương Uyên mà họ biết ngoài đời thường thực sự là một người như thế nào?

 

Năng động và vui tính 

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên - Photo of danlambao 
Sau 10 ngày kể từ khi mất tích, gia đình sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã chính thức nhận được thông báo của công an tỉnh Long An về việc bắt giữ người để điều tra về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88. 

Trước đó, sinh viên này đã bị bắt đi một cách thiếu minh bạch vào ngày 14/10 khiến cho gia đình cô rất lo lắng, bạn bè xung quanh đều bất ngờ và sợ hãi. 

Hầu hết bạn bè của Uyên nói rằng cô sinh viên của Trường Đại học Công nghệ thực phẩm TPHCM là một người bạn tốt, hiền ngoan và học giỏi nên không thể có chuyện cô vi phạm pháp luật. 

Một người bạn phổ thông trung học của Uyên nhận xét: 

Năm cấp 3, em và Uyên chơi thân với nhau. Trong lớp học, Uyên học rất chăm chỉ. Bạn ấy hiền lắm. Khi đi học, bạn bè có gì là bạn ấy hay giúp đỡ lắm. Nói chung, bạn ấy rất năng động trong những hoạt động của trường lớp và hòa đồng với bạn bè. 

Cả bạn thời phổ thông lẫn bạn bè trong lớp học hiện nay của Phương Uyên đều nói rằng ấn tượng nhất của các bạn về cô bé sinh viên vừa tròn 20 tuổi là tính cách năng động của cô. Một người bạn cùng lớp hiện nay của Uyên cho biết: 

Dạ, Uyên năng động. Bạn hay phát biểu, hay đặt lại những câu hỏi với giáo viên. Trong con mắt của tụi em, Uyên là một người bạn vui tính, dễ gần, nói chung là tốt ạ. 

Cái tin Nguyễn Phương Uyên bị bắt nhanh chóng lan truyền trong nhóm bạn bè khiến ai cũng bất ngờ và lo lắng. Người bạn phổ thông của Uyên kể: 

Khi trái núi đẻ ra… “một đồng chí”

Bình luận về Hội nghị Trung ương 6 của ĐCSVN
Nguyễn Ngọc Giao *
24-10-2012
Sau này bất luận thế nào, có lẽ 15.10.2012 sẽ được ghi là ngày tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng — và tập thể 174 đồng chí ủy viên trung ương của ông — đi vào lịch sử bằng cổng sau. Hai tháng chuẩn bị thực hiện “nghị quyết 4″ (về phê và tự phê), 3 tháng họp 4 đợt, rồi 15 ngày liên tục “Hội nghị Trung ương 6″ (trong đó 5 ngày tập trung về NQ4), để rồi quyết nghị đầu voi đuôi chuột : “không kỉ luật” cả Bộ chính trị lẫn “một đồng chí ủy viên Bộ chính trị“. Ngôn ngữ chính trị Việt Nam từ nay được làm giàu với những cụm từ “một đồng chí“, mà mấy ngày sau, chủ tịch Trương Tấn Sang gọi là “đồng chí X“. Đồng chí không được/bị nêu tên ấy, mọi người đều biết, chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người trực tiếp thành lập và chỉ đạo 18 tập đoàn kinh tế (Vinashin, Vinalines…) đang nợ như chúa chổm, và đã phung phí không biết bao nhiêu tài nguyên của đất nước. Ông Sang đã từng nói nạn tham nhũng không chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” mà là cả “một bầy sâu“. Lần này, ông nói tới “tập đoàn” sâu. Dùng chữ “tập đoàn” (tuy không nói rõ con số 18), chắc ông Sang không vô tình lỡ lời.
Thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng “xin lỗi toàn đảng, toàn dân” (nhiều người để ý ông nghẹn ngào khi nói mấy lời này). Mấy ngày sau, thủ tướng Dũng cũng nối điêu “nhận lỗi” trước Quốc hội. 
Đây không phải lần đầu, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam xin lỗi toàn dân. Lần trước, vào những ngày này năm 1956, chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải thay mặt Trung ương xin lỗi toàn dân về những sai lầm và tội ác trong cải cách ruộng đất. Chỉ khác một điều, năm ấy ông Lê Văn Lương đã bị đưa ra khỏi Bộ chính trị, ông Trường Chinh mất chức tổng bí thư. Bây giờ, có thể trách ĐCS vẫn chưa gột rửa hết những sai lầm của thời ấy, không từ đó rút ra một cách triệt để những bài học 1, nhưng ít nhất cuộc sửa sai cũng thực sự được tiến hành tuy không rốt ráo, và bước đầu, ĐCS đã phần nào thoát khỏi ảnh hưởng tai hại của chủ nghĩa Mao.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang
và “đồng chí X” (ảnh AFP)
Marx, đâu đó, đã nhận xét : lịch sử thường lặp lại, lần thứ nhất, là một bi kịch, lần thứ hai, là một hài kịch. Xin lỗi mà quyết định “không kỉ luật” của Trung ương ĐCS và lời kêu gọi cán bộ phải “tự trọng” của ông Nguyễn Tấn Dũng, quả là hài hước hiếm thấy. Điều mà Marx không tiên liệu là hài kịch có thể diễn ra trong bối cảnh một thảm kịch khôn cùng.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

