Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

900 sinh viên đến Lý Sơn dự hội trại biển đảo Tổ quốc... thì tại sao không...


Dân Làm Báo - Ngày 3.5.2013, hơn 900 sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng cả nước đã tham dự Hội trại sinh viên với biển đảo Tổ quốc, chủ đề “Tự hào biển đảo Việt Nam” (1). Nếu thế thì tại sao không: 

Những Công Dân Tự Do không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp cùng nhau tổ chức những buổi hội trại, dã ngoại ngoài trời cũng với chủ đề “Tự hào biển đảo Việt Nam”? Quyền tự hào không phải của riêng ai!

Những Công Dân Tự Do cùng nhau tổ chức những buổi tưởng niệm để nhớ đến những người đã hy sinh để bảo vệ biển đảo và biên cương của Tổ Quốc và tự hào về những anh hùng của Dân Tộc? 

Những Công Dân Tự Do cùng nhau thể hiện quyền làm người của mình trong đó quyền thiêng liêng nhất, bất khả xâm phạm là Quyền Bày Tỏ Lòng Yêu Nước? Quyền yêu nước không phải của riêng ai!

...

mà không phải có những cảnh như thế này - với những chiếc áo màu xanh cũng đang tự hào ở Lý Sơn: 


Tại sao không?

Khi đảng và nhà nước đang hồ hỡi phấn khởi đi đến từng nhà để đưa dân ký đồng ý bản dự thảo Hiến pháp trong đó những mỹ từ về quyền con người được tôn trọng.

Khi đảng và nhà nước đang vận động ráo riết để Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đại diện cho 193 quốc gia trong công việc tuyên dương và bảo vệ nhân quyền cho cả nhân loại.

Tại sao không!?

Viết cho ngày 5-5

Nguyễn Đan Quế

Bs NDQKhi đọc thư kêu gọi tham gia dã ngoại 5-5 như sau:
“Các bạn thân mến,
Nhân Quyền là những giá trị phổ quát của nhân loại được quy định trong Hiến Chương Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là thành viên ký kết; đồng thời cũng đã được nêu lên rõ ràng trong Hiến Pháp Việt Nam.
Nhưng trên thực tế, những Nhân Quyền căn bản này đã không được nhà nước Việt Nam tôn trọng. Nhiều quyền đã bị vi phạm trắng trợn. Chắc chắn, mỗi cá nhân chúng ta đã từng trải nghiệm nhiều ít đớn đau khác nhau.
Đã đến lúc chúng ta phải mạnh dạn nêu những đòi hỏi cải thiện về Nhân Quyền để mọi người có cuộc sống thoải mái hơn, nhân phẩm được tôn trọng, có quyền quyết định tương lai của chính mình và con cháu mình. Đó hẳn là những chủ đề chúng ta quan tâm và cần chia sẻ với nhau.”
Tôi hoàn toàn ủng hộ và mong buổi dã ngoại thành công. Theo tôi nghĩ:
Kỷ nguyên internet cùng những phương tiện đi lại hiện đại kết nối con người trên khắp thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế, giao lưu văn hóa, sự cảm thông giữa các dân tộc có những bước phát triển thật đáng trân quí. Nhìn cuộc đời đáng sống nơi các nước dân chủ, dân chúng dưới những chế độ áp chế đã đứng lên đòi Nhân quyền. Một số chế độ đàn áp Nhân quyền đã sụp đổ như ở Đông Âu, Bắc Phi – Trung Đông, hoặc đang chuyển đổi sang tôn trọng Nhân quyền như ở Miến Điện. Nhưng cũng có một số nền độc tài tìm mọi cách trì hoãn hay cưỡng lại xu thế thời đại. Điển hình là những gì hiện đang diễn ra tại đất nước thân yêu của chúng ta.
Việt Nam mở cửa năm 1986. Buôn bán với thế giới và vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, nhất là sau khi ký Hiệp ước song phương Mỹ – Việt và sau khi gia nhập Cơ Quan Mậu Dịch Thế Giới. Nền kinh tế Việt Nam đạt nhiều thành quả đáng khích lệ. Một tầng lớp trung lưu hình thành trong xã hội, còn non trẻ nhưng rất năng động.

Hướng dẫn cho Buổi Dã ngoại trao đổi về Quyền Con Người - Chủ Nhật 5.5.2013

Cập nhật: Một vài hướng dẫn cho Buổi Dã ngoại trao đổi về Quyền Con Người - Chủ Nhật 5.5.2013










Cập nhật:

Các bạn thân quý,

Ngày 5/5 sắp tới, Chúng Ta chắc hẳn đang rất háo hức đón chờ và chào đón nhau tại buổi picnic để trao đổi về Quyền Con Người vào lúc 08h30 sáng. Để cho buổi dã ngoại được diễn ra thành công, xin được có vài hướng dẫn nhỏ dưới đây, mong các bạn lưu ý:

1. Tại Hà Nội:

- Chúng Ta sẽ gặp nhau tại địa điểm được đánh dấu màu đỏ trên bản đồ đính kèm (1). Lối vào gần nhất là cổng công viên trên đường Nguyễn Văn Huyên, đối diện Bảo tàng Dân tộc học. Chúng Ta có thể đi xe bus các tuyến 07, 12, 38, 39 hoặc đi xe máy và gửi xe trước cổng công viên. Tuy nhiên, có thể ngày đó sẽ rất đông đúc, Chúng Ta nên đi xe bus, xe ôm hoặc taxi hoặc gửi xe máy ở cách đó vài trăm mét. Có rất nhiều điểm gửi xe xung quanh công viên.

- Trong trường hợp công viên Nghĩa Đô bị đóng cửa để "sửa chữa" hoặc các con đường xung quanh công viên bị phong tỏa, Chúng Ta sẽ đi bộ hoặc đi xe máy từ cổng công viên Nghĩa Đô về công viên Thủ Lệ theo đường Nguyễn Khánh Toàn như bản đồ đính kèm (2). 

