Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

QUỐC HẬN 2012 : VÀI NÉT VỀ VẤN NẠN QUÊ HƯƠNG


Võ Phương Ngày Quốc Hận Ba Mươi Tháng Tư năm nay lại đến với dân tộc Việt Nam giữa lúc  toàn dân đang phải đương đầu với 2 vấn nạn cực kỳ quan trọng, đó là: nạn cướp đất và nạn cướp biển lộng hành.
Nạn cướp đất ở nông thôn đã triệt tiêu nguồn sống của một số nông dân. Nguồn sống đó đã có từ lâu đời, bây giờ không còn nữa, cho nên nông dân buộc lòng phải lên thành thị, lang thang kiếm sống qua ngày. Phụ nữ nông thôn bất đắc dĩ phải lang bạt tứ xứ, sống bằng nghề ‘buôn phấn bán hương’, lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, v.v… để có tiền nuôi sống bản thân, gia đình. Thật thê thảm! Còn nạn cướp đất ở ngay thành thị thì lại xô đẩy người dân ra khỏi vùng đất mà tổ tiên của họ đã dày công gầy dựng từ trăm năm nay. Bỗng dưng họ mất nơi sinh sống, mất nơi thờ cúng tổ tiên. Sự đền bù không thỏa đáng đã gây ra nhiều vụ xô xát, chết người, rất đáng thương tâm!  Người dân khắp nước bị cướp đất, vì oan ức muốn đi kiện nhưng không biết phải đi kiện ở đâu, không biết cơ quan nào có trách nhiệm? Khi hỏi thăm thì cơ quan này đổ vấy trách nhiệm cho cơ quan kia – ‘trái banh’ bị đá qua, đá lại — rốt cuộc thì dân oan không tìm ra người nào có trách nhiệm thực sự để nhờ giải quyết! Họ đành phải thúc thủ chờ đợi, đói khát, lang thang, vô vọng! Trong lúc bạo lực và phương tiện dùng để cướp đất thì luôn luôn sẵn sàng hành động, bất kể nhân tâm, bất kể công lý!
Thế nhưng thảm nạn cướp đất của tư nhân, mới chỉ xảy ra từ hơn mười năm nay, tuy là  chứng tích tàn tệ gây nên bởi bạo quyền trong nước, nhưng nếu đem so sánh với nạn cướp đất xảy ra năm 1979 ở phía Bắc, thuộc lãnh thổ của Tổ Quốc Việt Nam, gây nên bởi giặc Tàu, thì chứng tích ở phía Bắc còn tàn tệ hơn nhiều. Tàn tệ hơn, là vì giặc Tàu đã gây đổ máu không chỉ vài người mà hàng ngàn người, đồng thời sát nhập vùng đất nó vừa cướp được vào lãnh thổ của Tàu. Bạo quyền trong nước bất lực trước thế trận của giặc đã đành, mà còn cam tâm chịu nhục nhã, phải công nhận xác giặc là liệt sĩ có công với Cộng đảng Hanoi, và được chôn cất ngay trên vùng đất chúng vừa cướp được. Giặc Tàu đã nhanh chóng cho xây cất ngay nghĩa trang liệt sĩ trên những vùng đất vừa cướp được để chứng tỏ về lâu về dài rằng, vùng đất này là lãnh thổ của nó. Như mọi người đã biết, mới cuối tháng ba vừa rồi, nỗi nhục chồng chất lên nỗi sợ hãi đến độ bạo quyền Hanoi không dám tổ chức ngày tưởng nhớ các liệt sĩ của họ đã hy sinh trong trận hải chiến với giặc Tàu ở Trường Sa năm 1988, vì sợ quan thày Tàu nổi nóng.  Những gia đình, bạn bè của liệt sĩ, vì thương nhớ chỉ có thể tổ chức “chui” để tránh rầm rộ, sợ quan thầy biết được thì khốn! Nhưng ngày 30-4, tức là ngày Quốc Hận thì chúng lại tổ chức ăn mừng rầm rộ, rất “hoành tráng”! Chứng tích làm tay sai cho giặc Tàu, nét ô nhục và sự sợ hãi đã đi vào lịch sử.
Song hành với nạn cướp đất do bạo quyền trong nước gây ra, nạn cướp biển do gặc Tàu hoành hành cũng đang gây thảm thương cho đồng bào sống ven biển. Nghề đánh bắt cá biển là nguồn sống duy nhất của lương dân nghèo khổ cư ngụ ở ven bờ đại dương, nối tiếp từ đời này sang đời nọ, bỗng nhiên bị cắt đứt! Bây giờ, cho dù có muốn bỏ nghề đánh cá, quay sang nghề nông, cũng không bỏ được, vì dân chài lưới không có ruộng vườn để canh tác. Thật là tiến thoái lưỡng nan! Sống bằng cách nào đây! Trong khi hải phận của mình thì bị giặc Tàu ngăn cấm không được lai vãng đến. Các phương tiện đánh bắt cá là  tài sản, tuy nhỏ nhoi nhưng phải tích lũy tiền từ lâu mới sắm được, và cũng là tài sản duy nhất của gia đình các nạn nhân, đã bị giặc Tàu cướp mất. Thuỷ sản mỗi lần ra khơi kiếm được, đều bị tịch thu, người thì bị bắt, bị hành hạ, bị giam cầm, bị đòi tiền chuộc! Gia đình nạn nhân đều là những người nghèo túng không tiền chuộc, họ sẽ phải xử trí ra sao, sinh sống bằng cách nào đây! Cậy nhờ ai đây! Họ không có cách giải quyết, họ sẽ phải làm gì?!

Những ai đã từng theo dõi tin tức, hình ảnh trên các hệ thống truyền thanh, truyền hình, trên báo chí, trên các web-site, các logger, các diễn đàn internet, đều thấy rõ những sự kiện đáng thương nêu trên.
Cứ mỗi lần giặc Tàu gây tội ác trên lãnh hải của ta thì bạo quyền Hanoi chỉ phản ứng lấy lệ, khác hẳn với phản ứng tích cực của các nuớc như Philippine và Indonesia đã dùng quân lực để xua đưổi giặc Tàu mỗi  khi chúng vi phạm lãnh hải của họ. Thực ra thì quân lực của 2 nước này quá yếu không thể đương đầu với quân lực hùng mạnh của giặc Tàu, nhưng vì tình yêu quê hương, yêu đồng bào của họ đã khiến họ hành động như vậy. VC không có được những thứ tình yêu đó. Trong cùng một sự kiện tương tự, nhưng hành động cuả VC lại khác hẳn, nhu nhược thấy rõ: thay vì triệu hồi đại sứ của giặc Tàu đến bộ ngoại giao của mình  để phản đối hành động phi pháp, Hanoi chỉ dám gửi công hàm, hoặc đích thân đến tận nơi tòa đại sứ của nó để ‘dãi bày tâm sự’. Nó không thèm đếm xỉa đến mà nó còn ‘tố’ ngược lại một cách hỗn xược. Hành động đê hèn này của Hanoi trước thái độ ngang ngược của giặc Tàu càng chứng tỏ rõ hơn là chủ quyền đã mất, hay nói cách khác là bạo quyền Hanoi đã bán nước cho giặc Tàu từ lâu rồi, không còn nghi ngờ gì nữa! Mặc dầu Hanoi đã nhiều lần đưa ra lời giải thích về cách “xử lý bình tĩnh”, “hướng về tương lai”, nhưng những lời giải thích này không thuyết phục được ai. Bản chất lừa bịp và ươn hèn của Hanoi không thể che giấu thêm được nữa. Đã 37 năm rồi, ‘mặt trơ trán bóng’, ‘đầu trộm đuôi cướp’, ‘chủ nghĩa bán nước’, ‘chủ nghĩa lòn trôn giặc Tàu’ của Cộng đảng Hanoi đã có từ thời Hồ Chí Minh, đến nay, càng ngày càng lộ rõ. Bản chất đó, lúc nào cũng vậy, không thể thay đổi, mà chỉ có thay thế.
Nhưng thay thế bằng cách nào? Rất khó! Nhìn về vùng Á Châu hiện nay, mọi người đều nhắm vào nước Miến Điện đang từng bước thay thế. Thay thế tư tưởng xấu bằng tư tưởng tốt, thay thế hành động xấu bằng hành động tốt. Tất cả đều hướng về quyền lợi quốc gia, không chỉ trên lý thuyết mà bằng thực tế qua cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, không lừa bịp, không thủ đoạn gian manh, không phản bội, không hận thù, không đổ máu. Bởi đâu mà có được sự kiện tốt như vậy? Trước hết phải nói là bởi tình yêu tổ quốc, yêu đồng bào của phe quân phiệt cầm quyền ở Miến Điện. Thứ tình yêu này không tìm thấy trong Cộng đảng Hanoi hiện nay.