TÔI ĐÃ BỊ CỤC A67, BỘ CÔNG AN BẮT CÓC NHƯ THẾ NÀO


TÔI ĐÃ BỊ CỤC A67, BỘ CÔNG AN BẮT CÓC NHƯ THẾ NÀO

Lê Anh Hùng
Hà Nội, 23/10/2012

Sáng 27/6/2012, tôi từ Khu Công nghiệp Tân Quang (Văn Lâm, Hưng Yên), nơi tôi đang làm việc, về nội thành Hà Nội để gặp cụ Nguyễn Văn Tuyến (cựu đại tá quân đội, cán bộ tiền khởi nghĩa, nhà ở P106 – C19 Thanh Xuân, người mà tôi đã gặp mấy lần trước) theo đề nghị của luật sư Nguyễn Thắng Cảnh và cụ. Khoảng 9h tôi đến nhà cụ và gần 10h thì rời khỏi đấy.
Khoảng 10h, khi tôi đang bắt xe buýt tại điểm đỗ đối diện với đường Nguyễn Quý Đức thì một chiếc xe con trờ tới. Mấy người mặc thường phục tiếp cận tôi và hỏi, “Anh có phải là Lê Anh Hùng không?” Tôi nói phải. Họ nói, “Chúng tôi là cơ quan an ninh mời anh đi theo chúng tôi để làm việc về thư tố cáo của anh.” Họ đưa tôi lên xe và đi luôn, khiến tôi không kịp phản ứng. Hai người ngồi trước, tôi ngồi giữa hai người khác ở ghế sau. Họ kèm chặt tôi, không cho tôi sử dụng điện thoại.
Họ lái xe vào trụ sở Công an P. Thanh Xuân Bắc. Tại đây, họ yêu cầu tôi bỏ các điện thoại và USB ra bàn. Họ đưa ra một số đơn thư tố cáo dày hàng trăm trang mà tôi đã tố cáo trên các trang mạng Internet. Tôi xác nhận đó là đơn thư của tôi, và tôi ký và các tập tài liệu đó.
Sau đấy, họ mở túi tài liệu mà tôi mang theo người. Trong đó có tập đơn thư tố cáo mà tôi đã ký (với nội dung giống như bộ đơn thư tôi đã gửi trực tiếp cho ĐBQH Dương Trung Quốc và 8 vị khác qua đường bưu điện), giấy xác nhận (bản gốc) của ông DT Quốc về việc đã tiếp nhận và chuyển đơn thư của tôi, 8 biên lai chuyển phát nhanh đơn thư tố cáo cho 8 vị ngày 6/6/2012, cùng vài thứ không quan trọng khác.
Họ đòi lập biên bản, nhưng tôi từ chối làm việc với họ, với lý do là “đơn thư tôi tố cáo công khai, như các anh đã thấy, các anh muốn làm việc với tôi thì phải có giấy mời đàng hoàng”. Họ nói là cứ làm việc với họ đi, muốn có giấy mời thì sẽ có. Tôi vẫn yêu cầu có giấy mời thì mới làm việc.
Khoảng 11h30 thì họ đưa giấy mời đến. Nội dung giấy mời là mời tôi đến trụ sở Công an P. Thanh Xuân Bắc vào hồi 10h ngày 27/6/2012 để làm rõ nội dung đơn thư tố cáo, người làm việc với tôi là trung tá Hoàng Văn Dân. Giấy mời do một viên đại tá, Cục phó Cục A67 (Cục Chống phản động và phòng chống khủng bố) ký.
Sau đó, họ lập nhiều biên bản khác nhau, với nội dung na ná nhau, trong đó chỉ có một tờ “Biên bản lấy lời khai” là đúng mẫu, còn lại họ viết trên giấy A4. Khi lập các tờ biên bản kia thì họ tỏ thái độ rất mềm mỏng, nhã nhặn và động viên tôi hết lời. Song đến khi bọn họ lập “Biên bản lấy lời khai” thì họ quay ngoắt thái độ. Viên trung tá Hoàng Văn Dân (chừng 45 tuổi) thậm chí còn sừng sộ với tôi, theo kiểu áp chế đối phương, nào là tôi vu khống, nào là đơn thư của tôi không có căn cứ, v.v. Anh ta doạ sẽ cho tôi 6 năm tù cộng với 3 năm quản chế. Tôi đập lại là “tội vu khống có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm, sao anh không cho tôi luôn 7 năm đi.” Thái độ của anh ta khiến tôi cũng nổi nóng và đập bàn với anh ta, buộc anh ta phải dịu giọng, chấp nhận lập luận của tôi. Mấy viên sỹ quan khác trẻ hơn và tỏ thái độ nhã nhặn hơn viên trung tá này. Đặc biệt, trong khi trung tá Dân đang làm như muốn “ăn tươi nuốt sống” tôi thì có một viên sỹ quan trẻ đứng cạnh anh ta lại kín đáo nhấm nháy khích lệ tôi.) Trong một biên bản, họ hỏi nhiều đến quan hệ giữa tôi và cụ Nguyễn Văn Tuyến cùng Câu lạc bộ Hồ Chí Minh của một số vị lão thành cách mạng. (Những tờ biên bản lập trên giấy A4 thì họ sẽ dùng để “làm tiền” những kẻ bị tôi tố cáo, còn với “Biên bản lấy lời khai” họ muốn khuất phục tôi để hoặc tống cổ tôi vào tù, hoặc chí ít là khiến tôi không còn dám tố cáo nữa để tâng công với quan thầy.)

