Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Kẻ thù của Tự do ngôn luận nâng cấp vũ khí: Nghị định quản lý internet phiên bản mới


Hoàng Trường (Danlambao) - Với những người ưa bàn chuyện chính trị, chẳng có vấn đề gì nếu bạn là một hồng vệ binh và thấm nhuần các tư tưởng "nhân quyền kiểu Việt Nam". Còn nếu bạn là một trong hàng triệu fan của dân chủ, tự do và nhân quyền, thì cũng chẳng có vấn đề gì mấy, bởi vì người ta không thể bỏ tù cả bảng chữ cái. Chỉ nguy hiểm khi mà những tiếng nói bất đồng chính kiến hay vạch trần sự thật của bạn chẳng may lại được khá nhiều anh chị em lắng nghe - sự vi phạm không khai báo đúng tên tuổi trong trang nhật ký cá nhân trên mạng xã hội sẽ thêm cớ để họ sách nhiễu bạn...


*

Theo dự thảo của nghị định (dự kiến sẽ được ban hành vào tháng 6/2012): "Nghiêm cấm dùng các thông tin cá nhân giả mạo để sử dụng các dịch vụ internet. Đồng thời với đó, các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, cung cấp dịch vụ mạng xã hội được yêu cầu phải quản lý thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ theo quy định về đăng ký, quản lý và sử dụng thông tin cá nhân của Bộ Công an."(*)

Như vậy có nghĩa là, khi bạn tham gia vào bất kỳ một mạng xã hội hay trang thông tin điện tử nào, bạn đều phải khai báo các thông tin cá nhân thật của mình và trong trường hợp công an cần"theo quy định của Bộ Công an" thì họ có quyền yêu cầu các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp sở hữu và điều hành trang thông tin hay mạng xã hội đó cung cấp thông tin cá nhân của bạn. Bạn có thể cho rằng điều đó là bất khả thi, nhưng nếu bạn không thực hiện thì đương nhiên bạn đã vi phạm pháp luật. Tuy rằng bạn có thể nghĩ là Bộ 4T và Bộ Công an đã vi phạm quyền riêng tư của cá nhân, nhưng "Việt Nam mình nó thế". 

Với những người ưa bàn chuyện chính trị, chẳng có vấn đề gì nếu bạn là một hồng vệ binh và thấm nhuần các tư tưởng "nhân quyền kiểu Việt Nam". Còn nếu bạn là một trong hàng triệu fan của dân chủ, tự do và nhân quyền, thì cũng chẳng có vấn đề gì mấy, bởi vì người ta không thể bỏ tù cả bảng chữ cái. Chỉ nguy hiểm khi mà những tiếng nói bất đồng chính kiến hay vạch trần sự thật của bạn chẳng may lại được khá nhiều anh chị em lắng nghe - sự vi phạm không khai báo đúng tên tuổi trong trang nhật ký cá nhân trên mạng xã hội sẽ thêm cớ để họ sách nhiễu bạn.

Thêm phiền toái cho những người có tiếng nói trên không gian mạng chỉ là một trong những mục đích của nhà cầm quyền. Với những người đó, dù có khai báo thông tin thật trên trang blog cá nhân hay không, nếu biết ai là chủ trang blog, lực lượng an ninh sẽ chọn mức độ áp chế tùy theo uy tín và tầm ảnh hưởng của anh/chị ta cũng như những tính toán riêng của cơ quan an ninh. Điều mà chính quyền này nhắm đến là tạo ra một sự đe dọa trên không gian mạng để hòng mong những blogger sẽ lo sợ mà ăn nói dè chừng hơn, để những người chưa quan tâm đến chính trị sẽ không dám quan tâm nếu có ý kiến khác với những gì mà đảng cộng sản vẫn hằng rao giảng.

Đối với các trang thông tin điện tử và mạng xã hội, khi thành viên không khai báo tên tuổi thật thì cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp sở hữu và điều hành cũng phải chịu trách nhiệm. Thế là nhà cầm quyền có thêm cớ để xử lý các trang và các mạng xã hội mà họ không ưa theo cách của họ. Có thể các trang hay mạng xã hội đó sẽ bị đình chỉ, chặn, hoặc bắt lọc bỏ những thông tin "nhạy cảm". Các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp điều hành cũng sẽ bị phạt tiền, cảnh cáo, thậm chí là tống vào tù nếu ở trong nước. 

Thể chế độc tài kéo dài sự tồn tại bằng chiến lược công an trị, bằng tuyên truyền và dối trá, bằng đe dọa và phóng tay khi cần.

Nghị định quản lý internet lần này khắt khe hơn khi bắt người dùng blog cũng như người tham gia các trang thông tin điện tử phải đăng ký thông tin cá nhân thật và bắt "các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam (sẽ được Bộ Thông tin & Truyền thông đánh giá và công bố danh sách) như Facebook, Google... sẽ phải thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam".(**)

Nghị định cũng mở rộng phạm vi điều chỉnh: "Nghị định này quy định chi tiết đối với việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, tài nguyên Internet, trang thông tin điện tử, dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông, dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng… thay vì chỉ quy định chi tiết về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tại Việt Nam như Nghị định 97 trước đây."(***). 

Dự thảo nghị định mới có nhiều thay đổi nhưng đáng chú ý với những người vốn quan tâm bàn luận chính trị là những điểm nói trên. Sự đe dọa đã được nâng lên một cấp độ mới và nhà cầm quyền đã sẵn sàng để siết chặt hơn nữa thông tin trên mạng internet. Liệu họ có học tập nhà cầm quyền Trung Quốc khi đồng chí anh đã tiến hành Chiến dịch “Spring Breeze” (được thực hiện từ giữa tháng 2/2012 trên toàn Trung Quốc, trong đó đã bắt hơn 1.000 người phạm tội liên quan đến Internet chỉ riêng tại Bắc Kinh, 3.117 trang web, 70 công ty internet đã bị xử phạt hành chính và phải đóng cửa). Liên quan đến những thông tin được cho là về một âm mưu đảo chính "ngày 30/3, cảnh sát Bắc Kinh đã tạm giữ 6 người bị cáo buộc tung tin đồn nhảm trên internet và phạt các trang web cùng các phương tiện truyền thông xã hội thực hiện những tin đồn này. Đồng thời 16 trang web sau đó đã bị buộc phải đóng cửa, trong đó có microblog - Sina Weibo và Tencent - đã bị đình chỉ từ 31/3 – 3/4."(****)

Chúng ta hãy cùng chờ xem những động thái mới của chính quyền Việt Nam. Hãy xem các đồng chí em sẽ diễn trò gì. Dù thế nào thì chúng ta cũng vững tin Sự thật & Công lý sẽ chiến thắng. Lũ độc tài ngoan cố bưng bít thông tin, chỉ biết tuyên truyền và dối trá hẳn còn nhớ: Tinh thần tự do ngôn luận của mỗi công dân trong thời đại toàn cầu hóa này đã không để cho bất cứ bè lũ nào dù bỉ ổi, thủ đoạn, hèn hạ tới đâu có thể biến những cuộc biểu tình yêu nước chống xâm lược trong mùa hè rực lửa 2011 thành buổi "tụ tập đi ngang qua":





______________________________________________________

Chú thích:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến