Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Báo động: Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến lớn

Các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc các nhiệm vụ phòng thủ không có ý nghĩa gì. Đơn giản là những nhiệm vụ đó không được đặt ra. Trong các cuộc tập trận, người ta thao dượt các hành động tấn công chứ không phải phòng thủ.

 Chiến hạm 056
Chiến hạm 056

Đó là nhận định của Hramchihin Alexander- Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự LB Nga trên VPK. Bài viết dưới đây của chuyên gia này cho thấy toàn cảnh bức tranh về quy mô quân đội Trung Quốc cũng như các ý nghĩa đằng sau của nó. Và mặc dù mối quan hệ quân sự giữa hai nước đang nồng ấm khi Nga quyết định bán các vũ khí tiên tiến nhất của mình cho Trung Quốc, trong đó có máy bay thế hệ 4++ Su-35K, tên lửa phòng không hiện đại S-400 Triumphf... nhưng giới phân tích vẫn có những lý do để e ngại. 

Lục quân đông nhất thế giới và đang hiện đại hóa chóng mặt

Trong những thập kỷ gần đây, khả năng chiến đấu của Trung Quốc sự gia tăng nhanh chóng, trong khi nhiều người ở Nga và phương Tây vẫn lầm tưởng rằng, Trung Quốc vẫn đang sản xuất binh khí kỹ thuật chất lượng thấp và cũng chỉ ở mức loạt nhỏ. 

Nếu như xảy ra một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ, nó sẽ diễn ra trên biển và trên không. Do đó, trên các ấn phẩm báo chí in của Mỹ và phương Tây nói chung, người ta dành sự chú ý nhiều nhất cho sự phát triển của hải quân và không quân Trung Quốc. Ở Nga, người ta đơn giản là chép lại các nguồn tin phương Tây này, điều có vẻ hơi lạ. Bởi lẽ, Nga có đường biên giới trên bộ dài 4,3 ngàn km với Trung Quốc. Hơn nữa, những yêu sách lãnh thổ lớn của Trung Quốc đối với Nga vẫn còn đó. 

Phú Yên: Cụ bà 83 tuổi tự thiêu trước sân tòa

Lúc 7h10 ngày 5.7 tại bậc sảnh trước TAND huyện Đông Hòa (Phú Yên), đã xảy ra một vụ tự thiêu. Nạn nhân là một cụ bà 83 tuổi.

Mặc dù được mọi người phát hiện, cứu chữa nhưng nạn nhân đã tử vong ngay sau đó. Danh tính của nạn nhân được xác định là Nguyễn Thị Bương (SN 1930, trú ở thôn Phước Lương, xã Hòa Xuân Tây, huyện Đông Hòa).
Tại hiện trường, bà Bương bỏ lại 1 mũ bảo hiểm, 1 giỏ kẹp và giấy tờ tùy thân. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an huyện Đông Hòa đã có mặt, phong tỏa hiện trường và tiến hành khám nghiệm.
Theo người nhà nạn nhân, sáng sớm ngày 5.7, bà Bương mượn con gái một can nhựa 5 lít và nói đi mua mắm. Sau đó, bà nhờ một người cháu chở ra xã Hòa Vinh, huyện Đông Hòa. Tại đây, bà Bương đã mua xăng rồi vào trụ sở TAND huyện Đông Hòa đổ xăng lên người tự thiêu.
Lãnh đạo TAND huyện Đông Hòa khẳng định, vụ bà Bương tự thiêu không liên quan đến việc thụ lý, giải quyết của tòa.
Vụ việc đang được cơ quan công an điều tra làm rõ.
Dưới đây là một số hình ảnh từ hiện trường:
Công an khám nghiệm hiện trường
Công an khám nghiệm hiện trường
ba-2
Người thân bà Nguyễn Thi Bương đau đớn trước cái chết đột ngột của bà.
Người thân bà Nguyễn Thi Bương đau đớn trước cái chết đột ngột của bà.

LS. LÊ QUỐC QUÂN GỬI THƯ KHẲNG ĐỊNH QUAN ĐIỂM TRƯỚC KHI RA TÒA


Từ nhà tù Hỏa Lò Hà Nội, Luật sư Lê Quốc Quân đã chuyển ra bên ngoài một lá thư, khẳng định quan điểm của ông trước phiên xử dự trù diễn ra vào ngày 9 tháng 7 tới đây.  Đây là bản chụp lá thư RFA mới vừa nhân được hôm thứ Sáu 05/07/2013. 
 
Bức thư tay do Luật sư Lê Quốc Quân viết chuyển ra bên ngoài khẳng định quan điểm của ông trước phiên xử dự trù diễn ra vào ngày 9 tháng 7 tới đây.

Theo RFA Việt ngữ.

Toàn cảnh thông tin trên trang Ba Sàm về phiên tòa xử LS. Lê Quốc Quân về tội trốn thuế  
diễn ra tại Tòa án Nhân dân Hà Nội, 43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, HN
Thứ Ba, ngày 9 tháng 7 năm 20013

LS Lê Quốc Quân gởi thư khẳng định quan điểm trước khi ra tòa (RFA). ”Để sống đúng sự thật và tin yêu của Đồng bào, tôi nguyện sẽ bảo vệ sự lương thiện và lý tưởng của mình trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt trong phiên tòa ‘công khai’ vào ngày 9/7/2013 sắp tới“.

Dư luận trước phiên xử LS Lê Quốc Quân (RFA). LS Nguyễn Văn đài: “Tôi đã tiếp xúc với một số khách hàng của LS Lê Quốc Quân thì được biết họ chịu rất nhiều sức ép từ cơ quan điều tra để buộc họ phải ký nhận nói ngược lại những gì mà họ đã tự nguyện thoả thuận với LS Lê Quốc Quân trước đây”. – Phỏng vấn LS Lê Trần Luật: ‘Không đủ cơ sở để khởi tố’ luật sư Quân (BBC). Theo tin mà BTV nhận được từ khi LS Lê Quốc Quân bị bắt, công ty của ông đã bị cài 2 người kế toán vào làm việc. Có lẽ những người chủ mưu xử LS Lê Quốc Quân dựa vào “cơ sở” này.

Không còn ai bảo vệ công lý ?

05-07-2013

Bắt bớ giới luật sư có tư tưởng độc lập là tấn công vào ‘vị trí cuối cùng’ của lực lượng bảo vệ công lý và là một hiện tượng hết sức lo ngại, theo bình luận của nhà nghiên cứu ở Việt Nam từng giữ vị trí quan trọng trong bộ máy.

H1 
Các phiên xử giới cầm bút đặt câu hỏi về đường hướng xã hội

Trao đổi với BBC hôm 05/7 từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng chính quyền Việt Nam hiện không chỉ tấn công hoặc đe dọa tấn công giới luật sư độc lập mà còn có thể đang có động thái nhắm cả vào giới bloggers và đặc biệt là giới nhân sỹ, trí thức.

Về các vụ bắt bỏ tù các luật sư mà mới đây là vụ luật sư Lê Quốc Quân sắp ra tòa vì tội trốn thuế, Tiến sỹ Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nói:

“Đấy là những lực lượng cuối cùng đứng lên để bảo vệ cho những bị cáo ở trong Tòa.

“Và đấy là đánh vào vị trí cuối cùng của lực lượng bảo vệ công lý và đấy là một hiện tượng hết sức lo ngại.
“Tuy vậy người ta sẽ không sử dụng việc bắt người A, người B vì anh đã đứng ra bảo vệ ở Tòa việc này, việc kia, mà họ sẽ tìm rất nhiều cách.

“Thí dụ, như sẽ nói tới tội trốn thuế, hay là nói đến một việc gì đó. Cái đó là điều mà hiện nay, hoàn toàn có thể có được,” nguyên thư ký và phiên dịch tiếng Đức cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói.

Tiến sỹ Doanh còn bày tỏ quan ngại về diễn biến mới gần đây khi chính quyền đã bắt giữ những bloggers mà theo ông là có những tiếng nói hoàn toàn độc lập, ôn hòa, xây dựng và có trách nhiệm.

Ông nói:

“Gần đây bắt hai bloggers Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào. Những trường hợp trước đây, theo tôi hiểu là có bất kỳ một liên quan nào đến nước ngoài, thì đó là cớ để cơ quan an ninh họ ra tay.

“Nhưng trong trường hợp của Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, tôi không thấy có dấu hiệu như vậy,”
“Và đây là những người hoàn toàn biểu đạt ý kiến của mình một cách hòa bình, độc lập với tinh thần và trách nhiệm công dân, thì tôi lấy làm quan ngại về việc đó.” 

‘Khác biệt Đảng – trí thức’

H2Tiến sỹ Doanh cho rằng chính quyền có thể sẽ rơi vào tình trạng và viễn cảnh ‘lợi bất cập hại’ khi tấn công hai thành lũy cuối cùng trong xã hội là giới bảo vệ công lý và giới đánh thức, dự báo và thức tỉnh lương tri và tư tưởng.
Ông nói:

“Những người cầm quyền thì hay có sự quá tự tin và đánh giá quá cao vào công cụ và vào sức mạnh đàn áp của mình.

“Nhưng những nhà khoa học thì tin vào sức mạnh của chân lý và tin vào sức mạnh của nhân dân.

“Tôi nghĩ rằng ở đây có những khoảng cách. Những người trí thức luôn luôn thể hiện một tinh thần xây dựng, thẳng thắn, và nhằm vào mục đích của dân tộc, không bao giờ đả kích cá nhân, cũng không nhằm vào bất kỳ mục đích vụ lợi nào.

GIẤY TRIỆU TẬP PHIÊN TÒA PHÚC THẨM VỤ ĐOÀN VĂN VƯƠN


Hôm nay, 5.7.2013, gia đình anh Đoàn Văn Vươn nhận được Giấy triệu tập của Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội gửi các chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Đoàn Văn Vươn) và Phạm Thị Hiền (vợ anh Đoàn Văn Quý) yêu cầu phải có mặt trong các phiên tòa phúc thẩm sắp tới.

Như vậy, theo Giấy triệu tập:

- Ngày 29 tháng 7 năm 2013 sẽ mở phiên tòa phúc thẩm  xử vụ án giết người
- Ngày 1 tháng 8 năm 2013 sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xử vụ án hủy hoại tài sản

Địa điểm: Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng, đường Lê Hồng Phong, 
phường Đằng Lâm, quận Hải An, tp Hải phòng.

20h45 ngày 5.7.2013





Bổ sung sáng 6.7.2013
Tối qua, 21h26, ngày 5.7. TTX Việt Nam đã đưa tin: 
Sắp xét xử phúc thẩm 2 vụ án thu hồi đất ở Tiên Lãng
05/07/2013 | 21:26:00


Chiều 5/7, Chánh án Toà án Nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Thị Mai cho biết, từ ngày 29/7 đến ngày 2/8/2013, Tòa án Nhân dân tối cao sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm công khai hai vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản công dân, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, liên quan đến sai phạm trong vụ cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng (xảy ra ngày 5/1/2012). 