Từ tia lửa có bùng lên ngọn lửa?

2012-10-23
Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Sài Gòn, bị bắt một cách âm thầm vào ngày 14/10, bạn bè và gia đình vẫn tiếp tục tìm kiếm cô trong tuyệt vọng.

Hình do Bạn cô cung cấp
Cô Nguyễn Phương Uyên tại lớp học ở Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, ảnh chụp trước đây.
Việc bắt người mà không thông báo cho gia đình của công an từ lâu nay đang làm cho rất nhiều người, nhiều giới bức xúc. Một tuần sau khi bị bắt Phương Uyên được xác nhận là còn sống khi một mảnh giấy do công an giao lại cho một người bạn cùng phòng của cô trong đó nét chữ của Phương Uyên ghi lại cô cần những tài liệu học tập trong khi bị tạm giam. Tấm giấy học trò mỏng manh này được trao lại cho mẹ Phương Uyên là bà Nguyễn Thị Nhung, khi bà lặn lội từ Phan Thiết vào tận Sài gòn để tìm con gái.

Vì chống Trung Quốc?

Theo lời bạn bè Phương Uyên cho biết thì cô bị bắt vì viết bốn câu thơ chống Trung Quốc trên những đồng bạc mệnh giá 10 ngàn đồng. Cùng với những tờ giấy bạc này là 33 tấm hình chụp cầu vượt An Sương, ba tấm hình khác của một thanh niên không rõ mặt vì mang khẩu trang, tất cả đều nằm trong máy ảnh của Phương Uyên khiến sự nghi ngờ về nguyên nhân dẫn đến sự bắt bớ này càng thêm mù mờ. Bà Nhung nói với chúng tôi trong nước mắt:

Đảng tự thua

Đảng tự thua

Hy Văn
Tiếng vỗ tay dòn giã của “các thế lực thù địch”, cái khua tay của quần chúng nhân dân, tiếng nấc nghẹn ngào của ngài Tổng bí thư hay sự cau có của một hệ thống. Nhưng nếu chú ý kỹ xem, có một nụ cười bí hiểm, cái nhếch mép ấy làm bao trái tim cộng sản chân chính tan nát. Đảng đang thua, thua với chính mình.
Lỗi hệ thống
Bấy lâu nay, có một thằng chủ quan nhưng được người ta lắt léo như một thực thể khách quan: lỗi hệ thống. Tuy nhiên hệ thống đó lỗi ra làm sao, thì quanh quẩn vấn là thủ tục hành chính phiền phức này nọ, có một lỗi mà không phải ai cũng đặt nó ra bàn nghị sự, đó chính là quyền lực không được kiểm soát.

