Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp




cũng chỉ là con dân
mà xưng là thiên tử

Có lẽ không điều khoản nào của Hiến pháp 1992 và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lại được bàn cãi nhiều bằng Điều 4. Một bên thì cương quyết bảo lưu, bên kia lại muốn loại bỏ nó ra khỏi Hiến pháp. Nội dung mà hai bên thường đề cập làduy trì hay không việc hiến định quyền lãnh đạo đương nhiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Nhưng đấy mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Để tìm hiểu thêm phần tiềm ẩn, ta hãy đọc lại Điều 4 Hiến pháp 1992 và cùng nhau suy ngẫm:
"Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."

"Đội tiên phong" là gì vậy? Nghe mãi đâm quen, thấy oai oai, nhưng thực ra nó là cái gì? Trong ngôn ngữ thông dụng, cái từ này thường chỉ "đạo quân ở vị trí đi đầu để ra mặt trận". Thời xa xưa, khi còn đánh nhau bằng cơ bắp và vũ khí thô sơ, cả đạo quân ngàn vạn người cũng chỉ trông cậy vào võ nghệ của mấy vị tướng đầu quân, thì cả tướng lẫn quân của "đội tiên phong" cũng chỉ là thuộc hạ để nhà vua sai bảo. Ngày nay, lãnh đạo cao nhất lại càng cố thủ ở hậu phương, chứ không "tiên phong" ra mặt trận. Nếu vậy thì oai cái nỗi gì, mà lại gán cho đảng cái cương vị hạng hai, hạng ba, mà đôi lúc còn bị dùng để "thí tốt"?

Nếu cố gán cho từ "đội tiên phong" nội dung "thành phần ưu tú, đóng vai trò đầu đàn, đưa đường chỉ lối", thì lại nảy sinhcâu hỏi: Một đảng mà đa số đảng viên và hầu hết lãnh đạo cấp cao đều không phải là công nhân, thì có thể coi là "đội tiên phong của giai cấp công nhân" hay không? Người của giai cấp công nhân – vốn được lý luận chính thống của ĐCSVN ngợi ca là ưu tú và cách mạng nhất – đi đâu cả, mà lại để cho cái hội thuộc giai cấp hay tầng lớp kém tiến bộ hơn xông vào choán hết "đội tiên phong" của mình?

Không chỉ được mệnh danh là "đội tiên phong", ĐCSVN còn được coi là "đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc"Tại sao lại ghi những thứ đó vào Hiến pháp? Hiến pháp là văn bản pháp lý gốc của cả Nước, của toàn bộ Nhân dân, để hiến định các quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất, chứ đâu phải là cuốn sử ca của riêng ĐCSVN để ghi vào đó những lời tự phụ?

Vấn đề đáng bàn hơn là: Liệu những khẳng định kiểu đó có đúng hay không? Dù hào phóng giả định rằng hiện tại chúng đang đúng, thì lấy gì để đảm bảo rằng trong tương lai chúng vẫn còn đúng? Đã là Hiến pháp thì phải có hiệu lực lâu dài. Cho dù không tin vào sức sống của sản phẩm do mình tạo ra, thì chắc hẳn các tác giả Hiến pháp cũng hy vọng rằng nó sẽ tồn tại được vài chục năm. Vậy thì tại sao lại tùy tiện khẳng định hay liều lĩnh bảo lãnh phẩm giá của cả đội ngũ cầm quyền mấy mươi năm sau, những người mà các tác giả Hiến pháp không thể đoán trước sẽ là ai, sẽ cầm quyền thế nào và trong hoàn cảnh ra sao?

Cho đến nay, biết bao sự kiện bí ẩn và hành xử khó hiểu đã và đang xảy ra, đặc biệt là trong quan hệ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, kết hợp với tệ nạn tham nhũng và cướp đất tràn lan, khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi: ĐCSVN (nói chính xác hơn là lãnh đạo của ĐCSVN) có còn trung thành với quyền lợi của Nhân dân và Dân tộc nữa hay không?Đối với không ít người thì câu hỏi cũng chính là câu trả lời. Nếu muốn, giới cầm quyền có thể thông qua hành động thực tế để xóa bỏ nghi ngờ và chứng minh điều ngược lại. Thế nhưng, tại sao lại lạm dụng Hiến pháp để "công chứng" cho cái phẩm hạnh đang bị nghi vấn, và bắt Nhân dân phải mặc nhiên thừa nhận lòng trung thành của giới cầm quyền hôm nay và cả mai sau?

Giả sử ĐCSVN luôn thực sự là "đội tiên phong…" và "đại biểu trung thành…", thì điều đó đã đủ để Nhân dân trao quyền "lãnh đạo Nhà nước và xã hội" hay chưa? Vẫn còn có nhiều "đại biểu trung thành" khác, thì tại sao lại chỉ trao quyền lãnh đạo cho một đại biểu duy nhất? Hơn nữa, giữa quyền lãnh đạo và tính tiên phong cộng với lòng trung thành là một khoảng cách xa vời, hai cái đó không nhất thiết là hệ quả của nhau. Chẳng hạn như Cún con, khi ra đường thì hay lon ton lên trước (nghĩa là rất "tiên phong"), và ít ai trung thành với chủ hơn Cún, nhưng chẳng vì thế mà Cún lại được chủ trao choquyền lãnh đạo… gia đình. Rõ ràng, hai mệnh đề nhầm chỗ đó không đủ để biện minh cho quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN. Ngược lại, cái "hư hư thực thực""hư" đến mức bất chấp cả "thực", đã làm suy giảm tính nghiêm túc và tính hợp lý của Hiến pháp. Vậy thì cưỡng nạp những mệnh đề vu vơ ấy vào Hiến pháp để làm gì?

*
*      *

Đã có đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam?


LS Nguyễn Lệnh
29-08-2013
Trước khi Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam ra đời năm 1946, có gần 30 tổ chức có mục đích chính trị, hoạt động công khai hay bí mật tùy theo đường lối, lập trường của tổ chức đó. Những tổ chức có mục đích chính trị này (không phải là tổ chức có mục đích kinh tế, xã hội…) thường đặt tên cho mình là hội, đảng, mặt trận, liên đoàn, liên minh, liên hiệp … Xin liệt kê tên các liên minh và đảng phái chính trị Việt Nam vào thời kỳ trước khi có Hiến pháp 1946 như sau: – Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội – Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội – Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội – Việt Nam Quang phục Hội – Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên – Hội Phục Việt – Đảng Lập hiến Đông Dương – Tân Việt Cách mạng Đảng – Đảng Việt Nam Độc lập – Việt Nam Quốc dân Đảng – Đông Dương Cộng sản Đảng – An Nam Cộng sản Đảng – Đảng Cộng sản Việt Nam – Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng – Đại Việt Dân chính Đảng – Đại Việt Quốc dân Đảng – Đảng Dân chủ Đông Dương – Việt Nam Cách mệnh Đảng – Đại Việt Quốc gia Xã hội Đảng – Đảng Xã hội Việt Nam – Đại Việt Duy tân Cách mệnh Đảng – Đảng Dân chủ Việt Nam – Đông Dương Cộng sản Liên đoàn – Việt Nam Dân chúng Liên đoàn – Mặt trận Quốc gia Thống nhất – Mặt trận Quốc gia Liên hiệp – Đại Việt Quốc gia Liên minh …(*)
Như vậy, một “tổ chức chính trị” – tức là tổ chức có mục đích chính trị, trước năm 1946 có thể mang những tên khác nhau như: Đảng, Hội, Mặt trận, Liên đoàn, Liên minh, Liện hiệp … và để xác định xem hiện nay đã có đủ căn cứ pháp lý hay chưa cho việc thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam chúng ta cần phải xem xét một cách đầy đủ các văn bản pháp luật đã được ban hành từ trước đến nay và còn hiệu lực về vấn đề này như sau:
1/ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 9/11/1946:
Hiến pháp 1946 quy định tại Điều 10: “Công dân Việt Nam có quyền: -Tự do ngôn luận – Tự do xuất bản – Tự do tổ chức và hội họp – Tự do tín ngưỡng – Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.”
Vì lúc bấy giờ chưa có Luật để giải thích “quyền tự do tổ chức” trong Hiến pháp 1946 là như thế nào nhưng có thể hiểu là: quyền tự do thành lập và tham gia những tổ chức hoạt động có mục đích chính trị, xã hội, kinh tế, nghề nghiệp … Hiến pháp 1946 không có một dòng chữ nào đề cập đến vai trò của bất cứ tổ chức chính trị nào đang hoạt động kể cả Đảng Cộng sản Việt Nam.
2/ Hiệp định Genève 1954 phân chia nước Việt Nam thành 2 quốc gia với 2 chính thể khác nhau:
- Ở miền Nam: Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (1954 – 1975) tiếp tục áp dụng chế độ đa đảng trong 21 năm. Có tổng cộng 8 tổ chức chính trị, hợp pháp lẫn không hợp pháp là: – Đảng Dân chủ Nam Việt Nam – Đảng Cần lao Nhân vị – Đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam – Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam – Đại Việt Quốc dân Đảng – Đại Việt Cách mạng Đảng – Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam – Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam (*).

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

các kịch bản thời sự sắp tới ở Việt Nam.

Việt Nam: các kịch bản thời sự sắp tới

Cập nhật: 14:22 GMT - thứ hai, 26 tháng 8, 2013
Một “triển vọng” đang ngày càng rõ dần là bối cảnh xã hội Việt Nam đang gần hoàn tất giai đoạn vận động thứ hai của nó, nếu lấy mốc từ thời điểm mở cửa kinh tế những năm 1990.
Trước đó, giai đoạn vận hành đầu tiên kéo dài từ năm 1975 đến hậu khủng hoảng giá - lương - tiền.
Nhưng cho tới giờ, ở Việt Nam hầu như chưa hình thành một lực lượng đối lập, chưa mang tính đối trọng đủ lớn đối với chính quyền để ít nhất có thể tác động nhằm điều chỉnh một số chính sách và hoạt động thực hành chính sách.
Những tiền đề đối trọng ở Việt Nam cho tới nay vẫn chỉ là phong trào phản biện xã hội đa dạng và đa tầng, thể hiện chủ yếu qua ý kiến chứ không phải bằng những hành động sâu xa hơn.
Ngoài nhóm “Kiến nghị 72” và vài nhóm blogger, đa phần còn lại là những cá nhân phân tán và hoạt động manh mún.
Tác động của hoạt động bất đồng chính kiến đối với chế độ chỉ có ý nghĩa như một xúc tác phụ.
Nếu không được tác động sâu sắc bởi hành động của lực lượng đối trọng, hoặc không có một số tác động vừa thuyết phục vừa áp lực về chính sách kinh tế, quân sự và chính trị, ngoại giao từ Mỹ và phương Tây, nền chính trị Việt Nam sẽ do chính nội bộ trong lòng nó quyết định.
Mọi chuyện ở Việt Nam đang diễn ra theo một quy luật: vô cảm quan chức tỷ lệ thuận với tham nhũng và quyền lợi của nhóm lợi ích.
Thời gian suy thoái kinh tế từ đầu năm 2011 đến nay đã cho thấy một hiện tượng xã hội rất đặc trưng: bất chấp sự phản ứng và tâm trạng phẫn uất của nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều nhóm lợi ích và chủ nghĩa thân hữu vẫn liên kết đầy se sắt, hòa quyện vào nhau với độ kết dính như thể bám víu vào sự tồn tại cuối cùng.
"Những cú làm giá không tiền khoáng hậu của các nhóm đầu cơ bất động sản, chứng khoán và vàng là biểu hiện của các tác động vào chính sách"
Người ta có thể nhìn ra rất nhiều minh chứng cho thái độ bất chấp đó từ những cú làm giá không tiền khoáng hậu của các nhóm đầu cơ bất động sản, chứng khoán và vàng, kể cả những nhóm lợi ích có quyền lợi can dự như điện lực và xăng dầu.
Song song với trào lưu lợi ích ấy, cũng có nhiều bằng chứng về hoạt động chạy chính sách vì đặc quyền đặc lợi cho “tư sản đỏ”.
Tác động ở tầm mức mạnh mẽ nhất của người dân và xã hội đối với thể chế cầm quyền ở Việt Nam nhiều khả năng sẽ được quyết định bằng việc có hay không mối cộng hưởng của một cuộc khủng hoảng kinh tế ở chính đất nước này.
Trong 2-3 năm nữa thôi, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế với hậu quả chưa có tiền lệ tính từ giai đoạn lạm phát tăng đến 600% vào những năm giá – lương – tiền 1985-1986.