Trước đó, từ ngày 2-5/4/2013, Toà án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử công khai vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ” liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng đất và thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Đỗ Thị Minh Hạnh gửi thư kể về việc bị đánh đập trong tù



Danlambao - Hồi tháng 5 vừa qua, tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển về giam giữ tại trại giam Z30A – Xuân Lộc (Đồng Nai). Tại trại giam mới, vì không khuất phục trước bạo quyền nên Hạnh đã bị CA trại giam chỉ đạo cho các tù nhân khác đánh đập thô bạo nhiều lần.

Đỗ Thị Minh Hạnh năm nay 28 tuổi, hiện đang bị kết án 7 năm tù vì đấu tranh bảo vệ quyền lợi công nhân. Đây không phải là lần đầu tiên Hạnh bị bạo hành trong tù. Trước đó, khi còn bị giam giữ tại trại giam CA tỉnh Trà Vinh, các đợt khảo cung và tra tấn dã man của CA nơi đây đã khiến phần tai bên trái của Hạnh bị điếc hoàn toàn.
Sau khi bị đánh đập, Đỗ Thị Minh Hạnh đã viết thư kể lại toàn bộ sự việc cho gia đình. Vì nhiều lý do, phải đến 2 tháng sau bức thư mới được phổ biến, tuy nhiên nội dung bức thư vẫn mang tính thời sự, nhất là sau cuộc nổi dậy của tù nhân Xuân Lộc hôm 30/6.

Qua bức thư, từng giòng chữ của Hạnh đều là những bằng chứng mạnh mẽ tố cáo chế độ lao tù cộng sản độc ác, phi nhân.

Cũng qua bức thư, chúng ta thấy được dáng đứng dũng cảm, trái tim nhân ái và cao cả của Đỗ Thị Minh Hạnh...

Danlambao xin được gửi đến tất cả bạn đọc trong thôn bức thư Đỗ Thị Minh Hạnh gửi đến ba mẹ.

*

Ba kính yêu của con!

Đã nhiều lần con viết thư về cho ba nhưng có lẽ thất bại. Con biết hiện giờ ba đang rất lo lắng cho con nên con nghĩ thêm lần nữa viết thư cho ba. Hy vọng mười lá thì cũng phải có một lá.

Ba kính yêu của con!

Con đang cố diễn đạt làm sao cho ba hiểu con và hoàn cảnh trong này. Chắc ba và anh chị không hiểu lý do tại sao con không chịu lao động phải không? Vậy thì con sẽ nói rõ cho ba và anh chị hiểu.

Ở Hàm Tân, con thoải mái, làm việc theo ý thức, không bị ép buộc gò bó. Việc chuyển trại là dự đoán từ trước từ chị em bạn tù vì con biết quá nhiều chuyện của trại. Nay bị chuyển lên đây lao động vất vả. Không phải con sợ vất vả mà sức con yếu, đau ốm, phần con không phục cách làm việc nơi này và không khuất phục bức ép nào. 

Và điều này còn liên quan đến danh dự người đấu tranh. Tất cả công việc họ áp đặt con làm đều liên quan va chạm với tập thể. Nếu có sơ sót gì thì tập thể có thể trì triết, hạ nhục, có khi dẫn đến... vũ lực.

Thật lòng, con không nghĩ rằng mình lại được chứng kiến phương thức sử dụng tù trị tù, tù xử tù mà con còn trở thành một minh chứng.

Ngay bữa đầu tiên gặp tại phòng giáo dục, một cán bộ tỏ vẻ áp đảo nhưng con đâu ngại, họ chỉ làm thế với người yếu bóng vía mà thôi.

Trong mấy ngày đầu, con không ra điểm danh buổi sáng. Họ không nói gì, cũng không ai đả động đến. Thì hôm 3/5, sau thăm gặp (2/5), họ bắt chị em phơi nắng nếu con không ra. Cán bộ (CB) trực trại cầm còng số tám xông vào nhà tắm lôi con ra không mảnh vải. Con chống lại hành động đó, họ quát nạt và giao còng cho một phạm nhân vào giơ còng đòi đánh con.

Viết cho những người tù thường phạm



Không có giáo dục hướng thiện, chỉ có cưỡng bức lao động.

Tôi có cơ hội sống tại phân trại 1 – trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) từ tháng 8/2007 đến tháng 4/2008. Trong thời gian này tôi ở khu nhà giam số 6 trong phân trại cùng với 150 tù nhân thường phạm.

Phân trại 1 có khoảng 10 khu nhà giam, khoảng gần 1.000 tù nhân, 01 hội trường, 01 canteen. Khi tôi ở đây thì dãy nhà giam riêng đang xây dựng ở phía cuối phân trại gần khu giam kỷ luật và trạm xá. Nghe tù “xây dựng” nói là khu này sẽ dành cho tù nhân chính trị. Cảm giác lúc đó thật bình thản, người ta có thể thấy kim tĩnh của mình trước lúc chết, còn tôi thì thấy phòng giam đang xây để giam mình trong tương lai.

Ngày 17/8/2008, tôi đến phân trại 1 - trại giam Xuân Lộc với anh Huỳnh Nguyên Đạo, cùng vụ án và anh Trần Quốc Hiền của một vụ án chính trị khác. Phân trại 1 rộng khoảng 5 ha (50.000 m2) xây dựng rất kiên cố, tường bê tông cao 5 m bao quanh khu trại giam. Cảm nghĩ tôi lúc đó, phân trại 1 giống như một trại lính, cho tôi một cảm giác tốt hơn khi bị giam tại số 4 Phan Đăng Lưu (Sài Gòn) hay ở Chí Hòa và Bố Lá.

Khoảng nửa tháng học nội quy và xả hơi, màn lao động đầu tiên trại giam yêu cầu, ba anh em chúng tôi phải chuyển gạo vào kho cùng với đội bếp của trại giam. Dù cả ba không quen lao động nặng, nhưng chúng tôi vẫn có thể làm xong công việc. Những ngày tiếp theo, chúng tôi bị buộc làm việc trong xưởng tách vỏ hạt điều cùng với các tù nhân thường phạm khác. Tách vỏ hạt điều là một công việc rất cực và nguy hiểm, nhựa vỏ hạt điều văng trúng da là phỏng ngay, mức khoán lại rất cao. Điều A to như ngón chân cái thì gần 30 kg, điều B to như ngón tay cái 23 kg, điều C, D thì mức khoán thấp hơn. Đối với tù nhân, đây là mức khoán “khủng”, họ phải chuyên tâm làm việc từ 7 giờ đến 11 giờ và chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ mới có thể hoàn tất chỉ tiêu, trong điều kiện hầu như không có một trang bị bảo hộ lao động nào cả. Chưa nói đến chủ xưởng điều còn đánh tráo điều B thành điều A để tăng mức khoán.

Thoát ra từ buồng giam chật hẹp của các trại tạm giam, đến phân trại 1 – trại giam Xuân Lộc tôi thấy tốt hơn trong những ngày đầu, nhưng sau đó sự thật không như mình nghĩ. Quy định cho tù nhân về chỗ nằm, 2m2 (ngang 1 m, dài 2 m) nhưng có bao giờ được vậy, nhiều lắm thì 0,5 m x 2 m, thậm chí có khi còn hẹp hơn khi số tù nhân tăng lên đột biến như đội xây dựng lâu nay đi phân trại khác lao động thì nay trở về, cả trăm con người tăng lên. Vì đây là đội “con cưng” của trại giam nên phải được đối xử khác với đám bóc vỏ điều, ai nằm chật chứ các anh xây dựng thì phải ưu tiên. 

THƯ NGỎ KÍNH GỬI CÁC VỊ NHÂN SĨ TRÍ THỨC của Nhân dân Trịnh Nguyễn, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

 

THƯ NGỎ
Kính gửi: Các vị Nhân sĩ Trí thức
Chúng tôi, nhân dân khu phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đôi lời ngỏ với các vị, những nhà tri thức thuộc tầng lớp tinh hoa nhất của Việt Nam. Người dân chúng tôi đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến giành độc lập tự do cho dân tộc. Đã có người hy sinh, có người đã mất mát một phần cơ thể. Chúng tôi đã hy sinh để cho người thân của chúng tôi có ruộng đất để cày cấy, có việc làm để nuôi sống gia đình. Thế nhưng, giờ đây chúng tôi sắp sửa mất đi ruộng vườn – nơi bao nhiêu năm chúng tôi đã đổ mồ hôi công sức. Cuộc sống của chúng tôi sẽ thế nào khi người nông dân chúng tôi không còn đất để sản xuất? chúng tôi biết làm gì đây để nuôi sống gia đình, cho con cháu chúng tôi ăn học. Chúng tôi biết rằng đồng ruộng giờ đây không thể giúp chúng tôi làm giàu nhưng nó giúp chúng tôi có việc làm, giúp chúng tôi không thể chết đói, chúng tôi không phải dùng thực phẩm độc hại của Trung Quốc. Người nông dân chúng tôi quanh năm quen với việc đồng áng, chúng tôi không có cơ hội để làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế đang làm cho các doanh nghiệp phá sản, người thất nghiệp rất nhiều vậy làm sao chúng tôi có việc làm, có thu nhập. Chẳng lẽ chúng tôi sẽ phải đi ăn xin hay làm trộm cướp để có tiền sinh sống. Cha ông chúng ta đã nói “nhàn cư vi bất thiện”.
Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, người dân chúng tôi được biết nhà nước Việt Nam đã và đang thu hồi rất nhiều đất nông nghiệp, kể cả những mảnh đất màu mỡ để làm các dự án bất động sản, khu công nghiệp và nhà máy. Người dân ở các nơi đó, sau khi nhận được một ít tiền đền bù đã tiêu hết tiền vào việc ăn uống hàng ngày, mua sắm thiết bị cho gia đình. Vì là số tiền ít ỏi, sau một thời gian ngắn người dân đã tiêu hết và trở thành người thất nghiệp, không có thu nhập để nuôi sống gia đình. Do đó, xã hội bây giờ có rất nhiều vụ trộm cắp, cướp của giết người xảy ra. Mặt khác, chúng tôi nhận thấy với việc thu hồi đất nông nghiệp tràn lan như hiện nay cùng với việc biến đổi khí hậu thì liệu Việt Nam có đảm bảo được an ninh  lương thực, liệu có phải lệ thuộc vào nước ngoài không? Và lệ thuộc như vậy thì nước ta liệu có độc lập và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ?
Mặc dù có suy nghĩ trên nhưng khi được biết chính quyền địa phương có chủ trương xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt cho thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh đặt tại khu đồng Lỗ Vó và Dạ Cá là khu ruộng trước kia chi bộ và nhân dân đã ưu ái dành cho các gia đình chính sách. Do vậy, nhân dân chúng tôi đề nghị di chuyển ra xa vì những lí do sau:
Thứ nhất: Tại sao lại đặt vị trí nhà máy tại xứ đồng Lỗ vó và Dạ Cá? Đây là khu ruộng chính sách, khu ruộng mật đã được nhân dân và chi bộ trước đây ưu tiên cho các gia đình chính sách nhằm thể hiện sự quan tâm của đảngvà nhà nước và truyền thống nhân văn của dân tộc có từ hàng ngàn năm lịch sử, cũng là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với các gia đình chính sách.
Thứ hai: Vị trí xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Diện tích đất dự kiến xây dựng nhà máy xử lý nước thải nằm trên hệ thống nước tưới tiêu cho đồng ruộng ở phía sau nhà máy. Như vậy khi nhà máy được xây dựng thì toàn bộ diện tích đất nông nghiệp ở phía trong của chúng tôi không có nước tưới. Do vậy toàn bộ diện tích đất nông nghiệp ở bên trong chúng tôi không thể canh tác được. Nhân dân chúng tôi đã yêu cầu, đề nghị chủ đầu tư dịch chuyển nhà máy vào phía trong nhưng không được chấp nhận. Chúng tôi mong các bậc trí thức, những người có trí tuệ chỉ rõ cho chúng tôi việc yêu cầu như vậy có đúng không?. Việc xây dựng nhà máy tại đây có hợp lý không? Đây đã là giải pháp tốt nhất cho việc xử lý ô nhiễm môi trường ở Từ Sơn?
Thứ ba: Giải thích rõ cho chúng tôi hiểu về việc xây dựng nhà máy.
Phối cảnh tổng thể Nhà máy xử lý nước thải Từ Sơn

NHÂN SĨ TRÍ THỨC GÓP Ý TIẾP VỀ HIẾN PHÁP VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI

GÓP Ý TIẾP VỀ HIẾN PHÁP VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI


Kính gửi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đồng kính gửi: - Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 5 vừa qua đã quyết định tiếp tục tiếp nhận ý kiến nhân dân để hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật đất đai trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm nay.
Chúng tôi, những người soạn thảo và ký kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp (thường được gọi tắt là Kiến nghị 72 vì mang chữ ký trực tiếp của 72 người) đã có bản phản đối dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (gửi tới Quốc hội ngày 3-6-2013), nay cùng một số người khác có ý kiến tiếp như sau:

1- Quốc hội chỉ quy định sẽ xem xét, thông qua Dự thảo Hiến pháp tại kỳ họp thứ 6 mà không nói có tổ chức trưng cầu ý dân hay không. Ai cũng nói Hiến pháp phải là của nhân dân, do toàn dân quyết định. Như mọi người đều biết, với cách tổ chức bầu cử và cơ cấu nhân sự như hiện nay, Quốc hội về thực chất chưa thật sự là đại biểu của nhân dân. Việc sửa đổi Hiến pháp lần này đang có những ý kiến khác nhau về những điều cơ bản của thể chế chính trị (đã được nêu trong nhiều văn bản như Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng Giám mục, Tuyên bố của các công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước đã được loan tải trên các phương tiện truyền thông). Vì vậy, nhất thiết phải tổ chức trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi. Dư luận hoan nghênh những đại biểu Quốc hội, những thành viên Chính phủ và một số tổ chức khi thảo luận về sửa đổi Hiến pháp đã xác định Quốc hội là cơ quan lập pháp, quyền lập hiến thuộc về nhân dân và Hiến pháp phải được trưng cầu ý dân.

Trưng cầu ý dân là việc không đơn giản, lần đầu tiên được tiến hành ở nước ta, nên trong văn bản gửi tới Quốc hội ngày 3-6-2013, chúng tôi đã kiến nghị Quốc hội quyết định sớm để có thời gian chuẩn bị, quan trọng nhất là tổ chức thảo luận một cách bình đẳng, công khai, thẳng thắn về các quan điểm khác nhau, tạo điều kiện cho đông đảo nhân dân suy nghĩ, lựa chọn trong cuộc trưng cầu ý dân. Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng có thể áp dụng điều 86 và khoản 14 điều 84 của Hiến pháp hiện hành để tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường nhằm quyết định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi.
Sửa đổi Hiến pháp theo tinh thần tạo lập thể chế chính trị dân chủ là công việc hệ trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Vì thế không nên hạn chế thời gian; nếu làm vội để thông qua một hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị, bỏ qua những đòi hỏi chính đáng của nhân dân đang muốn có một hiến pháp thật sự dân chủ, thì sẽ nguy hại cho đất nước và phải chịu trách nhiệm với dân tộc, với lịch sử.

2- Quyền sở hữu và sử dụng đất đai là một trong những điểm hệ trọng nhất và được nhân dân đặc biệt quan tâm khi bàn về sửa đổi Hiến pháp. Chúng tôi hoan nghênh Quốc hội đã đề ra chủ trương gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp và quyết định lùi thời gian xem xét thông qua Luật đất đai sửa đổi.

Thực tế cho thấy chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu trực tiếp quản lý như quy định của Hiến pháp hiện hành cùng với những bất cập trong luật pháp về đất đai đã tạo kẽ hở cho các cấp chính quyền ở nhiều nơi thu hồi đất của dân một cách tùy tiện, tràn lan, đi liền với cưỡng chế thô bạo, gây oan ức và bất bình lớn trong dân, dẫn tới rất nhiều vụ khiếu kiện và các hình thức đối phó của dân, làm bất ổn nhiều mặt trong đời sống cùng với nhiều tổn thất không chỉ về kinh tế mà cả về xã hội và chính trị.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

CPJ lên tiếng về Đinh Nhật Uy


BBC - Tổ chức Bảo vệ Phóng viên thế giới - Committee to Protect Journalists (CPJ)vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại 'sâu sắc' trước việc Hà Nội bắt giữ và điều tra blogger Đinh Nhật Uy, anh trai Đinh Nguyên Kha, sinh viên từng bị tuyên án hồi tháng Năm về 'Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ'.

Thông cáo được đăng tải ngày 2/7 trên trang web của CPJ nói tổ chức này "quan ngại sâu sắc trước việc điều tra một blogger đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính phủ tại Việt Nam".