Mới chỉ trước đây một năm, phe quân phiệt Miến Điện đã nhìn thấy dã tâm bành trướng của giặc Tàu nguy hại cho dân tộc họ. Họ không muốn làm nô lệ cho giặc Tàu, cho nên họ đã tự động trao quyền quyết định vận mệnh quốc gia lại cho nhân dân của họ. Họ là người có liêm sỉ, biết phân biệt phải/trái, lợi/hại. Họ nhận thức được rằng, chỉ có sức mạnh tổng hợp của toàn dân mới là sức mạnh hữu hiệu nhất và duy nhất để chống giặc. Nhìn kỹ lại mới thấy, cách ứng xử khi quốc gia lâm nguy, của những anh hùng Miến Điện tương tự như cách ứng xử của vua nhà Trần ở nước ta trước khí thế quân xâm lược Nguyên-Mông ở vào thế kỷ thứ 12. Hành động của những anh hùng Miến Điện rất đáng khâm phục, rất đáng noi theo.
Nhưng chắc chắn VC sẽ không dám noi gương theo Miến Điện. Căn cứ vào lịch sử, chính trị và cách hành sử quyền bính của Cộng đảng Hanoi hiện nay thì thấy, noi gương theo Miến Điện trong lúc này là một điều quá khó khăn, không thể thực hiện được. Khó khăn là vì Cộng đảng Hanoi đã ngửi phân giặc Tàu quá lâu rồi, đã quen hơi nên khó bỏ, cộng với điểm chính yếu là món ‘nợ máu’ kếch xù mà Mao Xếnh Xáng đã cho Hồ Chí Minh vay mượn từ hơn 70 năm qua, đặc biệt là món nợ máu dùng để “giải phóng” miền Nam Việt Nam, mà theo giặc Tàu thì đến nay vẫn chưa trả hết. Đây là điểm bất lợi chính yếu mà VC mắc phải, trong khi Miến Điện không hề vướng mắc. Chắc chắn giặc Tàu không cho phép Hanoi tự ý hành động một mình, nó cũng không cho phép Hanoi quỵt nợ, nó đã từng dạy cho Hanoi bài học biên giới vào năm 1979 về món ‘nợ máu’ này. Tiếp theo là món ‘nợ máu’ Trường Sa năm 1988, cho nên bây giờ Hanoi còn lạnh cẳng. Nói tóm lại, hiện tại VC vướng mắc vào 3 món ‘nợ máu’ lịch sử, trong đó món nợ máu dành cho việc “giải phóng miền Nam Việt Nam” là món nợ lớn nhất.
Nhưng VC cần phải hiểu rằng: ‘được đằng chân lân đằng đầu’, túi tham của giặc Tàu không có đáy, Hanoi sẽ không bao giờ trả hết nợ. Vì thế, những vấn đề sau đây được đặt ra: Vấn đề thứ nhất, VC có đủ can đảm tự dứt nợ hay không? Có dám trao quyền cho toàn dân quyết định về món nợ này hay không, hay là sợ giặc Tàu thanh toán? Chắc là VC đang lo nghĩ về trường hợp Trần Xuân Bách, uỷ viên bộ chính trị trung ương Cộng đảng, tuy chưa hành động, ông Bách mới chỉ mớm lời có ý ‘muốn trao quyền cho toàn dân’, thì lập tức bị tiêu ma sự nghiệp. Thử hỏi, có tên nào trong Cộng đảng dám bắt chước Trần Xuân Bách không? Vì thế, nói chuyện noi theo gương Miến Điện trong lúc này đối với Cộng đảng Hanoi , chỉ là nói chuyện cho vui. Khó lắm! Giặc Tàu sẽ không cho phép VC làm như thế.
Dân tộc ta không có cái may như dân tộc Miến Điện, căn bản chỉ vì “bác Hồ vô vàn kính yêu” đã mang “ánh sáng” Mac-Lênin-Mao vào quê hương ta quá sớm, hậu quả là món ‘nợ máu’ đối với giặc Tàu cũng bắt đầu quá sớm và đến nay thì đã quá lớn! Trong lúc, sự may mắn của người dân Miến là không có ai giống “bác Hồ” quốc tặc. Nhóm quân phiệt Miến không vướng mắc  món ‘nợ máu’ với giặc Tàu như Cộng đảng Hanoi đã vướng mắc. Đây là những điểm khác biệt chính yếu giữa nhóm quân phiệt Miến Điện trước đây và Cộng đảng Hanoi bây giờ.