Những kịch bản kinh tế - chính trị

Kịch bản 1: Trong trường hợp cuộc suy thoái kép hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới chưa nổ ra vào những năm tới, và do vậy nền kinh tế Việt Nam vẫn có thể trì kéo tấm thân băng hoại rệu rã của nó, tình thế vẫn chưa diễn ra một sự thay đổi đủ lớn.

Thương binh tố VTV1 phát phóng sự lừa dối



Sáng 28/6, trên đài truyền hình VTV1, trong chương trình tin tức giao thông buổi sáng, có phát lại một trích đoạn phóng sự có tiêu đề "Ai chắp cánh cho thần chết" được cho là nhân danh lòng nhân ái, lừa thương binh đóng phim nhưng lại biến thành phóng sự.

Cụt chân, tay vẫn được lái xe, được cấp bằng
Phóng sự nói về hai người thương binh, một người bị cụt cả hai chân, một người cụt tay nhưng vẫn lái xe ô tô phăm phăm trên đường. Điều đáng ngạc nhiên là cả hai người này đều được cấp bằng lái xe ô tô bình thường như lời phóng sự nói.
Ông Nhung chỉ ở nhà phụ vợ chặt đá lạnh, không lái xe chở đá đi bán.
Ông Nhung chỉ ở nhà phụ vợ chặt đá lạnh, không lái xe chở đá đi bán.
"Ngồi trên cabin với bác tài cụt cả hai chân để tác nghiệp mà tim tôi như đánh lô tô. Xe cứ chạy như cuốn lốc, tai tôi cứ ù ù vẫn cố tiếp nhận lời ông thao thao rằng: “Sau khi ra quân ông nghĩ kế mưu sinh bằng cách gom góp tiền mua chiếc xe cũ 24 chỗ rồi tự mày mò học lái ô tô để đưa đón khách từ Quy Nhơn lên Gia Lai và ngược lại”. Tôi hỏi: “Cụt hai chân mà vẫn lái xe ô tô, ông có gặp phiền phức gì không?”, ông ta trả lời:
“Các ông gác đường thông cảm với người khuyết tật, còn mình thì may có thần đường phù trợ nên chưa bị tử thần gõ cửa”.
Phóng sự đã nhận được sự phản ứng của dư luận, cho rằng lái xe trong điều kiện như vậy là không đảm bảo an toàn, dễ gây tai nạn, gây nguy hiểm cho người khác. 

Xin lên tiếng cho Đỗ Thị Minh Hạnh


Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cùng Thân hữu quốc tế

Chúng ta vừa được chứng kiến sinh viên Nguyễn Phương Uyên ra khỏi nhà tù nhỏ nhờ sự lên tiếng của chúng ta. Hiện có một nữ tù nhân lương tâm bất khuất hơn nhưng lại bị đày đọa hơn trong nhà tù CS, đó là sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh (bị bắt từ ngày 23-02-2010 và lãnh án tù 7 năm). Từ ngày ở tù cho đến nay, Minh Hạnh, một thành viên Khối 8406, đã liên tục bị chuyển trại, đàn áp, tra tấn, càng lúc càng dữ dội hơn. Bản tường trình dưới đây của bà Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu của Minh Hạnh, gởi cho các cơ quan quốc tế nhân quyền và Đơn đề nghị tiếp đó của ông Đỗ Ty, thân phụ, cho thấy tất cả sự tàn ác, gian dối, vô luân của chế độ và công an Cộng sản, đồng thời cũng trình bày một hình ảnh đau thương nhưng kiêu hùng của một người con gái Việt Nam bất khuất.

Xin Quý Đồng bào vui lòng phổ biến rộng rãi và đồng loạt lên tiếng và vận động quốc tế cho nữ sinh viên tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh. Chúng ta không thể ngồi yên trước việc nhà cầm quyền và công an Cộng sản tiếp tục đọa đày những người con yêu quý của Mẹ Việt Nam.
Khối Tự do Dân chủ 8406


BẢN TƯỜNG TRÌNH

v/v Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt - bị hành hạ - 
bị đánh đập trong tù và những phiên toà bất minh.


Việt Nam, ngày 20 tháng 06 năm 2013

Tôi tên là Trần Thị Ngọc Minh, thường trú tại Di Linh, Lâm Đồng, Việt Nam, là mẹ của tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh, sinh năm 1985, hiện đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ tại phân trại 5, trại giam Xuân Lộc - Long Khánh - Đồng Nai - Việt Nam. Vì bênh vực quyền lợi cho người lao động Việt Nam và vì hoạt động góp phần đấu tranh tìm tự do dân chủ và chống sự xâm lược củaTrung Quốc, Hạnh đã bị nhà nước Việt Nam bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2010 và bị xử án 7 năm tù giam cùng hai người bạn của Hạnh là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương với tội danh "phá rối an ninh chống lại chính quyền nhân dân" theo điều 89 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Tôi xin được trình bày cụ thể về việc bắt giam, đánh đập, hành hạ, khủng bố tinh thần của Hạnh trong tù cùng những phiên toà bất minh như sau :

Từ khi bị bắt, bị xử án và bi giam giữ cho đến nay, con tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển qua nhiều trại giam, thường bị khủng bố tinh thần và bị hành hạ đánh đập cũng như bị cưỡng bức lao đ̣ộng. 

1) Bị bắt, bị đánh đập và bị tra khảo tại Hà Nội

- Trước hết tôi xin được trình bày là lần hành hạ đánh đập đầu tiên trước đây vào tháng 02 năm 2005, trong dịp đầu năm con tôi đến thăm và làm quen tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang tại nhà riêng của ông ở Hà Nội. Ông Thanh Giang có tặng con tôi hai cuốn sách một là KHÁT VỌNG NGÀN ĐỜI, hai là SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG. Công an lấy cớ hai cuốn sách này là phản động đã hành hạ đánh đập con tôi tại khách sạn Hoàng Anh, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cùng ngày, bộ công an Hà Nội bắt và biệt giam con tôi một cách trái phép không thông báo cho gia đình biết và đã thẩm vấn con tôi nhiều ngày trong một căn nhà biệt lập của Bộ công an. Khi công an địa phương nơi tôi cư trú tại Di Linh Lâm Đồng đến nhà thu thập thông tin gia đình và bản thân Hạnh tại nhà tôi, thì gia đình tôi nghi ngờ con tôi bị công an bắt giam và tự tìm hiểu thì biết được Hạnh bị giam tại Bộ công an Hà Nội, gia đình tôi đã tìm cách bảo lãnh Hạnh về.

Buổi họp mặt của Mạng lưới Blogger Việt Nam tại Sài Gòn


Tiếp theo Buổi họp mặt của Mạng lưới Blogger Việt Nam tại Hà Nội vào trưa nay - 25 tháng 8, 2013, các blogger Sài Gòn đã gặp mặt và cùng nhau chia sẻ những việc làm đã qua cũng như hướng đi sắp tới trong tương lai.

Thân mời các bạn cùng đến tham dự.

Địa điểm: Cafe BB, 143/1/2 CMT8, P10, Q3
(cách vòng vòng xoay 3/2 CMT8 khoảng 200m. Từ vòng xoay, chạy 200m, quẹo phải vào hẻm).

Hiện tại đã có 30 blogger sẽ chào đón các bạn.

Một số các khuôn mặt blogger quen thuộc gồm có Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Thảo Chi, Vũ Sỹ Hoàng, Võ Quốc Anh, Châu Văn Thi, Trịnh Kim Tiến, Paulo Thành Nguyễn, Lê Khánh Duy, Huỳnh Thục Vy, Hoàng Dũng, Lê Quốc Quyết, Bùi Chát, Tiểu Anh, Nguyễn Tường Thuỵ, Lm Đinh Hữu Thoại, phóng viên Huyền Trang của DCCT, Phạm Lê Vương Các, Huỳnh Công Thuận, Bùi Thị Nhung, Thạch Thảo...

Ngoài ra còn có chị Đinh Nguyễn Quỳnh Như (chị ruột của Uy và Kha), chị Nhung mẹ Phương Uyên, chị Trần Thị Nga từ Hà Nam vào, chị Dương Thị Tân, nhà báo Phạm Chí Dũng.

Blogger Hành Nhân - Vũ Sỹ Hoàng, Huỳnh Thục Vy, 
Huyền Trang - PV VRNs, Phương Uyên và Lê Quốc Quyết (em Ls Lê Quốc Quân).

Blogger Châu Văn Thi và Nguyễn Thảo Chi.

Buổi họp mặt của Mạng lưới Blogger Việt Nam tại Hà Nội


Cập nhật 16h:50 - Buổi họp mặt của Mạng lưới blogger Việt Nam tại Hà Nội chấm dứt vào lúc 16h40. Với sự hiện diện của hơn 30 blogger, những trao đổi sôi nổi, những nụ cười trên môi, mọi người chia tay ra về với nhiều niềm tin và hy vọng cho những công việc làm và tương lai trước mắt.

- Địa điểm họp mặt: Cafe Win, 94 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội 

Thông tin từ Mạng lưới Blogger Việt Nam: Một cuộc gặp tương tự cũng sẽ diễn ra tối nay giữa các blogger của Mạng lưới ở Sài Gòn.

*

Mạng lưới Blogger Việt Nam sẽ có cuộc họp mặt vào lúc 2h chiều Chủ nhật, ngày 25 tháng 8 năm 2013, tại Hà Nội.

Mục đích của cuộc họp là để sơ kết quá trình hoạt động thời gian vừa qua của Mạng lưới trong việc phổ biến Tuyên bố 258, và thảo luận hướng đi mới của phong trào.

Bên cạnh các thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam, những người quan tâm đều có thể đến dự. 

Thông tin chi tiết về cuộc họp sẽ được tường thuật trên website của Mạng lưới Blogger Việt Nam, tại địa chỉ http://tuyenbo258.blogspot.com, và trên mạng xã hội.

*

14h:26 - Địa điểm họp mặt: Cafe Win, 94 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội.

Hiện tại, các bạn blogger cũng vừa mới đến. Số người hiện có mặt là 20 blogger.

Mời các bạn blogger, bằng hữu ngay bây giờ hãy đến cùng tham dự.

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Theo chân tổ công tác đặc biệt trấn áp "chó lạ"

Xã Bắc Sơn (Sóc Sơn, HN) đã thành lập một tổ công tác liên ngành để săn lùng, tiêu diệt chó lạ cắn người và tiêm phòng chó nhà.




Bài đăng phổ biến