Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

TẾT QUÝ TỴ: CÁC BÀI VĂN CÚNG, TUỔI XÔNG NHÀ VÀ HƯỚNG XUẤT HÀNH




Thưa chư vị, 

Nhân dịp đón Tết Nguyên Đán Quý Tỵ 2013, xin cung hiến quý vị những bài văn cúng trong dịp Tết, do tôi sưu tầm được. Tôi đưa sớm các bài này lên để chư vị sắp xếp in ra để dùng, (tốt nhất in trên giấy vàng hoặc giấy hồng), vì không phải nhà nào cũng có máy in.
VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA NGOÀI TRỜI
.
Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần )
Kính lạy :
- Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
- Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.
- Ngài Cựu Niên Sở Vương hành khiển, Biểu Tào phán quan.
- Tân niên Ngô Vương hành khiển; Hứa Tào phán quan năm Quý Tỵ. 
- Bản xứ Thổ địa phúc đức chính thần, Ngũ phương long mạch điền chủ tiếp dẫn tài thần

Nay là phút giao thừa năm Quý Tỵ

Chúng con là.................
Ngụ tại ......................


Phút thiêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều đế khuyết, lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. 

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên Đương cai, Ngài Tân niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa, Phúc Đức Chính Thần, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. 

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
.
Ghi chú: Ngoài việc đứng trước bàn thờ (ngoài sân) khấn nguyện theo nội dung trên, quý vị sau khi cúng nên hóa bản văn khấn ngay rồi tưới một ít rượu cúng lên để gửi đến Ngài Đương niên hành khiển. Vì khi ấy trên trời đang nhộn nhịp gấp gáp diễn ra các cuộc bàn giao, nên có thể các Ngài không kịp nghe lời tâu bày thỉnh nguyện, nếu quý vị hóa văn bản này tức là đã kịp gửi văn bản thì sau Tết, rảnh rang, các ngài Thư ký sẽ trình lên Ngài Đương niên.

Cuối năm, Công an Hà Nội bội thu trên cánh đồng tôn giáo


Ðàn Áp Tôn Giáo tại Thái Hà


Sau nhiều năm ra sức nhưng vẫn gặp nhiều thất bát, thật bất ngờ là dịp cuối năm vừa qua đến sát Tết Quý Tỵ này, Công an Hà Nội đã gặt một vụ bội thu với năng suất cao đến bất ngờ trên cánh đồng tôn giáo. Lần đầu tiên trong lịch sử, các chức sắc tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội tất bật với việc tiếp đón lãnh đạo Công an, sau đó nô nức vào “trả lễ” Công an Thành phố. Không dừng lại ở đó, hai bên còn cùng vạch ra những kế hoạch chung, đẩy mạnh quan hệ với nhiều lời hứa hợp tác tăng cường quan hệ vì sự nghiệp an ninh.
Mở đầu, dịp Giáng sinh, Đại tá Nguyễn Đức Chung, Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an Thành phố đã thân đến tiếp xúc các chức sắc tại một số nơi từng được coi là điểm khó chơi của Công an như giáo xứ Thái Hà, Hàm Long, Hưng Hóa. Cũng là địa điểm trong kế hoạch dạo chơi này của vị lãnh đạo Công an có Hội Thánh tin lành miền Bắc và nhiều cơ sở tôn giáo khác.
Trước đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cũng làm một tua tương tự.
A0

Bà Hiền Đức kể tặng quà Tết 'dân oan'

BBC Vietnamese
Cập nhật: 15:38 GMT - thứ năm, 7 tháng 2, 2013
Cụ bà Lê Hiền Đức kể với BBC về chuyến đi tặng quà Tết cho người dân quê về Hà Nội khiếu kiện và cảnh ngộ của họ khi Tết đến.
Sự kiện 'bánh chưng cho dân oan' được một nhóm người hoạt động xã hội tổ chức và bà Lê Hiền Đức được mời tới để phát quà cho người dân ở vườn hoa Lý Tự Trọng, gần Hồ Tây và ở trụ sở tiếp dân trên đường Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông.
Các hình ảnh trên mạng cho thấy hàng chục người dân đã được tặng túi quà Tết trong đó có bánh chưng mà bà Đức nói do dân Dương Nội, Hà Đông góp đỗ và gạo trong khi dân Văn Giang góp thịt và giúp gói, luộc bánh chưng.
Bà Lê Hiền Đức cùng dân khiếu kiện hôm 6/2/2013
Bà Lê Hiền Đức nói "dân oan" từng bị "cướp" quà Tết
Hầu hết những người dân khiếu kiện nay đã về địa phương hoặc đi các tỉnh gần Hà Nội nhưng bà Đức cho biết công an địa phương dọa gây khó dễ cho những người ở lại Hà Nội.
Bà nói công an đang đòi hàng chục người dân Đắc Nông phải về địa phương xin giấy chứng nhận để có thể đăng ký tạm trú tại Dương Nội, quận Hà Đông.
Bà Đức cũng nói hai sinh viên đã bị bắt và thậm chí "đánh đập" trong đêm 5/2 khi họ mang quà tặng những người cơ nhỡ ở các tỉnh còn trụ lại Hà Nội.

Tết với Dân oan ngày 06.02.2013

Tết, một số anh chị em Hà nội bớt chi tiêu và kêu gọi trên mạng xã hội, một số bà con các nơi làm bánh chưng, mua thêm mì tôm tranh thủ cùng bạn bè mang tặng các bà con đang nằm vườn hoa và hè đường :


 U Đức khóc khi hỏi chuyện về gia cảnh dân oan này.

Một gia đình có 4 đời đang sống tại vườn hoa Lý Tự Trọng

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Bạn Trịnh Anh Tuấn kể lại việc bị CA hành hung, bắt giữ vì phát quà tết cho dân oan

Trịnh Anh Tuấn tường thuật việc bị CA đánh đập sau khi phát quà cho dân oan

CTV Danlambao - Tối 5/2, hai người bạn trẻ là Trịnh Anh Tuấn và Đào Trang Loan đã bị công an Hà Nội đánh đập và bắt giữ, sau khi hai bạn đến phát quà tết cho những người dân oan đang khiếu nại trước trụ sở tiếp dân tại Hà Đông.

Đoạn video clip được loan tải trên youtube ditimdongdoi ghi lại cảnh lực lượng công an đến ngăn chặn, sách nhiễu công việc từ thiện của một nhóm bạn trẻ tại Hà Nội. Những viên công an thường sau đó còn ngang nhiên cướp mì gói và quà tết của dân oan. 

Sau khi đã phát quà xong, đến khoảng 9h30 tối ngày 5/2 (25 tết), Trịnh Anh Tuấn (facebook Gió Lang Thang) cùng bạn gái là Đào Trang Loan (Facebook Hư Vô) đã bị khoảng 5 viên công an thường phục bắt giữ tại góc ngã tư Quang Trung, Ngô Thì Nhậm. 

Trong quá trình bắt giữ, hai bạn Tuấn và Loan đã bị hành hung hết sức thô bạo, sau đó bị khiêng lên xe áp giải về công an phường Quang Trung, quận Hà Đông. 

Trước hành vi bắt người phi pháp, hai người bạn trẻ đã cương quyết từ chối làm việc tại trụ sở CA. Lúc này, thông tin về vụ việc đã được loan tải rộng rãi trên facebook và các mạng xã hội. Dân oan, bạn bè và nhiều người dân Hà Nội lập tức kéo đến trụ sở CA để gây áp lực thả người. 

Khoảng 11h30 đêm ngày 5/2, trước sự kiên quyết của hai bạn trẻ, cùng áp lực mạnh mẽ của đông đảo người dân, công an buộc phải để hai bạn Tuấn và Loan ra về. 

Do bị CA đánh đập tàn nhẫn trong lúc bắt giữ, bạn Đào Trang Loan có triệu chứng buồn nôn, đau đầu... nên đã được đưa đi khám tại bệnh việc. Trịnh Anh Tuấn cũng bị một số vết sưng trên người. 

Ngay sau khi rời khỏi trụ sở CA, từ bệnh viện nơi bạn gái đang được điều trị, Trịnh Anh Tuấn đã tường thuật lại sự việc.


André Menras kể chuyện đi Lý Sơn giúp ngư dân

Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, chiều 6-2-2013
Trưa nay (6-2-2013), tôi đã trao tiền hỗ trợ cho 26 gia đình ngư dân Lý Sơn nghèo và gặp nạn trên vùng biển Hoàng Sa, do thiên tai và “nhân tai”.
Trước khi đi xã biển Bình Châu (huyện Bình Sơn) sáng qua (5-2) để trao tiền hỗ trợ, tôi đã liên lạc với Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi và các cơ quan liên quan. Sở Ngoại vụ có cho xe đưa tôi đi Bình Châu. Nhưng khi về lại TP Quảng Ngãi, tôi bơ vơ, phải tự tìm thuê khách sạn.
1
Sáng sớm nay, tôi mua vé tàu cao tốc ở cảng Sa Kỳ, một mình đi Lý Sơn, mang theo 2 hành lý. Chiếc ba lô quý giá bất ly thân đựng hơn 200 triệu đồng (tiền mặt Việt Nam), máy ghi âm, máy ảnh. Cái va li chứa đồ dùng cần thiết. Đông và chật quá, chỗ tôi ngồi không thể để va li. Tôi phải để nó ở chỗ khác, không thể quan sát, chỉ ôm theo ba lô.

LS Lê Công Định ra tù trước thời hạn



Danlambao - Sáng nay, 6/2/2013, luật sư bất đồng chính kiến Lê Công Định đã rời khỏi trại giam Chí Hòa trở về với gia đình. Mặc dù được ra tù trước thời hạn, nhưng luật sư Lê Công Định vẫn còn bị quản chế 3 năm tại địa phương.

Theo tin từ người nhà, tinh thần luật sư Lê Công Định vẫn lạc quan và rất vững vàng.

Luật sư Lê Công Định (45 tuổi), phó chủ nhiệm đoàn Luật sư Sài Gòn bị bắt vào ngày 13/6/2009, với tội danh cáo buộc ban đầu là ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’, nhưng sau đó bị đổi sang một tội danh khác nặng hơn là ‘hoạt động lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ luật hình sự. Tại cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, LS Định bị tuyên án 5 năm tù giam, 3 năm quản chế.

Hai người cùng bị bắt với luật sư Lê Công Định trong vụ án hiện vẫn đang bị giam giữ trong tù với những mức án hết sức nặng nề. Đó là anh Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án 16 năm tù giam và anh Nguyễn Tiến Trung bị 7 năm tù giam. Người còn lại là anh Lê Thăng Long đã mãn hạn tù vào năm ngoái.

Được biết, bác Trần Văn Huỳnh và những người bạn của anh Trần Huỳnh Duy Thức hiện cũng đang nỗ lực hết sức để đấu tranh đòi tự do cho anh Thức và tất cả những tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Thông tin về việc LS Lê Công Định ra tù trước thời hạn ngay lập tức đã được loan tải rộng rãi trên các mạng xã hội. Bên cạnh đó là rất nhiều lời tán dương, chúc mừng đối với sự trở về của người luật sư nổi tiếng này.

Dân Làm Báo cùng các bạn bè của anh thân mến chào anh trở về với gia đình và bằng hữu.


Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Phỏng vấn blogger Lê Anh Hùng ngay sau khi thoát khỏi trại tâm thần

Blogger Lê Anh Hùng đã về nhà

Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn blogger Lê Anh Hùng ngay sau khi thoát khỏi trại tâm thần

Nhà báo Trần Quang Thành (Danlambao) - Hôm thứ Ba 5 /2/2013, blogger Lê Anh Hùng, đã được về nhà sau 12 ngày bị công an giam giữ trái phép tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 2 ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Lê Anh Hùng bị bắt cóc hôm 24/1 khi ông đang có mặt tại trụ sở một công ty ở Hưng Yên.

Blogger Lê Anh Hùng, 40 tuổi, là một công dân dũng cảm nhiều lần khiếu kiện, tố cao lãnh đạo cấp cao như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dung... độc tài, tham nhũng, với những phi vụ rúng động.

Biện minh cho hành vi bắt cóc công dân trái phép của mình, cơ quan công an nói rằng mẹ của ông đã có đơn yêu cầu cho con mình đi chữa trị về thần kinh, nhưng bà Trần Thị Niệm cho hay bà đã bị nhân viên an ninh nhiều lần tới nhà gây áp lực với lý do ông Lê Anh Hùng "viết nhiều bài chống phá nhà nước đưa lên mạng internet".

TIN VUI: BLOGGER LÊ ANH HÙNG ĐÃ RA KHỎI TRẠI TÂM THẦN HÀ NỘI

TIN VUI: 10h18′ – Anh Lê Anh Hùng đã được trả tự do. Những người đi đón gồm: mẹ Lê Anh Hùng, Ngô Nhật Đăng, Lê Dũng, Lã Dũng, Ngọc “Tây Hồ”, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tường Thụy. Vừa ra khỏi trại là Lê Anh Hùng đã đòi mặc áo NO-U ngay, như vậy có thể LAH chưa bị tiêm thuốc “lú”. Tuy nhiên, cũng xin khuyến cáo gia đình nên kiểm tra lại kỹ cho chắc ăn.




Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

“Nhóm lợi ích” suy yếu trong cơ cấu nhân sự phòng chống tham nhũng

Sáng 4/2/2013, TBT Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì phiên họp đầu tiên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Sau phần khai mạc, ông Tô Huy Rứa đã công bố Quyết định số 162-QĐ/TW ngày 1-2 của Bộ Chính trị ĐCSVN về thành phần Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng. Nhìn vào thành phần và quan sát một số động thái diễn ra thì thấy sự suy yếu bước đầu của “Nhóm lợi ích”.
Theo QĐ 162, Ban này được đặt trực thuộc trực tiếp Bộ Chính trị ĐCSVN, gồm 16 thành viên sau:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban.
5 Phó Trưởng ban gồm:
Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư;
Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ;
Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội;
Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương (Phó thường trực, làm việc và báo cáo trự tiếp TBT)
Các ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gồm:
- Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương;
Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương;
Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an;
Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ;
Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước;
Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
CTN
Trước đó, vượt qua những bùng nhùng và vật cản cố tình giăng ra, hai trụ cột tin cẩn và thuộc loại “cứng” đã được điều về bọc lót cho ông Thanh, đó là các ông Phan Đình Trạc (Bí thư Nghệ An) và Nguyễn Doãn Khánh (Bí thư Phú Thọ). Theo nguồn tin bên trong, hai ông này đã bỏ phiếu xử lý đồng chí X trong Hội nghị TW6 vừa qua.

Tòa Phú Yên xử nặng tội lật đổ


Cập nhật: 08:17 GMT - thứ hai, 4 tháng 2, 2013
Hình ảnh phiên tòa
Đây là phiên tòa đông bị cáo nhất trong những năm gần đây
Tòa án tỉnh Phú Yên vừa xử 22 người thuộc Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn từ 10 năm tù giam tới án chung thân tội Âm mưu lật đổ chính quyền.
Phiên tòa sơ thẩm kết thúc hôm thứ Hai 4/2 sau hơn một tuần xét xử.
Người bị coi là cầm đầu, ông Phan Văn Thu, 65 tuổi, lãnh án tù chung thân. Đây là án tù cao nhất tuyên cho tội danh liên quan chính trị trong những năm gần đây.
Ngoài ra 21 người còn lại bị án từ 10 năm tới 17 năm. Tất cả đều phải chịu quản thúc tại địa phương 5 năm sau khi mãn án tù.
Chủ tọa phiên tòa ở Phú Yên, ông Nguyễn Phí Đô, được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời nói "hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng".
Tuy nhiên, ông cũng nói "các bị cáo đều khai báo thành khẩn và ăn năn hối cải hành vi phạm tội" nên đã được xét tình tiết giảm nhẹ.
Tất cả số 22 người ra tòa lần này đều bị bắt từ đầu năm ngoái.

Du lịch sinh thái

Báo chí trong nước không cung cấp nhiều thông tin về tổ chức mà chính quyền gọi là 'phản động' này.
Bởi vậy, án tù quá nặng đối với các bị cáo khiến nhiều người đặt dấu hỏi.
Thời gian gần đây, Việt Nam thường xuyên bị chỉ trích là gia tăng đàn áp bất đồng chính kiến, với việc tội danh Âm mưu lật đổ được mang ra sử dụng trong nhiều trường hợp thay cho tội danh Tuyên truyền chống nhà nước.
Tuy nhiên, chưa có ai bị án tù chung thân như ông Phan Văn Thu.

Việt gian gạch bỏ 'Lý do tuyên truyền' bản đồ HS-TS



"Được biết, các địa điểm được trưng bày bản đồ trong tỉnh Khánh Hòa là: Trung tâm Hội nghị tỉnh Khánh Hòa (46 Trần Phú, Nha Trang), Viện Hải dương học Nha Trang, cảng du lịch Cầu Đá (Nha Trang), Ga Nha Trang, Đại học Nha Trang, cảng hàng không quốc tế Cam Ranhvà các cơ quan, đơn vị hành chính ở huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Việc lắp đặt 4 tấm bản đồ trên nhằm tuyên truyền, quảng bá cho người dân địa phương, du khách trong nước và quốc tế khi đến Khánh Hòa hiểu rõ hơn về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam."


Nội vụ bê bối thế này đây: Lý do tuyên truyền đầu tiên trong tài liệu ''triển khai...'' đã bị cấp kiểm duyệt nào đó gạch bỏ đến 03 lần:


Xin chép lại ra đây để các 'dư luận viên' tiện đường 'chém gió':

"...

Chức sắc và giáo dân Công Giáo ký kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992


Bản kiến nghị đăng trên trang Bauxite Việt Nam đã được ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân mọi giai tầng trong xã hội. Kiến nghị này hoàn toàn hợp pháp vì nằm trong phong trào phát động của quốc hội nước CHXHCNVN về lấy ý kiến người dân đóng góp trong việc dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992.

Nhưng nói chính xác thì bất cứ ý kiến nào đề nghị sửa đổi hiến pháp của người dân đều là hợp pháp, dù quốc hội, chính phủ hay một lực lượng cầm quyền nào đó không ưng thuận. Bởi một đất nước có hiến pháp thì hiến pháp đó thuộc về nhân dân, và đương nhiên nhân dân có quyền điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Chỉ có thủ đoạn dùng sức mạnh, quyền lực để điều chỉnh hiến pháp có lợi cho nhóm, cho tổ chức riêng của mình, không minh bạch khi lấy ý kiến nhân dân, mới là bất hợp pháp.

Cách đây hơn 90 năm trong thời thực dân Pháp cai trị đất nước ta thông qua một chính phủ, triều đại tay sai, bù nhìn. Chàng thanh niên trẻ Nguyễn Ái Quốc đã lên tiếng đòi hỏi cho nhân dân Việt Nam được quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, tự do mít tinh, biểu tình...quyền độc lập dân tộc. Hơn 90 năm sau, khi mà tổ chức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ( tức Nguyễn Ái Quốc ) dành được quyền lãnh đạo đất nước đã gần 70 năm. Thì rất nhiều người Việt Nam phải vào tù vì lý do đòi những quyền con người mà trước đó hơn 90 năm Nguyễn Ái Quốc đã đòi. Nhưng đa số những người sau này đều bị  tổ chức cầm quyền do ông Nguyễn Ái Quốc sáng lập bỏ tù vị tội ''âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân''. Cụm từ chính quyền nhân dân ở đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa, một trong nghĩa đó là chính quyền do tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam ông Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo và sáng lập. Theo giải thích tổ chức này ngày nay, vì sao họ cầm quyền lãnh đạo đất nước thì mỗi lúc một khác nhau. Lúc là do nhân dân tin tưởng, trao cho họ nhiệm vụ ấy. Lúc thì họ bảo đó là thành quả họ đánh đuổi ngoại xâm, dành chính quyền trong tay chế độ cũ.

Một bản hiến pháp được lấy ý kiến rộng rãi, minh bạch trong toàn thể nhân dân. Chắc chắn sẽ là bản hiến pháp làm giảm bớt nhiều những án tù cho những người đòi hỏi về quyền con người. Giải quyết được những mâu thuẫn lớn đang tồn tại trong xã hội giữa những các giai tầng, thế lực, cá nhân. Và việc lấy ý kiến đóng góp cũng như ý kiến đóng góp là việc làm đúng đắn nếu trên tinh thần xây dựng vì lợi ích chung cho nhân dân và đất nước, và được làm một cách minh bạch , khách quan, rộng rãi.

Chiếm gần 1/9 tổng dân số Việt Nam, những người Công Giáo ý thức được việc đóng góp ý kiến sửa đổi hiến pháp 1992 cho phù hợp với thực tế hiện trạng Việt Nam ngày nay là trách nhiệm chung của người Việt Nam. Nhận được thông tin một số nhân sĩ, trí thức có lương tri và trách nhiệm với vận mệnh đất nước đã khởi xướng một bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp, trên mục đích mang lại sự công bằng, nhân đạo, và dân chủ cho nhân dân và đất nước. Những người Công Giáo đã hăng hái tham gia ký kiến nghị này đúng với tinh thần Tốt Đời, Đẹp Đạo và tinh thần của Công Đồng Vatiacan 2. Cách đồng ý với bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992 diễn ra dưới nhiều hình thức, ký tên trên mạng, gửi qua mail, gọi điện, nhắn tin hoặc ký trực tiếp. 

Riêng một số chức sắc Công Giáo đã chọn cách ký trực tiếp lên bản kiến nghị để bày tỏ sự nghiêm túc, tôn trọng bản kiến nghị này. Cũng như qua cách ký đó thể hiện sự quan tâm đến sâu sắc đến vận mệnh dân tộc, đất nước. Như Đức Cha Phao Lo Nguyễn Thái Hợp Giám Mục Giáo Phận Vinh, Đức Cha Juse Nguyễn Chí Linh Giám Mục Giáo Phận Thanh Hoá.

Nguyên Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội, Đức Cha Juse Ngô Quang Kiệt đã tự tay ký vào bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp năm 1992 do các nhân sĩ, trí thức tiến bộ soạn thảo.




Linh Mục Jacobe Nguyễn Văn Lý nguyên tổng quản hạt Hà Nội, nguyên chánh xứ Hàm Long. Hiện đang là chánh xứ Đạo Truyền, ngài đã không quản ngại đi xa gần 80 cây số để đến Hà Nội ký trực tiếp vào bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp năm 1992.

SÁNG NAY, ĐOÀN NHÂN SĨ TRÍ THỨC ĐẾN TRỤ SỞ QUỐC HỘI TRÌNH KIẾN NGHỊ




 Hồi 10h30’ sáng nay, thứ Hai 4-2-2013, một đoàn đại biểu gồm 16 nhân sĩ trí thức, đại diện cho 72 người đầu tiên trực tiếp ký tên và hàng ngàn đồng bào đã tham gia ký tên vào bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại trụ sở Quốc hội, 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban. Thành phần Đoàn đại biểu gồm:


1- Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
2- Phan Hồng Giang, TSKH ngành nghiên cứu văn học, Hà Nội
3- Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn TNCS HCM – TPHCM, TPHCM
4- Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH & CN, Hà Nội
5- Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Hà Nội
6- Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Hà Nội (vắng mặt đột xuất).
7- Tương Lai, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
8- Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
9- Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH & KTVN, Hà Nội
10- Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội (Trưởng đoàn)
11- Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TPHCM
12- Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
13- Hoàng Xuân Phú, GS, Viện Toán học, Hà Nội
14- Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa-Giáo dục & Thanh thiếu niên-Nhi đồng Quốc hội, Hà Nội
15- Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
16-  Tô Nhuận Vỹ, Nhà văn, Huế.

Trước đó, Đoàn đã thông báo mời một số báo chí tới tham dự, đưa tin.

Tiếp Đoàn có ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó thường trực Ủy ban soan thảo sửa đổi Hiễn pháp và các cán bộ trong Ủy ban …

Nguồn: http://huynhngocchenh.blogspot.com/2013/02/sang-nay-oan-nhan-si-tri-thuc-en-tru-so.html

* Xem thêm: http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/02/oan-nhan-si-tri-thuc-en-tru-so-quoc-hoi.html

Tham vọng biển của Trung Quốc : Nguy cơ chiến tranh khu vực


Tàu ngầm và chiến hạm Trung Quốc tham gia cuộc thao diễn hải quân quốc tế ngày 24/04/2009 ngoài khơi Thanh Đảo, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc.

Tàu ngầm và chiến hạm Trung Quốc tham gia cuộc thao diễn hải quân quốc tế ngày 24/04/2009 ngoài khơi Thanh Đảo, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc.
REUTERS/Guang Niu
Tình hình tại vùng Châu Á Thái Bình Dương luôn thu hút truyền thông thế giới, trong đó có báo giới Pháp. Tuần san Le Nouvel Observateur số ra tuần này có bài chạy tựa «Cuộc chiến mới trên Thái Bình Dương », cảnh báo về tình hình căng thẳng trong khu vực mà mấu chốt là tham vọng trở thành cường quốc biển của Trung Quốc.
Trung Quốc hung hăng, láng giềng xa lánh
Tờ báo cho biết, Trung Quốc muốn bắt chước Mỹ, Anh và Pháp trước kia trở thành cường quốc biển. Nguyên nhân khiến Trung Quốc bằng mọi giá phải hướng ra biển, đó là địa thế Trung Quốc bị bao bọc xung quanh, từ bắc chí nam, từ Nhật Bản đến Indonesia, bởi một vòng vây các quần đảo lớn nhỏ và các vùng nước thuộc lãnh thổ của các nước « đối thủ » thậm chí là « kẻ thù ».
Tờ báo nhắc lại, Bắc Kinh đã yêu sách hầu hết lãnh thổ Biển Đông, tức tất cả các hòn đảo mà có khi cách lãnh thổ Trung Quốc đến nhiều ngàn cây số. Trung Quốc dần tăng cường sự hiện diện ở những khu vực nhạy cảm này. Tờ báo nêu rõ, mặc cho các nước dọc bờ biển phản đối, Trung Quốc ngày càng tăng cường sự hiện diện, thậm chí còn đe dọa, ở những vùng nước tranh chấp. Tình hình căng thẳng đến mức mà các nước trong khu vực phải cầu cứu đến Liên Hiệp Quốc trong việc thực thi các qui định quốc tế về luật biển. Nhiều nước trong số đó đã xích lại gần Mỹ bởi vì, theo tờ báo, đó là nước duy nhất có thể kiềm chế « sự tham lam của Trung Quốc ».
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc tỏ ra « nhắm mắt tai ngơ » trước những phản đối của láng giềng. Và vào tháng 02 này, Bắc Kinh sẽ tung ra một bản đồ mới về cái gọi là « Đại Trung Hoa », một hành động mà theo tờ báo sẽ làm cho tình hình thêm căng thẳng. Tờ báo nhắc lại, hồi tháng 11/2012, Trung Quốc đã cho in một bản đồ như thế trên hộ chiếu của Trung Quốc, gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong khu vực.
Trung Quốc không ngại dùng vũ lực ?
Le Nouvel Observateur nhận định, Trung Quốc đã trở thành cường quốc, và không còn cần phải che dấu tham vọng lãnh thổ, tham vọng thay đổi bản đồ khu vực kể cả bằng vũ lực. Và tất cả các quốc gia ven biển ở đây đều nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc. Tờ báo nhắc lại, hồi năm ngoái, hải quân Trung Quốc đã cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, đã cấm Malaisia triển khai tàu địa chấn trong phạm vi đặc quyền kinh tế Malaisia, đã gây xáo trộn hoạt động thăm dò dầu khí ở những vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Từ mùa hè rồi, Trung Quốc đã toan làm thay đổi thực trạng pháp lý ở các vùng nước đang tranh chấp với chiêu thức « việc đã rồi ». Tờ báo nhắc lại, hồi tháng 7/2012, Trung Quốc đã cho thành lập một đơn vị hành chính ở quần đảo Trường Sa, nơi mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Hải quân Trung Quốc kéo vào Biển Đông diễn tập tác chiến


Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010
© AFP/ Park Yeong-Dae

Tú Anh
Truyền hình Trung Quốc phô trương và báo chí Philippines báo động ba tàu chiến Trung Quốc thuộc hạm đội Bắc hải đã vượt 1200 hải lý đi ngang qua eo biển Ba Sĩ, tiến vào « Nam hải » để « thực tập tác chiến » bằng đạn thật . Động thái biểu dương lực lượng diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh tranh giành biển đảo gây căng thẳng với nhiều nước láng giềng.


Theo Tân hoa xã, ba tàu chiến Trung Quốc gồm khu trục hạm Thanh Đảo và hai tàu hộ tống từ Bắc hải kéo xuống Nam Hải ( mà Việt Nam gọi là Biển Đông ) vừa di hành vừa tập tác chiến. Ba chiến hạm này rời cảng Thanh Đảo từ ngày 29/01/2013 xuống Hoa đông, từ đó đi ngang eo biển Miyako ra Thái Bình dương thực tập tác chiến bằng đạn thật trên đường di chuyển.
Từ Thái Bình dương , ba chiến hạm nói trên tiến về phương nam, qua eo biển Ba Sĩ nằm giữa đảo Hoa Lan của Đài Loan và đảo Luzon của Philippines xâm nhập Biển Đông vào lúc 3 giờ 40 giờ quốc tế hôm nay 03/01/2013. Đài truyền hình Trung Quốc CCTV cho biết thêm là nhóm chiến hạm này có chương trình thao dợt trong hai ngày tới đây mà họ gọi là « trong khuôn khổ chương trình tập trận và tuần tra đường xa trong vùng biển quốc gia ».
Báo chí Philippines tỏ ra rất quan ngại về động thái không bình thường của hải quân Trung Quốc. Nhật báo Philippines Star nhấn mạnh đến tình hình căng thẳng do Trung Quốc tranh chấp biển đảo với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và Malaisia cũng như chính sách tăng cường võ trang của Bắc Kinh để làm bá chủ khu vực mà giới lãnh đạo Trung Quốc gọi là « ao nhà ».
Sự kiên hạm đội Bắc Hải có địa bàn hoạt động ở Hoàng Hải, Bột Hải nhưng lại kéo xuống phương nam thuộc vùng trách nhiệm của hạm đội Nam hải cũng nêu lên nghi vấn. Bắc Kinh âm mưu gì tại Biển Đông của Việt Nam và biển tây Philippines ? Phải chăng Trung Quốc chuẩn bị tình huống phải huy động hạm đội Bắc Hải và Đông Hải xuống tăng cường ?

Nguồn:http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130203-hai-quan-trung-quoc-xam-nhap-bien-dong-dien-tap-tac-chien

Dương Nội kiên cường giữ đất


Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn chị Cấn Thị Thêu, dân oan Dương Nội

Nhà báo Trần Quang Thành (Danlambao) - Càng gần đến Tết Quý Tỵ, tình hình dân oan khiếu kiện đất đai bị nhà cầm quyền cưỡng đoạt càng trở nên sôi động ở nhiều dịa phương. Nổi bật hơn cả là cuộc đấu tranh của bà con phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội kéo dài suốt mấy tháng qua. Từ ngày 31/1 đên nay, Dương Nội là một điểm nóng được nêu nổi bật trên nhiếu trang mạng trong nước và truyền thông nước ngoài. 

Vào hồi 9h30, sáng thứ năm, ngày 31/1, bạo quyền địa phương đã huy động lực lượng hơn 200 tên gồm: dân phòng, công an, thanh tra giao thông và cả bọn côn đồ, du đãng... tới để đàn áp bà con dân oan Dương Nội đang bám trụ trong các lều trại để giữ đất trên cánh đồng. Xung đột đã diễn ra gay gắt, quyết liệt.

Các đoạn video clip được đăng tải trên mạng cho thấy bầu không khí tại hiện trường rất sôi sục, người dân đánh trống, khua kẻng rầm rộ với các đám lửa, các nùi rơm "hỏa công" được đốt cháy ngọn lửa bốc cao, khói lan tỏa dày đặc môt vùng trời. 

Từ hôm 11/1 đến nay, người dân Dương Nội đã bắt đầu căng lều trại, dựng hình nhân và các băng-rôn, khẩu hiệu như "Nhân dân phường Dương Nội thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất đất", hay "Từ đám cháy nhỏ có thể thiêu tất cả". Đáng chú ý, có băng-rôn ghi "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Học tập Đoàn Văn Vươn".

Bài đăng phổ biến