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

NGUYỄN PHÚ TRỌNG, SÁT THỦ của TỰ DO BÁO CHÍ VIỆT NAM 2013



1
Trong thâm tâm của Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam:
“Tôi rất quen thuộc với các phương tiện truyền thông và báo chí kể từ khi bản thân tôi làm việc như một nhà báo giữa năm 1967 và 1996, và sau đó phục vụ như biên tập viên của Tạp Chí Cộng Sản, tạp chí lý luận của Đảng Cộng sản. Phương tiện truyền thông không có chức năng tuyên truyền chống nhà nước. Các nhà báo chỉ phải đưa tin thực tế và không nên đưa ra các bình luận thúc đẩy một hệ thống đa đảng trong các bài xã luận của họ hoặc đăng trực tuyến. Tổ chức phương tiện truyền thông nước ngoài như Đài phát thanh Á Châu Tự Do, VOA hay BBC đang phát sóng một cách nhanh chóng những ý kiến ​​như vậy cho các công dân của chúng tôi trong chiêu bài tin tức “độc lập” và những thông tin không được sự chấp thuận của chúng tôi.” 
Ở Việt Nam, các nhà báo có thể thực hiện công việc của họ, miễn là họ không chỉ trích đảng. Tháng Hai vừa qua, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã vi phạm các quy định của tờ báo Gia đình và Xã hội, do đó anh ta bị sa thải. Bằng cách từ chối giới hạn bài viết của mình liên quan đến bài phát biểu và bày tỏ ý kiến ​​về những gì tôi đã nói, nhà báo này đã vi phạm đạo đức báo chí và đang cố tạo ra bất ổn chính trị.
Những kêu gọi cải cách trong vài tháng qua là hành vi phạm tội phá hoại chính trị, tư tưởng và đạo đức. Từ khi tôi nhậm chức, biên tập viên của tờ báo đảng, Nhân Dân hằng ngày, cũng lên án những lời kêu gọi đa nguyên.

Việt Nam lại bị đưa vào danh sách các nước không có tự do báo chí


VOA - Việt Nam bị xếp vào nhóm các nước Không có Tự do trong báo cáo thường niên về tự do báo chí trên thế giới do tổ chức Freedom House công bố hôm qua, ngày 1/5.

Freedom House, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ, nói rằng con số những người sống trong các xã hội hoàn toàn có tự do báo chí đã giảm xuống mức thấp nhất, tính từ một thập niên nay.

Ông David Kramer, Chủ tịch của Freedom House, cho biết tiêu chuẩn để xếp một nước vào nhóm các quốc gia không có tự do báo chí :

“Lý do mà một nước được đánh giá là không có tự do báo chí là bởi vì nước này không đáp ứng các tiêu chuẩn về tự do pháp lý, tự do chính trị, tự do kinh tế, để cho phép các nhà báo và tổ chức truyền thông có thể hoạt động. Thế cho nên tại các nước nằm trong nhóm 'Không có tự do', có khá nhiều các nước như thế, nhưng tệ hại nhất gồm có Belarus, Cuba, Guiné Xích đạo, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Turkmenistan and Uzbekistan.”

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban tiếng Khmer của Đài VOA, bà Karin Deutsch, một chuyên viên phân tích nghiên cứu về Châu Á thuộc Freedom House, so sánh tự do báo chí của Việt Nam với nước láng giềng Campuchia:

“Rõ ràng môi trường làm việc của giới truyền thông ở Campuchia chắc chắn là cởi mở hơn so với Việt Nam, hoặc với Miến Điện.”

Trong năm qua, tin tức về các vụ bắt bớ, giam cầm và truy tố các nhà báo và blogger không ngừng gia tăng cùng với những mối đe dọa và sách nhiễu đối với những người cầm bút, cho thấy xu hướng giới hạn quyền tự do báo chí tại Việt Nam không những tiếp diễn mà có lẽ còn tệ hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ –VOA, ông Shawn Crispin, Đại diện cấp cao của Ủy ban Bảo vệ các Ký giả Cở Đông Nam Á (CPJ), và là tác giả của một phúc trình về tự do báo chí tại Việt Nam, đánh giá về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam trong năm 2012 như sau:

“Rõ ràng là tình hình tự do báo chí ở Việt Nam đã xuống dốc rất nhanh. Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp các blogger độc lập, và các nhà báo viết bài đăng trên mạng. Điều đó chứng tỏ là chính quyền Việt Nam đã có một nỗ lực phối hợp để siết chặt một thế giới mạng từng hoạt động tương đối cởi mở, cung cấp các quan điểm và tin tức đa dạng bên cạnh giới truyền thông chính thức bị nhà nước chi phối. Sự kiện Việt Nam xếp hạng thứ 6 trên danh sách của CPJ là một dấu hiệu cho thấy là giới thẩm quyền Việt Nam ngày càng ra tay trấn áp mạnh bạo hơn các quyền tự do trên mạng, chiến dịch này vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam. Quan tâm của chúng tôi là tình hình chỉ có thể trở nên xấu hơn trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đang gặp khó khăn kinh tế và khi những rạn nứt đã bắt đầu xuất hiện giữa các phe phái khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam.”

Thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo năm nay không thay đổi so với năm trước đó. Freedom House xếp Việt Nam hạng thứ 182 trên tổng số 197 quốc gia và lãnh thổ được khảo sát về tự do báo chí.


Tin liên hệ

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Điềm gở trước Hội nghị Trung ương 7 ?

Cách đây vài tuần, giữa trời phong quang, tự nhiên vân vũ ở đâu kéo về. Mưa to trút xuống làm sạt hẳn tường đình làng Lại Đà. Dịp nghỉ 30/4 – 1/5 vừa qua, dân tình khắp Hà Thành đồn đại cụ Tổng có ý rút khỏi bãi chiến trường để một lũ trâu đọ sừng với nhau (toàn các quan tuổi Kỷ Sửu). Không biết việc sạt đình làng cụ Tổng có điều gì linh ứng với diễn biến Hội nghị Trung ương 7 của Đảng sắp diễn ra? Về duy tâm, việc sạt đình, sạt điện chưa bao giờ là điềm lành mà chỉ báo trước những điều hung, gở.
Hội nghị Trung ương 7 của Đảng sắp khai mạc giữa bối cảnh lình xình từ Hội nghị 6 chưa giải quyết xong lại xuất hiện nhiều lình xình mới. Ban bệ bày ra đủ bộ nhưng sự nghiệp chống tham nhũng xem ra vẫn bế tắc, tham nhũng trầm trọng, nội bộ đấu đá ngày càng ác liệt, đời sống nhân dân thật thống khổ. Người cầm mái chèo, lái con thuyền giữa những luồng thác dữ là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cụ Trọng quê ở làng Lại Đà rất cổ kính ngoại thành Hà Nội, làng nổi tiếng với nhiều khoa bảng, đỗ đạt. Sở dĩ làng có thế vượng như vậy một phần do đình làng này rất linh.
Đình làng được thiết kế hình chữ Công, dựng theo kiểu liên hoàn, trên một khoảnh đất phong quang, thế đất hổ phục. Trư­ớc sân đình có hai ao tròn, gọi là 2 mắt hổ; giữa có hòn đá là lư­ỡi hổ; phía sau đình là mình hổ và tiếp đó là đuôi hổ. Lưng đình hướng về thành Cổ Loa. Cửa đình ngoảnh phía Nam, trư­ớc mặt là sông Đuống. Hai cột đồng trụ h­ướng vào đình có đôi câu đối:
Kình thiên đại quán long lân trụDục nhật linh quang hổ nhãn trì
Tạm dịch là :
Quán lớn chống trời cột vẩy rồngAo mắt hổ tắm trong ánh mặt trời
Cách đây vài tuần, giữa trời phong quang, tự nhiên vân vũ ở đâu kéo về. Mưa to trút xuống làm sạt hẳn tường đình làng.
Dịp nghỉ 30/4 – 1/5 vừa qua, dân tình khắp Hà Thành đồn đại cụ Tổng có ý rút khỏi bãi chiến trường để một lũ trâu đọ sừng với nhau (toàn các quan tuổi Kỷ Sửu). Không biết việc sạt đình làng cụ Tổng có điều gì linh ứng với diễn biến Hội nghị Trung ương 7 của Đảng sắp diễn ra? Về duy tâm, việc sạt đình, sạt điện chưa bao giờ là điềm lành mà chỉ báo trước những điều hung, gở.
Xem thêm: 

TIN ĐANG KIỂM CHỨNG: ĐÌNH LÀNG LẠI ĐÀ (ĐÔNG HỘI-ĐÔNG ANH)- QUÊ CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG BỊ SẬP- ĐIỀM GÌ ĐÂY ?

Trước thềm Hội nghị TW 7: Nguy cơ 'Lê Chiêu Thống hiện đại'

Kính gửi Hội nghị Trung ương 7 ĐCSVN

Nguyễn Thanh Giang - Tiến sỹ Trần Nhơn – nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi lại vừa công bố một bài thơ chính luận dài 1020 câu mang tiêu đề “Nghĩ về Quốc hội, Đảng và... thời cuộc” mà ông gọi là trường ca. Tôi thì gọi đây là bản “Diễn ca Việt Nam đương đại”.
Bố cục không được chặt lắm song sức khái quát của bản diễn ca thật lớn.
Hãy nghe ông triết lý:
Trời đất không hài hòa âm dương,
Thế giới thiếu hội nhập đa phương,
Hành tinh mất cân bằng sinh thái,
Ắt là hậu quả sẽ khôn lường!
Thật là hàm súc. Chỉ với 4 câu văn vần, ông vừa trình bày được vũ trụ quan, nhân sinh quan, vừa lý giải, vừa cảnh tỉnh… (Cho nên tôi đã từng khẳng định Trần Nhơn là nhà thơ chính luận số một của Việt Nam).
Từ triết luận đó, ông soi xét vấn đề chính trị:
Sự tồn tại thế lực đối lập
Giúp hệ thống chính trị cân bằng;
Tự vận động phát triển bền vững,
Thuận mệnh trời, hòa hợp nhân văn.
Một cách tài tình, ông hình tượng hóa “Hệ thống chính trị vắng đối lập” bằng một hình ảnh thật gớm ghiếc:
Hệ thống chính trị vắng đối lập
Như hình nhân tập tễnh chân què,
Trong khi báo, đài cứ xa xả nén vào óc người ta những điều dối trá: “Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay” thì Trần Nhơn nói lên sự thật:
Đất nước một trăm năm nhìn lại,
Bao giờ khốn khổ thế này chăng?
Loạn xã hội, ngoại xâm, nội gián,
Từ cội nguồn “đảng chủ” lai căng!
Cái nguyên do “Đảng chủ” không những làm cho đất nước tụt hậu so với thế giới mà còn ngày càng suy nhược so với chính thời đại cha ông mình:
Ngàn năm minh triết vị nhân dân,
Khoan dung, bất khuất Lý, Lê, Trần...
Từ ngày “đảng chủ” thay quân chủ,
Mở kỷ nguyên quốc nhược dân bần!
Ông Hồ Chí Minh nhắc nhở bàn dân với giọng tự hào: “Các Vua Hùng đã có công giữ nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Thực ra lịch sử cho thấy, chỉ ngày xưa:
Quân chủ giữ vẹn toàn đất nước,
Không nhường một tấc đất cho Tàu.
Còn ngày nay thì:
“Đảng chủ” đuổi sói ra cổng trước,
Rước voi giày mả tổ vườn sau!
Những người lãnh đạo ĐCSVN ra sức níu kéo Điều 4 để duy trì thời đại “Đảng chủ” trong khi Trần Nhơn cho rằng:
Người cộng sản tâm tài trí dũng, 
Coi Điều Bốn là sỉ nhục mình.
Đi đầu trong phong trào quần chúng,
Sao phải bám vào “phao cứu sinh”!
Chính Điều Bốn đang hủy hoại Đảng,
Chưa có nó Đảng đã hư rồi.
Quyết giữ nó sẽ là quốc nạn,
Đảng càng nhanh mục nát mà thôi!
Ông kêu gọi đương kim Tổng Bí thư:
Ông Trọng cần để lại dấu ấn,
Phế bỏ “đảng chủ” lập quyền dân.
Song, kêu gọi chỉ để mà kêu gọi, trông mong gì được ở cái con người
Chưa vượt chính mình – còn lú lẫn,
Lạc vào mê hồn trận “ngu quân”.
Chẳng những thế con người ấy còn tỏ ra rất non kém. Vì non kém, ông ta chỉ có thể thuyết giáo chung chung. Hoặc nói những điều vô thưởng vô phạt. Hoặc nói những điều cũ mèm lạc lõng, lạc hậu đến mức như là phản động.
Việc làm thì chẳng đâu vào đâu. Hồi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, Thủ đô rất trì trệ. Kém hẳn so với Đà Nẵng, Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Đã thế còn tiếp tay cho Siputra lậu thuế một ngàn sáu trăm tỷ đồng để được hưởng một biệt thư trị giá một triệu đôla.
Hành động quyết liệt nhất trong đời NPT, sau này kể lại, chỉ có thể là hành động đã được ông biểu diễn trong Hội nghị Trung ương 4 vừa rồi. Thế mà, kết quả hành động này đã không chỉ mang lại thất bại cho cá nhân ông mà còn bôi nhọ cả “triều đình” ĐCSVN. Sau Hội nghị TW4, người ta rất dễ liên tưởng cái thiên triều trên tivi trong vở hài Táo quân Báo cáo vào dịp Tết năm nay với “triều đình” CSVN thời Nguyễn Phú Trọng. “Thường vụ Bộ Chính trị Thiên triều” gồm Ngọc hoàng, Bắc Đẩu, Nam Tào, Thiên Lôi mà có khác nào bầy thảo khấu. “Nội các thiên triều” thì bát nháo như một cái chợ trâu bò.

Tà đạo Hồ Chí Minh

 - Nếu quan sát trong ngày 24 Tháng Hai, 2013 (15 Tháng Giêng Âm lịch), hàng trăm người ngủ vạ vật chờ trời sáng, hàng ngàn du khách thập phương chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau tạo nên một khung cảnh hết sức hỗn độn, xô bồ tại Ðền Trần ở phường Lộc Vượng (Nam Ðịnh). Nhiều người trèo cả lên đầu người khác, tiếng la thét khắp nơi, có nhiều phụ nữ, bà già bị xô đẩy xuống đất ngã dúi dụi. Chỉ để mua bằng được cánh ấn lộc Nhà Trần là mảnh lụa vàng có đóng dấu ấn với gia quy định 15 ngàn đồng và sau khi kết thúc thảm cảnh, nhiều người đã mua được ấn với giá… sang nhượng 50 ngàn-100 ngàn đồng.

Nếu quan sát hôm 19 Tháng Tư (mồng 10 Tháng Ba Âm Lịch) hàng vạn người ùn ùn từ khắp các ngả đường hướng về Ðền Hùng, hàng trăm người đã bám vào cây, bò trên những bậc thang bằng đá quá nhỏ đã bị quá tải, dốc trơn trượt, để mong leo tới khu đền Thượng thắp hương. Tại khu Bạch Hạc, mọi người hối hả mua nước, cát để cầu may, vì cho là nước thánh, nước thiêng của các vua Hùng, từ 50 ngàn tới 200 ngàn/can/20 lít.
Thì phải nghĩ rằng, đây là cảnh hỗn loạn của một đám đông lạc hậu, chậm tiến, điên rồ, có tâm thức bất thường.
Nhưng không, họ là những con người bình thường, bao gồm đủ các thành phần xã hội, từ học sinh, nông dân, công nhân tới giới trung lưu, đặc biệt là các bà vợ của các quan chức. Họ khổ sở và vất vả một cách rồ dại, say mê, với một ý thức có định hướng: lấy được ấn, thắp được hương, mua được nước và cát là sẽ gặp may mắn, có sức khỏe, bình an, làm ăn phát tài…
Người ta biết rất rõ, các cơ sở hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như các nhà đình, nhà chùa có biểu hiện cơ hội, kinh doanh trục lợi. Trao đổi với BBC Việt ngữ, ông Ngô Ðức Thịnh, cựu viện trưởng Viện Nghiên Cứu Văn Hóa Dân Gian cho rằng: “Nguồn thu là rất lớn. Có những cơ sở có thể thu tới ba bốn chục tỷ một năm, không thể tưởng tượng nổi.”
Thế nhưng hiện tượng trên vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển một cách phổ biến. 
Tà đạo Hồ Chí Minh 
Từ vài năm nay, tượng Hồ Chí Minh được đặt cùng với tượng Phật tại cơ sở tín ngưỡng ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với tên gọi là Ðại Nam Quốc Tự, đã làm nóng dư luận.

Rõ ràng việc làm này là một hành vi khủng bố tâm linh, phá vỡ giá trị tôn thờ. Tuy là hành vi cá nhân của ông Dũng “chủ lò vôi,” nhưng được khuyến khích, khuếch trương của nhà chức trách địa phương. Dũng “chủ lò vôi” dựa trên mối quan hệ thân thiết với phu nhân của Võ Văn Kiệt, tiếp theo với cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, đã mánh mung ăn nên làm ra, trục lợi từ bất động sản và cho xây Ðại Nam Quốc Tự, khu du lịch được xem là lớn nhất Việt Nam. Dũng “chủ lò vôi” đưa tượng Hồ Chí Minh vào đây như một sự “trả ơn,” nhưng đồng thời cũng là cách thánh hóa thêm Hồ Chí Minh.
Nhưng Hồ Chí Minh là người cộng sản, bàn tay Hồ dính máu của gần 180 ngàn người bị đấu tố và giết oan trong Cải cách Ruộng đất, người đã đưa chủ nghĩa cộng sản tội ác vào Việt Nam, tác nhân quyết định đỏ hóa miền Nam trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Về đạo đức cá nhân của Hồ cũng lắm thứ phải bàn.
Ðưa tượng Hồ vào ngồi cùng tượng Phật, những người cộng sản hôm nay hủy diệt một cách ma giáo truyền thống văn hóa của dân tộc, đời sống tâm linh bình thường, tập quán thờ phượng lâu đời, thay vào dòng chảy sinh hoạt tín ngưỡng một thứ tôn giáo mang sắc màu dị hợm, đi ngược với cái Thiện của nhà Phật, đánh lừa những con người nhẹ dạ, mù lòa về thông tin và các thế hệ sinh ra sau chiến tranh.
Con số 800 nhà tu được huy động trong ngày lễ khánh thành cơ sở này, thực sự là những “nhà sư quốc doanh” của Thành Hội mà Thích Thiện Tánh (được biết như một công an mang hàm cấp tá, ngụ tại chùa Khánh Anh đường 3 tháng 2, Sài Gòn) đứng đầu.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

An ninh Bộ cơ đấy!


Hoàng Dũng CĐVN - Như các anh chị đã biết, 6 người chúng tôi ghé thăm nhà anh Trội ở xã Chương Dương, Thường Tín vào buổi sáng nay. Khi về tới nơi thì đã có 2 công an ngồi ở nhà anh Trội chờ - chào đón. Ngồi một xíu thì 2 người rút, chúng tôi (anh Phạm Hồng Sơn, thày Đỗ Việt Khoa, anh Mai Dũng, anh Vũ Quốc Ngữ, anh Tùng và tôi) vui vẻ trò chuyện về chuyện anh Trội khi còn ở trong tù (vui lòng google từ khóa Phạm Văn Trội để biết thêm thông tin :D), chuyện về công an, an ninh biết chuyện hôm nay chúng tôi ghé thăm anh Trội mà quanh quẩn ở ngoài.

Đang ăn trưa thì ở ngoài cổng an ninh liên tục gọi anh Trội đòi mở cổng vào nhà, làm tôi giờ đây thắc mắc hai chữ an ninh quá! Các anh đang giữ an ninh cho làng xóm hay lại đang làm rối an ninh xung quanh?

Anh Trội dù phải nói rằng "Trời đánh tránh miếng ăn" nhưng cũng không làm cho họ ngừng quấy an ninh. Mọi người đành phải ăn vội vàng để ra về, kẻo làm phiền nhiều cho gia đình anh Trội. Cảm ơn anh Trội về bữa cơm ngon, hì hì.

Sáu người tạm biệt anh Trội ra về, mở cổng thì đã có khoảng 20 người mặc thường phục ùa ra đón, mời về Công an xã Chương Dương để làm việc về việc dám đến thăm nhà một cựu tù nhân lương tâm còn đang phải chịu án quản chế.

Tôi là người bị "đi cung" đầu tiên, với an ninh Bộ Công an - Cục bảo vệ Chính trị nội bộ - Cục chuyên trách theo dõi hoạt động của Phong trào Con đường Việt Nam.

Chỉ vài câu hỏi ngắn gọn liên quan đến việc có mặt ở nhà anh Trội như ai mời, với ai, đi thế nào... Sau đó lại quay về những câu hỏi liên quan đến các hoạt động của Phong trào Con đường Việt Nam, ngay cả đến các bác đọc note này thấy cũng chán. Một phong trào với mục tiêu làm cho quyền con người được tôn trọng và bảo vệ trên hết, bình đẳng ở Viêt Nam mà cũng làm cho Bộ Công an lo lắng và sợ hãi. Hơn nữa, tôi lại chưa có bất cứ đóng góp nào vào mục tiêu này, mà cũng bị/được săn sóc như vậy.

Trong khi làm việc, họ còn đưa ra 2 thông tin rằng họ đang điều tra một đơn tố cáo tôi và thông tin cho rằng tôi ủng hộ tiền cho ai đó 20 triệu. Trời, bỗng dưng tôi giàu dữ! Hay là trong lúc mộng linh tinh mà tôi đưa cho ai đó chăng? Ai nhận được xin hú lên để tôi xin lại nhé, hoặc gửi cho tôi biên lai nhận tiền, hehe.

Họ có hỏi về cuốn sách "Câu chuyện về Quyền Con Người" và tôi nói rằng tôi có 6-8 cuốn. Đã kịp tặng cho chị Thanh Nghiên 1 cuốn, anh Chí Đức 1 cuốn, để ở nhà 1 cuốn, còn lại là để ở Sài Gòn. An ninh Bộ cho rằng việc lưu hành cuốn sách đó ở Vn là vi phạm pháp luật. Tôi nói rằng tôi mong các anh làm um chuyện này lên để chứng minh tôi đã vi phạm pháp luật khi có trong tay và tặng 1, 2 người bạn cuốn sách quyền con người đó và tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu như việc đó vi phạm pháp luật. Tôi muốn nhiều người hơn nữa biết và muốn tìm hiểu về quyền con người.

Ngoài ra, họ có hỏi tôi về việc ký "kiến nghị 72", có biết đó là hành động vi phạm nghị quyết 38 gì đó không? Họ hỏi về "tuyên bố công dân tự do", ai là người khởi xướng...

Tôi bị mất Tổ quốc do Đảng Cộng sản Việt Nam làm bậy

  

Phạm Văn Điệp - Thật là uất ức khi tôi là người Việt Nam, có một quốc tịch duy nhất là Việt Nam và chưa từng xin rời bỏ quốc tịch hay xin nhận quốc tịch khác. Vậy mà ngày 24 tháng Tư 2013 Công An Việt Nam đã dùng vũ lực ngăn cản không cho tôi ở Việt Nam và họ đã ép cưỡng chế tôi ra máy bay chở sang Nga. Nếu mọi người nghe kỹ thì còn thấy được một số lời nói của Cảnh sát cơ động còn đáng buồn hơn nữa, họ đáng tuổi con em tôi, thà họ cứ lặng lẽ làm theo lệnh của kẻ khác chứ vô cớ với những lời nói hoàn toàn thiếu suy nghĩ, hỗn láo thì không tương ứng với ngành nghề này.Tôi mong muốn mọi người hãy giúp tôi giành lại Tổ quốc và đất nước của mình.
Anh Phạm Văn Điệp, người mặc áo trắng, 
tay cầm biểu ngữ tham gia cuộc biểu tình chống TQ tại Hà Nội
*

Đơn khiếu nại về việc vi phạm 
quyền tự do về nước của Công dân
Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- tự do – hạnh phúc
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Bang Nga
Tên tôi là Phạm Văn Điệp, Công dân Việt Nam sinh ngày 12.6.1968
Nơi sinh: Quảng Tiến , Sầm Sơn , tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam
Địa chỉ tạm thời: LB Nga, Petrozavodsk, phố Drevlanka 22/1-84
Ngày 23 tháng 4 năm 2013 tôi có di chuyến bay từ Liên bang Nga về Việt Nam và đến sân bay Nội Bài Hà Nội lúc 8 giờ 20 ngày 24 tháng 4 năm 2013. Tại nơi kiểm tra Hộ chiếu, cán bộ Kiểm tra đã không làm thủ tục nhập cảnh cho tôi mà dẫn tôi sang chỗ khác ngồi chờ. Đến gần 9 giờ 30 . đại diện Công an xuất nhập cảnh Sân bay Nội Bài đến yêu cầu tôi phải quay lại máy bay để trở về Moscow. Tôi đòi họ cho biết cơ sở để họ buộc tôi quay trở sang Moscow . Họ đưa cho tôi 1 Bản xử lý vi phạm hành chính tự họ soạn ra, trong đó có ghi rằng: Họ dùng điều 8 Pháp lệnh về cư trú, đi lại và xuất nhập cảnh của người nước ngoài để xử lý như vậy với tôi. Tôi không đồng ý vì tôi cho rằng Bản xử lý đó không hợp lệ đối với tôi vì tôi không phải là người nước ngoài , mà tôi là Công dân Việt Nam . Chính trong Bản xử lý cũng ghi Phạm văn Điệp là Công dân Việt Nam. Sau đó Đại diện Công an xuất nhập cảnh Sân bay Nội Bài giằng lấy Bản xử lý vi phạm hành chính, xé nó trước mặt tôi và giục cảnh sát cơ động lôi tôi về phía đi ra máy bay và sau đó bẻ tay, cưỡng chế tôi, đẩy tôi vào tận bên trong máy bay để máy bay cất cánh về Moscow. Tôi cho rằng họ không có cơ sở pháp lý gì trục xuấtcông dân Việt Nam sang nước khác là Liên Bang Nga. Họ đã vi phạm quyền trở về nước Việt Nam của tôi. Công an xuất nhập cảnh Sân bay Nội Bài nói với tôi rằng :Muốn khiếu nại thì sang Nga và gửi đơn cho Đại sứ quán Việt Nam.

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Công An bí mật chuyển trại giam, Điếu Cày bị đưa đi biệt tích

Danlambao - Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã bị CA bí mật chuyển trại giam từ hôm 26/4/2013 mà không thông báo đến gia đình. Bên cạnh đó, thông tin về nhà tù nơi Blogger Điếu Cày bị chuyển đến hiện đang bị giữ kín theo lệnh của Tổng cục 8 – Bộ Công An.

Trao đổi với Danlambao, chị Dương Thị Tân (vợ cũ của Blogger Điếu Cày) cho biết: Sáng nay, 28/4/2013, chị Tân cùng con trai Nguyễn Trí Dũng đến trại giam Xuyên Mộc làm thủ tục thăm nuôi định kỳ. Khi đến nơi thì được cán bộ trại giam thông báo đã ‘trích xuất’ anh Nguyễn Văn Hải đến trại giam khác từ hôm 26/4. Việc chuyển trại giam không hề được thông báo đến gia đình.

Trước đó 1 tuần, ngày 21/04/2013, chị Tân cùng con trai cũng đã bị cán bộ trại giam này ngăn cản không cho thăm gặp Điếu Cày. Lý do được đưa ra là: chưa đủ ngày thăm nuôi. 

Bất bình với lối làm việc mờ ám của công an, chị Dương Thị Tân lập tức chất vấn và yêu cầu cung cấp thông tin về trại giam mới - nơi đang giam giữ Điếu Cày. 

Hai cán bộ trại giam Xuyên Mộc là Thiếu tá Nguyễn Ngọc Hữu và đại úy Phạm Văn Huyên nói rằng anh Nguyễn Văn Hải bị ‘chuyển về trại 6’, nhưng nhất định không nói rõ ‘trại 6’ là trại giam nào và ở đâu. 

Theo lời chị Tân, sau khi bị gặng hỏi, hai cán bộ này trả lời “Đây là lệnh từ cục 8 – Bộ công an yêu cầu không được thông báo cho gia đình”. Đồng thời tỏ thái độ thách thức: “Nếu thấy chúng tôi làm sai thì cứ việc khiếu nại”. 

Theo tìm hiểu, ‘cục 8’ ở đây là Tổng cục Cảnh sát Thi hành án và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII). Còn ‘trại 6’ hiện không rõ chính xác nơi nào, nhiều khả năng là trại 6 ở Nghệ An, một trại giam khét tiếng tàn độc thuộc miền núi Thanh Chương, cách Hà Nội 400km. Đây là trại giam đang giam giữ nhiều nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam, trong đó có nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa từng bị cán bộ nơi đây đòi xích chân ngay trên giường phẫu thuật. 

Như vậy, từ khi bị bắt vào tháng 4 năm 2008, đến nay đã hơn 5 năm, Blogger Điếu Cày đã bị chuyển qua hàng chục trại giam. Trong thời gian giam giữ tại trại Xuyên Mộc, anh đã bị cách ly và biệt giam gần 3 tháng trời, từ hôm 1/2/2013 đến khi bị chuyển đi biệt tích.

Hành vi mờ ám, bất minh của công an đối với Điếu Cày đã dấy lên quan ngại về tình trạng sức khỏe của blogger này trong thời điểm hiện nay. Việc chuyển trại giam một cách bí mật như trên rõ ràng là hành vi trả thù, hành hạ đối với người tù nhân lương tâm nổi tiếng tại Việt Nam.

Trước đó, vào năm 2011, cơ quan công an đã có nhiều hành vi mờ ám tương tự đối với blogger Điếu Cày. Mãi sau này dư luận mới được biết, sở dĩ có những hành vi trên là vì công an muốn che dấu việc Điếu Cày phải nhập viện cấp cứu khi bị giam giữ tại trại giam B34.

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả Ls Lê Quốc Quân và Ts Cù Huy Hà Vũ [*]

Bản dịch của Huỳnh Thục Vy (Defend the Defenders)

Phát biểu về Báo cáo tình hình Nhân quyền các nước năm 2012 – Họp báo đặc biệt.

Uzra Zeya - Quyền Trợ lý Thư ký Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động

Washington, DC – Ngày 19/4/2013

Ms. ZEYA: Xin cám ơn  ngài Ngoại trưởng rất nhiều. Tôi muốn nói vài lời về cách chúng ta sử dụng Bản báo cáo Nhân quyền hằng năm để thông tin cho các cơ quan Ngoại giao trên khắp thế giới của chúng ta và giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan nhanh chóng về một số những diễn biến chủ yếu trong năm qua, mà bản báo cáo đã mô tả, rồi tôi sẽ hân hạnh lắng nghe những câu hỏi từ các bạn.

Như ngài Ngoại trưởng đã nói, Nhân quyền là trọng tâm trong những cam kết ngoại giao toàn cầu của Hoa Kỳ và những bản báo cáo này là nền tảng thực tế để chúng ta xây dựng và định hình các chính sách của mình. Nhân quyền luôn nằm trong chương trình nghị sự, trong các mối quan hệ song phương của chúng ta, ví dụ như trong  suốt cuộc đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt gần đây, trong đó chúng ta thúc giục việc trả tự do cho các tù nhân chính trị gồm Lê Quốc Quân, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và những người khác. Chúng ta luôn ủng hộ những người bị bỏ tù vì những hoạt động cho lý tưởng của họ, gồm Khôi nguyên Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba và Luật sư Nhân quyền Cao Trí Thịnh và Mục sư Saeed Abedini của Iran, trong số nhiều nhà hoạt động khác trên khắp thế giới.
Những bản báo cáo riêng lẻ thì độc lập và với chúng chừng đó là đủ, vì thế tôi đề xuất là các bạn hãy lấy thêm thông tin chi tiết về những quốc gia hay khu vực cụ thể từ chúng. Đồng thời, tôi muốn nêu bật những diễn biến quan trọng trong năm 2012.
Trước tiên,  như ngài Ngoại trưởng đã  ghi nhận, chúng tôi tiếp tục chứng kiến một không gian dành cho xã hội dân sự đang dần thu hẹp tại các quốc gia mà số lượng ngày càng tăng như Trung Quốc, Ai Cập, và Nga, chỉ kể tên một vài nước như thế. Năm 2012 đã chứng kiến những luật mới ngăn cản việc thực hành các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do tôn giáo; sự tăng cường những hạn chế đối với các tổ chức nhận tài trợ từ nước ngoài; và việc sách nhiễu, bắt bớ và sát hại các nhà hoạt động chính trị trong lĩnh vực lao động và nhân quyền.
Bất kể các biện pháp được đưa ra, kết quả không thay đổi: Khi chính quyền bóp nghẹt xã hội dân sự, đất nước họ sẽ bị tước đoạt các ý tưởng, năng lượng và dân trí – những yếu tố cần thiết cho sự thành công và ổn định lâu dài trong thế kỷ 21.
Chúng tôi cũng nhìn thấy quyền tự do truyền thông đang chịu sự đe dọa ngày càng tăng trong năm 2012. Một con số kỷ lục các nhà báo bị giết khi làm nhiệm vụ hoặc như là hậu quả của việc đưa tin của mình. Một số chính quyền có những biện pháp bóp nghẹt báo chí qua việc sử dụng những điều luật chống khủng bố được mở rộng thái quá, những  quy định pháp luật nặng nề, những vụ sách nhiễu và bỏ tù các nhà báo. Ở Ethiopia, Eskinder Nega vẫn còn ở tù, và Calixto Ramon Martinez Arias trải qua 6 tháng trong nhà tù Cuba vì viết  vụ bùng nổ dịch tả. Một vài chính quyền cá biệt còn nhắm vào quyền tự do bày tỏ ý kiến trên mạng qua những đạo luật mang tính thắt chặt mới, các cuộc tấn công từ chối dịch vụ, các vụ sách nhiễu blogger, nhà báo và các nhà hoạt động trên mạng. Xin lấy ví dụ, ở Ai Cập, blogger Alaa Abdel Fattah đã bị bắt đi bắt lại và bị sách nhiễu liên tục bởi chính quyền.
Khắp vùng Trung Đông năm 2012, đàn ông và phụ nữ tiếp tục tổ chức và lên tiếng đấu tranh cho nhân phẩm, cho cơ hội kinh tế và cho sự quan tâm về tương lai chính trị của nước họ. Đã có những cuộc bầu cử lịch sử ở Ai Cập và Lybia nhưng cũng là sự thụt lùi đáng ngại, bao gồm sự xói mòn tình trạng bảo vệ xã hội dân sự, sự xâm hại tình dục nhắm vào phụ nữ,  bạo động và  đàn áp nhắm vào các nhóm tôn giáo thiểu số khắp vùng. Bashar al-Assad leo thang  những cuộc tấn công tàn bạo chống lại chính người dân của mình ở Syria; tình hình căng thẳng giữa các cộng đồng và bạo lực chính trị tiếp diễn  ở Iraq, Bahrain và Yemen; các chính quyền khắp vùng Vịnh đã có những hành động giới hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm cả trên mạng lẫn ngoài mạng.
Các cuộc đấu tranh này không giới hạn trong khu vực Trung Đông, đặc biệt là vấn đề bạo lực chống lại những nhóm người bị gạt ra bên lề xã hội. Bản báo cáo 2012 đã đưa ra những tài liệu dẫn chứng về tình trạng phân biệt đối xử và truy bức đối với thành viên của các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số, bao gồm người Do Thái, người La Mã, tín đồ Cơ đốc Chính thống, tín đồ Hồi giáo Ahmadis,  tín đồ Baha’i, người Uighur, và người Tây Tạng; cũng như sự phân biệt đối xử những nhóm dân yếu thế khác như người tàn tật, những người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính và người người chuyển giới khắp nơi trên thế giới.
Phụ nữ và trẻ em gái tiếp tục bị đe dọa  trên toàn cầu, đối mặt những vụ lạm dụng từ bạo lực tình dục đến những tập tục truyền thống tai hại. Từ Afghanistan đến Cộng hòa dân chủ Công gô, phụ nữ và trẻ em gái là những mục tiêu của sự đàn áp trong lúc họ cố gắng sống cuộc sống hằng ngày, thay đổi xã hội cho tốt hơn và thực hành những quyền tự do cơ bản vốn có của con người.