Vấn đề thứ đến là: có tên nào trong Cộng đảng Hanoi còn sót lại một chút liêm sỉ nữa hay không, hay là tất cả đã ngửi phân giặc Tàu quá quen rồi, không còn biết liêm sỉ là gì nữa? Đáng kể hơn, túi tham của Cộng đảng Hanoi cũng tương tự như túi tham của giặc Tàu, không có đáy. Vì nuối tiếc tiền tài, danh lợi, VC sẽ không thể tự ý từ bỏ quyền lực và tài lực như những anh hùng nước Miến Điện. Nguyễn M. Triết đã từng cảnh báo: “bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát”.  Do đó, dân tộc ta chưa thể nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm trong tương lai gần! Nhưng, VC cũng phải hiểu rằng: tự ý trao quyền lực về tay toàn dân thì sẽ không có đổ máu, còn nếu bị bắt buộc phải trao quyền thì chắc chắn sẽ đổ máu. Đó là quy luật tự nhiên, được áp dụng cho bất kỳ cuộc cách mạng nào.
Nói riêng về cộng đồng Việt Nam hải ngoại, đã 37 năm qua, kể từ ngày Quốc Hận đầu tiên (năm 1975) đến nay, đã có khá nhiều vấn nạn. Những vấn nạn liên hệ đến quê hương thường được nhắc đến là: du lịch, du hí, du dâm, giao thương, hòa hợp, hòa giải, v.v…rất bất lợi cho việc Dân Chủ hóa đất nước, nhưng lại rất thuận lợi cho việc củng cố địa vị của bạo quyền Hanoi và rót đô-la vào hầu bao của các cán bộ Cộng đảng. Phải nhìn nhận, đó là hậu quả tốt dành cho VC sau khi chính sách mà tên mất dạy Phạm-Văn-Đồng-Vổ ban hành bằng mồm khi hắn đến Paris năm 1976: biến “bọn ma cô đĩ điếm, chây lười lao động…” bỏ chạy ra nước ngoài ngày 30-4-1975 thành “khúc ruột ngàn dặm”; sau này chính sách nói bằng mồm đó có tên gọi trịnh trọng là nghị quyết 36.  Nghị quyết này đã được nhiều người Việt đần độn hưởng ứng, họ phát biểu rằng: ngay như Mỹ là kẻ thù chính mà còn hòa hợp được huống chi là người Việt Nam, hoặc: phải về VN để đưa tự do dân chủ về cho người dân họ thấy, hoặc gần đây: đã ba mươi mấy năm rồi, chống đối cái gì nữa. Vì  những nhận thức quá yếu kém dẫn đến nhiều tệ hại. Trong khi đó thì VC lại rất ma mãnh, nó nắm rất vững tâm lý rất ‘người’ của con người để thủ lợi. Tâm lý đó được thể hiện qua các cạm bẫy như: kích thích sự nhớ quê hương, danh lợi, tiền tài, gái đẹp, điếm đực, mánh mung, v.v…, để tấn công rất mãnh liệt vào cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Và nó đã thành công.
Cũng vì nhận thức kém cỏi, đưa đến quan điểm sai lệch, và là nguyên nhân chính gây chia rẽ trầm trọng trong cộng đồng, trong tổ chức, trong gia đình, bà con, anh chị em, và thậm chí ngay cả tình cha con, mẹ con. VC đã không ngừng khai thác tối đa những mâu thuẫn này, tạo phân hóa càng nhiều càng tốt, làm suy yếu đáng kể  sức mạnh của cộng đồng Việt Nam hải ngoại là lực lượng gây trở ngại lớn nhất cho VC từ trước đến nay trong mưu đồ treo ‘cờ máu’ ở mọi nơi có người Việt cư ngụ.
Người Việt trong nước đang đòi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, người Việt hải ngoại đang hỗ trợ cho những đòi hỏi đó. Để hộ trợ hữu hiệu, những việc rất dễ mà người Việt hải ngoại có thể tự làm được là: phải giải tỏa ngay những vấn nạn ‘cắm đầu về VN’ như vừa nêu trên. Biết được vấn nạn của quê hương (trong nước), nhưng không thể giải quyết, đó là nỗi bất hạnh thứ nhất, là mối ưu tư hàng đầu. Biết đưọc vấn nạn (ngoài nước) của cộng đồng hải ngoại, có cách giải quyết nhưng không thể giải quyết, là nỗi bất hạnh thứ hai, đó  là mối ưu tư lớn hơn nữa.
Quốc Hận Ba Mươi Tháng Tư cũng là Mối Hận Vong Quốc đã đi vào lịch sử dân tộc.
Tháng Tư Đen 2012
Võ Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến