Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Bà Bùi Hằng được trả tự do

Cập nhật: 12:33 GMT - thứ bảy, 28 tháng 4, 2012
Bà Bùi Hằng tại nơi giam giữ
Nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ đã yêu cầu thả bà Bùi Hằng
Một nhà hoạt động nữ từng tham gia nhiều cuộc biểu tình đòi chủ quyền biển đảo của Việt Nam và bị chính quyền thành phố Hà Nội cưỡng bức giam giữ cải tạo gần nửa năm mới được thả tự do, theo truyền thông nhà nước.
Bà Bùi Thị Minh Hằng, hay còn được biết tới là Bùi Hằng đã "được hưởng khoan hồng" theo tờ báo An Ninh Thủ Đô hôm 28/04/2012.
Tờ báo của cơ quan Công an Thành phố Hà Nội hôm thứ Bảy nói: "Bùi Thị Minh Hằng được bàn giao cho chính quyền địa phương phối hợp cùng gia đình tiếp tục giáo dục trở thành công dân tốt."
"Trong thời gian qua Bùi Thị Minh Hằng nhiều lần có hành vi gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ra quyết định đưa Bùi Thị Minh Hằng vào cơ sở giáo dục Thanh Hà (Vĩnh Phúc) từ ngày 28-11-2011."
Tờ báo giải thích thêm về quyết định thả tự do với bà Hằng:
"Thực hiện các chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn 30-4, 1-5; xét đơn đề nghị của gia đình; xét điều kiện hoàn cảnh cụ thể của trại viên Bùi Thị Minh Hằng và sau khi trao đổi, thống nhất với chính quyền địa phương nơi cư trú (phường 4, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cơ sở giáo dục Thanh Hà đã quyết định bàn giao Bùi Thị Minh Hằng cho chính quyền địa phương phối hợp cùng gia đình tiếp tục giáo dục Bùi Thị Minh Hằng trở thành công dân tốt."
Được biết trong thời gian bà Bùi Hằng bị giam giữ, bà và gia đình đã nhiều lần phản đối và khiếu nại về việc bị cưỡng bức cải huấn ở trại giáo dục Thanh Hà.
Bà đã có thời gian tuyệt thực và mới đây, trước khi được thả tự do, đã có đơn kiện chủ tịch thành phố Hà Nội vì quyết định giam giữ mà bà và gia đình, cũng như luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà cho là "vi phạm pháp luật" và "vi phạm nhân quyền."
'Kêu gọi thả tự do'
"Đại sứ quán Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc trước tin tức bà Bùi Thị Minh Hằng đã bị kết án đến hai năm ở một trại cải tạo ở Việt Nam mà không thông qua xét xử vì đã tham gia phản đối trong ôn hòa"
Thông cáo của ĐSQ Hoa Kỳ
Từ đầu tháng Mười Hai,Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch -HRW) đã kêu gọi Chính phủ Việt Nam thả tự do ngay lập tức cho bà Hằng.
"Không gì có thể biện minh cho việc chính quyền Việt Nam đưa một người phản đối trong hòa bình đến một nơi trên thực tế là trại lao động cưỡng bức,” một tuyên bố ngày 5/12/2012 của HRW nói.
“Bắt giữ bà Bùi Thị Minh Hằng mà không thông qua một phiên tòa xét xử chứng tỏ việc không thèm đếm xỉa gì đến quyền con người của bà Hằng và quyền tự do bày tỏ ý kiến được ghi trong chính Hiến pháp của Việt Nam,” vẫn theo tổ chức phi chính phủ vì nhân quyền này.
Hoa Kỳ cũng nằm trong số các quốc gia, bên cạnh nhiều tổ chức quốc tế, phi chính phủ, đa chính phủ tỏ ra quan ngại về việc giam giữ bà Hằng và đã lên tiếng kêu gọi chính quyền thả tự do cho bà.
Trong một thông cáo ngay đầu năm nay, Tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội nói: ‘Không ai có thể bị cầm tù chỉ vì thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến hay quyền tụ tập trong hòa bình hay bất cứ quyền con người nào khác được quốc tế thừa nhận.”
“Đại sứ quán Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc trước tin tức bà Bùi Thị Minh Hằng đã bị kết án đến hai năm ở một trại cải tạo ở Việt Nam mà không thông qua xét xử vì đã tham gia phản đối trong ôn hòa,” thông cáo ngày 5/01/2012 viết.
Bà Bùi Hằng
Bà Bùi Hằng trong một lần xuất hiện xuống đường biểu tình vì chủ quyền của Việt Nam
“Việc thiếu vắng các trình tự pháp lý thích hợp đi ngược lại những cam kết của Việt Nam đối với bản Tuyên ngôn nhân quyền toàn cầu.”
Tòa đại sứ Hoa Kỳ cũng đã yêu cầu thả bà Hằng và ‘tất cả các tù nhân chính trị’ và cho biết họ thường xuyên yêu cầu Chính phủ Việt Nam thả tự do vô điều kiện cho tất cả những người bị cầm tù vì bày tỏ chính kiến.
Mới đây nhất ngoại trưởng Anh, William Hague, trong một phỏng vấn ngay sau chuyến thăm Việt Nam hôm 26/4/2012, cũng khẳng định với BBC rằng "có khác biệt" quan trọng giữa Việt Nam và Anh trong vấn đề dân chủ và nhân quyền.
"Tại Việt Nam không có tự do biểu đạt mà ở Anh được hưởng. Do đó rõ ràng là có những khác biệt quan trọng khiến Việt Nam trở thành một trong những nước mà Anh quan ngại về nhân quyền."
Tuy nhiên ngoại trưởng Anh cũng bày tỏ hy vọng Việt Nam "sẽ có thay đổi theo thời gian."
----------------------------------------

Bộ Quốc phòng Pháp về Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bộ Quốc phòng Pháp về Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Cập nhật lúc 28-04-2012 07:52:37 (GMT+1)


Các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có diện tích bề mặt chưa quá 15 km² là mục tiêu theo đuổi của những yêu sách và xung đột gia tăng kể từ những năm 1970. Những lợi ích từ yêu sách hai quần đảo này đối với các quốc gia là gì?

Dưới đây là một số nội dung chính trong bài phân tích Les îles Spratley et Paracels của tác giả Laurent Garnier đăng trên website Bộ Quốc Phòng Pháp.
Những thách thức
1- M rng vùng đc quyn kinh tế (EEZ):
Như chúng ta đã biết, theo luật quốc tế, việc một Nhà nước sở hữu một lãnh thổ trên biển sẽ cho phép có những đặc quyền đối với một phạm vi lãnh hải và EEZ. Việc các Nhà nước xung quanh Biển Đông tranh giành quyền sở hữu các đảo nhỏ và đảo san hô không có người ở và không thể sinh sống được tại Trường Sa và Hoàng Sa trước hết không phải nhằm giành chủ quyền các hòn đảo này mà là nhằm mở rộng EEZ. Chính vì lý do này, Trung Quốc, nước có EEZ rộng 880.000 km2 (Mỹ có EEZ rộng 12 triệu km2, Nhật 4,4 triệu km2, Pháp 11 triệu km2) đang dòm ngó 3,5 triệu km2 Biển Đông.
2- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hải sản:
Hai quần đảo trên dồi dào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trữ lượng cá ước tính nhiều triệu tấn, các nguồn hải sản phong phú (các loài hải sản có giá trị cao như tôm hùm, rùa, đồi mồi, bào ngư quý hiếm…). Ngoài sự hiện diện của nguồn phốt phát trên các hòn đảo còn tiềm ẩn trữ lượng lớn các mỏ kim loại dưới đáy biển. 10% trữ lượng cá của thế giới nằm tại Biển Đông.
3- Kiểm soát các tuyến hàng hải thương mại quốc tế:
Biển Đông bao quát nhiều eo biển: Eo biển Malắcca nằm giữa bán đảo Malaixia và đảo Sumatra của Inđônêxia, nối biển Andaman ven Ấn Độ Dương với Biển Đông tại phía Nam; eo biển Sonde chia cắt các đảo Java của Inđônêxia với đảo Sumatra; eo biển Lombok nối biển Java và Ấn Độ Dương, chia cắt các đảo Bali và Lombok của Inđônêxia; eo biển Macassar chia cách phía Tây đảo Borneo và phía Đông đảo Sulawesi. Với chiều rộng trung bình 15 km và dài khoảng 800 km, eo biển này cho phép thông thương giữa biển Celebes và biển Java; eo biển Balabac nối biển Sulu với Biển Đông. Eo biển này chia cách đảo Balabac (thuộc tỉnh Palawan của Philíppin) với các đảo nằm ở phía Bắc của Borneo, thuộc bang Sabah của Malaixia, rộng 55 km; eo biển Luzon nằm giữa các đảo Luzon và Đài Loan; eo biển Đài loan, giao giữa quần đảo này với Trung Quốc đại lục.
Biển Đông là một ngã tư thông thương của các tuyến hàng hải thương mại quan trọng bởi đây là tuyến ngắn nhất nối giữa Bắc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trước tiên liên quan đến tuyến vận chuyển năng lượng, eo biển Malắcca vận chuyển nhiều dầu mỏ gấp 6 lần kênh đào Xuyê và nhiều hơn 17 lần kênh đào Panama. Biển Đông là nơi vận chuyển 2/3 nguồn năng lượng của Hàn Quốc, 60% nguồn năng lượng của Nhật Bản và Đài Loan, 80% nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc, tức hơn một nửa nhập khẩu năng lượng của khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, việc nắm quyền kiểm soát hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa sẽ giúp kiểm soát hầu như một phần lớn EEZ và tuyến thương mại quan trọng hàng đầu thế giới.
4- Các nguồn tài nguyên dầu khí:
Theo tác giả Robert D. Kaplan, Biển Đông có trữ lượng dầu thô đạt 7 tỷ thùng (so với 1.383 tỷ thùng trên đất liền toàn thế giới theo tính toán của tập đoàn BP năm 2010, chiếm 0,5% trữ lượng dầu của thế giới) và có trữ lượng khí đốt đạt 25.000 tỷ m3 khí (so với 187.100 tỷ m3 khí trên đất liền toàn thế giới, chiếm 13,4% trữ lượng khí đốt toàn cầu).
5- Phạm vi triển khai một hạm đội tàu ngầm:
Biển Đông là tuyến hàng hải thương mại ưu tiên, thậm chí cốt yếu giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Không chỉ có tầm quan trọng về thương mại, Biển Đông còn chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược quân sự, đặc biệt đối với Trung Quốc. Chúng ta phải thừa nhận là Trung Quốc đang tăng cường khả năng của các đội tàu ngầm trong khu vực, đặc biệt là việc nước này xây dựng căn cứ tàu ngầm tại cảng hải quân Tam Á ở phía Nam đảo Hải Nam. Theo tướng Schaeffer, dường như tham vọng của Trung Quốc tại các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa hay các quần đảo khác cũng như các vùng nước sâu tại Biển Đông không nhằm mục đích nào khác ngoài bảo đảm cho nước này một khu vực triển khai an toàn đội tàu ngầm tấn công. Dù bất kể thế nào Biển Đông vẫn là vùng biển xung quanh Trung Quốc có vùng nước sâu cho phép tàu ngầm nước này dễ dàng tiến ra Thái Bình Dương.

Từ Tiên Lãng đến Văn Giang

RFA - Nếu Huyện Tiên Lãng TP. Hải Phòng mở hành quân “thủy bộ”để cưỡng chế trái luật đầm thủy sản Đoàn Văn Vươn hồi đầu năm, thì nay Huyện Văn Giang Tỉnh Hưng Yên cũng huy động hàng ngàn công an và đạn hơi cay trái khói để cưỡng chế đất của 166 hộ nông dân.

Citizen photo
Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012 để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark.



Điểm khác nhau giữa hai vụ cưỡng chế này là báo chí đã chùn tay, người dân Văn Giang thiếu chỗ dựa.

Vì sao người dân chống đối?

LS Trần Vũ Hải ở Hà Nội, một luật gia có nhiều kinh nghiệm về tranh chấp đất đai phát biểu với chúng tôi:

Cần thiết lập một ủy ban điều tra lâm thời để giải quyết vụ này cùng một loạt những vụ khác để nghiên cứu xem tại sao người dân lại chống đối quyết liệt.
LS Trần Vũ Hải

“Theo tôi đây là một vụ việc điển hình, các đại biểu Quốc hội Việt Nam cần nghiên cứu đào sâu và thậm chí cần thiết lập một ủy ban điều tra lâm thời để giải quyết vụ này cùng một loạt những vụ khác để nghiên cứu xem tại sao người dân lại chống đối quyết liệt đến vậy đối dự án này và những dự án tương tự. Cần phải phân tích kỹ, nếu không sự chống đối càng ngày càng mãnh liệt, mặt khác khi chủ đầu tư thấy rằng việc đơn giản nhất đối với họ không phải là thỏa thuận với dân mà là nhờ cậy chính quyền để cưỡng chế, họ sẽ có khuynh hướng như vậy. Tôi xin nói thêm rằng trong vụ cưỡng chế này còn có thêm việc gọi là hỗ trợ thi công, không có luật nào qui định như thế! Nhưng họ nói là công an đến là để hỗ trợ cho chủ đầu tư thi công.Cái gọi là hỗ trợ thi công là không thể chấp nhận được và hoàn toàn sai luật.”
Vụ Văn Giang liên quan đến dự án mang tên mỹ miều là dự án khu đô thị sinh thái Ecopark lớn nhất miền Bắc, tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD có thông tin nói là đến hơn 8 tỷ USD. Theo VnExpress dự án có qui mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công  và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 Ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội-Hưng Yên. Vụ cưỡng chế ngày 24/4 ở xã Xuân Quan huyện Văn Giang chỉ liên quan tới 5,8 ha đất  của 166 hộ dân, nằm trong 72 ha sẽ được huyện giao cho chủ đầu tư. Và mới chỉ một phần nhỏ đó thôi mà có đến 1.000 công an được huy động  để lấy cho được đất đai của người dân. Đạn cay, đạn khói đã được sử dụng và 20 người dân mất đất đã bị tạm giam, công an đã khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ.

nosung1-250.jpg
Lực lượng cưỡng chế thu hồi đất nhà anh Vươn hôm 05/1/2012. Photo courtesy of phapluat.
Chúng tôi xin trích lại lời một người dân Văn Giang trả lời PV Quynh Chi Đài RFA:

“Trên đất thuộc xã Phụng Công họ bắn xối xả hơi cay mù mịt. Giống như đạn pháo cối to bằng bắp chân mà họ bắn thẳng vào những người đang ngồi để giữ đất, mọi người chạy dạt ra xuống các bụi cây Xong rồi họ dùng lực lượng để xua đuổi hết…chứ không phải chỉ dùng hai quả đạn cay như họ nói. Còn tại khu vực cánh đồng bị cưỡng chế thì khói bay mù mịt không thấy gì.”

Đền bù quá thấp


Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên vào tối 26/4, LS trần Vũ Hải nói rằng, có nhiều vấn đề người dân không thể chấp nhận khi đất của họ chỉ được đền bù 135.000đ/m2 cộng thêm 35.000đ/m2 cộng chung 170.000đ/m2 . Theo lời ông đây không phải là đất canh tác đơn giản mà là đất trồng cây có nghĩa giá trị thương mại rất là cao, một năm một hộ trên diện tích 1 sào 360 mét vuông, sau khi trừ chi phí có thể thu về hàng chục triệu đồng. LS Trần Vũ Hải cho biết từng đi qua vùng này, đây là nơi trồng hoa cây cảnh giá trị cao để cung cấp cho Hà Nội, một sào có thể thu lợi 40-50 triệu đồng/năm, bây giờ người dân bị đền bù bằng đúng một năm giá trị sản xuấtt của họ thôi, thì không thể chấp nhận được.

Tôi cho rằng đã đến lúc phải sửa đổi luật đất đai theo hướng đền bù ngang bằng giá thị trường và người dân phải có được nơi ở ổn định.
LS Nguyễn Văn Hậu

Hiện nay người dân mất đất cũng không có phương cách nào khác để sinh nhai. LS Hải nói, người dân đã bị đền bù một cách rẻ mạt và mất nguồn lao động của mình cho nên việc họ chống trả là có thể hiểu được. Ông nói chưa có dịp tiếp cận hồ sơ vụ việc, nhưng có một điều chắc chắn là chính quyền không thể thay mặt chủ đầu tư trực tiếp đi lấy đất của người dân trong khi không đạt được thỏa thuận.

Theo LS Hải, đền bù đất thu hồi khoảng 135 tỷ đồng trong khi dự án được nêu ra trị giá 8,2 tỷ USD tương đương khoảng 170.000 tỷ đồng. Giá trị bồi thường cho người nông dân nếu có, chỉ bằng 1 phần ngàn giá trị của dự án đó thì không thể chấp nhận được. Trên thực tế đã có nhiều dự án phần đền bù ngang bằng 50% giá trị dự án hoặc hơn nữa, bình thường cũng phải là 10%-20% giá trị dự án.

LS Trần Vũ Hải tiếp lời:

“Đảng Cộng sản Việt Nam được coi là đại diện cho những người lao động trong đó có nông dân lại chấp nhận cái dự án chưa nhìn thấy lợi ích của người lao động của nông dân ở đâu? Mà thậm chí đã thấy người nông dân đang bị mất quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Còn những sự khoe khoang của dự án đó mà trị giá rất là lớn, chắc chắn chỉ có những người giàu, những người thu nhập cao mới có thể đến đấy sinh sống, thu nhập trung bình cũng chẳng thể vào đấy được.

120424092031_van_giang_464x261_xuandienhannom-250.jpg
Công an tham gia cưỡng chế đất ở Văn Giang hôm 24/4/2012. Photo courtesy of XuanDienBlog.
Bản thân chính quyền Văn Giang và chính quyền tỉnh Hưng Yên đang không trung thực với dư luận khi nói rằng họ chỉ dành riêng 30% trong 500 hec-ta cho xây dựng kinh doanh thôi còn 70% là để cho vườn cây, giao thông….nhưng chúng tôi đã xem lại quyết định về dự án và thấy rằng 33% dành riêng cho đất ở và 22% dành riêng cho đất thương mại như vậy tới 55% dành cho mục đích kinh doanh còn 5% danh riêng cho đất công cộng…nhưng cũng có thể dành cho trường học bệnh viện cũng vẫn là những cơ sở dịch vụ dành cho người có thu nhập cao chứ không phải bệnh viện bình thường. Tóm lại có thể nói rằng 60% đất trong dự án đó là dành cho đất ở và dịch vụ tức là để kiếm tiền.”

Báo chí đưa tin dè dặt


Từ Tiên Lãng đến Văn Giang, Báo chí Việt Nam thể hiện thái độ khác biệt 180 độ các nhà báo bỗng nhiên dè dặt kiệm lời, kể từ khi bị Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông phê bình là đưa tin quá liều lượng vụ Đoàn Văn Vương mất cân đối với những vấn đề quan trọng khác của đất nước. Điểm ghi nhận chung trên báo chí chính thống là ít tin tức về vụ Văn Giang Hưng Yên. Các báo chỉ đưa tin về cuộc họp báo của chính quyền huyện Văn Giang Hưng Yên một ngày trước vụ cưỡng chế. Khi vụ cưỡng chế diễn ra với thông tin hình ảnh đầy trên các trang mạng xã hội, thì ngày 25/4 duy nhất có báo điện tử Người Cao Tuổi là đặt vấn đề về tính hợp pháp của vụ cưỡng chế. Tờ báo nhận định rằng quyết định  cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang là trái pháp luật hiện hành vì chỉ có những dự án phục vụ quốc phòng an ninh…nhà nước mới thu hồi đất và với những dự án như Ecopark thì nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ đứng ra làm trọng tài để nhà đầu tư thỏa thuận với người dân.

Những dự án đó trị giá rất là lớn, chắc chắn chỉ có những người giàu, những người thu nhập cao mới có thể đến đấy sinh sống, thu nhập trung bình cũng chẳng thể vào đấy được.
LS Trần Vũ Hải

Theo LS Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM giải thích với chúng tôi, qui trình thu hồi đất rất chặt chẽ, những dự án kinh tế lớn thuộc nhóm A hay liên quan tới an ninh quốc phòng nhu cầu dân sinh thì cấp chính phủ có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất. Đối với mọi dự án mang tính cách thương mại hoặc ngay cả đổi đất lấy hạ tầng, nguyên tắc căn bản là sự đồng thuận giữa chủ đầu tư và người dân bị thu hồi đất. LS Hậu nói rằng, sau vụ Tiên Lãng Hải phòng các địa phương cần rút kinh nghiệm để không vướng sai phạm pháp lý.

“Tôi cho rằng đã đến lúc phải sửa đổi luật đất đai theo hướng đền bù ngang bằng giá thị trường và người dân phải có được nơi ở ổn định. Chứ cách thu hồi hiện nay nó chưa có một cơ chế công bằng giữa hai bên.”
Vụ cưỡng chế mạnh tay ở Văn Giang Hưng Yên diễn ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng quyết định họp trực tuyến vào đầu tháng 5 sắp tới để giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân. Thanh tra chính phủ báo cáo Thủ tướng là tình hình khiếu nại tố cáo trong quí I-2012 có nhiều diễn biến phức tạp nhất là sau khi xảy ra vụ việc ở Tiên Lãng Hải Phòng. Sự mạnh tay của chính quyền Hưng Yên diễn ra ngay sau khi Thủ tướng vừa nhắc nhở TP. Hải Phòng giải quyết dứt điểm vụ Đoàn Văn Vươn, và thái độ dè dặt của báo chí quả là những dấu hiệu rất đáng chú ý.

Theo dòng thời sự:

Một chế độ tàn ác nhất qua hai cuộc chiến

Nhiều người dân Việt Nam từng trải qua hai cuộc chiến ‘chống Pháp và chống Mỹ’.
Thực dân, đế quốc từng bị cho là kẻ thù tại Việt Nam. Tuy nhiên nay chính những người từng trải qua hai cuộc chiến đó cho rằng nhà cầm quyền hiện nay còn ‘ác hơn cả đế quốc Mỹ’.
“Dã man hơn đế quốc Mỹ”
Cuộc chiến đưa đến chấm dứt tình trạng chia đôi đất nước gần nhất tại Việt Nam chấm dứt cách đây đã 37 năm. Có nhiều ý kiến cho rằng đất nước thay da đổi thịt rất nhiều, và vết thương chiến tranh đã lành lặn. Tuy vậy, có nhiều người vẫn khẳng định vết thương đó vẫn còn rỉ máu và khi vết thương cũ chưa lành lại có những vết cắt mới trên da thịt người dân.
Suốt những năm tháng chiến tranh, người ta phải đi sơ tán để tránh bom đạn. Khi chấm dứt tiếng súng, họ trở về quê nhà để tạo lập cuộc sống. Thế rồi những dự án phát triển được vạch ra. Nhiều người nằm trong vùng qui hoạch phải di dời đi nơi khác. Khi tiến hành hoạt động này, biết bao vụ việc do chính quyền các cấp địa phương gây ra khiến dân chúng ta thán.
Hành xử trong khi cưỡng chế thu hồi đất đối với nhiều người dân là một hành động mà họ cho là ‘dã man’ hơn cả thời ‘đế quốc Mỹ’ trước đây.
Một người dân bị mất đất thuật lại câu nói của những đồng bào cùng chung cảnh ngộ:
“Năm 2009, 80 hộ chúng tôi được chủ tịch thành phố, ông Trần Thế Dũng, tiếp. Tôi có ghi băng. Có những người là thương binh đi bộ đội chống Mỹ về phát biểu: lúc phá nhà dã man hơn đế quốc Mỹ, ác hơn đế quốc Mỹ; họ nói đi nói lại ba lần.”

Các tổng biên tập báo Việt nam - Phản bội !

Vụ việc tại Văn giang  diễn ra ngày 24 tháng 4 vừa qua gây chấn động làng truyền thông Thế giới.
 Tại Việt nam, mạng xã hội gần như nghẽn đặc bởi những thước phim, hình ảnh, bài viết của các Blogger, các nhà báo tự do liên tục đưa tin trực tiếp từng phút diễn biến của vụ cưỡng chiếm cánh đồng 72 hecta của Nhân dân 3 xã Phụng công, Cửu quan và Xuân quan thuộc Văn giang Hưng yên.
 Trước ngày cưỡng chiếm tức ngày 23 tháng 4, Ủy ban nhân dân Huyện Văn giang đã tổ chức họp báo để thông báo về việc sẽ cưỡng chế cánh đồng vào ngày mai để " bàn giao" cho Vihajico - chủ dự án Ecopark.
 Hơn bốn mươi nhà báo được tham dự nhưng không được quay phim chụp ảnh, duy chỉ có vài ảnh của chủ tịch huyện, chánh văn phòng tỉnh Hưng yên được " lọt" ống kính phóng viên tự do. Lãnh đạo Hưng yên tuyên bố : ngày mai các nhà báo không nên tham dự vào vụ cưỡng chế ! Các nhà báo thể hiện thái độ bằng cách từ chối cơm trưa do UBND Văn giang mời và ra về.
Lãnh đạo Thành trong cuộc họp báo 23 tháng 4.

 Và vụ cưỡng chiếm cánh đồng 72 hecta của bà con Văn giang đã được các phóng viên tự do đưa tin trực tiếp từ điểm nóng như đã đăng tải. Ngay chiều ngày 24 tháng 4, lãnh đạo Hưng yên đã trả lời báo chí rằng :   " việc cưỡng chế đã thành công tốt đẹp  với sự chứng kiến của viện kiểm sát ...không có vấn đề gì đáng tiếc, chỉ có vài chục người dân gây rối, cản trở khiến các lực lượng phải nổ hai quả pháo để thị uy..." 
 Chắc ông lãnh đạo của Hưng yên này chỉ học lớp 1 lên chưa biết đếm, sau vụ cưỡng chiếm, Dân đã ra đồng thu lượm được hàng trăm vỏ đạn khói, đạn cay và cả vỏ đạn thật.


                                                   Đạn khói  hết hạn vào ...2012.


Đống vỏ này được lãnh đạo Hưng yên đếm là ...hai quả !

  Trong phạm vi bài viết này, sau khi lần tìm trên mạng để tìm kiếm các bài viết về vụ " cưỡng chiếm Văn giang ", tin tức về vụ này trên báo Nhà nước chỉ như ...sao buổi sớm. Phóng viên tự do đã phải nhận định rằng : các Tổng biên tập của gần 700 tờ báo tại Việt nam đã phản bội lại Đảng và nhà nước !
  Vì sao ư ? như bạn đọc đã biết : vụ Văn giang lớn gấp hàng trăm lần vụ Tiên lãng, có đến mấy ngàn nhân viên công lực với phương tiện, trang bị vũ khí tận răng tiến vào cánh đồng, tiến vào các làng để đàn áp, khủng bố Dân Văn giang, đánh Dân và bắt đi cả phụ nữ đang cho con bú, giam giữ họ đến ngày hôm nay chưa trả về hết. tài sản ngoài đồng của Dân đã bị tàn phá sạch, san ủi sạch và cướp sạch !
 Có tin rò rỉ từ nội bộ lãnh đạo Hưng yên  cho biết : cả Bí thư và chủ tịch Hưng yên đã trực tiếp tham gia trong thời điểm "cưỡng chiếm Văn giang". Chúng tôi đang lần tìm lại trong ngàn bức ảnh, cả trăm clip đang có để tìm ra hai vị này, sớm đưa lên để bạn đọc chiêm ngưỡng dung nhan của kẻ cướp.



 Lãnh đạo Hưng yên đã trả lời báo chí sau khi cưỡng chiếm rằng : " thành công tốt đẹp ", vậy khi cưỡng chiếm thì các nhà báo ở đâu ? các Tổng bien tập ở đâu mà không tham gia đưa tin, đăng tải để tuyên truyền cho Đảng, Nhà nước về vụ cưỡng chế thành công như vậy ?
 Chỉ mỗi một bài trên tờ Người cao tuổi đăng tải về nội dung : " Hưng yên ra quyết định cưỡng chế đất sai luật " thì bị  gỡ bài ngay sau vài hôm. Hôm qua có mỗi báo Ecnomic đưa tin : các nhà đầu tư dổ dồn về lướt sóng Ecopark " !
 Vậy có thể khẳng định rằng : các Tổng biên tập của trên dưới 700 tờ báo tại Việt nam đã phản bội lại các ông chủ của họ.
 Hay họ ủng hộ Nhân dân Văn giang, phản đối việc cưỡng chiếm ? cũng không phải vì họ vẫn im bặt đến nay cơ mà. Mở miệng là một quyền cơ bản của con người, sinh ra đã biết khóc, biết nói ra suy nghĩ của mình - đó là sự khác biệt giữa Con Người và con vật.
 Trở lại vụ Tiên lãng nhỏ xíu với hàng ngàn bài báo mà đến nỗi ông Bí thư Nguyễn Văn Thành nói rằng : " báo chí đăng tải quá nhiều về Tiên lãng khiến Nhân dân chỉ đọc báo mà không tập trung lo làm ăn gì, gây nhiễu loạn xã hội " !
 Hàng ngàn bài báo với một vụ nhưu Tiên Lãng và không bài báo nào với Văn giang - sự bất công đối với Nhân dân Văn giang, những người làm ra hạt thóc để đóng thuế, có phần trong đó nuôi báo chí nước nhà.
 Tóm lại : các Tổn biên tập của báo chí Việt nam đang phản bội lại cả Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt nam !


http://coopwatch.blogspot.com/2012/04/cac-tong-bien-tap-bao-viet-nam-phan-boi.html

Bốn nông dân Văn Giang được thả sau khi ký cam kết không khiếu kiện

RFI - Bốn nông dân Văn Giang được thả sau khi ký cam kết không khiếu kiện
Cảnh sát cơ  động triển khai ở Văn Giang, ngày 24/04/2012, để cưỡng chế đất của nông dân.
Cảnh sát cơ động triển khai ở Văn Giang, ngày 24/04/2012, để cưỡng chế đất của nông dân.
Reuters

Thụy My
Theo tin từ người dân ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, hôm nay có 4 trong số 20 người dân bị công an bắt trong vụ cưỡng chế đất hôm 24/04/2012 đã được được thả, sau khi ký cam kết sẽ không khiếu kiện. Những người không chịu ký hiện vẫn bị giam giữ.

Được biết, để được trả tự do, các nông dân trên phải ký khống vào ba tờ giấy trắng, và làm thêm một tờ cam kết sẽ không khiếu nại tiếp.
Trừ một vài bài báo hiếm hoi chỉ trích vụ cưỡng chế, báo chí chính thức hầu hết chỉ đưa lại tin theo chính quyền Văn Giang là « hoàn thành cưỡng chế giải phóng mặt bằng tại xã Xuân Quan ». Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên nói rằng trước đó « số đối tượng quá khích đã kích động hơn 100 người dân dựng lều bạt gần khu vực giải phóng mặt bằng ». Sáng 24/4, « lực lượng hỗ trợ thi công đã tuyên truyền vận động (…) nhưng vẫn còn khoảng 200 người dân cố tình chống lại ».
Tuy nhiên thông tin về vụ cưỡng chế đã lan truyền rất nhanh trên mạng. Dư luận trong nước hiện đang rất xôn xao vì chính quyền huy động một lực lượng lên đến 3.000 cảnh sát mặc đồng phục lẫn thường phục, trật tự mang băng đỏ cùng nhiều xe ủi, sử dụng cả hơi cay để tấn công vào những người dân đang bám trụ trên cánh đồng để giữ đất. Cũng theo thông tin trên mạng, thì dân chúng đã thu nhặt được một số trái nổ tại phần đất bị cưỡng chế.
Theo báo Người Cao Tuổi, thì quyết định cưỡng chế của Ủy ban huyện Văn Giang là không đúng luật, không vì lợi ích của nhân dân mà chỉ phục vụ « lợi ích nhóm » trong đó có chủ đầu tư dự án. Phóng viên của báo này bị cản trở không cho vào chụp hình, phải cải trang và nhờ dân hỗ trợ mới chụp được các hình ảnh về vụ cưỡng chế.

30 Tháng Tư giữa thiên đường ECOPARK


Đặng Huy Văn (Danlambao) - Tôi đã về xã Xuân Quang, huyện Văn Giang vào sáng nay và gặp được một người cựu chiến binh của Đại Đoàn Quân Tiên Phong năm xưa kể lại cho nghe cuộc biểu tình thất bại của hơn một ngàn nông dân của huyện Văn Giang tại đây. Họ đã bị thu hồi đất trái pháp luật trước sức mạnh của hàng ngàn bộ đội và công an cùng máy ủi, máy xúc nhằm phá hoại hoa màu trên cánh đồng để tiếp tục triển khai dự án “Thiên đường xanh Ecopark” cho những “thiên thần có tiền” về đây ở để được hưởng thành quả 30 Tháng Tư 1975 mĩ mãn hơn! Nhân ngày 30 Tháng Tư, tôi viết bài này để bày tỏ sự ủng hộ đồng bào ta ở Văn Giang xin trân trọng gửi tới quí vị độc giả.

30 Tháng Tư giữa Thiên Đường ECOPARK 

30 Tháng Tư 
Ám ảnh tôi 
Những con tàu 
Vật vờ trôi trên biển 
Có cả mẹ già 
Cả con thơ 
Giữa bão tố 
Chẳng biết đâu bờ bến 
Những ngọn sóng hãi hùng 
Đã trùm lên xác con tàu chìm nghỉm 
Giữa mênh mông 
Sóng cả Thái Bình Dương! 

Họ là những người dân 
Đi tìm bến tự do 
Mà rời bỏ quê hương 
Kể từ sau 30 Tháng Tư 
Năm Bảy Nhăm (Ất Mão) 
Hàng chục vạn người chết mất cả xác thân 
Giữa biển khơi giông bão!

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Trung Quốc chuẩn bị xây bến tàu ở Hoàng Sa


Đảo Duy Mộng
Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974
Trung Quốc vừa phê chuẩn 'về nguyên tắc' kế hoạch xây bến tàu trên đảo Duy Mộng thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Đảo này có tên tiếng Anh là Drummond, phía Trung Quốc gọi là đảo Tấn Khanh.
Hôm thứ Năm 26/4, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc trên trang web chính thức của mình cho biết đã phê duyệt đề xuất dự án xây bến tàu trên đảo Duy Mộng để phục vụ du lịch và nghề cá của tỉnh Hải Nam.
Quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn từ năm 1974, nhưng Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền, được Trung Quốc đặt dưới quyền quản lý của tỉnh này.
Dự án này sẽ được xây dựng với vốn đầu tư của tư nhân.
Cục Hải dương Trung Quốc còn cho biết thêm đang xem xét một dự án phát triển bến tàu khác cũng ở Biển Đông, nhưng không công bố chi tiết.
Chưa thấy chính phủ Việt Nam có phản ứng chính thức về thông tin nói trên.

Tranh chấp chủ quyền

Ngày 19/4, cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã công bố Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc, trong đó Biển Đông được chia ra làm bảy khu vực trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Bài đăng phổ biến