Quyền lực của cơ quan hành pháp mà Đảng vừa chỉ đạo vừa tham gia tạo ra nhiều khoảng trống giúp người quản lý có cơ hội để lạm quyền, tham nhũng và những rủi ro điều hành. Chúng ta thử nhìn các điều luật của Quốc hội ban ra, luôn luôn có chỗ cho các phạm vi “đặc biệt”, “tùy vào tính chất nghiêm trọng”, “thấy cần thiết”… mà những người có quyền được phép hành động theo “chẩn đoán” của riêng họ. Trong giai đoạn 5 năm qua, Việt Nam đầu tư hàng tỷ đô vào các dự án xây dựng bằng vốn nhà nước hoặc được nhà nước bảo lãnh, nhưng có đến phân nửa các dự án đó là do thủ tướng và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư, đó là chưa kể các dự án mà Quốc hội ra quyết định đầu tư thì cơ quan đề xuất vẫn là từ bên chính phủ, điều hành vẫn là thủ tướng, đa số những người có trình độ trong Quốc hội để thẩm định tính khả thi của nó lại là người thuộc các bộ, ngành liên quan. Với tỷ lệ gần như tuyệt đối các dự án được thông qua tại Quốc hội làm cho quyền lực của thủ tướng và nhóm ‘chạy’ dự án rất lớn, lớn đến mức mà khả năng gây sức ép lên các nhà băng giải ngân một cách đều đặn, bất chấp tiến độ bị chậm và phát sinh dày đặc. Một khi đã đầu tư tràn lan, lại phải chịu sức ép trách nhiệm của người quyết định đầu tư và nhóm lợi ích đi cùng, lẽ dĩ nhiên bảo bối điều hành các nhà băng, các tổ chức tín dụng được đưa ra làm cứu cánh. Nhưng tiền không phải từ trên trời rơi xuống, một khi gây sức ép lên nó để chạy theo các dự án của riêng mình mà không được kiểm soát, tất yếu sẽ dẫn đến sự đổ bể và rối loạn trong thị trường kinh doanh tiền tệ. Khủng hoảng lãi suất của ngân hàng vào tháng 2/2008, hệ lụy của nền kinh tế từ đó đến nay chính là do hệ thống trao quyền sai địa chỉ và không giới hạn.

Dân oan khắp nơi tại Hà nội hôm nay

 Hôm nay, mặc dù trời mưa tầm tã nhưng dân oan từ nhiều nơi vẫn kéo về Hà nội, họ kéo đến các trụ sở của cơ quan công quyền như : trụ sở tiếp dân của Quốc hội ở 35 Ngô Quyền, Ủy ban dân vận, Văn phòng Chính phủ gần vườn hoa Mai Xuân Thưởng...để tiếp tục khiếu nại, khiếu kiện các vấn đề chủ yếu liên quan đến đất đai.
  Đã từ nhiều tháng nay kể từ đầu năm, hàng ngàn hoặc vài trăm dân oan của một nơi như Dương Nội hoặc Văn giang, Đack Nong... đã kiên trì đi lại để khiếu kiện vì đất đai của họ vẫn bị chiếm và chưa được giải quyết đúng luật. Các cấp các ngành đều lảng tránh trách nhiệm, đùn đẩy nhau và đều coi như đó không phải là việc của họ. 
 Dân oan Dương nội đã phải nghĩ ra một cách rất thu hút sự quan tâm của bao chí và dư luận qua việc đồng loạt mặc áo đỏ có in khẩu hiệu đòi giải quyết  quyền lợi đất đai theo luật, in cờ và nhiều khẩu hiệu khác. Chủ tịch Thảo của Hà nội đã từng đăng đàn cho rằng dân Dương nội đã làm xấu thủ  đô chứ không phải là các cơ quan công quyền ăn hại, vô trách nhiệm. 
 Sáng nay 24/10/2012 khoảng 200 dân oan Văn Giang, Dương Nội và một số tỉnh thành lại tiếp tục mặc áo đỏ đến văn phòng Quốc Hội tại Ngô Quyền để tiếp tục kiến nghị về những oan sai của mình.  Tại cửa văn phòng Ủy ban dân tộc, một nhóm người H'Mông cũng định tiếp cận thì bị lực lượng an ninh trẻ can thiệp xô đẩy rất thô bạo... Tình hình tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng cũng rất nóng, cũng có khoảng 50 dân oan tập trung ở đây... Các phóng viên tự do vẫn đang bám sát tất cả các trận địa để giám sát mọi động thái của cơ quan chức năng với người dân...
    Hà nội đã huy động khá đông lực lượng an ninh đóng giả dân thường để tìm cách uy hiếp và ngăn cản dân oan tiến vào các trụ sở công quyền để biểu tình, khiếu nại. Với cách làm như vậy thì e rằng ngày càng đông dân oan sẽ kéo về Thủ đô bởi ít có vụ việc nào được giải quyết thấu đáo, đúng pháp luật.
 Vụ Tiên lãng từ đầu năm nay mới rồi chính quyền mới tiến hành bắt giam và khởi tố vài quạn chức tép riu và qui tội phá nhà ông Vươn, ông Quý. Trong khi trong vụ cưỡng chế trái luật có đủ các gương  mặt của Đại tá Ca - giám đốc công an Hải phòng cùng các quan chức đủ các sở ngành. Họ đã nã súng vào nhà hai anh em ông Vươn, sau đó cho máy ủi phá sạch hai ngôi nhà của họ, cướp đi cả hai mẹ con con chó chạy loạn khi nhà chủ bị cướp phá.
 Tiếp sau đó, vụ Văn giang làm dư luận vô cùng phẫn nộ khi hàng ba ngàn nhân viên công lực  dùng vũ khí, đạn nổ đạn cay đã tiến hành cướp phá ruộng đồng của dân 3 xã thuộc huyện Văn giang, đánh dân và hành hung nhà báo VOV đến máu me nhễ nhại.
 Rồi vài ngày tiếp sau đó, vụ cướp phá, cưỡng chiếm tại Vụ bản lại diễn ra dưới sự chỉ đạo trực tiếp của quan chức Nam định, người già phụ nữ lại tiếp tục bị khủng bố, dăm bảy người dân bị chính quyền hành hung ngay giữa ban ngày, ngay trước mắt nhiều nhà báo và dân chúng bên lề đường quốc lộ 10.
 Sau những cuộc cưỡng chiếm trái pháp luật đó, hậu quả là những vụ việc kéo dài khiếu kiện, tố cáo của dân đối với chính quyền địa phương, tuy nhiên tất cả cứ dẫm chân tại chỗ, chính quyền còn dùng các thủ đoạn chia rẽ, mua chuộc dân chúng tại các địa phương bị cưỡng chế trái luật nhưng họ đã không thành công. Ngược lại, dân chúng nhiều nơi còn liên lạc với nhau để cùng tố cáo chính quyền, cùng nhau ra Hà nội để biểu tình, yêu cầu giải quyết sự vụ liên quan quyền lợi của họ, đồng thời cũng yêu cầu xử lý các cấp từ trung ương đến địa phương đã vi phạm pháp luật trong việc cướp đất đai, phá hoa màu và tài sản của họ.
 Với cung cách làm việc như của các cấp chính quyền hiện nay thì chắc chắn tình hình khiếu kiện của dân oan sẽ gia tăng mà chưa có phương cách nào giải quyết được.

 Dưới đây là một số hình ảnh của dân oan tại các cơ quan trong ngày được CTV của cụ Lê Hiền Đức đăng tải :


Ngô Quyền


Quan làm báo: Công bố danh sách Gián điệp mạng của Tướng Nguyễn Văn Hưởng




Quanlambao - Theo thông tin chúng tôi nắm được, xin công bố những danh sách các Blog lề trái giả mà thực chất đều do một nhóm an ninh của Nguyễn Văn Hưởng điều khiển hòng thâm nhập vào dân cư mạng vừa để phát hiện giết chết mầm mống những người đấu tranh cho dân chủ, vừa để phục vụ cho mưu đồ riêng của chính Hưởng.
2. Tin tức hàng ngày
3. Bồ câu đen
4. Tranhung9
5. Anh Lái đò
6. Anh tư sang
7. Tập viết báo


Ngoài ra một số cộng tác viên của RFA, của Dân luận đã bị không chế của bè lũ Nguyễn Văn Hưởng để phục vụ cho mưu đồ bẩn thỉu của chúng.

Bài đăng phổ biến