Thông cáo này dẫn lời ông Bob Dietz, người giám sát chương trình ở Châu Á của CPJ nói "ba vụ bắt bớ trong thời gian một tháng là tín hiệu cho thấy Việt Nam đang tăng cường đàn áp các nhà báo mạng dám bày tỏ bất đồng chính kiến."Đinh Nhật uy là blogger thứ ba bị bắt trong vòng một tháng trở lại đây, dấu hiệu cho thấy các cuộc đàn áp đang lên cao ở nước này," thông cáo viết.

"Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam vẫn tiếp tục ở tình trạng tồi tệ, bất chấp những thành công về kinh tế," ông Dietz nói.

CPJ nhận xét rằng trong một năm trở lại đây, Việt Nam đã tăng cường kiểm soát các phương tiện thông tin mới cũng như cũ bằng "một loạt các chiến dịch kiểm duyệt, theo dõi, bắt bớ và buộc tội."

"Nghiên cứu của CPJ cho thấy mỗi năm trong vòng vài năm trở lại đây, nhà cầm quyền lại tăng cường đàn áp những nhà báo lên tiếng chỉ trích, tập trung chủ yếu vào những người hoạt động trên mạng," thông cáo viết.

Điều 258


Đinh Nhật Uy, anh ruột của sinh viên Đinh Nguyên Kha, bị bắt tạm giam 3 tháng kể từ ngày 15/6, chỉ một tháng sau khi em trai mình bị tuyên án hồi tháng Năm để điều tra về 'Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, Điều 258 Bộ Luật hình sự.'

Gia đình của Uy nói với BBC blogger này đang bị giam ở cùng nơi với em trai mình, Đinh Nguyên Kha tại trại tạm giam tỉnh Long An.

Trước lúc bị bắt, Đinh Nhật Uy được cho là đã nhiều lần kêu gọi trả tự do cho em trai mình, Đinh Nguyên Kha.

Sinh viên Đinh Nguyên Kha, em trai của Uy bị án tám năm cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên sáu năm tù giam tại phiên xử một ngày ở Long An.

Giành lấy điều gì trong phiên tòa xử Luật sư Lê Quốc Quân?



Giành lấy điều gì trong phiên tòa xử Luật sư Lê Quốc Quân?
Thế thì một sự kiện phản kháng chính trị lớn phải được nổ ra mới là điều cần giành lấy trong phiên tòa xử Lê Quốc Quân. Một cuộc tập trung đông người ngay tại phiên tòa của mọi thành phần phản kháng có liên quan tới Luật sư Lê Quốc Quân gồm: những nhà hoạt động, người yêu dân chủ, nhân quyền, những người yêu nước, những người Công Giáo tiến bộ… chính là “sự kiện phản kháng chính trị” lớn nhất đó.
 Ngày 9/7 sẽ diễn ra phiên tòa xử Luật sư Lê Quốc Quân. (đây là thông tin chính thức từ phía giới chức hữu trách) 
Lê Quốc Quân bị bắt ngày 27/12/2012  khi anh đang trên đường tới công ty làm việc (bắt khẩn cấp)… Ngay sau đó, nhiều thông tin, nhiều bài viết, tố cáo, phản đối cung cách, hành xử của  nhà cầm quyền và lực lượng an ninh trong vụ bắt giam…Các hoạt động như thăm viếng gia đình, chuẩn bị luật sư… Đặc biệt là thắp nến cầu nguyện, hiệp thông (do nhà thờ Công giáo tổ chức) được khởi lên từng bước, hướng tới phiên xử… đến hôm nay, dường như đã hình thành được một phong trào đòi trả lại tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân.
Nhưng chính ở lúc này,  một câu hỏi lớn và nghiêm túc đã đặt ra cho phong trào là… giành lấy điều gì trong phiên tòa xử Lê Quốc Quân?
Đây là một câu hỏi đúng. Đúng trong trường hợp anh bị bắt và đưa ra xét xử lần này với tội danh “Trốn thuế”.(khung hình phạt là từ 2 đến 7 năm)
Cùng trở lại với những lần bị bắt…
Ta thấy số năm tháng nằm trong nhà lao cộng sản của Luật Sư Lê Quốc Quân không lớn, nhưng số lần bị bắt giam, bị ngăn chặn, bị cảnh cáo, bị cải tạo, bị tấn công, hành hung thân thể, khủng bố tinh thần… có thể đã là kỷ lục so với tuổi đời của anh.
Lê  Quốc Quân bị bắt lần thứ nhất ngày 7/3/2007 và bị khởi tố theo điều 79 bộ luật hình sự,  tội danh là: “tổ chức hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”, mà khung hình phạt thấp nhất là 12 năm, cao nhất lên đến tử hình. Vụ bắt bớ này xẩy ra khi anh vừa mãn một khóa học dân chủ tại Mỹ của  tổ chức hỗ trợ dân chủ (National Endowment fo Democracy)
Nhưng chỉ 3 tháng sau chính những người bắt anh  đã phải trả tự do vô điều kiện cho anh, để đảm bảo chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết được thông đồng bén giọt. Ở vào chính thời điểm này, 2 nhà chính trị hàng đầu nước Mỹ, là ứng cử viên tổng thống – ông Giohn Mc Cain và bà Madeline Albright cựu ngoại trưởng đã có thư phản đối .
Có thể thấy, ngay trong lần bị bắt thứ nhất, Luật sư Lê Quốc Quân đã được giới cầm quyền xác đinh là “nguy hiểm” bởi  tội danh  và sự quan tâm của chính giới Mỹ. Và cùng đó, dư luận trong và ngoài nước nhận thấy ở anh là một người hoạt động dân chủ, nhân quyền nhiệt huyết…
Ls Lê Quốc Quân nộp hồ sơ tự ứng cử Quốc Hội Việt Nam
Như vậy việc nhà cầm quyền  bắt, khởi tố, nhưng lại phải trả lại tự do cho một người bất đồng chính kiến, hoạt động cổ vũ cho dân chủ, nhân quyền đã là thắng lợi quan trọng mà lực lượng phản kháng  chính trị trong nước giành được (với sự hỗ trợ của chính giới Mỹ). Nó nâng vị thế phong trào phản kháng, đòi thực thi dân chủ, nhân quyền trong nước lên trong tầm quan sát và chính sách đối ngoại chính trị của nước Mỹ và quốc tế.
Phạm vi hoạt động của Luật sư Lê Quốc Quân khá rộng… Anh có trang Blog của riêng mình, có nhiều bài viết, trả lời phỏng vấn sắc bén, thuyết  phục. Là người có đạo (Đạo Công Giáo) Lê Quốc Quân có nhiều  đóng góp tích cực cho Nhà Thờ… ở các hoạt động thiện nguyện,  chia sẻ đức tin cũng như nâng cao nhận thức về quyền con người (nhân quyền) cho giới trẻ Công Giáo theo hướng thúc đẩy, xây dựng nền tảng cho một “xã hội dân sự”
Anh tham gia thành lập cộng đoàn “Doanh Nhân Trí Thức Công Giáo” (Gọi tắt là DOANH – TRÍ) tập hợp những Doanh nhân và Trí thức Công Giáo tiến bộ, và được cộng đoàn tin tưởng giao cho trách nhiệm là Trưởng Đại Diện. Cùng đó Lê Quốc Quân  trở thành viên của Ban Công Lý Hòa Bình Giáo phận Vinh thuộc quyền quản lý của Giám mục Chủ tịch Uỷ Ban Công Lý Hòa Bình – Hội Đồng Giám Mục Việt Nam…

Vụ án Ls Lê Quốc Quân: Vụ án chính trị được dàn dựng theo đơn đặt hàng

Nữ Vương Công Lý vừa nhận được bài viết của một luật sư nhận xét về vụ án “trốn thuế” mà nhà cầm quyền Hà Nội đặt ra với Ls Lê Quốc Quân. Qua phân tích vụ án này bằng các hồ sơ do Tòa án cung cấp, Luật sư đã nêu rõ: “Tất cả đều được dàn dựng một cách có chủ đích từ ban đầu như thể nhằm thực hiện một “đơn đặt hàng” buộc tội anh Quân. Và: “Đây rõ ràng là sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.”
Chúng tôi xin đăng bài viết của Luật sư này để quý vị tìm hiểu rõ hơn về tính chất vụ án chính trị mang nhãn hiệu “trốn thuế” mà nhà cầm quyền CSVN thường đem ra áp dụng cho những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam.

Vài nhận xét sơ bộ về vụ án “Lê Quốc Quân”
Lqq1
Vụ án “Lê Quốc Quân” tuy mang danh nghĩa “Trốn thuế” (theo cáo buộc của Cơ quan cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát căn cứ Điều 161 BLHS) nhưng trên thực tế có tính chất chính trị, bởi những lý do sau đây:
  1. Khi chính quyền không thể giam cầm anh Lê Quốc Quân một cách công khai vì lý do chính trị hay “an ninh quốc gia”, thì từ một năm trước đó “vụ án trốn thuế” đã được đạo diễn nhằm mục đích tìm và tạo dựng chứng cứ cáo buộc và bắt giam anh Lê Quốc Quân.  Hồ sơ thể hiện rõ vụ án này đã được CA TP Hà Nội chuẩn bị từ cuối năm 2011, lúc Phòng An ninh Kinh tế (PA 81) yêu cầu Cục thuế Hà Nội thanh tra thuế của 2 doanh  nghiệp có liên quan đến anh Lê Quốc Quân là Công ty TNHH Thông tin tín nhiệm và Xếp hạng doanh nghiệp và Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam (xem Công văn số 737/CV-CAHN-PA 81 ngày 26/12/2011 do Phòng An ninh Kinh tế gửi Cục thuế Hà Nội tại Bút lục số 0186). 
  2. Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội đã hiểu vụ án này do Cơ quan an ninh, chứ không phải Cơ quan cảnh sát, chịu trách nhiệm điều tra, nên trong Quyết định số 73/QĐ-VKS(P1) ngày 25/2/2013 về việc gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự, Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội đã ghi “nhầm” rằng Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 38/CQCSĐT ngày 25/12/2012 là của “Cơ quan an ninh điều tra” (xem Bút lục 0008).  Đây là bằng chứng cho thấy trong suy nghĩ của nhà cầm quyền bản chất của vụ án này là chính trị, chứ không phải kinh tế thuần túy.
quyetdinhdieudong1
  1. Mặt khác, các điều tra viên tham gia vụ án hầu hết từ Cơ quan an ninh điều tra, chứ không phải Cơ quan cảnh sátđiều tra (xem 3 quyết định điều động cán bộ của Giám đốc CA TP Hà Nội ngày 18/10/2012 tại các Bút lục 0004, 0005 và 0006).  Tội trốn thuế theo Điều 161 BLHS thuộc nhóm “các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” quy định tại Chương XVI của BLHS, thông thường do Cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành điều tra.  Việc điều động nhân viên an ninh tham gia điều tra cho thấy tính chất “chính trị” rõ ràng của vụ án này.
Ở đây, có sự sai sót đến mức khôi hài trong 3 quyết định điều động cán bộ của Giám đốc CA TP Hà Nội đề ngày 18/10/2012 nêu trên, vì cơ sở của việc điều động điều tra viên lại dựa trên một quyết định khác được ban hành sau đó đến … 6 ngày (!?), đó là Quyết định số 572/QĐ-CAHN đề ngày 24/10/2012 về việc thành lập Ban chỉ đạo điều tra vụ án.
  1. Vụ án này được Ban Giám đốc CA TP Hà Nội đặc biệt quan tâm đến mức thành lập hẳn một “Ban chỉ đạo điều tra vụ án” theo Quyết định số 572/QĐ-CAHN ngày 24/10/2012.  Đây là điều bất thường đối với bất kỳ vụ án trốn thuế mang bản chất “kinh tế” thuần túy nào.
Vào ngày 25/12/2012 Cơ quan cảnh sát điều tra (PC46) thuộc CA TP Hà Nội chính thức có Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 38/CQCSĐT (xem Bút lục 0007), tức về mặt pháp lý kể từ ngày 25/12/2012 vụ án mới được bắt đầu.  Nói cách khác, trong khi chưa có vụ án chính thức về phương diện tố tụng hình sự, CA TP Hà Nội đã chuẩn bị sẵn một “vụ án” với những “chứng cứ” được tạo dựng theo hướng cáo buộc anh Lê Quốc Quân vào tội “trốn thuế”. 
  1. Mặc dù anh Lê Quốc Quân luôn yêu cầu sự tham gia của luật sư từ giai đoạn khởi tố bị can, nhưng hầu như toàn bộ quá trình điều tra xét hỏi đã diễn ra không có sự tham gia của luật sư.  Theo Điều 58 của BLTTHS, chỉ trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, người bào chữa mới tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. 
Việc cản trở và gây khó khăn cho luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra xét hỏi vụ án “Lê Quốc Quân” cho thấy cơ quan điều tra luôn xem vụ án này có tính chất chính trị và liên quan đến “an ninh quốc gia”, hơn là mang bản chất kinh tế như luật định.
  1. Trong Quyết định phê chuẩn lệnh khám xét số 02/QĐ-VKS(P1) ngày 26/12/2012, Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội chỉ nhắc đến “Lệnh khám xét số 05 ngày 25/12/2012”, chứ không đề cập cụ thể và chính xác Lệnh khám xét số 06/CQCSĐT(PC46) ngày 25/12/2012 mà dựa vào đó cơ quan điều tra đã tiến hành khám xét nơi làm việc của anh Lê Quốc Quân trên thực tế (xem Bút lục 0021). 
Do đó, có thể nói Lệnh khám xét số 06/CQCSĐT(PC46) của Cơ quan cảnh sát điều tra không hề có sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội theo yêu cầu tại Điều 141 Bộ luật TTHS.  Tức là, việc khám xét mà Cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành tại nơi làm việc của anh Lê Quốc Quân đã vi phạm thủ tục tố tụng. 

VN: 'Ngày càng công an trị'

Cập nhật: 11:44 GMT - thứ tư, 3 tháng 7, 2013
Các nhà lãnh đạo Việt Nam viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hồi đầu năm
Giáo sư Adam Fford nói Việt Nam đang là 'nước không vua'
Nhà nghiên cứu có tiếng Adam Fford vừa có bài viết nói Việt Nam là 'đất nước không vua' và ngày càng trở nên 'công an trị'.
Nếu như cách đây vài năm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được coi là có Bấm"quyền lực vô biên", nay ông bị coi là "chim bị xén cánh".
Mặc dù thoát khỏi bị Đảng kỷ luật hồi cuối năm ngoái và vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mới đây của Quốc hội, ông Dũng đã không còn có khả năng khuynh đảo như trong nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên hay thời gian đầu của nhiệm kỳ thứ hai.
Giáo sư Fford của Đại học Victoria, Australia, nhận xét về sự thoát hiểm của ông Dũng trước sức ép của Bộ Chính trị hồi cuối năm ngoái: "Là thủ tướng của một nước dường như do Đảng Cộng sản cai trị, về lý thuyết ông phải phục tùng Bộ Chính trị nhưng quyền lực chính trị cá nhân đã cho phép ông tiếp tục tại nhiệm."
Ông Fford, tác giả của nhiều nghiên cứu về Việt Nam và là người từng làm luận án tiến sỹ với đề tài về hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam hồi đầu những năm 1980, cũng nói: "Nếu ông Dũng vẫn giữ được sự ủng hộ của những [nhóm] lợi ích thương mại chính và [nếu vẫn] không có giải pháp cho khủng hoảng uy quyền chính trị, vị trí của ông, dù đã bị lung lay, sẽ vẫn an toàn.
"Nhưng không có gì đảm bảo là những mạnh thường quân thương mại của ông sẽ không bỏ rơi ông khi và nếu họ cảm thấy gió đang đổi chiều.
"Logic chính trị căn bản cho thấy mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh ở Việt Nam."

Khủng hoảng chính trị

Ông Fford nói sau thời của những nhân vật đầy quyền lực như cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười hay cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, những chính trị gia kế tục đã hoặc phải né tránh chính trị, hoặc phải tìm kiếm sự ủng hộ trong môi trường tham nhũng, vốn đồng nghĩa với "chính trị tiền bạc".
Sự thiếu vắng những chính trị gia uy quyền đã dẫn tới khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Việt Nam mà ông Fford nói sẽ không thể được giải quyết nếu không có sự "thay đổi chính trị căn bản".
Vị giáo sư nhận xét: "Đằng sau mặt tiền của các định chế chính trị, Việt Nam không có chủ thể cai trị nội địa rõ ràng.

Bài đăng phổ biến