Thật may là không phải tất cả tin tức trong năm 2012 đều tồi tệ. Như ngài Ngoại trưởng đã nói, chúng tôi đã khuyến khích- chúng tôi đang được cổ vũ bởi những gì đang xảy ra ở Miến Điện. Chính quyền Miến Điện đã trả tự do cho 700 tù nhân chính trị từ năm 2011, nhiều người trong số này đã ở tù hơn một thập kỷ. Bà Aung San Suu Kyi và 42 thành viên của Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ đã được bầu vào Quốc hội trong những cuộc bầu cử bổ sung có thể nói là minh bạch và toàn diện. Chính quyền đã  có một số nới lỏng kiểm duyệt báo chí và cho phép công đoàn thành lập và đăng ký. Tuy nhiên, nhiều yếu tố của bộ máy độc tài vẫn còn nguyên vẹn. Và như ngài Ngoại trưởng đã lưu ý, chúng  tôi cũng rất quan ngại về cuộc xung đột ở bang Kachin và bạo động  sắc tộc ở  bang Rhakine, nằm ở miền trung Miến Điện.
Bên cạnh những cuộc bầu cử mà tôi đã đề cập đến ở Trung Đông và Miến Điện, Georgia đã tổ chức các cuộc bầu cử Nghị viện dẫn đến cuộc chuyển hóa quyền lực dân chủ ôn hòa đầu tiên ở quốc gia này từ khi được độc lập năm 1992. Và khắp thế giới mỗi ngày, những người đàn ồng và phụ nữ dũng cảm đã chấp nhận nguy hiểm,  quên mình để bênh vực những quyền con người phổ quát và để cải thiện cuộc sống của tha nhân.
Cuối cùng, tôi muốn lặp lại lời cảm tạ của ngài Ngoại trưởng đối với các đồng nghiệp của chúng ta ở hải ngoại và trong Bộ ngoại giao, trong đó có biên tập viên kỳ cựu của chúng ta, ông Steve Eisenbraun, người đã làm việc không mệt mỏi để ráp các bản báo cáo này.  Đây thực sự là một nhiệm vụ nặng nề và mỗi năm chúng tôi đều nỗ lực để làm tốt hơn. Năm nay, như ngài Ngoại trưởng đã đề cập, chúng tôi đã đưa ra nhưng thông tin toàn diện về điều kiện nhà tù, tình trạng tham nhũng trong chính quyền, quyền công nhân và quyền của phụ nữ và trẻ em gái.
Chúng tôi hy vọng rằng các bản báo cáo sẽ làm sáng tỏ tình trạng nhân quyền khắp thế giới và chúng tôi đã cam kết làm việc với các chính quyền và xã hội dân sự để ngăn chặn những trường hợp lam dụng và ủng hộ  các quyền phổ quát cho tất cả mọi người.
Vì thế, tôi sẽ dừng tại đây, và tôi hân hạnh được nghe các câu hỏi.
Ms. PSAKI: Tôi sẽ yêu cầu vài người. Chúng ta có đủ thời gian cho vài câu hỏi. Mời Brad.
Hỏi: Vâng. Cả bà và ngài Ngoại trưởng đều đề cập rằng quý vị đưa ra những vấn đề nhân quyền trong tất cả các chuyến viếng thăm của mình, những sự thật khó khăn, như quý vị nói. Song gần đây, khi ngài Ngoại trưởng Kerry công du Trung Quốc, chúng tôi hầu như không nghe thấy lời nào về Nhân quyền cả. Vì thế, bà có thể cho chúng tôi biết  về những sự thật khó khăn mà lẽ ra đã được thúc đẩy kia không?
Ms. ZEYA: Chắn chắn rồi. Tôi chỉ muốn nói tóm lại rằng việc phát huy nhân quyền hoàn toàn là một phần trong nghị trình song phương với Trung Quốc. Chúng tôi liên tục đưa lên những trường hợp nhân quyền cụ thể với chính quyền Trung Quốc trong các cuộc đối thoại song phương và các cuộc thảo luận cấp cao. Trong suốt chuyến viếng thăm của ngài Ngoại trưởng, như ngài đã nói rõ, ngài đã đưa ra những trường hợp cụ thể với chính quyền Trung Quốc, bao gồm cả trường hợp của Trần Khắc Quý, cháu của luật sư Trần Quang Thành. Anh ta đã đưa ra những chứng cớ vi phạm trong suốt thời gian ở tù của mình và những sách nhiễu đối với gia đình anh.
Một vài trường hợp khác mà chúng tôi thường xuyên đưa ra, tôi đã có đề cập đến trong phần giải thích của mình, những trường hợp đó bao gồm ông Cao Trí Thịnh, Lưu Hiểu Ba và, như tôi đã đề cập, anh Trần Khắc Quý. Nhưng đó chỉ là một vài trong số những tù nhân chính trị ở Trung Quốc. Tôi muốn chỉ cho anh đọc các bản báo cáo của chúng tôi, có nhiều chi tiết hơn về vấn đề này.
Hỏi: Và quý vị có đạt được tiến bộ nào liên quan đến những trường hợp này không?
Ms. ZEYA: Tôi nghĩ nó là một phần của cuộc đối thoại đang tiếp diễn.
Ms. PSAKI: Xin mời Said
Hỏi: Xin cám ơn bà. Tên tôi là Said Arikat từ Nhật báo Al Quds, tôi muốn hỏi bà về các tù nhân Palestine.
MS. ZEYA: Chắn chắn rồi.
Hỏi: Hiện có khoảng 4500 người trong tù. Có khoảng 280 người ở độ tuổi từ 12 đến 15, và tôi tự hỏi, với những hoạt động hiện tại đang gia tăng của quý vị để bắt đầu những cuộc đối thoại mới, liệu quý vị có mang vấn đề đó mà chờ đợi với chính quyền Israel không.
MS. ZEYA: Đúng vậy. Tôi muốn nói tóm lại rằng Hoa Kỳ đang đưa những vấn đề nhân quyền lên những cấp cao nhất trong chính quyền Israel. Tôi muốn đề nghị anh đọc bản báo cáo năm nay của chúng tôi về những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Một vài vấn đề nhân quyền chủ yếu mà chúng tôi đã xác định là những cuộc bắt giữ tùy tiện, hành hạ và xâm phạm có tổ chức, mà thường là không bị trừng phạt, được gây ra bởi các tác nhân khác nhau; những giới hạn quyền tự do dân sự; và sự bất lực của người dân trong việc giữ cho chính quyền của mình có trách nhiệm giải trình.

Bài đăng phổ biến